1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

55 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

VIỆN QUẢN LÝ - KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNHĐỀ TÀI : QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI

NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀUTrình độ đào tạo : Đại Học

Hệ đào tạo : Đại học chính quy

Chuyên ngành : Quản trị tài chính – Ngân hàngKhóa học : 2016 - 2020

Đơn vị thực tập : Chi nhánh Ngân hàng SacombankGiảng viên hướng dẫn : TS Nghiêm Phúc Hiếu

Sinh viên thực hiện : Ngô Minh Sang

Trang 2

Mã sinh viên : 160310002

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP………

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nghiêm Phúc Hiếu 1 Thái độ tác phong khi tham gia làm khóa luận:……… …….……….……… …………

2 Kiến thức chuyên môn:……… ……….……….………….……… ………

3 Nhận thức thực tế:……… ……… ……….………… ………

4 Đánh giá khác:……… ……….……… … … ………

5 Đánh giá kết quả thực tập:……….… ……….………

……, ngày …… tháng …… năm 20…

Xác nhận đơn vị

Trang 4

(Ký tên, đóng dấu)

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Giảng viên phản biện:………

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề khóa luận chuyên ngành này trước hết em xin gửi đếnquý giảng viên trong Viện Quản lý - Kinh doanh trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu lờicảm ơn chân thành Đặc biệt, em xin gởi đến Th.S Nghiêm Phúc Hiếu, người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắcnhất

Trong suốt thời gian vừa qua, tôi chân thành cảm ơn Sacombank – Chi nhánh vũngtàu đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập tại Chi nhánh cũng như có thể hoành thànhtốt môn “Thực Tập Chuyên Ngành” Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn đến chị Nguyễn ThịKim Anh – TP PKD, anh Vũ Hoàng Trung Hiếu – PP PKD và các anh chị trong phòngkinh doanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua

Tôi cũng xin cảm ơn thầy cô Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiệncho tôi tiếp xúc môi trường thực tế thông qua quá trình thực của mình

Báo cáo này là kết quả quá trình thực tập vừa qua tại Ngân Hàng TMCP Sài GònThương Tín – CN Vũng Tàu, kính mong quý thầy cô xem xét và đưa ra nhận xét kháchquan giúp tôi hoàn thiện hơn báo cáo này

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6

1.2.2 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với ngân hàng 6

Trang 7

1.3.3 Nội dung quản lí rủi ro tín dụng 12

1.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lí rủi ro tín dụng 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK BÀ RỊA – VŨNG TÀU 21

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SACOMBANK 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sacombank 21

2.1.2 Sacombank chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu 23

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 24

2.1.4 Các sản phẩm chủ yếu của Sacombank chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu 26

2.2 Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại chi nhánh SACOMBANK Bà Rịa – Vũng Tàu 28

2.2.1 Quy trình tín dụng tại chi nhánh Sacombank Bà Rịa – Vũng Tàu 28

2.2.2 Hoạt động tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng tại chi nhánh Sacombank Bà Rịa –Vũng Tàu 38

2.3 Đánh giá hiệu quả quản lí rủi ro tín dụng của Sacombank chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu 39

3.1.2 Về công tác cho vay 43

3.1.3 Về công tác điều hành chi phí thu nhập của chi nhánh 43

3.1.4 Về công tác quản lí rủi ro tín dụng 44

Trang 8

3.2 Giải pháp chung để thực hiện 45KẾT LUẬN 45

Danh mục bảng biểu hình ảnh

Hình ảnhHình 2.1.2 Chi nhánh ngân hàng SacombankHình 2.1.3 Sơ đồ phòng ban

Trang 9

Bảng biểu

Bảng 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Sacombank Vũng Tàu

Trang 10

Danh mục các từ viết tắt

1 NHTM :Ngân hàng thương mại2 NHNN :Ngân hàng nhà nước3 TSCĐ : Tài sản cố định4 NHNN :Ngân hàng nhà nước5 TSLĐ :Tài sản lưu động6 LNST :Lợi nhuận sau thuế7 VCSH :Vốn chủ sở hữu8 TTS :Tổng tài sản9 CBTD :Cán bộ tín dụng10 CVKH :Chuyên viên khách hàng11 NHTMCP :Ngân hàng thương mại cổ phần12 NQH :Nợ quá hạn

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Tín dụng là một hoạtđộng cơ bản và chủ yếu của ngân hàng Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng trongsự tồn tại và phát triển của một ngân hàng Nói đến tín dụng có rất nhiều vấn đề như: chovay, đầu tư Quá trình thẩm định các dự án để đưa ra quyết định tài trợ Hoạt động tíndụng đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao, rủi ro tíndụng là không thể tránh khỏi trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng của mỗi ngânhàng, rủi ro tín dụng không chỉ bản thân ngân hàng mà còn có tác động đến lĩnh vực tàichính tiền tệ từ đó tác động đến nền kinh tế vĩ mô Chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế rủiro bằng việc làm tốt công tác quản lí rủi ro chứ chưa thể loại trừ rủi ro ra khỏi hoạt độngtín dụng Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại SACOMBANKchi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu ”

Bằng phương pháp so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, em muốn đưa ra đểphân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút ra đượcnhững mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm Để từ đó có biện phápnhằm hạn chế rủi ro trong hiện tại và tương lai Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:

Chương I: Khái quát về hoạt động ngân hàng và quản lí rủi ro tín dụng ngân hang.Chương II: Thực trạng quản lí rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Bà Rịa –Vũng Tàu

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao quản lí rủi ro tín dụng tại Chi nhánhSacombank Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 12

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ RỦI

RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHTM

1.1.1 Khái niệm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng thì nhu cầu vốn của mỗi tổ chức,cá nhân là rất lớn Để có lượng vốn phục vụ cho nhu cầu của họ, họ phải đi vay Nếu đivay từ những cá nhân, công ty khác thì lãi suất cho vay rất cao hoặc không đảm bảo sự antoàn Do đó các hệ thống ngân hàng ra đời và hoạt động cung ứng cho nền kinh tế mộtlượng vốn lớn, với mục tiêu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng

1.1.2 Chức năng của NHTM1.1.2.1 Trung gian tài chính

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư Trong nền kinh tế tại một thời điểm có những chủ thể tạm thời thừavốn, có những chủ thể thiếu vốn Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục,NHTM đã thực hiện chức năng của mình đó là huy động mọi nguồn vốn trong xã hội kếthợp với nguồn vốn của chính nó để cung cấp cho nền kinh tế

1.1.2.2 Trung gian thanh toán

Tiền có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Trong lịch sửhình thành và phát triển của ngân hàng, các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại,do đó khi giấy nhận nợ của ngân hàng được phát hành nó đó trở thành phương tiện thanhtoán rộng rãi được nhiều người chấp nhận Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của Ngânhàng đã thay thế tiền kim loại và là phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trởthành tiền giấy

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động thanh toán của ngânhàng cũng có những bước phát triển phù hợp như: NHTM cung ứng cho nền kinh tế mộtsố phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng,thẻ thanh toán

Trang 13

1.1.2.3 Chức năng tạo tiền

Giả sử ban đầu Tài sản có của ngân hàng A(dự trữ) là 100tr, với tỷ lệ dự trữ bắtbuộc là 10% ngân hàng sẽ cho vay 90tr Một khách hàng đến vay 90tr để thanh toán chokhách hàng của mình bằng chuyển khoản đến ngân hàng Bên cần thanh toán) Lúc nàybên tài sản có (dự trữ) của ngân hàng B là 90tr Ngân hàng B cũng cho vay với tỷ lệ dựtrữ bắt buộc là 10% Cứ như vậy với một lượng tiền ban đầu ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộclà 10%, hệ thống NHTM sẽ có thể tạo thêm cho nền kinh tế một lượng tiền gấp 10 lầnlượng tiền ban đầu

Tổng bút tệ tạo ra = 100+90+81+72,9+ =1000 tr

1.1.3 Vai trò của NHTM

NHTM là một trung gian tài chính do đó nó giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tàichính Nó thực sự đem lại lợi ích trọn vẹn và đầy đủ cho cả người có vốn, người cần vốn,cho cả nền kinh tế xã hội và bản thân các tổ chức tài chính trung gian

Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, NHTM đáp ứng đầy đủ,chính xác và kịp thời yêu cầu của người cần vốn và người có vốn Sự hoạt động ổn địnhvà phát triển của hệ thống ngân hàng, với mức lãi suất huy động hấp dẫn khách hàng-thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý và đa dạng hoặc các dịch vụ đã thu hútđược khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế Chính vì vậy ngân hàng là tổ chức thu hút tiếtkiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Do đó ngân hàng sửdụng nguồn vốn huy động được để làm phương tiện thanh toán, tài trợ và cho vay Tất cảsố tiền tạm thời nhàn rỗi của khách hàng nhờ ngân hàng mà dù chỉ trong chốc lát cũng sẽđưa vào quá trình kinh doanh, làm tăng lượng vốn trong nền kinh tế Ngân hàng là tổ chứccho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhànước

Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy làcông cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ nhằm phát triển kinh tế bềnvững Xuất phát từ vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính Hoạt động của một

Trang 14

ngân hàng có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính, từ đó tác động đến mọi lĩnh vực: kinh tế,xã hội; mọi phạm vi: vĩ mô và vi mô Có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đối với sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân Thông qua hệ thống ngân hàng mà Chính phủ có thể thựchiện các chính sách tài chính quốc gia như: Nếu tình hình trong nước lạm phát cao thìchúng ta phải dùng biện pháp thắt chặt cung ứng tiền tệ bằng cách tăng lãi suất huy độngở các NHTM; Ngân hàng mở rộng cho vay đến tất cả các thành phần kinh tế, góp phầnkhuyến khích phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, các địa phương Nguốn vốn đượcvận động từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế nhằm đạttới mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia đó là: điều hoà nguồn tài chính trong tổngthể nền kinh tế, nhằm thoả mãn nhu cầu tài chính cho nền kinh tế đi đôi với nâng cao hiệuquả sử dụng nguồn tài chính

1.1.4 Các dịch vụ Ngân hàng

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho công chúng và doanhnghiệp Hoạt động ngân hàng có phát triển hay không nó phụ thuộc vào kết quả dịch vụmà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế

1.1.4.3 Cho vay

Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao Ngay thời kỳ đầu các ngân hàng đãchiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán Sau đó ngânhàng cho vay trực tiếp đối với khách hàng là người mua, giúp họ có vốn để mua hàng dựtrữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn của

Trang 15

khách hàng ngày càng tăng thì nghiệp vụ cho vay của ngân hàng cũng trở nên đa dạnghơn như: cho vay tiêu dùng, cho vay ngắn hạn, tài trợ cho dự án trung và dài hạn

1.1.4.4 Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán

Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà cònthực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu chothanh toán không dùng tiền mặt Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần rútngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho khách hàng Chính vì vậy đã khuyếnkhích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ

1.1.4.5 Bảo lãnh

Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngânhàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho kháchhàng Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và trangthiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác

1.1.4.6 Các dịch vụ khác

Ngoài những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp như trên cũng có những dịch vụ như:bảo quản hộ tài sản, quản lý ngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cho thuê thiếtbị trung và dài hạn, cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ địalý Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Để đáp ứng nhu cầucủa khách hàng, các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, cungcấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác Một sốngân hàng đã thành lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập để cung cấp dịch vụ môigiới chứng khoán này

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải có sự tồn tại và phát triển của tín dụng.Bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hoạt động tuần hoàn qua3 giai đoạn: dự trữ - sản xuất - tiêu thụ

Để quá trình tái sản xuất được thực hiện bình thường và liên tục đòi hỏi vốn cùngmột lúc phải tồn tại và vận động qua 3 hình thái: vốn tiền tệ – vốn sản xuất- vốn hàng hoá

Trang 16

Trong khi một bộ phận vốn tiền tệ biến thành vốn sản xuất thì bộ phận vốn sản xuất trướcđó biến thành vốn hàng hoá và bộ phận vốn hàng hoá trước nữa biến thành tiền tệ Quátrình vận động tuần hoàn này không được gián đoạn mới đảm bảo cho quá trình tái sảnxuất được thực hiện bình thường.

Như vậy, do đặc điểm chu chuyển tuần hoàn vốn có lúc đơn vị thiếu vốn, có lúcđơn vị doanh nghiệp thừa vốn, nếu xét trong toàn xã hội thì trong khi đơn vị này thiếu vốnthì đơn vị khác thừa vốn Do đó phải điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu nhằm đápứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả Đó chính lànguyên nhân và cơ sở để tồn tại và phát triển của tín dụng

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ hoặc người chovay) chu cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng khoán dựa vào lời hứa thanh toán lạitrong tương lai của bên kia (thụ trái hoặc người đi vay) Thông thường những giao dịchnày còn bao gồm cả việc thanh toán lợi tức cho người cho vay Tín dụng ngân hàng là sựcho vay hay ứng trước tiền do ngân hàng thực hiện Bản thân ngân hàng là người cho vaycòn người đi vay là những khách hàng khác nhau Giá mà ngân hàng ấn định cho kháchhàng khi đi vay là tiền hoa hồng mà họ phải trả trong suốt thời gian tồn tại khoản ứngtrước đó

1.2.2 Ý nghĩa hoạt động tín dụng đối với ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản củangân hàng Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho NHTM Đốivới hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thunhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng Mặt khác, rủiro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng.Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhânthường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng

Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro nguồnvốn Do đó các ngân hàng phải có những biện pháp quản lý hoạt động tín dụng một cách

Trang 17

thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng Nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao chongân hàng

1.2.3 Các loại tín dụng ngân hàng

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng, cho nhiều đối tượng khách hàng vớinhững mục đích sử dụng khác nhau

1.2.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay

Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn đến 1 năm Thường đượcdùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vayphục vụ nhu cầu cá nhân

Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm Chovay trung hạn dùng để cho vay vốn mua sắm TSCĐ, cải tiến và đổi mới thiết bị kỹ thuậtvà mở rộng, xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm Được sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất có quymô lớn

1.2.3.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng

Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố thế chấp hay cóbảo lãnh của người thứ 3

Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh củangười thứ 3

1.2.3.3 Căn cứ vào mục đích tín dụng

Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất độngsản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai, tín dụng dài hạn đểmua đất đai, nhà cửa

Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanhnghiệp để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, trả thuế, và chi trả lương

Trang 18

Tín dụng nông nghiệp: Đây là khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệpnhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia súc

Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân để mua sắmhàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, nhà, trang thiết bị trong nhà

Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngânhàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác

Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua các trang thiết bị, máy móc và chothuê lại chúng

Tín dụng khác: bao gồm các khoản tín dụng như tín dụng kinh doanh chứngkhoán

1.2.4 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảmbảo tính an toàn và khả năng sinh lời

1.2.4.1 Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định

Các khoản tín dụng ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi củakhách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trảcả lãi và gốc như đã cam kết Do vậy ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phảithực hiện đúng cam kết này Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển

1.2.4.2 Việc sử dụng vốn vay

Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận vớingân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàngcấp trên

1.2.4.3 Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất Phươngán hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầutư và có lãi để trả nợ ngân hàng Các khoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc

Trang 19

hình thành tài sản của người vay Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòihỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay

1.2.5 Rủi ro tín dụng ngân hàng 1.2.5.1 Bản chất của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng (rủi ro về sự tổn thất tài chính) là khả năng xảy ra những tổn thấtmà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trảđầy đủ cả gốc và lãi, mất khả năng thanh toán Điều này có nghĩa là các khoản thanh toánbao gồm cả gốc và lãi như cam kết sẽ có thể bị trì hoãn hoặc thậm chí là không được trả,và hậu quả là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sự luân chuyển tiền tệ và sự bền vững của tínhchất trung gian dễ bị tổn thương trong hoạt động của ngân hàng

Khi thực hiện hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản chovay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn luôn hàm chứa những rủiro Rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi trong hoạt động của ngân hàng Do vậy, khitổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng thì ngân hàng coi đó làmột thành công trong quản lý

Rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM, phản ánh các tình huống bất ngờ xảy ra,có thể gây tổn thất cho ngân hàng Rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất tronghoạt động của NHTM và luôn phải đối mặt với rủi ro này

1.2.5.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có rất nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng

- Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụngcó: rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan

- Phân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro: rủi ro theo khoản cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn hay vay khoản tín dụng hợp vốn

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành có:+ Rủi ro từ phía người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) gồm: Rủi ro ởkhâu chính sách, rủi ro ở khâu nghiên cứu, theo dõi, quản lý và xử lý rủi ro, rủi ro ở khâuthông tin, rủi ro ở khâu cán bộ, rủi ro ở công tác kiểm tra, kiểm soát

Trang 20

+ Rủi ro từ phía người vay gồm: Rủi ro về đạo đức (chủ quan); Rủi ro do khả năngtài chính yếu kém của người vay; Rủi ro do biến động khả năng kinh doanh của ngườivay; Rủi ro từ phía người điều hành doanh nghiệp, mối quan hệ của doanh nghiệp với cácdoanh nghiệp khác; Rủi ro bất khả kháng.

- Phân loại khác: Rủi ro từ khâu quản lý, kiểm tra của NHNN; Rủi ro phát sinh từchế độ chính sách của Nhà nước; Rủi ro quốc gia; Rủi ro môi trường; Rủi ro khác như dosự đánh giá không khách quan, chính xác của cơ quan công chứng đối với tài sản thếchấp, do việc cho vay bị áp đặt bởi cấp trên

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng 1.3.1 Khái niệm

Là phương pháp nghiên cứu, so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưara để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút rađược những mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm Để từ đó có biệnpháp nhằm quản lí rủi ro trong hiện tại và tương lai

1.3.2 Mục đích 1.3.2.1 Đảm bảo tính thanh khoản

Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến thu nhập và uy tín của ngân hàng bởi vì: Nhiệmvụ đầu tiên của ngân hàng là nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng Nếu một khoản chovay nào đó bị thất thoát (không thu hồi được) thì trước tiên làm cho ngân hàng không cókhả năng thanh toán cho người gửi tiền

Ngân hàng cũng phải có trách nhiệm với các cổ đông, phải đảm bảo mức chia lãitức cổ phần hợp lý cũng như đảm bảo mức lương nhất định đối với nhân viên ngân hàng.Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đem lại 85->90% thu nhập củangân hàng Nếu những doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đổ vỡ, nhất là những doanhnghiệp vay nhiều vốn của một ngân hàng và không có khả năng khắc phục được, thì sauđó sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của chính bản thân ngân hàng Bởi nếu ngân hàng bị rủi ro tronghoạt động tín dụng và phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đếnmột chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc “xoỏ sổ” những khoản thất thoát này

Trang 21

nữa và ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửitiền Giảm uy tín đối với khách hàng đến gửi tiền do đó làm giảm nguồn vốn mà ngânhàng có thể huy động được.

Để đạt được lợi nhuận cao thu hút nhiều khách hàng, tăng sức cạnh tranh, cácngân hàng tìm cách mở rộng tín dụng, cung ứng nhiều dịch vụ cho khách hàng nhưngđồng thời cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, các loại rủi ro này luôn tiềm ẩn làmtăng chi phí để bù đắp rủi ro làm giảm lợi nhuận, lỗ hoặc mất vốn; thiếu hụt nguồn vốn đểchi trả tiền gửi cho khách hàng, các khoản vay của tổ chức tín dụng, tài chính khác dokhông thu hồi được các khoản nợ và lãi đến hạn, dẫn đến mất khả năng chi trả, khả năngthanh toán dễ rơi vào tình trạng phá sản; ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng cho vay,nếu nghiêm trọng và kéo dài dễ gây hiệu ứng phản ứng dây truyền đe doạ đến hàng loạtcác ngân hàng khác do khách hàng đua nhau rút tiền gửi ở ngân hàng Nền kinh tế lâmvào khủng hoảng tài chính tiền tệ Hoạt động tín dụng là hoạt động tiêu biểu của hầu hếtcác ngân hàng, hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách để kiểm soát được khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng, ít nhất cũng là dự tính, phán đoán khả năng này Rủi rotrong hoạt động tín dụng không chỉ xảy ra đối với các khoản tín dụng bình thường mà cònxảy ra đối với các khoản ngoại bảng như bảo lãnh L/C

1.3.2.2 Đảm bảo tính sinh lời

Khi có tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tỷ suấtlợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm Việc cổ phiếu giảm giá sẽ có thể kéo theoviệc bán hàng loạt cổ phiếu trên thị trường, là điểm mở đầu của quá trình mua lại, sátnhập, thay thế ban quản lý ngân hàng Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả, mọingười sẽ mất lòng tin ở ngân hàng và việc huy động vốn của ngân hàng cũng sẽ gặp khókhăn Rủi ro tín dụng không chỉ có ảnh hưởng đến phạm vi của một ngân hàng nào đó mànó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, đến thị trường tài chính, từ đó ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế

Do đó việc quản lý để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng là điều rất cần thiết trongquá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 22

1.3.2.3 Hạn chế rủi ro

Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của mỗi ngân hàng có sự tácđộng mạnh mẽ đến toàn bộ hệ thống tài chính Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tíndụng nào đó, dù chỉ một ngân hàng và ở một mức nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ đếntính an toàn và tính ổn định của toàn hệ thống ngân hàng Từ đó sẽ dẫn đến các chính sáchtài chính cũng không còn phù hợp và hệ thống tài chính tiền tệ không còn được vữngmạnh Giảm uy tín trên thị trường tài chính thế giới Vì lẽ đó mà các ngân hàng Trungương đều quy định mọi ngân hàng phải tuân thủ quy trình phân tích rủi ro trong cho vay

1.3.3 Nội dung quản lí rủi ro tín dụng 1.3.3.1 Xác định và hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề

Những khoản tín dụng có vấn đề thường có các biểu hiện sau :- Trả nợ vay không đúng hạn

- Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng - Lãi suất tín dụng cao bất thường ( để bù đắp rủi ro tín dụng )- Tài khoản phải thu hay tồn kho tăng không bình thường - Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu tăng

- Thất lạc hồ sơ tài chính,đặc biệt là báo cáo tài chính khách hàng - Chất lượng đảm bảo tín dụng thấp

- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ như bán nhà xưởng máy móc thiếtbị…

Ngân hàng căn cứ vào những dấu hiệu của khoản tín dụng, từ đó xác định tính chấtcủa khoản vay nhằm đưa ra những phương án để quản lí khoản tín dụng đó Nếu khoản tíndụng có dấu hiệu bất thường ( thường là một trong các nguyên nhân trên ),ngân hàng cóthể kịp thời đưa ra biện pháp để xử lí như ngừng cấp tín dụng hoặc hạn chế khoản tíndụng đó, đưa vào giám sát đăc biệt

Trang 23

1.3.3.2 Phân loại, quản lí nợ

Một trong những nội dung quan trọng của quản lí tín dụng ngân hàng chính là việcphân loại và quản lí nợ.Để đánh giá mức độ của rủi ro tín dụng, chúng ta phải phân tíchđược các chỉ tiêu dư nợ tín dụng

- Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuậnghi trên hợp đồng tín dụng Nợ quá hạn nói chung được xem như một dấu hiệu của mộtvấn đề rủi ro tiềm ẩn Để hiểu bản chất của khoản nợ quá hạn chúng ta phải tìm hiểunguyên nhân của khoản nợ quá hạn đó bằng việc: cán bộ tín dụng kiểm tra các báo cáo tàichính, hồ sơ lưu trữ kho hàng, danh mục các khoản phải thu và các thông tin tài chínhkhác Nếu nợ quá hạn là một biểu hiện của một doanh nghiệp không muốn hoặc không cókhả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có thể không cứuvãn được Nếu việc nợ qúa hạn hình thành do việc tiêu thụ hàng hoá hoặc thu hồi cáckhoản phải thu chậm hơn dự tính, hoặc do việc chậm trễ không lường trước được trongviệc vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ thì vấn đề có thể là chưađến mức trầm trọng Nếu vào ngày đáo hạn người vay đưa ra yêu cầu giãn nợ hoặc xinvay tiếp mà không dự tính trước thí đó cũng có thể là một biểu hiện của việc phá vỡ thoảthuận hoàn trả và điều đó cũng nghiêm trọng giống như nợ quá hạn Nếu Tỷ lệ nợ quá hạncao sẽ dẫn đến chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí là thua lỗ Mặt khác nếu tỷ lệ nợquá hạn,nợ xấu cao, gấp 2- 4 lần giới hạn an toàn của quốc tế không thực hiện đúng nhưcác cam kết mở L/C, uy tín của hệ thống NHTM trong nước và quốc tế sẽ giảm sútnghiêm trọng Hậu quả chung là các NHTM quốc doanh phải củng cố, cơ cấu lại, phảithành lập các công ty khai thác tài sản thế chấp

- Nợ khó đòi và tỉ lệ nợ khó đòi trên tổng tài sản Nếu tỷ lệ nợ khó đòi chiểm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ tín dụng thì rủi rotrong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao Tuy nhiên một ngân hàng có thể cónhững cách định lượng các chỉ tiêu trên nhằm phản ánh sai lệch rủi ro, ví dụ như: giãn nợ,đảo nợ Do đó một số ngân hàng phản ánh rủi ro tín dụng không chỉ bằng các chỉ tiêutrên mà quan trọng hơn bằng chỉ tiêu rủi ro tiềm năng: các khoản tín dụng có chất lượngtrung bình và xấu trên tổng tín dụng

Trang 24

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tíndụng khác nhau Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đếnthanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửivà cho vay đúng hợp đồng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ củangân hàng nào mà lớn hơn 5% thì ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng kém.Tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép song vẫn không đượcđánh giá là tốt nếu trong số nợ quá hạn đó, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi chiếmtỷ trọng lớn hơn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải thực hiện nghiêm túc các qui định về an toàn tíndụng ghi trong luật các tổ chức tín dụng,xác định các khoản tài trợ với các mức độ rủi rokhác nhau nhằm hạn chế tối đa rủi ro mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.Các ngân hàng cũng cóthể có các biện pháp,các chính sách hỗ trợ khách hàng tăng trả nợ,hoặc có các biện phápxử lí tài sản đảm bảo,tài sản cầm cố nhằm thu hồi nợ

1.3.3.3 Sử dụng các công cụ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá nhằm đưa ra các dự báo

Trước khi ngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải cóphương pháp để thu thập và xử lý thông tin về khách hàng của mình Sau đó xem xét vàphân tích hồ sơ tín dụng có phù hợp hay không Để biết được khách hàng có đủ năng lựcđể trả nợ trong tương lai thì ngân hàng cần phải phân tích tình hình tài chính của kháchhàng và phương án sử dụng vốn có đúng như trong hồ sơ vay vốn hay không Việc phântích tình hình tài chính của khách hàng là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng và yếu tố rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng đọc vàphân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cần vay vốn để có thể phản ánh mộtcách tổng quát tình hình tài sản, vốn, nguồn vốn, công nợ tại thời điểm lập báo cáo Vềmặt pháp lý, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đốivới người cho vay về các khoản nợ phải trả Tiếp đến là phân tích bảng báo cáo kết quảkinh doanh của doanh nghiệp, số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổnghợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng, các hoạtđộng kinh doanh đó có đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hay gây tình trạng lỗ vốn,

Trang 25

đồng thời nó cũng phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật vàkinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Các chỉ tiêu về tài chính của doanhnghiệp có thoả mãn điều kiện nhất định thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đómới có thể đảm bảo rằng việc vay vốn là đúng mục đích kinh doanh và sử dụng vốn cóhiệu quả

Nhằm đánh giá và dự báo mức độ rủi ro của khoản tín dụng,ngân hàng có thể dựavào các chỉ tiêu như :

- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản : + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động vớinợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phảidùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận tài sảnthành tiền Trong tổng số tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu,chỉ có tài sản lưu động (TSLĐ) trong kỳ là có khả năng chuyển đổi thành tiền Do đó hệsố thanh toán tạm thời được xác định theo công thức:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn (1)Hệ số này phải lớn hơn 1, càng lớn thì càng tốt

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

TSLĐ trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền.Trong TSLĐ hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi thành tiền ngay được, do đónó có khả năng thanh toán kém nhất Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đovề khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bỏ các loại vật tư hàng hoá và được xácđịnh theo công thức:

Khả năng thanh toán nhanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho / Tổng nợ ngắnhạn (2)

Trang 26

Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng cao + Hệ số thanh toán nợ dài hạn:

Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành từ vốnvay / Tổng nợ ngắn hạn (3)

Kỳ thu nợ bình quân = Tài khoản phải thu bình / Doanh số bán chịu hàng ngàybình quân (5)

Vòng quay tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sảnđể tạo doanh thu là như thế nào Chỉ tiêu này càng cao thì tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp đó được coi là tốt Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

Vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản / Doanh thu hàng năm (6)- Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy: Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ so với vốn cổ phầncủa doanh nghiệp, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanhnghiệp trong dài hạn

+ Tỷ số nợ trên tổng tài sản: (Hệ số đòn bẩy)

Trang 27

Tỷ số nợ = Tổng dư nợ / Tổng tài sảnTỷ số nợ càng cao phản ánh hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vaycàng lớn Chính vì vậy, khi cho vay ngân hàng cần phải xem xét thận trọng những doanhnghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với mức bình quân ngành

+ Khả năng trả lãi tiền vay:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán lãi tiền vaylà như thế nào, và được tính theo công thức:

Khả năng trả lãi tiền vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Chi phí lãi tiền vay- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Mục đích phân tích các chỉ tiêu sinh lời để đánh giá tính hiệu quả trong việc sửdụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông

+ Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu:

Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu (9)Với cùng một mức doanh thu, nếu doanh nghiệp nào càng giảm được chi phí đầuvào thì tỷ lệ sinh lời trên doanh thu càng lớn, điều này nói lên doanh nghiệp này hoạtđộng tốt

+ Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):ROE = LNST / VCSH (10)

Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu.+ Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

ROA = LNST / TTS (11)Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp.-Bảo đảm tiền vay

Ngày đăng: 22/08/2024, 19:06

w