Tiểu luậnnhững vấn đề nổi bật về pháp luật và đạo đức trong thực tiễn hoạt động báo chí và truyền thông

135 0 0
Tiểu luậnnhững vấn đề nổi bật về pháp luật và đạo đức trong thực tiễn hoạt động báo chí và truyền thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCMKHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG TIỂU LUẬNNHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONGTHỰC T

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG MÔN HỌC: Pháp luật và Đạo đức nghề báo GIẢNG VIÊN: Ths Võ Thị Như Hằng NGƯỜI THỰC HIỆN: Hồ Nhi Quỳnh LỚP: K21B Báo chí Chất lượng cao MSSV: 2156031109 TP.HCM, tháng 6/2023 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC PHẦN 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO 1 I GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁO CHÍ .1 1.1 Chức năng của báo chí 1 1.2 Tổng quan ngành Báo chí Việt Nam 2022 3 II PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÝ 5 2.1 Khái niệm 5 2.2 Phân biệt Pháp luật, Đạo đức và Luân lý 6 2.3 Vì sao nghề báo vừa có bộ luật riêng vừa có các quy tắc đạo đức để tuân thủ .6 III LUẬT BÁO CHÍ 2016 7 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Luật Báo chí 2016 7 3.2 Những điều khoản quan trọng 9 IV ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 18 4.1 Các quy định về đạo đức nghề báo trên thế giới 18 4.2 Đạo đức nghề báo tại Việt Nam .26 V CÁC TÌNH HUỐNG TRANH CÃI VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO 31 5.1 Kền kền chờ đợi .31 5.2 Phóng sự đi tìm tuổi thật của Công Phượng 37 5.3 Phóng sự cây chổi quét rau và VTV 43 5.4 Phóng sự ranh giới 48 5.5 Bảo mẫu hành hạ trẻ em (trường mầm non Phương Anh và Mầm Xanh) .52 VI ỨNG XỬ CỦA NHÀ BÁO TRÊN MẠNG XÃ HỘI .61 6.1 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông 61 6.2 Quy tắc ứng xử chung trên mạng xã hội 64 6.3 Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam 64 6.4 Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của The New York Times 67 6.5 Các casestudy và bài học kinh nghiệm 68 6.6 Trường hợp vi phạm ứng xử trên mạng xã hội của nhà báo 69 PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ VÀ ĐẠO ĐỨC TUYÊN TRUYỀN 1 I GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH TRUYỀN THÔNG 1 1.1 Truyền thông là gì 1 1.2 Phân mảng chuyên môn 3 1.3 Tứ cấu chuyên môn 5 1.4 Yêu cầu đối với người làm truyền thông 6 II CÁC BỘ QUY TẮC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 2.1 Bộ quy tắc của Hiệp hội Quốc tế Truyền thông Kinh doanh (IABC) 10 2.2 Bộ quy tắc của Hiệp hội Quan hệ công chúng Hoa Kỳ (PRSA) 11 III MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CHÍ VÀ DOANH NGHIỆP .14 3.1 Các mô hình kinh doanh của báo chí trên thế giới .14 3.2 Nguồn thu của báo chí tại Việt Nam 16 3.3 Các casestudy điền hình về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí .18 IV CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 48 4.1 Luật Quảng cáo 2012 48 4.2 Luật An ninh mạng .51 4.3 Luật Xuất bản .53 4.4 Luật Tiếp cận thông tin 2016 .55 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 PHẦN 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO I GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁO CHÍ 1.1 Chức năng của báo chí I.1.1 Chức năng thông tin – giao tiếp Là chức năng quan trọng nhất và là cơ sở để thực hiện các chức năng khác, xuất phát từ nhu cầu tất yếu trao đổi thông tin giữa người với người Báo chí là công cụ giúp con người nắm được các sự kiện, hiện tượng thời sự nào đang diễn ra xung quanh mình Thông tin con người tiếp nhận từ báo chí cũng có thể đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau Quá trình cung cấp thông tin của báo chí là tác nhân phát triển kinh tế, xã hội I.1.2 Chức năng tuyên truyền – giáo dục Là chức năng thể hiện tính mục đích và xuyên suốt của hoạt động báo chí Đây là quá trình báo chí tham gia tuyên truyền, giáo dục, quảng bá hệ tư tưởng, nhằm hướng đến mục tiêu lan truyền hệ tư tưởng một cách rộng rãi và trở thành lối nhận thức, suy nghĩ trong toàn dân Theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, tuyên truyền, giáo dục lí tưởng xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh I.1.3 Chức năng giám sát, quản lý xã hội Thể hiện ở chỗ báo chí bảo đảm thông tin hai chiều từ chủ thể và khách thể quản lí, đảm bảo các quyết định quản lí được thông suốt và thực thi trong thực tế Chức năng giám sát trong xã hội là khi báo chí nêu cao tinh thần, biểu dương và khích lệ các việc làm đúng, chính nghĩa và tổng kết kinh nghiệm, phát hiện những gì còn trục trặc, làm sai để đấu tranh Đây là chức năng mà báo chí thể hiện tính độc lập tương đối I.1.4 Chức năng chuyển giao – phát triển văn hóa Đóng vai trò là công cụ tham gia vào quá trình bảo tồn các hệ thống giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyền thống và truyền bá; phê phán các biểu hiện bảo thủ, mê tín dị đoan đấu tranh chống các hiện tượng phi văn hóa và giao lưu văn hóa Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 với các dân tộc, các cộng đồng trên thế giới để giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc mà vẫn tiếp thu những tinh hoa văn hóa trên thế giới I.1.5 Chức năng thư giãn, giải trí Là yếu tố khiến báo chí trở nên gần gũi với công chúng mọi lứa tuổi giúp động viên tinh thần tích cực của xã hội, tạo nên những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần làm đời sống của người dân thêm phong phú Tạo điều kiện để công chúng không dành thời gian cho việc vô ích I.1.6 Chức năng kinh tế - dịch vụ Là chức năng đặc biệt, trong quá trình thực hiện cần có đội ngũ chuyên nghiệp và quy trình, cách thức, thể chế đặc thù Chức năng này góp phần mang lại nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động báo chí, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của người làm báo Phát triển KTBC lành mạnh không nhầm lẫn với “thương mại hóa” theo câu khách rẻ tiền mà giống như bán sản phẩmbáo chí chứ không để bao cấp, do đó CQBC phải tăng độc giả và phát hành để tăng khảnăng thu hút quảng cáo và dịch vụ truyền thông Đây cũng là chức năng thể hiện vai trò của báo chí trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, theo quan điểm của các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước I.1.7 Bốn chức năng của báo chí trong thời đại kỹ thuật số Cho người không có tiếng nói được có tiếng nói: Với sự phát triển của mạng internet và các nền tảng truyền thông xã hội, báo chí giúp mở rộng phạm vi tiếng nói và cho phép những người không có quyền truyền thông truy cập vào các kênh truyền thông và chia sẻ quan điểm của họ Điều này đẩy mạnh sự đa dạng, khai mở và sự tham gia dân chủ trong việc hình thành ý kiến công cộng Khiến thứ bị ẩn có thể được thấy: Báo chí làm nổi bật những sự kiện, vấn đề và câu chuyện quan trọng mà các lực lượng khác không muốn công bố hoặc giữ bí mật Trong thời đại các nền tảng mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, thì chỉ với một thông tin nhỏ được đăng tải Báo chí có thể tìm thấy những manh mối nhỏ hơn và đưa sự thật ra ánh sáng một cách rộng rãi và công khai Kết nối các cộng đồng: Trong thời đại kỹ thuật số, báo chí đóng vai trò trung gian trong việc chuyển tải thông điệp giữa các bên liên quan Nhà báo đóng vai trò là người truyền đạt thông điệp giữa những người quyền lực và những người phải 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 tuân thủ quyền lực đó Điều này giúp xây dựng mối quan hệ và tạo ra sự hiểu biết và liên kết trong cộng đồng Xác minh và vạch trần thông tin: Trong môi trường truyền thông phức tạp và đa dạng hiện nay, việc kiểm tra và xác minh thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Các nhà báo chuyên nghiệp góp phần vạch trần thông tin sai lệch, tin giả và các hành vi lừa đảo để đảm bảo rằng công chúng nhận được thông tin đáng tin cậy và chính xác, định hướng cho độc giả lựa chọn và tiếp nhận thông tin xác thực giữa những luồng thông tin đa chiều I.2 Tổng quan ngành Báo chí Việt Nam 2022 I.2.1 Về cơ cấu số lượng Cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực: gồm 6 cơ quan Cụ thể: Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân Có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 03 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) nằm trong cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện Đây là số cơ quan báo chí giữ nguyên về số lượng, được đầu tư để phát triển mạnh, theo hướng dẫn dắt, định hướng Các cơ quan báo: gồm 127 cơ quan Các cơ quan tạp chí: gồm 670 cơ quan Trong đó, có 327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật Cơ quan đài phát thanh, truyền hình: gồm 72 cơ quan Trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam (trong đó có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC) là cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện; 64 đài phát thanh, truyền hình trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 05 đơn vị hoạt động truyền hình (Báo Nhân dân, QHVN, ANTV, VNews, PTTH Quân Đội) Số lượng kênh phát thanh và truyền hình tương đối lớn, trong đó: - Kênh trong nước: 77 kênh phát thanh ; 194 kênh truyền hình (gồm 7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình thiết yếu địa phương và các kênh trong nước khác) 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 - Kênh nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT): 57 kênh (giảm 01 kênh so với năm 2021) - Về số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình: Có 05 đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá; 38 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cung cấp 194 kênh truyền hình trong nước, 57 kênh truyền hình nước ngoài và khoảng 300.000 giờ nội dung theo yêu cầu (VOD) (dịch vụ OTT TV và IPTV) I.2.2 Về nguồn tài chính Báo, tạp chí Tính đến tháng 9/2022, doanh thu là 9.500 tỷ, trong đó ngân sách nhà nước cấp 4.800 tỷ, doanh thu từ quảng cáo, phát hành là 4.700 tỷ; chi (xuất bản, chi thường xuyên, chi đầu tư, mua bản quyền, trích lập quỹ) 6.600 tỷ, chiếm khoảng 70% tổng doanh thu Phát thanh, truyền hình Tính đến 01/12/2022, tổng kinh phí của các Đài PTTH đạt hơn 15.092,2 tỷ đồng, tăng 377,83 tỷ đồng (tăng 2,6%) so với năm 2021 (14.714,38 tỷ đồng) Trong đó: Kinh phí từ NSNN cấp: 4.910,92 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ: 10.192,29 tỷ đồng (doanh thu dịch vụ, doanh thu quảng cáo đạt 7.565, 02 tỷ đồng) Tổng chi năm 2022 đạt: 13.054,13 tỷ đồng, tăng 457,87 tỷ đồng (tăng 3,6%) so với năm 2021 (12.596,26 tỷ đồng) Về chi phí, các Đài sử dụng nguồn kinh phí để chi các hoạt động: giải ngân dự án đầu tư công, mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất, chi lương, nhuận bút, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, công tác phí Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình: Năm 2022 đánh dấu sự phát triển ổn định của thị trường truyền hình trả tiền; các doanh nghiệp nhìn chung tuân thủ pháp luật 100% doanh nghiệp đều nộp phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước Năm 2022 dự kiến doanh thu đạt 9,300 tỷ, tăng trưởng 1,1% so với năm 2021 Đặc biệt, doanh thu dịch vụ OTT TV tăng trưởng mạnh, doanh thu dự kiến hơn 1300 tỷ đồng, gấp đôi năm 2021 I.2.3 Về nguồn nhân lực Theo thống kê, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực báo chí có khoảng 41.000 người, trong đó khối phát thanh, truyền hình xấp xỉ 16.500 người Tổng số thẻ nhà 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 báo kỳ hạn 2021-2015 tính đến tháng 01/12/2022: 19.356 trường hợp; trong đó, số liệu cấp, đổi năm 2022: 1.587 trường hợp II PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÝ II.1 Khái niệm II.1.1 Pháp luật (Law) Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận), có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, thể hiện ý chí của giai đứng đầu là Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật cố gắng tạo ra một tiêu chuẩn cơ bản và có tính thực tế về hành vi, điều thật sự cần thiết để tạo nên một xã hội vững mạnh nơi mà tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng Nói cách khác, pháp luật là hệ thống những quy định mang tính bắt buộc, cưỡng chế được Nhà nước quy định bằng văn bản II.1.2 Đạo đức (Ethics) Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, xã hội giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội Bản chất của đạo đức là sự lựa chọn của con người trong việc quyết định đâu là điều đúng để làm, đâu là điều sai để tránh Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, rất khó để phân định đúng sai (Vd: Kền kền chờ đợi, Con cái tố cáo hành vi tội ác của cha mẹ,…) Đạo đức mang tính tự nguyện và là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người, bao gồm các phạm trù: thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, lòng tự trọng, công bằng,… Như vậy, có thể hiểu rằng đạo đức là một quá trình phản ánh trong đó các quyết định của con người được hình thành bởi hệ giá trị, nguyên tắc và mục đích của chính bản thân mình chứ không phải là phản xạ tự nhiên, quy ước xã hội, hay lợi ích cá nhân Đạo đức là điểm tham chiếu cho tất cả định hướng hành động khả thi mà chúng ta có thể chọn lựa Một quyết định có đạo đức là một quyết định được đưa ra dựa trên sự phản ánh về những điều chúng ta cho là quan trọng và phù hợp với những niềm tin đó II.1.3 Luân lý (Morality) 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Luân lý là hệ thống đạo lý, niềm tin, quy ước, nhận thức của cộng đồng đối với những thứ được coi là đúng, là tốt Những giá trị này được thừa nhận bởi đại đa số người trong cùng một xã hội, được biểu hiện dưới dạng lời nói, tồn tại ở dạng quy ước cộng đồng và biểu hiện một các hiển ngôn (tiềm ước) chứ không qua văn bản chính thống nào, nghĩa là “luật bất thành văn” Những đạo lý này có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như triết học, tín ngưỡng tôn giáo hay truyền thống văn hóa dân tộc, nhưng sau cùng chúng vẫn tồn tại nhận thức của con người, trong xã hội mà nó hình thành Nhiều người cũng thừa hưởng luân lý từ gia đình, cộng đồng hoặc nền văn hóa của mình- hiếm khi có ai đó “tìm mua” luân lý phù hợp nhất với niềm tin của mình Chính vì vậy, Chúng ta có thể sống cả đời với hàng loạt luân thường đạo lý mà nếu có cơ hội suy ngẫm, chúng ta đã từ chối một phần hoặc toàn bộ những luân lý này Đây là kết quả của việc ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có sự thay đổi những đạo lý khác nhau II.2 Phân biệt Pháp luật, Đạo đức và Luân lý Điểm tương đồng của ba phạm trù này là cùng có chắc năng điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội Tuy vậy, vẫn có sự phân cấp và đặc tính riêng để phân biệt cách ba phạm trù này tác động lên hành vi của một con người Pháp luật đã được thể chế hóa, cụ thể các hành vi cần làm hoặc không được vi phạm Những hành vi vi phạm xẽ bị trừng phạt theo chế tài và quy định của Nhà nước Trong khi đó, đạo đức là phạm trù do con người tự nhận thức, tự làm theo bởi vì đã xem chúng là những chân lý Như vậy, đạo đức có yêu cầu cao hơn, và được con người thực hiện trên cơ sở tự nguyện, còn pháp luật được thực hiện vì tính bắt buộc cưỡng chế Từ đó, ta thấy rằng Pháp luật là Đạo đức tối thiểu, còn Đạo đức chính là Pháp luật tối đa còn Luân lý là phạm trù nền tảng của Đạo đức Pháp luật và đạo đức là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về bản chất, nhưng lại có một điểm tương quan khi có những điều luật được xây dựng dựa trên đạo đức Pháp luật có phạm vi ảnh hưởng thu hẹp hơn đạo đức hay luân lý Có những khía cạnh, vấn đề mà luật pháp không thể xác định nhưng về mặt đạo đức hay luân lý thì lại có rất nhiều điều để bàn đến Sẽ có những lúc việc tuân theo luật pháp đòi hỏi chúng ta phải làm trái với đạo đức hoặc luân lý của mình II.3 Vì sao nghề báo vừa có bộ luật riêng vừa có các quy tắc đạo đức để tuân thủ 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Đạo đức nghề báo có thể được tóm gọn trong câu: “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” Phải trực tiếp đi, trực tiếp nghe thấy, trực tiếp nhìn thấy Người viết phải có quan điểm vô cùng rõ ràng, không bị chi phối bởi các yếu tố sai trái, không bẻ cong ngòi bút vì bất kì lí do nào Dám phê phán, lên án cái sai, cái tiêu cực, ủng hộ cái đúng, mở ra lối đi mới cho người đọc (báo chí giải pháp) Đạo đức là câu chuyện số phận, bởi về bản chất nó là sự lựa chọn hành xử, lựa chọn đúng, sai không dễ dàng; quan trọng nhất là con người có nhận ra đúng sai hay không và có lựa chọn điều đúng hay không Chính điều này là yếu tố quyết định việc lựa chọn của bản thân mỗi người sẽ tạo ra số phận của người đó Đạo đức làm báo là câu chuyện số phận của nhà báo Nhà báo là một trong những nghề có đối tượng phục vụ là con người Báo chí kiến tạo giải pháp để đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Đối với các nghề đặc thù như nghề báo, Đạo đức có 2 lớp cấu trúc, bao gồm những yêu cầu bắt buộc về việc trở thành một con người tốt và về việc trở thành một nhà báo tốt Nhà báo phải bảo đảm được cả Đạo đức xã hội nói chung và đạo đức của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đặc thù dành cho các nghề như nghề giáo, nghề ý, nghề báo, nghề luật sư, công chức tư pháp (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên,…) Tương tự những nghề này, trong báo chí, thái độ hành nghề rất quan trọng và quan trọng hơn cả chuyên môn làm nghề vì những nghề này sinh ra là vì con người, mục đích chính là để cuộc sống con người phát triển Có một sự khác biệt rất lớn về mối tương quan của người làm nghề và đối tượng phục vụ giữa các nghề này với những nghề còn lại Mặt khác, cá nhà báo nói về mặt nào đó vẫn nắm trong tay “quyền lực” nhất định, chính vì vậy khi đặt trong mối quan hệ tương quan, có thể nói rằng người được các nhóm nghề kể trên (trong đó có nghề Báo) là những người dân yếu thế hơn, ít được quyền nói lên quan điểm của mình hơn Báo chí vì lẽ đó bắt buộc phải có bộ luật riêng và có cả các quy tắc đạo đức như một phép đảm bảo người làm báo sẽ luôn đặt sự khách quan, công tâm và lợi ích của con người lên hàng đầu, chỉ được đưa tin trong giới hạn sự thật, tôn trọng giá trị con người Hai phạm trù này song hành đảm bảo nhà báo hoạt động đúng lề lối và cho ra đời những tác phẩm chất lượng nhất, dù có thể không xuất sắc nhưng luôn hướng đến phục vụ quyền lợi độc giả 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan