Một trong những hạn chế, bất cập đó là chưa phát huy tốt các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo đại học của cha ông, đồng thời chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thàn
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục - đào tạo đại học cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn Một trong những hạn chế, bất cập đó là chưa phát huy tốt các giá trị truyền thống trong giáo dục
- đào tạo đại học của cha ông, đồng thời chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thành tựu giáo dục và đào tạo đại học hiện đại của thế giới Nghĩa là, chưa kết hợp tốt yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại học Điều này càng trở nên bức xúc trong điều kiện ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng với tất cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục - đào tạo đại học Vì lẽ đó, nghiên cứu "Vấn đề
kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay" thực sự là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
- Nhóm vấn đề quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội và những biểu hiện của nó trong lịch sử dân tộc và trong
đời sống văn hóa hiện nay có các bài viết: Biện chứng của truyền thống của GS Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của
truyền thống của PGS Trần Đình Sử, Tạp chí Cộng sản, số 15-1996; Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển của GS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí
Triết học, số 2- 1998; Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự
Trang 3phát triển đất nước, dân tộc của GS Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số
4-1998, v.v
- Nhóm vấn đề có liên quan đến truyền thống và đặc trưng của nền giáo dục
cổ truyển Việt Nam có: Đến hiện đại từ truyền thống của GS Trần Đình Hượu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của GS Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992; Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước
1945 của GS Vũ Ngọc Khánh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990; Khắc phục lối học hư văn khoa cử - nâng cao chất lượng giáo dục của GS Phạm Minh Hạc, Tạp chí Cộng
sản số 5-1998, v.v
- Nhóm vấn đề liên quan đến thành tựu của nền giáo dục thế giới trong lịch sử
và hiện nay có: Lịch sử giáo dục thế giới của GS Hà Nhật Thăng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997; Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình
Dương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 1994; Nước Mỹ năm 2000 - Chiến lược giáo dục, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, 1995, v.v
- Nhóm vấn đề liên quan đến việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá
trình phát triển giáo dục - đào tạo, có thể kể đến: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) và Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII); Phát triển giáo dục, phát triển con người phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội của GS Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996; Vấn đề giáo dục - đào tạo của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI của GS Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Giáo dục Việt Nam: Xu
hướng phát triển và những khác biệt, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996, v.v
Tuy nhiên, chưa có chuyên khảo nào bàn trực tiếp về việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
Trang 4Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu nói trên là tài liệu tham khảo quan trọng giúp nhóm tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ thực trạng (cả về nhận thức và vận
dụng) sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở nước ta trong những năm qua, công trình nghiên cứu góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng sự kết hợp đó vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học trong thời gian tới
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
là:
+ Thứ nhất, lý giải mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại
trong giáo dục đào tạo đại học, qua đó làm rõ sự cần thiết phải kết hợp truyền thống
và hiện đại trong phát triển giáo dục - đào tạo đại học
+ Thứ hai, Trình bày thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi
mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam thời kỳ đổi mới
+ Thứ ba, nêu một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển giáo
dục - đào tạo đại học theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong đổi
mới giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu sự kết hợp giữa yếu tố
truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo đại học không tách rời nền giáo dục quốc dân nói chung, vì thế công trình nghiên cứu đã giành phần thỏa đáng nghiên cứu yếu tố truyền thống, yếu tố hiện đại trong giáo dục đào tạo, mối quan hệ giữa chúng và giá trị
Trang 5truyền thống trong giáo dục - đào tạo nói chung ở Việt Nam, xem đó như là cơ sở, nền tảng của vấn đề nghiên cứu Mặt khác, công trình nghiên cứu thiên về góc độ lý luận, nên một số vấn đề mới dừng lại ở những nét khái quát, định hướng
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong khoảng thời gian từ khi
nước ta tiến hành đổi mới đến nay và trong những năm tới (đến 2015)
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử với tinh thần lý luận kết hợp với thực tiễn
5 Đóng góp của công trình nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ mối quan quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo cũng như việc vận dụng mối quan hệ trên trong giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục - đào tạo đại học nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua
- Bước đầu nêu ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm kết hợp yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo đại học ở nước ta trong thời gian tới
6 Kết cấu của công trình nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu gồm 3 chương, 7 mục
Trang 6Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.1 YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG VÀ YẾU TỐ HIỆN ĐẠI TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.1.1 Khái niệm "truyền thống" và "truyền thống giáo dục đào tạo"
1.1.1.1 Khái niệm "truyền thống"
Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội hàm và ngoại diên của nó Tùy thuộc vào góc độ tiếp cận, vào đối tượng từng ngành khoa học mà các tác giả, các nhà nghiên cứu có những cách hiểu, cách trình bày khác nhau về truyền thống
Theo Từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [1, tr 505]
Từ điển bách khoa Xô viết định nghĩa: "Truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội trong một quá trình lâu dài Truyền thống được thể hiện trong chế độ xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [17,
Trang 7thế hệ này sang thế hệ khác" [17, tr 11] Định nghĩa này phản ánh được đầy đủ hơn những thuộc tính cơ bản trong nội hàm của khái niệm truyền thống
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của truyền thống là:
- Truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền Tuy nhiên, tính ổn định cũng có tính độc lập tương đối, khi những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành và phát triển Vì thế, truyền thống có tính hai mặt đối lập nhau, đó là truyền thống tốt (giá trị) và truyền thống xấu (phản giá trị) Truyền thống tốt có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở con người, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại, truyền thống xấu sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội Hai mặt này của truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng với nhau trong quá trình lịch sử
- Truyền thống là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong quá khứ biểu hiện ở tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử, đạo lý, tâm lý…
- Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng người (thị tộc, bộ lạc, dân tộc, dòng họ, gia đình, làng xã ), là bản sắc của các cộng đồng người
- Truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của các yếu tố: môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý; kết cấu kinh tế - xã hội; quá trình lao động sản xuất và lịch sử; môi trường văn hóa khu vực và thế giới
- Truyền thống có tính kế tục từ lớp người trước sang lớp người sau, thế hệ trước sang thế hệ sau, nó ăn sâu vào tâm lý, phong tục tập quán, nếp nghĩ … của con người
1.1.1.2 Truyền thống giáo dục - đào tạo và những biểu hiện của nó
Trang 8a Khỏi niệm giỏo dục
Thuật ngữ giỏo dục và đào tạo được nảy sinh từ trong ngụn ngữ hằng ngày,
nú diễn đạt cả những khỏi niệm thụng thường lẫn những khỏi niệm khoa học Giáo dục có thể đ-ợc tiến hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và đ-ơng nhiên giáo dục không chỉ hạn chế ở dạy học mà v-ợt xa khỏi phạm vi dạy học Giáo dục có hai nghĩa: thứ nhất, giáo dục là một hiện t-ợng khách quan; thứ hai, công tác giáo dục đ-ợc tổ chức theo cách riêng Về nghĩa thứ nhất, đó là, mỗi thế hệ mới khi b-ớc vào cuộc sống đều phải tiếp xúc với hệ thống các quan hệ xã hội, chính trị- t- t-ởng và kinh tế nhất định, đang tồn tại sẵn, độc lập với thế hệ đó Các quan
hệ đó quyết định tính chất và điều kiện chung của sự hoạt động của thế hệ mới bằng vô số những tác động vô hình Tất cả những tác động đó chính là quá trình giáo dục đang diễn ra một cách khách quan Còn giáo dục đ-ợc tổ chức theo
cách thức riêng là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển
tinh thần, thể chất của một đối t-ợng nào đó, làm cho đối t-ợng đó dần dần có
đ-ợc những phẩm chất và năng lực nh- yêu cầu đề ra Giáo dục theo nghĩa rộng rãi
nhất của từ đó đ-ợc hiểu nh- là tổng thể các nỗ lực nhằm làm cho mỗi thế hệ thích ứng với chế độ xã hội Toàn bộ quá trình học tập, giáo dục có tổ chức, hoạt
động của ng-ời giáo viên và ng-ời đ-ợc giáo dục, của thầy và trò đ-ợc gọi là quá trình giáo dục
Tóm lại, giáo dục là một hiện t-ợng xã hội nảy sinh trong quan hệ giữa ng-ời với ng-ời, trong việc truyền lại tri thức, kinh nghiệm của thế hệ tr-ớc cho thế hệ sau, từ ng-ời biết truyền lại cho ng-ời ch-a biết nhằm làm cho thế hệ sau thích ứng với môi tr-ờng tự nhiên và xã hội Mục đích của giáo dục là làm cho các thành viên của xã hội nắm đ-ợc tri thức, kỹ năng, hình thành đ-ợc những năng lực, phẩm chất cần thiết để phát triển nhân cách, làm cho con ng-ời trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội Những tri thức, kỹ năng, thái độ của các thành viên xã hội đ-ợc qui
định bởi các chế độ kinh tế, xã hội, chính trị, bởi cơ sở vật chất và kỹ thuật của
Trang 9xã hội Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, giáo dục gồm có ba bộ phận cấu thành nh- sau: trí dục, thể dục và kiến thức kỹ thuật bách khoa
Đào tạo cũng là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến thể chất và tinh thần, làm cho đối t-ợng đ-ợc đào tạo trở thành ng-ời có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Điều này cũng có nghĩa là phạm trù giáo dục bao hàm cả phạm trù đào tạo ở Việt Nam từng có một quá trình tách, nhập giữa các cơ quan: năm 1987 sáp nhập Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp với Tổng cục dạy nghề thành Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Đến năm 1990,
Bộ này sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ đó, thuật ngữ giáo dục - đào tạo ra đời Thuật ngữ này bao quát chức năng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan trên Tuy nhiên, khi chúng ta nói thuật ngữ giáo dục cũng đã bao hàm cả thuật ngữ giáo dục - đào tạo
Giáo dục có những đặc tr-ng cơ bản của nó Đó là, thứ nhất, giáo dục là một hoạt động đặc tr-ng cơ bản của con ng-ời và của xã hội loài ng-ời Con ng-ời sinh
ra không phải có ngay tri thức, muốn có tri thức thì phải có giáo dục, giáo dục chính
là ph-ơng thức để truyền lại tri thức của ng-ời đã biết cho ng-ời ch-a biết, từ thế
hệ này cho thế hệ sau, là một hiện t-ợng xã hội phổ biến của loài ng-ời Giáo dục
là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nền văn minh của một thời đại,
đánh giá sự tiến bộ xã hội Con ng-ời không có giáo dục thì không thể trở thành ng-ời theo đúng nghĩa của từ ng-ời
Thứ hai, giáo dục là phạm trù vĩnh hằng Nó tồn tại cùng với sự tồn tại của xã
hội loài ng-ời, nh-ng nội dung giáo dục lại có tính lịch sử Mỗi xã hội đều có một truyền thống giáo dục với những ph-ơng thức, nội dung giáo dục nhất định do yêu cầu xã hội, mục đích chính trị đặt ra, bị qui định bởi những điều kiện kinh tế-xã hội, văn hoá, trình độ khoa học… của dân tộc và thời đại trong những giai
đoạn lịch sử cụ thể
Thứ ba, giáo dục và văn hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng gắn bó
với nhau nh- hình với bóng Văn hoá là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
Trang 10của các cá nhân và cộng đồng sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại Văn hoá đ-ợc duy trì và phát triển bằng con đ-ờng giáo dục và tự giáo dục Giáo dục là một trong những ph-ơng thức truyền tải văn hoá của thế hệ tr-ớc cho thế hệ sau, là nơi giữ gìn, truyền thụ và phát huy hệ thống giá trị chung của loài ng-ời, là nền tảng của văn hoá Thông qua giáo dục mà tri thức loài ng-ời đ-ợc sáng tạo, con ng-ời thích nghi nhanh với cuộc sống và từng b-ớc làm chủ tự nhiên và xã hội, cá tính sáng tạo phát triển nhanh góp phần thúc đẩy văn hoá phát triển Đến l-ợt mình, văn hoá phát triển lại tạo điều kiện để phát triển giáo dục, giúp cho giáo dục thực hiện đ-ợc mục tiêu, cải tiến nội dung ph-ơng pháp, nâng cao chất l-ợng của giáo dục Vì vậy, nói tới văn hoá tức là phải nói tới giáo dục Từ khi có văn hoá, loài ng-ời bắt đầu có giáo dục
b, Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống
Truyền thống giáo dục và giáo dục truyền thống là hai phạm trù không đồng nhất, nội hàm có phần khác nhau và ngoại diên có phần trùng nhau Vì truyền thống giáo dục cũng là một nội dung tạo nên văn hoá dân tộc, là một trong những giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc, cần phải đ-a vào nội dung giáo dục truyền thống Truyền thống giáo dục là khái niệm chỉ những hoạt động giáo dục tồn tại trong lịch sử nh-: nhận thức về giáo dục, các hình thức tổ chức giáo dục, mục tiêu, nội dung, ph-ơng pháp giáo dục… đã trở nên ổn định và đ-ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau Còn giáo dục truyền thống là giáo dục cái vốn văn hoá dân tộc, cái bản sắc dân tộc biểu hiện qua t- t-ởng, tình cảm, tập quán, thói quen, tâm
lí, lối sống, cách ứng xử… của một cộng đồng ng-ời nhất định đ-ợc hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đ-ợc l-u truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Như vậy, khái niệm giỏo dục truyền thống rộng hơn khỏi niệm truyền thống giỏo dục Hơn nữa, truyền thống giỏo dục bao hàm khụng chỉ những yếu tố giỏ trị cần được phỏt huy mà cả những yếu tố phản giỏ trị cần phải loại bỏ; trong khi đú, khi núi đến giỏo dục truyền thống thỡ đương nhiờn chỉ khai thỏc những yếu tố giỏ trị trong truyền thống tốt đẹp để giỏo dục con người
Trang 111.1.2 Khái niệm hiện đại và hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
1.1.2.1 Khái niệm hiện đại
Theo nghĩa thông thường, từ "hiện đại" thường được dùng với nghĩa: thuộc
về thời đại ngày nay; nó có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Chẳng hạn, trong các lĩnh vực công nghiệp, thiết bị, công trình kiến trúc, hiện đại được hiểu với nghĩa có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học và kỹ thuật ngày nay Với tính cách là khái niệm, "hiện đại" được hiểu theo quan điểm lịch
sử cụ thể, và cũng rất động, tùy theo các đối tượng, các lĩnh vực cụ thể Có những yếu tố hôm nay còn là hiện đại thì ngày mai, sau một quá trình nào đó đã có thể trở thành truyền thống Như vậy, trong một lĩnh vực nào đó những cái được gọi là hiện đại thường đặt trong mối quan hệ với truyền thống, gắn với những hoàn cảnh lịch sử
cụ thể và là cái mới nhất trong giai đoạn lịch sử đó
1.1.2.2 Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
* Hiện đại hoá
Theo nghĩa của từ, "hiện đại hóa" là làm cho cái gì đó mang tính chất của thời đại ngày nay Với ý nghĩa đó, hiện đại hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Chẳng hạn, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế đạt được trình độ tiên tiến của thời đại
Về thực chất, hiện đại hóa là quá trình phản ánh sự vận động và phát triển của trình
độ Người, thể hiện qua tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất, trong
tổ chức, quản lí, điều hành xã hội, trong phương thức vận hành của cơ chế hoạt động xã hội cũng như ở cách thức sống của con người, làm cơ sở cho sự phát triển cao của một
xã hội, đem lại phúc lợi xã hội ngày càng lớn Hiện đại hóa không chỉ thể hiện ở các chỉ
số khoa học - kỹ thuật - công nghệ hay kinh tế - kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đảm bảo phát triển xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn (kinh tế - xã hội, vật chất- tinh thần) Nói một cách tổng quát, hiện đại hóa là một khái niệm có nội dung rộng lớn,
là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại, có trình độ văn minh
Trang 12cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền khoa học- công nghệ tiên tiến, nền kinh tế phát triển cao, được tổ chức khoa học và hợp lý, mà còn ở đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của xã hội
* Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo
Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là quá trình làm cho giáo dục - đào tạo mang tính chất của thời đại ngày nay, thể hiện trong toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo từ mục tiêu đến cách thức tổ chức, nội dung, phương pháp giáo dục, phương tiện giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy và học tập…, là quá trình trang bị cho người học những tri thức hiện đại, bằng những phương pháp giảng dạy mới, với những phương tiện giảng dạy tiên tiến nhằm phát triển tư duy và phát huy tính năng động sáng tạo của người học để họ có khả năng tiếp thu và vận dụng những tri thức khoa học vào hoạt động thực tiễn, thúc đẩy xã hội phát triển
Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là một quá trình được tiến hành bằng việc thường xuyên cập nhật, bổ sung, đưa vào nền giáo dục - đào tạo quốc dân những yếu
tố mới, hiện đại, vì thế nó có tính thời sự Việc hiện đại hóa giáo dục - đào tạo được tiến hành thông qua nhiều con đường, biện pháp "Cái hiện đại" có thể được nảy sinh
từ chính nền giáo dục - đào tạo nước đó do những con người có tố chất hiện đại tạo
ra Tố chất này phản ánh những quan điểm mới mang ý nghĩa hiện đại từ quan điểm chung về giáo dục - đào tạo đến phương thức tư duy, cách thức tổ chức, nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo, … Mặt khác, "cái hiện đại" có thể được du nhập từ các nước có nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, phát triển Đây là con đường ngắn và là
xu thế phổ biến để hiện đại hóa giáo dục - đào tạo trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay Tuy nhiên, nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia lại có những yêu cầu xác định đối với nền giáo dục - đào tạo quốc dân, nói cách khác, mục đích chính trị của các nền giáo dục - đào tạo không hoàn toàn giống nhau Vì vậy, việc chúng ta khai thác, tiếp nhận những tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ phương Tây trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là để hiện đại hóa nền giáo dục - đào tạo quốc dân phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chứ không
Trang 13phải để phương Tây hóa giáo dục - đào tạo Ở nước ta hiện nay, hiện đại hóa giáo dục - đào tạo phải nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện được sứ mệnh cao cả là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1.2.1 Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại
Truyền thống và hiện đại tồn tại không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau Các Mác đã từng khẳng định: "Con người làm ra lịch sử của chính mình nhưng không phải làm theo ý muốn tuỳ tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà trong những điều kiện trực tiếp, có trước mắt, đã cho sẵn và do quá khứ để lại Truyền thống của những người đã chết đè nặng như quả núi lên đầu
óc những người đang sống" [28, tr 145] Có thể nói rằng, ranh giới giữa truyền thống và hiện đại chỉ có ý nghĩa tương đối Cái truyền thống được nâng lên một trình
độ mới do cái hiện đại thâm nhập vào truyền thống Truyền thống được kế thừa, đưa vào đời sống hiện đại, nên nó cũng được hiện đại hoá Nói cách khác, truyền thống
và hiện đại xâm nhập vào nhau, hiện đại lẫn vào truyền thống, thúc đẩy truyền thống phát huy lên Truyền thống in dấu ấn của mình, bóng dáng của mình lên hiện đại, tiếp sức cho hiện đại phát triển, củng cố bền vững hiện đại Hiện đại đi lên từ truyền thống bao giờ cũng vững chắc Đây là sự tác động nối tiếp nhau, liên tục theo thời gian Chẳng hạn, truyền thống của người lao động trong các nước NICs là tôn trọng chính quyền, coi trọng học hành, sự hợp tác và làm việc cần mẫn… đã tồn tại hàng bao thế kỷ và được truyền lại cho các thế hệ người lao động ngày nay, đã trở thành một trong những giá trị vững chắc của các nước này Chính những giá trị này cũng
đã tạo ra cho họ ưu thế để cạnh tranh với các nước khác trong xã hội hiện đại
Cùng với quá trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống cũng diễn ra quá trình loại bỏ dần dần, hạn chế tác dụng và bị thay thế những truyền thống lạc hậu,
Trang 14tiêu cực, kìm hãm, cản trở sự vận động và phát triển của xã hội Đồng thời có những truyền thống mới, yếu tố mới được hình thành, dần dần củng cố được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội
Quá trình hiện đại hóa bao giờ cũng đồng thời làm xuất hiện những nhân tố mới, những điều kiện mới và sự sàng lọc những nhân tố đã có Quá trình tiến tới cái hiện đại là quá trình đánh giá lại và kế thừa có chọn lọc truyền thống, đồng thời các bước phát triển của cái hiện đại sẽ củng cố, thúc đẩy và phát huy cái truyền thống Truyền thống và hiện đại là hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng, bởi cái hiện đại tự nó ở một mức độ nhất định và trong những trường hợp nhất định đã phủ nhận cái truyền thống Truyền thống và hiện đại ràng buộc, qui định lẫn nhau Một cái gì đó chỉ được coi là hiện đại trong quan hệ so sánh với truyền thống và ngược lại để trở thành truyền thống thì trước đó nó đã từng là cái hiện đại Cái hiện đại không phải hình thành từ hư vô mà phải từ các yếu tố, các điều kiện được tạo nên từ truyền thống Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại mang tính chất khách quan, là qui luật phát triển của xã hội nói chung Con người vận dụng mối quan hệ này với những mục đích khác nhau và tùy theo trình độ nhận thức
Truyền thống có thể trường tồn, ổn định, khó mất đi Truyền thống và hiện đại tác động biện chứng với nhau, nương tựa vào nhau, cái này làm cho cái kia mang thêm nhiều đặc điểm của mình Vì vậy, trong quá trình phát triển xã hội, nếu tuyệt đối hóa cái truyền thống, đồng nhất việc giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc với việc phục cổ, hoài cổ sẽ dẫn tới chủ nghĩa siêu hình; ngược lại, nếu đề cao quá cái hiện đại, phủ nhận vai trò của truyền thống sẽ dẫn tới chủ nghĩa hư vô, phủ nhận sạch trơn giá trị truyền thống dân tộc, gây hậu quả lớn đối với đời sống văn hóa của dân tộc, đẩy con người tới chỗ hẫng hụt Cần thấy rằng, trong điều kiện toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại biểu hiện rất đa dạng, phong phú và phức tạp Các yếu tố truyền thống và hiện đại gắn với nhau, đan xen nhau, cùng tồn tại trong đấu tranh xung đột với nhau, bài trừ lẫn nhau, xâm nhập vào nhau Trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, các yếu tố hiện đại dần
Trang 15dần thay thế yếu tố truyền thống hoặc hiện đại hóa truyền thống, qua đó góp phần làm cho xã hội truyền thống chuyển dần sang xã hội hiện đại Vì vậy nhận thức đúng
để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là yêu cầu tất yếu đặt ra đối với mọi quốc gia trên con đường phát triển
1.2.2 Kết hợp truyền thống và hiện đại - nguyên tắc căn bản trong phát triển giáo dục - đào tạo
Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo cũng là mối quan hệ biện chứng, nó mang yếu tố chung của quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, nhưng có những biểu hiện đặc thù về phạm vi, tính chất và nội dung Một mặt, truyền thống và hiện đại thích ứng, điều hòa và thúc đẩy lẫn nhau; truyền thống
là tiền đề, là cơ sở của hiện đại; hiện đại là sự kế thừa, nối tiếp của truyền thống, là truyền thống được hiện đại hóa Chính các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo là ngọn nguồn cho sự phát triển giáo dục - đào tạo, là nền tảng vững chắc để hình thành các giá trị mới, hơn thế nữa, nó có khả năng thức đẩy quá trình hiện đại hóa giáo dục - đào tạo Các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo cũng là cơ
sở tinh thần để ngăn chặn, hạn chế những hiện tượng tiêu cực của giáo dục - đào tạo nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế thị trường Đồng thời nó cũng là cơ sở quan trọng giữ sự phát triển đúng hướng, đóng vai trò điều tiết quan hệ giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục với thế giới bên ngoài, qua đó góp phần giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ngoài ra, các giá trị truyền thống trong giáo dục - đào tạo còn tạo ra và tăng cường năng lực nội sinh, sức đề kháng của mỗi cán bộ, giáo viên, sinh viên, mỗi nhà trường, là điểm tựa và là yếu tố nội lực cho sáng tạo của mỗi cá nhân Nói một cách khái quát, cái hiện đại đi lên từ cái truyền thống sẽ bền vững và
có cơ sở phát triển tốt hơn, và cái truyền thống được nối tiếp bởi cái hiện đại sẽ tạo nên sự hiện đại hóa truyền thống, nhờ đó cái truyền thống tiếp tục được phát huy trong điều kiện mới và khẳng định được tính trường tồn, ổn định trong sự biến đổi
Trang 16Nhưng mặt khác, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo cũng có sự đối lập, xung đột với nhau, nhưng là đối lập biện chứng Đó là có những nhân tố trong truyền thống không còn thích ứng với xã hội hôm nay, có những nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo vốn là tiến bộ, được coi trọng trong quá khứ nay không còn phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện mới Sự đối lập và xung đột còn biểu hiện ở quan điểm và thái độ của các thế
hệ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: thế hệ già, thế hệ đi trước thường gắn bó nhiều hơn với truyền thống, với những gì đã trở nên ổn định và gần gũi với họ; đồng thời, khả năng thích nghi của họ với cái hiện đại cũng bị hạn chế Trong khi đó, thế hệ trẻ, thế hệ đi sau lại năng động, nhạy cảm hơn, thích hướng đến cái mới, cái hiện đại… Đây cũng là mâu thuẫn biện chứng, phản ánh cuộc đấu tranh tất yếu giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo
Như vậy, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong giáo dục - đào tạo tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau Vì vậy, việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển giáo dục - đào tạo đương nhiên trở thành yêu cầu tất yếu Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác không trực tiếp dùng thuật ngữ kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo, tuy nhiên quan điểm của các ông về truyền thống và hiện đại và việc khai thác chúng như thế nào cũng đã thể hiện rõ khi các ông phê phán nền giáo dục cũ và định hướng phát triển nền giáo dục của xã hội mới Chẳng hạn, V.I.Lênin viết: "Người ta nói rằng, nhà trường cũ là một nhà trường dạy lối sách vở, theo kỷ luật hà khắc, học gạo Cái đó đúng, nhưng phải biết phân biệt nhà trường cũ có chỗ nào xấu, và chỗ nào có lợi cho ta; phải biết rút ra ở đó cái gì cần thiết cho chủ nghĩa xã hội…"; "Nền giáo dục hiện đại phải biết kết hợp với những tinh hoa của nền giáo dục cũ, loại bỏ dần dần những truyền thống xấu nhưng đồng thời trong điều kiện kinh tế - xã hội mới, nền giáo dục phải thay đổi về phương pháp, nội dung…Chủ nghĩa xã hội lấy tất cả tài liệu của tri thức nhân loại làm nền tảng, lấy sự phát triển cao độ của khoa học làm điều kiện chủ yếu, cho nên phải trang bị cho học sinh đầy đủ tri thức khoa học,
Trang 17phải có tri thức rộng, có suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, chứ không phải giáo điều, học thuộc lòng Người cộng sản phải biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trí thức mà nhân loại tạo ra" [25, tr.360] Những tư tưởng trên của V.I.Lênin đã nói lên nguyên lý giáo dục trong xã hội mới là phải kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng nền giáo dục quốc dân, phải biết khai thác và phát triển các giá trị truyền thống trong điều kiện mới, đồng thời phải tìm tòi, sáng tạo và tiếp thu những yếu tố mới, hiện đại mà xã hội mới đòi hỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ người thầy giáo trẻ ở trường Dục Thanh đến giảng
viên Lý Thụy của Trường Huấn luyện chính trị ở phố Văn Minh (Quảng Châu,
Trung Quốc), đã trở thành nhà giáo dục, người thầy lớn của dân tộc Việt Nam
Người không chỉ đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đến sự nghiệp trồng người với quan điểm "vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người" vì "dốt nát cũng là một loại giặc", "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", mà còn đưa ra nhiều tư tưởng quan trọng, có tính định hướng trong việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục mới Người nêu lên mục tiêu học tập là học để làm việc, làm người, học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại, học không phải lấy danh, trang sức, mà mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Cho nên, theo Người, "nội dung giáo dục phải toàn diện, phong phú, bao gồm cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, phải chú ý đầy đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật và lao động sản xuất" [29, tr 253]
Hồ Chí Minh cho rằng, để đào tạo được những con người có đức có tài cần phải có phương pháp giáo dục đúng đắn, bởi vì: "hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" Phương thức giáo dục của nhà trường phong kiến không thể tạo ra những con người toàn diện vì nhà trường phong kiến có đặc trưng là tách rời lao động trí óc và lao động chân tay, tách rời lý luận và thực tiễn Nhà trường xã hội chủ nghĩa khác với nhà trường của xã hội phong kiến ở chỗ, phương thức giáo
Trang 18dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa là "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" Thầy giáo giảng dạy theo phương pháp gợi mở, nêu gương, tạo ra môi trường tốt, làm động lực thúc đẩy học sinh phấn khởi học tập, làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy sinh như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi Phương pháp giáo dục như vậy mới tạo ra được những con người vừa có văn hóa, vừa có lý luận, vừa giỏi lao động Tuy nhiên, "giáo dục phải tiến hành từng bước vững chắc phù hợp hoàn cảnh lịch sử, với điều kiện kinh tế và khả năng nhận thức của từng lứa tuổi… Phải ra sức làm, nhưng làm vội không được, phải có kế hoạch, có từng bước" [32, tr 184]
Đặc biệt, Người khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải biết
kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục dân tộc, phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục có đạo đức, có tay nghề cao,
đó là những người biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn" [31, tr.190] Có thể nói, chính lãnh tụ
Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền giáo dục mới ở Việt Nam, đó là nền giáo dục dân tộc, nhân dân, khoa học, dân chủ và đại chúng Người đã xuất phát từ những nguyên lý, nguyên tắc về giáo dục - đào tạo, kế thừa những tinh hoa về giáo dục - đào tạo của dân tộc, kết hợp những thành tựu của nền giáo dục thế giới để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển giáo dục Những tư tưởng về giáo dục của Người là nguồn sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong các giai đoạn cách mạng sắp tới Có thể nói, mọi thành quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của đất nước ta trong 60 năm qua đều bắt nguồn từ sức mạnh truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc được phát huy lên cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới, và từ việc khai thác, tiếp thu, học tập những tinh hoa của nền giáo dục thế giới Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, có thể nói rằng, kết hợp truyền thống và hiện đại trở thành nguyên tắc quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của mỗi quốc gia Đặc biệt, khi nước ta đã trở thành thành viên của Tổ
Trang 19chức Thương mại thế giới (WTO) thì điều này càng trở nên cần thiết, nó bảo đảm cho giáo dục đại học Việt Nam vững vàng trên bước đường hội nhập và phát triển bền vững
1.3 SỰ KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG NỀN GIÁO DỤC HOA KỲ VÀ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN
Chúng ta hãy xem một số nước được cộng đồng quốc tế thừa nhận là có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại có truyền thống giáo dục không, và nếu có, thì họ đã kết hợp những truyền thống đó với những giá trị giáo dục hiện đại ra sao Ở đây, chúng tôi đề cập đến hai nền giáo dục khá điển hình là nền giáo dục Hoa Kỳ và nền giáo dục Nhật Bản Hy vọng rằng những kinh nghiệm của hai nền giáo dục này ít nhiều sẽ là những bài học để chúng ta tham khảo
1.3.1 Hoa Kỳ
Trước hết, chúng ta hãy nhìn lướt qua một chút nền giáo dục Hoa Kỳ, nền giáo dục được thế giới đánh giá rằng đây là một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất của thời đại Hoa Kỳ có một nền giáo dục đa dạng và hiệu quả Riêng giáo dục đại học, Hoa Kỳ đã có hơn 3.500 trường đại học, hàng ngàn trường kỹ thuật hướng nghiệp và ngoại ngữ với gần nửa triệu sinh viên quốc tế ghi danh theo học hàng năm, chiếm từ 20- 40% tổng số sinh viên ghi danh toàn liên bang
So với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Hoa Kỳ có lịch
sử dựng nước, lập nước tương đối ngắn, cho đến nay mới chỉ là 230 năm Điều đó cũng đồng nghĩa với việc lịch sử giáo dục Hoa Kỳ là chưa dài Nhưng điều đó lại không đồng nghĩa với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ không có truyền thống giáo dục Sự thực là trong hơn 200 năm tồn tại và phát triển, đất nước này đã hình thành được những truyền thống giáo dục rất đáng chú ý nghiên cứu, trong đó có những giá trị
mà chúng ta nên xem xét, nên tham khảo để có thể vận dụng trong quá trình đổi mới nền giáo dục nước ta
Trang 20Xem xét lịch sử nước Mỹ từ khi nó ra đời, có thể thấy rằng những người sáng lập ra nước Mỹ đã rất ca ngợi và đề cao giáo dục, song các từ "giáo dục" (education) và "học tập" (schooling) không xuất hiện trong Hiến pháp Hoa Kỳ Trong suốt nửa thế kỷ đầu tiên sau khi Hoa Kỳ được thành lập, ở nước này đã xuất hiện rất nhiều loại hình giáo dục khác nhau dành cho mọi người (trừ những người
nô lệ da đen ở miền Nam) Có thể miêu tả hệ thống giáo dục Hoa Kỳ giai đoạn này
là "đa dạng, đa nguyên", vì không có mô hình giáo dục đơn nhất nào tại các vùng của nước Mỹ Gia đình, nhà thờ và công sở là những bộ phận rất quan trọng trong giáo dục Hoa Kỳ thời kỳ này, và trường tư là hình thức lựa chọn giáo dục cổ điển nhất, có trước cả khi Hiến pháp được thông qua Song điều rất đáng chú ý là các trường tư ở Hoa Kỳ thời kỳ này phần lớn mang tính chất tôn giáo
Bắt đầu từ những thập niên 1830 và 1840, sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã mang đến nhiều thay đổi cho nước này, đặc biệt ở vùng Đông Bắc Dân
cư ở các thành phố tăng lên cùng với số lượng lớn những người nhập cư nghèo - những người không phải là người Anh và cũng không theo đạo Tin lành, mà theo Thiên chúa giáo Cùng với những thay đổi này là sự căng thẳng trong xã hội cũng gia tăng, khi ở các thành phố bắt đầu xuất hiện các khu nhà ổ chuột đi liền với tội phạm, với cuộc sống bê tha, rượu chè vô độ và bệnh tật liên quan đến tất cả những hiện tượng trên Người Mỹ ở các thành phố lớn như Niu Oóc, Philađenphia, Bantimorơ rất lo lắng về tình trạng đạo đức của trẻ em nghèo và đặc biệt về khả năng chúng sẽ chịu ảnh hưởng xấu bởi sự tha hóa của cha mẹ chúng Còn các nhà cải cách thì bày tỏ sự lo ngại về cơ cấu xã hội của đất nước và về sự thống nhất trong tương lai của nó Họ hướng tới việc xây dựng các trường học công để dạy cho thế hệ đang trưởng thành những giá trị, những phẩm chất đạo đức mà họ cho là cần thiết cho sự thịnh vượng của đất nước trong tương lai Horace Mann, Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Khối liên hiệp Massachussetts, đã lý giải sự cần thiết phải có các trường công như sau: "Làm sao để cho thế hệ đang lớn lên sẽ chịu những ảnh hưởng đạo đức thuần khiết, để khi trở thành những người trưởng thành, chúng sẽ vượt lên trên những người đi trước cả về sự lành mạnh trong suy nghĩ lẫn
Trang 21sự chính trực trong hành vi"; "chúng sẽ lớn lên với nhà nước, của nhà nước và vì nhà nước" [37, tr 394]
Như vậy, dường như các nhà lãnh đạo ở Mỹ lúc đó đã đặt hoàn toàn mọi niềm tin vào các trường học công, và rằng các trường học công sẽ cung cấp một cơ chế hoàn hảo để đẩy lùi những lo ngại trên Chính vì vậy, khi cân nhắc khả năng sử dụng trường học để nâng cao tinh thần, ý chí, tâm hồn của người nghèo và để truyền bá những giá trị cộng hòa, các nhà cải cách Mỹ đã đặt trọng tâm vào các trường học công, vào sự kiểm soát trường học công dưới thẩm quyền của bang Điều này có nghĩa là cơ quan nhà nước sẽ là người đưa ra những quyết định quan trọng về tính chất của nền giáo dục Mỹ Cũng từ đó xuất hiện cái gọi là "phong trào giáo dục công" ở nước Mỹ Mục tiêu của phong trào này là nhằm thúc đẩy sự phát triển của các trường học công được ngân sách nhà nước tài trợ, đào tạo các giáo viên, thiết lập sự hỗ trợ cũng như định hướng nhà nước đối với các hoạt động này Về sau, phong trào trường học công giai đoạn này ở Mỹ thường được mô tả như là một cuộc "thập tự chinh" anh hùng chống lại các trường học Thiên chúa giáo và trường học tư Có thể nói, phong trào trường học công ở Mỹ đã thành công trong cuộc "thập tự chinh" của mình: nó đã thành lập các trường học công miễn phí, được hỗ trợ bởi ngân sách nhà nước tại từng bang, và điểm mấu chốt là các trường học công phải là trường học không thuộc giáo phái, nhưng không nhất thiết phải phi tôn giáo Rất nhiều bậc phụ huynh, các nhà giáo dục và nhà lập pháp Mỹ tin rằng trường học phải chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo đức của học sinh và không thể tách biệt những hoạt động dựa trên tín ngưỡng khỏi mục đích đạo đức Tuy nhiên, vấn đề này đã được giải quyết vào năm 1963, khi Tòa án tối cao Hoa
Kỳ hủy bỏ các đạo luật ở các bang cho phép tiến hành các nghi thức tôn giáo trong trường học Từ sau khi ban hành phán quyết của Tòa án này, các trường học công ở
Mỹ vừa phi tôn giáo, vừa phi giáo phái Cũng bắt đầu từ những thập niên 1850, các trường công ở Mỹ mọc lên nhanh chóng, còn các trường tư có sự giảm sút đáng kể
Xu thế này kéo dài từ cuối thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX và đến năm 1959, số học sinh trong các trường học tư là 12,8%, năm 1969 là 9,3% Nhưng sau thời
Trang 22điểm giảm xuống đến mức thấp nhất này, vị trí của các trường tư bắt đầu ổn định
và tăng trở lại Năm 1980, 11,5% số học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 đã theo học trường tư, và kể từ đó tỷ lệ này tương đối ổn định
Vậy nếu nhìn tổng thể, có phải là các trường học công đã vươn lên vị trí
"độc tôn" trong nền giáo dục Hoa Kỳ? Thực ra trên thực tế không phải như vậy Dù các trường công ở Hoa Kỳ chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, nhưng các trường tư, trường dân lập và các loại hình trường lớp khác cũng chiếm vị trí quan trọng với các cấp độ khác nhau ở các bang khác nhau Ngày nay với một số người Mỹ, trường tư là trường học bán trú đắt đỏ dành cho các nhà giàu hoặc là một ngôi trường đặc biệt với các học sinh sống trong ký túc xá Song thực tế không hoàn toàn như vậy Một mặt, các trường đại học tư ở Hoa Kỳ có mức học phí rất cao, tuyển sinh chọn lọc khắt khe Nhưng bù lại, họ có ban giảng huấn danh tiếng, sinh viên tốt nghiệp được thị trường lao động tiếp nhận ưu ái, thường không sợ thất nghiệp Một số trường đại học tư của Hoa Kỳ rất nổi tiếng như Yale, Harvard, Princeton, Stanford, Drexel, đặc biệt là Viện Kỹ thuật Masaachussetts, nơi đào tạo những nhà khoa học danh tiếng đã đạt nhiều giải Nobel, nơi được xem là trí tuệ của Hoa Kỳ Mặt khác, lại có rất nhiều trường tư ở Mỹ mang màu sắc tôn giáo, mức học phí vừa phải và các phương tiện cũng hạn chế Chẳng hạn, trong năm học 1993-
1994, chi phí trung bình của trường tư cho một học sinh là khoảng 3.116 USD, thấp hơn đáng kể so với chi phí của trường công - 6.653 USD [37, tr 395]
Về hệ đào tạo đại học, Hoa Kỳ có bốn loại trường đại học công lập và dân lập như sau:
A Trường công lập (Publicly supported schools):
1 Đại học cộng đồng 2 năm, đào tạo trình độ đại học đại cương gồm hai chương trình: chương trình đào tạo nghề và chương trình chuyển tiếp Đại học cộng đồng 2 năm có một vai trò khá quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở
Mỹ, vừa là nơi đào tạo một số chuyên ngành thông dụng đáp ứng nhu cầu của các địa phương, vừa trang bị cho sinh viên một nghề để tìm việc làm, vừa là nấc thang
Trang 23cho sinh viên địa phương và quốc tế tiến lên đại học chuyên ngành bốn năm hoặc cao hơn với một khoản học phí không cao lắm, nên được cộng đồng và các trường đại học rất ủng hộ
2 Đại học tiểu bang 4 năm
3 Đại học đa khoa
4 Trường hướng nghiệp
B Trường dân lập (Private schools) gồm có:
1 Đại học 2 năm hoặc 4 năm
2 Đại học đa khoa
3 Đại học mang màu sắc tôn giáo
4 Đại học tư chuyên nghiệp do một cá nhân hoặc một nhóm làm chủ, chuyên đào tạo một chuyên ngành
Trên đây là một số đường nét nổi bật và mang tính đặc thù nhất trong lịch
sử giáo dục Hoa Kỳ Từ lịch sử nền giáo dục Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã rút ra những truyền thống giáo dục của Mỹ như sau:
Một là, các gia đình chịu trách nhiệm chủ yếu đối với việc giáo dục con cái
họ Trong thời kỳ thuộc địa cũng như phần lớn thế kỷ XIX, các gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ con cái họ học lúc bé và sau đó quyết định gửi con họ tới học ở trường nào
Hai là, hệ thống giáo dục có tính đa mô hình Cho tới tận cuối thế kỷ thứ
XIX, trên nước Mỹ không hề có mô hình giáo dục đơn nhất nào Trẻ em và người lớn ở nước Mỹ đã học tập trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm những trường học do các bà giáo đảm nhận, các trường học công, học viện, trường tư, trường học thuộc nhà thờ, các trường học vào ngày chủ nhật, thư viện và các câu lạc bộ học tập
Trang 24Ba là, tăng cường các trường học cộng đồng hay trường học công ở Mỹ Từ
giữa thế kỷ thứ XIX, các trường học công đã mở cửa rộng rãi cho mọi trẻ em Mỹ ở hầu hết các cộng đồng Tới năm 1900, việc nhập học của trẻ em tại các trường tiểu học hầu như đã trở thành phổ biến nhờ sự phổ biến rộng rãi của hệ thống giáo dục công miễn phí Khoảng 90% số học sinh Mỹ theo học tại các trường công
Bốn là, truyền thống hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhằm đạt
được những mục tiêu xã hội quan trọng Các trường học công thường nhận thấy việc hướng tới khu vực tư nhân để tìm kiếm sự hỗ trợ là cần thiết và rất hữu ích
Từ đầu thập niên 1990, mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư ở Mỹ đã tạo nên một thiết chế lai tạo được gọi là trường bán công Các trường bán công hiện đại có một ban quản trị độc lập, sống được nhờ vào việc học sinh lựa chọn trường của họ để theo học và nhận được ngân sách công dựa trên số lượng học sinh của trường
Xem xét thực trạng nền giáo dục Hoa Kỳ hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy đó là kết quả của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong và bên ngoài nước Mỹ, trong đó có sự kết hợp các nhân tố truyền thống và nhân tố hiện đại, nhân tố thời đại Có thể nói người Mỹ đã biết kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong truyền thống giáo dục của họ: vai trò của gia đình và của Nhà nước trong giáo dục con người; sự kết hợp giữa trường công và trường tư; đào tạo hướng nghiệp; đào tạo con người phát triển toàn diện; tận dụng tối đa các nguồn lực cho giáo dục đào tạo; v.v Có nhiều giá trị, nhiều kinh nghiệm của nền giáo dục đào tạo của Mỹ mà chúng ta có thể học hỏi, tham khảo để ứng dụng khi đổi mới nền giáo dục Việt Nam Sinh thời, V I Lênin đã từng rất đề cao thành tựu giáo dục Hoa Kỳ Người nói: "Liên Xô sẵn sàng dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài Chính quyền Xô viết + trật tự đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tờ rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ + + = chủ nghĩa xã hội " [26, tr 684]
1.3.2 Nhật Bản
Trang 25Có thể khẳng định ngay rằng giáo dục là lĩnh vực chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nếu không nói là quyết định trong các nguyên nhân dẫn đến những bước nhảy vọt kỳ diệu mà Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình phát triển đất nước sau cải cách Minh Trị và thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Người Nhật
đã học hỏi, đã tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại từ các nước phương Tây, sử dụng những tri thức ấy theo kiểu Nhật hóa một cách hiệu quả phục
vụ công cuộc hiện đại hóa đất nước, và trong vòng 100 năm đã làm được điều mà các nước phương Tây phải mất mấy thế kỷ mới đạt được Song điều rất đáng chú ý
là trong khi tiếp thu các giá trị, các tri thức khoa học hiện đại của các nước phương Tây, Nhật Bản vẫn rất chú trọng đề cao các giá trị truyền thống giáo dục của mình Người Nhật ý thức mãnh liệt về truyền thống và văn hóa dân tộc của mình,
và trên thực tế, truyền thống đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đất nước Nhật Bản
Lịch sử nền giáo dục theo hướng hiện đại hóa ở Nhật Bản bắt đầu từ việc thành lập chính phủ Minh Trị (năm 1868) Xây dựng một hệ thống giáo dục hiện đại của quốc gia được xem là một trong ba nội dung đổi mới của chính sách Minh Trị duy tân Với mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người, năm 1871 Chính phủ Minh Trị đã thành lập Bộ Giáo dục và năm sau cho ban hành chính sách giáo dục
và hệ thống giáo dục quốc gia đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản Nhân dịp này, Chính phủ Minh Trị đã cho công bố một tuyên bố của Thiên hoàng mang tính cách mạng, với những điểm chính như sau:
1 Từ bỏ hệ thống phong kiến và hệ thống giáo dục phân tầng của nó Cơ hội học tập phải được mở ra cho mọi công dân
2 Mục đích của giáo dục nhà trường là học khoa học thực tiễn bổ ích cho con người
3 Chi phí giáo dục do nhân dân đóng góp
Trang 26Nhìn chung, bắt đầu từ thời điểm này, nền giáo dục theo hướng hiện đại hóa của Nhật Bản ngày càng được tăng cường và cũng luôn được chú ý điều chỉnh, sửa đổi, cải cách cho phù hợp và cho có hiệu quả hơn Cùng với giáo dục phổ thông toàn dân, Chính phủ đã thành lập Trường Đại học Tôkyô vào năm 1877 nhằm phát triển một đội ngũ ưu tú thành nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh hiện đại hóa Nhật Bản Trường Đại học Tôkyô trở thành một trường học uy tín nhất của Nhật Bản và được dành cho một tỷ lệ rất lớn ngân sách giáo dục của Nhà nước Chẳng hạn, năm 1880, 40% ngân sách của Bộ Giáo dục đã được dành để cấp cho trường đại học này Sau đó, nhiều loại trường thuộc bậc đại học cũng được thành lập với việc nhiều chuyên gia xuất sắc trong nhiều lĩnh vực từ Châu Âu và Mỹ được mời đến dạy ở Nhật, và họ đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển khoa học và giáo dục Nhật Bản Tính đến tháng 5 năm 1997, ở Nhật Bản có 586 trường đại học dân lập, công lập quốc gia và tỉnh, học bốn năm với số sinh viên là 2,6 triệu [20, tr 72] (Để thành lập các trường đại học khoa học và công nghệ hoặc các khoa về khoa học và công nghệ tại các trường đại học, cần có một nguồn tài chính rất lớn, lớn hơn nhiều so với việc thành lập các trường đại học với các khoa nhân văn và khoa học xã hội, nên ở Nhật Bản hiện nay, số các trường đại học khoa học và công nghệ là trường công lớn hơn nhiều so với trường tư, còn số các trường dân lập giảng dạy các khoa học xã hội và nhân văn nhiều hơn trường công Hiện nay, các trường dân lập ở Nhật Bản đào tạo tới 73,2% sinh viên đại học, nhưng hỗ trợ tài chính từ các quỹ của nhà nước chỉ bằng 5,1% tổng chi phí của các trường đại học dân lập) [20, tr 73]
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước bắt đầu trở nên bức bách Điều này cũng đã làm cho các cơ sở giáo dục ở Nhật Bản ngày càng gắn bó hơn với công nghiệp Điều đó có nghĩa là xã hội Nhật Bản xưa nay vốn hoạt động theo nguyên tắc các mối quan hệ huyết tộc và lãnh thổ đã dần dần trở thành một xã hội trong đó trình độ chuyên môn là thước đo để các công ty xác định năng lực của các cá nhân và việc có sử dụng họ hay không
Trang 27Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, một lần nữa Nhật Bản đứng trước nhiệm vụ phải cải cách nền giáo dục quốc gia để đáp ứng những đòi hỏi của một đất nước, một quốc gia dân chủ mới Những cải cách này bao gồm việc nuôi dưỡng
ý thức về quyền công dân, mở rộng và tạo ra sự bình đẳng về cơ hội giáo dục, kéo dài thời hạn của giáo dục bắt buộc, đảm bảo tính độc lập của giáo dục, phân quyền địa phương trong quản lý giáo dục, thừa nhận rộng rãi quyền độc lập tổ chức nội dung giáo dục Từ đó việc mở rộng giáo dục được tiến hành với tốc độ rất nhanh chóng Đồng thời, các giai đoạn sau của giáo dục trung học cũng phát triển rất nhanh, mà kết quả là đã làm tăng tỷ lệ học sinh theo học các trường ở bậc cao hơn như đại học và cao đẳng Giáo dục bậc đại học không còn chỉ dành riêng cho những người ưu tú, cho tầng lớp tinh hoa nữa, mà là cho mọi người Nghĩa là việc phát triển giáo dục đã mở rộng cơ hội giáo dục cả ở các cấp cao và tăng tính bình đẳng trong xã hội Kết quả là số những người làm công ăn lương tốt nghiệp đại học bắt đầu tăng, hình thành nên một tầng lớp trung lưu mới trong xã hội Nhật Bản
Nói tóm lại, nền giáo dục Nhật Bản ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hóa và ngày càng thu được nhiều thành tựu, thành công hơn và phục vụ đắc lực hơn cho sự phồn vinh của Nhật Bản Cũng có thể nhận thấy nền giáo dục Nhật Bản mang nhiều đặc tính của các nền giáo dục phương Tây hiện đại Chính các nhà sư phạm Nhật Bản cùng thừa nhận: "Ngày nay, phần lớn các hình thức giáo dục hiện đại tìm thấy ở Nhật Bản đều bắt nguồn từ những điều học được hay du nhập từ phương Tây Điều này cũng đúng trong trường hợp giáo dục phát triển nhân tài Hầu hết các hệ thống giáo dục công cộng và học thuyết của các hệ thống này đều
có nguồn gốc từ phương Tây" [21, tr 34]
Nhưng cũng có thể nhận thấy một đặc điểm khá nổi bật trong nền giáo dục hiện đại của Nhật Bản là nước này không bao giờ bê nguyên xi các mô hình, cách thức, phương pháp, nói tóm lại là các tri thức khoa học phương Tây cho đất nước mình Nhật Bản là nước rất giỏi trong việc biến tri thức du nhập từ bên ngoài thành tri thức thực sự là của họ, nghĩa là các tri thức đó đã được "Nhật hóa" Nhật Bản
Trang 28cũng khá chú trọng yếu tố truyền thống khi thực hiện công cuộc hiện đại hóa nền giáo dục quốc dân của họ Có một điều rất đáng chú ý là Nhật Bản có khá nhiều truyền thống giáo dục khác nhau trong các giai đoạn lịch sử khác nhau Chẳng hạn, nội dung, phương pháp, mục tiêu, cách thức tổ chức giáo dục- đào tạo là truyền thống ở giai đoạn này nhưng không là truyền thống ở giai đoạn khác Nói chính xác hơn, người Nhật chỉ kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị mà họ cho là tiến bộ, tích cực trong truyền thống, trong lịch sử nền giáo dục Nhật Bản Xin lấy ví dụ, chẳng hạn, truyền thống coi trọng giáo dục đạo đức trong các nhà trường Nhật Bản Người Nhật ý thức rõ ràng rằng việc bồi dưỡng cho toàn thể công dân có giáo dục và
có nhận thức là rất cần thiết đối với công cuộc hiện đại hóa ở Nhật Bản Hiện đại hóa có thể được nhìn nhận từ khía cạnh kinh tế như là một quá trình công nghiệp hóa
tư bản chủ nghĩa và từ khía cạnh xã hội như là một quá trình trau dồi nhận thức về tính độc lập, bình đẳng và tự do cá nhân, nói cách khác là đào tạo nhân cách hiện đại Vì vậy, đạo đức công dân, với tư cách là một môn học trong nhà trường, được giao cho chức năng duy trì cả trật tự xã hội lẫn trật tự kinh tế và là một công cụ để thiết lập hai trật tự này Nhưng có thể thấy nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử có nhiều điểm không giống nhau, hoặc các trọng tâm, trọng điểm không giống nhau Chẳng hạn, để đương đầu với chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy ngã và chủ nghĩa khoái lạc đang ngày càng phát triển do sự thành công về phát triển kinh tế đem lại, các nhà trường Nhật Bản càng chú trọng hơn vấn đề trau dồi nhận thức đạo đức cho học sinh, sinh viên Trước hết, trau dồi nhận thức đạo đức là cần thiết để tạo ra một cá nhân sáng tạo và để đề cao trách nhiệm cá nhân cũng như sự hợp tác với người khác, một đòi hỏi cần thiết để có được cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn Thứ hai, trau dồi nhận thức đạo đức không chỉ là trau dồi đạo đức của cá nhân mà còn là trau dồi đạo đức của một công dân của đất nước, nghĩa là phải nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, bao gồm cả tình yêu đối với truyền thống Nhật Bản và tôn trọng Thiên hoàng như là biểu tượng của tình đoàn kết của người dân Nhật Bản Lòng trung thành (với Thiên hoàng) và đạo làm con được coi
Trang 29là nguyên tắc cốt lõi cho giáo dục đạo đức tại Nhật Bản, và truyền thống này đến nay vẫn được gìn giữ trong các sách giáo khoa đạo đức ở Nhật Bản
Qua tìm hiểu những nét cơ bản về truyền thống và sự kết hợp truyền thống với hiện đại trong hai nền giáo dục Hoa Kỳ và Nhật Bản, chúng ta có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, trong phát triển giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng,
việc kết hợp truyền thống và hiện đại là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, mức độ và nội dung kết hợp còn tùy thuộc vào yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn cụ thể
- Thứ hai, chủ động và tích cực tiếp thu các giá trị hiện đại từ các nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới là hết sức cần thiết nhưng không bê nguyên xi, rập khuôn máy móc, mà phải có sự chọn lọc, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh, mục tiêu và yêu cầu phát triển đất nước
- Thứ ba, không bao giờ được phủ định các giá trị truyền thống mà phải tôn
trọng các giá trị truyền thống trên tinh thần cách tân truyền thống, hiện đại hóa truyền thống, làm cho nó thích ứng được với xã hội hiện đại
Trang 30Ch-ơng 2
Kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đào tạo đại học
ở Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trước hết, chỳng ta hóy xem xột những giỏ trị cơ bản trong truyền thống giỏo dục - đào tạo của đất nước ta và chỳng ta đó kết hợp truyền thống và hiện đại như thế nào trong giỏo dục đại học
2.1 NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM
2.1.1 Giỏo dục luụn được coi là một trong những chức năng quan trọng nhất của toàn xó hội
Do đặc thự lịch sử là trong hàng nghỡn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam luụn tồn tại và phỏt triển bờn cạnh những đế quốc hựng mạnh, những đế quốc luụn cú õm mưu thụn tớnh, đồng húa nước ta, nụ dịch nhõn dõn ta, nờn nhiệm vụ chủ yếu, xuyờn suốt lịch sử Việt Nam là chống giặc ngoại xõm Đồng thời, để bảo vệ, xõy dựng đất nước, giỏo dục cũng luụn được xem là một trong những nhiệm vụ cơ bản của xó hội Việt Nam Cỏc Nhà nước phong kiến Việt Nam từ xưa đó luụn quan tõm xõy dựng một nền giỏo dục quốc gia, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nền giỏo dục dõn gian tồn tại và phỏt triển Từ đú mà
đó hỡnh thành nờn những truyền thống giỏo dục tốt đẹp từ cả hai dũng: dũng giỏo dục Nhà nước và dũng giỏo dục dõn gian
2.1.1.1 Dũng giỏo dục nhà nước
Trong thời kỳ Bắc thuộc, từ thế kỷ thứ nhất trước Cụng nguyờn đến thế kỷ thứ X, nền giỏo dục ở Việt Nam đó hỡnh thành dự cũn phụi thai, đơn sơ nhưng đó được chỳ trọng Đú là cơ sở ban đầu cho việc hỡnh thành dũng giỏo dục chớnh
Trang 31thống của các triều đại phong kiến Việt Nam Dòng giáo dục chính thống đó phát triển đến thế kỷ thứ XI thì được đánh dấu bằng một điểm mốc quan trọng, đó là năm 1075, triều Lý mở khoa thi đầu tiên lấy tên là Nho học Tam trường Đây là mốc đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục có tổ chức của Nhà nước phong kiến Việt
Nam Đặc biệt, năm 1076, Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, đây là loại
hình trường đại học đầu tiên trong hệ thống trường học của nền giáo dục Việt Nam
thời kỳ phong kiến Quốc Tử Giám cũng được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nó ra đời sớm hơn cả một số trường đại học khác ở châu Âu: chẳng hạn trường Đại học Paris (Pháp) ra đời năm 1150, trường Đại học Oxford (Anh) ra đời năm 1167, trường Đại học Havard (Mỹ) ra đời năm 1636 Quốc Tử Giám là trường
do nhà nước phong kiến Việt Nam lập ra, có quy mô, có tổ chức chặt chẽ và không ngừng được củng cố và phát triển qua nhiều thế kỷ, đến thời nhà Nguyễn được đưa vào Huế (Vào năm 2000, Quốc Tử Giám được chính phủ Việt Nam cho trùng tu sửa chữa, và từ đó Quốc Tử Giám trở thành một trong những di tích lịch sử- văn hóa thu hút rất đông du khách nước ngoài và trong nước)
Loại hình trường thứ hai là Tam Quán: đây là ba trường học thời Lê gồm:
Sùng Văn Quán, Nho Lâm Quán và Tứ Lâm Cục Đây là loại hình trường dành cho con cháu quan lại và hoàng thân quốc thích, ra đời vào khoảng từ năm 1434 đến
1439
Loại hình trường thứ ba là trường tuyển chọn người vào học để đào tạo
nhân viên hành chính- văn thư phục vụ cho nhà vua, quan lại cho các huyện, giáo chức cho các phủ
Loại hình trường thứ tư là trường của con cháu hoàng tộc
Loại hình trường thứ năm là trường ở các tỉnh, phủ, huyện
Nhìn chung hệ thống nhà trường dưới chế độ phong kiến chủ yếu được tổ chức ở cấp trung ương do triều đình quản lý, trông nom giáo dục, đào tạo con em của vua chúa, quan lại và những gia đình giàu có
Trang 32Năm 1917, thực dân Pháp ban hành bộ luật đầu tiên áp dụng cho toàn cõi Đông Dương Theo luật này, hệ thống tổ chức giáo dục cũ thời phong kiến theo Nho giáo bị bãi bỏ, và hệ thống trường học mới tiến bộ hơn theo hệ thống giáo dục Pháp bắt đầu được hình thành Học sinh trong các trường được chia thành hai hệ
Hệ thứ nhất là hệ đào tạo ngắn hạn, mục đích của hệ trường này là trang bị cho học sinh một số hiểu biết tối thiểu về tự nhiên và xã hội, hình thành một số kỹ năng để
đi vào sản xuất, thực thi những nhiệm vụ cụ thể do cấp trên đề ra, ít trang bị những tri thức văn hóa chung
Hệ đào tạo thứ hai nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nhiều mặt để trước hết họ có một vốn văn hóa chung, đồng thời tạo điều kiện để họ có thể học tiếp, để về sau trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý xã hội Hai hệ thống trường này tách biệt nhau, không có sự liên thông, dành cho những đối tượng khác nhau Các hệ đào tạo trong nhà trường theo hệ thống giáo dục của Pháp thể hiện rõ
sự phân biệt các giai cấp bóc lột và bị bóc lột trong xã hội Nhưng việc tổ chức giáo dục theo hệ thống do nhà nước đảm nhận cũng chứng tỏ ở Việt Nam giáo dục luôn luôn được coi trọng Tuy nhiên, quan niệm học hành, thi cử, đỗ đạt, chạy theo bằng cấp để được thăng quan tiến chức ngày càng trở thành động cơ chính của việc học Đặc biệt, từ thế kỷ thứ XVI trở đi, "chính học" ngày một mất dần, giới quan lại trên thực tế không còn giữ tư tưởng "công bộc chi dân" nữa, mà thay vào đó là
tư tưởng "phụ mẫu chi dân" Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín phải xếp lại nhường chỗ cho lối sống vị kỷ, cá nhân
2.1.1.2 Dòng giáo dục dân gian
Bên cạnh trường học của nhà nước phong kiến, việc tổ chức học tập cho con em nhân dân lao động ở các vùng thôn quê hoàn toàn do nhân dân ở các địa phương đó tự lo liệu lấy Vì vậy, từ xa xưa đã hình thành nên dòng giáo dục dân gian Dòng giáo dục dân gian thể hiện qua các hình thức: giáo dục gia đình, cộng đồng, phường, hội, nhà chùa, giáo dục qua hoạt động thực tiễn, qua đấu tranh chống giặc ngoại xâm, qua những bài ca dao, bài thơ, những bản kịch, cáo, những
Trang 33cuốn sách, những truyền thuyết, hội hè, Hầu như mọi lực lượng xã hội, mọi hoạt động xã hội, mọi phong tục tập quán đều được huy động vào công tác giáo dục con người theo một mục tiêu thống nhất Các giá trị đạo đức đều được quán triệt từ trong ca dao, tục ngữ đến những lời ca diễn xướng nơi đám đình, từ trong các trò chơi, tín ngưỡng đến những lời ru của mẹ
Những tri thức, kinh nghiệm sản xuất cũng được tích lũy, truyền từ đời này qua đời khác Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, những giá trị vật chất và tinh thần được lưu giữ, kế thừa và phát huy, tạo nên nền văn hiến Việt Nam Cả hai dòng giáo dục đều có những đóng góp tích cực vào những giá trị đó, trong đó dòng giáo dục dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng Qua các giai đoạn lịch sử, dòng giáo dục dân gian phát triển ngày càng phong phú Thực dân Pháp cướp nước ta, thi hành chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân ta trong vòng dốt nát Vào những năm 1907-1908, một số sĩ phu yêu nước đã hiểu rõ bản chất giáo dục của thực dân Pháp, nên đã vận động nhân dân không đến trường học do Pháp
tổ chức Họ mở trường tư truyền bá quốc ngữ, truyền bá tư tưởng yêu nước, tư tưởng chấn hưng công nghiệp và tinh thần dân tộc trong thanh niên Đó là những trí thức yêu nước với dòng giáo dục yêu nước, họ thành lập Đông Kinh nghĩa thục, muốn thực hiện một nhà trường tân học, giảng dạy những kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước ta từ hàng ngàn năm nay là do nhân dân xây dựng Chính nhờ tinh thần tự lực này, nhờ cơ sở hệ thống nhân dân bền vững này mà trong những biến động lịch sử, sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam vẫn không hề bế tắc, dở dang
Tuy vậy, khi nói đến sức mạnh của truyền thống giáo dục - đào tạo ở nước
ta là phải nói đến cả hai dòng: Dòng theo hệ thống chính quy do nhà nước đảm nhận và dòng do nhân dân Có thể thấy dù hai dòng đó tách bạch nhau, có khi khác nhau về nhiều mặt nhưng căn bản không đối lập nhau mà thường đan xen, hội nhập với nhau để nhằm đạt tới mục đích giáo dục - đào tạo Những học hàm, học vị hay chức trách xã hội của những con người do hai dòng giáo dục - đào tạo tạo nên đều
Trang 34thống nhất về mục tiêu, bản chất và nội dung: làm người, dựng làng, giữ nước Mọi kết quả đều quy vào đó Về mặt tổ chức có thể có các hình thức nhà trường huyện, tỉnh, quốc học trong hệ thống chính quy hay trong những cơ sở đa dạng ở gia đình, xóm làng, phường, hội, kể cả nhà chùa nhưng mục tiêu trên vẫn được coi trọng và tạo nên kết quả khả quan
Nền giáo dục cách mạng sau năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự khai thác toàn diện về truyền thống coi trọng giáo dục của dân tộc về cả hai dòng giáo dục, nhất là dòng giáo dục dân gian, kết hợp với những tinh hoa của nền giáo dục thế giới theo quan điểm giáo dục của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo nên những thành tựu rực rỡ của nền giáo dục Việt Nam
2.1.2 Mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong lịch sử là đào tạo con người dựng làng và giữ nước, "gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí"
Quá trình dựng nước và giữ nước đồng thời là quá trình hình thành nền giáo dục bền vững của dân tộc Việt Nam Mỗi thời kỳ lịch sử các triều đại thống trị đều chọn một mục tiêu giáo dục thích hợp với điều kiện cụ thể, với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với lợi ích thiết thân đảm bảo duy trì sự thống trị của triều đại đó
Ý thức hệ của Phật, Đạo, Nho du nhập vào nước ta khá sớm đều được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc và đã được Việt hóa cho phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng lâu đời của nhân dân ta Có thời kỳ "tam giáo đồng nguyên" đã góp phần tạo nên ý thức hệ tư tưởng độc đáo cho thời đại và trong đạo đức, lối sống của con người Việt Nam Cả ba học thuyết Phật, Đạo, Nho
cơ bản là dung hòa được với nhau về mặt tư tưởng Mặc dù có những mặt đối lập nhau, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, các học thuyết này đã được chọn lọc, cải biến đi cho phù hợp với hoàn cảnh mới
Trang 35Trong các nguyên lý của các ý thức hệ Phật, Đạo, Nho, vua quan phong kiến dần dần thấy Nho giáo là một học thuyết nhập thế, học thuyết hành động với
tư tưởng "chính danh định phận", với đạo đức luân lý "tam cương, ngũ thường", phù hợp với mục tiêu mà họ đã đặt ra Trong khi đó, Phật giáo với quan niệm xuất thế giáo dục con người thoát ly khỏi "bể khổ", khỏi "kiếp luân hồi", phải
tu thân tích đức để được lên cõi niết bàn Với học thuyết "vô vi", thuyết "thanh tịnh", Đạo giáo cũng xa rời với thực tế, với vòng danh lợi mà giai cấp phong kiến đang theo đuổi Vì vậy, đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành chỗ dựa tinh thần, là cơ
sở nền tảng tư tưởng của xã hội phong kiến, trở thành quốc giáo độc tôn; Lê Thánh Tông lấy Nho giáo làm nội dung chính thức của chương trình giáo dục và được khai thác những nội dung cơ bản một cách triệt để, đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong hệ thống nhà trường của giai cấp phong kiến thống trị ở Việt Nam suốt
cả hàng trăm năm lịch sử Vì vậy trong nội dung giáo dục - đào tạo dưới thời phong kiến, người ta chỉ thấy quanh quẩn với những chương trình giáo dục của chế
độ phong kiến Trung Quốc truyền sang, đó là các tri thức về lịch sử, xã hội, đạo đức, chính trị, pháp luật, văn học, thiên văn, địa lý, Chương trình học như vậy tách rời với lịch sử và thực tiễn đất nước, chỉ mang đậm nội dung triết lý và thơ phú, chỉ nhằm đào tạo những lớp người quan chức phục vụ cho chính quyền của giai cấp phong kiến Đa số các đề nghị cải cách, đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đã bị giai cấp thống trị thờ ơ, bỏ ngoài tai hoặc từ chối Đây là một trong những nguyên nhân của sự trì trệ trong quá trình phát triển sản xuất, cải cách xã hội trong thời kỳ phong kiến của những nước theo Tống Nho như Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên
Ở Việt Nam, một số ít những người am hiểu Nho học, có tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa, giáo dục, kỹ thuật hiện đại của phương Tây đã đề xuất phương án cải cách giáo dục lên triều đình, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) Tuy nhiên, nhiều đề nghị về đào tạo nhân tài, mở mang kinh tế của ông đều bị nhà vua và triều đình để ngoài tai Đặc biệt, khi đoàn sứ bộ đầu tiên của nước ta đến Pháp, các học giả Việt Nam đã nhận ra
Trang 36rằng các nước phương Tây đã có những bước tiến rất xa, nhất là về khoa học - kỹ thuật mà nước ta cần học tập Vì thế, khi về nước, họ đã đề nghị lên vua Tự Đức và triều đình xin cải cách kinh tế, giáo dục và đào tạo Chẳng hạn, Ngụy Khắc Đản xin cải cách việc học và thi, lập trường kỹ nghệ dạy nghề và mời các kỹ sư Tây về dạy, xin cho nước Nam vào hội vạn quốc để cùng các nước Thái, Tây thông thương; Phạm Phú Thứ ngoài việc ghi chép các kiến thức thu thập được còn đem sách kỹ thuật về nước phổ biến và cùng với Nguyễn Chính, Lê Bá Thận điều trần xin lập nhà thủy học để dạy việc chở thuyền Tuy nhiên, tất cả những đề nghị trên đều không được nhà vua và triều đình chú ý, thậm chí họ còn bị buộc tội về việc
"khoa trương người Thái, người Tây để hống khích triều đình", và cả ba đều bị giáng chức
Mâu thuẫn giữa hai quan điểm giáo dục trong thời kỳ này nổi lên gay gắt Quan điểm bảo thủ cố bảo vệ nền giáo dục truyền thống đã lạc hậu, lỗi thời Họ ca tụng những công việc giáo dục của mấy ngàn năm Họ cho rằng người đời nay không thể nào bì kịp, cho nên họ chủ trương bất cứ việc gì cũng phải theo xưa, học chuyện xưa để sống và làm việc ở đời nay Họ kiên quyết không chịu tiếp nhận mọi sự cải cách đổi mới Đa số những người theo quan điểm này đều có lợi ích gắn liền với lợi ích của giai cấp phong kiến Trái lại, quan điểm tiến bộ, hiện đại cho rằng "học để mà biết, biết để mà làm, làm công việc thực tế trong nước hiện nay
và để lại hữu dụng đó cho đời sau", giai đoạn mới cần phải bỏ cách học kinh sử cũ
để "học việc binh, việc hình, luật lệ, tài chính, kiến trúc, canh cửi, cày cấy và các cái mới lạ khác cũng có thể làm cho nước giàu, dân mạnh",
Đa số các nhà nho học thời đó theo quan điểm thứ nhất, lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền phong kiến Việt Nam thời bấy giờ Nội dung và phương thức giáo dục dưới chế độ phong kiến được xây dựng trên nền tảng thế giới quan
và phương pháp luận của học thuyết Nho giáo với tư tưởng "chính danh định phận", với chuẩn mực quan hệ "tam cương, ngũ thường" Đó là chỗ dựa tư tưởng, tinh thần vững chắc cho chế độ phong kiến, nhất là chế độ phong kiến tập quyền
Trang 37thời nhà Nguyễn Luân lý đạo đức thời đó nhằm tạo nên một sự bền vững của chế
độ cha truyền con nối "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa" Việc học tập trong hệ thống nhà trường phong kiến là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị Vì vậy, họ thực hiện chế độ "bế quan tỏa cảng" đối với mọi hoạt động xã hội, cự tuyệt với mọi luồng gió đổi mới khiến cho nước ta tuy nền văn minh xuất hiện sớm nhưng sách giáo khoa, kiến thức giảng dạy trong nhà trường chỉ coi trọng kiến thức khoa học xã hội, khoa học nhân văn, coi nhẹ khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật Điều này đã lý giải phần nào sự lạc hậu về kinh tế, khoa học - kỹ thuật
của nước ta Đây chính là bài học thất bại trong lịch sử giáo dục Việt Nam do
không biết kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục Bài học thất bại này
đến nay vẫn mang tính thời sự cấp thiết và có một ý nghĩa cực kỳ to lớn cho quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Tuy vậy, Nho giáo cũng có những đóng góp tích cực với những nội dung tích cực cho truyền thống giáo dục Việt Nam như đề cao học thức, đặt nhiệm vụ cho các nhà cầm quyền phải tạo ra hoàn cảnh tốt để hình thành ở con người những đức tính tốt như: yêu người, làm việc có trách nhiệm, đối với người phải khoan dung, ngay thẳng, rộng lượng, cung kính, nhạy bén, được lòng dân, Đó cũng là những phẩm chất quan trọng và cần thiết của mẫu người dựng làng giữ nước trong lịch sử Việt Nam
2.1.3 Truyền thống coi trọng giáo dục đạo đức
* Giáo dục ý thức cộng đồng, lòng yêu nước, thương người, tinh thần dũng cảm, bất khuất
Ý thức cộng đồng được hình thành trong xã hội nông thôn, bắt nguồn từ hoàn cảnh địa lý và lịch sử của đất nước ta, dân tộc ta khi luôn luôn phải chống thiên tai và giặc ngoại xâm Trên ngã tư đường giao lưu quốc tế và đặc điểm địa hình, tài nguyên sinh thái phong phú đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về mọi mặt đã tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đã đặt
ra nhiều thách thức đối với con người Việt Nam trong cuộc sống xây dựng đất nước, làm cho con người gắn bó với quê hương, làng xóm Trong quá trình đấu
Trang 38tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, bão lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, người Việt Nam luôn đoàn kết với nhau, hỗ trợ, góp sức với nhau để đắp đê chống
lũ, đào kênh mương làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng trong quá trình phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước Những đặc điểm này góp phần quan trọng hình thành ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc trong con người Việt Nam
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc diễn ra trong điều kiện hết sức ác liệt, trong tương quan lực lượng quá chêng lệch và thời gian kéo dài, nhưng với ý chí quyết tâm "thà hi sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ", dân tộc Việt Nam đã luôn biết đoàn kết với nhau, huy động tất cả sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân
để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc Đạo đức, trí tuệ và tài năng của mỗi con người được đo bằng việc đóng góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước
Là một quốc gia nhiều dân tộc, ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa bên ngoài nhưng Việt Nam vẫn vừa giữ vững được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vừa tiếp thu được những tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm đa dạng, phong phú nền văn hóa của dân tộc Có thể thấy một đặc tính khá nổi bật của con người Việt Nam
là rất dễ thích nghi, hội nhập Hơn nữa, quá trình thống nhất quốc gia và thống nhất dân tộc sớm đã tạo nên tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau
Những đặc điểm trên đã tác động sâu sắc đến sự giáo dục ý thức cộng đồng
và lòng yêu nước, nó là động lực tinh thần góp phần hình thành nên truyền thống giáo dục của dân tộc Tính chất cộng đồng của nền giáo dục Việt Nam đã được phát triển lên thành ý thức dân tộc, trân trọng và quý mến cội nguồn Ý thức cộng đồng thể hiện ở sự tôn trọng nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm đối với hành vi của từng thành viên trong công xã, về bổn phận đối với đồng bào, đồng loại, đối với người đã khuất
Ý thức cộng đồng và lòng yêu nước gần như là nhân tố quan trọng nhất làm cho dân tộc Việt Nam bảo vệ được độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa của mình Trong công tác giáo dục, ý thức cộng đồng và lòng yêu nước vừa là nội dung giáo dục chủ yếu vừa là động lực tinh thần của việc học Vì vậy, trong lịch sử dân tộc ta, nhiều người
Trang 39thành công trên con đường học vấn là những người đi lên từ thực tiễn lao động và đấu tranh, thực sự gắn bó với xóm làng, quê hương
* Coi trọng giáo dục lao động, đức tính tiết kiệm, trung thực
Một giá trị rất đáng quý của truyền thống giáo dục Việt Nam là coi trọng rèn luyện giáo dục con người qua thực tiễn lao động sản xuất, dạy họ biết chịu đựng, biết khắc phục khó khăn, biết kiên trì nhẫn nại Ý thức yêu lao động sản xuất
là một trong những giá trị mà nhân dân ta ca ngợi: "thế gian chuộng của, chuộng công, nào ai có chuộng người không bao giờ"; "tay làm hàm nhai"; hoặc "nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ" Vì coi trọng lao động cho nên nhân dân ta rất ghét bọn "ngồi mát ăn bát vàng", hoặc những người bê tha, lười biếng
Đức tính trung thực thể hiện qua thái độ và cách cư xử đối với cha mẹ, ông
bà, chú bác, những người xung quanh, đối với nước và vua, đối với thầy và bạn, đối với những người đã mất Đức tính trung thực thể hiện ở ý thức trách nhiệm đối với hành vi và lời nói của bản thân, lời nói đi đôi với việc làm, trước sau như một,
từ đó ngăn ngừa được những hành vi xấu và tạo được trong mỗi con người Việt Nam tinh thần trách nhiệm cao trước cộng đồng
2.1.4 Truyền thống lấy thi cử để tuyển chọn nhân tài, dựng làng và giữ nước
Tuyển chọn nhân tài và bổ nhiệm làm quan dưới chế độ phong kiến đều dựa trên cơ sở lấy kết quả của việc thi cử để chọn những người đảm nhận những chức
vụ quan trọng Vì lẽ "hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí" Từ khi thoát khỏi ách đô hộ của giặc ngoại xâm phương Bắc, nhà nước phong kiến Việt Nam ra sức xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền độc lập, tự chủ, đặc biệt giai đoạn từ các nhà nước quân chủ Lý - Trần đến nhà nước quân chủ quan liêu thời Lê Các nhà nước này đã lấy việc mở mang giáo