1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ pháp luật về giao đất theo luật đất đai năm 2013 và năm 2024

12 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Giao Đất Theo Luật Đất Đai Năm 2013 Và Năm 2024
Tác giả Nguyễn Thúy Anh
Người hướng dẫn ThS. Trương Trọng Hiểu
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A tham gia vào quá trình kiểm trahải quan Nghị quyết 123 ngày 17/2/2015 cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộcda Nước A tham gia vào quá trì

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI

“PHÁP LUẬT VỀ GIAO ĐẤT THEO LUẬT ĐẤT ĐAI

NĂM 2013 VÀ NĂM 2024”

Giảng viên: ThS Trương Trọng Hiểu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Anh

Thư

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu viết

tắt

Chữ viết đầy đủ

chung về Thuế quan và Thương mại)

tục giải quyết tranh chấp)

Thương mại Thế giới)

System (Hệ thống Hài hòa về mã số và mô tả hàng hóa)

Trang 5

MỤC LỤC

BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT SỰ KIỆN 1

1.1 Các đương sự 1

1.2 Tóm tắt sự kiện 1

1.3 Yêu cầu của các bên tranh chấp 1

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG TRANH CHẤP 2

2.1 Về các biện pháp ảnh hưởng đến xuất khẩu da bò thô 2

2.1.1 Lệnh cấm xuất khẩu da bò thô của chính phủ A 2

2.1.2 Đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A tham gia vào quá trình kiểm tra hải quan 2

2.2 Về việc đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu 3

CHƯƠNG 3: BẢN TỰ BẢO VỆ VỚI VAI TRÒ LÀ LUẬT SƯ TƯ VẤN CỦA NƯỚC B 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO a

Trang 6

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT SỰ KIỆN

Các đương sự

Nguyên đơn: Nước B

Bị đơn: Nước A

Tóm tắt sự kiện

Nước A áp dụng các biện pháp ảnh hưởng đến xuất khẩu da bò thô:

- Lệnh cấm xuất khẩu từ năm 2002 đến năm 2009;

- Thuế xuất khẩu 20% từ năm 2009 đến năm 2011;

- Duy trì thuế xuất khẩu 20% sau năm 2011, vi phạm thỏa thuận với Nước B;

- Thông qua Nghị quyết 123, cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da A tham gia kiểm tra hải quan đối với da bò thô và da bán thành phẩm trước khi xuất khẩu từ năm 2015

Nước A áp dụng thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu từ năm 2017

- Ngày 15/4/2017, A ra quyết định đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng 9% và thuế nhập khẩu 3% dựa trên giá trị nhập khẩu, nhằm mục đích “bình ổn thị trường trong nước”

Nước B khởi kiện nước A ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).

Yêu cầu của các bên tranh chấp

Nước B:

- Xác định các biện pháp ảnh hưởng xuất khẩu da bò thô của Nước A vi phạm quy định của GATT về hạn chế hàng xuất khẩu

- Xác định việc áp thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu là phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu

Trang 7

Nước A:

- Xác định các biện pháp hạn ảnh hưởng đến khẩu da bò thô của Nước A không vi phạm quy định của GATT 1994

- Bác bỏ cáo buộc của Nước B về việc áp thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu

VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG TRANH CHẤP

Về các biện pháp ảnh hưởng đến xuất khẩu da bò thô

Lệnh cấm xuất khẩu da bò thô của chính phủ A

Vào tháng 5/2002, chính phủ A đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu da bò thô với mục đích được tuyên bố là “bảo vệ nguồn cung cấp da bò thô đầy đủ cho ngành thuộc da nội địa”, hành vi này vi phạm Điều XI:1 của GATT 1994, cấm các biện pháp cấm xuất khẩu và các biện pháp có tác động tương tự

Đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A tham gia vào quá trình kiểm tra hải quan

Nghị quyết 123 ngày 17/2/2015 cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc

da Nước A tham gia vào quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô và da bán thành phẩm trước khi xuất khẩu vi phạm Điều X:3(a) của GATT 1994, quy định rằng việc quản lý luật pháp, quy tắc, các quyết định hay quy chế đã nêu tại khoản 1 của điều X:1 một cách thống nhất, vô tư và hợp lý:

- Sự có mặt của các đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A khiến việc

áp dụng các quy tắc hải quan liên quan một cách khách quan là không thể Tôi cho rằng không có mục đích chính đáng nào để các cá nhân thuộc ngành công nghiệp hạ nguồn trong một nước tham gia vào quá trình thông quan, sự hiện diện của họ có lẽ để làm quá trình kiểm tra hải quan trở nên thiên vị hơn cho các nhà xuất khẩu của nước A Ngay cả khi sự có mặt của các đại diện ấy

Trang 8

không gây ra xung đột lợi ích thực sự, thì cũng có thể sẽ xảy ra xung đột lợi ích tiềm ẩn ở chỗ Nghị quyết này đặt Hiệp hội ngành thuộc da nước A và các thành viên trong đó vào tình thế mà họ có thể lạm dụng sự hiện diện của mình hoặc bất kỳ thông tin nào có được từ đó

- Các bên có lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đối với sản phẩm và giao dịch là nhà xuất khẩu và người mua nước ngoài Chính phủ cũng có lợi ích pháp lý liên quan trong giao dịch dựa trên quyền chủ quyền để điều tiết và đánh thuế xuất khẩu Ngược lại, các đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A lại không có mối quan hệ pháp lý nào với sản phẩm hay hợp đồng mua bán Trên thực tế, Hiệp hội ngành thuộc da nước A thể hiện lợi ích thương mại bất lợi ở chỗ việc xuất khẩu không mang lại lợi ích cho các thành viên trong Hiệp hội bởi lẽ việc xuất khẩu này làm tăng giá của sản phẩm da thô Hơn nữa, các thành viên trong Hiệp hội này cũng là đối thủ cạnh tranh của những người mua da nước ngoài

- Khi một bên có lợi ích thương mại trái ngược nhưng không có lợi ích pháp lý liên quan được phép tham gia vào một giao dịch xuất khẩu như thế này, sẽ xảy ra nguy cơ gắn liền là luật, quy định và quy tắc Hải quan sẽ được áp dụng thiên vị để cho phép các cá nhân có lợi ích thương mại bất lợi có được những thông tin mật về những vấn đề không thuộc quyền hạn của họ

- Mặc dù tình trạng này có thể được khắc phục bằng các biện pháp bảo vệ thích hợp nhưng tôi không cho rằng các biện pháp bảo vệ đó đã và đang được áp dụng Do đó, Nghị quyết 123 không thể được coi là sự quản lý khách quan đối với các luật, quy định và quy tắc hải quan được mô tả tại Điều X:1, do đó, không nhất quán với Điều X:3(a) của GATT 1994

Về việc đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu

Việc áp thuế giá trị gia tăng 9% và thuế nhập khẩu 3% đối với sản phẩm da thành phẩm là vi phạm Điều III:2 của GATT 1994 (cấm phân biệt đối xử về thuế đối với các sản phẩm nước ngoài tương tự, cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế cho sản phẩm trong nước) và Điều XX của GATT 1994

Trang 9

Điều III.2, câu đầu tiên của GATT 1994 quy định như sau:

“2 Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất

cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự.”

Các khoản thanh toán thuế GTGT và thuế nhập khẩu đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu vượt quá số tiền thanh toán phải thực hiện khi bán hàng hóa nội bộ, dẫn đến hậu quả là các nhà nhập khẩu phải chịu chi phí tài chính nặng hơn

so với người mua hàng hóa tương tự trong nước, điều này làm phát sinh sự phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu và các sản phẩm tương tự trong nước, vấn

đề duy nhất còn lại là liệu sự phân biệt đối xử do áp dụng 2 khoản thuế này có

“không chính đáng” hay không Tính hợp lý của sự phân biệt đối xử này sẽ được xem xét dựa trên quy định tại Điều XX của GATT 1994

Việc áp dụng thuế GTGT và thuế nhập khẩu dẫn đến “sự phân biệt đối xử không thể biện minh được” theo nghĩa của phần đầu của Điều XX GATT 1994, vì các biện pháp này áp đặt lên người nhập khẩu một gánh nặng thuế bổ sung Do đó, tôi xin kết luận rằng việc áp thuế giá trị gia tăng 9% và thuế nhập khẩu 3% đối với sản phẩm da thành phẩm không đáp ứng yêu cầu ở phần đầu của Điều XX Căn cứ vào những vấn đề pháp lý trên và theo Điều 3.8 của DSU, tôi kết luận thêm rằng có sự vô hiệu hoặc suy giảm các lợi ích đối với nước B theo GATT 1994.Giáo trình Nguyên lí Tiếp Thị - Đ

ai học Kin

h Tế-Luật)

