MỤC LỤC
- Trong bối cảnh các dự báo kinh tế ngày càng ảm đảm, trong tháng 3/2020, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua luật về hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử kinh tế nước này với giá trị khoảng 2.200 tỷ USD, bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho nhiều người dân và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, các ngân hàng được cung cấp các khoản vay kỳ hạn 4 năm cho các doanh nghiệp có quy mô 10 nghìn nhân viên hoặc có doanh thu không quá 2,5 tỷ USD và sẽ trực tiếp mua trái phiếu của các bang cũng như các hạt và các thành phố đông dân nhằm giúp những nơi này chống chịu tốt hơn trước cuộc khủng hoảng y tế. - Để giúp ngành nông nghiệp ứng phó với tình trạng kinh tế suy thoái do các biện pháp hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19, ngày 17/4, Hoa Kỳ công bố gói cứu trợ tài chính trị giá 19 tỷ USD.
Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu về GDP vào năm 1955 và là năm thứ hai liên tiếp nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này rơi vào suy thoái. - Nguyên nhân chính khiến GDP của Nhật Bản sụt giảm là các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu dùng cá nhân, yếu tố chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản. - Nợ công dài hạn của Nhật Bản vượt ngưỡng 1 triệu tỷ yên: Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 10/5, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết lần đầu tiên trong lịch sử, dư nợ nợ công dài hạn của nước này đã vượt ngưỡng 1 triệu tỷ yen (khoảng 7.700 tỷ USD).
So với tài khóa 2020, dư nợ nợ công dài hạn (không bao gồm một số loại trái phiếu) của Nhật Bản tăng tới 4.400 tỷ yên, chủ yếu do chi phí an sinh xã hội tăng vì tình trạng già hóa dân số cùng các khoản chi khẩn cấp tăng để ứng phó với dịch COVID-19. Giá trị đồng yên tiếp tục giảm sâu trong bối cảnh có những dự báo về khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương) sẽ khiến các mặt hàng nhập khẩu, nhất là mặt hàng mua bằng đồng USD tăng giá mạnh. Giới chuyên gia nhận định nếu đồng yên còn giảm giá sâu hơn và giá cả hàng hóa tăng thêm trong thời gian tới, chi tiêu của các hộ gia đình sẽ bị thắt chặt và nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng chậm lại bất chấp nỗ lực của chính phủ thúc đẩy quá trình khôi phục các hoạt động kinh tế hậu COVID-19.
- Nền kinh tế nước Anh đã trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 100 năm khi bị ảnh hưởng bởi làn sóng đại dịch Covid và do sự chậm trễ trong các đợt cách ly đã dẫn đến sự tạm dừng hoạt động kinh tế xuyên suốt cả nước. - Du lịch: Pháp là quốc gia có nhiều du khách nhất trên thế giới, du lịch là một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Pháp; nó chiếm khoảng 8% GDP với số lao động khoảng hai triệu người. - Số liệu ban đầu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho thấy sản lượng kinh tế của Đức sụt giảm vào năm 2020, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được điều chỉnh theo giá giảm 5,0% so với năm trước.
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Thống kê Liên bang, điều này có nghĩa là nền kinh tế Đức đã trải qua một cuộc suy thoái sâu sắc vào năm 2020, một năm bị phủ bóng bởi COVID-19, chấm dứt chuỗi 10 năm tăng trưởng. Ngành sản xuất giảm chỉ còn 1/10, trong khi ngành dịch vụ chứng kiến sự sụt giảm đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực thương mại, vận tải, dịch vụ lưu trú và thực phẩm, nơi hiệu quả kinh tế giảm trong năm với mức tổng thể đã điều chỉnh giá là 6,3%. Hoạt động kinh tế sụt giảm cho thấy người tiêu dùng và doanh nghiệp Canada bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 khiến xuất khẩu giảm do các đối tác thương mại lớn cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Các chuyên gia kỳ vọng rằng nền kinh tế có thể thích nghi và khắc phục được những tác động tiêu cực từ đợt hạn chế mới đang được một số tỉnh tạm thời áp dụng trong tháng Tư này. - Chi tiêu hộ gia đình giảm 5,6% do các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực tới chi tiêu cho việc đi lại, du lịch, nhà hàng, các sản phẩm liên quan đến thể thao và giải trí.