CHỦ ĐỀ: PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN, LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ BÀI LÀM A. LỜI MỞ ĐẦU Môn Quản lý kinh tế là môn khoa học, nội dung chuyên đề “Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế” trang bị cho học viên Lớp Cao cấp Lý luận Chính trị K15A10 những kiến thức giúp học viên nhận thức được lý luận cơ bản về bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế; những thành công, hạn chế ưong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay và định hướng đổi mới trọng những năm tới. Trang bị cho học viên kỹ năng giải quyết hoặc tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và giúp học viên hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Bản thân nhận thức, chủ đề: “Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị”, là chuyên đề khoa học cung cấp cho học viên Lớp Cao cấp Lý luận chính trị K….. những lý luận lịch sử để làm cơ sở pháp lý vận dụng vào thực tiễn trong quá trình công tác và viết bài thu hoạch hết môn của mình.
Trang 1MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 2
1 Những vấn đề lý luận……… 2
1.1 Một số khái niệm……… 2
1.2 Đặc điểm về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế……… 3
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế……… 4
1.4 Các nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế …… … 5
1.5 Các yêu cầu đối với phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế……… 5
2 Thực trạng về phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam…….… 6
2.1 Những ưu điểm trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế………….… 6
2.1.1 Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch……… 6
2.1.2 Phân cấp quản lý đầu tư công……… 7
2.1.3 Phân cấp quản lý ngân sách ……… 8
2.2 Những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế và nguyên nhân……… 9
2.2.1 Những hạn chế trong phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch… ……… 9
2.2.2 Những hạn chế trong phân cấp quản lý đầu tư công……… 9
2.2.3 Những hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách……… ……… 10
2.2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế……….……… 11
3 Một số khuyến nghị……… 12
C KẾT LUẬN 13
Trang 2CHỦ ĐỀ:
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN,
LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ
BÀI LÀM
A LỜI MỞ ĐẦU
Môn Quản lý kinh tế là môn khoa học, nội dung chuyên đề “Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế” trang bị cho học viên Lớp Cao cấp Lý luận Chính trị K15A10
những kiến thức giúp học viên nhận thức được lý luận cơ bản về bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế; những thành công, hạn chế ưong xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện nay và định hướng đổi mới trọng những năm tới Trang bị cho học viên kỹ năng giải quyết hoặc tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và giúp học viên hiểu rõ, tin tưởng, nắm vững và có tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Bản thân nhận thức, chủ đề: “Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị”, là chuyên đề khoa học cung cấp cho học viên Lớp Cao cấp Lý luận chính trị K… những lý luận lịch sử để làm cơ
sở pháp lý vận dụng vào thực tiễn trong quá trình công tác và viết bài thu hoạch hết môn của mình
Trang 3B NỘI DUNG
1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Bộ máy quản lỷ nhà nước về kinh tế là
một chỉnh thể các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, có quan hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được
bố trí thành cấp và khâu theo các nguyên tắc xác định để thực hiện chức năng nhất định của quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra
Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế: Là sự chuyển giao một phần chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trung ương (gắn với bộ máy hành chính) cho cấp địa phương, của cấp trên cho cấp dưới trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
1.2 Đặc điểm về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động bằng quyền lực công,
thông qua quyền lực công để tác động vào các đối tượng quản lý trong nền kinh tế
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hoạt động trên cơ sở tuân thủ
pháp luật Bộ máy và các bộ phận cấu thành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý trong phạm vi thẩm quyền được giao
Ba là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế do có quyền lực lớn, nắm nguồn
lực vật chất lớn và có sức mạnh chi phối nên dễ có nguy cơ quan liêu hóa Đặc biệt,
dễ xảy ra tình trạng quan liêu khi quyền lực tập trung nhưng thiếu cơ chế giám sát quyền lực
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam có một số đặc điểm riêng như sau:
Một là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh te ở Việt Nam đang trong quá trình
hoàn thiện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với một nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam, xét dưới góc độ
