Đến với đề tài nảy, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến, dựa trên các phương diện về nông nghiệp, thủ công nghiệp v
Trang 1BES Sy yy Se Sy So oy oy oes oes oes oe ers BS SEES BES
Trang 2
DANH SACH THANH VIEN
« Nhận xét của giảng viên:
Trang 3Trước hết, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th§ Đinh Hoàng
Tường Vi, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập môn Lịch sử kinh tế quốc dân
Nhờ có sự hướng dẫn khoa học, nhiệt tình của cô, chúng em đã có cơ hội tiếp cận và tích lãy thêm nhiều kiến thức quý báu về lịch sử kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có
cả lịch sử kinh tế Việt Nam Cô đã mang đến cho chúng em những bài giảng hữu ích, không những giúp chúng em có thêm kiến thức về lịch sử kinh tế mà còn rút ra được những bài
học quý, có thêm cái nhìn đa chiều cho nền kinh tế hiện tại và tương lại
Thông qua bài tiêu luận này, nhóm chúng em xin được trình bày những gì đã tìm hiểu được về nền kinh tế phong kiến của Việt Nam giai đoạn tự chủ 938 - 1858 Chúng em hy vọng bài tiêu luận sẽ là một sản phẩm dang giá, thê hiện sự nỗ lực và cô gắng của chúng
em trong suốt quá trình học tập
Tuy nhiên, kiến thức là vô hạn, còn sự tiếp thu của mỗi cá nhân lại luôn tồn tại những hạn chế nhất định, vì vay trong bai tiểu luận nảy, nhóm chúng em không thể tránh khỏi
những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý quý báu từ cô để bài tiêu luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và ngày cảng thành công trong sự nghiệp giảng dạy
Trang 4LOI MO DAU
Bề dày của lịch sử được bồi đắp lên trong quá trình con người không ngừng đấu tranh với tự nhiên dé sinh tồn và phát triển Đất nước Việt Nam xuất hiện là kết qua của quá trình vận động địa lý, địa chất lâu dài trong lịch sử tự nhiên cách đây hàng trăm triệu năm Lịch
sử tiễn hóa của dân tộc ta trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều ghi nhận sự phát triển
đi lên phù hợp với những quy luật phát triển chung trong lịch sử phát triên của xã hội loài người Và mỗi giai đoạn lịch sử trên đều luôn gắn liền với những biến động không ngừng
của tình hình kinh tế
Lịch sử kinh tế Việt Nam bắt đầu từ thời kỳ đồ đá với những dấu hiệu xuất hiện đầu
tiên của người nguyên thủy Việt Nam Sau đó là những buổi đầu dựng nước dưới bàn tay của 18 đời vua Hùng Đến năm 938, Ngô Quyên đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đẳng, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc dai đẳng, đưa dân tộc ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ
Ở giai đoạn này, đưới sự cai trị của các triều đại phong kiến khác nhau, sự phát triển
kinh tế của Việt Nam vẫn tuân theo một số quy luật chung nhất định Đến với đề tài nảy,
chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của tình hình kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến, dựa trên các phương diện về nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
Trang 5MUC LUC
IL Kinh tế từ thời Lê mạt tới thời Nguyễn (thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX) 11
1 Tổng kết những đặc điểm của kinh tế Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THÁM KHẢO - 2s ccs<ccscce Error! Bookmark not defined
Trang 6I Kinh tế từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
