Nguồn: tác giả tổng hợp từ Gillan (2006)
Có thể thấy mô hình cấu trúc QTCT mở rộng ra ngoài bảng cân đối kế toán của Gillan (2006) đã cung cấp cái nhìn khá bao quát và đầy đủ về QTCT. Xuất phát từ mô hình cấu trúc QTCT theo quan điểm hẹp, mô hình mở rộng chỉ ra QTCT bao gồm hai nhóm đối tượng là quản trị bên trong và quản trị bên ngoài và nhấn mạnh tầm quan trọng của ba thành phần chính của QTCT là HĐQT, ban giám đốc và các cổ đông. Tuy nhiên, sự vượt trội của mô hình cấu trúc QTCT theo quan điểm mở rộng so với quan điểm hẹp
thể hiện ở chỗ: (i) mô hình bao quát cả mối quan hệ giữa các bên liên quan và công ty. Điều này được củng cố bởi khái niệm “chuỗi các hợp đồng” Jensen & Meckling (1976). Ngoài ra (ii) mô hình cấu trúc QTCT mở rộng có liên kết với các yếu tố môi trường quản trị là sự nhìn nhận rất hợp lý bởi vì QTCT có sự khác biệt giữa các quốc gia. Mô hình cấu trúc QTCT này phù hợp với các định nghĩa QTCT theo quan điểm mở rộng của Gillan & Starks (1998) hay định nghĩa của OECD.
Khung QTCT
Theo Gillan (2006), dù cho định nghĩa QTCT được các nhà nghiên cứu đề cập như thế nào thì các nhân tố QTCT cũng thuộc một trong hai nhóm đó là những nhân tố bên trong công ty và những nhân tố bên ngoài công ty. Khetia (2015) chỉ rõ thêm rằng các nhân tố kiểm soát bên trong định hướng cho các hoạt động và từ đó có những thực hiện phù hợp để đạt được các mục tiêu của tổ chức trong khi đó các nhân tố kiểm soát bên ngoài đến từ các hoạt động kiểm soát của các bên liên quan bên ngoài công ty.
Trên cơ sở mô hình cấu trúc QTCT theo quan điểm mở rộng, Gillan (2006) đưa ra một khung QTCT (corporate governance framework) đề cập chi tiết các nhân tố của QTCT như hình 2.3. Khung QTCT thống nhất với định nghĩa QTCT của Gillan & Starks (1998) kết hợp các yếu tố mà nhiều người có thể không xem là một phần của cấu trúc QTCT theo truyền thống tuy nhiên chúng là các khía cạnh của môi trường quản trị, ở mức tối thiểu có ảnh hưởng đến QTCT.