tiểu luận lịch sử kinh tế quốc dân nền kinh tế các nước tbcn 1973 2020

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận lịch sử kinh tế quốc dân nền kinh tế các nước tbcn 1973 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

a/ Các nước Tây Âu - Nhìn chung là lâm vào suy thoái, khủng hoảng - Gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, lạm phát gia tăng - Nhưng từ 1994 trở đi kinh tế phục hồi phát triển b/ Nhật - Kinh t

Trang 1

Nhóm 8 Lịch sử Kinh tế Quốc dân

Nền kinh tế các nước TBCN 1973-2020

THÀNH VIÊN:

1. NGUYỄN THỊ HẢI LINH –K214021482 2. PHẠM QUỐC GIA BẢO –K214020161 3. CAO TRẦN NAM ANH –K214020113 4. VĨNH NGỌC GIA HÂN –K214020123 5. NGUYỄN NGỌC THANH VI –K214020157 6. NGUYỄN HOÀNG YẾN NHƯ –K214020139

Trang 2

MỤC LỤC

A GIAI ĐOẠN 1973-2000 2

1 Một vài nét sơ lược 2

Cuộc khủng hoảng giai đoạn 1973-1975 3

2 Cuộc khủng hoảng giai đoạn 1980 - 1982 5

Trang 3

A GIAI ĐOẠN 1973-2000

1 Một vài nét sơ lược

Ngay từ cuối thập kỷ 60, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản đã có xu hướng chậm dần Xu hướng đó được thể hiện rõ nét trong nhiều nước tư bản phát triển từ đầu thập kỷ 70 Qua thập kỷ 80 tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm đã trở thành phổ biến trong hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa đặc biệt là các nước tư bản phát triển

Ví dụ: nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội của 24 nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế những năm 1971 - 1973: 4,6%; 1974 - 1979: 2,7%; 1980 - 1986: 2,1% Trong khoảng 10 năm, các nước tư bản đã phải chịu 2 cuộc khủng hoảng chu kỳ 1973 - 1975, 1980 - 1982

a/ Các nước Tây Âu

- Nhìn chung là lâm vào suy thoái, khủng hoảng - Gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, lạm phát gia tăng - Nhưng từ 1994 trở đi kinh tế phục hồi phát triển b/ Nhật

- Kinh tế phát triển nhưng xen lẫn vài cuộc suy thoái ngắn

- Những năm 80 vươn lên trở thành siêu cường tài chính thế giới (do tiến bộ KHKT)

- Từ 1990 - 2000, suy thoái triền miên nhưng vẫn là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới (đứng thứ hai sau Mỹ)

- Một vài cuộc suy thoái:

+ Sự xì hơi của nền kinh tế bong bóng: Sự xẹp xuống của nền “kinh tế bong bóng” đầu năm 1990 đã tạo ra sức ép nghiêm trọng lên các tổ chức tài chính Nhật Bản và làm giảm động lực chi tiêu của người tiêu dùng cũng như giảm đầu tư kinh doanh Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản phải đối mặt với gánh nặng nợ nần Trong khi đó, thị trường chứng khoán Tokyo suy thoái nhanh chóng về giá trị cổ phiếu + Nền kinh tế Nhật Bản phải gánh chịu tình trạng sản xuất dư thừa Trong suốt những năm bùng nổ kinh tế của thập kỷ 1980, Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào các nhà máy và trang thiết bị mới Ngày nay cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu,

Trang 4

các công ty Nhật Bản đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho khối lượng sản xuất thặng dư lớn của họ Vì vậy, các công ty Nhật Bản đang phải tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, bao gồm cả phương diện giảm nguồn nhân lực

+ Sự tăng giá của đồng Yên: Nhật Bản phải đối đầu với một môi trường kinh doanh giao dịch bất lợi Sự tăng giá của đồng Yên đã làm giảm sự cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản với hàng hoá nước ngoài

Cuộc khủng hoảng giai đoạn 1973-1975

- Cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 - 1975 nổ ra đầu tiên ở Mỹ vào cuối năm 1973, sau đó lan sang các nước tư bản khác Nền kinh tế của hầu hết các nước tư bản chủ yếu đều bị giảm sút trong 2 năm liền: năm 1974 giảm 0,7%, năm 1975 giảm 0,8%; thất nghiệp tăng vọt, từ 6 triệu trong những năm 60 đến 17 triệu năm 1975 Đặc điểm của cuộc khủng hoảng này là suy thoái đi đôi với lạm phát cao (trên 10%/ năm) làm cho nhà nước điều tiết để rút ra khỏi suy thoái, do đó khủng hoảng kéo dài

a/ Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng

- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ

Trang 5

- Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng hoảng dầu mỏ, hay còn được ví như một "cú sốc giá dầu", đã để lại nhiều hậu quả xấu nhất thời và dai dẳng đối với nền chính trị toàn cầu và nền kinh tế thế giới Sự việc được ví như “cú sốc giá dầu đầu tiên trong lịch sử”

