1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kỹ năng viết và thuyết trình bc khoa học

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Câu 1: Mục đích của chuyên đề là gì? Câu 2: Muốn thuyết trình cần có những năng lực gì?
Tác giả Lê Duy Quảng
Người hướng dẫn PGS.TS Ngô Doãn Vịnh
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Kỹ năng viết và thuyết trình BC khoa học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021-2022
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 607,89 KB

Nội dung

Tăng cường khả năng thuyết trình để học viên báo cáo, thuyết phục thành công với cấp trên trong hoạt động thực tiễn và thuyết phục thành công người nghe khi mình muốn thuyết phục họ về m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KINH TẾ & QTKD

BÀI TIỂU LUẬN

Tên học phần: Kỹ năng viết và thuyết trình BC khoa học

Mã học phần: QK2235

Mã lớp: 2106CH52B

Học kì 1, năm học 2021-2022

Phú Thọ, tháng 01 năm 2022

Trang 2

Điểm kết luận của bài

thi Số phách(Do HĐ

chấm thi ghi)

Số phách (Do HĐ chấm thi ghi)

Họ và tên SV/HV: Lê Duy Quảng GVHD: PGS.TS Ngô Doãn Vịnh Ngày, tháng, năm sinh: 09/10/1990 Tên lớp: Quản lý kinh tế - K6B

Mã lớp: 2106CH52B

Mã SV:

Tên HP: Kỹ năng viết và thuyết trình BC khoa học

Mã HP: QK2235

Ghi bằng

số

Ghi bằng

chữ

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi 1

Họ, tên và chữ ký của

cán bộ chấm thi 2

Họ, tên và chữ ký của giảng viên

thu bài thi

Trang 3

Đề tài tiểu luận:

Câu 1: Mục đích của chuyên đề là gì?

Mục đích của chuyên đề là:

1 Giúp học viên hiểu được nội hàm, bản chất và kỹ năng của hoạt động thuyết trình

2 Tăng cường năng lực thuyết trình để học viên Bảo vệ tốt luận văn tốt nghiệp trước Hội đồng đánh giá luận văn

3 Tăng cường khả năng thuyết trình để học viên báo cáo, thuyết phục thành công với cấp trên trong hoạt động thực tiễn và thuyết phục thành công người nghe khi mình muốn thuyết phục họ về một vấn đề nào đó

Câu 2: Muốn thuyết trình cần có những năng lực gì?

Thuyết trình là cách trình bày cho người khác hiểu, thuyết phục người khác theo mình Có đựơc kỹ năng thuyết trình tốt, sẽ dễ dàng truyền tải được những ý tưởng hay, những gì mong muốn đến người nghe Và để nâng cao khả năng thuyết trình hiệu quả, có một số điều cần những năng lực sau đây:

1- Xây dựng năng lực cảm nhận (trước và trong khi thuyết trình)

- Cảm nhận người nghe (họ là ai, thái độ họ thế nào?) trước và trong khi thuyết trình

- Cảm nhận không gian – bối cảnh (thế nào: ấm cúng, căng thẳng, thân thiện…)

- Cảm nhận điều nhạy cảm (điều tránh nói tới)

- Cảm nhận kết quả buổi thuyết trình (dự đoán kết quả thu được)

- Khả năng chọn điểm dừng hoặc điểm ngắt quãng

2- Xây dựng năng lực tư duy

- Khả năng kết hợp tư duy trừu tượng (chọn hình ảnh, hình tượng, chọn lối diễn đạt) và tư duy hình thức (sắp xếp câu nói, sắp xếp hình ảnh)

Trang 4

- Khả năng xâu chuỗi ý tứ (liên kết các hình ảnh, hình tượng) để đi đến điều mong muốn

- Khả năng giãi bày ý tứ: Khả năng sử dụng phương pháp quy nạp hay diễn giải, bày tỏ ý đồ thuyết trình

- Khả năng chọn “ấn tượng” để minh họa (chọn câu chuyện ngụ ngôn, danh ngôn, châm ngôn…để ví von)

Một số vấn đề cần lưu ý về hình thành và phát triển tư duy

- Tư duy là khả năng thuộc con người; là thuộc tính của con người

Tư duy: Quá trình đi từ nhận biết (phân tích) – hình thành cảm nhận – Hình thành tư tưởng – đề ra mục tiêu và các phương cách đạt mục tiêu mong muốn

- Khả năng tư duy: Tri thức – xâu chuỗi thông tin – tìm ra đích cuối – hình dung phương cách giải quyết

Nhớ: Trí tuệ = Thông tin + thông minh

Thành công = Trí tuệ + Phương pháp

3- Xây dựng năng lực ngôn ngữ

- Khả năng về vốn từ (giàu-phong phú)

- Khả năng chọn từ ngữ thích hợp

- Khả năng sử dụng hình ảnh thay ngôn từ hoặc sử dụng ngôn từ để diễn tả hình ảnh

- Khả năng tạo câu nói (đơn giản, rõ ràng, trong sáng, chính xác, không trùng lắp)

- Khả năng ghép từ và sử dụng cụm từ

- Khả năng thay từ (thay từ này bằng từ khác)

Ngôn ngữ phong phú mới diễn tả hết ý Còn khi chỉ có ngôn ngữ nghèo nàn, hạn chế vốn từ thì khó diễn tả được điều mình muốn nói

Khi nói về ngôn ngữ cần lưu ý:

Trang 5

- Việt Nam mượn nhiều từ ngữ của nước ngoài, nhất là mượn ngôn ngữ của Trung Quốc: gia đình, hạnh phúc, ẩm thực, tư duy, triết học, lý trí Nên muốn hiểu biết thông thái tiếng Việt phải có từ điển Hán Việt

- Việt Nam có nền khoa học công nghệ muộn hơn nhiều quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc Nên phải biết nội hàm của các thuật ngữ khoa học: Cách mạng công nghiệp; trí tuệ nhân tạo; nền kinh tế kỹ thuật

số, nền kinh tế chia sẻ , Nhà nước kiến tạo

- Học theo nhưng phải hiểu rõ bản chất Nói mà không hiểu thì nguy hiểm vô cùng Ví dụ: Tái cơ cấu kinh tế là gì thì đến nay vẫn chưa tường minh

4- Xây dựng năng lực phán đoán

Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta

- Phán đoán: Dựa vào cây mục tiêu

- Có cái này thì sẽ có cái kia

a) Phân biệt Phán đoán và dự báo:

- Giống nhau: mường tượng khả năng xảy ra/có trong tương lai

- Phán đoán thường sử dụng trong trường hợp ngắn hạn, phạm vi hẹp - mục tiêu đơn giản

- Dự báo thường sử dụng trong trường hợp dài hạn, mục tiêu phức tạp b) Biết phán đoán cái gì và để làm gì

- Phán đoán bối cảnh

- Phán đoán tình huống

- Phán đoán rủi rõ

Trang 6

Xây dựng năng lực phán đoán thể hiện ở:

+ Khả năng thông tin

+ Khả năng hiểu biết về phương cách phán đoán

+ Khả năng linh hoạt và giải quyết tình huống

+ Khả năng phân tích nhanh kết quả phán đoán

5- Xây dựng năng lực diễn đạt/nói

Nói bằng giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để giúp cho việc thể hiện thông điệp một cách chính xác.Cần sử dụng giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng,

ấm áp khi giải thích, thuyết phục để giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu Cần sử dụng giọng nói rõ ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, mệnh lệnh phải tuân thủ Nhịp điệu vừa phải, ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng, lúc xuống giọng, tùy theo mục tiêu của bài nói để cảm hóa được người nghe Tránh nói đều đều khiến người nghe nhàm chán, gây buồn ngủ Âm lượng vừa đủ nghe, không quá to hoặc quá nhỏ, phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, nói lắp, cần tập nói các từ khó trước khi thuyết trình

- Khả năng nói (âm lượng và cách nói, không nói lắp, nói trùng-nói đi nói lại một ý)

- Khả năng biểu đạt tình cảm (biểu lộ cảm xúc trước thái độ của người nghe)

- Khả năng dẫn dụ (làm cho người nghe theo mình- tạo sức quyến rũ người nghe)

- Khả năng kéo dài mạch thuyết trình (khả năng liên hệ thực tiễn và lấy ví dụ minh họa)

- Khả năng kết hợp tình huống vui cười trong khi thuyết trình (tạo không khí thoải mái)

- Khả năng phân phối sức lực trong khi thuyết trình

Trang 7

6- Xây dựng năng lực phản ứng

- Khả năng nhận biết tình huống trong khi thuyết trình để đưa ra phản ứng hợp lý (Dò thái độ của người nghe)

- Khả năng thay đổi tình huống hay khả năng đối phó tình huống (chuyển từ tình huống bất lợi sang tình huống có lợi)

- Khả năng vượt ngoài sự chuẩn bị thuyết trình (đưa ra vấn đề không có trong dự định thuyết trình)

- Khả năng sức bền và khả năng tự tin

7- Xây dựng năng lực gây ấn tượng

- Phải gây được ấn tượng từ phút đầu tiên

+ Cư xử khiêm nhường và như đã quen lâu rồi

+ Sử dụng ngôn ngữ thân thuộc

+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể khéo léo và có tính lôi cuốn

- Gây được ấn tượng ở phút cuối cùng

+ Để hở ý nếu có dịp sẽ nói tiếp về một điều mà người nghe đang muốn + Xin lỗi nếu chưa nói đủ về những điều đã trình bày