quyền lực, hoạt động trên nguyên lý phân công, phối hợp và thống nhất
Trang 4Ba là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là đại diện chủ sở hữu nhiều loại
tài sản công Nhà nước Việt Nam là đại diện chủ sở hữu nhiều nguồn lực quan trọng của đất nước như đất đai, rừng, mỏ, tài sản cố định, các doanh nghiệp nhà nước
Bốn là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam được tổ chức thống
nhất từ trung ương xuống địa phương Mục đích là bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước thông suốt từ trên xuống tận cơ sở
Năm là, bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế có sự lãnh đạo của Đảng Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện mọi mặt của đất nước thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, qua đội ngũ đảng viên và tổ chức bộ máy nhà nước cũng như các cơ quan trong hệ thống chính trị
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở các nước khác nhau được tổ chức theo các mô hình rất khác nhau Nhìn chung, có hai loại mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế là mô hình tập trung và mô hình phi tập trung
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo mô hình tập trung là mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế mà trong đó, quyền ra quyết định quản lý được tập trung cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương Mô hình này được
thể hiện dưới hai hình thức tập quyền và tản quyền Trong bộ máy quản lý nhà nước
theo mô hình tập quyền, mọi quyền lực nhà nước, trong đó, có quyền ra quyết định quản lý, được tập trung vào các cơ quan trung ương Trong bộ máy quản lý nhà nước theo mô hình tản quyền, quyền ra quyết định quản lý vẫn thuộc chính quyền trung ương, nhưng được thực hiện thông qua các cơ quan của chính quyền trung ương đóng tại các địa phương
Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế theo mô hình phi tập trung là mô hình bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế mà trong đó, có sự chuyển giao quyền hạn từ trung ương xuống địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới Việc chuyển giao quyền hạn được thực hiện ở các mức độ khác nhau Mô hình này được thể hiện dưới ba hình
thức: ủy quyền, phân quyền và tự quản Trong mô hình ủy quyền, chính quyền địa
phương được chính quyền trung ương trao quyền quyết định và trách nhiệm điều
Trang 5hành trên địa bàn địa phương cho cơ quan địa phương Trong mô hình phân quyền, chính quyền trung ương phân giao quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện vật chất, nguồn lực cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện Chính quyền địa phương được tự quyết định các vấn đề của địa phương, trên cơ sở pháp luật Chính quyền trung ương thực hiện kiểm tra hoạt động của địa phương, thông qua hệ thống luật pháp Trong mô hình tự quản, chính quyền địa phương có quyền quyết định công việc của địa phương, tự lo các nguồn lực để giải quyết các công việc của địa phương Tuy nhiên, các hoạt động, các quyết định của chính quyền địa phương chịu
sự giám sát của chính quyền trung ương để bảo đảm tính thống nhất của Nhà nước
Mức độ tập trung hay phi tập trung của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở các nước khác nhau là khác nhau Trên thực tế, mỗ hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế ở nhiều quốc gia là mô hình hỗn hợp giữa tập trung và phi tập trung
1.4 Các nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế
Một là, việc nào được cấp nào thực hiện tốt nhất, kịp thời nhất, giải quyết tốt
yêu cầu của địa phương, của cơ sở thì giao cho cấp đó thực hiện
Hai là, phân cấp quản lý, đồng thời phân quyền cho cấp nào có đầy đủ thông
tin nhất để giải quyết một vấn đề
Ba là, phân cấp phải bảo đảm với những ưu tiên của địa phương được phân
cấp Những ưu tiên đó có thể là tập quán, phong tục, truyền thống, bản sắc của địa phương
Bốn là, việc phân cấp phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
nơi được phân cấp, với điều kiện và khả năng kinh tế của địa phương, nhất là khả năng tài chính và năng lực thực thi của cán bộ quản lý
Năm là, cấp được phân cấp được quyền quyết định quản lý trong phạm vi,
giới hạn phân cấp và phải gắn với trách nhiệm của người ra quyết định
Sáu là, phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế phải được giám sát bởi cơ chế
hữu hiệu, bảo đảm các quyết định quản lý của cấp dưới không mâu thuẫn với chính sách, luật pháp của chính quyền trung ương; không vi phạm hay vượt quá giới hạn phạm vi của các quy định phân cấp Điều này tránh được tình trạng lạm quyền, vượt
Trang 6thẩm quyền của cấp được phân cấp, bảo đảm tính tập trung thống nhất trong quá trình thực hiện phân cấp
1.5 Các yêu cầu đối với phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế
Một là, minh bạch thông tin.
Hai là, người dân phải được có ý kiến.
Ba là, chính quyền địa phương, cơ quan được phân cấp quản lý phải có trách
nhiệm giải trình
Bốn là, Địa phương được phân cấp phải có đủ nguồn lực.
Năm là, quy mô đơn vị được phân cấp đủ lớn.
Sáu là, cần có công cụ để thực hiện phân cấp.
2 THỰC TRẠNG VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
Phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế được mở rộng, bảo đảm cho việc khai thác, huy động được nhiều hơn những lợi thế tiềm năng của địa phương và của cả nước Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế đã bảo đảm xây dựng nền hành chính sát hợp hơn với những đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, mỗi cấp được xác định và được thể chế hóa bằng các văn bản pháp quy Điều này đã đảm bảo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thực hiện các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp
2.1 Những ưu điểm trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế
2.1.1 Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch
Từ đầu thập niên 2000, Việt Nam đã đẩy mạnh phân cấp về quy hoạch, kế hoạch Thể chế phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ, góp phần điều chỉnh cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền, đặc biệt là giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh Hiện nay, phân cấp quản
lý trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch hiện nay được thực hiện theo Luật Quy hoạch năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019), trong đó quy định về lập, thẩm định
Trang 7quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện phân cấp thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho chính quyền cấp tỉnh
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quyết định quy hoạch cấp quốc gia, bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có ý nghĩa chiến lược; quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng kinh tế; quy hoạch chung xây dựng các đô thị (từ loại II trở lên); quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao Các bộ quản lý ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển ngành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định quy hoạch cụ thể phát triển nội
bộ ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương, bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh và của các đơn vị hành chính trực thuộc; quy hoạch cụ thể phát triển ngành trên địa bàn; quy hoạch xây dựng các đô thị (từ loại III trở xuống), nông thôn của tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn, trước khi quyết định
2.1.2 Phân cấp quản lý đầu tư công
Kể từ Đổi mới, Chính phủ luôn chủ trương đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư công Các chủ trương, định hướng, hành lang pháp lý và chính sách phân cấp quản
lý đầu tư công tồn tại ở nhiều văn bản khác nhau Trong giai đoạn trước khi có Luật Đầu tư công 2014, chủ trương và định hướng phân cấp quản lý đầu tư công được trình bày trong Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước Khuôn khổ pháp lý cho quản lý đầu tư công được trình bày trong Luật Ngân sách 2002, Luật Đầu tư 2005 và nhiều đạo luật, nghị định, thông tư khác Tuy vậy, sau khi Luật Đầu tư công 2014 có hiệu lực, toàn bộ các nội dung liên quan đến phân cấp quản lý đầu tư công: phân cấp quyết định chủ trương đầu tư, phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, phân cấp quyết
Trang 8định đầu tư… đều tuân theo các quy định của Luật này Từ ngày 01/01/2020, khi Luật Đầu tư công 2019 có hiệu lực thi hành, các nội dung về phân cấp đầu tư thực hiện theo luật mới, tuy vậy so với luật cũ, chỉ thay đổi quy định phân cấp về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, còn những nội dung khác về phân cấp cơ bản được giữ nguyên
Có ba nguyên tắc chủ yếu về phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam: (1) Nguyên tắc “phân cấp từ trên xuống”, có nghĩa là những gì ở cấp trên không cần làm thì cấp dưới sẽ thực hiện; (2) Nguyên tắc phân cấp theo quy mô Cụ thể là mức
độ phân cấp đối với các chức năng và nhiệm vụ quản lý đầu tư công thường phụ thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án, được chia thành các dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B, và nhóm C Những dự án đầu tư công có quy mô càng lớn, có tính chất càng phức tạp và có ảnh hưởng càng lớn đến an ninh quốc gia
sẽ do cấp Trung ương, thậm chí Quốc hội phê duyệt Còn những dự án quy mô vốn nhỏ hơn, ít quan trọng và phức tạp sẽ được phân cấp cho các cấp chính quyền cấp dưới; (3) Chính quyền cấp tỉnh được quyền tự quyết gần như hoàn toàn đối với các
dự án đầu tư từ ngân sách địa phương với điều kiện phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng quản lý của địa phương