- Sự leo thang trên ảnh hưởng rất nặng nề, khiến cho các quốc gia công nghiệp hóa đang phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ để kinh doanh sản xuất rơi vào trì trệ, bế tắc hoặc chịu thua lỗ lớn Trong khi đó thì các quốc gia xuất khẩu dầu sau khi đã đẩy giá dầu lên cao trở nên vô cùng giàu có

- Trên bình diện quốc tế, việc tăng giá đã làm thay đổi vị thế cạnh tranh trong nhiều ngành Tại các trạm xăng ở phương Tây, xe xếp hàng dài nhiều kilomet; một số quốc gia đưa ra quy định hạn chế tiêu thụ xăng dầu hàng ngày đối với các phương tiện cá nhân

c/ So sánh các cường quốc ● Mỹ:

- Từ tháng 5/1973 đến tháng 6/1974, tại Mỹ, giá bán lẻ trung bình của một gallon xăng thông thường tăng 43%

Trang 6

- Sự gián đoạn sản xuất, phân phối và giá cả là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, thời kỳ lạm phát quá mức, năng suất giảm và tăng trưởng kinh tế thấp hơn Một số nhà nghiên cứu coi "cú sốc giá dầu" năm 1973 và các năm 1973–74 đi kèm sự sụp đổ của thị trường chứng khoán có ảnh hưởng dai dẳng đến nền kinh tế Mỹ, đòi hỏi giải quyết các mối đe dọa đối với an ninh năng lượng

● Nhật Bản:

- Dầu hỏa chiếm đến 2/3 nhu cầu năng lượng của Nhật Bản Năm 1978, lượng dầu nhập khẩu bình quân 35,2% tổng số các nguồn cung cấp năng lượng cho các nước trong OCDE Tại Nhật Bản, tỷ lệ này là 73,4% Cuộc khủng hoảng dầu hỏa đã lập tức dẫn đến tình trạng lạm phát ở Nhật Bản Năm 1974, giá bán lẻ các mặt hàng đã tăng đến 31% Lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh, chỉ số tăng trưởng GNP đã chững lại

2 Cuộc khủng hoảng giai đoạn 1980 - 1982

a/ Bối cảnh:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1980 - 1982 cũng nổ ra đầu tiên ở Mỹ, sau đó lan sang các nước khác, 3 năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước tư bản phát triển bị giảm sút (Năm 1980 0,3%; năm 1981 0,7%; năm 1982 3,8%), số lượng thất nghiệp tăng lên đến 30 triệu người Đây là cuộc khủng hoảng suy thoái đi đôi với lạm phát lần thứ hai

b/ Nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng:

- Đến những năm 60, thế giới đã hình thành ba trung tâm kinh tế của thế giới TBCN là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản Sự phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định là do các nước TB tận dụng được những thành tựu mới nhất của cách mạng KH-KT hiện đại, đổi mới cố định nâng cao năng lực sản xuất; việc đẩy mạnh quân sự hóa nền kinh tế cũng hạn chế được khủng hoảng và thất nghiệp; các nước TB tiếp tục bóc lột các quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” bằng những chính sách và thủ đoạn

- Những nhân tố ấy đã tạo cho các nước TB đạt được trạng thái tương đối ổn định để phát triển kinh tế với nhịp độ khá nhanh Tuy nhiên, quá trình này cũng tích tụ các mâu thuẫn đưa nền kinh tế các nước TB rơi vào những cuộc khủng hoảng c/ Tác động tiêu cực/tích cực của cuộc khủng hoảng 1980-1982 đối với nền kinh tế:

Trang 7

Trước những khó khăn, mâu thuẫn mới xuất hiện, từ đầu thập niên 1980 các nước TB đã thực sự bước vào giai đoạn tổng điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế với các nội dung chủ yếu như sau:

 Điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường:

- Việc nhà nước gia tăng chi tiêu ngân sách và gia tăng lượng cung tiền đề kích thích đầu tư trong giai đoạn trước, mặc dù đã mang lại tác động tích cực nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng

 Tình trạng thâm hụt ngân sách và lạm phát gia tăng

- Ở Mỹ, chính phủ đã thực hiện việc giảm chi tiêu ngân sách:

+ VD: Cắt giảm chi phí QP từ mức 35-38% xuống mức 30%; áp dụng các biện pháp mới về điều tiết các nguồn thanh toán tự do => chỉ số giá giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981 và 3,9% năm 1982

- Ở Anh, chính phủ tiến hành tư nhân hóa các DN nhà nước trong các lĩnh vực như khai thác than, sắt thép, cung cấp ga, điện, và chính sách tiền tệ được tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát

+ VD: Thâm hụt ngân sách giảm từ 4% GDP năm 1980 xuống còn 1,5% năm 1983 và chỉ số giá cắt giảm từ 11,2% năm 1981 xuống còn 4,6% năm 1983  Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân

- Tốc độ tăng đầu tư TB cố định ở các nước TB giảm sút nghiêm trọng trong thập niên 1970 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ của nền kinh tế  Chủ trương huy động khả năng của nền KT để kích thích đầu tư

+ Ở Mỹ, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân trong vòng 3 năm => Hệ thống thu nhập từ mức tối đa 50% và 10% tối thiểu giảm còn 30% tối đa và 10% tối thiểu + Ở Anh và các nước Tây Âu, cũng có sự khác biệt trong điều chỉnh thuế tương tự

 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế:

- Sự đình trệ của nền kinh tế trước tác động của khủng hoảng dầu lửa phản ánh sự khủng hoảng KT của các nước TB

Trang 8

 Hướng điều chỉnh: Giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lượng và công nhân, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật - công nghệ để giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng

- Vào những năm 1980, các nước TB đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ KH-KT, thúc đẩy sự ra đời của những ngành có hàm lượng KH-CN cao, dùng ít lao động và nguyên liệu

 Tiền đề để các nước TB phát triển, thúc đẩy kinh tế tri thức khi bước vào thế kỉ XXI

 Điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế:

- Các cuộc chiến tranh thương mại là biểu hiện của những mâu thuẫn mới giữa các nước TB nhưng nó không dẫn đến cuộc xung đột vũ trang

 Giải pháp: Thông qua các cuộc gặp gỡ cao cấp nhằm tìm ra giải pháp chung để đưa nền KT ra khỏi bế tắc của những người đứng đầu 6 nước lớn: Mỹ, Nhật, CHLB Đức, Anh, Pháp, Italia)

- Tăng cường các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, điều chỉnh dòng chảy và phương thức đầu tư quốc tế VD: FDI toàn thế giới tăng nhanh chóng từ 511,9 tỷ USD (1980) tăng lên 1700 tỷ USD (1990)

d/ So sánh Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn khủng hoảng:

● Mỹ: Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài đến năm 1982 Năng suất lao động giảm, hệ thống tài chính bị rối loạn

● Dẫn chứng:

- Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu tại thị trường thế giới đã bị đội lên gấp 5 lần từ dưới 20 đôla một thùng vào 1971 lên 100 đôla một thùng vào 1979, giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974 - Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khoán

toàn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Chế độ Bretton Woods Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi Suy thoái và làm phát diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho tới tận thập niên 80

Trang 9

● Các nước Tây Âu:

– Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài

- Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại

● Nhật Bản:

 Cuộc khủng hoảng 1973-1975 đã làm kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình lạm sâu sắc Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như đóng tàu, luyện thép, hóa dầu, dệt, gia công kim loại bị khủng hoảng nặng nề => Nhờ những cải cách tích cực, Nhật Bản đã hồi phục sau khủng hoảng 1973-1975

 Vì vậy, Nhật Bản chỉ bị ảnh hưởng nhẹ trong cuộc khủng hoảng 1981 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Nhật Bản vẫn cao hơn của các nước công nghiệp phát triển khác

1979-3 Các biện pháp khắc phục

Khủng hoảng nền kinh tế không chỉ là mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế các nước tư bản mà còn là mâu thuẫn giữa các nước với nhau, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản Để đối phó với tình hình kinh tế trên, các nước tư bản đã đưa ra những biện pháp tự điều chỉnh nhằm tiếp tục phát triển, đó là:

 Thực hiện cải tổ kinh tế theo hướng tập trung phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, ít tiêu hao năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường để tạo ra tiến bộ mới trong

quá trình phát triển của nền văn minh công nghiệp hiện đại

 Các nước tư sản giảm bớt sự can thiệp sâu của nhà nước vào nền kinh tế, tư nhân hóa một bộ phận kinh tế Nhà nước, kích thích tư nhân mở rộng đầu tư, phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường

Trang 10

 Các trung tâm tư bản ( Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) tiếp tục mở rộng liên kết, tạo thành khu vực kinh tế đủ mạnh để tiếp tục cạnh tranh trong điều kiện thế giới mới

 Các nước tư bản thông qua các tổ chức quốc tế định hình (quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, thị trường chung Châu Âu) và nhóm không định hình (nhóm G7) nhằm đề ra các biện pháp chống khủng hoảng, giải quyết bất đồng kinh tế các nước

 Giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lượng và công nhân, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật - công nghệ để giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lượng

 Những nỗ lực điều chỉnh nhìn chung đã có tác dụng tích cực đến quá trình hồi phục và phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa Từ cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 trở đi hầu hết các nước đã lần lượt ra khỏi suy thoái và bước vào giai đoạn hồi phục phát triển tuy tốc độ tăng trưởng không cao

 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã đưa con người lên một trình độ văn minh mới, hình thành một thị trường thế giới thống nhất rộng lớn, một nền kinh tế toàn cầu Song sự phát triển của lực lượng sản xuất trong lòng xã hội tư bản đã tạo ra những tiền đề cho sự phủ định bản thân chế độ đó, do vậy chủ nghĩa tư bản không phải là phương thức sản xuất cuối cùng của loài người

Trang 11

a/ Suy thoái dot-com (3/2001 – 11/2001)

 Bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 2000, khi Nasdaq bị thổi phồng quá mức đã mất hơn 75% giá trị và xóa sổ một thế hệ các nhà đầu tư công nghệ Những tổn thất đó khiến thị trường chứng khoán rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương và trở nên tồi tệ hơn vào mùa thu năm 2001, khi sự tàn phá của vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và một loạt vụ bê bối kế toán lớn tại các tập đoàn như Enron và Swissair đã gây ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán S&P 500 cũng mất 43% giá trị từ năm 2000 đến 2002 và Nasdaq không trở lại giá trị cao nhất năm 2000 cho đến năm 2015 Hậu quả là cuộc suy thoái diễn ra tương đối ngắn, chỉ sau 8 tháng và cũng nông cạn, khi GDP chỉ giảm 0,6% và tỷ lệ thất nghiệp lên tới 5,5% b/ Cuộc đại suy thoái

 GDP của đất nước giảm 4,3% và tỷ lệ thất nghiệp cuối cùng đạt 10% Cuộc suy thoái kéo dài 18 tháng và đòi hỏi sự kích thích lớn của chính phủ để xoay chuyển nền kinh tế, bao gồm gói cứu trợ trị giá 700 tỷ đô la cho ngành tài chính, cùng với các công ty bảo hiểm và ô tô, và một gói kích thích khác của chính phủ trị giá hơn 800 tỷ đô la xảy ra vào cuối cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn (tỷ lệ tịch thu nhà ở Mỹ tăng 79% trong năm 2007), khiến thị trường nhà ở Mỹ sụp đổ và giá nhà sụt giảm Điều đó cũng thúc đẩy một cuộc khủng hoảng ngân hàng, vì nhiều tổ chức tài chính đã mua các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp có rủi ro cao đã chứng kiến những danh mục đầu tư đó bị xóa sổ khi những người đi vay không trả được nợ Các tổ chức tài chính khổng lồ như Bear Stearns, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers đều sụp đổ vào năm 2008, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán khiến các chỉ số chính mất hơn một nửa giá trị trong suốt cuộc khủng hoảng

 Biện pháp vượt qua khủng hoảng:Vào 9/2008, chính phủ Hoa Kỳ và Cục Dự trữ Liên bang đã tìm kiếm các giải pháp để ổn định thị trường tài chính và cứu các ngân hàng khác khỏi sự sụp đổ Họ vạch ra một kế hoạch bao gồm việc mua các tài sản có vấn đề từ các ngân hàng, nhằm giảm thiểu

