1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do việt nam eu evfta đối với xuất khẩu hàng thủy sản việt nam sang eu và giải pháp đối với việt nam

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU và giải pháp đối với Việt Nam
Tác giả Hoàng Diệu Linh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đào Tấn Minh, Vũ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thị Huyền
Người hướng dẫn Đỗ Thị Hương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Hội nhập Kinh tế Quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 4,07 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - (6)
    • 1.1 EVFTA là gì? (6)
    • 1.2. Nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (7)
    • 1.3. Nội dung của hiệp định EVFTA liên quan đến hàng thủy sản (9)
  • Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (13)
    • 2.1. Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 - 2021 (13)
    • 2.2. Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (15)
    • 2.3. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (0)
    • 2.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 - 2021 (19)
  • Chương 3. Ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU (23)
    • 3.1. Ảnh hưởng tích cực (23)
    • 3.2. Ảnh hưởng tiêu cực (25)
  • Chương 4. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam (26)
    • 4.2. Nhóm giải pháp vi mô (28)
  • KẾT LUẬN (31)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN---***---BÀI TẬP NHÓMMÔN: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾĐề tài: “Ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam - EU EVFTA đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt

Tổng quan về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam -

EVFTA là gì?

EVFTA là viết tắt của European-Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) Đây là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và

27 nước thành viên EU EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai hiệp định thương mại tự do có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay Có thể nói, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Châu Âu (EU) đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hai Bên hoàn tất các công việc kỹ thuật

Thực hiện chỉ đạo của hai Nhà Lãnh đạo, Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26 tháng 6 năm 2012. Sau gần 3 năm đàm phán, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở cấp Bộ trưởng, cấp Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về toàn bộ các nội dung cơ bản của Hiệp định

Ngày 1/12/2015 EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố

Ngày 26/6/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất Theo đó,EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệp định EVFTA

Ngày 8/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũng được hoàn tất.

Hiệp định được ký kết ngày 30/6/2019 và được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua EVFTA và Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU –Vietnam Free Trade Agreement) EVFTA sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóaViệt Nam sang châu Âu, từ đó mở ra những triển vọng to lớn cho nền kinh tế ViệtNam.

Nội dung của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.

Một số nội dung của Hiệp định:

 Gần như dỡ bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan: EU sẽ xóa bỏ tới 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa Việt Nam sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Số dòng thuế còn lại (0,8%) bao gồm một số sản phẩm nông-lâm-thủy sản như gạo, đường ,cá viên, cá ngừ, trứng tỏi, ngô,… được áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%

Theo Hiệp định EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% dòng thuế (tương ứng 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU) ngay khi Hiệp định có hiệu lực Trong vòng 7 năm, Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với thêm 91,8% dòng thuế (tương ứng 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU), sau 10 năm là 98,3% dòng thuế (tương ứng 99,8% kim ngạch xuất khẩu) Một số sản phẩm kim loại quặng quý hiếm được miễn giảm thuế Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại, EU sẽ áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO.

 Cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường dịch vụ của Việt Nam: FTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty EU hoạt động trong các lĩnh vực bưu chính, ngân hàng, bảo hiểm, môi trường và các dịch vụ khác của Việt Nam;

 Thúc đẩy phát triển bền vững: FTA bao gồm các cam kết thực hiện các tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế (ví dụ, về quyền tự do gia nhập các tổ chức công đoàn độc lập - có khả năng thay đổi đáng kể do Việt Nam hiện nay không có bất kỳ công đoàn nào như vậy) và các công ước của Liên hợp quốc (ví dụ: về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học);

 Tiếp cận đầu tư: Các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam như thực phẩm, săm lốp, vật liệu xây dựng sẽ mở cửa cho đầu tư của EU; bảo vệ đầu tư: IPA thành lập Tòa án đầu tư và Tòa phúc thẩm để giải quyết các tranh chấp giữa các nhà đầu tư EU và các cơ quan chức năng của Việt Nam (và ngược lại)

Hiệp định EVFTA bao gồm những cam kết về sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, phát minh, sáng chế Những cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam về cơ bản phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, bao gồm cả các quy định về dược phẩm và chỉ dẫn địa lý.

 Mua sắm của Chính phủ: Cam kết trong lĩnh vực Mua sắm của Chính phủ mà

Việt Nam và EU thống nhất nhằm tăng cường tính minh bạch, hiệu quả của mua sắm công, đảm bảo chi tiêu hiệu quả ngân sách Nhà nước

Cơ chế giải quyết tranh chấp

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn giải và thực thi các cam kết của Hiệp định:

+ Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của Hiệp định và được đánh giá trong một số mặt là nhanh và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO;

+ Là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các bên không giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác;

+ Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định để giải quyết tranh chấp, theo đó hai Bên trước tiên phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả thì một trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập;

EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn: cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và thương mại song phương.

Nội dung của hiệp định EVFTA liên quan đến hàng thủy sản

EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Về phía EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm Chính vì vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường EU.

 Cam kết EVFTA về thuế quan

Theo cam kết của EU trong EVFTA, 95% danh mục hàng hóa thủy sản được mở cửa hoàn toàn với lộ trình tối đa 10 năm, trong đó hơn 71% được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Chỉ còn 5% mặt hàng Việt Nam không có thế mạnh xuất khẩu vẫn áp dụng chế độ thuế.

 Đối với những sản phẩm thủy sản được xóa bỏ ngay thuế quan bao gồm:

Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6 - 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh… Đối với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 đến 7 năm bao gồm: 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 - 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 - 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ…

 Đối với sản phẩm thủy sản có áp dụng hạn ngạch thuế quan bao gồm:

+ Mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.

EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh(trừ thăn/ philê cá ngừ đông lạnh mã HS0304) ngay khi hiệp định có hiệu lực Đối với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh mã HS030487, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 3 năm, từ mức thuế cơ bản 18% Với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ hấp (nguyên liệu để sản xuất cá ngừ đóng hộp), EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam theo lộ trình 7 năm, từ mức thuế cơ bản 24% Riêng đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp (như cá ngừ ngâm dầu đóng hộp, đóng túi, các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp…), EU sẽ miễn thuế cho Việt Nam trong mức hạn ngạch 11.500 tấn/năm

+ Đối với mặt hàng tôm: Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%

Tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ, nguyên con, xẻ đông lạnh…) từ mức hiện tại 12,5% Tôm mã HS 03061710 (tôm sú PD đông lạnh, tôm sú nguyên con HOSO đông lạnh, tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm sú HLSO tươi đông lạnh, tôm sú đông IQF, tôm thẻ thịt đông lạnh…) từ mức hiện tại 20%. Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại Sau

5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm về 0% từ 18% Sau 7 năm: tôm mã HS

16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%

 Quy tắc phi thuế quan EVFTA

Xuất xứ: Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định EVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ

Tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trongEVFTA là xuất xứ thuần túy Điều này có nghĩa là thuỷ sản thô, sơ chế và thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định EVFTA khi nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định Ngoài ra, theo quy tắc cộng gộp, Việt Nam được phép sử dụng mực và bạch tuộc nguyên liệu từ một nước ASEAN đã ký kết Hiệp định thương mại với EU để sản xuất một số sản phẩm mực và bạch tuộc chế biến xuất khẩu sang EU, nếu thỏa mãn điều kiện:

- Nguyên liệu này thuộc mã HS 030741 hoặc 030751 (Phụ lục III – Nghị định thư 1) sử dụng để sản xuất các sản phẩm có mã HS 160554 và 160555 (Phụ lục IV – Nghị định thư 1).

- Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có FTA với EU cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư 1 và có hợp tác hành chính cần thiết với EU để bảo đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư 1 này với EU và giữa họ với nhau.

Cam kết về TBT, SPS:

EVFTA chủ yếu bao gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật (TBT), để có thể xuất khẩu vào EU, hàng hóa phải tuân thủ các nguyên tắc TBT trong quá trình chế biến, đóng gói sản phẩm và bảo vệ môi trường

EVFTA bao gồm các cam kết về thực thi các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) đối với hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra có thêm cam kết về biện pháp SPS khẩn cấp gắn với các dịch bệnh và cam kết về giới hạn phạm vi địa lý của dịch bệnh.

EVFTA có Chương riêng về thương mại và phát triển bền vững, cam kết tuân thủ lao động, bảo vệ môi trường, quản lý bền vững nguồn lợi thủy sản tự nhiên và sản phẩm nuôi trồng Đồng thời, hai bên cũng cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề này.

IUU; cam kết hợp tác, trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan tới việc kiểm soát, giám sát, thực thi các biện pháp quản lý đánh bắt hải sản

Như vậy, mặc dù nhiều dòng thuế đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam về 0%, nhưng việc Việt Nam bị áp dụng thẻ vàng với khai thác hải sản từ năm 2018 cũng có tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường… để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản sang EU.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 - 2021

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng nhẹ và ổn định về giá trị xuất khẩu nhưng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu Cụ thể:

Giai đoạn 2016-2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU tăng 5,92%/năm, cao hơn mức tăng trưởng của Thái Lan,Trung Quốc, nhưng thấp hơn Ấn Độ Là thị trường có dân số già, có nền kinh tế không ổn định và nhu cầu tiêu thụ thủy sản bão hòa, nên tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU biến động không đều qua các năm.Riêng Năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trị giá 8,9 tỷ USD(tăng 5.8% so với cùng kì năm 2020) Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang thị trường EU khoảng 1,077 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2020, đưa EU là thị trường đứng thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản Có thể nói, đây là một kết quả tích cực trong năm đầu tiên Việt Nam thực thi EVFTA, các doanh nghiệp đã tận dụng được tốt các điều kiện ưu đãi do Hiệp định này mang lại Đặc biệt, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp thủy sản cho EU27, chiếm 4% tổng nhập khẩu thủy sản của EU trong năm 2019 Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đang là thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU Ở khu vực châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020 Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước Với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiêm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Với nguồn tài nguyên thủy sản đa dạng, sản phẩm thủy sản của Việt Nam không ngừng đa dạng hóa Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, thủy sản đông lạnh và thủy sản khô vẫn giữ vững vị trí quan trọng Trong những năm gần đây, các sản phẩm giá trị cao như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác đã được bổ sung vào cơ cấu hàng hóa Thị trường EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam như tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản bổ sung cho nhu cầu tiêu dùng ở thị trường này.

Trong 3 năm liên tiếp gần đây, tôm vẫn luôn là mặt hàng chủ lực dẫn đầu trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU Năm 2021, xuất khẩu tôm đạt 613,136 triệu USD, tăng trưởng 18.6% so với năm 2020 (517,108 triệu USD).

Sản phẩm chủ đạo xuất khẩu vào thị trường EU là tôm chân trắng, chiếm tỷ trọng 80% tổng các sản phẩm tôm xuất vào thị trường này, tôm sú chiếm 12%, còn lại là các sản phẩm tôm biển Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường

EU, sản phẩm tôm chế biến chiếm 40% tổng xuất khẩu các sản phẩm tôm và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đứng thứ hai trong cơ cấu này là cá ngừ, với tỉ trọng 13.4%, tăng 6.4% so với năm 2020 Các mặt hàng cá ngừ chế biến tăng mạnh, ngược lại cá ngừ tươi lại có dấu hiệu giảm 18% Điều này dần chứng tỏ được giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Cá tra vẫn giữ vị trí là một trong sản phẩm chính xuất khẩu sang EU ( chiếm gần 10% tỉ trọng) Tuy nhiên, trong vòng 3 năm trở lại đây, tỉ trọng này liên tục giảm Nếu năm 2020, xuất khẩu cá tra đạt 127,778 triệu USD, thì hết năm 2021 con số này chỉ đạt 106,190 triệu USD, giảm gần 17% tốc độ tăng trưởng Một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm tại thị trường EU đó là tính cạnh tranh của mặt hàng này tương đối lớn, lượng tiêu thụ ở nhiều thị trường chưa tăng, thêm vào đó tính chi phí logistic, chi phí vận chuyển, lại tăng đáng kể.

2.4 Về cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường

Trong EU, Việt Nam xuất khẩu thủy sản nhiều nhất sang các thị trường HàLan, Đức, Italy, Tây Ban Nha.

BẢNG: XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG EU-28

(Nguồn: Theo số liệu Tổng cục Hải quan)

*Ví dụ về thị trường từng mặt hàng thủy sản:

Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam,đứng thứ ba sau thị trường Mỹ và Nhật Bản…

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vào thị trường EU về 0% Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường EU như Thái Lan không được hưởng GSP, không có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ không có FTA nên chịu thuế GSP 4,2%; Indonesia chịu thuế GSP 4,2% Thị trường EU đứng ở vị trí thứ 4 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Hà Lan, Đức, Bỉ là những quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất từ Việt Nam. Năm 2019, những quốc gia này chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường EU Đến năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của Hà Lan, Đức, Bỉ tăng lên 70% so với tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của toàn EU: Hà Lan nhập 145 triệu USD, Đức nhập 124 triệu USD và Bỉ nhập 97 triệu USD

Cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu được vào 24 nước EU trong đó Ý, Đức và Tây Ban Nha là 3 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất Năm 2020, các quốc gia này chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cá ngừ vào EU, tăng 7% so với năm

2020 cụ thể, Ý tăng 31%, Đức tăng 25% và Tây Ban Nha giảm 19% so với năm 2019

Trong giai đoạn 2016-2021, ngoài 3 thị trường xuất khẩu chính, đáng chú ý có xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào Slovenia luôn tăng trưởng ở mức cao Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 2008-2020 ở mức 129% Bên cạnh đó, còn có Lithuania và Bồ Đào Nha cũng có tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức >60%, cụ thể lần lượt là 66% và 65%. Với tốc độ tăng trưởng bình quân cao, các thị trường này rất đang được quan tâm phát triển trong thời gian tới

2.4 Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 - 2021

Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã có bước tiến bộ vượt bậc, được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thị phần, thị trường xuất khẩu, sự cải thiện về giá và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Điều này đã góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mặt hàng này khi EVFTA có hiệu lực (1/8/2020) Những thành tựu được thể hiện như sau:

Một là, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU tăng.

Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam đóng góp đáng kể vào gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Mặc dù chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý thực phẩm EU, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng thị phần tại hầu hết các quốc gia thành viên EU, khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Hai là, không chỉ sản lượng và kim ngạch thủy sản xuất khẩu gia tăng mà thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU ngày càng được nâng cao, phạm vi bao phủ thị trường các nước thuộc thị trường EU ngày càng mở rộng. Điều đó thể hiện khả năng thâm nhập thị trường EU ngày càng vững chắc của mặt hàng thủy sản Việt Nam Đặc biệt, Việt Nam là thị trường ngoại khối cung cấp cá ngừ lớn thứ 8 của EU với mức thị phần 4% về lượng của cùng kỳ năm trước - thời điểm EVFTA chưa có hiệu lực Trong khi nguồn cung cạnh tranh lớn nhất đối với cá ngừ của Việt Nam tại EU ở khu vực ASEAN là Philippin lại có thị phần giảm mạnh Kết quả này ghi nhận sự cố gắng đáp ứng các quy định IUU của thị trường

EU để được hưởng các ưu đãi từ EVFTA đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam

Thị phần xuất khẩu của sản phẩm thủy sản Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua, đưa thủy sản Việt Nam đứng vào Top 5 các nước xuất khẩu hàng đầu vào

EU Dấu hiệu này cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU đang dần mạnh lên

Ba là, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao do có sự đầu tư về công nghệ nuôi trồng và chế biến Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang cạnh tranh ngày càng hiệu quả với các mặt hàng thủy sản tương tự của các nước khác tại thị trường EU và đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Bên cạnh những thành tựu được phát huy đã khẳng định vị trí và vị thế, tỷ trọng và kim ngạch, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng như thị phần xuất khẩu, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU những năm qua vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém Đó là:

Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016 - 2021

Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã có bước tiến bộ vượt bậc, được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thị phần, thị trường xuất khẩu, sự cải thiện về giá và chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu Điều này đã góp phần nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của mặt hàng này khi EVFTA có hiệu lực (1/8/2020) Những thành tựu được thể hiện như sau:

Một là, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU tăng.

Tốc độ gia tăng này đã góp phần quan trọng vào sự gia tăng sản lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam nói chung Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và có chỗ đứng vững chắc ở hầu khắp các thị trường quốc gia thành viên của EU mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý thực phẩm EU về nhập khẩu hàng thủy sản.

Thủy sản xuất khẩu Việt Nam không chỉ tăng trưởng về sản lượng và kim ngạch mà còn mở rộng thị phần tại EU, đặc biệt là mặt hàng cá ngừ đạt thị phần 4%, xếp thứ 8 trong số các thị trường ngoài khối cung cấp cho EU Sự tăng trưởng này phản ánh khả năng thâm nhập thị trường EU của thủy sản Việt Nam ngày càng vững chắc Đáng chú ý, Việt Nam đã đáp ứng hiệu quả các quy định về chống khai thác IUU, giúp tăng cường sức cạnh tranh so với các nước khu vực ASEAN, như Philippines đang có thị phần giảm mạnh tại EU.

EU để được hưởng các ưu đãi từ EVFTA đối với sản phẩm cá ngừ của Việt Nam

Thị phần xuất khẩu của sản phẩm thủy sản Việt Nam liên tục tăng trong các năm qua, đưa thủy sản Việt Nam đứng vào Top 5 các nước xuất khẩu hàng đầu vào

EU Dấu hiệu này cũng cho thấy năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU đang dần mạnh lên

Ba là, chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng được nâng cao do có sự đầu tư về công nghệ nuôi trồng và chế biến Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang cạnh tranh ngày càng hiệu quả với các mặt hàng thủy sản tương tự của các nước khác tại thị trường EU và đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU vẫn còn một số hạn chế Theo đó, tỷ trọng, kim ngạch, cơ cấu mặt hàng và thị phần xuất khẩu thủy sản vào thị trường này còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt mức tăng trưởng khá, song phần lớn mới chỉ tăng về lượng, chưa tăng nhiều về chất, chất lượng thủy sản xuất khẩu chậm được cải thiện, tỷ lệ mặt hàng chế biến sâu, giá trị gia tăng còn thấp, khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn chất lượng và môi trường theo cam kết trong EVFTA còn nhiều hạn chế Hơn nữa, giá cả của những mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu như tôm, cá ngừ, cá tra, mực, bạch tuộc bị phụ thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường thế giới Giá các sản phẩm tôm, cá ngừ, cá tra của Việt Nam tại thị trường EU vẫn cao hơn so với mức giá tôm của Ấn Độ và Ecuador.

Thứ hai, mặt hàng thủy sản, dù EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số mặt hàng thủy sản của Việt Nam vẫn vấp phải những hạn chế do dư lượng kháng sinh, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác khai thác thủy sản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế Trong khi đó, rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nói chung và thủy sản nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ Bên cạnh những quy định về xuất xứ, lao động và môi trường, thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU

Thứ ba, thị phần của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam vào thị trường EU vẫn còn nhỏ, không ổn định, thiếu các bạn hàng lớn và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian như thị phần mặt hàng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU chỉ chiếm khoảng 2,67% năm 2019 là quá thấp.

Thứ tư, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường

Hiện nay, EU chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh và sơ chế, trong khi Việt Nam lại tập trung xuất khẩu sản phẩm thô chưa chế biến Do đó, Việt Nam vẫn chưa đạt được giá trị kinh tế cao trong ngành thủy sản Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu chính như tôm, cá tra, cá ngừ, nghêu, mực có thể tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng tình trạng chưa khai thác hiệu quả tiềm năng này đã dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng mong đợi.

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chú trọng đến vấn đề sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của EU EU đưa ra đòi hỏi cao hơn về vấn đề này so với WTO Các doanh nghiệp thủy sản cần nắm rõ các quy định về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để tận dụng lợi ích từ hiệp định.

Dù đã có những nỗ lực cải thiện, song tình trạng vi phạm tiêu chuẩn lao động vẫn phổ biến trong ngành thủy sản Việt Nam Các doanh nghiệp thường cho lao động làm thêm quá số giờ quy định, không tuân thủ quy định nghỉ tuần và nghỉ lễ Môi trường làm việc và vệ sinh an toàn lao động chưa đầy đủ, đảm bảo Quyền được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động cũng chưa được thực hiện đầy đủ Thực trạng này nếu không được giải quyết, sẽ là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.

Ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang EU

Ảnh hưởng tích cực

 Việc ký kết EVFTA mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước EU, thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới với tầng lớp trung lưu đông đảo và nhu cầu tiêu dùng cao Điều này mang đến những cơ hội cho Việt Nam khi trước đó, mới chỉ hơn 42% kim ngạc xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Ngoại trừ một số ít mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan, các mặt hàng nông, thủy sản chủ chốt của Việt Nam vào EU đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi EVFTA có hiệu lực => Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các mặt hàng thủy sản của các nước ở châu Á (vì có nhiều mặt hàng tương đồng), đặc biệt với hai thị trường nông sản lớn là Thái Lan và Trung Quốc, do chưa có FTA với EU.

 EVFTA được thực thi ngay trong giai đoạn Việt Nam nỗ lực phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch COVID-19, do vậy mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, nhất là sau một thời gian dài phải đối mặt với sự sụt giảm trong hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp bị thiếu nguyên liệu chế biến, hoạt động vận tải và thanh toán khó khăn

=> Đây cũng là một bước tiến giúp Việt Nam tham gia sâu rộng hơn chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, là động lực giúp đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh thủy sản của nước ta thông qua chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói.

EVFTA đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU Hiệp định này tạo điều kiện để Việt Nam thu hút vốn đầu tư của EU vào lĩnh vực thủy sản, tiếp cận khoa học - kỹ thuật tiên tiến thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ Điều này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp Việt Nam, giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu từ các nước EU Điều này hỗ trợ sản xuất, chế biến và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng khu vực do sự dịch chuyển đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Hiệp định cũng cải thiện quy định, chính sách theo điều khoản FTA, đảm bảo môi trường kinh doanh và thể chế ổn định, minh bạch hơn cho các doanh nghiệp.

 EVFTA cũng tạo điều kiện cho ngành thủy sản Việt Nam nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến hoặc nguyên phụ liệu từ các nước EU với giá cả hợp lý hơn; nhập khẩu, chuyển giao công nghệ thuận lợi hơn; thủ tục chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan, thủ tục khiếu nại, xử lý vướng mắc về SPS và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) thuận lợi, nhanh chóng, minh bạch hơn; tiếp cận các dịch vụ sản xuất tốt hơn về tài chính, bảo hiểm, logistics…;tiếp cận các kênh phân phối thuận lợi hơn Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam cũng có thêm cơ hội tiến hành trao đổi mua bán với những thị trường khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU, có thêm nguồn nhập khẩu với giá cả hợp lý và chất lượng tốt hơn.

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, EVFTA cũng mang đến những tác động tiêu cực đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng thủy sản.

 Trước tiên, theo các cam kết kèm theo của EVFTA, yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ của EU cũng rất chặt chẽ, đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về giới hạn tỷ lệ % tối đa được phép của nguyên liệu nhập khẩu Các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU hoặc Việt Nam) So với các FTA mà Việt Nam đang thực thi, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa đối với hàng thủy sản trong EVFTA được đánh giá là chặt chẽ hơn tiêu chí xuất xứ hàng hóa áp dụng chủ yếu là xuất xứ thuần túy (Wholly obtained - WO) Điều này có nghĩa là thủy sản thô, sơ chế và thủy sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo EVFTA khi nguyên liệu thủy sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định Trong bối cảnh thương mại thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, các quy định về truy xuất nguồn gốc của EU đối với hàng hóa nhập khẩu cũng có xu hướng ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn.

-> Nguy cơ hàng Việt Nam bị “mượn danh” xuất khẩu sang EU cũng tăng lên, nếu không có những giải pháp ngăn chặn và xử lý hiệu quả, điều này có thể dẫn tới việc hàng hóa của Việt Nam bị điều tra và hệ lụy dẫn tới thị trường bị thu hẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp của các doanh nghiệp và cả ngành hàng xuất khẩu

 Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn với hàng thủy sản tại chỗ của các nước mới gia nhập EU và các hàng thủy sản của các công ty xuất khẩu thủy sản mạnh và nhiều kinh nghiệm ngoài EU trong việc xuất khẩu, tìm chỗ đứng và duy trì thị phần tại EU.

 Ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng nợ công của các nước EU đến nhiều nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu thủy sản ở thị trường EU Thực trạng này đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của các nước sang EU, trong đó có Việt Nam.

 EVFTA ảnh hưởng đến an ninh chính trị Các nước EU có ý kiến khác nhau về việc ký kết EVFTA, đã có những tranh cãi về vấn đề chính trị và nhân quyền Cùng với việc quan hệ kinh tế - thương mại song phương tiếp tục đi vào chiều sâu trong thời gian tới, EU thông qua ảnh hưởng kinh tế để gia tăng sức ép với Việt Nam tăng lên, đặt ra mối đe dọa đối với anh ninh chính trị Việt Nam

 Về bảo vệ môi trường: Thị trường kinh tế rộng mở cũng có nghĩa là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái Đến nay, doanh nghiệp thủy sản chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại Đồng thời, nguồn lực dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế, ý thức và năng lực của cán bộ quản lý cũng như người dân chưa cao ảnh hưởng đến việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường của các doanh nghiệp thủy sản Thực trạng này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam do những yêu cầu từ phía EU đối với doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu Việt Nam trong thực hiện các trách nhiệm về bảo vệ môi trường.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam

Nhóm giải pháp vi mô

 Các doanh nghiệp cần bảo đảm đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam để tránh bị điều tra hoặc bị áp dụng những hình thức phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa vào EU Doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ thông tin về thị trường, từ thị hiếu người tiêu dùng cho đến những quy định, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, để từ đó gia tăng chất lượng hàng hóa, chinh phục các thị trường Đồng thời, cơ quan quản lý cần xây dựng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đồng nhất, thực thi đồng bộ ở phạm vi toàn quốc theo các tiêu chuẩn toàn cầu; ứng dụng, phát triển các kinh nghiệm quốc tế tốt trong sản xuất các sản phẩm thủy sản.

 Cần có thêm các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại và cung cấp thông tin thị trường thông qua tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu, ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đối với các hàng hóa, đẩy mạnh những hoạt động phối hợp với các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn để hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu.

 Đẩy mạnh mối liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng thủy sản xuất khẩu Đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản với các cơ sở, trại sản xuất giống nhằm hình thành các hợp đồng chuyên canh sản xuất giống mang lại hiệu quả sản xuất cao, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Hình thức tổ chức sản xuất được xác định: Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ký hợp đồng với các trang trại, hộ nuôi cung cấp giống gốc, cử cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn, thu mua sản phẩm theo giá thị trường Thông qua hợp đồng liên kết, các doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu thủy sản hỗ trợ vốn hoặc đứng ra bảo lãnh các khoản vay ngân hàng cho các cơ sở, trại sản xuất giống đầu tư về công nghệ sản xuất giống chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ giống tốt, sạch bệnh cho doanh nghiệp.

 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Lợi thế về lao động rẻ chỉ được xem như là giải pháp tình thế và trong một giai đoạn nhất định Để lao động tiếp tục là lợi thế góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu thì giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

- Thứ nhất, cần xây dựng kế hoạch về nhu cầu nguồn nhân lực cho xuất khẩu thủy sản cả ngắn hạn và dài hạn Việc xây dựng kế hoạch này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và người lao động đưa ra được định hướng đúng đắn phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô và tầm vi mô của doanh nghiệp xuất khẩu hay cho sự phát triển nghề nghiệp của từng cá nhân

Chính phủ cần tiếp tục đầu tư vào các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn Để khắc phục khó khăn về chi phí và thời gian, Chính phủ có thể tận dụng nguồn vốn nước ngoài thông qua các lớp tập huấn và dự án đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng Trong bối cảnh EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật lớn từ EU Do đó, Chính phủ cần chuẩn bị lực lượng lao động đủ năng lực và trình độ chuyên môn để sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ này.

- Thứ ba, cần có những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiếp nhận và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cho đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực sản xuất thủy sản xuất khẩu qua các chương trình học tập, huấn luyện tại chỗ, chủ yếu thông qua thăm quan mô hình sản xuất thực tế

- Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải có chế độ đãi ngộ hợp lý.

Để thu hút và duy trì lực lượng lao động tiềm năng, có trình độ cao, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần áp dụng chế độ đãi ngộ tốt Chính sách tiền lương là quan trọng, nhưng cũng cần thiết phải tạo ra môi trường làm việc tốt, cung cấp bảo hiểm và nơi ở Những yếu tố này sẽ tạo nên mối gắn kết vững chắc giữa doanh nghiệp và người lao động, thúc đẩy hiệu quả làm việc và sự gắn bó lâu dài.

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w