1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam, Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị.

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHỦ ĐỀ Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị. BÀI LÀM A. MỞ BÀI Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại do Nhà nước đại diện sở hữu đồng quản lý, việc quản lý tài sản công bằng cách Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp cho nhiều loại tài sản khác nhau nhằm bảo vệ chúng tránh khỏi những tác động xấu, đồng thời để mỗi tài sản công đều được sử dụng đúng mục đích đặt ra. Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam” là thật sự cần thiết; trên cơ sở các chuyên đề được nghiên cứu, để hiểu rõ vấn đề ta cần hiểu rõ các khái niệm: Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế; Khái niệm tài sản công. Đồng thời phân tích làm rõ về vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam.

Trang 1

CHỦ ĐỀ Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diệncho sở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công

ở Việt Nam: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị.

BÀI LÀM A MỞ BÀI

Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại do Nhà nước đại diện sở hữuđồng quản lý, việc quản lý tài sản công bằng cách Nhà nước áp dụng nhiều biệnpháp cho nhiều loại tài sản khác nhau nhằm bảo vệ chúng tránh khỏi những tácđộng xấu, đồng thời để mỗi tài sản công đều được sử dụng đúng mục đích đặt ra

Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tàisản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại vềkinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọnghơn nữa là giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước Chính vì vậy, việcnghiên cứu “vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữutoàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam” là thật sự cầnthiết; trên cơ sở các chuyên đề được nghiên cứu, để hiểu rõ vấn đề ta cần hiểu rõ cáckhái niệm: Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế; Khái niệm tài sản công Đồngthời phân tích làm rõ về vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện chosở hữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam hiện nay.Từ đó đưa ra một số khuyến nghị để góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam

B NỘI DUNG1 Các khái niệm

1.1- Khái niệm Quản lý Nhà nước về kinh tế: Quản lý nhà nước về kinh tế là

sự tác động có tổ chức bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách,với các công cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triểnkinh tế đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tếtrong nước và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.Quản lý nhà nước về kinh tế là một dạng của quản lý xã hội của Nhà nước.Nó rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng rất phức tạp.Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên tất cả các lĩnh vực, các ngànhkinh tế, các lãnh thổ kinh tế, các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế hoạt động

Trang 2

2trong toàn bộ nền kinh tế Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giảiquyết những quan hệ vĩ mô có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhànước không can thiệp, không giải quyết những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanhnội bộ của các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế.

1.2- Khái niệm tài sản công: Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do

Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụhoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơquan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp;tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác

2 Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữutoàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam

Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa có những điểm tương đồng với các nhà nước khác trongquản lý nền kinh tế thị trường, thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu quản lý kinhtế vĩ mô cơ bản như: bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện công bằng xãhội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh tế

Ngoài những vai trò chung đã nêu, Nhà nước Việt Nam hiện nay còn có cácvai trò cụ thể:

- Khắc phục khuyết tật của thị trường Nền kinh tế thị trường dù phát triển ở

trinh độ cao vẫn có những hạn chế, khuyết tật, tự nó không khắc phục được mà cầnphải có vai trò của Nhà nước Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta lại đang trong quá trình hình thành, phát triển vì vậy những hạn chế, khuyếttật càng lớn và ảnh hưởng nặng nề, Nhà nước phải dùng các công cụ, thực lực kinhtế mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật đó

- Hỗ trợ thị trường Thị trường càng phát triển thì càng văn minh, hiện đại,

thị trường ở trình độ càng thấp sẽ càng sơ khai, yếu kém Chúng ta chuyển từ nềnkinh tế kế hoạch, chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi đó làmột cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện, nếu cứ để tự phát sẽ rất chậm và phải trả

Trang 3

giá lớn Nhà nước phải tác động mạnh mẽ và hiệu quả để hỗ trợ thị trường pháttriển ngày càng đầy đủ hơn, trình độ cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn.

- Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường Nhà nước là

một trong những nhân tố quyết định mục tiêu, tốc độ của quá trình chuyển đổi,quyết định định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Nền kinh tế thịtrường là thành tựu của nhân loại, không tự nó đi lên chủ nghĩa xã hội, mà phát triểntrong quá trình nhận thức, phấn đẩu rất cao của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước, đó là quá trinh chuyển đổi đặc biệt, chưa từng cótrong lịch sử

- Định hướng và thực hiện hội nhập ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào nềnkinh tế thế giới Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực

và thế giới, đồng thời sẽ tiếp tục hội nhập sâu, rộng, hiệu quả hơn nữa Quá trìnhnày đòi hỏi phải xác định đúng đắn mục tiêu, lộ trình, cách thức, bước đi cũng nhưsự chuẩn bị nội lực cho quá trình hội nhập Ở đây có vai trò rất lớn của Nhà nước

- Thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp.

Nhà nước ta do lịch sử để lại, nhiều năm quản lý nền kinh tế theo cách thức cũ,nặng về điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế Hiện nay, Nhà nước đang chuyểnmạnh từ Nhà nước điều hành sang Nhà nước kiến tạo, lấy phục vụ Nhân dân, phụcvụ doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước

Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấyrõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lýnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nước phải

quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáodục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại , trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm Lúcnày, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quảnlý nền kinh tế Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệpNhà nước hoạt động bình đẳng trước pháp luật

Hai là, Nhà nưóc Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu

đối với tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ,

Trang 4

các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước Lúc này, Nhànước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tếthị trường như một chủ thể kinh tế lớn.

Với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, nếu Nhà nước khônghoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽkhông phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tố cản trở sự phát triển, càngkhông thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường

Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tàisản quốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại vềkinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọnghơn nữa là giảm lòng tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước

Trong bối cảnh hiện nay, vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế ở ViệtNam hết sức quan trọng và nặng nề, Nhà nước phải liên tục hoàn thiện phươngpháp, công cụ và kỹ thuật điều hành nền kinh tế thị trường đang hình thành lại đặttrong điều kiện mới của hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa, đồng thời phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường- một mô hình kinh tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Nhà nước phải huy độngcao nhất mọi nguồn lực trong xã hội, mọi sự sáng tạo trong Nhân dân, trong doanhnghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

3 Liên hệ thực tiễn và khuyến nghị

3.1- Ưu điểm

Những thành công của quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có thể khái quát trên các nội dungsau đây:

Thứ nhất, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội

chủ nghĩa đã hình thành, phát huy tác dụng

Những năm qua, cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta đã cónhững bước chuyển đổi rất căn bản, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩađã được xác lập, vận hành và phát huy tác dụng, đang từng bước đáp ứng yêu cầuphát triển ngày càng cao của nền kinh tế Việt Nam là một trong số các quốc gia có

Trang 5

tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục nhiều năm, ngay trong thời kỳ khủnghoảng kinh tế thế giới rất nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tếcủa các cường quốc kinh tế thế giới tăng trưởng âm và chưa có dấu hiệu phục hồithì nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương 2,91% năm 2020 và2,85%/năm trong năm 2021.

Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, môi

trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển

Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành, ngày càngphù hợp với cơ chế thị trường và chuẩn mực quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanhmới, phù hợp Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng đã khẳngđịnh: “Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơnvới luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hộinhập quốc tế Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp pháttriển đa dạng Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ.Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên” Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Đảng cũng nhận định, nước ta “đã hình thành hệ thống phápluật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi loạihình sở hữu đang hoạt động Vai trò của Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp vớicơ chế thị trường, về cơ bản đã thiết lập được khung pháp luật và bộ máy thực thihiệu quả hơn”

Thứ ba, hệ thống thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng

sâu, rộng Hệ thống thị trường ở nước ta đã và đang phát triển ngày càng cao hơn sovới những năm trước đây cả về quy mô cũng như tính đồng bộ của thị trường Thịtrường trong nước thống nhất, gắn với thị trường thế giới

Quá trình tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã manglại những kết quả quan trọng, trong đó phải kể đến hoạt động xuất khẩu và thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hơn 30 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục nhiều năm Cơ cấu hoạt động ngoại thươngcũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn Cùng với việc tích cực, chủ động thu hútFDI, Việt Nam đã thu hút thêm được các nguồn vốn khác Trong đó, nguồn vốn hỗ

Trang 6

trợ phát triển chính thức (ODA) đã hỗ trợ Việt Nam phát triển kết cấu hạ tầng, giaothông vận tải, giáo dục, môi trường và nâng cao chất lượng sống của dân cư Nhiềudự án ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển bền vữngcũng như nâng cao năng lực quản lý của đất nước.

Thứ tư, đã phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế Cùng với quá

trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanhnghiệp Nhà nước đã được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tách bạch rõ hơn quyền đạidiện chủ sở hữu của Nhà nước với quyền quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà nước không can thiệp bằng hành chính vào hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, từng bước xóa bỏ chế độ cơ quan chủ quản, đẩy mạnh cổ phần hóa và đadạng hóa sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt làdoanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góptích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước Bộ máy quản lý nhà nước đã vàđang được điều chỉnh theo hướng tinh giản, chức năng quản lý Nhà nước về kinh tếcũng được nhận thức lại đúng đắn hơn, đổi mới cả trong nhận thức và thực hiện phùhợp hơn với cơ chế thị trường Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước vềkinh tế cũng đã từng bước được xây dựng lại, nâng cao hơn về chất lượng, về trìnhđộ, năng lực và phẩm chất Vai trò Nhà nước kiến tạo đã dần dần định hình rõ hơnvà đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế

3.2- Những hạn chế, nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về kinh tế ở nước tacòn có những hạn chế, yếu kém có thể khái quát trên một số nội dung sau:

Thứ nhất, quản lý tài sản công nói chung, quản lý các tập đoàn, tổng công ty

nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng còn quá nhiều bất cập, thậm chíyếu kém, gây lãng phí, thất thoát rất lớn, để lại những hậu quả rất nặng nề về kinh tếvà xã hội Từ Đại hội XI, Đảng đã khẳng định: “Thể chế kinh tế thị trường, chấtlượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự pháttriển” Đại hội XII của Đảng vẫn nêu lại những điểm nghẽn này và xác định đây làba khâu đột phá để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-

Trang 7

2020 Đại hội XIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh: “chúng ta cần tập trung đầutư nguồn lực và đặc biệt chú trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo ra sựchuyển biến về chất trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứXI, XII đã đề ra” Điều này cho thấy, những điểm nghẽn nêu ra từ Đại hội XI vẫn

chưa được giải quyết triệt để Tất cả những hạn chế, yếu kém đó đang làm suy giảmnghiêm trọng lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào chế độ, thậm chíđe dọa sự tồn vong của chế độ

Thứ hai, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ

nghĩa đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng,giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản Nhànước chưa tốt và chậm đổi mới; tiêu cực, tham nhũng, lãng phí còn lớn và ngàycàng phức tạp Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hìnhmới, chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội chưa đều

Thứ ba, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới,

chưa phát huy đầy đủ những mặt tích cực và hạn chế tính tự phát, tiêu cực của thịtrường Chưa giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước - thị trường Quản lý Nhà nướcchưa trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nếu đi sâu phân tích mỗi loạithị trường đều thấy rất rõ sự phát triển thiếu đồng bộ, yếu kém, thị trường còn tiềmẩn nhiều bất trắc như: thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường tàichính

Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế còn nặng nề và còn

nhiều vướng mắc; tình trạng quan liêu, phân tán cục bộ, vô cảm với người dân cònnghiêm trọng; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế đông nhưngkhông mạnh, tình trạng không làm tốt chức trách của mình khá phổ biến, hiện tượngtham nhũng, tiêu cực có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp Chất lượng nguồnnhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Đại hội Đảng lầnthứ XIII đã nhấn mạnh: “Thực thi pháp luật chưa hiệu quả, chấp hành pháp luậtchưa nghiêm Tham nhũng, lãng phí ở một số nơi còn nghiêm trọng Hoạt độnggiám sát, kiểm tra, thanh tra còn chồng chéo”

Trang 8

Thứ năm, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và thiếu nhất

quán, thực hiện chưa nghiêm Hệ thống luật pháp chưa đáp ứng được yêu cầu pháttriển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều vănbản pháp luật quan trọng còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ thống văn bảnpháp luật liên quan đến đất đai, đến điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanhnghiệp Ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa pháp luật của công dân và tổ chức cònyếu kém Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thịtrường cũng như sự phát triển của đất nước Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đãnêu: “Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịpthời yêu cầu thực tiễn Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cươngphép nước có nơi, có lúc còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời, chếtài xử lý chưa đủ sức răn đe”

* Nguyên nhân hạn chế:

- Chưa khai thác tối ưu tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong hội nhậpkinh tế quốc tế, việc thực hiện các đột phá chiến lược chưa tạo ra xung lực mạnh mẽcho tăng trưởng kinh tế, quản trị nhà nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệplần thứ tư còn hạn chế

- Kiểm tra, xử lý vi phạm chưa được tiến hành đồng bộ, bài bản.- Lúng túng trong phân định sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế với quản lý Nhànước và quản trị doanh nghiệp

- Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và nhận thức về vai trò, chức năng quản lýNhà nước về kinh tế chưa sâu sắc, thống nhất

- Thực hiện chưa tốt nguyên tắc quản lý thống nhất đi đôi với phân cấp khoahọc

3.4- Khuyến nghị- Vai trò của Nhà nước trong đầu tư công+ Giảm tỷ trọng đầu tư Nhà nước (đầu tư công và thông qua doanh nghiệpNhà nước) trong đầu tư quốc gia Tăng mức độ và tỷ trọng của các chủ thể ngoài

Nhà nước trong đầu tư quốc gia

Trang 9

+ Đẩy mạnh kiểm tra và đánh giá hoàn thành dự án và nâng cao vai trò của Quốc hội, người dân và xã hội dân sự trong theo dõi chi tiêu công.

+ Nâng cao năng lực thể chế trong xây dựng kế hoạch trung hạn cấp ngành, cấp khu vực, cấp quốc gia với các kế hoạch tài chính dự án khả thi và rõ ràng

+ Công khai và tham vấn ý kiến cộng đồng về dự thảo kế hoạch đầu tư và chi tiêu công trước khi hoàn thiện

+ Tăng cường minh bạch, kỷ luật và trách nhiệm giải trình trong quản lý chi tiêu công, giám sát chặt chẽ nợ công

+ Có hành động kịp thời nhằm từ chối hay hủy các dự án không đáp ứng các ưu tiên hay các tiêu chí đánh giá của chính phủ

+ Tiếp tục nâng cao năng lực và hệ thống lựa chọn các dự án đầu tư công

- Vai trò của Nhà nước là nhà đầu tư vào các doanh nghiệp Nhà nước

+ Xây dựng và công bố chiến lược về giảm đầu tư Nhà nước vào các hoạtđộng kinh doanh Tiếp tục cắt giảm các lĩnh vực kinh doanh mà Nhà nước được đầutư và tiếp tục thoái vốn đầu tư không trọng điểm

+ Đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp Nhà nước tuân thủ kỷ luật thị trườngvà cạnh trạnh, đối mặt với những ràng buộc khó khăn về ngân sách và tuân thủ luậtphá sản

+ Cung cấp nội dung chính sách rõ ràng về tiêu chí quyết định giữ lại sở hữuNhà nước trong các doanh nghiệp và mục tiêu của chính sách sở hữu Nhà nước

+ Thành lập và phát triển ít nhất hai mô hình cơ quan quản lý Nhà nước độclập (ví dụ: để điều tiết cạnh tranh hoặc các ngành công nghiệp mạng lưới) nhằmđảm bảo việc quản lý được công bằng và minh bạch hơn

+ Khuyến khích tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ và hàng hoá công.+ Làm rõ bất kỳ mục tiêu phi thương mại nào của các doanh nghiệp Nhànước, công khai chi phí hoàn thành các mục tiêu này và bố trí tài chính từ ngân sáchNhà nước cho các mục tiêu phi thương mại

+ Xây dựng các chỉ số hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước; đẩy mạnh sựphối hợp giữa ban quản lý doanh nghiệp Nhà nước với đại diện Nhà nước như mộtnhà đầu tư; nâng cao tính minh bạch và công khai các báo cáo kết quả

Trang 10

* Giải pháp

Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế với tư cách đại diện cho sởhữu toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công ở Việt Nam cần thựchiện tốt một số giải pháp sau:

- Thứ nhất, tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quyền sở hữuđối với tài sản công thật sự công tâm, chuyên nghiệp

- Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên trong việc quản lý, sử

dụng tài sản công, như: Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật về quảnlý, sử dụng tài sản công nhằm nâng cao nhận thức, trang bị đầy đủ kiến thức vềpháp luật cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công, các cơ quan thực hiệnquyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với tài sản công, các cơ quan, tổ chức, đơnvị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng tài sản công

- Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để từng bước

thực hiện mục tiêu không thể tham nhũng Trên cơ sở tổng kết thực tiển của việcthực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công nhà nước tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổsung ban hành mới các văn bản quy định cụ thể việc thực hiện quyền sở hữu đối vớitài sản công

- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh và

nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí Tăng cường côngtác kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công; thanh tra việc sắp xếp lại,xử lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý để xử lýkịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cánhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sảncông

- Thứ năm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng,

tiêu cực theo đúng các văn bản của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Cấp ủy,Chính quyền địa phương trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản công

Ngày đăng: 23/08/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w