1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam

15 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Chớp Thời Cơ Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong Cách Mạng Tháng Tám Và Sự Vận Dụng Nghệ Thuật Đó Đối Với Bản Thân
Tác giả Ngo Thi Phuong Anh
Người hướng dẫn T.S Pham Manh Thang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo Dục Chính Trị
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Cuộc cách mạng thắng lợi là do sự tác động, chuyên hoá, tông hợp của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng là một nhân tố vô cùng quan trọng.. Do đó, để làm rõ về nghệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH

KHOA GIAO DUC CHINH TRI

TIEU LUAN LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM

Hoc phan: POLI200435

Giang vién phu trach: T.S Pham Manh Thang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH

KHOA GIAO DUC CHINH TRI TIEU LUAN

DE TAI KHONG CHUYEN NGHE THUAT CHOP THOI CO CUA DANG CONG SAN VIET NAM TRONG CACH MANG THANG TAM VA SU VAN DUNG NGHE THUAT DO DOI VOI BAN THAN

Ho va tén: Ngo Thi Phuong Anh

Mã số sinh viên: 4501901014

Học phần: POLI200435

Giảng viên phụ trách: T.S Phạm Mạnh Thắng

Trang 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 10 năm 2021

MỤC LỤC

“¡9 cccccccccccccccccssesscssssssscceccecececeeseseataaucccccesssevecttttttseeeeeecececeseesens 1

3 BỒ CỤC Q.20 2n HH HH 2212121121111 rrrg 1

4 Phương pháp nghiên cứu - c2 11211212121 111 111181151151 11 11111151 kx nhe 2 5 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu -.- S9 1 E1 2121122112121 X11 tra 2

B NỘI DŨNG S0 12212121212 21211212121111121212111122 12211 ya 2 CHUONG I: Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 2 Cách mạng tháng Tám - 5 2 2222222112111 11511511511 1111 1512511 1115111111 kh 2

1.2 Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng

“TẤT 2Q 0 20020121121 1211211 118111111111 111 101111111 8101111111 11111 H1 HH 11H11 1111 1 HH HH ch 5 CHƯƠNG 2: Sự vận dụng nghé thuat chop thoi co cece ceecccce cee seseeeeenes 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO - S2 1215515151 51111112111111512111111 111110181 Hee 12

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đây là một cuộc cách mạng nhân đạo,

tập hợp được đại bộ phận nhân dân yêu nước, diễn ra nhanh chóng và đồ ít máu Cuộc

cách mạng thắng lợi là do sự tác động, chuyên hoá, tông hợp của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng là một nhân tố vô cùng quan trọng Cho đến ngày

hôm nay, sự vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ vẫn hiện hữu và được áp dụng nhất là

trong tình hình thế giới đầy biến động như hiện nay Do đó, để làm rõ về nghệ thuật

chớp thời cơ cũng như sự vận dụng nghệ thuật ay vào cuộc sống, tôi đã chọn đề tài:

“Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

^

và sự vận dụng nghệ thuật đó đối với bản thân”

2 Mục đích

Bài tiểu luận đem đến cái nhìn cụ thê về nghệ thuật chớp thời cơ trong cuộc Cách

mạng tháng Tám và những gợi ý về sự vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ trong giai

đoạn hiện nay

3 Bồ cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiêu luận gồm hai chương

Trong đó:

Chương l1: Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

1.1 Bối cảnh lịch sử và cuộc Cách mang thang Tam

1.2 Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

Trang 5

Chương 2: Sự vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lí luận thông qua việc nghiên cứu, thu thập tài liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan về nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong Cách mạng tháng Tám

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

cuộc Cách mạng tháng Tám

Phạm vi nghiên cứu: thời gian chuẩn bị, diễn biến cuộc Cách mạng tháng Tám

B NOI DUNG

CHUONG 1: Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

1.1 Bồi cảnh lịch sử và cuộc Cách mạng tháng Tám

Boi canh lich sw:

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu bước vào giai đoạn kết thúc

Hồng quân Liên Xô truy kích Đức trên chiến trường châu Âu, giải phóng nhiều nước ở Đông Au va tién về phía Berlin (Đức) Ở Tây Âu, Anh - Mỹ mở mặt trận thứ hai nước Pháp được giải phóng

Ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Anh đánh vào Miễn Điện Quân Mỹ đồ bộ

lên Philippin Nhật phải giữ con đường duy nhất từ Mãn Châu qua Đông Dương xuống Đông Nam Á do đường biển đã bị quân Đồng minh chiếm đóng Thực dân Pháp chờ

Trang 6

quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật sẽ khôi phục lại quyền thống trị của Pháp “Cả hai quân thù Nhật - Pháp đều đang sửa soạn tiến tới chỗ tao sống mày chết

quyết liệt cùng nhau” (Ngọn cờ giải phóng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1955, tr.45) Ngày 9-3-1945, Nhật nỗ súng đảo chính lật đồ Pháp, độc chiếm Đông Dương

Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng Sau đó, Nhật củng cố quyền thống trị

bằng việc thi hành một loạt chính sách

Cach mang thang Tam nam 1945:

Đã dự đoán đúng tình hình, ngày Nhật đảo chính Pháp, Tổng bí thư Trường Chính triệu tập Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng tại làng Đình Bảng

(Từ Sơn, Bắc Ninh) dé phân tích tình hình và dé ra chủ trương chiến lược mới

Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam

Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật, cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong

phú về nội dung và hình thức Tháng 5-1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang) chỉ thị gấp rút chuẩn bị đại hội quốc dân, thành lập “Khu giải phóng”

Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo

của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước Ngày 12-8-1945 Ủy ban lâm thời khu giải phóng quân hạ lệnh khởi nghĩa

Ngày 13-8-1945 Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập 23 giờ cùng ngày, “Quân lệnh số I” được ban bố, phát đi lệnh tông khởi nghĩa trong toàn quốc

Ngày 14 và 15-8- 1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào

(Tuyên Quang) khăng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định

phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước

Trang 7

khi quân Đồng minh vào Đông Dương; “Tập trung, thông nhất, kịp thời” là ba nguyên tắc bảo đảm tông khởi nghĩa thắng lợi

Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí

Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng

loạt vùng dậy, tiễn hành tông khởi nghĩa, giành chính quyền

Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nỗ ra giành được thắng lợi ở

nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các

thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam

Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội

Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà

Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu

Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng,

Vĩnh Long, Trà Vĩnh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn

Dao đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nỗi dậy giành chính quyền Cũng trong ngày này, vua Bảo Đại ban bố Chiếu thoái vị, chính thức chấm dứt nhà Nguyễn

và chế độ quân chủ ở Việt Nam

Chi trong vong 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyên trong cả nước về tay nhân dân

Trang 8

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, cuộc mít tĩnh của

gần một triệu đồng bào tham gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời

trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Từ đây, mở ra một ki nguyên mới cho cả dân tộc, lần đầu tiên trong lịch sử một chính quyên nhà nước được thành lập nhằm chăm lo cho lợi ích của nhân dân, nhân dân được làm chủ đất nước của mình

1.2 Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám

Chiến thắng lịch sử Cách mạng tháng Tám là một điển hình của nghệ thuật chớp thời cơ giành chính quyền của Đảng ta Tuy nhiên, đề có thê tiễn hành cuộc chiến này, lãnh tụ Hồ Chí Minh, các đồng chí cốt cán như Võ nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, Phạm Văn Đồng cùng các người dân yêu nước đã chuẩn bị và hoạt động trước đó gân hai mươi năm

Trong quá trình lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng yếu tô thời

cơ cách mạng: “Lạc nước, hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời, một tốt cũng thành công”

Người và các cộng sự đã xác định chính xác những thời cơ và nhận biết thời điểm thời

cơ xuất hiện

Ngày 15-2-1944, trong “Bóc trần mưu gian của đề quốc Nhật! Thống nhất hành

động đánh đồ thù chung!” báo Cờ Giải phóng, Tông Bí thư Trường Chinh đã nêu rõ

cuộc chiến Nhật - Pháp nhất định sẽ xảy Ta Kể từ ngày đó, vấn đề “cuộc đảo chính của

phát xít Nhật” luôn được đề cập tới trong những tài liệu của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” Vì

lẽ đó, vào ngày Nhật đảo chính hất căng Pháp, Đảng ta không hề bất ngờ, bị động trước tình hình bấy giờ, trái lại đã chủ động vạch ra những chiến lược đúng đắn đề tiếp tục

đưa cách mạng tiên lên

Trang 9

Thời điểm nỗ ra cuộc chiến giữa Nhật - Pháp, Hội nghị Thường vụ Trung ương

Đảng đã đưa ra chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

Trong bản Chỉ thị ra đời vào 12-3-1945 đã xác định lại kẻ thù mới và đề ra khâu hiệu

đầu tranh mới Bên cạnh đó còn dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ có lợi cho

ta Một là quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật Hai là Nhật đầu hàng quân Đồng minh

