1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm đạo đức trong fintech rủi ro khách hàng trong lĩnh vực fintech cho vay ngang hàng tại việt nam

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM ĐẠO ĐỨC TRONG FINTECH

RỦI RO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC FINTECH CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Liêm Mã học phần: 232CN2202

Trang 2

Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2024 DANH SÁCH THÀNH VIÊN

x K21414094 | Nội dung, thuyết

Khuong Thao Vy 2 Nội dung, slide 100%

Trang 4

1 Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Trong thời gian qua, ngành ngân hàng thế giới nói chung, ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chứng kiến việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới gắn với thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây (Cloud), phân tích dữ liệu lớn (Big data Analytics), chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI) vào các mô hình kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ, cách thức tiếp cận và tương tác với khách hàng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD) nhằm tăng hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với các dịch vụ phù hợp, chỉ phí hợp lý

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, xu hướng phát triển Fintech còn được thể hiện rõ nét qua việc các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức không phải là ngân hàng có thế mạnh công nghệ tham gia vào các mảng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính (công ty Fintech) dưới hình thức phát triển các giải pháp hỗ trợ hoạt động ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới người dùng cuối (end-users) hoặc trực tiếp cung ứng giải pháp, dịch vụ mới một cách độc lập Cụ thể hơn, một vài năm gần đây đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của số lượng lớn các công ty Fintech tham gia vào nhiều mảng hoạt động tại thị trường Việt Nam Số lượng các công ty có hoạt động hoặc tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng từ khoảng 40 công ty vào cuối năm 2016 lên đến khoảng 200 công ty ở người tiêu dùng

Cụ thể, sau hơn 5 năm hoạt động đã có tới hơn 100 công ty Fintech cung cấp dịch vụ cho vay ngang hàng chính thống với quy mô không ngừng tăng lên Hơn 10 công ty trong số đó đến từ Trung

Trang 5

Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, ngoài ra, đa phần các công ty này có trụ sở hoạt động tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Điều này thể hiện được tầm nhìn của các nước phát triển trong khu vực đối với thị trường Việt Nam và cũng là sự đón đầu kịp thời của 2 thành phố lớn trước làn sóng thay đổi trong Cách mạng công nghiệp

4.0

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước đến năm 2020, tính tổng trên thị trường đã có hơn 4.800.000 số người tham gia đăng ký vay, giải ngân hơn 93.000 tỷ đồng thông qua các nền tảng P2P, nổi bật trong số đó như Tima, Fiin, Huydong, Vaymuon, Các công ty này hoạt động trong nhiều mảng, lĩnh vực khác nhau như: thanh toán, cho vay ngang hàng, chấm điểm tín dụng Thêm vào đó, xu hướng phát triển đan xen cùng hợp tác - cạnh tranh nêu trên đặt ra nhiều vấn đề thách thức về mặt chính sách, quy định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cân đối giữa thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cạnh tranh công bằng giữa các tổ chức tài chính truyền thống và công ty Fintech với đảm bảo ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng

Bên cạnh việc P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công tyv P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay ) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc

4

Trang 6

sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên

2 Những đặc điểm của cho vay ngang hàng tại Việt Nam Thứ nhất, cho vay ngang hàng có sự tham gia của các bên: (i) Bên trung gian (nhà cung ứng dịch vụ/công nghệ/ứng dụng); (ii) Bên cho vay; (iii) Bên vay Theo đó, các chủ thể tham gia sẽ giao dịch thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ hoặc một website do bên trung gian cung ứng để kết nối “các lệnh” cho vay và cần vay

Thứ hai, đối tượng hướng tới là những khoản vay không quá lớn, thường dành cho các đối tượng như sinh viên, lao động phổ thông, nông dân, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhỏ là đối tượng không đáp ứng được điều kiện vay khắt khe của các tổ chức tín dụng hoặc cần vốn gấp Thời hạn vay không quá dài, trung bình từ 01 tháng đến 02 năm và mức lãi suất khác nhau tùy vào từng loại khách hàng[3]

Thứ ba, cho vay ngang hàng có bản chất là một hoạt động tín dụng nhưng ở mô hình này, người cho vay ngoài được quyền hưởng lãi suất từ khoản đầu tư ra thì còn được định đoạt khoản vay của mình (ưu điểm không có ở hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng) bằng cách chấp nhận giải ngân cho đối tượng được lựa chọn sau khi nhà đầu tư đã nắm được thông tin liên quan từ người có nhu cầu vay vốn

Thứ tư, trong hoạt động cho vay ngang hàng, thường không áp dụng các quy trình kiểm tra tín dụng phức tạp như các tổ chức tín dụng truyền thống Thay vào đó, quyết định cho vay thường dựa trên thông tin cá nhân và đánh giá rủi ro của bên cho vay

Trang 7

Thứ năm, cho vay ngang hàng có xu hướng sử dụng công nghệ và các nền tảng trực tuyến để tạo sự kết nối giữa bên cho vay và bên vay Các ứng dụng và trang web cho vay ngang hàng cung cấp một giao diện dễ sử dụng để người vay có thể gửi yêu cầu vay và bên cho vay có thể xem xét và xác nhận khoản vay

Thứ sáu, trong cho vay ngang hàng, mức lãi suất thường được xác định bởi thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay, thay vì dựa trên mức lãi suất cố định được áp dụng bởi các tổ chức tín dụng truyền thống Điều này cho phép bên cho vay và bên vay thương lượng để tìm ra mức lãi suất phù hợp cho cả hai bên

2.1 Lợi ích

- Lợi ích đối với người đi vay:

¢ P2P lending cung cấp cho người đi vay một trải nghiệm nhanh chóng và tiện lợi Các thủ tục vay diễn ra hoàn toàn trực tuyến, giúp người vay tránh được những quy trình rườm rà như trong các hình thức vay truyền thống Người đi vay có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng và nhanh chóng, phù hợp với những khoản vay nhỏ hoặc có thời hạn ngắn

« Vay ngang hàng (P2P lending) cho phép người đi vay tiếp cận vốn một cách thuận tiện mà không cần thế chấp tài sản hay trải qua quy trình thẩm định người thân Điều này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng tính riêng tư và bảo mật cho người đi vay, cũng như giúp họ tránh áp lực tâm lý khi không phải lo lắng về việc mất tài sản thế chấp hoặc ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân Quá trình vay diễn ra nhanh chóng và linh hoạt hơn, cho phép người đi vay tập trung vào kế hoạch tài chính của mình mà không gặp phải những trở ngại thông thường trong vay truyền thống

Trang 8

« Một trong những lợi ích lớn nhất là thời gian giải ngân nhanh chóng Chỉ trong khoảng 30 phút sau khi hồ sơ vay được xét duyệt thành công, người đi vay có thể nhận được khoản tiền cần thiết Điều này giúp người đi vay giải quyết được những nhu cầu tài chính khẩn cấp một cách kịp thời

- Lợi ích đối với người cho vay:

‹ Về thu nhập/chi phí: P2P lending tạo cơ hội cho người cho vay kiếm được thu nhập cao hơn so với các kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm ngân hàng Nhờ ứng dụng công nghệ Fintech và hệ thống dữ liệu phân tích lớn (Big Data), quá trình chấm điểm tín dụng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chỉ phí Điều này giúp chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay ở mức kinh tế hơn, mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho người cho vay

‹ Về thông tin: Người cho vay có thể tiếp cận thông tin minh bạch về người đi vay, bao gồm chỉ tiết về lịch sử tín dụng, mục đích sử dụng khoản vay và các thông tin cá nhân khác Công nghệ Blockchain giúp đảm bảo tính bảo mật thông tin cao, bảo vệ quyền riêng tư của cả người cho vay và người đi vay, đồng thời tăng cường niềm tin giữa các bên tham gia

« _ P2P lending tạo ra thêm các kênh đầu tư trên thị trường: Người cho vay có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình thông qua việc lựa chọn các khoản đầu tư với quy mô và thời hạn khác nhau Điều này giúp người cho vay phân tán rủi ro và tối đa hóa lợi ích đầu tư Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng có thể giúp người cho vay tránh được rủi ro khe hở kỳ hạn, tạo ra sự ổn định và an toàn hơn trong quá trình đầu tư

Trang 9

2.2 Rủi ro

P2P lending, hay cho vay ngang hàng, đang dần trở thành một phương thức tài chính phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới Tuy nhiên, cùng với lợi ích, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng chú ý mà cần được xem xét cẩn thận

„ _ VRÚi ro pháp lý:

Việt Nam chưa có một khung pháp lý cụ thể điều chỉnh cho hoạt động P2P lending, dẫn đến thiếu giám sát từ các cơ quan quản lý Điều này gây ra nguy cơ cho người cho vay và người vay, bao gồm khả năng không được bảo vệ quyền lợi thỏa đáng trong trường hợp xảy ra tranh chấp Người cho vay có thể đối mặt với rủi ro mất tiền nếu người đi vay không tuân thủ cam kết hoặc xảy ra hành vi lừa đảo Ngoài ra, nhiều công ty P2P lending có thể không thực hiện đúng các quy định về xác minh thông tin khách hàng và phòng, chống rửa tiền (AML), khiến quy trình cho vay trở nên rủi ro hơn Các công ty P2P cũng thường quy định rằng nghĩa vụ đối với người cho vay thuộc trách nhiệm của người đi vay, dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trực tiếp từ phía công ty P2P

«_ Rủi ro tín dụng:

Mô hình P2P lending còn thiếu rõ ràng về mặt pháp lý và ràng buộc chặt chẽ trong các thỏa thuận giữa các bên liên quan (công ty P2P lending, người cho vay, bên thứ ba và người vay) Thiếu cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có thể dẫn đến nguy cơ mất tài sản cho người cho vay Việc thiếu rõ ràng trong các giao dịch dân sự có thể gây ra nhiều tranh chấp kéo dài và áp lực lớn đối với cơ quan tư pháp

« - Rủi ro liên quan đến hoạt động bất hợp pháp:

Trang 10

Mô hình P2P lending có thể dễ dàng trở thành công cụ cho một số cá nhân hoặc tổ chức tiến hành các hoạt động bất hợp pháp như trốn thuế, rửa tiền, hoặc tài trợ khủng bố Các cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm soát nguồn gốc tiền, danh tính và mục đích sử dụng vốn vay, tạo cơ hội cho các hoạt động phi pháp

« _ Rủi ro bảo mật:

Mô hình P2P lending ở Việt Nam còn mới và nhiều nền tảng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn bảo mật cần thiết Các lỗ hổng bảo mật có thể dẫn đến nguy cơ bị tấn công mạng, rò rỉ thông tin hoặc mất cắp dữ liệu tài khoản của người cho vay và người vay Trường hợp các nền tảng P2P lending bị mất dữ liệu hoặc gặp rủi ro công nghệ khác, khả năng người cho vay mất trắng khoản đầu tư là rất cao, vì không có bằng chứng ghi nhận lại khoản cho vay Các công ty P2P lending thường là các công ty khởi nghiệp, non trẻ và thiếu kinh nghiệm, dẫn đến thiếu sự kiểm soát, giám sát về mặt quy trình hoạt động

„ _ VRủi ro đạo đức và vận hành:

Một số nền tảng P2P lending có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để quảng cáo sai sự thật hoặc mập mờ Thông tin quảng cáo có thể dẫn đến việc người cho vay hiểu nhầm rằng các hoạt động đầu tư qua nền tảng P2P lending được bảo hiểm như tiền gửi ngân hàng, trong khi thực tế không phải vậy Nếu xảy ra mất mát đầu tư, người cho vay không thể truy đòi trách nhiệm từ các công ty P2P lending Một số mô hình P2P Lending bị lợi dụng, biến tướng thành huy động tài chính đa cấp, lừa đảo, hình thức biến tướng của tín dụng đen, đòi nợ phi pháp và người cho vay, người đi vay dễ trở thành công cụ, nạn nhân của hành vi lừa đảo, rửa tiền

Trang 11

hoặc chịu mức lãi suất (cộng phí) rất cao, thậm chí có thể cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay tại các TCTD.v

Những vấn đề này cho thấy sự cần thiết của việc thiết lập một khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ để giám sát hoạt động P2P lending Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật

Một số vi dụ điển hình về rủi ro trong vay ngang hàng

Trang Moneyveo công bố lãi suất cho vay là 18,25%/năm Nhưng khi thử chọn số tiền vay 5 triệu đồng trong thời gian 10 ngày thì khách hàng phải trả phí tư vấn và lãi suất là 1,4 triệu đồng, tương đương 28% Như vậy, nếu vay lâu hơn thì cả phí lẫn lãi sẽ phải lên đến 84%/tháng

Còn trang Robocash công bố lãi suất chỉ 18,3%/năm, nhưng lại đưa ra ví dụ là nếu vay 6 triệu đồng trong 180 ngày (6 tháng) thì tổng số tiền khách phải trả là 8,5 triệu đồng Trong đó lãi suất là 540.000 đồng, phí tư vấn 600.000 đồng và phí dịch vụ là 1,36 triệu đồng Như vậy cả phí và lãi tương đương cũng gần 84%/năm 3 Các quy định áp dụng trong cho vay ngang hàng tại Việt

Nam

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay ngang hàng đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, phản ánh xu hướng chung của sự bùng nổ công nghệ tài chính trên toàn cầu Dù vậy, các quy định pháp lý đối với loại hình tài chính này vẫn chưa thực sự hoàn thiện, khiến cho hoạt động cho vay ngang hàng chưa được quản lý chặt chẽ, đặt ra nhiều thách thức về rủi ro pháp lý và an ninh mạng Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc phát triển một

10

Ngày đăng: 22/08/2024, 21:40

w