Phụ huynh bắt gặp các bài viết, thông tin về lợi ích củaviệc giáo dục kỹ năng sống qua các phương tiện truyền thôngđại chúng, mạng xã hội nhiều hơn...6 2.3 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
-*** -TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ
MỘT VÀI CHIẾN THUẬT NGOẠI GIAO ĐẶC SẮC CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ CỔ TRUNG ĐẠI (TỪ KHI DỰNG NƯỚC ĐẾN HẾT THỜI NHÀ HỒ)
Giảng viên hướng dẫn: Ths Lục Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thụy Khánh Linh
Lớp: QH19-21 - Hệ Chuẩn
MSSV: 2157060060
TP Hồ Chí Minh, 2022
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tên đề tài: 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài: 1
1.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài: 2
1.3.1 Khái niệm liên quan: 2
1.3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu: 2
1.3.3 Cơ sở phương pháp được vận dụng: 4
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
2.1 Tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP HCM 5
2.2 Phân tích nguyên nhân tác động: 5
A Cách ly do đại dịch tạo điều kiện cho cha mẹ gần gũi, từ đó thấu hiểu con cái hơn 5
B Phụ huynh bắt gặp các bài viết, thông tin về lợi ích của việc giáo dục kỹ năng sống qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội nhiều hơn 6
2.3 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP HCM: Dường như mang lại một sự tích cực 7
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 Tên đề tài:
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến mức độ sự của gia đình trong việc giáo dục
kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP HCM
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Mục tiêu của giáo dục không chỉ giúp con người học để biết, học để làm, học để làm người và học để cùng chung sống mà còn giúp con người biết thích ứng và thay đổi phù hợp với mọi điều kiện và hoàn cảnh sống Do đó, vấn đề giáo dục kỹ năng sống là vấn đề quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết Từ độ tuổi 1 đến 15 tuổi, đây là lứa tuổi đang hình thành và phát triển, các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang hình thành và củng cố Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái trong độ tuổi này phát triển và hoàn thiện nhân cách là điều quan trọng và cần thiết, giúp các em thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực đồng thời tạo tác động tốt đối với các mối quan hệ xung quanh Về mặt lý luận, dạy học kỹ năng sống tạo ra những
cơ sở ban đầu quan trọng nhất cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở con trẻ
Trong cuộc sống hằng ngày, việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái không chỉ là việc của nhà trường mà chính mỗi gia đình cũng đóng vai trò rất lớn Tuy nhiên vào thời điểm cuối năm 2019, dịch Covid-19 xuất hiện và gây ra rất nhiều
hệ lụy đến mọi mặt của đời sống Đỉnh điểm là vào đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách
ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định Điều này đồng nghĩa với việc từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ học sinh - sinh viên đến người đi làm đều phải ở nhà theo lệnh cách
ly xã hội Vậy khi tạm ngưng đến trường học - nơi mà con trẻ trực tiếp tham gia một “xã hội thu nhỏ”, tương tác với các mối quan hệ xung quanh - để ở yên trong nhà chống dịch, thì vai trò giáo dục về kỹ năng sống của gia đình cũng sẽ trở nên lớn hơn rất nhiều, nhất là trong thời gian chính các bậc phụ huynh cũng phải ở nhà cùng con “nhiều hơn bao giờ hết”
“Chính trong khoảng thời gian nhạy cảm này, việc giáo dục kỹ năng sống
cho con cái của gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi như thế nào?” Đây chính là câu hỏi mục tiêu cho chủ đề mà tôi đã chọn để tìm hiểu
và nghiên cứu với đề tài “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến mức độ quan tâm
của gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP.
Trang 41.3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài:
1.3.1 Khái niệm liên quan:
Khái niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.
Kỹ năng sống: theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là tập hợp các hành vi
tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày Hay nói cách khác là khả năng1
tâm lý xã hội Đó là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp được dùng để xử lý các vấn đề và câu hỏi thường gặp trong đời sống hằng ngày Các chủ đề về kỹ năng sống rất đa dạng tùy thuộc vào chuẩn mực xã hội và mong đợi của cộng đồng trong từng thời điểm nhất định
Kỹ năng sống có chức năng đem lại hạnh phúc và hỗ trợ các cá nhân trở thành người tích cực và có ích cho cộng đồng
Một số kỹ năng sống quan trọng được nhận định qua phương pháp Delphi method bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO: 2
− Đưa ra quyết định
− Giải quyết vấn đề
− Tư duy sáng tạo
− Tư duy phản biện/sáng suốt
− Giao tiếp hiệu quả
− Mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân
− Tự ý thức về bản thân/Chánh niệm
− Quyết đoán
− Đồng cảm
− Tâm xả
− Đối phó với căng thẳng, tổn thương và mất mát
− Khả năng phục hồi tâm lý
Giáo dục kỹ năng sống thường được dạy qua quá trình giáo dục con cái,
hoặc trực tiếp với mục đích giảng dạy một kỹ năng cụ thể Bản thân cha mẹ có thể được coi là một tập hợp các kỹ năng sống mà con cái sẽ tiếp thu một cách tự nhiên hoặc được dạy Việc giáo dục một người có kỹ năng để ứng phó với việc mang thai và nuôi dạy con cái cũng có thể trùng khớp với việc phát triển kỹ năng sống bổ sung cho đứa trẻ và giúp cha mẹ hướng dẫn trẻ ở tuổi trưởng thành
1.3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu:
https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/63552/WHO_MNH_PSF_93.7A_Rev.2.pdf?sequence=1&isAllowed=y
Trang 5A Vai trò của kỹ năng sống trong nâng cao sức khỏe.
Theo tài liệu “Life skills education for children and adolescents in school” của WHO năm 1997, việc dạy các kỹ năng sống với tư cách là các kỹ năng chung liên quan đến cuộc sống hằng ngày có thể hình thành nền tảng của giáo dục kỹ năng sống nhằm tăng cường tinh thần, tương tác lành mạnh và hành vi Các kỹ năng cụ thể hơn, chẳng hạn như xử lý quyết đoán với áp lực đồng trang lứa dẫn đến các vấn đề về sử dụng chất kích thích, quan hệ tình dục không an toàn, hoặc tham gia vào hành vi phá hoại,… có thể được xây dựng trên nền tảng này Có những nghiên cứu cho thấy việc dạy các kỹ năng theo cách này qua chương trình kỹ năng sống trên diện rộng, là một cách tiếp cận hiệu quả cho giáo dục phòng ngừa sơ cấp (Errecart, 1991; Perry và Kelder, 1992; Caplan, 1992)
Mô hình trên mô tả đơn giản vai trò của các kĩ năng sống như một mối liên kết giữa kiến thức, thái độ, giá trị với hành vi sẽ dẫn đến kết quả là các hành vi sức khỏe tích cực, từ đó ngăn chặn được các vấn đề về sức khỏe
Liên hệ với tình hình dịch Covid-19 hiện nay, sự góp mặt của việc giáo dục con cái về kiến thức, hành vi, thái độ sống cùng với các kỹ năng sống cơ bản trở nên rất bức thiết Lý do là để trẻ hoàn thiện bản thân, có thêm kiến thức và các hành
vi đúng mực mà trước đó trẻ còn thiếu, từ đó con trẻ sẽ có cái nhìn và thái độ đúng đắn hơn với tình hình xung quanh, chúng sẽ biết cách ứng phó, bảo vệ mình trước các vấn đề về sức khỏe (như Virus Covid-19 là tình hình hiện tại)
B Mối liên hệ giữa giãn cách xã hội và kỹ năng sống của trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng xã hội của trẻ em Do hạn chế tiếp xúc vì dịch bệnh, trẻ em đã
bỏ lỡ rất nhiều trải nghiệm, từ việc đi công viên chơi đến việc quan sát bố mẹ tương tác với những người khác như thế nào Nghiên cứu cho thấy tình trạng này đã làm chậm sự phát triển về thể chất và kỹ năng xã hội của trẻ em Theo Giáo sư Iram Siraj, chuyên gia về lĩnh vực phát triển trẻ em thuộc Đại học Oxford, đồng thời là cố vấn của Bộ Giáo dục Anh, vấn đề này tùy thuộc từng đứa trẻ cũng như độ tuổi của trẻ, nhưng bố mẹ cần theo dõi bất kỳ sự thay đổi nào ở hành vi của trẻ liên quan việc phong tỏa do dịch bệnh vì có những tác động không thể lường trước mà giới chuyên gia chưa nghĩ đến Bà Siraj khuyến nghị bố mẹ cần nói chuyện với con càng nhiều càng tốt về suy nghĩ, cảm nhận của chúng về đại dịch COVID-19, đồng thời có những trao đổi giữa các bậc phụ huynh về kỹ năng nuôi dạy con cái
Trang 6Trong khi đó, Giáo sư Gemma Moss thuộc viện giáo dục UCL khuyến nghị bố
mẹ nên chia sẻ bất kỳ mối quan ngại nào với giáo viên của con mình, vì họ là những người có chuyên môn có thể hỗ trợ tốt nhất cho con em khi ở trường, đồng thời tham khảo tài liệu của các tổ chức về sức khỏe tâm thần trẻ em và gia đình Giới chuyên gia cũng khuyến nghị các bố mẹ không nên hoảng sợ khi con
em gặp phải bất kỳ vấn đề nào Một số trẻ em thậm chí còn phát triển kỹ năng cao hơn trong bối cảnh đại dịch
Các chia sẻ của các chuyên gia cho ta thấy rằng, trong bối cảnh đại dịch thì sự phát triển về các kỹ năng xã hội của trẻ sẽ bị hạn chế rõ rệt do việc giãn cách đã ngăn lại sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với thế giới bên ngoài Chính vì điều đó, vai trò của gia đình trong việc tương tác với trẻ, giúp chúng tìm hiểu được nhiều khía cạnh, tình huống của xã hội thực tế sẽ có ích rất nhiều trong việc phát triển các kỹ năng sống vì chính gia đình là nơi khả thi nhất cho trẻ có những trải nghiệm chân thực nhất trong bối cảnh đại dịch
1.3.3 Cơ sở phương pháp được vận dụng:
A Phương pháp nghiên cứu tài liệu, số liệu.
B Phương pháp phỏng vấn sâu.
Trang 7CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP HCM
Theo một khảo sát của Viện nghiên cứu Khoa học xã hội TP.HCM với đối tượng khảo sát là các bậc phụ huynh, có 55% người công nhận rằng trong thời gia đại dịch xảy ra đã dành thời gian ít nhất 1 tiếng/ngày cùng con học hỏi thêm các kỹ năng sống như: sơ cấp cứu; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Có 37% người công nhận rằng đã dành thời gian những ngày cuối tuần cùng con tìm hiểu các
kỹ năng sống Còn 8% còn lại thừa nhận không quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống.3
2.2 Phân tích nguyên nhân tác động:
Như vậy ta có thể thấy được, hơn 50% người được khảo sát hiểu được vai trò quan trọng của việc giáo dục con cái các kỹ năng xã hội Đồng thời, 92% người được khảo sát có hứng thú và đã đồng hành cùng con học hỏi Theo khảo sát thì có các nguyên nhân chính sau:
A Cách ly do đại dịch tạo điều kiện cho cha mẹ gần gũi, từ đó thấu hiểu con cái hơn.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, có nhiều thời điểm, tất cả các trường học đều cho học sinh nghỉ học và thực hiện học trực tuyến tại nhà Nhiều cơ quan, công
ty cũng tổ chức cho cán bộ, nhân viên làm việc trực tuyến Khách quan nhìn nhận, để thích ứng với dịch bệnh COVID-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho nhiều người cảm giác bận hơn nhiều so với làm việc tại cơ quan Bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hướng dẫn con cái học hành; vừa phải làm công việc nhà, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng đã giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn, chia
sẻ với nhau nhiều hơn Dường như chính sự bùng phát của đại dịch đã vô tình gắn kết con cái với cha mẹ nhiều hơn trước Khi cha mẹ ngồi xuống trò chuyện cùng con, cha mẹ biết được con mình đang gặp khó khăn với những vấn đề nào trong cuộc sống mà trước kia, dường như cha mẹ quá bận rộn để nhận ra hoặc không được con chia sẻ Chính lúc này, cha mẹ sẽ cảm giác được con mình tin tưởng và sẵn sàng cùng con giải quyết các vấn đề mà con đang gặp phải bằng cách cùng con tìm hiểu, trau dồi các kỹ năng xã hội mà con còn thiếu để giúp con cái vượt qua, từ đó trưởng thành hơn Và có lẽ chính cha mẹ cũng sẽ học được thêm nhiều bài học cho con đường của mình
Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc sống gia đình chị Lê Thu Hà ở
Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường
Trang 8phường 5, quận 3 (TP.HCM) cũng đã từng có khá nhiều xáo trộn khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội Mọi hoạt động làm việc và học tập đều chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Thời gian đầu, các thành viên trong gia đình đều có cảm giác khác lạ nhưng rồi niềm vui, tình cảm gia đình đã trở nên khăng khít khi mọi người được ở bên nhau nhiều hơn Chị Hà chia sẻ, ngoài những lúc giúp các cháu học online tại nhà, gia đình có thời gian gần gũi nhau hơn, cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa Nhà tôi lại có khu vườn rau trên sân thượng; thực hiện khuyến cáo hạn chế ra ngoài để tránh nguy cơ dịch bệnh, tôi tranh thủ hướng dẫn con chăm sóc các loại rau, nhờ đó các con cũng có thêm hiểu biết và được trang bị những kỹ năng bổ ích.4
B Phụ huynh bắt gặp các bài viết, thông tin về lợi ích của việc giáo dục kỹ năng sống qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội nhiều hơn.
Trong thời gian khá dài làm việc tại nhà, các bậc phụ huynh đa số sẽ sử dụng rất nhiều các thiết bị thông minh và các phương tiện truyền thông đại chúng để làm việc, theo dõi thông tin thời sự về tình hình xung quanh, giải trí, Với các hành vi đó, họ sẽ dễ dàng bắt gặp được những bài báo, tin tức nói về giáo dục kỹ năng sống Từ đó cha mẹ biết được và quan tâm hơn đến vấn đề kỹ năng sống của con trẻ
Theo thống kê của công cụ Google Trends năm 2020, từ khóa “kỹ năng sống” được tìm kiếm với mức độ khá nhiều trên thanh tìm kiếm Google tại Việt Nam và có xu hướng nhiều hơn theo thời gian Điều này thể hiện rằng các kỹ5
năng sống đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong thời kì mà xã hội ngày càng hiện đại và chuyển biến không ngừng, không chỉ ở các bậc phụ huynh
mà còn là phần đông người dân Việt Nam
https://dangcongsan.vn/xa-hoi/gan-ket-gia-dinh-nhin-tu-dich-covid-19-575474.html
Trang 92.3 Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến sự quan tâm của gia đình trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con cái trên địa bàn TP HCM: Dường như mang lại một sự tích cực.
Đối với các mặt kinh tế, thương mại, đời sống xã hội, Covid-19 dường như
là một “nỗi ám ảnh” cho toàn thế giới Nhưng cũng nhờ cơn đại dịch này mà mỗi gia đình có dịp sinh hoạt gần gũi với nhau hơn Cha mẹ có thời gian chăm sóc và theo sát con cái, con cái cũng có cơ hội bày tỏ với cha mẹ những điều mà con nghĩ Và hơn hết là việc giáo dục kỹ năng sống cho con trẻ được chú ý đến nhiều hơn Kỹ năng sống không chỉ giúp con linh hoạt, giúp con có thể “tự thân vận động” kể cả khi không có gia đình kề bên giúp đỡ; mà nó còn giúp cho con trẻ có khả năng ứng biến linh hoạt trước những thay đổi của môi trường và xã hội (như dịch Covid-19 là một ví dụ)
Trang 10CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Theo các kết quả khảo sát và thống kê cho thấy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các gia đình trên địa bàn TP.HCM đã có nhiều sự quan tâm hơn về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con cái Tuy dịch Covid-19 gây ra nhiều trở ngại trong mọi mặt của đời sống và xáo trộn trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, song dường như nó lại vô tình trở thành “thời cơ” để các gia đình có thời gian gần gũi, thấu hiểu nhau và nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái - điều mà trước đó các bậc phụ huynh ít để tâm vì guồng quay bận rộn của cuộc sống
Bài nghiên cứu đã chỉ ra các khái niệm liên quan đến kỹ năng sống và phân tích
nguyên nhân mà tôi đã tìm ra được để giải đáp cho câu hỏi chủ đề: “Chính trong
khoảng thời gian nhạy cảm này, việc giáo dục kỹ năng sống cho con cái của gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi như thế nào?” Và cũng
từ đó ta thấy được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho con trẻ trong gia đình Nó không chỉ giúp trẻ sẵn sàng ứng phó với các tình huống thường ngày mà còn giúp trẻ có cái nhìn sâu hơn về xã hội, từ đó có khả năng phán đoán, thích ứng với các hiện tượng xã hội khác không chỉ là Covid-19 mà còn các hiện tượng khác ta chưa dự đoán được trong tương lai Vì thế, việc giáo dục
kỹ năng sống phải đến từ song song cả nhà trường và gia đình của mỗi đứa trẻ
Sự giáo dục đó cần được chú trọng mỗi ngày, từ hiện tại cho đến tương lai Bản thân các bậc phụ huynh cũng cần có kỹ năng sống vững chắc để hướng dẫn con trẻ trên con đường của riêng chúng