Từ đó, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cũng được cụthể hóa trong Luật Báo chí năm 2016 và Quy định 10 Điều về đạo đức nghề nghiệpcủa người làm báo Việt Nam do Trung ương Hội Nhà bá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -Tiểu luận cuối kỳ: Pháp luật và đạo đức báo chí
Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Ngân
Giảng viên hướng dẫn : ThS Phạm Đức Thái
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Báo chí cách mạng Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội Báo chí không chỉ là kênh thông tin uy tín, giúp người dân gần gũi với Đảng, với những quy định trong Hiến pháp Trên nền tảng Hiến pháp 2013, Luật báo chí sửa đổi năm 2016 bảo đảm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí cũng như các cơ chế nhà nước đảm bảo cho mọi cá nhân tổ chức được thực hiện quyền lợi này Đạo đức trong nghề không phải chủ đề mới nhưng luôn là chủ đề được nhắc đến trong những Hội nghị về báo chí Theo nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ
tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: “Khi nhà báo làm công việc gắn
với những hành vi không chuẩn mực, gắn với việc theo đuổi những lợi ích cá nhân, gắn với việc vụ lợi thì có thể nói đó là một hình ảnh rất xấu Nhà báo phải luôn thực hiện một sứ mệnh vẻ vang là phản ánh sự thật, tôn vinh sự thật, với một vị thế đàng hoàng.”1 Đạo đức là cốt lõi, nền tảng của nghề báo Không có đạo đức và liêm chính, nhà báo sẽ lái dư luận theo hướng tiêu cực Bản lĩnh chính trị, năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp quyết định chất lượng tác phẩm báo chí cũng như vị thế và đóng góp của nhà báo đối với xã hội Vì vậy, đạo đức nghề báo luôn được tuân thủ bởi đạo đức nghề nghiệp là một phần của giá trị con người, được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, cách tiếp cận trung thực, khách quan và nghiêm túc trước mọi thông tin và công việc Vì vậy, nhà báo phải nâng cao uy tín trong xã hội
và trong lòng độc giả Từ đó, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cũng được cụ thể hóa trong Luật Báo chí năm 2016 và Quy định 10 Điều về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam do Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam công bố Đây
là những tiêu chuẩn chính xác xác định trách nhiệm đạo đức của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu.
khai Luật báo chí 2016
báo chí, nguyên nhân thực trạng vi phạm đạo đức của một số nhà báo và đưa giải pháp
3 Phương pháp nghiên cứu.
1 Hoàng Minh-Uyên Nguyễn, 2019, Nhà báo Hồ Quang Lợi: Đạo đức nghề báo là vấn đề cốt lõi, Báo Đại Đoàn kết
Trang 3- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
4 Bố cục đề tài.
Phần chính văn của bài tiểu luận bao gồm ba phần:
Nêu lên những điểm mới về kết cấu, nội dung của Luật; phân tích kết quả đạt được, những hạn chế và vấn đề của Luật
Nam, giải pháp nâng cao đạo đức
Nêu 10 điều trong bộ quy định về đạo đức nghề nghiệp, lý giải nguyên nhân của việc vi phạm đạo đức báo chí và nêu giải pháp
Trang 4NỘI DUNG CHÍNH
I Trình bày những nội dung cơ bản về tình hình triển khai, thi
hành Luật Báo chí 2016 (Những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra hiện nay) (5 điểm)
II Tình hình thực hiện quy định đạo đức nghề nghiệp người làm
báo Việt Nam; những giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam (5 điểm)
Bài Làm
I Trình bày những nội dung cơ bản về tình hình triển khai, thi
hành Luật Báo chí 2016
1 Nội dung Luật báo chí 2016:
Ngày 05-04-2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký ban hành
bộ Luật báo chí sửa đổi năm 2016, tạo cơ hội cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam và đóng góp vào công cuộc xây dựng Đảng, xây dựng đất nước Bộ luật có những điểm mới sau:
1.1 Về kết cấu:
Luật Báo chí sửa đổi gồm 6 chương, tăng 25 điều lên thành 61 điều so với Luật Báo chí năm 1999, trong đó có 32 điều luật mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật báo chí hiện hành
Kết cấu các chương của Luật báo chí lần này cũng có sự thay đổi: bỏ chương quản lý nhà nước về báo chí; thay đổi kết cấu Chương III (Nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí), Chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của Luật báo chí
Trang 5năm 1999 thành Chương III (Tổ chức báo chí) và Chương IV (Hoạt động báo chí) trong Luật báo chí mới
Việc tăng thêm các điều trong Luật báo chí mới cho thấy, Luật đã bám sát sự vận động của đời sống báo chí, khi báo chí ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và cũng phức tạp hơn
1.2 Về nội dung mới:
Chúng ta tin tưởng rằng luật Báo chí mới sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự nghiệp báo chí cách mạng nước nhà không ngừng phát triển bền vững, đóng góp ngày càng xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN
Thứ nhất, quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí của công dân: luật Báo chí lần này đã kết cấu Chương II với 04 điều quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, trong đó quy định công dân có quyền: Sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó
Thứ hai, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, ngoài các đối tượng thành
lập cơ quan báo chí theo luật hiện hành, luật Báo chí mới đã bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện
từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên
Quy định trên cho phép các cơ sở giáo dục và tổ chức khoa học và công nghệ thuộc loại hình tư thục, có đầu tư của nước ngoài được phép ra tạp chí khoa học
Thứ ba, luật Báo chí mới đã bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo
chí, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được
Trang 6phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn
bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình Cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí
Thứ tư, về quyền tác nghiệp của báo chí, ngoài những quy định của luật Báo
chí hiện hành, luật Báo chí lần này đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí
Để bảo vệ nguồn tin báo chí và quyền tác nghiệp của nhà báo, so với luật hiện hành, luật Báo chí mới đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ
Thứ năm, cùng với việc quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ đối với nhà báo
trong luật, để nêu cao vai trò của nhà báo, trách nhiệm công dân của người làm báo, luật Báo chí mới này còn bổ sung, luật hoá những quy định bắt buộc
về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; trong đó quy định Hội nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo và sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo khi vi phạm
về đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng
Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ quan báo chí: Luật Báo chí
mới quy định mở hơn luật hiện hành về hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, thể hiện tại điểm c khoản 2 điều 21 quy định: nguồn thu của cơ
Trang 7quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí
Thứ bảy, về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí: Điều 9 luật Báo
chí mới đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong đó đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi so với Luật Báo chí hiện hành, có bổ sung một số hành vi như: Thông tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em, thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng
Những hành vi cấm đăng, phát thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9
đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015, các hành
vi bị cấm khác đã tương thích với bộ luật Dân sự và các luật khác, đảm bảo tính khả thi trong thực tế
Thứ tám, về cải chính và xử lý vi phạm: Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, luật Báo chí mới đã bổ sung một số quy định mới về cải chính như: Báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai
sự thật đã đăng, phát Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp
đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí vi phạm Đồng thời quy định cụ thể vị trí cải chính đối với từng loại hình báo chí
Luật Báo chí lần này đã bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như: Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại điều 9 gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Thứ chín, luật Báo chí mới đã pháp điển hóa quy định tại các nghị định của
Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để điều chỉnh hoạt động báo chí, cụ thể là các quy định về: Chính sách của Nhà nước
Trang 8về phát triển báo chí; thay đổi cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí; hoạt động hợp tác của báo chí Việt Nam với nước ngoài; hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình,
2 Tình hình triển khai, thi hành Luật báo chí sửa đổi 2016:
Sau 6 năm ban hành thì Luật báo chí sửa đổi năm 2016 đã phát huy tác dụng khi đã tao những điều kiện thuận lợi cho các nhà báo hoạt động đúng pháp luật, nâng cao vị thế và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo Quan trọng hơn, các nhà báo được làm việc trong môi trường pháp luật có kỷ cương Những sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được Bộ TT&TT xử lý quyết liệt, kịp thời, đúng pháp luật
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì bộ Luật năm 2016 vẫn tổn tại một khó khăn, vướng mắc, bất cập Đặc biệt là quy định về báo chí in và báo chí điện
tử ở khoản 15 Điều 3 quy định: “Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin bài có tính chất chuyên ngành, được truyền tải trên môi trường mạng” Với định nghĩa này, chưa có sự phân biệt và lượng hóa rõ ràng giữa báo và tạp chí điện tử, dẫn đến tình trạng “báo hóa”, gây khó khăn trong công tác quản lý Về bản chất, “báo hóa” tạp chí điện tử là hiện tượng một số tạp chí điện tử không thực hiện đúng nội dung, tôn chỉ mục đích, lách luật để
“báo hóa”; biến tạp chí thành báo Tình trạng này thường tập trung vào các tạp chí điện tử của các Hiệp hội Luật Báo chí năm 2016 cũng chưa quy định
về báo in và tạp chí in, gây lúng túng cho cơ quan báo chí khi thực hiện, nhất
là khi triển khai quy hoạch báo chí Lấy ví dụ vào tháng 9/2022, qua rà soát, theo dõi, Bộ TT-TT bước đầu phát hiện, xác định khoảng 30 cơ quan báo chí
có dấu hiệu “báo hóa” tạp chí, “tư nhân hóa” báo chí Kết thúc giai đoạn 1, đến hết tháng 9, Bộ TT-TT đã tiến hành làm việc, thanh tra, kiểm tra đối với
16 cơ quan báo chí Kết quả đã ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 616,5 triệu đồng
Luật Báo chí năm 2016 cho phép công dân “liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí” - đây là hướng mở rất thuận lợi cho việc tạo ra những sản phẩm báo chí truyền thông đa dạng Tuy nhiên, hoạt động này đang bộc
2 Mỹ Vân, 05/04/2016, Chín điểm mới của Luật Báo chí, Báo vietnamnet.vn
Trang 9lộ những vấn đề đáng lo ngại như thông tin sai sự thật và đưa lên mạng không thông qua kiểm duyệt gây nên nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội Ví dụ: Vấn nạn tin giả trên các trang mạng xã hội trở nên nhức nhối và gây bức xúc cho người dân Đặc biệt là trong thời điểm dịch
Covid-19 hoành hành thì những thông tin về tình hình dịch bệnh bị một số đối tượng đăng tải sai sự thật Hầu hết những thông tin này được chia sẻ trên mạng xã hội có tác động tiêu cực vô cùng lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng Qua thực tiễn quản lý, ý kiến của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, các chủ thể khác có liên quan, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, Bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất ban hành bổ sung chế tài xử lý đối với các vi phạm trong hoạt động báo chí, phù hợp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016, đặc biệt, đối với các vấn đề về khai thác thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, không kiểm chứng để đăng tải, bình luận trên báo chí và gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín báo chí và các địa phương; Cá nhân, doanh nghiệp truyền thông tự sản xuất chương trình truyền hình cung cấp cho các hạ tầng truyền dẫn nội dung số, các phương thức truyền dẫn mới (Youtube, Facebook…) phải đăng ký liên kết sản xuất với cơ quan báo chí theo từng loại hình nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu thẩm định nội dung đối với các sản phẩm như truyền hình, clip mạng,
…
Luật Báo chí 2016 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2017 sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, với nhiều quy định mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí, công tác báo chí, mang tính thời đại, xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc và cụ thể cho việc phát triển báo chí giai đoạn hiện nay
II Tình hình thực hiện quy định đạo đức nghề nghiệp người làm
báo Việt Nam; những giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.
1 Tình hình thực hiện quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam
Ngày 16/12/2016, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam Đầu tiên, chúng ta cần hiểu định nghĩa của “đạo đức” Theo Từ điển Tiếng việt, “đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh
Trang 10và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhận, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Còn thuật ngữ “đạo đức nghề nghiệp” chính là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể nào đó trong mô hình đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, những quy tắc, chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định nhằm điều chỉnh hành vi của các thành
Mười điều về đạo đức người làm báo được công bố bao gồm:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước,
vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý
và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động
xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc
Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
3 PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, 2020, giáo trình Pháp luật và Đạo đức Báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội