Chuẩn đầu ra của học phần Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về phong tục tậpquán và những phong tục tập quán tiêu biểu của Việt Nam như phong tục cưới xin,ma chay, l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1 Thông tin chung
- Tên học phần: Phong tục tập quán và Văn hóa Việt Nam
(Customary Habits and Cultures of Vietnam)
- Mã học phần: 0101121097
- Số tín chỉ: 2(2,0,4)
- Học phần tiên quyết/học trước: Không
- Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):
* Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
+ Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết
+ Tham gia đầy đủ 100% giờ cùng tham gia thảo luận, tranh luận và thuyết trình bài báo cáo của các nhóm thuyết trình
+ Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm, nộp báo cáo và trình bày theo trình
tự ngẫu nhiên
+ Tham dự kiểm tra giữa học kỳ và dự thi kết thúc học phần
+ Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học
* Phương pháp giảng dạy:
+ Giảng viên giảng lý thuyết trên lớp với laptop và máy chiếu (projector) + Giảng viên đưa ra chủ đề thảo luận nhóm, chủ đề bài tập
+ Hướng dẫn sinh viên làm bài tập nhóm và thuyết trình
2 Chuẩn đầu ra của học phần
Học phần trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản về phong tục tập quán và những phong tục tập quán tiêu biểu của Việt Nam như phong tục cưới xin,
ma chay, lễ hội và lễ tết, các tín ngưỡng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam…
Cung cấp các kiến thức về tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt, đồng thời tìm hiểu các lễ hội tiêu biểu truyền thống và hiện đại nhằm tăng thêm sự hiểu biết về một nền văn hóa
đa dạng đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam
Sinh viên sẽ có những kiến thức cơ bản về hành trang văn hóa Việt Nam để có thể hiểu rõ hơn về dân tộc mình, tự hào với nền văn hóa lâu đời của người Việt về phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục… ứng dụng trong giao tiếp, ứng xử với đối
Trang 2tác, khách hàng… và vận dụng tốt cho các học phần chuyên môn như Nghệ thuật giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, hành vi khách hàng… trong các chuyên ngành Quản trị kinh doanh như:
- Hiểu biết và luôn có ý thức tự tôn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế
- Duy trì những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đó là lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, ông bà, hiếu thảo đối với cha mẹ là tài sản vô giá của dân tộc cần phải được giữ gìn, phát huy trên cơ sở sàng lọc, loại bỏ những gì phi văn hóa, duy trì và làm phong phú thêm những nét đep văn hóa vốn có
- Biết phân biệt, lựa chọn những phong tục tập quán phù hợp với cuộc sống mới để tuyên truyền, bảo lưu, đồng thời gạt bỏ những phong tục tập quán cổ hủ
2.1 Kiến thức:
Cung cấp những kiến thức cơ bản về phong tục tập quán nói chung và những thuần phong mĩ tục của Văn hóa dân gian Việt Nam nói riêng.
Yêu cầu nội dung kiến thức học tập và nghiên cứu bao gồm:
1 Nắm được kiến thức nền về phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian trong
đời sống tâm linh của người Việt Nam
2 Nắm được kiến thức về lễ tết, lễ hội dân gian Việt Nam
3 Nhận biết được những nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa dân tộc thông
qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian
4 Phân biệt được các loại hình lễ hội, nắm được những nét đặc trưng cơ bản
của từng loại hình lễ hội tiêu biểu
5 Văn hóa (VH) ứng phó với môi trường tự nhiên (ăn, mặc, ở, đi lại).
6 VH ứng xử với môi trường xã hội (giao lưu và hội nhập).
7 VH xây dựng đời sống cộng đồng (tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, giao tiếp, nghệ thuật, thiết chế).
8 VH nhận thức (vũ trụ quan, nhân sinh quan).
9 VH tổ chức đời sống cộng đồng (nông thôn - đô thị, quốc gia – thể chế).
Trang 32.2 Kỹ năng:
+ Trang bị cho người học những kỹ năng tư duy từ những nghiên cứu thực tiễn (case study) tạo cho họ có khả năng thích nghi ứng xử và hành xử văn hóa - văn minh hiện đại trong các lĩnh vực hoạt động xã hội
+ Rèn luyện kỹ năng thuyết minh, thuyết trình một vấn đề học thuật trước đám đông Vận dụng kiến thức đã học để phát triển nghề nghiệp sau này Vận dụng văn hóa tiếp biến theo vùng miền, địa phương, quốc gia… ứng dụng trong giao tiếp, ứng xử để xây dựng các mối quan hệ, đàm phán trong các hoạt động kinh doanh
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng tự học, tự nghiên cứu
2.3 Thái độ:
+ Giúp cho người học hiểu và luôn có trách nhiệm, ý thức về hành vi văn hóa của mình với cộng đồng và môi trường sống xung quanh, có tác phong đạo đức công dân, nhận thức và tuyên truyền những giá trị tinh hoa của bản sắc dân tộc trong hội nhập văn hóa toàn cầu góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc nâng cao vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường Quốc tế
+ Yêu quý, trân trọng phong tục tập quán và văn hóa của dân tộc Việt Nam, làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước và
có ý thức gìn giữ bản sắc tinh hoa của văn hóa dân tộc
+ Phải có tinh thần khát khao, tận tụy với công việc / học tập và luôn có ý thức trách nhiệm của người thanh niên tiêu biểu trong một xã hội văn minh
+ Tăng thêm lòng đam mê nghề nghiệp, mong muốn trở thành một người làm công tác kinh doanh năng động, có năng lực sau khi
ra trường
3 Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm có 4 chương nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản
về phong tục tập quán Việt Nam Cung cấp các kiến thức về các tín ngưỡng dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt Đồng thời tìm hiểu các lễ hội tiêu biểu nhằm tăng thêm sự hiểu biết về một nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế
4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần:
Trang 44.1 Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết kết hợp với thực hành:
Nội dung chi tiết
Số tiết
Mục tiêu cụ thể
Nhiệm
vụ cụ thể của sinh viên
Lên lớp Thí
nghiệm, thực hành, điền dã
Lý thuyết
Bài tập, thảo luận
Chương 1: Tổng quan về
Phong tục tập quán và Văn
hóa Việt Nam.
5,0 2,0
1.1 Các khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm phong tục
1.1.2 Khái niệm tập quán
* Yêu cầu SV nắm bắt các nội dung sau:
- Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh đời sống xã hội, người Việt cùng cộng đồng
54 dân tộc đã có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn
kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật
- Chương 1 giúp SV hiểu được các khái niệm và chức năng của phong tục tập quán và Văn hóa
- Các nguyên lý: văn hóa, văn hiến, văn vật, văn minh; cấu trúc và các thành tố cơ bản của Văn hóa
- Các khái niệm giao lưu tiếp biến và hội
* Đọc:
- Slide bài giảng
P hong tục tập quán và văn hóa Việt Nam; Nguyễn Quang Thái,
Chương (1);
- Nghiên cứu trước: + Tài liệu [2], nội dung Chương1;
+ Đọc tài liệu tham khảo số [10], [11]
- Chọn
1 2 Điều kiện hình thành phong
tục tập quán Việt Nam
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.2 Điều kiện xã hội
1.2.3 Điều kiện con người
1.2.4 Truyền thống và giao
lưu văn hóa.
1.3 Phân loại phong tục, tập
quán
1.4 Cấu trúc, chức năng của
phong tục tập quán
1.5 Vai trò, giá trị của phong
tục, tập quán.
1.5.1 Trong đời sống xã hội
1.5.2 Trong văn hóa, tâm
linh
1.6 Khái niệm và phân biệt văn
hóa với văn minh, văn hiến và
văn vật
1.6.1 Khái niệm và so sánh
văn hóa Phương Đông với văn
hóa Phương Tây
1.6.2 Giao lưu và tiếp biến
văn hóa
1.6.3 Hội nhập văn hóa và
giữ gìn bản sắc văn hóa
1.7 Văn hóa ứng xử với môi
trường tự nhiên, môi trường xã
hội và cá nhân.
1.7.1 Văn hóa ứng xử với
Trang 5môi trường tự nhiên
1.7.2 Văn hóa ứng xử với
môi trường xã hội
1.7.3 Văn hóa ứng xử với cá
nhân
nhập văn hóa giữa Phương Đông và VH Phương Tây
- Phát huy yếu tố văn hóa ứng xử của con người với môi trường
và cộng đồng
trước chủ
đề thảo luận nhóm
GỢI Ý CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH CHƯƠNG 1 (15 phút)
1 Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên, xã hội, con người ảnh hưởng đến phong tục tập quán Việt Nam.
2 Phân biệt và so sánh các mối quan hệ của văn hóa với văn hiến, văn vật và văn minh.
3 Phân biệt phong tục tập quán tốt với hủ tục.
4 Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương mình.
