1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chủ đề bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế, Vai trò của quản lý nhà nước Đối với doanh nghiệp lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ đề bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế: Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị BÀI LÀM I. MỞ ĐẦU Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác động có tổ chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện và định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệu quả, có tầm ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự mở rộng hoặc thu hẹp của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng, đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng xác định, phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra mục tiêu và các định hướng cho phát triển khu vực này. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là vấn đề có nội dung rộng, liên quan đến nhiều chủ thể. Ngoài những kết quả khả quan thì trong thực tế việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn một số bất cập như việc quản lý chưa được thực hiện thống nhất, còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế còn chưa mạnh,... Do đó, việc đổi mới và tăng cường các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, em lựa chọn vấn đề “Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị” làm nội dung bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế.

Trang 1

MỤC LỤCMỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

II NỘI DUNG 2

1 Những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 2

1.1 Khái niệm doanh nghiệp 2

1.2 Phân loại doanh nghiệp 3

1.3 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 3

1.4 Vai trò của doanh nghiệp 4

1.5 Các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 5

2 Vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay 6

3 Liên hệ thực tiễn và khuyến nghị vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay 10

3.1 Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay 10

3.2 Khuyến nghị nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp .13

III KẾT LUẬN 15TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

Chủ đề bài thu hoạch môn Quản lý kinh tế: Vai trò của quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị

BÀI LÀM

I MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là một chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là sự tác độngcó tổ chức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tới các doanh nghiệp nhằmtạo điều kiện và định hướng cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệuquả, có tầm ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự mở rộng hoặc thu hẹp củacác doanh nghiệp trong nền kinh tế

Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng, đầyđủ hơn Đại hội XIII của Đảng xác định, phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớnmạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, đồng thời đưa ra mục tiêu và cácđịnh hướng cho phát triển khu vực này Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi nỗ lựccủa cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là vấn đề có nội dung rộng, liênquan đến nhiều chủ thể Ngoài những kết quả khả quan thì trong thực tế việcquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vẫn còn một số bất cập như việc quản lýchưa được thực hiện thống nhất, còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụgiữa các cơ quan, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế cònchưa mạnh, Do đó, việc đổi mới và tăng cường các giải pháp trong công tácquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết và có ý nghĩa quantrọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa

Vì vậy, em lựa chọn vấn đề “Vai trò của quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị” làm nội dung bài thu

hoạch môn Quản lý kinh tế

Trang 3

II NỘI DUNG1 Những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong nền kinh tếhiện đại Trong nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng, doanh nghiệp là một trong ba chủ thể cơbản cùng với Nhà nước và người tiêu dùng (hộ gia đình) Khái niệm về doanhnghiệp quy định cũng rất khác nhau trong luật kinh doanh hay luật công ty củamỗi quốc gia Ở Việt Nam, tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thànhlập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinhdoanh”

1.2 Phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân rất đa dạng về hình thức, quymô, tính chất, ngành nghề hoạt động,… Có nhiều cách để phân loại doanhnghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân loại theo ngành, lĩnh vực kinh tế: Nhằm mục đích phân

chia doanh nghiệp gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực hoạt động Gồm có 03 nhómngành cơ bản: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Thứ hai, phân loại theo quy mô doanh nghiệp: Chia ra thành các loại như:

cực lớn, lớn, vừa, nhỏ và cực nhỏ Cách phân loại phổ biến với ba loại (lớn, vừa,

nhỏ)

Thứ ba, phân loại theo chủ sở hữu doanh nghiệp: Có thể chia doanh

nghiệp thành ba khu vực sở hữu chính: Sở hữu nhà nước (doanh nghiệp nhànước), sở hữu tư nhân (doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân), sở hữunước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Thứ tư, phân loại theo trách nhiệm pháp lý, gồm có 02 loại: doanh nghiệp

trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp được phân thành cácloại như: Công ty TNHH một thành viên; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên; Công ty Cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Doanhnghiệp nhà nước; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nhóm công ty(tập đoàn kinh tế, tổng công ty)

1.3 Đặc điểm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Trang 4

- Thứ nhất, đối tượng quản lý là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần,

mọi hình thức trong nền kinh tế Đây là đối tượng rất rộng lớn với nhiều loạihình, thuộc nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Hoạt động của doanh nghiệp gắnvới lợi ích kinh tế và bảo đảm lợi ích cho chủ doanh nghiệp và các chủ thể khácliên quan đến doanh nghiệp

- Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là Nhà nước,

trong đó Chính phủ là cơ quan quản lý chung đối với doanh nghiệp Khác vớiquản trị kinh doanh trong doanh nghiệp, chủ thể quản lý là hội đồng quản trị, hộiđồng thành viên, giám đốc doanh nghiệp

- Thứ ba, cơ chế quản lý trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là

các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý gắn với quyền lực nhà nước nhưpháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách kinh tế của nhà nước

- Thứ tư, mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là tạo lập

môi trường, điều kiện ổn định, thuận lợi, hiệu quả và công bằng cho doanhnghiệp hoạt động và phát triển Khác với mục tiêu của quản trị kinh doanh trongdoanh nghiệp là thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế

1.4 Vai trò của doanh nghiệp

- Vai trò của doanh nghiệp nói chung

Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh không thể thiếu trong nền kinhtế thị trường Các quốc gia theo nền kinh tế thị trường muốn phát triển kinh tếđều phải có chính sách phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng Bởivì doanh nghiệp có những vai trò quan trọng sau:

Vai trò về kinh tế: Doanh nghiệp là những thực thể kinh tế, có chức năngsử dụng các đầu vào là các yếu tố sản xuất (như lao động, vốn, tài nguyên, côngnghệ) để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu thị trường Doanhnghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng caomức độ hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia

Vai trò xã hội: Doanh nghiệp có vai trò lớn trong việc tạo việc làm, thunhập để nâng cao đời sống cho người lao động trong xã hội Là nơi tổ chức vàhình thành nên quan hệ lao động và tổ chức văn hóa cho người lao động, gópphần hình thành nên quan hệ xã hội chung cho đất nước

- Vai trò của doanh nghiệp nhà nước

Trong hệ thống doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước có vai tò rất

quan trọng Nghị quyết Đại hội IX chỉ rõ vị trí, vai trò trên ba mặt: “Doanhnghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và

Trang 5

công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội vàchấp hành pháp luật” Đại hội XIII của Đảng, vai trò của doanh nghiệp nhà nướctiếp tục được khẳng định “Doanh nghiệp nhà nước thực hiện vai trò là lực lượngvật chất quan trọng của kinh tế nhà nước” Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước có

các vai trò quan trọng như sau:

Một là, doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng, là

bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước, mà bản thân kinh tế nhà nước là thànhphần kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế Về lâu dài, doanh nghiệp nhà nước vẫntiếp tục là lực lượng đi tiên phong trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, cần vốnlớn, đòi hỏi

công nghệ tiên tiến, hiện đại, những ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế

Hai là, doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, thiết yếu;

những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanhnghiệp các thành phần khác không đầu tư

Ba là, doanh nghiệp nhà nước là công cụ để nhà nước thực hiện điều tiết

vĩ mô đối với nền kinh tế

Bốn là, doanh nghiệp nhà nước có vai trò nêu gương, dẫn dắt đối với các

doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, đặc biệt là đối với doanh nghiệpkhu vực kinh tế tư nhân trong nước Doanh nghiệp nhà nước cần nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật

Doanh nghiệp nhà nước còn đảm nhận vai trò chính trị - xã hội như thựchiện các chính sách xã hội, chính sách đối với người nghèo,… góp phần quantrọng vào việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trườngnhiều thành phần ở nước ta

1.5 Các nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

- Ban hành các khung khổ pháp luật đối với doanh nghiệp:

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động giải thể,phá sản doanh nghiệp bao gồm: Pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư,pháp luật về phá sản và các luật khác

Thứ hai, các luật chung quy định về quyền kinh doanh và môi trườngkinh doanh nói chung như: Pháp luật về dân sự, pháp luật về thương mại, phápluật về đất đai, pháp luật về lao động

Thứ ba, pháp luật riêng điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động của cácdoanh nghiệp trong các ngành và lĩnh vực đặc thù như kinh doanh ngân hàng, tàichính, dầu khí, …

Trang 6

Thứ tư, pháp luật điều chỉnh quan hệ tài chính với Nhà nước bao gồm:Pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệpđối với nhà nước.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước theo thẩm quyềncó thể ban hành các văn bản pháp luật quy định về điều kiện thành lập, cơ chếquản lý, mô hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnh đạo doanh nghiệp

- Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp:

Tùy theo các mục tiêu và định hướng chiến lược, Nhà nước ban hành cácchính sách liên quan đến doanh nghiệp Hệ thống này bao gồm các chính sách ưuđãi, các chính sách hạn chế và chính sách hỗ trợ theo tiêu chí ngành, lĩnh vực mànhà

nước thấy cần thiết phải áp dụng Các chính sách phải đảm bảo bình đẳng, khôngphân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khu vực tư nhân

- Tổ chức bộ máy quản lý hành chính đối với doanh nghiệp:

Tổ chức bộ máy quản lý hành chính cần chú trọng trên cả ba mặt: (1) xâydựng và kiện toàn cơ cấu, tổ chức; (2) xác lập và thực hiện tốt chức năng, nhiệmvụ; (3) xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước đối với doanhnghiệp Trong các nội dung này, quan trọng nhất là thực hiện các thủ tục hànhchính như thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Ngoài ra, các cơ quannhà nước chuyển sang cơ chế một cửa, rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp:

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp phải được tiến hànhthường xuyên nhưng không được chồng chéo, gây cản trở hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Cuộc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra phải có kế hoạch rõ ràng,thông báo trước cho doanh nghiệp, tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp vàhiệu quả Kết luận của các cuộc kiểm tra, thanh tra phải rõ ràng, minh bạch, bảođảm mục tiêu của kiểm tra, thanh tra và công bằng, công khai đối với doanhnghiệp

- Thực hiện quản lý với tư cách là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước:

Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc quản lý như các doanhnghiệp nói chung thì Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhànước có thể thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua hội đồng quản trị, hộiđồng thành viên hoặc chủ tịch công ty Ở Việt Nam, do số lượng doanh nghiệpnhà nước khá lớn, nên chức năng này được thể hiện với các nội dung sau đây:

Trang 7

Thứ nhất, hoạch định và giám sát thực hiện chiến lược phát triển các

doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp của quốc gia

Thứ hai, thực hiện các thủ tục thành lập, quản lý và bổ nhiệm cán bộ đối

với các doanh nghiệp nhà nước

Thứ ba, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.Thứ tư, xác lập các mô hình quản lý công ty và giám sát phù hợp, có hiệu

quả Mô hình quản lý công ty thích hợp sẽ quyết định hiệu quả quản lý đối vớidoanh nghiệp

2 Vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay

Một là, định hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với mục đíchvà lợi ích của Nhà nước Trong quá trình quản lý và hướng dẫn hoạt động của

doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích chung của cộngđồng, Nhà nước đồng thời cũng tạo ra những đảm bảo cho lợi ích của mình.Khi tiến hành

các hoạt động quản lý, trước hết Nhà nước cần đến các nguồn lực tài chính đểchi tiêu cho bộ máy quản lý, xây dựng chính sách và thực thi các chính sách.Nguồn thu đủ để chi và tích luỹ cho quản lý xã hội của Nhà nước chỉ có thể đạtđược chủ yếu bằng đóng góp từ thuế của doanh nghiệp

Hai là, việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xuất phát từ chínhyêu cầu thưc tiễn của các doanh nghiệp Doanh nghiệp ra đời do yêu cầu của

việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận Theo nguyên tắc thịtrường, doanh nghiệp chỉ phát triển trong điều kiện được đảm bảo tự do kinhdoanh Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu riêng doanh nghiệpcó thể tạo những lực cản, vi phạm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệpkhác Vì thế, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có được khi Nhànước có cơ chế quản lý đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các quyền đó

Để thực hiện quyền tự do kinh doanh, doanh nghiệp cần đến Nhà nướcvới vai trò của người đại diện cho lợi ích chung, công bằng, khách quan từ việcxây dựng thể chế và tổ chức hoạt thực hiện Chỉ Nhà nước mới đủ khả năng, điềukiện và thẩm quyền để xây dựng pháp luật và các thiết chế tư pháp khác có liênquan để đảm bảo lợi ích, công bằng cho mọi doanh nghiệp

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, họ thường điều hành hoạt độngkinh doanh trong phạm vi nhỏ hẹp ở lĩnh vực mà mình kinh doanh, khả năng chủyếu đánh giá thị trường trong phạm vi ngành nghề mà mình đã lựa chọn màkhông có khả năng đánh giá chung cả nền kinh tế thị trường Chỉ có Nhà nước,

Trang 8

với tư cách là nhà hoạch định chính sách, với bộ máy, công cụ và tầm nhìn chiếnlược bao quát mới có khả năng phân tích, đánh giá về sự vận động của toàn hệthống kinh tế để cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho doanh nghiệp Bêncạnh đó, do nguồn lực kinh tế, khả năng tự tạo lập những điều kiện, môi trườngcho hoạt động kinh doanh hạn chế; doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ phíaNhà nước về điều kiện kinh doanh như xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thịtrường đồng bộ để phát triển.

Ba là, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế luôn tồn tại nhiều quan hệ vớinhiều mâu thuẫn cần được Nhà nước giải quyết để ổn định và phát triển Sự tồn

tại của doanh nghiệp gắn liền với việc doanh nghiệp tham gia vào nhiều mốiquan hệ khác nhau như quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanhnghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân, giữadoanh nghiệp với người lao động hay giữa doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, Quan hệ ấy có thể phù hợp, hiệu quả hoặc phát sinh những vướng mắc cần giảiquyết để phát triển Do

đó doanh nghiệp cần đến Nhà nước để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp củamình Ngược lại, vì là đại diện cho lợi ích chung, Nhà nước phải tạo hành langpháp lý và cơ chế điều hành đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tráchnhiệm của doanh nghiệp - người lao động - các tổ chức khác nhằm ổn định vàphát triển doanh nghiệp cũng là ổn định và phát triển nền kinh tế và xã hội

Bốn là, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Chức năng của Nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nướctrên các mặt đối nội, đối ngoại, bao quát toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội – trongđó chức năng quản lý doanh nghiệp là một trong các nội dung rất quan trọng củaNhà nước, được quy định bởi bản chất của Nhà nước và những đòi hỏi củanhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội gắn vào hoạt động cụ thể với những đối tượngquản lý cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử

Năm là, vai trò định hướng, tạo lập môi trường kinh doanh cho doanhnghiệp Ở các Nhà nước, các hoạt động quản lý luôn gắn với mục tiêu đã được

định hướng trước Nhà nước thực hiện chức năng định hướng một mặt để hướngdẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển; đồng thời sự định hướng đó còn tạora một hệ thống doanh nghiệp phát triển trong sự phù hợp với các mục tiêu cơbản và lâu dài của Nhà nước Khác với nền kinh tế kế hoạch, trong nền kinh tếthị trường, chức năng định hướng của Nhà nước chủ yếu sử dụng phương pháptác động gián tiếp thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch,

Trang 9

thông tin và các nguồn lực của Nhà nước Phương pháp tác động gián tiếp vừathể hiện sự tôn trọng các quy luật của thị trường, đảm bảo tính tự chủ cho doanhnghiệp, đồng thời cũng đảm bảo đạt được mục tiêu chung.

Sáu là, điều tiết thị trường Kinh tế thị trường với những quy luật vận

động vốn có của nó một mặt tạo ra sự năng động sáng tạo cho doanh nghiệp, mặtkhác nó luôn có nguy cơ dư thừa hay thiếu hụt hàng hoá trên thị trường, tạo ranhững cơn sốc về giá, ảnh hưởng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinhtế quốc dân Vì thế, để điều tiết thị trường cho doanh nghiệp phát triển, Nhà nướcsử dụng hàng loạt các chính sách tài chính, chính sách thuế, đòn bẩy kinh tế,…đồng thời sử dụng các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhà nước là trụ cột đểđiều tiết nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước

Bảy là, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Doanh nghiệp là một thực thể

sống, có sự ra đời thành lập, phát triển hoặc giải thể, phá sản Trong suốt quátrình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp hoạt động trong các mối quan hệ vớinhiều chủ thể là các đối tác khác nhau Đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp cầnđược kiểm

tra, thanh tra để phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm Thanh tra, kiểm tradoanh nghiệp nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, ngăn ngừa viphạm Kết quả thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện các nguồn lực tiềm năng, pháthiện những sai lệch để kịp thời hoàn thiện và định hướng Nói cách khác, thôngqua thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước có thể nhậnđược sự phản hồi của chính sách, kiểm ra tính khả thi của các quy định Trườnghợp chính sách không phù hợp thì cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời để tăngcường hiệu quả của quản lý nhà nước

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc quản lý nhà nước nhưvới doanh nghiệp nói chung, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữuthông qua hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty theo luậtđịnh Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện quyền sở hữu thông qua các định chếnày và đã khá thành công ưong quản lý doanh nghiệp nhà nước Ở Việt Nam,chức năng này được thực hiện với các nội dung như sau:

- Thứ nhất, hoạch định và giám sát thực hiện chiến lược phát triển cácdoanh nghiệp nhà nước trong hệ thống doanh nghiệp của quốc gia Đây là công

việc rất quan trọng, quyết định định hướng phát triển hệ thống doanh nghiệp nhànước và có tác dụng định hướng phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp này Đểthực hiện công việc này, Nhà nước phải xác định rõ mục tiêu phát triển dài hạn của

Trang 10

các doanh nghiệp nhà nước về ngành nghề, phạm vi, quy mô, tốc độ Đồng thời,cân đối đủ các nguồn lực cần thiết, xác định rõ lộ trình thực hiện các mục tiêu.

- Thứ hai, thực hiện việc thành lập, quản lý và bổ nhiệm, cán bộ đối vớicác doanh nghiệp nhà nước Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải tiến hành

các thủ tục cần thiết về thành lập mới doanh nghiệp nhà nước và bổ nhiệm cácchức danh lãnh đạo quản lý doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, Nhà nướcthực hiện các nghiệp vụ quản lý cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thuộcdiện Nhà nước bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, tiến hành các thủ tục về bổ nhiệm lại,bổ nhiệm mới, miễn nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thuộcdiện quản lý của cơ quan chủ quản Khi doanh nghiệp nhà nước không còn lý dođể tiếp tục hoạt động với tư cách sở hữu nhà nước, Nhà nước tiến hành thoái vốnhoặc làm thủ tục sáp nhập, giải thể, phá sản theo quy định của luật pháp

- Thứ ba, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước Nhà nước

thực hiện nội dung này thông qua các nghiệp vụ xác định vốn hoặc đánh giá lạivốn nhà nước tại doanh nghiệp, ra quyết định giao vốn, quyết định đầu tư tăngvốn, giảm vốn, điều chuyển vốn tại các doanh nghiệp nhà nước Quyền sử dụngvốn, quản lý

tài sản trong kinh doanh thuộc về bộ máy quản trị doanh nghiệp Cần xác lập môhình tổ chức quản lý vốn sao cho bảo toàn được vốn, bảo đảm sử dụng vốn theođịnh hướng của Nhà nước, đồng thời bảo đảm tính sinh lợi của nguồn vốn Nhànước, nghĩa là kết hợp hài hòa giữa quản lý hành chính nhà nước và quản trị kỉnhdoanh đối với vốn nhà nước

- Thứ tư, xác lập các mô hình quản lý công ty và thực hiện giám sát phùhợp có hiệu quả Việc xác định và sử dụng mô hình quản lý công ty thích hợp sẽ

quyết định hiệu quả quản lý đối với doanh nghiệp Trên thế giới đã có nhiều môhình quản lý khác nhau với những ưu, nhược điểm khác nhau Một số quốc giachỉ áp dụng một mô hình quản lý công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước vàđã rất thành công Do đó Nhà nước Việt Nam cần tìm ra và sử dụng phù hợp,mang lại hiệu quả các mô hình quản lý để tổ chức triển khai áp dụng rộng rãitrong tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước trong nước

3 Liên hệ thực tiễn và khuyến nghị vai trò quản lý nhà nước đối vớidoanh nghiệp hiện nay

3.1 Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hiện nay

Doanh nghiệp và sự phát triển của nó nói chung đóng vai trò then chốtquyết định sự ổn định và phát triển của nền kinh tế lẫn xã hội và chính trị của đất

Ngày đăng: 23/08/2024, 21:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w