Trang 12

sự không chắc chắn trên thị trường Kế hoạch này được đặt tên là Chương trình cứu trợ tài sản gặp sự cố (TARP) Nó đã được ký thành luật vào 3/10/2008, Quốc hội cho phép ngân sách 700 tỷ đô la Hầu hết các công ty nhận được tiền thông qua TARP đã hoàn vốn và cho đến mùa hè năm 2011, thị trường tài chính ổn định và phát triển (Wall Street Oasis) Mục đích chính của TARP là ổn định hệ thống tài chính bằng cách bơm vốn vào hơn 700 ngân hàng và các công ty khác có khả năng tàn phá kinh tế Mỹ nếu sụp đổ 19 ngân hàng lớn nhất bị buộc phải trải qua các bài kiểm tra căng thẳng và nâng vốn dự trữ để có thể chịu đựng được những thiệt hại nếu một cuộc suy thoái khác nổ ra Đổi lại, chính phủ Mỹ nhận được cổ phiếu ưu đãi, khoản nợ hoặc chứng chỉ đảm bảo từ phía các doanh nghiệp này Hầu hết trong số cứu trợ đã được mua lại hoặc hoàn trả cho Bộ Tài chính Ước tính, Bộ đã thu hồi được khoảng 375 tỷ USD trong tổng số 418 tỷ USD cứu trợ

GDP nước Mỹ giai đoạn 2000 - 2020

Trang 13

★ Nhật Bản

Thập kỷ mất mát không chỉ là về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mà Nhật Bản còn phải chứng kiến giá bất động sản giảm, lãi suất giảm, thất nghiệp tăng, GDP trì trệ và dân số già hóa với tốc độ nhanh hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào khác Nói tóm lại, Nhật Bản có mọi đặc điểm của một cuộc suy thoái lớn chưa từng thấy kể từ thập niên 1930 Sau khi trải qua thập kỷ mất mát (những năm của thập niên 90), Nhật Bản có sự vực dậy đáng khen ngợi vào những năm 2000 Tuy nhiên, do ảnh hưởng quá lớn của thập kỷ mất mát, nền kinh tế Nhật Bản có sự tăng trưởng không quá lớn sau thập niên 90

● Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008: Sự suy giảm của nền kinh tế Nhật Bản có nguyên nhân cơ bản là do những tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ từ năm 2007

+ Khủng hoảng tài chính ở Mỹ tác động trực tiếp tới các nhà đầu tư Nhật vào các tổ chức tài chính của Mỹ Các nhà đầu tư này chia làm 2 loại Loại thứ nhất là

Trang 14

những người đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của các tổ chức tài chính Mỹ niêm yết tại thị trường chứng khoán của Nhật Bản

+ Cả tiêu dùng nội địa (thông qua hiệu ứng tài sản), đầu tư trong nước (thông qua tiếp cận tín dụng), lẫn nhu cầu nước ngoài của Nhật Bản đều bị tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính ở Mỹ

+ Tác động tiêu cực tới xuất khẩu của Nhật Bản: Từ năm tài chính 2002 đến cuối năm tài chính 2007, kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn hồi phục Một động lực quan trọng cho sự hồi phục này là xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang Mỹ Tuy nhiên từ năm 2007, xuất khẩu sang Mỹ tăng chậm lại và được cho là nguyên nhân chính gây ra cục diện suy thoái từ quý I của năm tài chính 2008 (tháng 4-6/2008) với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế là -0,6% Xuất khẩu sang Mỹ giảm do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất có thể là do người Mỹ giảm tiêu dùng và do yên lên giá (có thời điểm tỷ giá yên/đôla là chưa đến 90) khiến cho hàng Nhật nhập khẩu tại thị trường Mỹ lên giá

 Các biện pháp của chính phủ Nhật Bản: Vào ngày 30/09/2008, Tại cuộc họp Chính sách tiền tệ được tổ chức hôm nay, Hội đồng chính sách của Ngân hàng Nhật Bản đã đưa ra theo các quyết định về việc thực hiện chính sách tiền tệ trong tương lai và các biện pháp tạm thời khác nhau liên quan đến hoạt động thị trường tiền tệ, bao gồm một số điểm nổi bật như sau:

 Hoạt động cung cấp vốn đặc biệt để hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

Các hoạt động cung cấp vốn đặc biệt để tạo điều kiện tài trợ cho doanh nghiệp sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi vào cuối tháng 3 năm 2010, nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính cho đến cuối năm tài chính năm, và sẽ hết hạn Từ tháng 4 năm 2010 trở đi, Ngân hàng sẽ sẵn sàng cung cấp đủ thanh khoản chủ yếu thông qua các hoạt động cung cấp vốn đối với tài sản thế chấp gộp, chấp nhận một phạm vi tài sản đảm bảo rộng hơn

