1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong bộ luật hàng hải việt nam

18 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải Việt Nam
Tác giả Ngô Văn Hưng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài báo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

Thêm vào đó, việc thiếu các văn bản hướng dẫn chỉ tiết, thống nhất đã ảnh hưởng một phần đáng kê đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải của các chủ thê tham gia h

Trang 1

HOAN THIEN QUY DINH VE HOP DONG BAO HIEM HANG HAI TRONG BO

LUAT HANG HAI VIET NAM

Trang 2

ABSTRACT - S2 1221 H 22222 2H HH HH 22k 3

1 Khái quát về hợp đồng bảo hiểm hàng hải: 0 5 ST HHnH HH tre e 3

1.1 Khái niệm bảo hiêm hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hải: 5 5c Scserrcee 3 1.2 Hình thức, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải: 52 nhi 3 1.3 Những đặc điêm pháp lý cơ bản của hợp đồng bảo hiệm hàng hải -55555¿ 4

1.3.1 Là hợp đồng song Vụ ST 2 2122 12121211 ng re 4

1.3.2 Là hợp đồng mang tính bồi thường 5s E212 212 tererrre 5 1.3.3 Là hợp đồng có điều kiện + S TT TH H121 2121 errg re 5 1.3.4 Là hợp đồng theo mẫu 2-2 té 2112112112112 22121212111 re 5

1.3.5 Hợp đồng bảo hiểm hàng hải mang tính tín nhiệm - 2-5522 c22zz zcczSc2 6

1.4 Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải 5 ST E121 2121221 erree 6 1.5 Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm hàng hải 2-5 S1 SE rregHegườn §

1.5.2 Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable interesf) - 52 5c scsccererrcren 9

1.5.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost Goodfaith) - ác sec 10

1.5.4 Nguyên tắc thế quyên (Right of Subrogation) - 5s chen 11

1.5.5 Nguyên tắc bồi thường (Indemnity) 2-2-2 SE tt t2 22a 12 INnic 10:03 8n 13

08/1 0PẼẼẼẺẼ ` 13

2.1 Những quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của người được bảo hiểm: 13 2.2 Những quy định ảnh hưởng đến quyền lợi của người bảo hiểm ccc c5: 16 2.3 Kiém nghic ccc cc csccesessceseessessesssessesssessessesecsressessressetesssssressessressesaseaessessesaseseeseses 18 IING©09)|800/.)19)HaIIỒŨẦÁỶẮÁẢẢ Ả 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO - 5 225 2122212 1512211 7122222122121 ru 19

Trang 3

ABSTRACT: Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hải thường xuyên phát sinh những vấn đề vẻ tôn that, mat mat, hư hỏng hàng hóa vì nhiều rủi ro nằm ngoài dự

đoán của con người như: thời tiết, điều kiện tự nhiên, sự cố về con tàu, hành trình bién,

Những yếu tổ trên tác động đáng kẻ đến quá trình vận chuyên hàng hóa và gây tốn thất lớn

đến tài chính và sự sinh tồn của một doanh nghiệp Do đó, việc mua bảo hiểm hàng hải được

các doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng rộng rãi nhằm tận dụng những ưu điểm về phân chia

rủi ro, tốn thất trong suốt hành trình vận chuyển với người bảo hiểm và tạo sự an tâm trong kinh doanh thì còn gặp rất nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình giao kết và thực hiện

hợp đồng bảo hiểm hàng hải Hợp đồng bảo hiểm hàng hải chịu sự điều chỉnh của một hệ

thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp Chính vì thế, đã có rất nhiều vụ tranh chấp phát

sinh về hợp đồng bảo hiểm hàng hải làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thê liên quan trong hợp đồng Bởi vì, khi giao kết hợp đồng bảo hiêm hàng hải, người bảo hiểm,

người mua bảo hiểm thường xuyên mắc phải những vấn đề chồng chéo giữa các quy định

pháp luật về bảo hiểm Thêm vào đó, việc thiếu các văn bản hướng dẫn chỉ tiết, thống nhất đã ảnh hưởng một phần đáng kê đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải

của các chủ thê tham gia hợp đồng bảo hiểm và gây cho họ khó khăn trong việc lựa chọn điều

kiện bảo hiểm phù hợp nhất với hàng hóa Xuất phát từ những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quy định về hợp dong bảo hiểm hàng hải trong Bộ