Là một nước thuộc địa nhỏ bé, đối đầu với một cuộc chiến không cân tài cân sức, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo cho dân tộc ta một cơ hội hết sức thuận

lợi: Kẻ thù của nhân dân là thực dân Pháp và phát xít Nhật và chúng đã tự loại nhau Chúng ta đã tận dụng thời cơ lịch sử: Nhật gục ngã, Pháp chưa củng cô được lực lượng sau chiến tranh, các chính quyên tay sai trở nên hoang mang đến tột độ

Bên cạnh đó, Đảng đã nhận định chuẩn xác về thời điểm nên bắt đầu hành động

Trong Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” Đáng đã nêu rõ tình hình thực tế “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi”, do giữa Pháp và Nhật

“chưa chia rẽ, hoang mang, do dự đến cực điểm” Hơn thế nữa, sự giác ngộ và đồng lòng của đại bộ phận người dân cần có thêm thời gian để tuyên truyền, kêu gọi và lực lượng của chúng ta chưa thật sự sẵn sàng

Nhưng đến tháng 8-1845, cục diện bấy giờ đã thay đôi, thời cơ xuất hiện như

khả năng thứ hai Đảng đã dự báo: Nhật đầu hàng quân Đồng minh Bấy giờ Nhật hoang mang cực độ, chế độ quân chủ gần như sụp đồ, nhân dân đã vùng dậy (từ tự phá kho thóc của Nhật đến nổi dậy giành chính quyền ở một số nơi), lực lượng đã được

chuẩn bị không chỉ ở chiến khu Việt Bắc mà còn nhiều địa phương khác

Nhờ sự tiên lượng tình hình chuẩn xác của Đảng và Hồ Chủ tịch, ngay khi quân Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh trên sóng phát thanh của Nhật Bản, tinh thé của địch rơi vào cảnh hỗn loạn: lính Nhật ở Đông Dương lao đao, chính phủ Trần

Trọng Km rệu rã, cả Nhật và Pháp đều chịu tổn thất sau cuộc chiến Trước khi quân

Trang 10

Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kẻ thù sẽ củng cố về số lượng cùng vũ khí

hiện đại, lực lượng của ta đã có những chuẩn bị nhất định, Đảng đã nhanh chóng nắm

bắt thời cơ “ngàn năm có một” mà phát động cuộc tông khởi nghĩa giành chính quyền

về tay nhân dân Theo Đại tướng Nguyễn Quyết: “Thời cơ lớn là lúc địch vào thế suy yếu nhất, ta đang lúc mạnh nhất”

Bài học chớp thời cơ là rất quan trọng nhưng việc vận dụng thời cơ cũng có ý nghĩa nhất định Điều này thể hiện rõ nét trong quá trình giành chính quyền ở miền Nam Sau khi Hà Nội và miền Bắc tổng khởi nghĩa thắng lợi, ở miền Nam vẫn còn có

sự do dự Yếu tố khách quan là sự chỉ đạo của Trung ương chưa kịp đến với Xứ Ủy

Nam kỳ nhưng yếu tổ chủ quan chi phối là nỗi ám ảnh của cuộc Khởi nghĩa Nam ky

năm 1940 vẫn còn rất nặng nề, chính vì khởi nghĩa diễn ra khi thời cơ chưa chín mudi

đã làm lực lượng bị hao tốn rất lớn Đứng trước bối cảnh đặc biệt có thê đề vuột mắt

thời cơ, đồng thời phải chịu trách nhiệm về sự tồn vong của Đảng bộ Nam kỳ, Xứ ủy

và cá nhân Bí thư Xứ ủy Trần Văn Giàu đã có quyết định rất sáng suốt là tổ chức khởi

nghĩa giành chính quyền ở Tân An vào ngày 22/8/1945 Khởi nghĩa nhanh chóng và

mang lại chiến thắng giòn giã nên ngày 25/8, khởi nghĩa nỗ ra ở Sài Gòn và cũng

nhanh chóng giành thắng lợi Đó chính là năng lực vận dụng thời cơ của bộ máy lãnh đạo của Đảng

Tuy là một Đảng còn non trẻ nhưng có được sự nhạy bén trong nghệ thuật chiến lược quân sự, chỉ trong khoảng hơn 2 tuần, khi thời cục có những chuyên biến nhanh

chóng, bằng tất cả sự chuẩn bị dày công, Đảng và Hồ Chí Minh đã biến điều đó thành

cơ hội cách mạng, một thời cơ mang tính cao trào của một cuộc cách mạng tổng khởi

nghĩa Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không chỉ thể hiện sức mạnh dân tộc, tĩnh thần kiên cường bắt khuất, sự chuẩn bị chu toàn và sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Đảng mà còn là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo khoa học quân sự của thế hệ cha

ông đi trước cùng chủ nghĩa Mác Lê-nin kết hợp với đặc điểm thực tế cách mạng

Ngày đăng: 02/08/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN