1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ÚC

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định
Tác giả Họ Tên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Ánh Hoa
Trường học Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Kiểm Toán
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH kiểm toán Việt Úc (6)
    • 1.1.1. Giới thiệu tổng quát (6)
    • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (7)
  • 1.2. Phương châm hoạt động và cung cấp dịch vụ (7)
    • 1.2.1. Phương châm hoạt động (7)
    • 1.2.2. Các dịch vụ cung cấp (8)
  • 1.3. Cơ cấu tổ chức (10)
  • 1.4. Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán - Kiểm toán tài chính (13)
  • 1.5. Phương hướng phát triển công ty trong tương lai (13)
  • 1.6. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Kiểm toán Việt Úc (14)
    • 1.6.1. Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán (14)
    • 1.6.2. Thực hiện kiểm toán (16)
    • 1.6.3. Kết thúc chương trình và phát hành báo cáo kiểm toán (17)
  • 2.1. Một số vấn đề về kế toán Tài sản cố định (18)
    • 2.1.1. Khái niệm (18)
    • 2.1.2. Phân loại (18)
    • 2.1.3. Các nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định (19)
      • 2.1.3.1. Tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định (19)
    • 2.1.4. Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định (20)
      • 2.1.4.1. Xác định nguyên giá Tài sản cố định (20)
      • 2.1.4.2. Chi phí khấu hao (21)
    • 2.1.5. Trình bày trên Báo cáo tài chính (22)
  • 2.2. Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định (24)
    • 2.2.1. Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định (24)
    • 2.2.2. Các thủ tục kiểm soát Tài sản cố định (24)
      • 2.2.2.1. Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định (25)
      • 2.2.2.2. Các công cụ kiểm soát khác (25)
  • 2.3. Kiểm toán Tài sản cố định (26)
    • 2.3.1. Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định (26)
    • 2.3.2. Chương trình kiểm toán Tài sản cố định (27)
      • 2.3.2.1. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (27)
      • 2.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản (28)
  • 3.1. Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc 33 1. Tổng quan quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại VAAL (36)
    • 3.1.1.1. Chuẩn bị kiểm toán (36)
    • 3.1.1.2. Thực hiện kiểm toán (41)
    • 3.1.2. Cách thức lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại công ty (48)
  • 3.2. Áp dụng chương trình kiểm toán Tài sản cố định của công ty kiểm toán Việt Úc (50)
    • 3.2.1. Thông tin chung về công ty (50)
      • 3.2.1.1. Hình thức sở hữu vốn (50)
      • 3.2.1.2. Ngành nghề kinh doanh (50)
      • 3.2.1.3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) (51)
    • 3.2.2. Chương trình kiểm toán Tài sản cố định (52)
      • 3.2.2.1. Thực hiện kiểm toán (53)
      • 3.2.2.2. Đƣa ra ý kiển kiểm toán (0)
  • 4.1. Nhận xét quy trình kiểm toán thực tế do công ty Kiểm toán Việt Úc thực hiện (63)
    • 4.1.1. Ƣu điểm (0)
    • 4.1.2. Hạn chế (66)
      • 4.1.2.1. Về công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Việt Úc (66)
      • 4.1.2.2. Về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định (67)
  • 4.2. Sự cần thiết và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính (68)

Nội dung

Áp dụng chương trình kiểm toán Tài sản cố định của công ty kiểm toán Việt Úc trong kiểm toán báo cáo tài chính Công ty TNHH ABC .... Quá trình hình thành và phát triển - Công ty kiểm toá

Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH kiểm toán Việt Úc

Giới thiệu tổng quát

Bảng 1.1: Tổng quan về công ty kiểm toán Việt Úc

(Nguồn: http://www.vietaustralia.com)

Tên giao dịch VAAL ịa chỉ Số 7, Nam Quốc Cang, P Phạm Ngũ Lão,

Người đại diện Ông Phạm Quốc Hải

Ngành nghề kinh doanh Kế toán, kiểm toán, tƣ vấn thuế, tƣ vấn quản lý, hỗ trợ dịch vụ tài chính iện thoại (08) 3925 1360 (61)

Website http://www.vietaustralia.com

Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty kiểm toán Việt Úc là tổ chức kiểm toán độc lập đƣợc cấp giấy phép và thành lập tại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chuyên ngành bao gồm kiểm toán, tƣ vấn thuế, tƣ vấn và giải pháp doanh nghiệp, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn kế toán, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho nhiều loại hình khách hàng có vốn đầu tư trong và ngoài nước 1

- Với sự kết hợp của các chuyên gia trong và ngoài nước, sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tƣ vấn, sự hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, công ty kiểm toán Việt Úc luôn hỗ trợ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyên ngành tại công ty

- Với những thành quả đạt đƣợc, công ty kiểm toán Việt Úc đã vinh dự đạt danh hiệu Cúp Vàng cho doanh nghiệp tiêu biểu ngành Kiểm toán- Thuế- Kế toán năm 2008 do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Hội Doanh nhân Việt Nam bình chọn ngày 17/01/2009 tại Dinh Thống Nhất TP.HCM 2

- Công ty cũng đã đạt đƣợc chứng nhận “Nhà cung cấp Chất lƣợng- Trustes Quality Supplier 2012” đƣợc cấp bởi NQA- National Quality Assurance- Tổ chức Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng Quốc tế Vương Quốc Anh

- Công ty có trụ sở chính đặt tại: 7 Nam Quốc Cang, P Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP HCM Các chi nhánh trong nước đặt tại Hà Nội, Đà Lạt, Phú Yên, Quy Nhơn, Kon Tum, Phan Thiết,…Ngoài ra, công ty còn có các chi nhánh nước ngoài tại thành phố Tokyo (Nhật Bản), Melbourne (Úc).

Phương châm hoạt động và cung cấp dịch vụ

Phương châm hoạt động

VAAL hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng nhƣ quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tôn trọng pháp luật quy định Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lƣợng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của VAAL luôn thực hiện

2 http://www.haugiang.gov.vn/Portal/OtherNewsView.aspx?pageid%33&Itngười viếtIDG18&midG31&pageindex&siteidG

VAAL giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác tài chính – kế toán theo đúng quy định pháp luật Nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực quốc tế; đảm bảo số liệu kế toán đúng thực trạng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, phòng ngừa những rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

VAAL góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, nhất là hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh nắm bắt kịp thời các quy định và pháp lệnh của Nhà nước Việt Nam về Kế toán – Tài chính – Thuế, Tin học trong kế toán và quản lý, tổ chức tốt hệ thống kế toán doanh nghiệp, giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi đạt hiệu quả cao, giúp nhà đầu tƣ mạnh dạn hơn trong việc đầu tƣ vào Việt Nam.

Các dịch vụ cung cấp

Kiểm toán là một hoạt động chủ yếu của công ty với hàng trăm khách hàng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau

Các dịch vụ kiểm toán của Việt Úc bao gồm: o Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định o Kiểm toán xây dựng cơ bản o Kiểm toán quyết toán vốn đầu tƣ o Kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho mục đích thuế o Kiểm toán hoạt động o Kiểm toán tuân thủ o Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính o Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước o Soát xét theo yêu cầu doanh nghiệp phục vụ quá trình tái cấu trúc, hợp nhất, chia tách, sáp nhập, giải thể

 Dịch vụ tƣ vấn thuế

VAAL chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế và liên quan đến thuế nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Các dịch vụ về thuế bao gồm: o Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp o Quản lý rủi ro về thuế o Cơ cấu kinh doanh có hiệu quả cho mục đích tính thuế o Soát xét tờ khai thuế cho doanh nghiệp o Tính và lập tờ khai thuế cho doanh nghiệp o Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế o Xin ƣu đãi thuế o Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan thuế o Đưa ra ý kiến về ảnh hưởng chi phí thuế trong việc xử lý kế toán

 Dịch vụ tƣ vấn và giải pháp doanh nghiệp

Bộ phận tƣ vấn doanh nghiệp của VAAL chuyên cung cấp các dịch vụ tƣ vấn thương mại và tài chính cho các khách hàng mà hầu hết là những đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài

Các dịch vụ tƣ vấn doanh nghiệp của VAAL bao gồm: o Tƣ vấn doanh nghiệp o Tƣ vấn thiết lập hệ thống kế toán và ghi sổ kế toán o Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp o Tƣ vấn Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp o Tƣ vấn mua bán, tách, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp o Dịch vụ cấp phép kinh doanh và đầu tƣ

 Dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực

Với sự kết hợp của các chuyên gia trong và ngoài nước, sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tƣ vấn, công ty đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giúp doanh nghiệp bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành o Bồi dƣỡng, cập nhập kiến thức chuyên ngành và hội thảo o Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực

 Dịch vụ thẩm định giá

Bên cạnh đó, VAAL còn cung cấp dịch vụ định giá máy móc thiết bị, bất động sản, định giá doanh nghiệp và các dịch vụ định giá đặc biệt khác một cách chuyên nghiệp và uy tín.

