Pháp luật, chính sách tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình mới; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu sống an
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN
Đề tài: Chính sách bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việt Nam
Thành viên nhóm : Nguyễn Thị Hồng Ly ( QLC8 )
Đinh Văn Nguyên ( KTDN9c )
Nguyễn Thị Phương Anh ( ĐT9a )
Phạm Thị Vân ( KTDN )
Trần Đức Anh ( QLC9 ) Nguyễn Minh Chiến ( ĐT8 )
Nguyễn Thị Như Quỳnh ( KHPT9b )
Trang 2MỤC LỤC
trang
I.Bối cảnh ra đời của chính sách 3
II.Cấu trúc của chính sách 4 III Phân tích vai trò của chủ thể, các bên liên quan……… 6
IV Nêu công cụ / quy trình và phương thức thực thi của
CS
7
V Kết quả và tác động của quá trình thực thi CS………… 8
Trang 3I Bối cảnh ra đời của chính sách
18 năm qua, như đã trở thành thông lệ, cứ mỗi khi hoa phượng nở rộ, báo hiệu mùa hè về
và sự náo nức của con trẻ cũng là thời điểm Tháng hành động Vì trẻ em được triển khai rộng khắp trong cả nước Đây cũng là thời điểm có ý nghĩa để toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và các cá nhân bày tỏ tấm lòng chăm lo cho trẻ em và hiện thức hóa ý chí vì tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước
Cho dù nước ta vẫn còn nghèo, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đang gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng chúng ta vẫn tự hào và vui mừng thấy trẻ em Việt Nam đang được bảo vệ, chăm sóc giáo dục ngày càng tốt hơn, các quyền của trẻ em được đáp ứng ngày càng cao hơn Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm ưu tiên đầu tư và dành cho trẻ em trước hết những thành quả phát triển kinh tế xã hội Pháp luật, chính sách tiếp tục được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tình hình mới; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu sống an toàn, phát triển hài hòa của trẻ em
Những thành tựu của sự nghiệp trồng người của nước ta trong thời gian qua là lớn lao Tuy vậy, cũng cần thẳng thắng nhận ra những hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo về trẻ em, trước hết trong công tác quản lý Nhà nước Những bất cập và khoảng trống về pháp luật, chính sách chậm được khắc phục Truyền thông vận động xã hội chưa được đổi mới, hoặc hiệu quả còn thấp Đầu tư của Nhà nước cho bảo vệ trẻ em chưa tương xứng với các lĩnh vực chăm sóc, giáo dục Cơ cấu tổ chức, nhân lực làm công tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em có giai đoạn chưa được quan tâm đúng mực, chậm được củng cố, thiếu chính sách thích hợp.Những nguyên nhân chủ yếu nói trên, cùng với những biến phức tạp hơn của tình hình kinh tế - xã hội, mở cửa hội nhập hay sự thay đổi nhanh các giá trị đạo đức trong gia đình, ngoài xã hội đã dẫn đến cuộc sống trẻ em nhiều nơi, nhiều lúc thiếu an toàn Trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng và phức tạp hơn Theo như “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 57-LCT/HĐNN8” thì “Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.Chính vì vậy, một trong những việc cấp bách chúng ta cần ưu tiên thực hiện là dành cho trẻ em một môi trường sống
an toàn và lành mạnh hơn; là tạo dựng một xã hội không có bạo lực và xâm hại trẻ em
“Căn cứ vào các Điều 41, 64, 65 và 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ,luật này quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Quyền lợi của trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn “Công
Trang 4ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990” cũng như bắt tay hợp tác song song với một vài tổ chức như trong và ngoài nước như UNICEF Việt Nam , SG children , để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em hết sức có thể Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của “Công ước” vào “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia” Ví dụ: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân
sự, Luật tố tụng hình sự ” được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em
II.Cấu trúc của chính sách
*Khách thể/đối tượng của CS : Công dân Việt Nam dưới mưới sáu tuổi.