a Chế độ sở hữu ruộng đất
Thời phong kiến Việt Nam, quyên sở hữu ruộng đất tối cao thuộc về nhà nước và vua
là người đại diện Nhưng trên thực tế, ruộng đất tồn tại dưới hai hình thức sở hữu: sở hữu
của nhà nước phong kiến và sở hữu tư nhân Riêng ruộng thuộc sở hữu nhà nước lại phân thành các đạng khác nhau như: ruộng quốc khó, ruộng phong cấp, ruộng công làng xã Trải
qua các triệu đại, tỉnh hình ruộng dat cũng có nhiêu biên đổi
Ruộng quốc khó là loại ruộng do nhà nước trực tiếp quản lý và tô chức sản xuất, nó thường chiếm tỷ lệ nhỏ so với các loại ruộng khác Những người canh tác trên ruộng quốc
khé la những tù binh và các loại tội phạm, họ bị bóc lột như những người nông nô, mức tô
của loại ruộng này gấp bảy lần mức tô của ruộng công làng xã
Ruộng phong cấp là ruộng của nhà vua ban cấp cho quý tộc, quan lại và những người
có công Người nhận ruộng phong cấp chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu Loại ruộng phong cap bat dau tir thoi nha Dinh va phat triển mạnh trong thời nhà Lý (thực phong, thực ấp), nhà Trần (điền trang, thái ấp) Sang thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly ban hành chính sách “hạn điền” và “hạn nô” nhưng không giải quyết được tận gốc mâu thuẫn trong các điền trang, thái ấp có từ thời Trần Đến thời Hậu Lê, ruộng phong cấp gọi là lộc điền
và trong ruộng lộc điền có một phần được cấp vĩnh viễn Đó là một tiến bộ so với chế độ
điền trang, thái ấp, tạo điều kiện cho kinh tế của địa chủ và nông dân tự canh phát triên Ruộng công làng xã là loại ruộng do làng xã trực tiếp quản lý và phân phối cho nông dân công tác Trên thực tế, người nông dân cày ruộng làng xã trở thành tá điền của nhà nước và phải nộp cả tô và thuế cho nhà vua (chế độ “lưỡng thuế”) Loại ruộng này có từ thời công xã nguyên thủy, chiếm một phân tý trọng lớn trong các loại ruộng và có xu hướng thu hep dan vi qua các thời kỳ nhà nước phong kiến dùng ruộng đất công bán cho tư nhân, hoặc quan lại ở địa phương thường “chiếm công vi tư” Thời Hậu Lê, nhà nước ban hành chính sách quân điề, quy định cách phân phối và sử dụng ruộng đất công Đây là bước can thiệp của nhà nước vào quyền tự trị của làng xã Loại ruộng nông công làng xã có vai trò
to lớn đối với sự tồn tại của chế độ phong kiến, nó là nguồn thu thập chủ yếu của nhà nước Ruộng đất tư là loại ruộng của địa chủ quan lại và nông dân tự canh Trải qua một quá trình lâu dài, sở hữu tư nhân về ruộng đất là kết quả của tích tụ, tập trung, “chiếm công vi
5
Trang 7tư” hoặc do nhà nước cho bán ruộng công làm ruộng tư Người chủ của loại ruộng nay vừa
có quyền sử dụng vừa có quyền sở hữu, có quyền mua bán và truyền lại cho con cháu Trong lịch sử, ruộng đất tư thực sự phô biến từ thời Lý Đến triều Trần, sở hữu tư nhân về
ruộng đất được tạo điều kiện khá thuận lợi thông qua việc quy định thuế ruộng tư nhẹ hơn
ruộng công Đến cuối thế kỷ XV, nhà Hồ lũng đoạn nhà Trần, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn điền khiến ruộng đất tư càng không có điều kiện phát triển Theo chính sách hạn điền, nhiều ruộng đất tư phải sung công Sang thời Lê Sơ, ruộng tư có điều kiện phát triển
b Tình hình sản xuất nông nghiệp
Với chính sách kinh tế “dĩ nông vi bản” tức là lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất cơ
bản, thời kỳ này nhà nước đặc biệt quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, thê hiện qua: Thứ nhất là chính sách khẩn hoang nhằm tăng diện tích canh tác đều được các triều đại
phong kiến chú ý thực hiện, mạnh nhất là vào thời Trần và thời Hậu Lê Thời Trần, các lộ
có quan chánh sứ và phó chánh sứ đôn đốc việc khẩn hoang Sang thời Hậu Lê, việc khai hoang lập đồn điền là một chính sách lớn của nhà nước (năm 1480 cả nước có 43 đồn điền)
Thứ hai là chính sách xây dựng, bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi Hệ thống đê
điều và các công trình thủy lợi căn bản được hình thành trong thời kỳ Lý - Trần đến thời
Hậu Lê được bôi đắp thêm
Thứ ba là có chính sách bảo đảm nhân lực, sức kéo cho sản xuất nông nghiệp Các triều đại phong kiến đều thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”, đồng thời có những quy định bat dân lưu vong phải trở về quê quán dé cày ruộng, hạn chế huy động công dịch vào những thời điểm mùa màng Sức kéo (trâu, bò) được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt như cắm giết thị trâu, bò, a1 trộm cắp trâu, bò bị xử tội nặng
Thứ tư là nhà nước phong kiến chú ý đến chính sách tô, thuế nhằm khuyến khích sán xuất nông nghiệp
Thứ năm là nhà nước phong kiến còn tô chức các hình thức lễ nghi có tính chất mê tín nhằm thê hiện sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp Như từ thời Lê Hoàn hàng năm đều
có lệ vua cày trên ruộng “tịch điền”, ngoài ra còn có lễ cúng thần nông, lễ cầu đáo, lễ tế trùng
Trang 8=> Nhờ những chính sách trên, nền nông nghiệp thời kỳ này có nhiều tiến bộ, phần lớn các năm đều được mùa, đời sống nhân dân ôn định, chính quyền phong kiến được củng cô
và đạt đến cực thịnh vào thời Hậu Lê
những mặt hàng xa xỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chốn cung đình
Thủ công nghiệp dân gian là những nghề thủ công phát triển rộng rãi trong nhân dân, trong đó phổ biến là thủ công nghiệp với tính cách là nghề phụ gia đình Bên cạnh đó cũng
xuất hiện những thợ thủ công tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp và dẫn đến việc hình thành
các làng, phường thủ công nghiệp - nơi tập trung khá đông những thợ thủ công chuyên nghiệp dé sán xuất ra một hay vài loại hàng thủ công Hình thức tổ chức làng, phường thủ công phát triển khá mạnh trong thời nhà Trần và nhà Hậu Lê
b Về kỹ thuật sản xuất
Nhiều nghề thủ công đạt đến trình độ tinh xáo, nỗi tiếng
Nghề làm đồ gốm tiếp tục phát triển Thời Lý - Trần có loại gốm men ngọc nỗi tiếng Các loại gôm hoa nâu, gồm hoa lam của thời Lý - Trần - Hậu Lê nỗi tiếng ở cả chau A San phẩm đồ gốm là quà tặng của vua chúa cho khách nước ngoài và là hàng hóa để trao đôi, buôn bán
Nghề dệt đã làm được nhiều loại vải cao cấp như the, sa, gam, voc, lụa, đoạn có màu
sắc và họa tiết trang trí đặc sắc
Kiến trúc cũng đạt đến trình độ cao Thời nhà Lý, hàng loạt những thành quách, cung điện lâu đài, chùa tháp và đền thờ anh hùng dân tộc được xây dựng ở khắp mọi nơi, trong
đó tập trung nhất là khu vực Thăng Long Sang thời nhà Trần, nhà Hồ và nhà Hậu Lê, tuy
Trang 9các công trình kiến trúc không nhiều và bê thế như thời Lý, nhưng các công trình kiến trúc vẫn tiếp tục được xây dựng và để lại nhiều công trình nổi tiếng như thành Tây Đô (hay
