Sự nghiệp giáo dục của nhân dân Việt Nam trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giáo dục đào tạo còn có một trong những thiếu sót là: Chưa nghiên cứu một cách hệ thống để kế thừa các tư tưởng và di sản giáo dục của cha ông, chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thành tựu giáo dục của thế giới. Hay nói cách khác, chưa giải quyết tốt vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta, đây là một trong những mâu thuẫn mà giáo dục hiện đại phải đương đầu.luận án đưa ra những vấn đề cấp bách của sự kết hợp này và cũng cấp những cái nhìn thực tiễn hơn trong quá trình đổi mới giáo dục của nước ta. Nên tham khảo
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp giáo dục của nhân dân Việt Nam trong những năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, giáo dục - đào tạo còn có một trong những thiếu sót là: Chưa nghiên cứu một cách hệ thống để kế thừa các tư tưởng và di sản giáo dục của cha ông, chưa tiếp thu được đầy đủ và kịp thời những thành tựu giáo dục của thế giới Hay nói cách khác, chưa giải quyết tốt vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục ở nước ta, đây là một trong những mâu thuẫn mà giáo dục hiện đại phải đương đầu Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, qúa trình giao lưu quốc tế trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội được tăng cường, phát triển với tốc độ nhanh Đa số các nước đều rất chú trọng chính sách giáo dục - đào tạo Để những chính sách đó không phải là sự sao chép, “lai căng”, không trở thành bóng mờ của người khác, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới nền giáo dục - đào tạo đang được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Các nước này đang tò mò, trăn trở tìm lời giải cho sự kết hợp truyền thống và hiện đại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần lẫn vật chất, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo (từ năm 1987 đến nay), bên cạnh những mặt tích cực thì sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Việt Nam vẫn có khuynh hướng lệch lạc, chưa khắc phục được những truyền thống xấu, lạc hậu của nền giáo dục cũ như chạy theo bằng cấp, năng lý thuyết, coi nhẹ thực hành; có khuynh hướng thương mại hoá trong giáo dục; môi trường giáo dục có chỗ chưa lành mạnh; phương pháp giảng dạy và học tập lạc hậu…Những truyền thống của giáo dục như truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi tronh giáo dục đạo đức… chưa phát huy đúng mức, do vậy sản phẩm của giáo dục có khuynh hướng coi nhẹ hoặc phủ nhận những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc được hun đúc trong hàng ngàn năm lịch sử và những thành quả của chủ nghĩa xã hội trước đây Hơn bao giờ hết, giáo dục - đào tạo phải ngăn chặn những xu hướng sai lầm, xác lập những xu hướng đúng đắn, xây dựng tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực tự cường, phát huy năng lực nội sinh của dân tộc, đi đôi với tiếp thu tinh hoa giáo dục - đào tạo của thế giới, góp phần hình thành mẫu người hiện đại, đậm đà bản sắc Việt Nam Vấn đề kết hợp hài hoà những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc với những tinh hoa giáo dục - đào tạo, nắm bắt tính quy luật, đánh giá đúng thực trạng của mối quan hệ này, đề xuất những biện pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giúp cho việc lãnh đạo quản lý giáo dục - đào tạo được tốt hơn Vì vậy, việc nghiên cứu “Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa cấp bách 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Giáo dục - đào tạo liên quan đến mọi gia đình, mọi ngành nghề Vì vậy, nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu chuyên môn của mình đều giành một phần nói về giáo dục đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục, Báo Giáo dục và thời đại đã đề cập nhiều đến nội dung này ở từng mảng vấn đề với góc độ khác nhau nhu vai trò của giáo dục - đào tạo, đặc điểm của nền giáo dục - đào tạo, nội dung, chương trình, cơ cấu ngành nghề, tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo…Hầu như tất cả các báo, tạp chí ra hàng ngày, hàng tháng đều giành một tỷ lệ thích đáng đề cập đến giáo dục - đào tạo, mỗi tháng có từ 300-400 bài viết về giáo dục - đào tạo Liên quan đến đề tài của luận án, có thể chia thành nhóm các vấn đề sau đây: 1- Nhóm vấn đề về quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của xã hội và những biểu hiện của nó trong lịch sử dân tộc và trong đời sống văn hoá hiện nay, bao gồm: Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII ) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghị quyết đã dành một phần đánh giá thực trạng và đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Biện chứng của truyền thống của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3/1981; Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển của GS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2.1998; Giá trị truyền thống – nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc của PGS Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4/1998; Về truyền thống dân tộc của GS Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 2/1981; Truyền thống và cách tân trong công tác giáo dục ở nước ta của Hoàng Ngọc Di, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1989; Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống của Trần Đình Sử, Tạp chí Cộng sản, số 15/1996; Hồ Chí Minh với văn hóa truyền thống và tiếp xúc văn hoá Đông - Tây của Phan Văn Các, Tạp chí Cộng sản, số 13/1996; Thử thách đối với các giá trị truyền thống và hiện đại trong quản lý giáo dục của Victor M.Ordonez, Tạp chí Đại chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, số 7/1998; Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 1/1988; Văn hoá chính trị Việt Nam, truyền thống và hiện đại của GS Nguyễn Hồng Phong, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội,1998 Viện Thông tin khoa học xã hội đã sưu tầm và dịch ra tiếng Việt tập hợp thành công trình Truyền thống và hiện đại trong văn hoá do Lại Văn Toàn chủ biên, năm 1999, phản ánh quá trình tìm kiếm sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong văn hoá của các nước kinh tế phát triển 2- Nhóm vấn đề liên quan đến truyền thống và đặc trưng của nền giáo dục cổ truyền Việt Nam gồm có: Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến của Nguyễn Tiến Cường, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1998; Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Nguyễn Đăng Tiến chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996; Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945 của Vũ Ngọc Khánh; “một nền giáo dục bình dân” của Vũ Đình Hoè; Khắc phục lối học hư văn khoa cử – nâng cao chất lượng giáo dục của Phạm Minh Hạc; Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam của Trần Văn Giàu, Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Đến hiện đại từ truyền thống của Trần Đình Hượu, Nxb Khoa học xã hội, 1994; Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước của Phan Huy Lê, Nxb Hà Nội, 1995… 3- Nhóm vấn đề liên quan đến những thành tựu của nền giáo dục thế giới trong lịch sử và hiện nay, gồm: Lịch sử giáo dục thế giới của Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1997; Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 1994 Đây là chương trình châu Á và Thái Bình Dương về canh tân giáo dục vì sự phát triển của tác giả Raja RoySingh; Cải cách giáo dục ở Hàn Quốc – người dịch: Nguyễn Văn Ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1999 Rất nhiều tài liệu nghiên cứu tổng quan về nền giáo dục của các nước kinh tế phát triển chẳng hạn, Trung tâm Thông tin giáo dục; Tổng quan về giáo dục châu Á do Ngô Hào Hiệp biên soạn… 4- Nhóm vấn đề liên quan đến thực trạng của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học đề cập đến khá nhiều, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án là: Các văn kiện hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương (khoá VII), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII); Chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà nước: Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực phát triển kinh tế – xã hội và được chuyển tải dưới dạng sách Vấn đề con người Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá do GS.TS Phạm Minh Hạc chủ biên Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1996; Phát triển giáo dục, Phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – kinh tế của Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,1996; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI của Phạm Minh Hạc,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 50 nămphát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995; Vấn đề giáo dục - đào tạo của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1999; Giáo dục tại Việt Nam: xu hướng phát triển và những khác biệt, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1996 Đặc biệt bộ sách Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá gồm 9 tập của Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục (Nxb Giáo dục, Hà Nội,1998) đã đánh giá chi tiết thực trạng của nền giáo dục Việt Nam trên hầu hết các lĩnh vực của giáo dục - đào tạo và có thể đề cập đến vấn đề truyền thống và hiện đại trong một số lĩnh vực của giáo dục như nội dung, chương trình giảng dạy, tổ chức… Chưa có một chuyên khảo riêng và kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam Nhưng những kết quả nghiên cứu trên là một trong những luận cứ, cơ sở của luận án 3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án a) Mục đích: Trên cơ sở làm rõ thực trạng nhận thức và vận dụng sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm gần đây, luận án góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện nhận thức và nâng cao khả năng vận dụng sự kết hợp đó vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo trong những năm trước mắt b)Nhiệm vụ: - Luận chứng tính tất yếu phải kết hợp những giá trị truyền thống với những nhân tố hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo - Tìm hiểu thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt việc kết hợp truyền thống với hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay 4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giải quyết dưới góc độ triết học vấn đề lý luận về kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo và vận dụng lý luận này vào quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án -Góp phần làm sáng tỏ thực trạng vận dụng kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo ở Việt Nam những năm gần đây -Đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi đảm bảo sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo trong những năm trước mắt 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -Góp phần vào việc nhận thức khoa học và trình bày một cách có hệ thống lý luận kết hợp truyền thống và hiện đại và vận dụng lý luận này vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo - Định hướng và đề ra những giải pháp phát huy truyền thống đưa cái mới, cái hiện đại vào giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam -Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy ở các bộ môn Mác- Lênin, công tác quản lý giáo dục Với tư cách là phương pháp luận, đề tài của luận án có thể áp dụng cho mọi loại hình trường học 7 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án -Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm của Mác- Ăngghen – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo -Các tư tưởng chỉ đạo trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến nội dung đề tài của luận án -Phương pháp nghiên cứu của luận án: chủ yếu là phương pháp biện chứng duy vật, các nguyên tắc của lôgíc biện chứng như nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển, nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử…phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp so sánh, thống kê… 8 Kết luận của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI, SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 1.1 TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI, SỰ THỂ HIỆN CỦA NÓ TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 1.1.1 Khái niệm “truyền thống” và “truyền thống giáo dục - đào tạo” 1.1.1.1 Khái niệm “truyền thống” Truyền thống là một khái niệm cho đến nay còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội hàm và ngoại diên của nó: Tuỳ thuộc vào góc độ, vào đối tượng từng ngành khoa học mà các tác giả có những cách trình bày khác nhau Theo từ Hán – Việt: “Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia” [1 Tr.505] Trong cuốn Từ điển của Trung Quốc xuất bản năm 1989 định nghiã: “ Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử Nó tồn tại ở các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hoá, đạo đức Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [23, Tr.10] Từ điển Bách Khoa Xô viết định nghĩa: Truyền thống là: Những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống…Truyền thống tác động khống chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội [23,Tr.11] Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa: “ Truyền thống, theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương” [84 Tr.10339] Theo nghĩa thông thường, Từ điển Tiếng Việt phổ thông định nghĩa “Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác” Dưới góc độ chính trị- xã hội, Từ điển Chính trị vắn tắt định nghĩa “Truyền thống – di sản về xã hội và văn hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài” [62,Tr.401] Trong “ Đại từ điển Tiếng Việt” định nghĩa “ Truyền thống nề nếp, thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác” [83, tr.1734] Cách định nghĩa này mới chỉ nêu lên những mặt tốt đẹp của truyền thống mà chưa nêu lên được mặt hạn chế của Truyền thống ( Truyền thống xấu) trong quá trình phát triển xã hội Theo Mác, Truyền thống gây ảnh hưởng lớn, nó “xung đột” với ý thức mới Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội có nhiều lực cản trong đó có sự “ trói buộc của truyền thống”, có nhiều trường hợp truyền thống của lịch sử đẻ ra cái lòng tin thần bí Sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ tác động biện chứng với nhau, tuân theo những quy luật vốn có của nó Hoạt động của con người cũng vậy, không phải hoàn toàn tuân theo ý muốn của mình mà phải tuân theo những quy luật của tự nhiên và xã hội, theo Mác và Ăngghen: Con người làm ra lịch sử của chính mình nhưng không phải làm theo ý muốn tự tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy, mà là trong những điều kiện trực tiếp có trước mắt, đã cho sẵn và do qúa khứ để lại Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống [38,Tr.145] Vận dụng những định nghĩa trên vào lĩnh vực chuyên môn của mình các nhà khoa học đã khai thác nội hàm và ngoại diện của các khái niệm truyền thống ở những góc độ khác nhau Khi nghiên cứu “về truyền thống dân tộc”, Trần Quốc Vượng viết: Truyền thống như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một tập thể (một cộng đồng) được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tự nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có thể được định chế hoá bằng luật hay bằng lệ, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một cộng đồng [81, Tr 28-29] Khi bàn về văn hóa Việt Nam, Vũ Khiêu định nghĩa: “Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một tập đoàn lịch sử” [30, Tr.536] Khi phân tích tính biện chứng của truyền thống, Hà Văn Tấn cho rằng: Người ta thường giới hạn truyền thống dân tộc vào những mặt như tính cách, phẩm chất, tâm lý, khả năng và phong cách hoạt động của cộng đồng dân tộc, hay đúng hơn Tên gọi khoa thi Nơi thi Bài thi theo thứ tự các trường 1, 2, 3, 4 Đạt học vị ( các k1) Thi hạch ở huyện thi khảo khoá ám tả hoặc bài khảo hạch Được chọn đi thi hương Thi hương ở tỉnh 1 Kinh nghĩa Đỗ đầu giải nguyên thủ khoa ( trấn) 2 Chiếu, chế, biểu Trên: hương cống (sau đổi: 3 Thơ phú cử nhân) 4 Văn sách Dưới: Sinh đồ (sau đổi: tú tài) 1 Kinh nghĩa Phải chờ thi đình xong mới chia ra (đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ: Thi hội ở Kinh đô 2 Chiếu, chế, biểu 3 Thơ phú - Trạng nguyên 4 Văn sách - Bảng nhãn - Thám hoa Đệ nhị giáp: hoàng giáp Thi Đình Sân nghêĐối sách (bài do nhà vuaĐệ tam giáp: trong triều trực tiếp ra đề) - Tiến sĩ xuất thân - Đồng tiến sĩ xuất thân (ba giáp này ở chính bảng) Từ đời Nguyễn có thêm Phó bảng (dưới tiên sĩ) Nguồn: Vũ Ngọc Khánh, tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, tr.77 Phụ lục 3 Thể loại bài thi qua các triều đại Năm và triều Thể loại các bài thi đại K1 K2 K3 K4 K5 1234 Trần Anh Tông Âm tả Kinh Chiếu Văn sách 0 nghĩa thơchế biểu phú 1236 Trần Kinh Thuận Tông nghĩa Thơ phú Chiếu Văn sách 0 chế biểu 1404 Hồ Cả bốn kỳ thi như trên đây thêm kỳ thứChữ viết Hán Thương 5, thi hai bài nữa là: và toán 1434 Lê Kinh Thái Tông nghĩa Chiếu chếThơ biểu phú Văn sách 0 1832 Minh Kinh Mệnh nghĩa Thơ Văn 0 phú sách 1850 Đức Tự Kinh nghĩa Văn sách Chiếu Thơ phú Đối sách biểu luật thi đình 1858 Đức Tự Kinh nghĩa Chiếu Văn biểu luật sách 1876 Đức Tự Kinh nghĩa Thơ Văn phú sách Riêng cho các kỳ thi hương 0 Phụ lục 4 Số lượng học sinh đến trường Cấp học 1986-1987 1990-1991 1991-1992 1992-1993 1993-1994 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997- 1998-1999 1998 1 Học sinh 12.482,9 phổ thông 11.882,9 12.371,4 12.806,7 13.568,7 14.587,4 15.555,3 16.193,9 17.055,4 17.472,8 - 8.756,3 9.081,3 9.469,7 9.778,7 10.047,5 10.218,2 10.348,9 104.377,7 102.502,1 -Tiểu học 5.564,8 - -Trung học cơ sở 2.572,4 2.721,9 2.722,8 3.086,7 3.677,6 4.312,6 4.872,8 5.254,4 165,7 910 524,2 568,2 564,2 703,3 862,3 101,9 117,1 139,3 -Trung học 187,5 156,0 2 Trung học 139,7 chuyên nghiệp 135,4 106,5 107,8 119,8 108,2 149,3 162,8 177,8 93,1 95,4 63,8 63,2 64,9 69,8 71,7 81,7 88,7 797,5 3 Dạy 126,6 nghề 129,6 107,0 136,8 157,1 200,3 4 Đại học cao 93,0 90,1 116,9 122,9 133,9 đẳng - Trong đó: Dà i hạn 91,2 437,1 593,8 714,3 Nguồn: - Niên giám thống kê 1994, Tổng cục thống kê (từ 1986-1995) - Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ năm 19962000) Phu lục 5 SỐ LIỆU GIÁO DỤC NĂM HỌC 1998-1999 GIÁO DỤC MẦM NON Nhà 1.121 ( Ngoài ra CL: 561) trẻ: Trường mẫu giáo: 4.124 ( Ngoài ra CL: 1.951) Trường mầm non: 4.254 ( Ngoài ra CL: 2.283) Trẻ em ở nhà trẻ : 404.089 (ở cơ sở ngoài CL: 253,558) Học sinh mẫu giáo: 2.179.348 (ở cơ sở ngoài CL:1.058,960) Cô giáo mầm non: 144.580 GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Trường tiểu học : 13.076 ( Ngoài ra CL: 76) Trường trung học cơ sở: 8.583 ( Ngoài ra CL:104) Trường trung học phổ 1.641 thông: ( Ngoài ra CL:387) Học sinh tiểu học: 10.150.214 ( Nam: 52,76%; Nữ: 47.24%) Học sinh trung học cơ sở: 5.564.888 ( Nam: 53,35%; Nữ: 46,65%) Học sinh trung học phổ 1.657.708 thông: (Nam:58,78%; Nữ:41,22%) Giáo viên tiểu học: 336.792 (Nam:22,40%; Nữ:77,53%) Giáo viên trung học cơ sở: 194.237 ( Nam: 29,93%; Nữ: 70,07%) Giáoviên trung thông: học phổ 54.324 ( Nam: 47,50%; Nữ: 52,50%) GIÁO DỤC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP Trường: 247 (thuộc trung ương:86) Học sinh: 178.244 (Nam:50,34%; Nữ: 49,66%) Giáo viên: 9.732 (Nam:56,82%;Nữ: 43,18%) GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Tổng số trường đại học, cao đẳng: 139 (Ngoài CL: 19) Trong đó, trường cao đẳng: 75 (Ngoài CL: 2) Trường đại học: 64 (Ngoài CL: 6) Tổng số sinh viên đại học,cao đẳng: 798.857 Sinh viên cao đẳng: 157.710 Sinh viên đại học: 641.147 Giảng viên đại học và cao đẳng: 28.035 ( Nam: 63,34%; Nữ:36,66% Trong đó, Tiến sĩ, Phó tiến sĩ: 4.070 (bằng 14,52% tổng số) Giáo sư: 327 ( bằng 4,58% tổng số) Phó giáo sư: 1.285 (bằng 4,58% tổng số) Giảng viên cao đẳng: 6.806 Giảng viên đại học: 21.229 Nguồn: Trung tâm thông tin quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, 1999 CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC KX07 ĐỀ TÀI KX07-02 Kết quả điều tra xã hội học về: Những yếu tố truyền thống con người Việt Nam hiện nay theo tuổi đời và thành phần, số phiếu: 3087 Câu hỏi: Trong điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước và của gia đình ta, theo ông bà/ anh chị, con em chúng ta và chúng ta nên học đến trình độ nào là phù hợp? 1- Học hết cấp I 2- Học hết cấp II 3- Học hết cấp III 4- Học hết đại học 5- Học trên đại học 6- Không cần đi học Phụ lục 6 Ts Dưới 18 SL Từ 18-30 % SL % * Trình độ nào là phù hợp 0,22 Hết cấp I 10 0,32 3 0,48 3 1,46 Hết cấp II 95 3,08 9 1,45 34 14,05 Hết cấp III 543 17,59 98 15,81 194 52,64 Hết đại học 1484 48,07 301 48,55 727 29,76 Trên đại học 928 30,06 206 33,23 411 0,14 7 0,23 2 0,32 2 0,72 20 0,65 1 0,16 10 Không cần học Không trả lời Phụ lục 7 Ts Từ 31-50 SL Trên 50 % SL % * Trình độ nào là phù hợp Hết cấp I Hết cấp II 10 0,32 3 0,34 1 0,50 Hết cấp III 95 3,08 36 4,06 16 8,04 Hết đại học 543 17,59 190 21,42 61 30,65 Trên đại học 1484 48,07 377 42,50 79 39,70 928 30,06 271 30,55 40 20,10 7 0,23 2 0,23 1 0,50 20 0,65 8 0,90 1 0,50 Không cần học Không trả lời Phục lục 8 Ts Học sinh SL Sinh viên % SL % * Trình độ nào là phù hợp Hết cấp I 10 0,32 0 0,00 3 0,52 Hết cấp II 95 3,08 10 1,17 18 2,32 Hết cấp III 543 17,59 149 17,45 73 9,42 Hết đại học 1484 48,07 422 49,41 421 54,32 Trên đại học 928 30,06 270 31,62 245 32,77 7 0,23 1 0,12 1 013 20 0,65 2 0,23 4 0,52 Không cần học Không trả lời Phụ lục 9 Ts Công nhân SL Nông dân % SL % * Trình độ nào là phù hợp Hết cấp I 10 0,32 3 0,58 1 0,28 Hết cấp II 95 3,08 16 3,11 40 11,24 Hết cấp III 543 17,59 119 23,11 99 27,81 Hết đại học 1484 48,07 226 43,88 142 39,89 Trên đại học 928 30,06 145 28,16 70 19,66 7 0,23 2 0,39 0 0,00 20 0,65 4 0,78 4 1,12 Không cần học Không trả lời Phục lục 10 Ts Công nhân SL * Trình độ nào là phù hợp % Nông dân SL % Hết cấp I 2 0,60 0 0,00 0 0,00 Hết cấp II 8 2,38 13 1,30 0 0,00 Hết cấp III 61 18,15 39 16,96 3 14,29 Hết đại học 151 44,94 113 49,13 9 42,86 Trên đại học 112 33,33 174 32,17 3 14,29 2 0,60 1 0,43 0 0,00 0 0,00 0 0,00 6 28,57 Không cần học Không trả lời Nguồn: Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập III, Hà Nội, 1997, tr.77,92,107,122,137