Chương 2: Phong tục tập
quán và các Lễ hội ở Việt
Nam
5,0 3,0
2.1 Phong tục thờ cúng tổ tiên,
thờ thần, thờ Mẫu * Yêu cầu SV nắm bắt các nội dung
sau:
- Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội
Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của
nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam
- Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội
* Đọc:
- Slide bài giảng
P hong tục tập quán và văn hóa Việt Nam; Nguyễn Quang Thái,
Chương (2);
- Nghiên cứu trước:
2.1.1 Phong tục tập quán liên
quan đến vòng đời:
+ Phong tục thai sản
+ Phong tục hôn nhân
+ Phong tục khao lão
+ Phong tục tang ma
2.1.2 Phong tục tập quán của
các dân tộc theo khu vực, vùng
miền:
- Vùng văn hóa Tây Bắc (Tây
Bắc Bộ và miền núi Bắc
Trung Bộ)
- Vùng văn hóa Việt Bắc
(Miền núi Việt Bắc và
Đông Bắc Bắc Bộ)
- Vùng văn hóa Châu thổ Bắc
Bộ (Đồng Bằng Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ)
- Vùng văn hóa Trung Bộ
(Đồng bằng Trung Trung
Bộ và Nam Trung Bộ)
- Vùng văn hóa Tây Nguyên
Trang 6(Trường Sơn và Tây
Nguyên)
- Vùng văn hóa Nam Bộ
(Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ).
dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể
lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân
- Chương 2 giúp SV hiểu rõ về Phong tục tập quán của các dân tộc theo phân vùng văn hóa Việt Nam
- Giới thiệu một số lễ hội truyền thống ở Việt Nam, chu kỳ lịch sử và các nghi thức tổ chức…
* Phương pháp đánh
giá:
- Sinh viên thảo luận theo nhóm, chọn ra các chủ đề trọng tâm của chương
- Diễn giảng và thảo luận
+ Tài liệu [2], nội dung Chương1;
+ Đọc tài liệu tham khảo số [10, 11]
- Chọn trước chủ
đề thảo luận nhóm
2.1.3 Phong tục tập quán liên
quan đến từng chu kì lịch sử và
thời gian
- Lễ Tết cổ truyền dân tộc
+ Tết Nguyên Đán
+ Tết Trung Thu
+ Tết Đoan Ngọ
+ Giỗ tổ Hùng
Vương
- Lễ hội truyền thống và
hiện đại
- Lễ hội tín ngưỡng dân
gian
+ Lễ hội Ka Tê người
Chăm
+ Lễ hội Chol Chnam
Thmay của người
Kh'me Nam bộ
+ Lễ hội các dân tộc
Vùng Tây Bắc - Việt
Bắc
- Lễ hội tôn giáo
- Ý nghĩa của lễ hội trong
đời sống xã hội
2.1.4 Phong tục tập quán
trong đời sống văn hóa đời
thường (ăn, mặc, ở, ứng xử…)
- Những tập quán ứng xử vật
chất.
- Tập quán ăn uống.
- Mặc.
- Ở và đi lại.
- Luật tục (hương ước)
GỢI Ý CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH CHƯƠNG 2 (15 phút)
1 Nét đặc sắc trong phong tục của các dân tộc.
2 Giới thiệu phong tục tập quán của một dân tộc
3 Tìm hiểu và giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc theo khu vực, vùng miền.
Trang 74 Miêu tả một số lễ hội văn hóa đặc đặc sắc và ý nghĩa của lễ hội trong đời sống cộng đồng.
Chương 3: Tín ngưỡng
3.1 Khái niệm, đặc điểm
và phân loại tín ngưỡng
Việt Nam
* Yêu cầu SV nắm bắt các nội dung sau:
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh
Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất
là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó
Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng
* Phương pháp đánh
giá:
Diễn giảng và thảo luận
* Đọc:
- Slide bài giảng
P hong tục tập quán và văn hóa Việt Nam; Nguyễn Quang Thái,
Chương (3);
- Nghiên cứu: + Tài liệu [2], nội dung Chương
3, 4; + Đọc tài liệu tham khảo [7]
- Chọn chủ đề thuyết trình nhóm
3.2 Các loại tín ngưỡng
Việt Nam
3.2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên
+ Tín ngưỡng phồn
thực
+ Thờ sinh thực khí
+ Thờ hành vi giao
phối
+ Tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên
+ Thờ Tam phủ, tứ
phủ
+ Thờ Tứ pháp
+ Thờ động vật và
thực vật
3.2.2 Tín ngưỡng sùng
bái con người
+ Danh nhân trong
lịch sử
+ Hồn và vía
+ Tổ tiên ông bà.