Cơ cấu tổ chức

 VAAL đƣợc tổ chức theo các bộ phận chuyên trách, đứng đầu là Ban giám đốc và các bộ phận Bao gồm:

 Bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính

 Bộ phận kiểm toán xây dựng

 Bộ phận tƣ vấn và đào tạo

 Bộ phận dịch vụ kế toán

 Bộ phận hành chính quản trị

 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: http://www.vietaustralia.com)

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty kiểm toán Việt Úc Đứng đầu chi nhánh VAAL là Giám đốc chi nhánh, là người trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng và cũng là người ký các báo cáo kiểm toán Dưới Giám đốc chi nhánh là Phó giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ, các nhóm trưởng và đội ngũ nhân viên kiểm toán, tƣ vấn,…Công ty gồm có 5 phòng ban

 Danh sách nhân sự chủ chốt

 Ông Lê Quốc Hiếu, kiểm toán viên cao cấp quốc gia Việt Nam, ông đã có trên

12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, thuế, tài chính, đầu tƣ Ông đã từng được đào tạo tại nước ngoài về tài chính Ngôn ngữ sử dụng chính của ông là tiếng Anh và tiếng Việt

 Ông Thomas De Lange, chuyên gia cao cấp về lĩnh vực tƣ vấn hoạt động doanh nghiệp Ông có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn hoạt động doanh nghiệp và đầu tƣ Ngôn ngữ chính ông sử dụng là tiếng Anh

 Ông Toshiaki Sakogawa, chuyên gia cao cấp về lĩnh vực tài chính, đầu tƣ Ông có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tƣ Ngôn ngữ chính sử dụng của ông là tiếng Nhật và tiếng Anh

 Ông Phạm Quốc Hải, kiểm toán viên cao cấp quốc gia Việt Nam, chứng chỉ định giá Việt Nam, ông cũng đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình đào tạo về luật kinh doanh, ông cũng tham gia các chương trình giảng dạy về kiểm toán, thuế Ông có gần 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, thuế, tài chính, đầu tƣ Ngôn ngữ chính ông sử dụng là tiếng Anh và tiếng Việt

 Ông Trịnh ức Vinh, trưởng ban kế toán Doanh nghiệp Bộ Tài Chính, ông đƣợc đào tạo dài hạn tại nhiều quốc gia trên thế giới về tài chính, quản lý, kế toán-kiểm toán Ông là cố vấn cao cấp về nghiệp vụ chuyên ngành và quan hệ quốc tế tại công ty Ông có trên 10 năm kinh nghiệm làm việc trong Bộ Tài Chính Ngôn ngữ chính sử dụng của ông là tiếng Anh và tiếng Việt

 Ông Trương Xuân Khánh, chuyên gia cao cấp về tài chính, tư vấn hoạt động doanh nghiệp, ông có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn doanh nghiệp cho các khách hàng tại nước ngoài và trong nước, ông được đào tạo MBA và tiến sĩ kinh tế tại Hoa Kỳ Ngôn ngữ chính ông sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh

 Ông Xà Quốc Nguyên, chuyên gia cao cấp về kế toán tài chính, ông có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn, kế toán, tài chính thuế và phần mềm chuyên ngành Ông là chuyên gia phụ trách khách hàng trong và ngoài nước Ngôn ngữ chính của ông là tiếng Việt, Anh, Hoa

 Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, kiểm toán viên cao cấp quốc gia Việt Nam, bà có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, thuế và đầu tƣ Ngôn ngữ bà sử dụng là tiếng Anh và tiếng Việt

 Bà ỗ Nhƣ Mỵ Châu, kiểm toán viên cao cấp quốc gia Việt Nam, bà có trên

10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, thuế và đầu tƣ Bà đã từng công tác tại hãng kiểm toán quốc tế Pricewaterhouse Coopers Việt Nam Ngôn ngữ bà sử dụng là tiếng Anh và tiếng Việt

 Ông Trương Văn Khánh, kiểm toán viên cao cấp quốc gia Việt Nam, thạc sĩ chuyên ngành thuế, giảng viên đại học, ông có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tƣ vấn thuế và tài chính, ông đã từng làm việc trong cơ quan thuế của Nhà nước Việt Nam trên 5 năm Ngôn ngữ chính của ông là tiếng Anh và tiếng Việt.

Cơ cấu tổ chức phòng Kế toán - Kiểm toán tài chính

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tồ chức phòng Kiểm toán tài chính:

(Nguồn: http://www.vietaustralia.com)

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tồ chức phòng Kế toán:

(Nguồn: http://www.vietaustralia.com)

Phương hướng phát triển công ty trong tương lai

Với phương châm là luôn mong muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, công ty cũng nhƣ đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi để luôn thích ứng với các thách thức mới, các quy định, và luật lệ mới Đồng thời, VAAL tạo ra cho các nhân viên một môi trường làm việc, khuyến khích sự sáng tạo và cách tiếp cận nhất

TRƯỞNG PHÒNG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

KIỂM TOÁN VIÊN KIỂM TOÁN VIÊN KIỂM TOÁN VIÊN

NHÓM THỰC HIỆN NHÓM THỰC HIỆN NHÓM THỰC HIỆN

KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN VIÊN KẾ TOÁN VIÊN quán trong việc đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh của khách hàng trong nền kinh tế biến chuyển nhanh chóng của Việt Nam Trong tương lai, VAAL đề ra một số mục tiêu cho chính mình để có thể trở thành một nhà cung cấp dịch vụ cho tất cả các đối tƣợng khách hàng với đủ loại hình doanh nghiệp, mang đến cho khách hàng một dịch vụ tốt nhất.

Quy trình kiểm toán chung tại Công ty Kiểm toán Việt Úc

Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Công việc chuẩn bị kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu, tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, giới hạn rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận đƣợc, đồng thời; tối ƣu hoá chi phí kiểm tra Đó chính là lý do công ty kiểm toán Việt Úc xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp với đơn vị và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đƣợc kiểm toán Quy trình chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán tại công ty đƣợc lập nhƣ sau:

Sau khi nghiên cứu thƣ mời kiểm toán và trực tiếp liên hệ trao đổi với khách hàng, Trưởng phòng Kiểm toán tổ chức khảo sát tìm hiểu về đặc điểm, tình hình doanh nghiệp Công việc tìm hiểu này sẽ đƣợc ghi nhận lại trong Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp theo mẫu thiết kế sẵn của công ty

Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp gồm 3 mục chính:

- Tóm lƣợc tình hình khách hàng: bao gồm các thông tin nhƣ tên, loại hình, quyết định thành lập, lĩnh vực kinh doanh…của doanh nghiệp

- Hệ thống kiểm soát nội bộ & tổ chức công tác kế toán: bao gồm việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức công tác kế toán, chính sách kế toán và kiểm soát kế toán, một số thông tin về báo cáo tài chính, khảo sát thực tế và thu thập thông tin tài liệu

- Kết luận và đề xuất của người khảo sát: nhận xét chung về quy mô, tính chất công việc, đánh giá rủi ro trong kiểm soát, đề xuất kế hoạch kiểm toán

Việc khảo sát này đƣợc thực hiện cho kiểm toán năm đầu tiên Kiểm toán các năm tiếp theo, kiểm toán viên của công ty chỉ cần dựa vào hồ sơ thường trực (lưu giữ các thông tin chung về khách hàng) cập nhật những thay đổi của đơn vị và dựa vào hồ sơ hiện hành (toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán của một năm tài chính) để có những hiểu biết cần thiết về doanh nghiệp Thông thường để tạo thuận lợi trong công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiểm toán viên năm trước sẽ tiếp tục kiểm toán cho khách hàng đó trong những năm kiểm toán tiếp theo

Những hiểu biết về khách hàng sẽ đƣợc kiểm toán viên thu thập, tích lũy, sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán báo cáo tài chính Vì vậy chúng không chỉ giúp kiểm toán viên phân tích tình hình tài chính, đánh giá rủi ro để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán mà còn giúp xác định những trọng tâm, đánh giá các ƣớc tính kế toán và những giải trình của đơn vị, xét đoán về tính phù hợp của chính sách kế toán, đánh giá về sự đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán sau này

 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

- Phương pháp xác định mức trọng yếu theo hướng dẫn của công ty:

Mức trọng yếu đƣợc xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau:

Lợi nhuận trước thuế x Tỷ lệ quy định

Doanh thu x Tỷ lệ quy định

Tổng giá trị tài sản x Tỷ lệ quy định

5% - 10% nếu tính trên lợi nhuận trước thuế

0.5% - 3% nếu tính trên doanh thu

2% nếu tính trên tổng tài sản và vốn

Trong từng cuộc kiểm toán, nhóm trưởng phải trao đổi và thống nhất với kiểm toán viên điều hành về tỷ lệ xác định mức trọng yếu

- Phân bổ mức trọng yếu cho từng chỉ tiêu :

Mức trọng yếu chỉ đƣợc phân bổ cho những chỉ tiêu sẽ kiểm tra chọn mẫu (không bao gồm các chỉ tiêu kiểm tra 100%) Việc phân bổ mức trọng yếu đƣợc thực hiện theo số dƣ của từng chỉ tiêu

- Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên đánh giá rủi ro dựa vào kinh nghiệm của mình, công ty chưa có hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định rủi ro Đa số các kiểm toán viên đều dựa vào kinh nghiệm bản thân để ƣớc lƣợng mức trọng yếu và rủi ro theo một số tiêu chuẩn tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng khách hàng

 Lập báo giá/ Hợp đồng kiểm toán

 Phân công nhân sự phụ trách kiểm toán

 Lập kế hoạch: o Kiểm toán giữa niên độ o Kiểm kê HTK/ TSCĐ cuối niên độ o Kiểm toán cuối niên độ

Thực hiện kiểm toán

Để đảm bảo cuộc kiểm toán đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả, công ty kiểm toán Việt Úc xây dựng cho mình một quy trình, kế hoạch kiểm toán phù hợp và hiệu quả Bên cạnh việc tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán, công ty Việt Úc xây dựng chương trình kiểm toán dựa theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm toán dựa trên kế hoạch đã lập nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để làm cơ sở cho việc đƣa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán Cụ thể:

- Gửi thƣ xác nhận thời gian thực hiện kiểm toán tại đơn vị

- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin kiểm toán

- Gửi mẫu thƣ xác nhận cho khách hàng: o Xác nhận công nợ phải thu hay phải trả o Xác nhận ngân hàng o Xác nhận tài trợ vốn của công ty mẹ

- Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính và soạn thảo chiến lƣợc kiểm toán

- Soạn các chương trình kiểm toán cụ thể các khoản mục trên BCTC như vốn bằng tiền, Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Phải trả người bán…các sự kiện sau niên độ

- Chuẩn bị giấy làm việc

- Tổng hợp bút toán điều chỉnh

- Cân đối phát sinh theo các khoản mục tài khoản

- Chuẩn bị file kiểm toán

Kết thúc chương trình và phát hành báo cáo kiểm toán

Sau khi kết thúc chương trình kiểm toán, Báo cáo kiểm toán sẽ được chuyển lên trưởng bộ phận chịu trách nhiệm kiểm toán duyệt Sau đó, Báo cáo kiểm toán đã được duyệt sẽ chuyển đến bộ phận dịch thuật để dịch sang các ngôn ngữ mà khách hàng yêu cầu (đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán) Báo cáo kiểm toán hoàn chỉnh sẽ đƣợc chuyển đến cho khách hàng sau khi đƣợc Ban Giám đốc ký và đóng dấu

Quy trình kiểm toán đƣợc áp dụng tại công ty kiểm toán Việt Úc khá hoàn thiện và chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đề ra, bảo đảm công việc kiểm toán khách hàng đạt hiệu quả cao

Công ty TNHH kiểm toán Việt Úc là thành viên của hiệp hội kiểm toán độc lập Việt Nam (VACPA), hoạt động theo phương châm Độc lập-Trung thực-Minh bạch Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng nhƣ: kiểm toán, kế toán, tƣ vấn thuế, tƣ vấn tài chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao,….Cập nhật kịp thời và đổi mới chương trình kiểm toán để phù hợp với doanh nghiệp Công ty TNHH kiểm toán Việt Úc với quy trình kiểm toán hoàn thiện, luôn bám sát và cập nhật theo chương trình kiểm toán chung của Bộ tài chính, tường xuyên tổ chức hội thảo để bồi dƣỡng và nâng cao năng lực nghề nghiệp.Tuy bề dày lịch sử không lâu nhƣng với sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc đã đạt được những thành tích và giải thưởng cao quý trong ngành và trở thành đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ỊNH TRONG KIỂM TOÁN

Một số vấn đề về kế toán Tài sản cố định

Khái niệm

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có ba yếu tố: tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động, sức lao động TSCĐ là tƣ liệu lao động song không phải tất cả tƣ liệu lao động là TSCĐ TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Khoản mục TSCĐ là một khoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên bảng cân đối kế toán

TSCĐ có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn và giá trị của nó đƣợc chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh Nếu hao mòn hữu hình là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất hoặc do tác động của tự nhiên, thì hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần túy về mặt giá trị do có những TSCĐ cùng loại nhƣng đƣợc sản xuất với giá rẻ hơn, hiện đại hơn…

TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Phân loại

Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì TSCĐ đƣợc phân lọai nhƣ sau:

 Tài sản cố định hữu hình: là những tƣ liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhƣ nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị

 Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lƣợng giá trị đã đƣợc đầu tƣ thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, nhƣ một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

 Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Các nguyên tắc ghi nhận Tài sản cố định

2.1.3.1 Tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cố định 3

Một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình cần thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:

1 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

2 Thời gian sử dụng ƣớc tính trên một năm;

3 Nguyên giá tài sản phải đƣợc xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên

Những tài sản nào thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình Riêng đối với các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, nếu thỏa mãn được 07 điều kiện sau:

1 Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đƣa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

2 Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

3 Doanh nghiệp có khả năng sử đụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

4 Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

5 Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính, và các nguồn lực khác để hoàn tất giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

3 Theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013

6 Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

7 Ƣớc tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình Đối với tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính: Là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nếu hợp đồng thuê thỏa mãn ít nhất một trong bốn điều kiện sau đây:

1 Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên;

2 Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại;

3 Thời hạn cho thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng ƣớc tính của tài sản;

4 Tổng số tiền thê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thê, ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định

2.1.4.1 Xác định nguyên giá Tài sản cố định: Đối với tài sản cố định hữu hình

Nguyên giá TSCĐ hữu hình là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nhƣ: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tƣ mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác

Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình đƣợc ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, nhƣ:

 Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng

 Cải tiến bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra

 Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước

Chi phí sửa chữa và bảo dƣỡng TSCĐ hữu hình nhầm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu đƣợc tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ Đối với tài sản cố định vô hình

Nguyên giá TSCĐ vô hình là giá mua thực tế phải trả cộng cá khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đƣa tài sản vào sử dụng Đối với tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính

2.1.4.2 Chi phí khấu hao: Đặc điểm chung

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn; phần giá trị hao mòn đƣợc tính vào chi phí dưới hình thức khấu hao

Theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao (theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thông tƣ 45/2013/TT-BTC), khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

 Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Doanh nghiệp không đƣợc tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhƣng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao

 Doanh nghiệp phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính nhƣ tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành

 Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhƣng không đƣợc trích khấu hao

 Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ đƣợc thực hiện bắt đầu từ ngày mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngƣng tham gia vào hoạt động kinh doanh

Các phương pháp tính khấu hao:

Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp:

 Phương pháp khấu hao đường thắng

 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Trình bày trên Báo cáo tài chính

Đối với tài sản cố định hữu hình

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐ hữu hình về những thông tin sau:

 Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình;

 Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;

 Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ;

 Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ hữu hình) phải trình bày các thông tin:

 Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ;

 Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối kỳ;

 Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;

 Giá trị còn lại của tài sản

4 Chuẩn mực kế toán số 03, 04, 06

 Chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản dở dang;

 Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương lai;

 Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không đƣợc sử dụng;

 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng;

 Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý;

 Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình Đối với tài sản cố định vô hình

Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại TSCĐ vô hình đƣợc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp và TSCĐ vô hình đƣợc hình thành từ các nguồn khác, về những thông tin sau:

 Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình;

 Phương pháp khấu hao; Thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao;

 Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại đầu năm và cuối kỳ;

 Bản Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần TSCĐ vô hình) phải trình bày các thông tin:

 Nguyên giá TSCĐ tăng, trong đó giá trị TSCĐ tăng từ hoạt động trong giai đoạn triển khai hoặc do sáp nhập doanh nghiệp;

 Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm;

 Số khấu hao trong kỳ, tăng, giảm và lũy kế đến cuối kỳ;

 Lý do khi một TSCĐ vô hình đƣợc khấu hao trên 20 năm;

 Nguyên giá, số khấu hao lũy kế, giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại của từng TSCĐ vô hình có vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp;

 Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp, trong đó ghi rõ: Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu; Giá trị khấu hao lũy kế; Giá trị còn lại của tài sản

 Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợ phải trả;

 Các cam kế về mua, bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai

 Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng;

 Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhƣng vẫn còn sử dụng;

 Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý

 Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triển khai đã đƣợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

 Các thay đổi khác về TSCĐ vô hình Đối với TSCĐ thuê tài chính

 Bên thuê tài sản phải trình bày các thông tin về thuê tài chính, sau:

 Giá trị còn lại của tài sản thuê tại ngày lập báo cáo tài chính;

 Tiền thuê phát sinh thêm đƣợc ghi nhận là chi phí trong kỳ;

 Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm;

 Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền đƣợc mua tài sản.

Kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định

Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với Tài sản cố định

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định thông qua việc đầu tƣ đúng mục đích, cũng nhƣ quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định Ngoài ra, kiểm soát nội bộ còn phải giúp hoạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sữa chữa, chi phí khấu hao Do các chi phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Các thủ tục kiểm soát Tài sản cố định

Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: Đơn vị phải tách biệt trách nhiệm giữa các chứng năng bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ Theo đó, người quản lý tài sản không được đồng thời là người kế toán TSCĐ

Doanh nghiệp phải quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định nhƣ mua mới, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán TSCĐ Tránh tình trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển tài sản dễ dẫn tới rủi ro thất thoát tài sản

2.2.2.1 Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định

Các công ty lớn hằng năm thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách bao gồm các nội dung về mua sắm, thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định và nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch này Đây là công cụ quan trọng để kiểm soát đối với tài sản cố định

2.2.2.2 Các công cụ kiểm soát khác o Hệ thống hóa sổ chi tiết tài sản cố định Đơn vị mở sổ chi tiết cho từng loại tài sản cố định, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết, hồ sơ chi tiết Một hệ thống chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng các tài sản cố định tăng hay giảm trong năm Từ đó có thể giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời những mất mát hay thiếu hụt tài sản, giúp đơn vị sử dụng tài sản cố định hữu hiệu và hiệu quả Ngoài ra, nhờ hệ thống sổ chi tiết có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của từng loại tài sản cố định với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt để phát hiện các trường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch o Thủ tục mua sắm tài sản cố định và đầu tƣ xây dựng cơ bản Nhằm đảm bảo việc đầu tư tài sản cố định đạt hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp thường xây dựng chính sách chung về vấn đề này, chẳng hạn quy định về những thủ tục cần thiết khi mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ xây dựng cơ bản o Thủ tục thanh lý hay nhƣợng bán tài sản cố định Doanh nghiệp cần phải xây dựng các quy định về thanh lý tài sản cố định o Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi đƣợc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, hay phải tính vào chi phí của niên độ Doanh nghiệp nên thiết lập tiêu chuẩn để phân biệt dựa trên chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành và cụ thể hóa theo đặc thù của đơn vị o Chế độ kiểm kê định kỳ tài sản cố định nhằm kiểm tra về sự hiện hữu, địa điểm đặt tài sản, điều kiện sử dụng, cũng nhƣ phát hiện các tài sản để ngoài sổ sách, hoặc bị thiếu hụt, mất mát… o Các quy định về bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định nhƣ thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản… o Các quy định về tính khấu hao Thông thường thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản cố định phải được ban giám đốc phê chuẩn trước khi áp dụng.

Kiểm toán Tài sản cố định

Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định

Kiểm toán khoản mục TSCĐ nhầm hướng tới mục tiêu chung của kiểm toán tài chính, nó đƣợc xác định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “ Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đƣa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có đƣợc lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đƣợc chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Theo đó, mục tiêu kiểm toán TSCĐ bao gồm các mục tiêu:

Bảng 2.1: Mục tiêu kiểm toán Tài sản cố định Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đối với TSC

1 Hiện hữu và quyền Các TSCĐ đƣợc ghi chép là có thật và đơn vị có quyền đối với chúng

2 ầy đủ Mọi tài sản của đơn vị đều đƣợc ghi nhận

Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã đƣợc ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái

4 ánh giá Các TSCĐ đƣợc đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

5 Trình bày và công bố

Sự trình bày và khai báo TSCĐ – gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao – là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

(Nguồn: giáo trình kiểm toán căn bản)

Ngoài ra, trong kiểm toán tài sản cố định, kiểm toán viên còn thu thập các bằng chứng liên quan đến chi phí khấu hao, số khấu hao luỹ kế, chi phí sửa chữa tài sản cố định.

Chương trình kiểm toán Tài sản cố định

2.3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Mục đích chính của việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là để kiểm toán viên đánh giá đƣợc sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định, việc tuân thủ các chính sách, quy định về quản lý và khấu hao tài sản Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng các phương pháp sau: o Dựa vào kinh nghiệm ước tính những năm trước của kiểm toán viên tại đơn vị (nếu có) Nếu kiểm toán viên đã từng kiểm toán cho đơn vị thì trong hồ sơ kiểm toán năm trước sẽ có nhiều thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán năm hiện hành Bởi vì, trong hồ sơ kiểm toán năm trước cũng có những thông tin về những loại sai sót đã đƣợc phát hiện, lúc này, kiểm toán viên xem xét chúng có đƣợc sửa chữa hay chƣa, đơn vị có tiếp tục mắc phải những sai sót đó nữa không o Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác o Kiểm tra các loại tài liệu và sổ sách: sơ đồ tổ chức, sổ tay chính sách, sơ đồ hạch toán, chứng từ gốc, sổ nhật ký, sổ cái, các sổ chi tiết, các báo cáo trình bày những dữ liệu thực tế và kế hoạch liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao Trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc, kiểm toán viên cần kiểm tra sự hiện hữu của dấu vết kiểm soát nội bộ trên các tài liệu đó o Quan sát các hoạt động kiểm soát và vận hành của chúng trong thực tiễn

Kiểm toán viên cần quan sát việc thực hiện các thủ tục kiểm soát quan trọng để xem chúng có đƣợc thực hiện trên thực tế hay không Qua đó có thể đánh giá đƣợc sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ánh giá rủi ro kiểm soát

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 (VSA 400) mục 28 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dƣ tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu” Căn cứ vào kết quả của bước trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến mỗi cơ sở dẫn liệu cụ thể

Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Còn nếu rủi ro kiểm soát đƣợc đánh giá ở mức tối đa, kiểm toán viên sẽ không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà bước vào tiến hành các thử nghiệm cơ bản

Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là những thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ Những thử nghiệm kiểm soát đƣợc sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: o Phỏng vấn o Kiểm tra tài liệu o Quan sat việc áp dụng các thủ tục kiểm soát o Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát ánh giá lại các rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản

Từ kết quả thực hiện các thử nghiệm trên giúp kiểm toán viên đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến tài sản cố định và chi phí khấu hao Khi đánh giá kiểm toán viên nhận ra những điểm yếu để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm phạm vi của thử nghiệm cơ bản

Kiểm toán tài sản cố định hữu hình

 Kiểm toán nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Khi tiến hành kiểm toán nguyên giá tài sản cố định phải tiến hành hai bước, một là thực hiện thủ tục phân tích, hai là thử nghiệm chi tiết

Bảng 2.2: Các thử nghiệm cơ bản đối với tài sản cố định hữu hình

Loại Thử nghiệm Mục tiêu kiểm toán

Sử dụng các tỷ suất để so sánh giữa năm hiện hành với năm trước

Hiện hữu, ầy đủ, ánh giá, Ghi chép chính xác

Thử nghiệm kiểm chi tiết

Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố định và đối chiếu với sổ cái

Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định

Hiện hữu, Quyền, ánh giá

Chứng kiến kiểm kê các tài sản cố định tăng lên trong kỳ

Hiện hữu, ầy đủ, ánh giá

Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định

Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ tài sản cố định ầy đủ

Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định trong kỳ

Xem xét việc trình bày và công bố trên báo cáo tài chính

Trình bày và công bố

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán căn bản)

Kiểm toán viên tiến hành so sánh giá trị tài sản cố định hữu hình tăng/giảm trong năm với năm trước Từ quá trình này, kiểm toán viên sẽ có nhận thức về xu hướng thay đổi và tính hợp lý chung của khoản mục

Tùy theo đặc điểm của đơn vị, kiểm toán viên sử dụng nhiều tỷ số khác nhau, thông thường là: o Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định so với tổng số o Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định o Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu o Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định o So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì với doanh thu thuần o So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng với cùng kỳ năm trước o So sánh giá trị của các tài sản cố định mua trong năm với năm trước o So sánh giá trị của các tài sản cố định giảm trong năm với năm trước

Kiểm toán nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm các bước sau:

 Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi tài sản cố định của đơn vị và đối chiếu sổ cái

Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu tập những bằng chứng về quyền và tính có thật về số dƣ đầu kỳ của các tài sản cố định chủ yếu đang sử dụng Thông tin về tài sản đầu kỳ trong lần kiểm toán đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung Nhờ thế, trong các lần kiểm toán sau, kiểm toán viên chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh

Trước khi kiểm tra chi tiết về tăng hay giảm trong năm, kiểm toán viên cần bảo đảm rằng số liệu trên các sổ chi tiết bằng với số liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp Số tăng và giảm trong năm là số liệu quan trọng nhất và cần tập trung kiểm tra

Sau đó, kiểm toán viên cần thu thập hay tự lập ra một bảng phân tích, trong đó liệt kê số dƣ đầu kỳ và các chi tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm và tính ra số dƣ cuối kỳ để đối chiếu trên sổ sách

 Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cố định Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhật về tài sản cố định Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên Các công việc thường thực hiện khi kiểm toán nghiệp vụ này như sau:

1 Xem xét sự phê chuẩn việc ghi nhận đối với mọi tài sản cố định tăng trong kỳ, gồm cả tài sản cố định mua và tự xây dựng

2 Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua tài sản cố định để đối chiếu đến những chứng từ có liên quan nhƣ hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác Đồng thời cần kiểm tra số tổng cộng và việc hoạch toán các khoản đƣợc chiết khấu hoặc giảm giá, nhằm phát hiện các khoản chi cần phải đƣợc vốn hóa nhƣng lại không hoạch toán vào nguyên giá hay những khoản tuy không đƣợc phép, nhƣng vẫn ghi tăng nguyên giá tài sản cố định

3 Điều tra các trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán Xác định xem các trường hợp này có được xét duyệt của người có thẩm quyền hay không

4 Xem xét việc xác định nguyên giá của tài sản cố định

Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc 33 1 Tổng quan quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại VAAL

Chuẩn bị kiểm toán

 Tìm hiểu về khách hàng Đối với khách hàng mới, sau khi tiếp nhận yêu cầu kiểm toán của khách hàng (bằng điện thoại, bằng thư, hay fax…) công ty sẽ cử người đến làm việc với khách hàng mới này Đối với khách hàng cũ, thường thì công ty sẽ liên hệ với DN trước để đề nghị ký hợp đồng kiểm toán cho năm hiện hành Sau đó công ty sẽ cử đại diện tiếp xúc với khách hàng để khảo sát những biến động (nếu có) so với năm trước, thu thập những thông tin cơ bản, cần thiết: cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động kinh doanh… để giúp cho kiểm toán viên có những thay đổi về kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán phù hợp với năm hiện hành

Thông qua những thông tin về công ty để đánh giá về khối lƣợng công việc, về khả năng phục vụ và một số vấn đề khác nhƣ: phí kiểm toán, thời gian kiểm toán… Dựa vào đó công ty sẽ quyết định việc ký hợp đồng kiểm toán

Nếu hợp đồng kiểm toán 5 đƣợc ký kết công ty sẽ tiến hành xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán

5 Xem chi tiết tại phụ lục 1

 Quy trình tiếp nhận khách hàng tại công ty:

(Nguồn: http://www.vietaustralia.com)

Sơ đồ 3.1: Quy trình tiếp nhận khách hàng tại V L

Quy trình tiếp nhận khách hàng của công ty gồm những giai đoạn sau:

Bộ phận chuyên trách về khách hàng có nhiệm vụ tìm kiếm, liên hệ trực tiếp với những khách hàng có nhu cầu kiểm toán Bộ phận sẽ cung cấp cho khách hàng mẫu phiếu thông tin khách hàng để khách hàng tự điền thông tin và gửi lại cho bộ phận chuyên trách khách hàng bằng email hoặc fax Bộ phận này sẽ gửi lại thông tin và thƣ yêu cầu kiểm toán đến Ban giám đốc để xét duyệt

Ban giám đốc sau khi tiếp nhận hồ sơ của Bộ phận chuyên trách khách hàng, sẽ xem xét và khảo sát thông tin khách hàng, phạm vi kiểm toán, mục đích kiểm toán Nếu thấy cần tìm hiểu thêm thông tin, Ban giám đốc sẽ yêu cầu Bộ phận chuyên trách khách hàng phỏng vấn, tìm hiểu thêm và duyệt hồ sơ bao gồm phí kiểm toán

Lập gửi thƣ báo phí cho khách hàng bằng fax

Bộ phận chuyên trách khách hàng

Gửi và ký kết hợp đồng kiểm toán

Nếu khách hàng chấp nhận mức phí kiểm toán, công ty kiểm toán Việt Úc sẽ tiến hành lập Hợp đồng kiểm toán gửi cho khách hàng và ký kết

Phân công kiểm toán viên và xác định thời gian kiểm toán

 Tài liệu do khách hàng cung cấp Để cuộc kiểm toán tiến hành một cách có thuận lợi, kiểm toán viên sẽ yêu cầu

KH gửi những tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán nhƣ: o Bảng cân đối phát sinh và Báo cáo kiểm toán trước kiểm toán o Hồ sơ pháp lý (Giấy phép kinh doanh và các giấy tờ khác…) o Quyết định bổ nhiệm các thành viên trong Ban giám đốc và Ban quản trị trong năm o Biên bản họp/Nghị quyết/Báo cáo của Ban giám đốc và Ban quản trị trong năm o Điều lệ và quy chế nội bộ của Công ty o Danh mục tài liệu quan trọng để lưu hồ sơ kiểm toán chung

Riêng đối với khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng gửi các tài liệu: o Biên bản kiểm kê TSCĐ o Sổ cái tài khoản 211, 212, 213, 214 o Sổ chi tiết các tài khoản 211, 212, 213,214 o Bảng trích khấu hao TSCĐ o Biên bảng hợp đồng quản trị về việc mua bán hay thanh lý tài sản cố định o Biên bản nhận góp vốn là tài sản cố định

 Rủi ro kiểm toán chung đối với Tài sản cố định 6

6 http://diachihocketoan.com/nhung-sai-sot-khi-hach-toan-ke-toan-thuong-gap-phai-nhat.html và tham khảo nhân viên kiểm toán tại công ty

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đƣa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu Đối với khoản mục TSCĐ, những sai phạm tiềm tàng thường gặp:

 TSCĐ đƣa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận

 Hạch toán tăng TSCĐ chƣa kịp thời theo biên bản bàn giao (hạch toán không đúng kỳ)

 Hạch toán tăng TSCĐ khi chƣa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đƣa vào sử dụng…

 Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp

 Phân loại TSCĐ vô hình sai: giá trị quyền sử dụng đất, chi phí đền bù và giải tỏa mặt bằng…Ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ vô hình những nội dung không đúng nhƣ chi phí thành lập Công ty, chi phí trong giai đoạn nguyên cứu…

 Chênh lệch nguyên giá, khấu hao lũy kế giữa bảng cân đối phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết

 Phân loại sai: tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ nhƣng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hoạch toán nhầm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

 Chƣa lập phiếu thanh toán khối lƣợng XDCB tự làm đã hoàn thành

 Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhƣng chƣa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chƣa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kỳ

 Hoạch toán tăng nguyên giá TSCĐ những nội dung không đúng chế độ quy định: ghi vào nguyên giá TSCĐ các chi phí phát sinh khi TSCĐ đã đƣa vào sử dụng nhƣ chi phí lãi vay không đƣợc vốn hóa; chi phí sữa chữa lớn TSCĐ không mang tính nâng cấp, không làm tăng công suất hoặc thời gian sử dụng; ghi tăng nguyên giá không đúng với biên bản bàn giao, nghiệm thu…

 Chưa đăng ký phương pháp trích khấu hao với cơ quan thuế địa phương

 Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lý, mức trích khấu hao không đúng quy định, vƣợt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu đƣợc trích vào chi phí trong kỳ theo quy định

 Trích hoặc thôi trích khấu hao tròn tháng hoặc tròn quý mà không theo ngày đƣa TSCĐ vào sử dụng hoặc ngƣng trích theo ngày ngƣng sử dụng

 Số khấu hao lũy kế chƣa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không đƣợc phân bổ

 Tài sản đã hết thời gian sử dụng nhƣng vẫn chƣa trích hết khấu hao Số chƣa trích hết không đƣợc hoạch toán vào chi phí trong kỳ

 Vẫn trích hao đối với tài sản đã khấu hao hết nhƣng vẫn tiếp tục sử dụng

 Trích khấu hao tính vào chi phí cả những TSCĐ không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

 Trích khấu hao đối với tài sản thuê hoạt động hoặc không trích khấu hao TSCĐ đi thuê tài chính…

Dựa vào những kinh nghiệm của mình về những sai phạm đối với khoản mục TSCĐ mà kiểm toán viên VAAL sẽ thiết kế chương trình kiểm toán thích hợp phát hiện rủi ro

 Xác định mức trọng yếu

Thông thường, trưởng nhóm kiểm toán sẽ xem xét một số thông tin nền tảng: tổng tài sản, tổng nguồn vốn, các khoản vay, công nợ… Từ đó, xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCĐKT

Hình 3.1: Bảng xác định mức trọng yếu tại công ty V L

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc)

Căn cứ vào bảng trên, kiểm toán viên chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Công ty kiểm toán Việt Úc xây dựng chương trình kiểm toán chung cho tất cả các cuộc kiểm toán Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp cụ thể mà kiểm toán viên phụ trách từng phần hành có thể trao đổi với kiểm toán viên chính để điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ chung tại VAAL nhƣ sau:

Thử nghiệm kiểm soát Đối với khách hàng cũ thì thường các kiểm toán viên tại công ty kiểm toán Việt Úc không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để kiểm tra lại độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ mà đi ngay vào các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán

Còn đối với khách hàng mới thì phần thử nghiệm kiểm soát ở công ty kiểm toán Việt Úc đƣợc kiểm toán viên thực hiện ở hai khâu: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ, kiểm toán viên thiết lập bảng câu hỏi gồm những vấn đề chính nhƣ sau:

Bảng 3.1: Câu hỏi về kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Không áp dụng Có Không

1 Người xét duyệt mua mới

TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không?

2 Có lập kế hoạch, dự toán mua

3 Có theo dõi TSCĐ trên thẻ chi tiết không?

4 Có chính sách phân biệt giữa khoản chi phí tăng nguyên giá tài sản hay tính vào chi phí hay không?

5 Có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán hay không?

6 Khi nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ có thành lập Hội đồng thanh lý theo quy định hay không?

7 Có lập báo cáo định kỳ về

TSCĐ không sử dụng hay không?

(Nguồn: ồ sơ nội bộ công ty T iểm toán Việt Úc)

 ánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Sau khi thu thập đủ bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ kế hợp bằng chứng có đầy đủ số lƣợng và chất lƣợng để đƣa ra kết quả về sự hữu hiệu của HTKSNB Đối với thử nghiệm kiểm soát, dựa vào tình hình cụ thể của từng công ty mà kiểm toán viên Việt Úc sẽ sử dụng những biện pháp khác nhau

Những thử nghiệm cơ bản tiêu biểu đáp ứng các mục tiêu kiểm toán của TSCĐ bao gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết

Trong bước kiểm tra, phân tích kiểm toán viên phải tiến hành: o Thu thập hoặc lập 1 bảng phân tích theo nhóm các tài sản về nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ thể hiện: số dƣ đầu kỳ, các khoản tăng giảm trong kỳ, số dƣ cuối kỳ o So sánh và tìm hiểu sự biến động nguyên giá và chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước

 Kiểm kê tài sản cố định và thủ tục thay thế

Thử nghiệm này đƣợc tiến hành nhằm mục tiêu chứng minh TSCĐ là hiện hữu, đầy đủ tại thời điểm lập báo cáo tài chính (thường là 31/12)

Trong trường hợp, công ty vì lý do khách quan nên không thể tham gia cùng doanh nghiệp chứng kiến kiểm kê, sẽ thực hiện thủ tục thay thế, kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày kết thúc niên độ

Kế đến, bằng phương pháp phỏng vấn, kiểm toán viên hỏi kế toán trưởng về những TSCĐ cầm cố, thế chấp Nếu có, kiểm toán viên yêu cấu cung cấp chứng từ nhƣ hợp đồng vay, chứng từ cầm cố, thế chấp…

 Kiểm tra số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước, và số liệu trên Sổ cái, Sổ chi tiết

Thử nghiệm này nhằm đạt đƣợc cơ sở dẫn liệu là ghi chép chính xác Đối chiếu số dƣ đầu kỳ tài khoản TSCĐ, chi phí khấu hao trên BCĐKT với số dư cuối kỳ đã kiểm toán năm trước

Sau đó, dựa vào Sổ cái và Sổ chi tiết, kiểm toán viên đối chiếu số dƣ đầu kỳ trên báo cáo tài chính với số dƣ đầu kỳ trên sổ cái và tổng hợp số dƣ đầu kỳ sổ chi tiết

 Chốt số dƣ cuối kỳ

Thử nghiệm này đƣợc thực hiện nhằm đảm bảo số liệu trên sổ kế toán đƣợc tính toán và ghi chép chính xác từ việc chuyển số dƣ đầu kỳ, ghi nhận nghiệp vụ cho đến việc tính ra số dƣ cuối kỳ

Từ số dƣ cuối kỳ có đƣợc trong bảng phân tích tổng quát về sự biến động của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với số dƣ cuối kỳ trên sổ cái và bảng cân đối kế toán năm kiểm toán do đơn vị cung cấp

 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế

Mục tiêu của việc thiết kế thử nghiệm này là nhằm đảm bảo TSCĐ đƣợc trình bày trên báo cáo tài chính là có thực tại đơn vị, giá trị hao mòn lũy kế tăng là đúng đắn

Các bước tiến hành cụ thể là từ số phát sinh tăng giảm có được trên bảng phân tích tổng quát về sự biến động của TSCĐ, số lƣợng tài sản tăng giảm trong kỳ rồi kiểm toán viên mới tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ tăng giảm tài sản Và từ danh sách những tài sản tăng giảm, kiểm toán viên thu thập các chứng từ để đảm bảo các bằng chứng về quyền sở hữu của tài sản và tính có thực của tài sản

Việc kiểm toán chi phí khấu hao đƣợc kiểm toán viên kết hợp cùng với kiểm toán nguyên giá TSCĐ Chi phí khấu hao có liên quan đến nhiều khoản mục chi phí khác nên kiểm toán viên phụ trách kiểm toán phần hành này phải thể hiện đƣợc chi tiết chi phí khấu hao phân bổ cho các đối tƣợng chịu chi phí

Cách thức lưu trữ hồ sơ kiểm toán tại công ty

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230, hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, phân loại, sử dụng, và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của kiểm toán viên và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã đƣợc thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Hồ sơ kiểm toán đƣợc chia làm hai loại:

Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính

Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng

Tại công ty kiểm toán Việt Úc, hồ sơ kiểm toán sử dụng là hồ sơ chung chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng Hồ sơ kiểm toán chung do đó thường mang tính lịch sử hay mang tính liên tục qua các năm tài chính Hồ sơ kiểm toán chung, thường gồm 7 :

 Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ;

 Các thông tin chung về khách hàng:

Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thoả thuận và biên bản quan trọng: Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy phép thành lập (giấy phép đầu tƣ, Hợp đồng liên doanh), đăng ký kinh doanh, bố cáo, biên bản họp Hội đồng quản trị, họp Ban Giám đốc (Tên, địa chỉ, chức năng và phạm vi hoạt động, cơ cấu tổ chức );

Các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; quá trình phát triển của khách hàng;

 Các tài liệu về thuế: Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng đƣợc cơ quan thuế cho phép, các tài liệu vê thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm;

 Các tài liệu về nhân sự: Các thoả ƣớc lao động, các quy định riêng của khách hàng về nhân sự; Quy định về quản lý và sử dụng quỹ lương;

7 http://www.vae.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id49:vsa-230-h-s-kim-toan

 Các tài liệu về kế toán:

- Văn bản chấp thuận chế độ kế toán đƣợc áp dụng (nếu có);

- Các nguyên tắc kế toán áp dụng: Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp tính dự phòng

 Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ ba (3) có hiệu lực trong thời gian dài (ít nhất cho hai (2) năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê, hợp đồng bảo hiểm, thoả thuận vay ;

Hồ sơ chung do công ty tự thiết kế, là 1 profile chứa các trang giấy ghi nhận những công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện và các tài liệu kiểm toán có liên quan File này gồm các bìa giấy, chia làm nhiều ngăn khác nhau, mỗi ngăn dùng để lưu trữ các tài liệu riêng đƣợc đánh ký hiệu bằng các chữ ký tự để tham chiếu theo nội dung công việc của từng phần hành Việc đánh số tham chiếu sẽ giúp cho kiểm toán viên thuận tiện trong việc lưu trữ hồ sơ, bằng chứng cho từng khoản mục vào đúng phần hành rất dễ kiểm tra và quản lý Hồ sơ kiểm toán tại VAAL đƣợc thiết kế rất cẩn thận và đẹp mắt Cụ thể những chỉ mục trong hồ sơ kiểm toán tổng hợp:

B: Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

C: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

D: Kiểm tra cơ bản tài sản

E: Kiểm tra cơ bản nợ phải trả

F: Kiểm tra cơ bản nguồn vốn chủ sở hữu và tài khoản ngoại bảng

G: Kiểm tra cơ bản Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

H: Kiểm tra các nội dung khác

Hồ sơ kiểm toán tại VAAL bao gồm:

Hợp đồng kiểm toán quy định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm giữa công ty và khách hàng đƣợc kiểm toán, thời gian kiểm toán, phí kiểm toán,…

Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, hợp đồng thuê đất,…

Bảng cân đối phát sinh và Báo cáo tài chính của năm trước kiểm toán

Sổ sách, chứng từ kế toán của KH đƣợc kiểm toán viên lựa chọn để làm bằng chứng kiểm toán

Giấy tờ làm việc: đƣợc kiểm toán viên thiết kế làm việc riêng cho từng khoản mục, đối tƣợng KH

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc)

Hình 3.2: Mẫu giấy tờ làm việc của VAAL

Áp dụng chương trình kiểm toán Tài sản cố định của công ty kiểm toán Việt Úc

Thông tin chung về công ty

3.2.1.1 Hình thức sở hữu vốn

Công ty TNHH ABC là một công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép Đầu tƣ số 288/GP-BD do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp vào ngày 15 tháng 09 năm 2003

Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên

Vốn điều lệ đăng ký: 3.000.000 USD tương đương 51.028.000.000 VNĐ

Sản xuất, chế tạo và gia công các khuôn kim loại (khuông định hình, khuôn cao tầng, khuôn điện cực) và khuôn lụa

3.2.1.3 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSC )

 Tài sản cố định hữu hình:

Nguyên tắc ghi nhận TS Đ hữu hình:

TSCĐ hữu hình đƣợc ghi nhận trên cơ sở nguyên giá trừ khấu hao lũy kế Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản vào hoạt động Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ đƣợc tính vào giá trị tài sản, chi phí bảo trì sửa chữa đƣợc tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ Khi tài sản đƣợc bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế đƣợc xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi (lỗ) nào phát sinh do thanh lý tài sản đều đƣợc hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Phương pháp khấu hao TS Đ hữu hình:

Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định tại Thông tƣ 203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm

2009 và Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Bộ Tài Chính, thời gian khấu hao đƣợc ƣớc tính nhƣ sau:

Bảng 3.2: Thời gian khấu hao TSC

Nhà cửa, vật kiến trúc 08

Thiết bị, dụng cụ quản lý 03-08

(Nguồn: Thông tư số 45/2013/TT-BTC)

Giá trị của phần mềm máy tính đƣợc ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu không đi kèm với phần cứng Phần mềm máy tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 3 năm

Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TS Đ thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính bao gồm giá trị hợp lý của tài sản thuê và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính

Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại

Giá trị hợp lý: là giá trị tài sản có thể đƣợc trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ đƣợc thanh tóan một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá

Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TS Đ thuê tài chính: Áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

Chương trình kiểm toán Tài sản cố định

Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ:

 TSCĐ thực sự tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (cơ sở dẫn liệu hiện hữu, quyền)

 Các tiêu chuẩn đƣợc tính là TSCĐ; việc tăng giảm TSCĐ đều đƣợc ghi nhận đầy đủ, chính xác (cơ sở dẫn liệu đầy đủ, chính xác)

 Đánh giá (trích khấu hao) chính xác và cánh trình bày phù hợp với các chuẩn mực kế toán và quy chế quản lý sử dụng TSCĐ (cơ sở dẫn liệu đánh giá, trình bày)

Một kế hoạch và chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại hiệu quả làm việc trong quá trình kiểm toán Đối với khoản mục TSCĐ (gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình đƣợc thiết kế chung 8 ; và TSCĐ thuê tài chính 9 ), kiểm toán viên dựa vào chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành và tùy theo đặc điểm của từng DN mà kiểm toán viên sẽ có những thủ tục kiểm toán phù hợp

8 Xem chi tiết tại phụ lục 2

9 Xem chi tiết tại phụ lục 3

Do công ty ABC là khách hàng cũ (kiểm toán viên đã nắm đƣợc quy trình kế toán, quy chế của đơn vị) nên kiểm toán viên không thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cần thiết mà đi ngay vào các thử nghiệm cơ bản để thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán bao gồm kiểm tra phân tích và kiểm tra chi tiết

Chương trình kiểm toán TSCĐ được tham chiếu bằng mã D730, D830 Trong chương trình kiểm toán, những thủ tục chung cũng như kiểm tra phân tích và kiểm tra chi tiết đƣợc tham chiếu 1 cách rất cụ thể

 Thủ tục chung Đầu tiên, kiểm toán viên lập trang bảng số liệu tổng hợp so sánh với số dƣ cuối năm trước đồng thời đối chiếu số dư trên bảng tổng hợp với Bảng cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.3: Bảng số liệu tổng hợp TSC hữu hình, TSC vô hình

Biểu chỉ đạo về những nội dung cơ bản của phần hành TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình là D710 và TSCĐ thuê tài chính là D810 10 , qua đó kiểm toán viên có thể nắm bắt nhanh một số thông tin quan trọng về khoản mục này nhƣ:

 Số liệu trước kiểm toán TSCĐ hữu hình là 35.679.494.403đ

 Số liệu về TSCĐ vô hình là 45.163.440đ

 Số liệu về TSCĐ thuê tài chính là 15.230.306.568đ

 Số liệu về hao mòn TSCĐ hữu hình là 23.555.156.406đ

 Số liệu về hao mòn TSCĐ vô hình là 45.163.440đ

 Số liệu về hao mòn TSCĐ hữu hình là 7.489.500.354đ

Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp, ta thấy khớp đúng với BCĐKT Nhƣ vậy, xét trên khía cạnh trọng yếu, việc ghi chép khoản TSCĐ là trung thực và hợp lý

 So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dƣ TSC hữu hình, TSC vô hình, TSC thuê tài chính Mã tham chiếu D750 và D850 11

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.4: Bảng phân tích số liệu

10 Xem chi tiết tại phụ lục 4

Từ bảng phân tích, ta thấy:

 Số dư TSCĐ hữu hình cuối năm 2013 giảm 7% tương đương với 2.798.507.503đ so với đầu năm

 Số dƣ TSCĐ vô hình không thay đổi

 Số dư TSCĐ thuê tài chính cuối năm 2013 tăng 6% tương đương 894.040.421đ so với đầu năm

Nhận xét: Trong năm, đơn vị có biến động giảm TSCĐ hữu hình lớn, chủ yếu là do ngoài những tài sản thanh lý thì năm nay, đơn vị còn điều chỉnh giảm những tài sản không đủ tiêu chuẩn theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC Đối với khoảnTSCĐ hữu hình và TSCĐ thuê tài chính tăng lên là do đơn vị mua thêm

Kết luận: Các biến động trong năm là hợp lý, cần kiểm tra đơn vị đã điều chỉnh giảm tài sản đúng theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC

 Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản 12 Để kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, kiểm toán viên thu thập bảng khấu hao chi tiết từng loại TSCĐ và đối chiếu với TT 45/2013/TT-BTC ngày 10/06/2013 và CMKT có liên quan Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên sẽ lướt bảng khấu hao để kiểm tra các TSCĐ được phân loại đúng hay không, có bất thường gì không

12 Xem chi tiêt tại phụ lục

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.5: Bảng kiểm tra tính hợp lý thời gian trích khấu hao TSC

Nhận xét: Đơn vị ghi nhận thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đúng với quy định

Kết luận: TSCĐ đƣợc ghi nhận phù hợp với thông tƣ 45/2013/TT-BTC và các CMKT có liên quan

 Kiểm kê tài sản cố định và thủ tục thay thế

Trong trường hợp này, vì lý do khách quan nên không chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên dùng thủ tục thay thế là phỏng vấn đơn vị và kiểm tra chứng từ tăng tài sản trong kỳ

 Kiểm tra số dƣ đầu kỳ và chốt số dƣ cuối kỳ Mã tham chiếu D760 và D860 Để kiểm tra việc ghi chép chính xác khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên đối chiếu số dƣ đầu kỳ của tài khoản TSCĐ, chi phí khấu hao trên BCĐKT với số dƣ cuối kỳ đã kiểm toán năm trước

Sau khi kiểm tra khớp số liệu, kiểm toán viên dựa vào Sổ cái và Sổ chi tiết, kiểm toán viên đối chiếu với số dƣ đầu kỳ trên báo cáo tài chính

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.6: Bảng theo dõi chi tiết tăng giảm TSC và hao mòn lũy kế

Nhận xét: Đơn vị đã ghi chép, theo dõi đầy đủ tài sản cố định

Kết luận: Đạt đƣợc mục tiêu kiểm toán đề ra, các khoản TSCĐ đƣợc ghi chép chính xác

 Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế Mã tham chiếu D761

Chọn mẫu các tài sản tăng trong năm để tiến hành kiểm tra các chứng từ gốc liên quan; đối chiếu với kế hoạch, thủ thục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ Đồng thời, kiểm tra tính chính xác việc hạch toán các nghiệp vụ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ và tính toán các khoản lãi/lỗ dựa trên các chứng từ liên quan

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.7: Bảng kiểm tra việc ghi nhận nghiệp vụ tăng giảm TSC

Nhận xét: Đã kiểm tra đúng với Hợp đồng, Hóa đơn, Phiếu nhập kho Đã kiểm tra đúng với Hợp đồng thanh lý, Hóa đơn

Kết luận: TSCĐ đƣợc trình bày trên BCTC là có thực tại đơn vị

 Kiểm tra việc chuyển tài sản cố định không đủ tiêu chuẩn ghi nhận thành công cụ, dụng cụ theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC

Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra trên sổ chi tiết và bảng tính khấu hao để xem có sai sót trong việc định khoản hay không, cũng nhƣ kiểm tra việc điều chỉnh TSCĐ theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC

Sau khi kiểm tra bảng trích khấu hao, kiểm toán viên phát hiện đơn vị chƣa thực hiện đúng theo thông tư với những TSCĐ dưới 30 triệu Cụ thể:

TSCĐ dưới 30 triệu đã khấu hao hết và đã thanh lý trong năm 2013: 259.517.390đ

TSCĐ dưới 30 triệu đã khấu hao hết chưa thanh lý, bút toán điều chỉnh đề nghị:

TSCĐ dưới 30 triệu chưa khấu hao hết:

Hình 3.8: Bảng trích một phần của bảng khấu hao TSC

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.9: Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn – 142

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

Hình 3.10: Bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn – 242

(Nguồn: Hồ sơ nội bộ công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc)

3.2.2.2 ƣa ra ý kiển kiểm toán

Nhận xét quy trình kiểm toán thực tế do công ty Kiểm toán Việt Úc thực hiện

Hạn chế

4.1.2.1 Về công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán Việt Úc

Nguồn nhân lực VAAL chƣa thực sự đáp ứng so với lƣợng khách hàng của doanh nghiệp trong mùa kiểm toán Vì vậy các kiểm toán viên thường nhận được số lƣợng khách hành vƣợt quá khả năng của kiểm toán viên Các kiểm toán viên trong giai đoạn này thường làm việc căng thẳng

4.1.2.2 Về quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định Chuẩn bị kiểm toán

VAAL chƣa có một bộ phận chuyên biệt để tìm hiểu khách hàng do đó chƣa thực sự đánh giá đƣợc chính xác những rủi ro tiềm ẩn của DN Việc tìm hiểu này thường được thực hiện bởi những nhà quản lý cấp cao, sau khi tìm hiểu, quản lý của chi nhánh sẽ tự đƣa ra mức phí và thông báo cho khách hàng Chính vì vậy, mức phí này thường không chính xác với công sức của kiểm toán viên Đối với những khách hàng mới, VAAL thực hiện tìm hiểu những thông tin khách hàng và tiến hành đánh giá rủi ro của DN Song đối với khách hàng cũ, kiểm toán viên thường ít đánh giá lại những rủi ro mà thường chỉ tìm hiểu thông tin từ các kiểm toán viên trước Việc này có thể làm kiểm toán viên bỏ qua các rủi ro mới trong quá trình thực hiện kiểm toán

Quy trình xác lập mức trọng yếu cho DN chƣa thực sự hoàn chỉnh và rõ ràng, do đó; việc xác lập mức trọng yếu của DN thường được các KTV đánh giá dựa trên những kinh nghiệm chủ quan của mỗi người

Các nhận định và đánh giá của kiểm toán viên về HTKSNB thường mang nặng cảm tính và đƣợc đánh giá bằng các kinh nghiệm về tài chính, thuế của kiểm toán viên

Do đó các thử nghiệm về việc đánh giá HTKSNB thường được giảm nhẹ và bỏ qua trong quá trình thực hiện kiểm toán

Các thủ tục phân tích cần thiết cho khoản mục Tài sản cố định thường ít được kiểm toán viên áp dụng Việc này sẽ hạn chế các kiểm toán viên thấy đƣợc sự hợp lý ở mức độ tổng thể và không thể đƣa ra các quyết định phù hợp cho việc điều chỉnh các thử nghiệm chi tiết phù hợp Thay vào đó, các kiểm toán viên lại tốn khá nhiều thời gian vào các thủ tục kiểm tra chi tiết

VAAL tiến hành chọn mẫu dựa trên việc phân bổ mức trọng yếu tổng thể và phân bổ mức trọng yếu chi tiết cho từng khoản mục, nghiệp vụ Tuy nhiên, việc chọn mẫu đôi khi phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của Kiểm toán viên; thường chọn những nghiệp vụ có giá trị lớn, có khả năng chứa đựng sai sót Công việc này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực phân tích của kiểm toán viên Điều này phải đƣợc hạn chế khi kiểm toán ở các công ty có những khách hàng lớn, việc chọn mẫu theo phương pháp này sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí

Bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ không thực sự đánh giá đƣợc tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát Vì vậy, kiểm toán viên không thể đƣa ra quyết định về việc thu hẹp hay mở rộng các thử nghiệm chi tiết và thực hiện toàn bộ các thử nghiệm chi tiết đề ra trên quy trình kiểm toán mẫu Điều này sẽ tốn thời gian kiểm toán.

Sự cần thiết và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Một là, chú trọng thêm việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc nghiên cứu HTKSNB của KH là một thủ tục quan trọng Giúp kiểm toán viên đánh giá đƣợc rủi ro kiểm toán và xem xét đƣa ra các thử nghiệm hợp lý

Kiểm toán viên đã thực hiện việc tìm hiểu HTKSNB của doanh nghiệp thông qua phương pháp phỏng vấn Điều này giúp tiết kiệm được thời gian, tuy nhiên cũng cần tăng cường thêm các phương pháp như thu thập các quy trình, nội quy áp dụng tại đơn vị và quan sát để xem hệ thống kiểm soát có đƣợc thực hiện trong thực tế theo quy trình, nội quy đã đề ra hay theo trả lời phỏng vấn của doanh nghiệp Đối với một số trường hợp, kiểm toán viên cũng nên tự mình thực hiện lại phép thử walk-through thể hiện ở bảng tường trình, bảng câu hỏi, lưu đồ Đặc biệt, là lưu đồ rất hữu ích trong việc giúp kiểm toán viên nhận định về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp Nó nhƣ bức tranh tổng thể mà kiểm toán viên vẽ về HTKSNB đơn vị, từ đó rút ra những điểm mạnh và điểm yếu xác định rủi ro

VAAL cần xây dựng một bộ phận tiếp nhận khách hành chuyên biệt để có thể đánh giá hết các rủi ro tiềm tàng từ phía doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rủi ro cho quá trình kiểm toán Đồng thời, từ việc nắm bắt đƣợc những thông tin về khách hành mà bộ phận này có thể đƣa ra chi phí kiểm toán phù hợp

Việc sử dụng chương trình kiểm toán chung cho tất cả các khách hàng sẽ không thể đƣa ra một cái nhìn tổng quan về các vấn đề phát sinh thực tế của mỗi cuộc kiểm toán và không linh động cho các doanh nghiệp có loại hình khác nhau.Vì vậy việc xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khách hàng nên được xem là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Dựa vào các ý kiến tham khảo của các chuyên gia về lĩnh vực đó đồng thời kết hợp với việc thống kê các loại hồ sơ kiểm toán của các nhóm kiểm toán trong các năm qua từ đó có thể đƣa ra những đặc điểm riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, những vấn đề trọng yếu, các chỉ số thống kê của ngành…Nếu VAAL có thể xây dựng đƣợc quy trình kiểm toán riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, việc này sẽ giúp cho kiểm toán viên rút ngắn đƣợc thời gian làm việc, nâng cao tính hiệu quả trong công việc và việc thu thập bằng chứng cho khoản mục sẽ đầy đủ hơn

Stt Diễn giải Không áp dụng Có Không

Sổ chi tiết TSCĐ có đƣợc lập đầy đủ thông tin theo yêu cầu của công ty hay không?

TSCĐ tăng, giảm có đƣợc ghi chép kịp thời và có đầy đủ chứng từ cần thiết hay không?

Khách hàng có theo dõi riêng

TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý hay không?

Việc kiểm kê TSCĐ có đƣợc thực hiện theo đúng quy định hay không?

Khấu hao TSCĐ có đƣợc tính theo quy định hiện hành và nhất quán hay không?

Khách hàng có theo dõi đối với các TSCĐ đã khấu hao hết hay không?

7 Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng quy trình không? 

Khách hàng có mua bảo hiểm cho các TSCĐ cần bảo hiểm hay không?

Bảng 4.1: Qui trình kiểm toán TSC áp dụng cho Công ty TNHH ABC

Lập bảng phân tích biến động tài sản và so sánh với năm trước về: số dư đầu kỳ, các khoản tăng giảm, số dƣ cuối kỳ Tìm hiểu nguyên nhân biến động

Xác định các sai sót tiềm tàng và thủ tục kiểm toán tương ứng

Kiểm tra số dƣ đầu kỳ TSCĐ so sánh với số dƣ cuối kỳ trên báo cáo kiểm toán năm trước

Kiểm tra hóa đơn, hợp đồng mua, biên bản bàn giao, quyết toán công trình đối với nghiệp vụ phát sinh tăng nhằm đảm bảo quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản đó

Kiểm tra các TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Kiểm tra khấu hao TSCĐ Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ

Kiểm tra việc áp dụng Thông tƣ 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 đối với tài sản có nguyên giá dưới 30 triệu

Kiểm tra việc trình bày Báo cáo tài chính

Bảng 4.2: Bảng câu hỏi đánh giá hê thốngk iểm soát nội

Do thời gian kiểm toán ít nên việc tìm hiểu về khách hàng và thời gian chuẩn bị cho cuộc kiểm toán cũng nhƣ thời gian thực hiện kiểm toán là quá ít Điều này có thể dẫn đến chất lƣợng cuộc kiểm toán không đƣợc đảm bảo Kiểm toán viên VAAL cần dành thời gian nhiều hơn cho một cuộc kiểm toán để đảm bảo chất lƣợng cuộc kiểm toán ai là, hoàn thiện chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết

Kiểm toán viên thường tiến hành chọn mẫu dựa trên cảm tính và kinh nghiệm Tuy nhiên cũng cần tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra chi tiết theo các phương pháp khoa học như chọn mẫu xác suất, chọn mẫu phi xác suất để chọn được mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể các nghiệp vụ xảy ra

Ngoài ra, công ty nên áp dụng các phần mềm chọn mẫu nhƣ: simple random, systematic, cluster sampling PPS,… Các phần mềm này sẽ làm giảm một số công việc của kiểm toán viên, giúp kiểm toán viên tập trung vào các công việc khác Mặt khác, phần mềm sẽ chọn mẫu có tính ngẫu nhiên và khoa học hơn Hiện nay, hầu hết các công ty kiểm toán đều áp dụng các phần mềm chọn mẫu Công ty có thể tìm mua các phần mềm này dễ dàng Công ty có thể trao đổi với các công ty kiểm toán khác để có những tƣ vấn cần thiết trong việc lựa chọn phần mềm

Ba là, hoàn thiện thủ tục phân tích

Về việc kiểm toán nguyên giá tài sản cố định, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích chỉ xem xét so sánh kỳ này và kỳ trước Việc này chỉ cho kiểm toán viên biết được xu hướng biến động của nguyên giá TSCĐ

Kiểm toán viên cần bổ sung thêm việc tính các tỷ số cần thiết về tỷ trọng từng loại TSCĐ, hiệu suất sử dụng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên TSCĐ, … Việc dùng các tỷ số này vào thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về TSCĐ của đơn vị trong mối tương quan với nguồn tài trợ và đầu ra, đồng thời biết được kết cấu của TSCĐ từ đó đánh giá sơ bộ về khoản mục, giúp tiết kiệm thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo chất lƣợng cho cuộc kiểm toán

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp phân tích chỉ số tài chính của công ty TN BC

Các hệ số thông thường sử dụng Công thức áp dụng

Ghi Lần % chú ệ số thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh

TS ngắn hạn/ ợ ngắn hạn

-66% Ý kiến nhận xét về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của đơn vị trong năm nay tăng 22% so với năm trước, nhưng vẫn không đảm bảo được khả năng hoàn trả các khoản nợ nếu các chủ nợ đồng loạt đỏi nợ ệ số đo lường hiệu suất hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu

(Doanh thu / Phải thu KH BQ ) 152,14 194,59 -42,45 -22%

Vòng quay hàng tồn kho

( iá vốn hàng bán / HTK BQ) 348,12 643,62 -295,50 -46%

Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu / (TS ngắn hạn BQ) 45,09 47,42 -2,33 -5% Ý kiến nhận xét về hiệu suất hoạt động

Hiệu suất hoạt động của đơn vị trong năm nay tốt hơn năm trước ệ số khả năng sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ãi trước thuế (sau thuế) / Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA) EBIT / Tổng tài sản 144,25% 127,55

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH ợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu BQ 240,42% 252,25

% -11,83% -4,69% Ý kiến nhận xét về khả năng sinh lời của Cty

Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu năm nay giảm 8,43% so với năm trước Còn tài sản và

VCSH đều được đơn vị sử dụng hiệu quả hơn so với năm trước ệ số:

Hệ số nợ Tổng nợ / Tổng nguồn vốn 0,08 0,04 0,04 100,00%

Hệ số vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 0,92 0,96 - 0,04 -4,17%

Tỷ lệ đầu tƣ vào TS ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 0,74 0,75 - 0,01 -1,33%

Tỷ lệ đầu tƣ vào TS dài hạn

Tổng tài sản 0,26 0,25 0,01 4,00% Ý kiến nhận xét về sự dụng đòn bẩy tài chính của Cty

Hệ số nợ của công ty năm nay tăng 19% so với năm trước, đơn vị tăng tài trợ vốn từ bên ngoài, cơ cấu tài sàn của đơn vị cũng dịch chuyển sang Tài sản ngắn hạn

2012 Biến động ệ số lợi nhuận ròng

Doanh thu 6,72% 6,80% -0,08% -1,18% iệu suất sử dụng tổng tài sản

Doanh thu / Tổng tài sản

Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu 108,15% 103,87% 4,28% 4,12%

Kỳ thu tiền bình quân

Phải thu/ Doanh thu trung bình ngày 3,19 1,88 1,31 0,70

Vòng quay hàng tồn kho

365/(GV/(Dự trữ bình quân)) 1,05 1,05 #DIV/0!

ROE ROI / (1 - Tỷ lệ nợ) 204,62% 252,25% -47,63% - 0,19

Cũng cần xem xét, so sánh với các chỉ tiêu bình quân ngành để có cách nhìn khái quát hơn, xác định đƣợc rủi ro tiềm tàng của khoản mục Tuy kiểm toán viên ở

VAAL đã thực hiện so sánh, nhưng công việc này chưa được đưa vào chương trình kiểm toán, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm kiểm toán viên, nên việc đưa vào chương trình kiểm toán để tăng cường kiến thức nhân viên về các ngành kinh tế, giúp giảm rủi ro kiểm toán

Bốn là, cần xem xét chi phí khấu hao tính vào các chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý của doanh nghiệp và chi phí bán hàng

Ngày đăng: 19/08/2024, 18:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w