8- Xây dựng năng lực tự đánh giá kết quả thuyết trình và rút kinh nghiệm Nhằm chỉ cho người thuyết trình thấy rõ được những điểm làm tốt, những điểm còn hạn chế, để những lần thuyết trình sau hiệu quả hợn Cần thấy rõ những sai sót, nhược điểm trong quá trình thuyết trình Rút bài học kinh nghiệm để thuyết trình tốt hơn nữa, không thoả mãn với kết quả đã đạt được

Có nhiều nội dung cần đánh giá, người thuyết trình có thể lựa chọn nội dung đánh giá phù hợp, nhưng ít nhất cũng nên đánh giá ở 3 tiêu chí sau đây:

Trang 8

- Đánh giá nô ƒi dung bài thuyết trình: Cần xem lại chúng ta đã nói cái gì, và nội dung đó đã đầy đủ, phù hợp hay chưa?

- Đánh giá phương pháp thuyết trình: Vấn đề không phải nói cái gì mà nói như thế nào để tạo sự phấn khích

- Đánh giá tính nghê ƒ thuâ ƒt thuyết trình: Vấn đề không phải nói như thế nào

mà là người nghe cảm nhận như thế nào và, vấn đề không phải người nghe cảm nhận như thế nào mà là người nghe thay đổi như thế nào sau khi nghe bài thuyết trình của chúng ta

Phương pháp đánh giá: Sau buổi thuyết trình, cần đánh giá hiệu quả thuyết trình bằng cách:

- Tự cảm nhận về kết quả thuyết trình

- Đánh giá kết quả thuyết trình qua người nghe (trao đổi ý kiến với người nghe hoặc gửi phiếu đánh giá tới người nghe để xin ý kiến)

- Rút kinh nghiệm thuyết trình (từ khâu chuẩn bị tới các vấn đề đã nêu ở trên)

Câu 3: Kỹ năng thuyết trình có nội hàm là gì?

-Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin, sự trình bày bằng lời trước người nghe về một vấn đề nào đó, nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục gây ảnh hưởng đến người nghe và tạo dựng quan hệ

- Kỹ năng thuyết trình thực chất là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng cần thiết vào quá trình trình bày, để diễn đạt vấn đề, giúp người khác dễ dàng hiểu được nội dung muốn trình bày

Kỹ năng thuyết trình có nội hàm sau đây:

1 Xác định mục đích buổi thuyết trình

Trang 9

Khi thuyết trình, người thuyết trình phải biết mục đích của bài thuyết trình là

gì, mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì Tuy nhiên, đôi khi chúng ta coi nhẹ điều đó, sau khi kết thúc thuyết trình người nghe vẫn không hiểu

rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như vậy v.v Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ quan Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Hiểu rõ vấn đề phải thuyết trình

- Thuyết trình cho những ai nghe (biết rõ mình nói gì)

- Bối cảnh xã hội của buổi thuyết trình (đang có gì xảy ra liên quan đến vấn

đề thuyết trình để lượng định công việc chuẩn bị, tìm hiểu thêm các khía cạnh liên quan

2 Chuẩn bị tài liệu để thuyết trình

Người thuyết trình phải có đủ thông tin về chủ đề, nắm vững và hiểu chính xác các thông tin sẽ trình bày Cần nghiên cứu kỹ các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan để nắm chắc nội dung thuyết trình

Để có bài thuyết trình hay, thông tin phong phú, người thuyết trình phải thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề sẽ thuyết trình Điều này sẽ giúp ta tự tin hơn và trả lời linh hoạt các câu hỏi của thính giả khi thuyết trình Đặc biệt với những lĩnh vực nhạy cảm, thay đổi từng ngày, từng giờ, thì trước khi thuyết trình ta phải kiểm tra xem đến thời điểm nói, thông tin, dẫn chứng ta đưa ra

đã phải là mới nhất và đúng nhất hay chưa

- Lập sơ đồ nhánh các vấn đề dự kiến thuyết trình: để tập trung những vấn đề then chốt, không sợ sót ý

- Chẻ vấn đề dự kiến trình bày: để đủ nội dung cần rình bày và để đảm bảo logich các vấn đề dự kiến trình bày

Trang 10

- Dự kiến nội dung từng vấn đề định nói và xâu chuỗi chúng lại ở những kết luận đối với từng nhóm vấn đề trình bày

- Rà lại kiến thức liên quan để có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho buổi thuyết trình

- Chuẩn bị khả năng tri thức

3 Diễn thuyết (nói chuyện)

a) Chọn cách diễn thuyết

+ Theo kiểu diễn giải: Đi từ nhận định tổng quát đi tới chứng minh/giải thích bằng các chi tiết cụ thể

+ Theo kiểu quy nạp: trình bày các chi tiết đi đến tổng hợp lại

+ Đặt vấn đề phải từ nhu cầu của người nghe

b) Hiểu rõ yêu cầu đối với diễn thuyết

- Mạch lạc, sáng sủa, hùng biện, hạ mình (khiêm nhường)

- Lôgic Tránh rối rắm, lủng củng, tùy tiện

- Chân thực (chân lý và thiết thực)

- Tôn trọng người nghe, không làm mất thời gian của người nghe

c) Chọn ngôn ngữ và biểu tượng để diễn tả

- Tùy đối tượng nghe mà chọn ngôn ngữ: Nói với giới khoa học thì nên sử dụng ngôn ngữ hàn lâm; còn đối với giới quản lý thì sử dụng ngôn ngữ đơn giản giàu tính thực tiễn

Không nói nhiều lời có cánh, to tát, trống rỗng làm cho người nghe bực mình

Trang 11

Không đá tiếng nước ngoài với mong muốn để “tôn” vẻ sang trọng Rất dễ làm mất sự tôn trọng tiếng mẹ đẻ Khi cần thì nói nhưng rất hạn chế Vay mượn tiếng nước ngoài không khéo dẫn đến thô

- Lựa chọn biểu tượng và hình ảnh ví von: Các hình ảnh hoặc biểu tượng cần chính xác, gây ấn tượng mạnh, tránh khó hiểu vì quá cầu kỳ (đẹp nhưng khó hiểu thì kết quả đem lại sẽ thấp), rườm rà

Ví dụ: Trái tim: Biểu tượng kỳ thú!

- Hành vi của con người bị quyết định bởi não chứ không phải bởi trái tim?

- Yêu là một hành vi của con người

- Điều khiển yêu hay ghét bằng óc/não

Thế mà trong khi diễn đạt tình yêu người đời lại sử dụng biểu tượng bằng trái tim trong các trường hợp: Anh yêu em và Trong đám cưới

d) Các chú ý khác

- Tự tin

- Không để người nghe làm mình mất tập trung

- Không nói lặp đi lặp lại

- Không nói lời làm hại đến cuộc diễn thuyết cũng như làm hại đến hình ảnh bản thân

- Tập diễn thuyết

4 Gây chú ý và hào hứng

- Trước khi thuyết trình nên đưa ra một số quy định có lợi cho người nghe

* Thời gian thuyết trình: người nghe bao giờ cũng muốn nghỉ sớm nên hỏi họ đồng ý nói đến khi nào?

Trang 12

* Quyền của người nghe: cho họ biết khi họ không thích thì cứ biểu hiện ý mình bằng cách mà họ thích Gắn luôn quy định về nghe điện hoại trong khi nói chuyện

Khi họ vui vì nói ít ở trên đã đồng ý thì sau đó cái gì họ cũng chiều người nói

5 Chuyển hướng thuyết trình khi cần thiết

Khi nói quá đà hoặc nói dài quá, lạm dụng quá

a) Phát hiện nhu cầu chuyển vấn đề (khi thấy người nghe không chú ý, không hưởng ứng)

+ Phát hiện tình huống và xác định khả năng thay đổi hướng diễn thuyết + Chuyển vấn đề trình bày một cách nhẹ nhàng

b) Cách lái vấn đề

- Nói rõ nhu cầu vấn đề mình dự kiến lái để dẫn chuyện sang vấn đề định nói

- Khi lái sang vấn đề khác thì phải gắn với vấn đề đã trình bày trước đó

- Gây cảm hứng mới

6 Thôi thúc người nghe tham gia trao đổi

* Tránh nêu câu hỏi đánh đố, tránh làm cho người nghe nếu tham gia trao đổi thì “lộ” sự yếu kém của họ

- Khuyến khích người nghe mạnh dạn trao đổi

- Đặt ra vấn đề nhẹ nhàng và thiết thực cho người nghe, người nghe có khả năng tham gia trao đổi

* Khen người này người kia hào hứng, chú ý nghe để khuyến khích họ tham gia trao đổi

7 Lôi cuốn người nghe trong khi diễn thuyết

Để lôi cuốn được người nghe cần:

Trang 13

a) Nhấn nhá, trầm bổng: để không gây buồn ngủ cho người nghe + Nhấn nhá đúng lúc, đúng mức độ

+ Trầm bổng theo vấn đề diễn đạt

b) Cùng trao đổi

- Khơi dậy hào hứng và thúc đẩy tinh thần tranh luận

- Hòa đồng, giản dị

- Trao đổi/tọa đàm

c) Kể những mẩu chuyện có liên quan để thay đổi không khí

- Chọn câu chuyện để kể chen trong quá trình diễn thuyết

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w