thành nhà Hồ), Đông Kinh, Lam Kinh, v.v
Nghề luyện kim (đúc đồng, rèn sắt) khá phát triển Thời Lý - Trần, ông cha ta đã tạo
nên những vật phẩm tiêu biêu thể hiện trình độ kỹ thuật và nghệ thuật cao về đúc đồng Đó
là pho tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (cao khoảng 20m, được đặt trên một tòa điện cao 23,5m), tháp Báo Thiên (gồm 12 tầng, cao khoáng 70m), chuông Quy Điền cực lớn và vạc Phố Minh (sâu 4 thước ta, rộng 10 thước ta, nặng 6.50 cân ta) Bốn bảo vật này được gọi
là "An Nam tử đại khí", nay không còn nữa
Các nghề thủ công khác cũng có nhiều tiễn bộ như nghề làm kim hoàn, nghề mộc, nghề
chạm khắc, nghề làm giấy, nghề in làm phong phú cho nền thủ công nghiệp của dân tộc Việt Nam
Hình 1: Gốm thời Lý Trần
Trang 113 Tinh hinh thuong nghiép
Các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thương nghiệp được mở mang thêm Các triều đại phong kiến đều cho khơi kênh, nạo vét các khúc sông, đắp thêm các con đường bộ để việc đi lại giữa các vùng, các miền được dễ dàng, mở rộng các mỗi giao lưu kinh tế trong nước
a Nội thương
Việc buôn bán trong nhân dân đã khá phát triển, các chợ và trung tâm buôn bán mọc lên ngày càng nhiều Thăng Long là trung tâm buôn bán của cả nước Tại các địa phương, chợ búa xuất hiện ngày cảng nhiều, nhà nước khuyến khích cho dân hợp chợ Bộ luật Hồng
Duc co ghi: “hễ có dân thì có chợ, xã nào chưa có chợ thì lập thêm chợ mới”
Đề thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán, từ thời nhà Đĩnh trở đi nhà nước phong kiến rất chú ý đến việc đúc tiền và đồng tiền được sử dụng ngày càng phô biến Thời Trần, Lê nhà nước còn có những quy định thống nhất đơn vị đo lường về một số mặt hàng như thóc gạo, vải, gỗ, giấy, đơn vị đo ruộng đất Nhìn chung, thời kỳ này quan hệ hàng
hóa - tiền tệ đã bước đầu được phát triển
b Ngoại thương
Nhà nước phong kiến nắm quyền kiêm soát nhằm ngăn ngừa âm mưu do thám của
nước ngoài, nhưng nhà nước không hạn chế quan hệ buôn bán với các nước
Thời Lý - Trần, nước ta mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc và nhiều nước khác Bến Vân Đồn trở thành thương cảng sằm uất và quan trọng nhất của cả nước Ngoài
ra, dọc theo vùng bờ biên và biên giới còn có những trung tâm buôn bán như ở Cửa Cạn, Cửa Vạn, Vĩnh Bình, Hoành Sơn, Khâm Châu
Nhưng đến thời Hậu Lê thì ngoại thương có phần sa sút do nhà nước chủ trương hạn chế buôn bán với bên ngoài, thương nhân nước ngoài chỉ được tới buôn bán ở Vân Đồn và
một vài địa điểm được quy định
10
Trang 12Hinh 4: Bén Van Dén Nhận xét: Sự phát triển của thương nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thương nghiệp đã thúc đây sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành nghề mới ra đời và phát triển, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
II Kinh tế từ thời Lê mạt tới thời Nguyễn (thế kỷ XYVI - nửa đầu thế kỷ XIX)
1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
a Tình hình ruộng đất
Là thời kì nhà nước phong kiến suy vong
Quy tắc điền thô truyền thông ở Việt Nam: đất ruộng trong nước đều là của nhà vua, người nông dân nhận ruộng cày cấy và nộp tô thuế cho triều đình Tuy vậy, trên thực tế những ruộng đất do người dân cày lâu ngày được coi như của riêng, có thê mua bán Ruộng
11