Trang 10

BẢN TỰ BẢO VỆ VỚI VAI TRÒ LÀ LUẬT

SƯ TƯ VẤN CỦA NƯỚC B

Yêu cầu tham vấn của nước B

Thông tin sau đây, ngày 4 tháng 1 năm 2024, từ Đại diện Thường trực của Quốc gia B đến Đại diện Thường trực của Quốc gia A và đến Chủ tịch Cơ quan Giải quyết Tranh chấp, được lưu hành theo khoản 4 Điều 4 của Thỏa ước về thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU)

Đại diện nước B, tôi xin yêu cầu tham vấn với nước A theo Điều 4 của Thỏa ước

về thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) và Điều XXII của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 liên quan đến các hành động sau đây của nước A:

1 Nghị quyết 123 ngày 17 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ A cho phép đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với da bò thô (mã HS 4101.10) và da bán thành phẩm (mã HS 4104.10) trước khi xuất khẩu;

2 Thuế giá trị gia tăng 9% mà nước A đánh thuế đối với sản phẩm da thành phẩm nhập khẩu; và

3 Thuế nhập khẩu 3% dựa trên giá trị nhẩm khẩu áp dụng lên người phụ trách khi nhập khẩu hàng hóa vào nước A

Nước B cho rằng các hành vi được liệt kê ở trên không phù hợp với các nghĩa

vụ của Nước A theo GATT 1994 Các hành vi vi phạm đặc biệt liên quan đến các điều khoản sau:

- Điều X.3(a) của GATT 1994, quy định về nghĩa vụ của các Thành viên trong việc quản lý luật pháp và các quy định liên quan đến các yêu cầu về xuất khẩu một cách thống nhất, vô tư và hợp lý: Đại diện của Hiệp hội ngành thuộc da nước A được phép có mặt trong quá trình kiểm tra hải quan đối với

Trang 11

da bò thô và da bán thành phẩm trước khi nhập khẩu Hành vi này được coi

là vi phạm Điều X.3(a) của GATT 1994

- Điều III.2 của GATT 1994 quy định rằng hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất

kỳ Thành viên nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng với sản phẩm nội tương tự:

Trên thực tế, điều này có nghĩa là thuế suất đối với hàng nhập khẩu sẽ cao hơn 9% so với hàng mua trên thị trường nội địa Do đó, thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có tính phân biệt đối xử khi so sánh với thuế suất áp dụng cho hàng bán trong nước Vì vậy, khoản thuế GTGT có vẻ vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều III.2 của GATT 1994;

trả thuế nhập khẩu bằng 3% giá trị hàng hóa nhập khẩu, điều này cho thấy sự phân biệt đối xử có lợi cho nguyên liệu đầu vào của nước A cho sản xuất và sản phẩm thành phẩm Vì vậy, khoản thuế nhập khẩu này cũng cấu thành hành vi vi phạm Điều III.2 của GATT 1994 Nước B cho rằng việc tham chiếu đến các cơ sở pháp lý nêu trên không loại trừ việc dẫn đến bất kỳ điều khoản thích hợp nào khác của Hiệp định WTO và các Hiệp định kèm theo khác Nước B mong muốn nhận được phản hồi của cơ quan giải quyết tranh chấp về yêu cầu này và ấn định ngày tham vấn được các bên cùng chấp thuận

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994

2 Thỏa ước về thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU)

3 Website của trung tâm WTO: trung tâm WTO, https://trungtamwto.vn/ (truy cập

20 giờ ngày 23/12/2023)

4 Website của HCC WTO – Trung tâm hỗ trợ Hội nhập WTO TP.HCM: CIIS HO CHI MINH CITY, https://www.hoinhap.org.vn/ (truy cập 8 giờ ngày 25/12/2023)

5 TS Đinh Khương Duy, CN Lê Ngọc Khương (09/2015), “Thực tiễn vận dụng điều xx (Hiệp định GATT 1994) vào giải quyết tranh chấp liên quan tới nguyên tắc không phân biệt đối xử và một số đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, số (75)

6 Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

7 Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam

Tiếng nước ngoài

1 Website of WORLD TRADE ORGANIZATION: WORLD TRADE

23, 2023)

2 Website of Jus Mundi Search for International Law and Arbitration: Jus Mundi, https://jusmundi.com/en (accessed at 9:00 on January 2, 2024)

Ngày đăng: 26/08/2024, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w