*Mục tiêu chính sách
Trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển
*Giải pháp chính sách tương ứng
Giải pháp 1:
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, bảo vê t và giáo dục trẻ em trong tình hình mới đến từng chi bộ, đảng bộ cơ sở và Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn dân cư Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện và hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra, giám sát chuyên đề từng nô ti dung của Chỉ thị số 20-CT/TW và việc chỉ đạo triển khai những quy định mới của Luật trẻ em đối với các cấp ủy đảng
Giai pháp 2:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình,
kế hoạch về hoặc có liên quan đến trẻ em phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu và quy định
cụ thể của Luật trẻ em, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020
-2025 cũng như các yêu cầu hội nhập khu vực, toàn cầu Trong đó, một số nội dung, vấn đề trọng tâm cần ưu tiên trong thời gian tới:
- Xây dựng, thực hiện hoặc lồng ghép thực hiện các chính sách trợ giúp thực hiện các quyền trẻ em nói chung, ưu tiên chính sách trợ giúp có điều kiện cho các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ câ tn nghèo Lồng ghép vấn đề nghèo trẻ em trong chính sách tiếp cận giảm nghèo đa chiều Các chỉ tiêu về
Trang 5trẻ em nói chung phải được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương
và các Bộ, ngành
- Đánh giá và rà soát các tiêu chí về xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, kết hợp, lồng ghép với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh để trở chỉ tiêu xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trở thành một tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, địa phương
- Triển khai thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả các Chương trình, đề án đã được phê duyệt: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2020-2025; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2020-2025; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2020-2025; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2020-2025; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2020-2025; Dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2020-2025
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, các tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh như: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ hòa nhập và phát triển tại cộng đồng; Phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng
- Duy trì và phát triển dịch vụ công và các mô hình bảo vệ trẻ em để dịch vụ bảo vệ trẻ em trở thành hệ thống dịch vụ cơ bản bảo đảm thực hiện quyền trẻ em cùng với dịch vụ giáo dục và y tế Quy hoạch các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, kết nối với các dịch vụ xã hội khác nhằm đáp ứng việc bảo vệ trẻ em ở cả 03 cấp độ: xây dựng môi trường sống an toàn; phòng ngừa sớm tổn hại; can thiệp và tái hòa nhập tích cực; quản lý từng trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đă tc biê tt Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo
vệ trẻ em được kiện toàn theo hướng Nhà nước ưu tiên đầu tư kết hợp với thu hút đầu tư từ
xã hội theo hình thức hợp tác công - tư
- Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình đáp ứng các quyền của trẻ em: Ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em; Hỗ trợ và tái hòa nhập trẻ
em vi phạm pháp luật; Chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS; Các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, Hội đồng trẻ em, Câu lạc bộ trẻ em, Chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện, Thăm dò ý kiến trẻ em, Diễn đàn trẻ em quốc gia và các cấp nhằm phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em, thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em vào các vấn
đề về trẻ em
III : Phân tích vai trò của chủ thể, các bên liên quan
Các chủ thể và các bên có liên
quan
Vai trò
Trang 6Cấp TW
và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình về trẻ em; bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương trong việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em
- Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em theo thẩm quyền
kiểm sát nhân dân
- Tòa án nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ
em để tiến hành xét xử hành vi vi phạm quyền trẻ em, trẻ em vi phạm pháp luật, ra quyết định tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, yêu cầu và biện pháp tư pháp cho trẻ em để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em
Cấp địa phương
Chịu trách nhiệm thi hành quyết định do chính phủ ban hành
Tiếp nhận, tổ chức thực hiện thi hành quyết định này
trường, cơ sở giáo dục khác; xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng độ tuổi trẻ em và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ em; bảo đảm trẻ em được hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập và tạo Điều kiện học ở trình độ cao hơn
Trang 7NÊU CÔNG CỤ / QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH
CÔNG CỤ: phân cấp và giao quyền
* Giải pháp 1: điều hành chỉ đạo có hệ thống từ trên xuống dưới, ban hành các văn bản
chính sách có trật tự , văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách theo phân tầng của từng giai đoạn phát triển
* Giải pháp 2: Tổ chức thực hiện có hệ thống từ trung ương đến địa phương, phân theo
các cấp các tổ chức
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách được quy định tại Quyết định này;
b) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ
c) Tạo môi trường giúp trẻ em được bày tỏ ý kiến, tâm tư nguyện vọng, đưa ra những đề xuất thiết thực trong việc học tập, vui chơi, giải trí và các vấn đề liên quan đến trẻ em nhằm xây dựng lớp đội viên, thiếu niên mạnh dạn, tự tin, năng động, bước đầu chủ động làm quen với thể chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa
2 Bộ Tài chính:
a) Bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho trẻ em theo quy định tại Quyết định này trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
3 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành liên quan:
Trang 8a) Theo thẩm quyền được giao có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách hỗ
trẻ em Việt Nam quy định tại Quyết định này
b) Tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương phối hợp thực hiê tn tốt giải pháp để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
c) Chỉ đạo Hội đồng Đội tỉnh tổ chức các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em trong xuyên suốt năm học
* Giải pháp 3: tuyên truyền đào tạo nâng cao năng lực của bộ máy:
- tuyên truyền hướng dẫn chính sách để mọi người thân của trẻ em Việt Nam và chính các
em tiếp xúc được với chính sách, sử dụng truyền thông báo chí, các cấp địa phương có trách nhiệm hướng dẫn phổ biến chính sách, tiếp dân giải đáp thắc mắc của dân
- các cán bộ phải gần dân sát dân để lắng nghe ý kiến của dân nâng hiệu quả của chính sách
áp dụng đúng đối tượng của chính sách
* Giải pháp 4 kinh phí hỗ trợ: Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ quy định được cân đối
trong nguồn kinh phí chi cho những chủ nhân tương lai của đất nước hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
V Kết quả và tác động của quá trình thực thi CS
* Kết quả :
- Những kết quả đạt được của chính sách :
+Về nguyên tắc “Quyền được sống và được phát triển của trẻ” Việt Nam đã cụ thể hóa luật pháp, chính sách thành hàng loạt chương trình, biện pháp liên quan tới bảo vệ quyền sống, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em
Chăm lo sức khỏe cho trẻ em là một điều kiện quan trọng để bảo vệ quyền được sống và phát triển của trẻ Ở cấp toàn quốc và địa phương, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể, tỷ lệ trẻ từ 0 - 6 tuổi được khám, chữa bệnh miễn phí đạt
Trang 9kết quả cao, tỷ lệ trẻ từ 3 - 5 tuổi được đến trường mầm non ở các địa phương khá cao (khoảng 95% - 98%); số trẻ em bị tai nạn, thương tích giảm đáng kể; các điều kiện về nước sạch, vệ sinh môi trường được cải thiện
Quyền của trẻ em được bảo vệ và được bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối
xử đã được ghi nhận tương đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật và bảo đảm trong thực tiễn Chính sách bình đẳng và không phân biệt đối xử trong tiếp cận dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, các chương trình ở Trung ương và địa phương đã được triển khai và cải thiện Trẻ em được bình đẳng tiếp cận các cơ hội trong giáo dục, y tế và mọi lĩnh vực khác của đời sống
xã hội
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về cơ bản, được thực hiện tốt ở nhiều địa phương Kết quả khảo sát nghiên cứu về tình hình thực hiện Chỉ thị số 55/CT-TW của Bộ Chính trị trên phạm vi toàn quốc cho thấy những bước tiến rõ rệt trong việc tôn trọng, bảo đảm và thực thi quyền trẻ em Cấp ủy đảng, chính quyền ở nhiều địa phương đã đặc biệt chú trọng đến việc triển khai và thực hiện nghị quyết, các chương trình và kế hoạch hành động về tăng cường bảo vệ trẻ em, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cha mẹ về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền của trẻ em Đặc biệt, từ sau khi Quốc hội thông qua hai luật mới là Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2007) và triển khai thực hiện hai luật đó một cách sâu rộng trên phạm vi toàn quốc, ý thức tôn trọng pháp luật trong việc nuôi dạy con cái để giảm thiểu mọi hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử hoặc bạo hành đối với trẻ em đã có chuyển biến rõ rệt