+ Tổ nghề
+ Thành hoàng làng
+ Vua tổ
+ Tứ bất tử
3.2.3 Tín ngưỡng sùng
bái thần linh
+ Thổ công, thổ địa
+ Thần tài, thần sông,
thần núi, thần lửa, thần
nước
Chương 4: Vai trò của
Phong tục tập quán và Văn
hóa Việt Nam đối với việc
giữ gìn bản sắc dân tộc và
hội nhập quốc tế.
4,0 2,0
Trang 84.1 Tầm quan trọng của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc
- Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc
tế
- Một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đó là lòng thành kính, tôn thờ tổ tiên, ông bà, hiếu thảo đối với cha mẹ
- Văn hóa bản địa, văn hóa làng xã là tài sản
vô giá của dân tộc cần phải được giữ gìn, phát huy
* Đọc:
- Slide bài giảng
Chương (4);
- Nghiên cứu trước: + Tài liệu [2], nội dung Chương 5; 6 + Đọc tài liệu tham khảo [10]
4.2 Phát huy và bảo tồn văn
hóa bản địa trong xã hội học tập
ngày nay
4.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc
văn hóa trong thời kì hội nhập.
4.3.1 Duy trì và bảo vệ văn
hóa làng xã
4.3.2 Giáo dục việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc
4.3.3 Tôn trọng, giữ gìn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa
GỢI Ý CHỦ ĐỀ THUYẾT TRÌNH CHƯƠNG 4 (15 phút)
1 Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
2 Chứng minh rằng phong tục tập quán Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa gốc nông nghiệp
3 Các giải pháp phát huy và bảo tồn văn hóa bản địa trong xã hội học tập ngày nay.
4.2 Học phần lý thực hành:
Nội dung chi tiết tiết Số Mục tiêu cụ thể
Dụng cụ, thiết bị sử dụng
Định mức vật tư/SV, nhóm SV
Nhiệm vụ cụ thể của sinh viên Bài 1
Bài 2
5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần
5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểm học phần
5.2 Điểm thi giữa học phần: 20% điểm học phần
Hình thức thi: Thuyết trình đề tài theo nhóm học tập
5.3 Điểm thi kết thúc học phần: 60% điểm học phần
Hình thức thi: Trắc nghiệm 50 câu/50 phút.
6 Tài liệu học tập:
Trang 96.1 Sách, giáo trình chính:
[1] Nguyễn Quang Thái (2015), Slide bài giảng cung cấp trước, Phong tục tập
quán và văn hóa Việt Nam;
[2] Phan Kế Bính (2015), Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh;
6.2 Tài liệu tham khảo:
[3] Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương (in lần đầu năm 1938).
NXB Thành phố Hồ Chí Minh;
[4] Vương Đằng (2014) Phong tục miền Nam, NXB Văn hóa thông tin;
[5] Phạm Thùy Ninh (2014), Các sản vật ngành nghề và văn hóa lễ hội biển Việt Nam, NXB Hồng Đức;
[6] Thu Hằng (2015), Văn hóa làng Việt Nam - Phong tục lễ nghi, NXB Văn hóa thông tin;
[7] Ngô Đức Sơn (2014), Phong tục chọn ngày tốt trong dân gian, NXB Thời đại;
[8] Nhất Thanh - Vũ Văn Khiếu (2012), Phong tục làng xóm Việt Nam, Nxb Phương Đông;
[9] Quốc Kha - Thanh Thuỷ (2014), Phong tục cưới hỏi (2014), NXB Kim Đồng;
[10] Đặng Nghiêm Vạn (2013), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh;
[11] Lê Trung Vũ (2010), Tết cổ truyền của người Việt, Nxb VH Thông tin;
[12] Trần Quốc Vượng (2018), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục.
7 Thông tin về giảng viên:
Họ và tên GV: Nguyễn Quang Thái
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu
Địa chỉ liên hệ: 01 Trương Văn Bang, phường 7, Tp.Vũng Tàu
Điện thoại, email: 0912020079 - quangthaidna@gmail.com
Lĩnh vực chuyên môn: Quản trị kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày tháng năm
HIỆU TRƯỞNG
ThS NGUYỄN QUANG THÁI