 Mua thẳng cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp

Việc mua hoàn toàn cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp sẽ hết hạn vào cuối năm 2009 như dự kiến, cho rằng các điều kiện phát hành trên thị trường CP và trái phiếu doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt và do đó mục đích của việc mua để khôi phục chức năng thị trường đã đạt được

Trang 15

 Mở rộng phạm vi tài sản thế chấp hợp lệ

Mở rộng phạm vi nợ doanh nghiệp và thương phiếu đảm bảo bằng tài sản đủ điều kiện là tài sản thế chấp sẽ vẫn có hiệu lực cho đến cuối năm 2010, vì nó đang đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

 Tiện ích ký quỹ bổ sung

Cơ sở tiền gửi bổ sung sẽ vẫn có hiệu lực trong thời gian này, theo quan điểm

đảm bảo tiến hành trơn tru các hoạt động thị trường tiền tệ trong khi cung cấp nguồn vốn dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên thị trường tài chính

Bảng số liệu GDP của Anh, Pháp, Đức từ 2000-2010

Năm Tăng trưởng GDP của Anh

Tăng trưởng GDP của Pháp

Tăng trưởng GDP của Đức

Trang 16

Anh là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc khủng hoảng 2008 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế Vương quốc Anh là đáng kể hơn so với một số quốc gia khác Điều này liên quan đến một số yếu tố chỉ có ở Vương quốc Anh Vương quốc Anh không có cơ sở sản xuất lớn và nền kinh tế phụ thuộc vào các dịch vụ tài chính, bất động sản và doanh số bán lẻ để tăng trưởng Sự tăng trưởng này thiếu thực chất vì nó chủ yếu dựa vào bong bóng vay và cho vay tín dụng đầy rủi ro cuối cùng đã vỡ vào năm 2008 Ba ngành công nghiệp này bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động dây chuyền của sự sụp đổ tài chính Cuối cùng, điều này có nghĩa là khi giá nhà giảm một cách ngoạn mục và các nguồn tín dụng cạn kiệt, nền kinh tế Anh bị ảnh hưởng nặng nề Tác động tiêu cực to lớn đối với nền kinh tế Vương quốc Anh sẽ chứng tỏ có một số hậu quả lâu dài

 Tác động của khủng hoảng tài chính đến kinh tế nước Anh

- Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance & Leicester London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh

- Khi các ngân hàng lớn bắt đầu nắm bắt được những gì đang xảy ra và bắt đầu thua lỗ, hoạt động cho vay giữa các ngân hàng đã giảm ngay lập tức Các tổ chức tài chính tiếp tục vay nhận thấy rằng lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng gấp đôi chỉ sau một đêm Ngoài ra, chi phí bảo hiểm tín dụng tăng vọt Khi việc cho vay gần như dừng lại, hiệu ứng dây chuyền có thể nhìn thấy trong các doanh nghiệp trên toàn hội đồng, đặc biệt là trong ngành nhà ở

- Sau khi cắt giảm doanh số bán lẻ và nhà ở, tình trạng dư thừa tràn lan đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt Điều này làm sâu sắc thêm tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế Anh

Trang 17

- Sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng, chẳng hạn như các khoản vay trả ngay trong ngày, phần lớn là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế trong những thập kỷ trước Tuy nhiên, điều này đã trở thành sự sụp đổ của đất nước khi thời kỳ khó khăn ập đến Cả lĩnh vực tài chính và kinh doanh đều thua lỗ nghiêm trọng Doanh thu thuế thấp hơn có nghĩa là không thể mở rộng chi tiêu công để giúp giải quyết khủng hoảng Tia sáng duy nhất ở phía chân trời là khi giá trị của Đồng bảng Anh giảm xuống, nó cho phép xuất khẩu trở nên phong phú hơn và sinh lãi nhiều hơn

ứng các mục tiêu chính sách kinh tế Các biện pháp chính sách tài khóa có thể được chia thành hai loại:

+ Ổn định tự động: có nghĩa là khi nền kinh tế chậm lại, chi tiêu chính phủ được tăng lên (ví dụ, thông qua các khoản thanh toán phúc lợi cao hơn) trong khi doanh thu thuế có xu hướng giảm Điều này có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế Điều ngược lại xảy ra khi nền kinh tế đi lên Điều này có tác dụng làm giảm sự thay đổi của chu kỳ kinh tế

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan