1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) – CHI NHÁNH VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(HDBANK) – CHI NHÁNH VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015

Sinh viên thực hiện : DƯƠNG ĐỨC THÔNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS CAO HUYỀN MINH

Vũng Tàu, tháng 01 năm 2014

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên cơ quan:

6.Những vấn đề cần lưu ý:

Vũng Tàu, ngày… tháng… năm 2014(Ký tên và đóng dấu)

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Vũng Tàu, ngày… tháng … năm 2014

Ký tên

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

GVPB:

1 Về định hướng đề tài:

2 Về kết cấu đề tài:

3 Về nội dung đề tài:

4 Về hướng giải pháp:

5 Đánh giá khác:

6 Gợi ý khác:

7 Kết quả:

Vũng Tàu, ngày… tháng … năm 2014

Ký tên

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, em xin chân thành cảm ơn.Quý thầy, cô trường đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đặc biệt là thầy cô khoa kinh tế đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường

Giáo viên hướng dẫn ThS.Cao Huyền Minh đã hết lòng chỉ bảo và bổ sung những khuyết điểm để bài báo cáo này hoan thành tốt đẹp

Ban giám đốc Ngân hàng HDBank, quý cô chú và các anh chị ở các phòng ban đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và tiếp cận môi trường doanh nghiệp tốt hơn đồng thời cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này

Em xin chân thành cảm ơn !

HỌC SINH SINH VIÊN

Dương Đức Thông

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH VŨNG TÀU 5

1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh BRVT năm 2013 5

1.2 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng HDBank-Chi nhánh Vũng Tàu 5

1.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng HDBank 5

1.2.2 Giới thiệu về ngân hàng HDBank Chi nhánh Vũng Tàu: 7

1.2.3 Bộ máy tổ chức của chi nhánh: 7

1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức 7

1.2.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban: 8

1.3 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh: 8

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm: 9

1.5 Thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh năm 2013 11

2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại 13

2.1.1.2 Vai trò tín dụng Ngân hàng thương mại 13

2.1.1.3 Đặc trưng tín dụng Ngân hàng thương mại: 13

2.1.1.4 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại: 13

2.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại: 15

2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại: 15

2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại: 15

2.1.3 Những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng: 15

2.1.3.1 Nguyên nhân khách quan: 15

2.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan: 17

2.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng: 19

2.1.4.1 Đối với ngân hàng: 20

2.1.4.2 Đối với nền kinh tế: 20

2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 21

2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro: 21

2.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: 21

2.2.3 Mục đích quản trị rủi ro tín dụng: 21

2.2.4 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng: 21

2.2.5 Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng: 22

Trang 7

2.2.6 Đo lường quản trị rủi ro tín dụng 23

2.2.6.1 Mô hình 6C: 23

2.2.6.2 Mô hình điểm số Z-SCORE: 24

2.2.6.3 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard and Poor: 25

2.3 Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG HDBANK-CHI NHÁNH VŨNG TÀU 29

3.1 Chính sách tín dụng: 29

3.1.1 Điều kiện vay vốn: 29

3.1.2 Phương thức cho vay: 29

3.1.3 Mức cho vay: 29

3.1.4 Hạn chế cho vay: 30

3.2 Quy trình cho vay: 30

3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng: 32

3.3.1 Tình hình huy động vốn: 32

3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay phân theo thời gian: 34

3.3.3 Tình hình dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế: 36

3.3.4 Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế: 38

3.4 Chất lượng và rủi ro tín dụng 40

3.4.1 Hệ số rủi ro tín dụng: 40

3.4.2 Phân tích nợ quá hạn tại chi nhánh: 41

3.4.3 Tình hình nợ xấu tại chi nhánh 43

3.5 Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 44

3.5.1 Tình hình tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh BRVT năm 2013: 44

3.5.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng: 44

3.5.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh: 45

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HDBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2015 50

4.1 Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh năm 2014 50

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đến năm 2015 51

4.2.1 Đa dạng hóa các lĩnh vực, ngành nghề cho vay: 51

4.2.2 Thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng: 52

4.2.3 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng: 53

4.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ: 53

4.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 54

4.2.6 Mở rộng quan hệ và giám sát khách hàng 54

4.2.7 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng: 55

4.2.8 Xét duyệt cho vay: 55

4.2.9 Đa dạng hóa các loại hình tín dụng 56

Trang 8

4.2.10 Một số giải pháp khác : 56Phụ lục 60Tài liệu tham khảo 60

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Tín dụng Ngân hàng là một hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều phươngdiện của đởi sống xã hội: kinh tế, kỹ thuật và tâm lý xã hội Bản chất của tín dụng nóchứa đầy rủi ro tiềm ẩn, vì thế, muốn cho một khoản vay tham gia vào vòng luânchuyển vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả, tức là vốn được quay trở về một

cách an toàn, lành mạnh đòi hỏi phải có biết bao nhiêu kỹ năng của cán bộ tín dụng,

đưa ra các giải pháp để hạn chế việc phát sinh nợ quá hạn

Chính vì thế, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đóng một vai trò vô cùng quantrọng trong suốt quá trình chu chuyển của khoản vay Chính hoạt động quản trị rủi rorín dụng mới thể hiện hết ý nghĩa công việc của nhà ngân hàng, theo dõi từng bước đi,chuyển động và can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn khoản vay Tín dụng khôngthực hiện vai trò thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, xã hội theo kiểu chờ món vayđến hạn và tự khách hàng mang tiền đến ngân hàng để thanh toán nợ, mà chính ngânhàng phải thực sự tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế

Quản lý rủi ro tín dụng là mục tiêu, đồng thời cũng là nhiệm vụ của toàn hệthống nói chung và bộ phận tín dụng nói riêng mà chủ yếu là của từng nhân viên tíndụng

Mục tiêu của chuyên đề này, em muốn trình bày về thực trạng quản trị rủi ro tíndụng tại Chi nhánh để qua đó có thể nêu lên những giải pháp quản trị rủi ro, tạo sự antoàn về vốn trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, nhằm nâng cao chất lượng tíndụng, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra tại chi nhánh

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong năm 2013, ngành ngân hàng đang chịu một sức ép khá lớn Hầu hếtcác ngân hàng đang tham gia một cuộc đua đầy cam go, thử thách và nguy hiểmrủi ro đang rình rập Đó là cuộc chạy đua trong việc nâng vốn điều lệ đáp ứngnghị định 141/2006 của chính phủ, đến ngày 31 - 12 - 2011 là hạn chót để cácngân hàng phải bảo đảm nâng vốn lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng Đây là áp lực rấtlớn đối với các ngân hàng nhỏ, nhất là ngân hàng có vốn điều lệ quanh mức 1.000tỷ đồng Thống kê cho thấy trong tổng cộng 39 ngân hàng TMCP đang hoạt độngcó tới 24 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng Trong đó có 15 ngân hàngcó vốn dưới 2.000 tỷ đồng và 9 ngân hàng có vốn quanh mức 1.000 tỷ đồng Áplực tăng vốn điều lệ, chạy theo lợi nhuận khiến các ngân hàng đẩy mạnh tíndụng.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến chất lượng các khoản vayđi xuống, các quy định thường lỏng lẻo hơn, làm cho nợ xấu của nhiều ngân hàngđang ở mức khá cao đáng báo động và tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống.

Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai tṛò cực kỳ quan trọng đốivới các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Rủi ro tín dụng

Trang 10

được đánh giá như một mắc xích quan trọng trong quản trị ngân hàng Tuynhiên, để chất lượng quản trị rủi ro tín dụng mang lại hiệu quả thì cơ chế chấtlượng quản trị rủi ro phải được xây dựng trên nền tảng khoa học, được kiểmchứng bằng thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn đó, nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển thành phố hồ chí minh (hdbank)

– chi nhánh vũng tàu đến năm 2015” với mong muốn đóng góp ý kiến cho sự bền

vững của ngân hàng lao động thực tế.2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Quản trị rủi ro tín dụng đang là một vấn đề sống c ̣òn trong hoạt động tíndụng Đây cũng là một trong những đề tài được khá nhiều tác giả quan tâm vànghiên cứu trước đây Ở cấp nghiên cứu khoa học của sinh viên và đề tài nghiêncứu của thạc sỹ

Trường đại học kinh tế TPHCM:

Trần Tiến Chương, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Giải pháp nâng cao chấtlượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam ”

Trường đại học kinh tế Quốc Dân:

Hoàng Văn Hoa, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Giải pháp nâng cao chất lượngquản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại VietcombankHuế”

Trường đại học Ngân Hàng:

- Đào Hồng Hạnh, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Quản trị rủi ro tín dụng tạingân hàngNN& PTNTHà Nội” (2005)

- Lê Văn Chi, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Những giải pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Thanh Hóa” (2006), lớp TC44B

- Nguyễn Diệp Linh, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Rủi ro tín dụng tại ngânhàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ - thực trạng và giải pháp” (2005)

- Bùi Thị Quỳnh Anh, báo cáo nghiên cứu khoa học: “Giải pháp nâng cao quảntrị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP kỹ thương VN”, lớp đại học 21A8

Riêng tại ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) đề tàinghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng chưa nhiều.

Tùy thuộc vào thời gian, không gian, hoàn cảnh kinh tế xă hội mà đốitượng và mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả khác nhau.

Riêng trong bài viết này chủ yếu tập trung tìm ra nguyên nhân dẫn đếnrủi ro, những tác nhân gây ra rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhânvà doanh nghiệp của ngân hàng thực tập, đồng thời đề ra những giải pháp nhằmngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra tại chi nhánh lao động thực tế.

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích những nhân tố tác động làm tăng tính rủi ro tín dụng của Chinhánh.

Phân tích thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đang thực hiện tại

Trang 11

Chi nhánh.

Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tạiCN.

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đề cập và đi sâu phân tích rủi ro trongcho vay của ngân hàng và cá nhân, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như:công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, công ty cổ phần.

Phạm vi nghiên cứu:+ Thời gian nghiên cứu: Năm 2010 - 2013+ Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh(HDBank)-Chi nhánh Vũng Tàu.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thu thập, tổng hợp các số liệu về hoạt động tín dụng tại ngân hàngHDBank.

Phân tích và so sánh các số liệu qua 3 năm: sau khi tổng hợp được số liệu,tiến hành so sánh giữa 3 năm,dựa vào số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối đểphân tích tình hình về tín dụng của ngân hàng.

Sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin thực tế thông qua pháthành phiếu thu thập thông tin tín dụng từ cán bộ tín dụng, nghiên cứu hồ sơkhách hàng tại chi nhánh và phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng

+ Địa bàn tiến hành thu thập thông tin khách hàng là: TP Vũng Tàu.+ Đối tượng tiến hành: Cán bộ tín dụng, nhân viên đang công tác tại cácphòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.

+ Tổng số phiếu: 50+ Thời gian tiến hành: Từ ngày 15/12/2013 đến ngày 30/12/2013+ Phương thức tiến hành: sau khi phỏng vấn trực tiếp và thu thập số liệu thựctế từ phiếu, các kết quả và mẫu điều tra, tác giả tiến hành sử dụng phần mềmExcel, SPSS để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánhlao động thực tế.

6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀIHầu hết những bài nghiên cứu khoa học trước đây của sinh viên đều chỉ rađược tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đưa ra những lí luận về tín dụng, rủi rocủa tín dụng, thông qua thực trạng tại đơn vị thực tập đề ra những giải pháp đểhạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng Tuy nhiên tùy vào mỗi đơn vị, mỗi ngânhàng sẽ có quy trình hoạt động khác nhau Từ đó dẫn đến rủi ro không giốngnhau Vì vậy trong bài viết này tác giả sẽ chú trọng đi sâu phân tích những nhântố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, đề ra những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa vàhạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh lao động thực tế.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trang 12

Nguyên nhân từ môi trường kinh tế7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục của đềtài được kết cấu thành 4 chương :

Chương 1: Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh(HDBank) – Chi nhánh Vũng Tàu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngânhàng thương mại

Chương 3: Thực trạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàngHDBank - Chi nhánh Vũng Tàu

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HDBank– Chi nhánh Vũng Tàu đến năm 2015

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁTTRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HDBANK) - CHI NHÁNH VŨNG TÀU1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội Tỉnh BRVT năm 2013

Năm 2013 kinh tế Tỉnh BRVT đã phục hồi nhanh chóng, quý sau cao hơnquý trước và bằng với mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế Nhiều chỉ tiêu năm nay cao hơn so với năm 2012, cụ thể, tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 27,3%, tổng doanh thu du lịch tăng17%, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán (ước đạt 163.100 tỷ đồng, bằng109,4%% dự toán, tăng 21,17% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư nước ngoài tăng96,18% Nhiều công tŕnh hạ tầng trọng điểm đă hoàn thành và đưa vào sử dụnggóp phần thúc đẩy kinh tế - xă hội Lĩnh vực văn hóa - xă hội tiếp tục có nhiềutiến bộ, công tác chăm lo cho các đối tượng diện chính sách và người nghèo đượcquan tâm chu đáo Thành phố tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tựantoàn xã hội.

1.2 Giới thiệu tổng quát về ngân hàng HDBank-Chi nhánh Vũng Tàu1.2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng HDBank

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTên giao dịch quốc tế: HDBANK (Ho Chi Minh City Development Join StockCommercial Bank)

Hội sở: số 25Bis, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ ChíMinh

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt đượcnhững thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ cácnguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ… để bước vào mộtgiai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới

Đến cuối năm 2012 HDBank có hơn 120 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặttại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, NhaTrang, Bình Dương, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An,HàTĩnh, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

Các giải thưởng tiêu biểu:

Trang 14

- Huân chương lao động do Chủ tịch nước trao tặng- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- HDBank được NHNN nước xếp loại A- Cờ thi đua của NHNN Việt Nam- Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất - Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng

- Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (do Báo Điện tử Đảng Cộng Sản VN, Bantuyên Giáo TW trao tặng)

- Thương hiệu uy tín Đông Nam Á (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tế traotặng)

- Vì sự phát triển Văn hóa cộng đồng (do Diễn đàn khoa học nhân lực quốc tếtrao tặng)

- Top 50 DN nộp thuế lớn nhất V1000 (do Vietnam Report trao tặng)

- Ngân hàng tiết kiệm tốt nhất (do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng)

- Giải thưởng An ninh thông tin Đông Nam Á tiêu biểu 2012 - CSO ASEAN

AWARDS (do IDG trao tặng)- Giải vàng báo cáo thường niên Vision Awards 2012,2011 (do Hiệp hội các

Chuyên gia Truyền thông Mỹ -LACP trao tặng)- Giải thưởng Chất lượng soạn điện thanh toán chuẩn (do Wells Fargo trao tặng)

- Giải thưởng Thanh toán quốc tế xuất sắc (do Citi Group trao tặng)

- Dịch vụ quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam (do Tạp chí Asiamoney vàEuromoney trao tặng)

Bước vào giai đoạn mới, tất cả NH Việt Nam đang trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế đầy thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội phát triển.Vớimục tiêu phấn đấu giữ vững là một trong những NHTM CP mạnh tại Việt Nam,Ngân hàng HDBank đang xây dựng chiến lược “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhânlực” Phần lớn cán bộ nhân viên của Ngân hàng HDBank được đào tạo và đào tạolại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những kỹ năng và trình độ chuyên môn cầnthiết, cam kết phục vụ hài lòng khách hàng, trung thực trong giao dịch và đoànkết vì mục tiêu chung của Ngân hàng.

Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng tập trung nângcao năng lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đạihoá phù hợp với công nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới; mở rộng mạnglưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chútrọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động;quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng HDBank, tiếp tục là người bạn đồnghành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùngnhau phát triển.

Đến nay vốn điều lệ của HDBank đă tăng lên 8.100 tỷ đồng, đây là dấu ấn

Trang 15

quan trọng trong quá trình hoạt động của NH, giúp NH tạo được vị trí đứngvững mạnh trên thị trường và tạo được niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng.Tăng khả năng cạnh tranh của HDBank trên thị trường và là động lực đểHDBank phát triển mạnh hơn trong thời gian tới nhằm đáp ứng mục tiêu pháttriển của NH vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàngthương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tếcủa cộng đồng, xã hội.

1.2.2 Giới thiệu về ngân hàng HDBank Chi nhánh Vũng Tàu:

HDBank Chi nhánh Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động vào ngày05/09/2009.

Tọa lạc tại: số 7 Chung cư 15 tầng, đường Nguyễn Thái Học, phường 7, Tp VũngTàu

Điện thoại: 0643.576757Fax: 0643.576758

Hiện nay chi nhánh Vũng Tàu gồm 1 Chi nhánh, 4 phòng giao dịch.Năm 2013 cũng là năm biến động nhiều nhất về nguồn nhân lực của Chinhánh Tính đến ngày 31/12/2013 là : 85 người, trong đó :

•Trên đại học chiếm: 3%

Bất kể một tổ chức kinh tế nào dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào thì bộmáy tổ chức luôn giữ vai trò quan trọng nhất.Bộ máy tổ chức được xem là bộphận quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một công ty, một tổ chức kinhtế.

1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, quy trìnhquản lý và điều hành của NH, thông qua sơ đồ tổ chức ta đánh giá được hiệu quảhoạt động của NH Dưới đây là sơ đồ tổ chức của CN Vũng Tàu:

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG QUẢN LÝTÍN DỤNGPHÒNG KẾ

TOÁN-KHO QUỸ

PHÒNGHÀNHCHÁNH-NHÂN SỰPHÒNG QUAN HỆ

KHÁCH HÀNG

Trang 16

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức NH HDBank Chi nhánh Vũng Tàu

1.2.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban:

Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc có trách nhiệm điều hànhhoạt động của chi nhánh Đồng thời quản lý, quyết định, kiểm tra, đôn đốc cácnhân viên chi nhánh hoàn thành chủ trương của HDBank.Chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động kinh doanh cũng như các vấn đề có liên quan của chi nhánh.

Phòng quan hệ khách hàng: là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng,tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụcủa chi nhánh đến khách hàng, lập tờ trình đánh giá hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, thẩm định để đưa ra quyết định cho vay hay không,soạn thảo kí kết hợp đồng, kiểm tra việc sử dụng vốn.

Phòng kế toán-kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trựctiếp với khách hàng Thực hiện các nghiệp vụ tính toán, ghi chép các nghiệp vụphát sinh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực và có hệ thống, tổnghợp báo cáo sơ kết tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận kho quỹ là thu chi tiền mặt kịp thời chínhxác, kiểm đếm tiền mặt kịp thời chính xác, kiểm tra việc thực hiện chế độ nghiệpvụ tiền mặt Đây là nơi lưu giữ giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh củakhách hàng hoặc các tài sản có giá trị khác.

Phòng quản lý tín dụng: thực hiện công tác kiểm tra nội bộ chi nhánh vàcác phòng giao dịch, tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc Có nhiệm vụ kiểmtra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ, quy định vềquản lý kinh doanh, quản trị điều hành theo các quy định của thống đốc Ngânhàng Phối hợp với các phòng nghệp vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện kếhoạch theo yêu cầu của Ban giám đốc chi nhánh.

Phòng hành chánh-nhân sự: Thực hiện công tác tổ chức đội ngũ cán bộcông nhân viên của chi nhánh, tổ chức đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nâng caotrình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên Cùng với Ban giámđốc tổ chức bố trí nhân sự cho các phòng ban.

1.3 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh:

Trong định hướng phát triển của HDBank Chi nhánh Vũng Tàu, phươngchâm luôn hướng đến khách hàng là vấn đề cốt lõi Với mục tiêu phấn đấu chungcho toàn HDBank 5 năm nữa sẽ trở thành top 10 NH bán lẻ hàng đầu, 10 nămnữa sẽ trở thành top 5 NH bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, làm sao tạo được một

KIỂM SOÁT VIÊNKIỂM SOÁT

TP QUAN HỆ KH

Trang 17

dịch vụ “Ngân hàng thông minh” ấn tượng, hiệu quả và khác biệt so với nhữngngân hàng khác để làm cơ sở thâm nhập sâu vào thị trường Từng bước mở rộngmạng lưới và tạo sức bật cho thương hiệu HDBank tại Vũng Tàu, thông qua việchoàn thiện và mở rộng các sản phẩm và dịch vụ như:

- Nhận tiền gửi bảo đảm thanh toán.

 Cho vay đối với khách hàng cá nhân:

- Cho vay tiêu dùng.- Cho vay hỗ trợ du học.- Cho vay mua xe ô tô.- Cho vay nông nghiệp.- Cho vay phát triển kinh tế gia đình.- Cho vay tiểu thương.

- Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà và bất động sản.- Cho vay cầm cố ứng trước tiền bán chứng khoán.

 Cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh.- Cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị.-Dịch vụ thanh toán quốc tế: cho hàng nhập khẩu

- Thanh toán chuyển tiền bằng điện - Thanh toán bộ chứng từ nhờ thu trả ngay (D/P), trả chậm (D/A).- Tín dụng thư nhập khẩu (L/C nhập)

Dịch vụ thẻ:

- Dịch vụ thẻ ATM.- Phone Banking.- SMS Banking.Các dịch vụ khác:

- Nhận chuyển tiền từ nước ngoài.- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua ATM1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh qua các năm:

Thị trường kinh tế biến đổi mạnh trong năm 2013, đặc biệt ngành NH làmột trong những ngành cạnh tranh gay gắt nhất.Nhưng dưới sự nỗ lực hết sứcmình, CN đã không phụ lòng mong đợi của HĐQT, đã đạt được một số kết quảđáng khích lệ Đặc biệt trong năm 2013 CN đã tăng tốc nhanh so với năm 2012,

Trang 18

đẩy lợi nhuận năm 2013 lên 3.339 triệu đồng, cụ thể như sau:

Trang 19

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh tại CN qua các năm

ĐVT: TrđChỉ tiêu

Năm2011

Năm2012

Năm2013

So sánh2012/2011 So sánh 2013/2012Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ

trọng Giá trị Tỷ trọngNguồn

vốn huyđộng

319.906 480.875 1.062.730 160.969 50.30% 581.855 120.99%Tổng

dư nợ 300.564 460.349 1.500.012 159.785 53.20% 1.039.663 225.84%Tổng

thunhập

Năm 2012 đạt 480.875 triệu đồng, tăng 160.969 triệu đồng so với năm 2011,tương ứng tỷ lệ tăng là 50.3%.Cuối năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.062.730triệu đồng, tăng 581.855 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 120.99%

Trang 20

Tổng dư nợ năm 2011 đạt 300.564 triệu đồng, cuối năm 2012 đạt 460.349 triệuđồng, tăng 159.785 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng 53.2% Tổng dưnợ cho vay năm 2013 đạt 1500.012 triệu đồng, tăng 1.039.663 triệu đồng so với năm2012, tương ứng tỷ lệ tăng là 225,84%

Tình hình lợi nhuận của CN qua các năm Năm 2011 lợi nhuận mà CN đạt được là1.276 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận đạt 1.893 triệu đồng, tăng 617 triệu đồng so vớinăm 2011, tương ứng tỷ lệ tăng là 48.4% Cuối năm 2013 lợi nhuận tại CN lên đến3.339 triệu đồng, tăng 1.446 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 76.39%.Đây chính là sự nổ lực của toàn bộ nhân viên CN, và cần phải phát huy hơn nữa để đạtkế hoạch năm 2014

1.5 Thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh năm 2013

1.5.1 Thuận lợi

Được sự chỉ đạo thường trực của HĐQT và Ban GĐ, chi nhánh đă chủ độngnắm bắt các chủ trương và đưa ra kế hoạch thực hiện linh hoạt và năng động cho mìnhnhằm đạt kết quả kế hoạch đề ra

Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi và có tính cầutiến, luôn tìm cơ hội bổ sung tŕnh độ và nghiệp vụ chuyên môn đã tạo đà cho sự tăngtrưởng của CN trong thời gian qua

Mạng lưới hoạt động của HDBank trên địa bàn Tỉnh BRVT đă được mở rộng,tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu HDBank đến với KH Một sốphòng giao dịch và máy ATM được mở mới tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch,thanh toán, từng bước nâng cao dịch vụ chăm sóc KH nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầucủa KH Đặc biệt là cung cách phục vụ KH đã được CN quán triệt luôn làm KH hàilòng, tạo lòng tin tưởng nơi KH

1.5.2 Khó khăn

Việc phát triển mạng lưới nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng, trongnăm 2013 nguồn nhân lực chủ yếu của CN là tân tuyển, kinh nghiệm ít, trình độnghiệp vụ còn thấp nên cần thời gian đào tạo và tích lũy kinh nghiệm nhiều

Chính sách lãi suất thay đổi chậm so với tình hình thị trường năm 2013, do đókhi lãi suất thị trường thay đổi thì tại CN vẫn dậm chân tại chỗ, dẫn đến một số KHquen rút tiền gửi sang gửi các NH khác, điều này gây nên tổn thất cho CN trong nguồnvốn huy động

Tỉnh BRVT là thành phố công nghiệp nên việc đi đến từng hộ gia đình tiếp thịsản phẩm của CN là rất khó, còn đối với việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp lớnthì NH chưa có chính sách cụ thể như các chương trình khuyến mãi, quà tặng còn mơhồ, các sản phẩm quà tặng không chất lượng, không hấp dẫn KH Nên nguồn vốnhuy động chưa đạt

Chính sách lãi suất cho vay chưa linh hoạt, chưa tạo điều kiện cho các trưởngđơn vị chăm sóc KH cũ và tiếp cận KH mới, các sản phẩm mà NH tung ra năm 2013cũng chưa có gì khác biệt so với các NH cạnh tranh nên việc thu hút KH là rất khó

Trang 21

Khả năng cạnh tranh của CN chưa cao, quy trình tín dụng rườm rà và phức tạp nên KHngại đến giao dịch tại NH.

Trang 22

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI2.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

2.1.1 Tín dụng Ngân hàng:

2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại

Cho vay là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ Ngânhàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhấtđịnh.

2.1.1.2 Vai trò tín dụng Ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi đề cập đến tín dụng, các nhàkinh tế thường đề cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là ởchỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếuvốn, với tư cách là người sử dụng cuối cùng Kênh dẫn vốn đó được thôngthoáng chắc chắn sẽ tạo ra được 4 hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợitức, người sử dụng cuối cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêmđược sản phẩm mới và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm Các hệ quảđó, suy cho cùng chính là tạo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và được ví nhưlà mạch máu trong một cơ thể vậy.

2.1.1.3 Đặc trưng tín dụng Ngân hàng thương mại:

Tín dụng Ngân hàng có các đặc trưng sau:

-Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ người sở hữu sangngười sử dụng.

-Tài khoản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng bao gồm hai hình thức làchovay bằng tiền và cho thuê đất (bất động sản và động sản).

-Sự chuyển nhượng theo nguyên tắc hoàn trả theo thời gian như trong hợpđồngthỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng.

-Giá trị hoàn trả bao gồm cả vốn gốc, lãi và phí tín dụng.Sự chuyển nhượng phải dựa trên cơ sở pháp lý như hợp đồng tín dụng,phụ lục hợp đồng Trong đó khách hàng cam kết với Ngân hàng hoàn trả khiđến hạn thanh toán.

2.1.1.4 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại:

Tín dụng NHTM được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo các tiêu thứcphân loại khác nhau:

Căn cứ vào mục đích: Dựa vào tiêu thức này tín dụng NHTM có thể chia thành các loại sau:

Cho vay phục vụ cho kinh doanh công thương nghiệp

Cho vay bất động sản

Cho vay nông nghiệp

Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

Cho vay tiêu dùng cá nhân

Trang 23

Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng có thể chia thành ba loại sau:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, mục đíchthường tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn hoặc các nhu cầu chitiêu ngắn hạn của cá nhân Loại cho vay này thường chiếm tỷ trọng caonhất đối với các NHTM.

Cho vay trung hạn: Là loại cho vay nếu ở Việt Nam thì có thời hạn trên 12tháng đến 60 tháng còn đối với các nước trên thế giới thời hạn có thể từ 12tháng đến trên 60 tháng, mục đích cho vay để đầu tư mua sắm tài sản dàihạn, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn ở Việt Nam trên 60 tháng,mục đích cho vay để tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thiết bị,xây dựng các xí nghiệp mới.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia làm hai loại:

Cho vay không tài sản đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thânkhách hàng Loại này thường sử dụng cho khách hàng quen thuộc có khảnăng tài chính mạnh.

Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay được NHTM cung ứng nhưngphải có thế chấp cầm cố, bảo lănh của bên thứ ba.

 Căn cứ vào hình thái của tín dụng:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia thành hai loại:

Cho vay bằng tiền: Là hình thức cho vay chủ yếu của các Ngân hàng vàviệc cho vay được thực hiện bằng các nghiệp vụ khác như tín dụng ứngtrước, thấu chi, tín dụng trả góp, tín dụng thời vụ

Cho vay bằng tài sản: Loại cho vay này thường dưới hình thức Ngân hàngcho vay bằng tài trợ thuê mua Theo phương thức này NHTM hoặc công tycho thuê tài chính của NHTM cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vayđược gọi là người đi thuê và người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốngốc và lãi khi đến hạn.

Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại sau:

Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay một lần khi đáohạn.

Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.

Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy theokhả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.

Dựa vào phương thức để cho vay:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng chia thành các loại sau:

Trang 24

Cho vay theo món

Cho vay theo hạn mức tín dụng.2.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại:

2.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại:

Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợpđồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại Đối với NHTMrủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cảgốc và lăi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi vay khôngđúng hạn.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của NHTM như: hoạt động bảolãnh, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài chính.

2.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại:

Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch (Transaction) và rủi ro danh mục(Portfolio):

Rủi ro giao dịch: Nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quátrình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng, bao gồm:

- Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phântích tín dụng, khi Ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệuquả để ra quyết định cho vay.

- Rủi ro bảo đảm: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cáchthức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.

- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỷthuật xử lý các khoản vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: Nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quảnlý danh mục cho vay của Ngân hàng, được phân thành hai loại: rủi ro nội tại(Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).

- Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tínhriêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinhdoanh, từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàngvay vốn.

- Rủi ro tập trung: Là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vay quánhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạtđộng trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùngđịa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

2.1.3 Những nguyên nhân gây rủi ro tín dụng:

2.1.3.1 Nguyên nhân khách quan:

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:

Trang 25

Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp(nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công, vốn rấtnhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thếgiới biến động xấu.

Ngành dệt may trong một số năm gần đây đă gặp không ít khó khăn vì bị khốngchế hạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung Ngành thủy sản cũng gặpnhiều lao đao vì các vụ kiện bán phá giá vừa qua

Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương khôngkém Mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép làm cho một số doanhnghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất caotrong khi không tiêu thụ được sản phẩm

Rủi ro tất yếu từ quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:

Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăngkhi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, nhữngkhách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luậtchọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngânhàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiếncho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ronợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngânhàng nước ngoài thu hút

Sự tấn công của hàng nhập lậu:

Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp vàtình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậuđă kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại cácthành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tưvốn cho các doanh nghiệp này Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, vải vóc,quần áo, là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.Thiếu sự quyhoạch phân bổ đầu tư một cách hợp lý đă dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trongmột số ngành: nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanhsẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành nào không đemlại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác vàđây cũng là một hiện tượng khách quan Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnhtranh đă phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý,hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hóa lao động, sự bất lực trong vai trò củacác hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này dẫn đến sự giatăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lăng phí tàinguyên quốc gia

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:

Trang 26

Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: trong những năm gầnđây, Quốc hội - ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liênquan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đếnhoạt động tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có, song việctriển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiềuvướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ Những văn bảnnày đều có quy định: trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTMcó quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay Trên thực tế, các NHTM không làm được điềunày vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước,không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngânhàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đườngtố tụng cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyếtđược sự tồn đọng, tài sản tồn đọng.

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHTM:

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng vàđảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Năng lực cán bộthanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanhvà công nghệ mới thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương phápthanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đổi mới Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệthống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu.Thanh tra tại chỗ vẫn là phươngpháp chủ yếu Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lývụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, vi phạm Mô hìnhtổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập Do vậy mà có những sai phạm củacác NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, đểđến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm về cho vay,bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đe dọa sựan toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máy thanh traphát hiện và xử lý sớm hơn

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanhnghiệp và ngân hàng Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đăhoạt động quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệtrong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phảilà cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tincung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web- CIC qua đường X25 của chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứngđược đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàngtrong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệthống thông tin tương ứng Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng

Trang 27

tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơnợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

2.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan:

Nhân tố khách hàng

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các

doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể,khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngânhàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lạihết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến cácdoanh nghiệp khác.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng

để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vậtchất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộmáy giám sát kinh doanh tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinhdoanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sảncủa các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thựctế.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:Quy mô tài sản,

nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràngcác sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh vàtrung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàngnhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hànglập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanhnghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhânvì sao ngân hàng luôn xem nặng tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng đểphòng chống rủi ro tín dụng.

Từ phía ngân hàng

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:Kiểm tra nội bộ có

điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thờingay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sắc của người kiểm tra viên, do việckiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưngtrong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng không chỉtồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng”của cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này cần phải antoàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngă rẽ rủi ro vốn luônluôn tồn tại thường trực trên con đường lui tới.

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:Một số vụ án

kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếptay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay

Trang 28

nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngânhàng.Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấnđề hạn chế rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm,nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vôcùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:Các ngân hàng thường có thói quen

tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quátrình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay Khi ngân hàng cho vay thìkhoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đượchoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cánbộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động củakhách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụnggiữa khách hàng và ngân hàng nhằm tỉm ra những cơ hội kinh doanh mới và mởrộng cơ hội kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thựchiện tốt công tác này Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà chokhách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phụcvụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời,đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

- Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệuquả:Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói

cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng làkhông thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằmhạn chế rủi ro Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng mộtkhách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tàichính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tốiđa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùngcho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đềucho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiệnnay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời,chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc là hiệnnay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưađược cập nhật và xử lý kịp thời.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quanhoặc khách quan Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm taycủa các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêngtừng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đangchuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam Trong phạm vi tầmtay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tíndụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay

Trang 29

cũng như trong suốt thời gian vay Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyênmôn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng vềnhân sự cũng như về cơ sở vật chất Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụngsâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơchế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc Thựchiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng củangành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.

2.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng:

Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM xảy ra khi xuất hiện các biến cốkhông lường trước được do chủ quan hay khách quan khiến cho người đi vaykhông thực hiện được cam kết, nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng chovay Nếu rủi ro đó nhỏ thì việc xử lý tương đối dễ dàng trong giới hạn Quỹ dựphòng rủi ro của ngân hàng Nhưng nếu rủi ro đó quá lớn vượt quá khả năng xửlý của NHTM thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, gây hậu quả khôn lường khôngnhững cho chính ngân hàng đó mà còn cho cả các ngân hàng và các doanh nghiệpliên quan, ảnh hưởng tới quyền lợi của người gửi tiền và cuối cùng ảnh hưởng tớitoàn bộ nền kinh tế.

2.1.4.1 Đối với ngân hàng:

Thực tế cho thấy nợ quá hạn tại các NHTM là một biểu hiện cụ thể của rủiro tín dụng gây tác hại rất lớn đối với hoạt động của các NHTM Hoạt động tíndụng là một hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng vàrủi ro về tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại rủi ro của ngânhàng Nợ quá hạn là kết quả tất yếu của một hoạt động tín dụng không lànhmạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, trực tiếp gây nên rủi ro về ứ đọng vốn và cóthể làm mất vốn kinh doanh và mất khả năng thanh toán của NHTM Đối với bảnthân NHTM, các khoản nợ quá hạn làm cho ngân hàng không thu hồi được vốnvà lãi đúng thời hạn đặt ra trong hợp đồng Nợ quá hạn làm chậm tốc độ chuchuyển vốn của ngân hàng dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợinhuận mang lại từ hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, nợ quá hạn còn gây nên hậu quả làm giảm khả năng thanhtoán, thậm chí làm mất khả năng thanh toán của NHTM Như ta đă biết, NHTMhoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay”, vốn cho vay chủ yếu dựa trênnguồn vốn ngân hàng huy động được và lãi suất cho vay phải lớn hơn lãi suất huyđộng thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đảm bảo an toàn và có hiệuquả Các khoản nợ quá hạn một mặt làm kéo dài thời hạn các khoản tín dụng,mặt khác có khả năng dẫn đến làm mất vốn của các NHTM làm cho các ngânhàng thương mại rơi vào tình thế không đảm bảo khả năng hoàn trả vốn chongười gởi tiền Tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời có thể làm giảm uytín ngân hàng một cách nghiêm trọng, đánh mất lòng tin của người gửi tiền đốivới ngân hàng.Những người gửi tiền đồng loạt đ ̣i rút tiền đẩy ngân hàng đến bờ

Trang 30

vực phá sản Các khoản nợ quá hạn luôn chứa đựng khả năng không thu hồiđược vốn (một phần hoặc toàn bộ) và đặt NHTM trước tình trạng mất vốn

2.1.4.2 Đối với nền kinh tế:

Lịch sử hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đã chứng kiến không ítcác trường hợp mà các NHTM lớn bị phá sản đã làm chao đảo nền kinh tế tàichính của đất nước, thậm chí hậu quả của nó còn lan tràn sang cả các quốc giatrong khu vực hay toàn châu lục Do vậy tình trạng gia tăng các khoản nợ quáhạn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng tùy theo tính chất và mức độ mà gâytác hại ở các cấp độ khác nhau tới ngân hàng đồng thời tác động xấu đến hoạtđộng của các doanh nghiệp và tổ chức khác có liên quan với ngân hàng và toànbộ nền kinh tế.

Trên góc độ vĩ mô, nợ quá hạn thực sự làm giảm sự tích cực của tín dụngngân hàng đối với nền kinh tế NHTM thông qua việc cấp tín dụng cho kháchhàng của mình đă thực hiện đầu tư cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, tạo thêmnhững sản phẩm mới cho xã hội, tạo công ăn việc làm, đồng thời tăng thu nhậpvà tích lũy cho nền kinh tế quốc dân Hiện tượng nợ quá hạn xảy ra chứng tỏngười vay vốn đă không thực hiện hiệu quả đầu tư như đã dự kiến khi nhận vốntín dụng từ NHTM.

Ở mức độ trầm trọng, nợ quá hạn không chỉ làm cho một NHTM bị mấtvốn, mất khả năng thanh toán, đi đến phá sản ngân hàng mà còn kéo theo sựchao đảo của một loạt các NHTM khác trong hệ thống các ngân hàng Sự việc đósẽ gây rối loạn quá trình lưu thông tiền tệ trong nước, giảm giá đồng nội tệ, dẫnđến trì trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng Tác hại củanợ quá hạn không chỉ đổ lên một quốc gia mà còn kéo theo sự lung lay của mộtloạt nền kinh tế của các nước có liên quan, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tài chínhthế giới.

2.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại:

2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro:

Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản trị, hạn chếcác rủi ro đó xảy ra với tổ chức.Một cách tổng quát, đây là quá trình xem xéttoàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tìm ẩn và khả năng xảy racác nguy cơ đó.Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để các rủi ro đó ởmức thấp nhất.

2.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình NH tác động đến hoạt động tín dụngthông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biệnpháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi củakhoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.

2.2.3 Mục đích quản trị rủi ro tín dụng:

Mục đích quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM là đảm bảo hoạt động cho

Trang 31

vay phát triển, an toàn và hiệu quả cao, hạn chế và kiểm soát được những tổnthất phát sinh từ hoạt động tín dụng; từ đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho NH.

Để tối đa hóa giá trị cho các cổ đông, hoạt động tín dụng ngoài mục tiêu tạora giá trị và bảo toàn được giá trị đó, còn phải bảo vệ được thương hiệu, uy tíncủa NH Như vậy, mục tiêu của QTRRTD là tối đa hóa tỷ lệ thu nhập đã đượcđiều chỉnh rủi ro của NH bằng việc duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấpnhận được Có nghĩa là, các NH cần QTRR vốn có, hiện hữu cả danh mục đầu tưcũng như trong từng khoản vay, từng hoạt động kinh doanh riêng lẻ.RRTD cầnđược xem xét trong mối tương quan với các loại rủi ro khác.

2.2.4 Các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng:

- Chính sách tín dụng- Giới hạn cấp tín dụng- Định giá khoản vay- Xếp hạng tín dụng- Tài sản thế chấp- Đa dạng hóa danh mục đầu tư

2.2.5 Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng:

Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHTM, đồng thời cũng là nghiệpvụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của NH Do vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạtđộng tín dụng của NH cũng chính là RRTD Để có thể hạn chế RRTD đến mứcthấp nhất, các tổ chức tín dụng thường áp dụng các biện pháp quản lý sau:

Theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay:

Để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vayvào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến khả năng thanhtoán ít Trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng thường xuyên phải kiểm trađánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ theo cácđiều khoản đă ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu họ không tuân theo có thể sửdụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng Điều nàyđòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng cần phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác vàchặt chẽ.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng:

Đây là một trong những nguyên lý quan trọng trong quản lý RRTD, là một

Trang 32

cách để NH thu thập được thông tin của người vay tiền Sự gắn bó chặt chẽ giữaNH và KH đem lại lợi ích cho cả hai:

- Về phía NH: giúp cho NH giảm thiểu các chi phí có liên quan đến việc thuthập thông tin, đánh giá tiềm năng và rủi ro tín dụng của KH Việc phânloại KH theo mức độ RRTD cũng trở nên dễ dàng và đảm bảo chính xáchơn.

- Về phía KH: thông qua mối quan hệ lâu dài với NH sẽ giúp cho KH vayvốn với mức lãi suất thấp, vì NH phải bỏ ra ít chi phí hơn trong việc thuthập thông tin KH Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này NH có thể nắm giữnhững cổ phần trong các doanh nghiệp mà họ cho vay Hoặc đưa ra mộthạn mức tín dụng cho KH, theo đó NH cam kết cho KH vay một lượng vốnnhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại KH phảiđịnh kỳ cung cấp cho NH các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt độngkinh doanh, tài sản Có và tài sản Nợ Cam kết này sẽ có lợi cho cả haiphía: khách hàng yên tâm về khoản tín dụng sẽ có khi cần đến, còn NH cóthể giảm thiểu được các chi phí thu thập thông tin đánh giá KH Đồng thờiviệc quản lý RRTD cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Nâng cao hiệu quả thẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lýRRTD.Biện pháp bảo đảm tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản cầm cố, thếchấp.Trong trường hợp KH không hoàn trả vốn vay và lãi, NH có thể bán tài sảnđảm bảo để bù lại tổn thất của mình Trong quy trình quản lý tài sản đảm bảocần lưu ý giá trị có thể chuyển đổi thành tiền thực tế trên thị trường hay gọi làgiá trị thị trường của tài sản đảm bảo.

Bảo hiểm tín dụng:

Trong hoạt động tín dụng, có những KH vay mang nhiều rủi ro, nhưng lànhững KH tiềm năng.Để có thể hạn chế rủi ro mà vẫn giữ được KH, NH có thểchuyển rủi ro cho các chủ thể khác có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thựchiện bảo hiểm tín dụng.

Hạn chế cho vay:

Để hạn chế RRTD, đôi khi NH cũng phải từ chối cung cấp tín dụng chonhững KH có nhu cầu vay và sẵn sàng trả lãi suất cao, hoặc chỉ đáp ứng mộtphần trong toàn bộ nhu cầu vay của KH.Việc từ chối cho vay đối với KH nhằmngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đối nghịch trong cho vay vì những KH có khảnăng vay vốn với lãi suất cao thường sử dụng vốn vay vào những dự án có mứcđộ rủi ro cao

Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tế của ngânhàng:

- Nhận diện và phân loại RRTD: Nhận diện các dấu hiệu rủi ro là một trongnhững khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý RRTD Trên cơ sở những

Trang 33

dữ liệu thu thập được, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn, tham khảo dự báosự phát triển của các ngành nghề, mô hình chấm điểm, xếp loại từng KH để cónhững cảnh báo sớm, nhận diện được RRTD tiềm ẩn Những dấu hiệu nhận biếtmột KH có nguy cơ rủi ro cao: vay ở nhiều tổ chức tín dụng, có dấu hiệu vay đảonợ, KH luôn che giấu thông tin về hoạt động sản suất kinh doanh của mình, địađiểm kinh doanh không ổn định, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài Một số dấuhiệu nhận biết một khoản vay có rủi ro: không trả gốc và lãi đúng hạn, có thểxảy ra cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vốn tự có tham gia vào dự án thấp, sử dụng vốnvay không đúng mục đích, từ chối hay trì hoãn các yêu cầu chính đáng của NH.

- Đánh giá và đo lường rủi ro: sử dụng một số mô hình chấm điểm tín dụng

Lập quỹ dự phòng rủi ro:

Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho NH khi có rủi ro xảyra Do vậy, lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quantrọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của NH, giúp NH có thể ổn định và pháttriển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

2.2.6 Đo lường quản trị rủi ro tín dụng

Để đánh giá và đo lường rủi ro, các NH thường sử dụng các mô hình địnhtính và mô hình định lượng như: mô hình định tính về rủi ro tín dụng - mô hình6C, mô hình điểm số Z - SCORE của ALTMAN, mô hình xếp hạng của Moody vàStandard and Poor.

2.2.6.1 Mô hình 6C:

Tư cách người vay (Character): đánh giá chất lượng tín dụng dựa vào tưcách đạo đức, tư cách pháp nhân, thiện chí của người vay trong việc vay vốn đầutư vào dự án Ở mục này các cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích vay vốn củakhách hàng Mục đích vay vốn có hợp với chính sách tín dụng mà ngân hàngđang áp dụng hiện nay hay không Đồng thời xem xét tư cách khách hàng: lịchsử quan hệ tín dụng, trả nợ của khách hàng Trước khi tiến hành cho vay vốncán bộ tín dụng cần xem xét kỹ khách hàng có thể thu thập từ nhiều nguồn khácnhau, nếu phát hiện khách hàng có hành vi lừa đảo thì cán bộ tín dụng phải từchối cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng.

Dòng tiền (Cashflow): trước tiên phải xác định nguồn trả nợ của dự án đầutư là từ đâu: từ doanh thu thu được hay từ bán hàng thanh lý hay từ đầu tư vàocông ty con, công ty liên kết Sau đó phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự ánđầu tư, tuy nhiên khi xem xét khả năng trả nợ của dự án đầu tư nên xem xét vềnguồn vốn thu được từ doanh thu bán hàng vì đây là nguồn vốn thường xuyên,ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ.

Năng lực của người vay (Capacity): tùy thuộc vào quy định pháp luật củamỗi quốc gia, đối với cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự: cá nhân phảiđủ 18 tuổi, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lậpdoanh nghiệp mới được phép ký kết hợp đồng.

Trang 34

Tài sản đảm bảo (Collateral): tài sản đảm bảo thể hiện trách nhiệm vànghĩa vụ trả nợ của người vay đối với ngân hàng, khi dự án đầu tư không có khảnăng trả nợ thì tài sản đảm bảo sẽ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng Tàisản đảm bảo không những chỉ là vốn tự có của khách hàng vay vốn mà chính làtài sản từ vốn vay để thế chấp cầm đồ.

Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theochính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiệnthu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của NH TrungƯơng quy định theo từng thời kỳ Chính sách hỗ trợ tín dụng cho dân nhập cưđược vay vốn mua nhà với lăi suất 1%/ năm.

Kiểm soát (Control): ngân hàng cần tập trung vào những vấn đề như cácthay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay Yêu cầutín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không từđó đưa ra các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro tín dụng.

2.2.6.2 Mô hình điểm số Z-SCORE:

Dùng để tính điểm tín dụng các doanh nghiệp vay vốn, đại lượng Z đượcdùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay vàphụ thuộc vào: trị số các chỉ số tài chính của người vay.

Mô hình như sau:Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó,X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sảnX3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sảnX4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị số Zthấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợcao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấphơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Tuy nhiên môhình này cũng có nhược điểm đó là chỉ phân biệt khách hàng vỡ nợ hay không vỡnợ nhưng thực tế vỡ nợ lại được chia theo nhiều mức độ khác nhau.

2.2.6.3 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard and Poor:

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếphạng trái phiếu và khoản cho vay.Moody và Standard &Poor xếp hạng trái phiếuvà khoản vay theo 9 hạng và theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu thìNH nên cho vay còn các hạng sau thì không nên cho vay.

Các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư và cho vay:

Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn:

- Uy tín người đi vay: thể hiện qua lịch sử đi vay và trả nợ của KH Nếu KHluôn trả đúng hạn và đầy đủ thì sẽ tạo được niềm tin cho NH.

Trang 35

- Cơ cấu vốn của khách hàng: thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn lưu động/vốn tự có Nếu tỷ lệ này càng cao thì rủi ro càng lớn.

- Mức độ biến động của thu nhập: thu nhập là nguồn đảm bảo khả năng trảnợ của người đi vay, vì vậy những công ty nào có thu nhập ổn định thườngxuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

- Tài sản đảm bảo: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ quyết định các khoảntín dụng nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả và nâng caotrách nhiệm trả nợ của KH.

- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:- Chu kỳ kinh tế: chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp Do đó NH cần phân tích chu kỳ kinh tếnhằm lựa chọn quyết định vào đúng thời điểm nào nên đầu tư, và đầu tưvào ngành nào có mức độ rủi ro thấp nhất.

- Mức lăi suất: một mức lãi suất cao biểu hiện của chính sách thắt chặt tiềntệ, thường gắn với mức độ rủi ro cao Trong khi nhà đầu tư thường bị hấpdẫn bởi những dự án mang lại nhiều lợi nhuận mà quên rằng một khi lợinhuận càng cao thì rủi ro mà nhà đầu tư gánh chịu cũng tỉ lệ thuận với lợinhuận.

2.3 Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel về giám sát NH là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sáthoạt động NH được thành lập năm 1975 bởi các thống đốc ngân hàng trung ươngcủa nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ư, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vươngquốc Anh và Mỹ) Ủy ban tổ chức họp thường niên 4 lần trong năm ở ngân hàngquốc tế (Bis) tại Washington (Mỹ) hoặc tại thành phố Basel (Thụy Sỹ).

Thông qua 2 hiệp ước Basel 1 và Basel 2 Trong đó:

Basel 1: gồm 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra cácnguyên tắc về QTRRTD đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hoạt động cấp tíndụng Bao gồm các nội dung chính sau đây:

Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (bao gồm 3 nguyên tắc): Ủy banbasel yêu cầu hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sáchRRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong quá trìnhhoạt động của NH Dựa vào cơ sở này Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thựcthi các định hướng và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đolường và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ từng khoản tín dụng vàdanh mục đầu tư Các NH cần xác định và quản lý RRTD trong mọi sản phẩmvà hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt củaHội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (bao gồm 4 nguyên tắc): Các NH cầnxác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối

Trang 36

tượng KH ) NH cần xây dựng các hạng mức tín dụng cho từng loại KH vay vốnvà nhóm KH vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhưng có thể sosánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH trong cáclĩnh vực, ngành nghề khác nhau NH phải có quy định rõ ràng trong phê duyệttín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của bộ phận tiếp thị, bộ phậnphân tích tín dụng Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý RRTD cókinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các quyết định thận trọng trong việcđánh giá, phê duyệt và quản lý RRTD.

Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (baogồm 10 nguyên tắc): các NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối vớicác danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thuthập thông tintài chính hiện hành, dự thảo các văn bản theo quy mô và mức độphức tạp của NH Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểmsoát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của KH để phát hiện kịp thờinhững khoản vay có vấn đề NH cần có hệ thống khắc phục những khoản tíndụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề Các chính sách RRTD của NHcần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề Trách nhiệm đối vớikhoản tín dụng này có thể giao cho bộ phận tiếp thị hoặc bộ phận xử lý nợ hoặckết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tíndụng Ủy ban Basel cũng khuyến khích các NH xây dựng và phát triển hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức độ RRTDtrong các tài sản có tiềm năng rủi ro của NH.

Basel 2: bao gồm 10 nguyên tắc sau:Vấn đề thứ nhất: Tạo ra môi trường quản trị rủi ro phù hợp, gồm 3 nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính củaNH RRTD là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trênkhung quản lý RRTD Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thểcho toàn NH về RRTD, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giámsát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Nguyên tắc 2: Phải đảm bảo rằng khung quản trị RRTD của NH là tùythuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo,được đào tạo và hoạt động độc lập Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịutrách nhiệm về quản lý RRTD.

Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiệncác khung quản lý RRTD Khung phải được triển khai thực hiện nhất quántrong toàn bộ hệ thống NH và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm củamình với việc quản lý RRTD.

Vấn đề thứ hai: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát rủi ro gồm:

Nguyên tắc 4: Các NH cần xác định và đánh giá RRTD trong tất cả các rủiro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của NH.

Trang 37

Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sảnphẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

Nguyên tắc 5: Các NH nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giámsát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRTD gây ra Cần có báo cáo thườngxuyên cho lănh đạo cấp cao để hỗ trợ chủ động quản lý RRTD.

Nguyên tắc 6: Các NH nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soátvà đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro Các NH nên xem xét lại theođịnh kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơRRTD cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi rotổng thể và rủi ro đặc trưng.

Nguyên tắc 7: NH cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khảnăng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy rabất ngờ.

Vấn đề thứ ba: vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua:

Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát NH nên yêu cầu tất cả các NH phải có mộtkhung quản trị RRTD hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểmsoát nhằm giảm thiểu RRTD như là một phần của phương pháp tiếp cậntổng thể để quản lý rủi ro.

Nguyên tắc 9: Cơ quan giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếpthường xuyên, độc lập đánh giá của chính sách, thủ tục và thực tiễn liênquan đến những RRTD của NH Người giám sát phải đảm bảo rằng cónhững cơ chế thích hợp cho phép họ biết được sự phát triển của NH.

Vấn đề thứ tư: vai trò của việc công bố thông tin, gồm một nguyên tắc:

Nguyên tắc 10: Các NH cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thờithông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếpcận của họ để quản lý RRTD.

Kết luận chương 2

Rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng là điều tất yếu, tự nhiên vàkhông thể nào tránh khỏi.Tuy nhiên, làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷlệ có thể chấp nhận được đã và đang là vấn đề của các nhà quản lý ngân hàng.Chương 2 của bài báo cáo đã nêu khái quát về các vấn đề cơ bản về rủi ro tíndụng, đưa ra các nguyên tắc và mô hình quản trị rủi ro tín dụng, làm tiền đề chocác chương tiếp theo của bài báo cáo.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w