Về nguyên tắc “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ” Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng (như trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, trẻ khuyết tật, trẻ vô gia cư, trẻ sống chung với HIV/AIDS ) Nhiều mô hình bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đã và đang được thực hiện thí điểm và nhân rộng Với việc cụ thể hóa các quy định mang tính hiến định, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động phòng ngừa và đấu tranh với mọi hành vi xâm hại trẻ em Các cấp chính quyền địa phương đã triển khai và cụ thể hóa nhiều chương trình quốc gia về phòng, chống bạo hành trẻ em, buôn bán trẻ em, trẻ em lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, bị lạm dụng, xâm hại về thể chất và tinh thần
Trong việc bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của trẻ, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ khoảng cách giới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở Đến nay, giáo dục Việt Nam đã cơ bản bảo đảm được bình đẳng giới Chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam liên tục được cải thiện từ 0,668 (năm 1998) lên 0,689 (năm 2004)
Lợi ích tốt nhất cho trẻ em đã được ghi nhận và bảo đảm bằng các nguyên tắc hiến định, luật định và thực tiễn tư pháp Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định nhiều điều khoản, theo đó lợi ích tốt nhất cho trẻ em phải luôn được bảo đảm trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, lợi ích tốt nhất của các em luôn
Trang 10được Nhà nước quan tâm, bảo đảm Hiện nay, số trẻ mồ côi, không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc chiếm 74,38% trong tổng số trẻ em mồ côi; khoảng 75,85% số trẻ tàn tật được chăm sóc dưới các hình thức khác nhau tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước
và tại các mô hình dựa vào cộng đồng, khoảng 84,1% số trẻ em lang thang được quản lý và chăm sóc; trẻ em lao động trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, bị lạm dụng, xâm hại, bị buôn bán đã được các cơ quan chức năng can thiệp và từng bước giải quyết kịp thời
Về nguyên tắc “Bình đẳng và không phân biệt đối xử” Nguyên tắc này đã được quán triệt
và triển khai trong thực tế ở phạm vi quốc gia và địa phương Nhiều địa phương đã đưa vào chương trình tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong đối xử với trẻ em tại gia đình và trong cộng đồng Nhiều địa phương đã đưa mục tiêu bình đẳng giới, giảm tỷ lệ trẻ em gái bỏ học ở bậc trung học cơ sở và tăng cường bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đối với các nhóm trẻ dễ bị tổn thương vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương Ủy ban nhân dân các cấp đã quán triệt nghị quyết, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng, thực thi các kế hoạch, chương trình hành động về quyền trẻ em Tình trạng kỳ thị giới đối với trẻ em gái đã giảm đáng kể, nhất là từ khi Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực và được triển khai mạnh mẽ Tỷ lệ trẻ em gái và trai tại bậc giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt mức gần tương đương, việc tái hòa nhập mạnh mẽ của trẻ em khuyết tật vào hệ thống giáo dục phổ thông là sự phản ánh bước tiến quan trọng về quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em không dựa trên bất cứ sự phân biệt đối xử nào
Về nguyên tắc “Tôn trọng ý kiến và sự tham gia của trẻ” Trẻ em được tham gia các tổ chức, đoàn thể phù hợp với nguyện vọng và tâm lý của các em Theo báo cáo của Chính phủ, hiện có 18 triệu trẻ em là thành viên của các tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong, Sao Nhi đồng, Đội Tuyên truyền măng non, nơi các em có thể tham gia văn nghệ, tổ chức diễn đàn, tuyên truyền về quyền trẻ em, về phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống ma túy, gìn giữ môi trường và nhiều vấn đề xã hội khác Hàng chục ngàn trẻ em đã tham gia các diễn đàn dành cho trẻ Các em đã có cơ hội nói lên tiếng nói của mình, đối thoại với lãnh đạo các
cơ quan dân cử, như Quốc hội và hội đồng nhân dân, lãnh đạo của Nhà nước, Chính phủ về những vấn đề liên quan tới trẻ em Trẻ em Việt Nam cũng tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, như Diễn đàn khu vực "Chúng em nói về HIV/AIDS" nhân dịp Hội nghị tư vấn khu vực Đông Á – Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS được tổ chức tại
Hà Nội
Theo Báo cáo của Chính phủ, cho đến nay, cả nước có 44 câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ” với 2.500 thành viên chính thức đang hoạt động ở 22/63 tỉnh, thành phố Các câu lạc bộ quyền trẻ em, như câu lạc bộ “Trẻ đường phố”, câu lạc bộ “Sống khỏe mạnh” được duy trì và mở rộng Hiện có 17.000 câu lạc bộ quyền trẻ em được thành lập và hoạt động Hơn 100 trường trung học cơ sở đã triển khai chương trình giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh Thông qua chương trình này, các em được nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, đặc biệt các kỹ năng về phòng ngừa HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản Hàng loạt hoạt