Luật hàng hải Miệt Nam” đề làm đề tài bài báo nghiên cứu khoa học của mình

1 Khái quát về hợp đồng bảo hiểm hàng hải:

1.1 Khái niệm bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bảo hiểm hàng hải:

Tác giả Ngô Văn Hưng trong Luận văn của mình đã định nghĩa “bảo hiêm hàng hải” theo nghĩa rộng, theo đó bảo hiêm hàng hải được xem là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo

hợp đồng ký kết giữa các chủ thẻ tham gia vận tải biên Quan điểm này xuất phát từ chỗ cho rằng vận tải biên luôn đi cùng với những rủi ro có thê gây ra những thiệt hại vật chất lớn, thiệt hại về tính mạng và những thảm họa môi trường khó khắc phục cũng như những hậu quả khác và bảo hiêm hàng hải là nguồn bồi thường những thiệt hại gây ra cũng như giảm

thiêu hay ngăn ngừa những tốn thất có thê lường trước

Về khái niệm “hợp đồng bảo hiểm hàng hải”, khoản 1 Điều 303 Bộ Luật hàng hải

2015 định nghĩa như sau: “Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro

TS Ngô Văn Hung (2020), Luận văn Thạc sĩ Luật học “Pháp luật về bảo hiểm hàng hải”, trồ

3

Trang 4

hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bôi thường cho người được bảo hiểm những tốn thất hàng hải thuộc trách

nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp dong „

1.2 Hình thức, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải:

Hợp đồng bảo hiêm hàng hải phải được giao kết bằng văn bản Nếu người được bảo

hiêm yêu câu, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

cho người được bảo hiểm Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải Căn cứ Điều 307 Bộ Luật hàng hải 2015, đơn bảo hiểm có thê được cấp theo những hình thức như đơn bảo hiểm chuyến, đơn bảo hiểm thời

hạn, đơn bảo hiểm định giá và đơn bảo hiểm không định giá Nội dung cơ bản của đơn bảo

hiểm bao gồm: tên người được bảo hiểm; điều kiện, thời hạn, số tiền, đối tượng bảo hiểm;

chữ ký xác nhận,

Khi giao kết hợp đồng bảo hiêm nói chung, đối tượng được bảo hiêm thường là những

hàng hóa, tài sản có khả năng bị tôn thất hoặc gặp rủi ro trong tương lai Mục đích của việc

giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm hạn chế, khắc phục một cách nhanh chóng và gần như

ngay lập tức những tôn thất đó Như vậy, có thê hiểu đơn giản đối tượng của bảo hiểm hàng

hai la “tai san và những lợi ích liên quan tới tài sản bị đe dọa trước các rủi ro Chính vì mục đích phục hồi, an toừn và tái tạo lại đối tượng bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được giao

kếf'° Trong Bộ luật hàng hải 2015, đối tượng của bảo hiểm hàng hải là những quyền lợi vật

chất có thê quy ra tiền, liên quan đến hoạt động hàng hải Khoản 2 Điều 304 Bộ Luật hàng hải 2015 quy định những “quyền lợi vật chất” nảy bao gồm: “a) 7u biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải; b) Giá dịch vụ vận

chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản

hoa hông, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải; c) Trách nhiệm dân sự phái sinh do các rủi ro hàng hải.”®

1.3 Những đặc điểm pháp lý cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hải

1.3.1 Là hợp đông song vụ

Khác với dạng hợp đồng đơn vụ, trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, hai bên trong

hợp đồng bảo hiêm đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau Người được bảo hiêm có nghĩa

? Khoản 1 Điều 303 Bộ Luật hàng hải 2015

3 Khoản 3 Điều 303 Bộ Luật hàng hải 2015

* Khoản 1 Điêu 307 Bộ Luật hàng hai 2015

> Nguyen Hai (2012), Luận văn “Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế”

Trang 5

vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm để được nhận tiền bồi thường từ người bảo hiểm khi xảy ra tôn thất hàng hải Đôi lại, người bảo hiêm có nghĩa vụ bôi thường tốn thất cho

người được bảo hiểm sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và đã nhận được khoản phí bảo hiểm

do người được bảo hiểm nộp

Nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm của bên bảo hiểm tương xứng với nghĩa vụ đóng phí bảo

hiêm của bên được bảo hiêm; nghĩa vụ giải thích các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo

hiểm đi đôi với nghĩa vụ kê khai thông tin của bên được bảo hiểm Nghĩa vụ của các bên

trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển được Luật

kinh doanh bảo hiểm quy định tại các Điều 17, 18 Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm

cũng không ngăn cắm các bên trong hợp đồng có những thỏa thuận riêng

1.3.2 Là hợp đông mang tính bôi thường

Cũng như mọi hợp đồng bảo hiểm thiệt hại khác, hợp đồng bảo hiểm hàng hai là loại hợp đồng bồi thường Người bảo hiêm sẽ cam kết với người mua bảo hiêm là sẽ bồi thường khi rủi ro bảo hiểm gây thiệt hại cho người được bảo hiệm Việc thanh toán tiền bồi thường

trong trường hợp nảy có mục đích bù đắp những tôn thất và chỉ phí mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi hàng hóa của họ gặp rủi ro trong quá trình vận chuyên và bốc đỡ Căn cứ

để người bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bôi thường là thiệt hại thực tế của người được bảo

hiểm, các quy định của pháp luật liên quan và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm

Tuy nhiên tính đền bù trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải lại mang tính lưỡng tính, thé hiện ở chỗ: chỉ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm — gặp phải các rủi ro hàng hải gây ra tôn that thì người được bảo hiểm mới nhận được bôi thường từ người bảo hiểm Còn trong trường hợp

không xảy ra sự kiện bảo hiêm, nghĩa vụ nộp phí của người bảo hiểm vẫn phát sinh và phải được thực hiện trong khi nghĩa vụ bồi thường của người bảo hiểm không hề phát sinh

1.3.3 Là hợp đông có điều kiện

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà trong đó các bên có thỏa thuận về một sự

kiện mà khi sự kiện đồ xảy ra thì hợp đồng mới được thực hiện hoặc phải chấm dứt Sự kiện

mả các bên thỏa thuận phải đáp ứng ba yêu câu:

(¡) Thuộc về tương lai (chỉ có thê diễn ra hoặc không diễn ra sau khi hợp đồng được

giao kết);

(¡) Mang tính khách quan, việc nó sẽ xuất hiện hay không hoàn toản nằm ngoài ý

chí của các chủ thê;

(i1) Phù hợp với pháp luật và không trải với đạo đức xã hội.

Trang 6

Như vậy, tính có điều kiện của hợp đồng bảo hiêm hàng hải thê hiện ở chỗ chỉ khi

xảy ra các tôn thất hàng hải do rủi ro hàng hải gây ra như đã được các bên thỏa thuận trong

hợp đồng thì nghĩa vụ bồi thường của người bảo hiêm mới phát sinh và khi đó các quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải mới được thực hiện một cách đây

đủ

1.3.4 Là hợp đồng theo mẫu

Do tính phức tạp của bảo hiểm hàng hải, cac hop déng bao hiém hang hải được người

bảo hiểm soạn sẵn các điều khoản để bên tham gia bảo hiểm lựa chọn đưới dang cac quy tắc

bảo hiểm mà người bảo hiểm ban hành Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối với phần điều kiện chung, người tham gia bảo hiêm chỉ có thê chấp thuận toàn bộ hoặc không giao kết hop đồng bảo hiêm Người tham gia bảo hiểm chỉ có thê đàm phán đề thỏa thuận về các điều khoản riêng của hợp đồng như: giới hạn hảnh trình được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo

hiểm Chính vì đặc trưng này mà trong hợp đồng bảo hiểm, nếu có điều khoản nào đó không

rõ rang thì bên bảo hiêm phải chịu bắt lợi khi giải thích điều khoản đó

1.3.5 Hợp đông báo hiểm hàng hải mang tính tín nhiệm

Phải có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm Lợi ích bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tôn thất Nếu xảy ra tổn thất mà người được bảo hiểm vẫn chưa có lợi ích bảo hiểm trong hàng hóa thì sẽ không

được bồi thường Người được bảo hiểm phải trung thực trong việc khai báo các chỉ tiết về

hàng hóa, phải thông báo mọi thay đổi về rủi ro hay tăng thêm rủi ro mả mình biết được cho

người bảo hiém

1.4 Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Thứ nhất, căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm có thê chia

ra: hợp đồng bảo hiểm theo chuyến (voyage) và hợp đồng bảo hiểm thời gian (time)

Hợp đồng bảo hiệm theo chuyến là hợp đồng bảo hiệm cho đối tượng bảo hiêm từ chỗ này đến chỗ khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm Khi một hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm trong một thời gian xác định trong hợp đồng được gọi là hợp đồng định hạn Một hợp

đồng có thê bao gồm cả bảo hiêm theo chuyền và bảo hiểm thời gian xác định Trách nhiệm

của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiêm chuyến bắt đầu và kết thúc theo điều khoản “từ

kho đến kho”.

Trang 7

Hợp đồng bảo hiểm thời gian là hợp đồng trong đó một con tàu được bảo hiểm trong

bất kỳ chuyến hành trình đặc biệt nào đó trong một thời gian nhất định Bất kỳ tốn thất nào xảy ra khi thời gian chưa hết hạn đương nhiên được bảo hiểm Tuy nhiên, điều này có thê

ngoại lệ Ví dụ: một con tàu bị thiệt hại nặng nề trong thời gian hiện hành của hợp đồng, vẫn

tồn tại trong khoảng thời gian đó nhưng cuối cùng cũng không tôn tại được chỉ khi thời gian

có hiệu lực bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm vừa hết Việc người bảo hiểm có phải thanh toán tiền bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm hay không còn tùy thuộc yếu tổ liệu vào thời điểm

hợp đồng hết hạn, kết cấu vẫn còn lả tàu hay con tau đã thực sw bi đắm Nếu con tàu vào cuối

thời hạn vẫn còn nổi và điều khiên được, mặc dù có thê là chỉ nhờ vào hoạt động của máy

bơm thì vẫn được thừa nhận là tàu và không được coi là tôn thất Trong trường hợp này, tốn

thất được chấp nhận chỉ có thê là tôn thất bộ phận như là thiệt hại chưa được sửa chữa.” Thứ hai, căn cứ vào xác định giá trị của đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng có thể chia thành: hợp đồng bảo hiêm định giá (Valued policy) và hợp đồng bảo hiểm không

định giá (Unvalued policy):

Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued poliey) là loại hợp đồng xác định rõ theo thỏa thuận giá trị của đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm được xác định theo quy định theo Điều 27 MIA 1906, không có sự gian lận, giá trị được ấn định trong hợp đồng giữa người bảo hiêm và người được bảo hiểm, nhằm đê xác định giá trị có thê bảo hiểm của đối tượng được

dự tính bảo hiêm kế cả khi bị tổn thất toàn bộ hay bộ phận Trừ khi hợp đồng có quy định khác, giá trị được ấn định trong hợp đồng không dùng đề xác định trong trường hợp đó là tôn thất toàn bộ ước tính Có sự khác biệt về bồi thường giữa một hợp đồng định giá và một hợp đồng bảo hiểm không định giá Ví dụ, một con tàu được bảo hiểm với giá tri 200.000 USD, sau đó còn tàu bị tổn thất Người chủ sở hữu hảng hóa khi đó sẽ phải chứng minh rằng tốn thất của mình lên đến 200.000 USD, có nghĩa là con tàu của mình có trị giá ít nhất 200.000 USD Trường hợp này là hợp đồng bảo hiểm định giá

Hợp đồng bảo hiểm không định giá (Unvalued policy) là loại hợp đồng không xác định rõ giá trị của đối tượng bảo hiểm, song bị chỉ phối đến giới hạn của số tiền được bảo hiểm, đề giá trị có thê bảo hiểm của đối tượng sẽ được xác định theo các thức ấn định sẵn Thứ ba, căn cứ vào số lượng tàu được bảo hiểm có thê chia thành hợp đồng bảo hiểm

bao cho một tàu hoặc nhiều tau (Floating policy by ship or ships)

7 Nguyễn Hữu Khánh Linh (2018), Tập bài giảng Luật hàng hải quốc tế, Trường Đại học Luật — Đại học Huế,

tr60

Trang 8

Hợp déng bao hiém bao (Floating policy) là hợp đồng được thê hiện theo những thuật

ngữ bảo hiểm chung, việc xác định tên tàu hoặc nhiều tên tàu và các chi tiết khác được xác

định theo thông báo của người được bảo hiểm về sau" Những khai báo về sau hoặc những

khai báo khác có thê được xác nhận trong hợp đồng hoặc theo tập quán Trừ khi hợp đồng có

quy định khác, nếu không sự khai báo phải do hãng vận tải hàng hóa hoặc tàu nêu ra Bao

gom tat cả các hàng hóa trong hợp đông, giá trị của hàng hóa và các tài sản khác phải được kê

khai trung thực, tuyên bố có sự sai sót có thể được sửa đổi thậm chí sau khi tốn thất hoặc sau

khi tàu đến, việc đưa ra tuyên bố hoặc sự sai sót phải được thực hiện theo nguyên tắc trung

thực tuyệt đối trừ khi hợp đồng có quy định khác

Trong thực tiễn kinh doanh, do mang lại nhiều lợi ích và ưu thế hơn nên hợp đồng bảo

hiêm bao luôn được các doanh nghiệp bảo hiểm khuyến khích áp dụng Hợp đồng bảo hiểm

bao phù hợp đối với những khách hàng có khối lượng hàng hóa nhập, xuất lớn trong năm và hợp đồng bảo hiểm bao được ký kết và thực hiện trên tinh thần thiện chí

1.5 Các nguyên tắc của hợp đồng bảo hiếm hàng hải

1.5.1 Nguyên tắc bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (IForluity not certainly)

Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm một rủi ro tức là bảo hiểm

một sự cố, một tai nạn, tai họa xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn của con người, không bảo hiểm một sự chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra cũng như bảo hiểm chỉ

bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro xảy ra.° Chính vì vậy, nếu một hợp đồng bảo

hiêm hàng hải được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa

hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa về đích an toan thì sẽ trở nên vô hiệu

1.5.2 Nguyên tắc loi ich bao hiém (Insurable interest)

Đây là nguyên tắc cơ bản của bao hiém hang hai Loi ich bao hiém (Insurable interest)

được xem xét trong “mối quan hệ pháp lý hay quan hệ bình dang” (Legal or equitable relation) Co nghia la dé duge coi là có quyền lợi có thể bảo hiểm sẽ căn cứ trên quyền lợi cơ

sở quyền hạn pháp lý hoặc trách nhiệm pháp lý trên đối tượng được bảo hiêm.'° Theo Điều 5

Š Luật bảo hiểm hàng hải Anh, 1906, Điều 29

? Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr L7

‘© Pham Anh Tuần (2007), Luận văn thạc sỹ Luật học “Một số vẫn đề cơ bản của Luật bảo hiểm hàng hải Anh

năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tr3l

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/mot-so-van-de-co-ban-cua-luat-bao-hiem-hang-hai-anh-nam-1906-va-vi ec-ap-dung-trong-thuc-tien-2796/, truy cap ngay 19/03/2019

Trang 9

Luật bảo hiểm hảng hải Anh 1906 (MIA 1906) định nghĩa về lợi ích bảo hiểm quy định:

“Theo quy định của Luật này, người có lợi ích bảo hiểm là người có lợi ích liên quan đến một hành trình đường biên, khi người ấy có liên quan hợp pháp và có mỗi quan hệ bình đẳng trong hành trình này hoặc tài sản có thê được bảo hiểm trong hành trình đó, kết quả người

đó được hưởng lợi do tài sản được bảo hiểm được an toàn và đến dung han (due arrival) hoặc người đó bị thiệt hại nếu tài sản bị tốn thất (be prejudiced) hodc bj hu hai, bi cẩm giữ

(detention), hoặc có thể phải chịu trách nhiệm về những tốn thất”

Người nảo đó có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào đó có nghĩa là

quyên lợi của người đó sẽ được bảo hiêm nêu đối tượng bảo hiểm đó an toàn và ngược lại

quyên lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro Người bị thiệt hại khi đối tượng bảo hiêm gặp rủi ro có thê là chủ sở hữu về đối tượng bảo hiểm đó, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản Lợi ích bảo hiêm có ý nghĩa

to lớn trong hoạt động bảo hiểm Khi xảy ra tốn thất, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiêm mới được bôi thường." Trong bảo hiểm hang hai, loi ích bảo hiểm không nhất thiết phải

có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tôn that

Ngoài ra, lợi ích bảo hiểm phải là lợi ích hợp pháp và có tính xác định Hơn nữa, để

được nhận lợi ích bảo hiểm thì người mua bảo hiểm phải có một số liên hệ với đối tượng bảo hiêm được pháp luật công nhận Mối liên hệ đầu tiên được pháp luật công nhận phải chính là chủ sở hữu Mối liên hệ thứ hai là quyền lợi và trách nhiệm trước tài sản đó Đề đảm bảo nguyên tắc này, trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải kiêm tra giữa

người tham gia bảo hiêm và đối tượng bảo hiểm có tồn tại quyên lợi có thê được bảo hiểm theo nguyên tắc và theo quy định của hợp đồng bảo hiểm đó hay không

1.5.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Uumost Goodfaith)

Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm không thê tiếp xúc trực tiếp đối tượng bảo hiểm để đánh giá rủi ro Người bảo hiểm

căn cứ trên lời khai của người được bảo hiểm để xác định mức độ rủi ro và mức phí Do đó,

nguyên tắc trung thực tuyệt đối có ý nghĩa cao, quan trọng trong quá trình ký hết hợp đồng

bảo hiểm hàng hải Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo hiểm

hàng hải nói riêng phải được giao kết phải trên cơ sở trung thực tuyệt đối Chính vì vậy, hai bên của môi quan hệ bảo hiểm là người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đôi

TS, Trần Thị Hòa Bình - TS Trần Văn Nam (2005), Giáo trình luật thương mại quốc tế, NXB Lao động — Xã hội Hà Nội, tr.233 -234

Trang 10

thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau Trong trường hợp một bên

vi phạm nguyên tắc này, một bên không trung thực sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu 1.5.4 Nguyên tắc thé quyén (Right of Subrogation)

Nguyên tắc thế quyền là một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động bảo hiểm hàng hải Nguyên tắc thế quyền không làm cho quan hệ bảo hiểm bị lạm dụng vì nó ngăn ngừa một

người có thê đòi bôi thường từ hai nguồn về cùng một tôn thất đề kiếm lời từ bảo hiểm Theo

nguyên tắc này, người bảo hiểm sau khi đã bồi thường cho người được bảo hiêm, có quyền

thay mặt người được bảo hiêm đề đòi người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho mình Đề

thực hiện được nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ, cần thiết cho người bảo hiểm.!? Với nguyên tắc thế quyền này người bảo

hiểm có quyên thay thế quyền hạn của người được bảo hiêm để đòi bên có trách nhiệm bồi

hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả mà không cần chuyên quyền sở hữu Vì vậy, sau khi nhận được tiền bồi thường của người bảo hiêm, người được bảo hiểm phải chuyên quyền

đòi bồi thường cho người bảo hiểm

1.5.5 Nguyên tắc bồi thường (Indemmity)

Bản chất của hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bồi thường, do vậy không có bồi thường

thì không có quan hệ bảo hiểm Theo nguyên tắc này, khi có tôn thất xảy ra người bảo hiểm

phải bồi thường như thế nào đề đảm bảo cho người được bảo hiệm sau khi bị tôn thất bảo hiểm hàng hải trở về tinh trạng tải chính tương tự như trước khi bị tổn thất Các bên không được lợi dụng bảo hiểm đê trục lợi '* Do đó, nguyên tắc bôi thường thê hiện trên các yếu tố

sau:

Thứ nhất, bồi thường dựa trên cơ sở tôn thất thực tế Tổn thất xảy ra bao nhiêu sẽ

được bồi thường bấy nhiêu Điều này có nghĩa là tài sản bảo hiểm không bị tốn that thì không bồi thường

Thứ hai, hạn chế mức bôi thường cao nhất Việc bồi thường tốn thất thực tế phải được giới hạn trong số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận khi mua bảo hiểm Điều nảy đảm bảo cho

quyên và nghĩa vụ giữa người bảo hiểm và người tham gia bao hiểm tương xứng với nhau

2 Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr 19

3 Phạm Thị Lan Anh (2007), Giáo trình bảo hiêm trong ngoại thương, NXB Hà Nội, tr 18

10

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w