2.1.3 Phân cấp quản lý ngân sách
Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý ngân sách là nhằm đảm bảo các nguồn lực tài chính quốc gia được huy động và phân phối sử dụng một cách hiệu quả nhất; đồng thời, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động khai thác, sử dụng vốn ngân sách, sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội và quản lý ngân sách của các cấp chính quyền
Năm 1997, Luật Ngân sách Nhà nước 1996 có hiệu lực, theo đó, mô hình tổ chức hệ thống Ngân sách Nhà nước bao gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã Đến nay, luật Ngân sách Nhà nước 2015 đang được áp dụng, hệ thống Ngân sách Nhà nước vẫn gồm 4 cấp không thay đổi, song cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước đã có những tiến bộ nhất định, khắc phục được một số nhược điểm trước đây trong mô hình phân cấp NSNN ở Việt Nam
Trang 9Trong những năm qua, phân cấp quản lý ngân sách đều hướng tới đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo và hưởng các nguồn thu quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia; đảm bảo nguồn lực để bổ sung cho các địa phương khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, các địa phương trên cả nước Cơ chế phân cấp quản lý ngân sách đã giao quyền chủ động cho các địa phương tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách để có nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, phần nào khắc phục được tình trạng ỷ lại vào cấp trên
Bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương: Là khoản ngân sách cấp trên bổ
sung cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; quốc phòng; an ninh được giao
Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương: (1) Thực hiện các chính
sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách; (2) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án của cấp trên giao cho cấp dưới thực hiện; (3) Hỗ trợ, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; (4) Hỗ trợ một số chương trình, dự án lớn đặc biệt quan trọng của địa phương
2.2 Những hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế và nguyên nhâ
n
2.2.1 Những hạn chế trong phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch
Hiện nay thể chế phân cấp thẩm quyền về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
Trang 10tế - xã hội còn mang tính bình quân, chưa xác định rõ những yếu tố đặc thù của từng địa phương Chẳng hạn, đối với chính quyền các thành phố trực thuộc Trung ương cần được phân cấp toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa Việc phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch còn tồn tại tư duy về một nhà nước “ôm đồm” với cách nghĩ, việc
gì Trung ương cũng cần phải biết, phải nắm và phải có sự “đồng ý”, “phê duyệt” trong khi trên thực tế không phải việc gì chính quyền Trung ương cũng biết, cũng thông thạo để quản lý, điều hành Ngoài ra, tư duy mệnh lệnh, chỉ huy trong phân cấp quy hoạch, kế hoạch vẫn còn tồn tại, Trung ương chỉ đạo theo hướng ra lệnh trực tiếp cho chính quyền địa phương, khái niệm giao kế hoạch vẫn còn được sử dụng một cách thường xuyên Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu trong kế hoạch đều không còn mang tính pháp lệnh như trước kia, nhưng trong thực tiễn, với việc giao kế hoạch đã làm cho chính quyền địa phương luôn hiểu rằng đó là mệnh lệnh của cấp trên và phải phấn đấu thực hiện, dù tình hình thị trường, thực tế của địa phương đã
có những biến động còn không phù hợp
2.2.2 Những hạn chế trong phân cấp quản lý đầu tư công
Phân cấp trong quản lý đầu tư công vẫn còn mang tính chất đồng loạt và đại trà Các địa phương, cả tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng chung một chính sách phân cấp, bất chấp sự khác nhau hiển nhiên về quy mô, không gian tài khóa, nguồn lực, năng lực v.v Việc có một tấm áo phân cấp chung cho hầu như tất cả các địa phương đã hạn chế hiệu quả của chính sách phân cấp Bởi vì, một hệ thống phân cấp hiệu quả sẽ chỉ phát huy tác dụng khi điều chỉnh mức độ tự quyết của chính quyền mỗi tỉnh phù hợp nhất với năng lực của chính quyền tỉnh đó
Một bất cập rất lớn trong phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam hiện nay
là tính không đồng bộ, các nội dung khác nhau của phân cấp không song hành với nhau, và do vậy không những không tạo ra tác dụng cộng hưởng mà còn hạn chế hiệu quả của phân cấp Cụ thể, phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư cho địa phương khá rộng, song phân cấp nguồn thu lại không được điều chỉnh một cách tương ứng Kết quả là trong khi không gian tự quyết được mở rộng thì nguồn lực tài chính của địa phương lại vẫn bị giới hạn