GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANH MỸ
Giới thiệu Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ
1 Tên công ty Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ
Số 86/25 Nguyễn An Ninh, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Việt Nam Ông: Phạm Văn Yên - Chức vụ: giám đốc 064.3576856
3 Mở tài khoản tại các ngân hàng
- Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV)
- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam(VietinBank)
- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SacomBank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
6 Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 11 năm 2012
- Đăng ký thay đổi lần thứ 03 ngày 16 tháng 10 năm 2015
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2012 chủ trương nhà nước cho phép phê chuẩn Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ được thành lập Được thành lập vào ngày 06 tháng 11 năm 2012, với tư cách pháp nhân đầu tiên là Công ty TNHH khai thác khoáng sản Anh Mỹ có trụ sở đóng tại Thành Phố Bà Rịa –Vũng
Tàu Ngành nghề kinh doanh chính là: khai thác, chế biến đá xây dựng, vận tải Đến năm 2015, với nhu cầu phát triển Công ty đã chuyển đổi tên được thành lập và hoạt động trên cơ sở kế thừa toàn bộ hoạt động khai thác và chế biến đá Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Anh Mỹ đã đổi tên thành Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh
Mỹ và đặt trụ sở tại số 86/25 Nguyễn An Ninh, Phường 7, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh
Kể từ khi đi vào hoạt động, công ty đã tạo được việc làm cho người dân địa phương, tạo đà phát triển kinh tế xã hội vượt bậc tại địa phương của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Và hàng tỷ đồng cho các hoạt động trách nhiệm xã hội, phục hồi sinh kế và phát triển bền vững tại địa phương
Trong hơn năm năm xây dựng để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển đồng thời phục vụ khách hàng tốt hơn Doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao, đổi mới máy móc trang thiết bị tiên tiến, hiện đại trong ngành sản xuất và chế biến đá thiên nhiên Phần lớn số máy móc, thiết bị của công ty đều được nhập từ nước ngoài vì vậy sản phẩm đạt được chất lượng cao Đội ngũ công nhân lao động phổ thông, nguồn nhân lực của công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành đá đã mang về nhiều lợi nhuận và thành tích cho công ty.
Ngành nghề kinh doanh
- Thác đá, cát, sỏi, đất sét
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
- Xây dựng công trình dân dụng khác
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
- Hoạt động cấp tín dụng khác
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Vận tải hành khách đường bộ khác
- Cho thuê xe có động cơ
- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào
- Thực tế thời gian qua công ty chỉ khai thác và chế biến đá vật liệu xây dựng (đá xô bồ, bột đá, đá mi, đá 1x2, đá 4x6)
Quy trình công nghệ sản xuất
Mỏ đá Đá xô bồ
Bột đá Đá mi Đá 1x2, 4x6
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất
Đá mi: là loại đá có kích cỡ từ 5mm đến 10mm, được sàng tách ra từ sản phẩm đá khác, loại đá này dùng để làm chân để gạch bông, gạch lót sàn, phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống và thi công các công trình giao thông và phụ gia cho các loại vật liệu xây dựng khác
Bột đá: để sản xuất bột đá phải trải qua nhiều công đoạn như đập vỡ, nghiền nát, phân loại độ tinh khiết, làm trắng Chủ yếu được dùng cho ngành công nghiệp xây dựng như đá xây dựng, đá cẩm thạch hoặc làm thành phần cầu thành của xi măng hoặc từ nó sản xuất ra vôi Được sử dụng rộng rãi trong vai trò của chất kéo duỗi trong các loại sơn
Đá 1 x 2 là loại đá có kích cỡ 10 x 28mm thường được dùng để đổ bê tông làm nhà cao tầng, đặc biệt sử dụng phổ biến tại các nhà máy bê tông tươi hoặc bê tông nhựa nóng
Đá 4 x 6 là loại đá có kích cỡ 40 x 60mm với ưu điểm nổi bật là tạo được sức bền tốt và khả năng chống lực cao sẽ mang đến độ bền tốt nhất cho các công trình.
Tổ chức bộ máy quản lý
1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
- Tổng số lao động hiện nay của công ty: 15 người
- Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như trên, công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý khá chặt chẽ Các cán bộ công nhân viên đều được bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi nguời Bộ máy quản lý được chia thành các phòng ban với những chức năng và nhiệm vụ cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Là người đại diện của công ty trước pháp luật và trước cơ quan Nhà nước Giám đốc quyết định, quản lý và điều hành chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, lãnh đạo chung các hoạt động từ các phòng ban, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý
- Chức năng: tổ chức và điều hành bộ máy kế toán tài chính Trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán, kiểm soát tài chính và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo theo quy định Thiết lập, bảo quản và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan Trực tiếp kiểm soát hệ thống luồng tiền, thu chi và báo cáo quỹ định kỳ theo quy định Tổ chức sắp xếp, đánh giá nhân sự phòng kế toán
- Nhiệm vụ: theo dõi, lưu trữ hàng hoá xuất nhập Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào Quản lý, kiểm soát định mức tồn kho, đặt hàng Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
Giám sát là người đứng đầu có nhiệm vụ phụ trách một số bộ phận công tác và được ủy quyền chỉ đạo điều hành sản xuất trong một số trường hợp giám đốc hay phó giám đốc vắng mặt Điều hành sản xuất của các công nhân trong công ty để đảm bảo sản phầm được hoàn thành; quản lý và giám sát các đội, tổ sản xuất; nhận và điều khiển các tiến độ sản xuất của công ty
- Thực hiện công đoạn theo sự phân công của giám sát
- Thực hiện theo sự hướng dẫn về kỹ thuật
- Vệ sinh máy vào buổi sáng trước khi vào làm việc
- Mở máy/khởi động máy 2 đến 3 lần, nếu phát hiện máy hư thì phải báo ngay cho giám sát
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho người, xe và hàng hóa trên đường công tác, làm việc theo nguyên tắc “lái xe an toàn và tiết kiệm”
- Bảo quản và giữ gìn xe tốt Đảm bảo xe luôn sạch sẽ và trong tình trạng sẵn sàng phục vụ
- Luôn kiểm tra xe nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, bảo trì xe theo định kỳ, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi thiết bị Giữ mối quan hệ tốt với các đơn vị sửa chữa, bảo trì xe thường xuyên cho Công ty
- Không được tự ý đổi ca cho nhau khi chưa được sự chấp thuận của giám sát
- Báo cáo mức nhiên liệu sử dụng hàng tháng
- Báo cáo trong thời gian sớm nhất mọi sự cố xảy ra trong quá trình lưu thông cho cấp trên gồm: tai nạn giao thông, phạt do vi phạm luật, hư xe, tắc đường… để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp
- Bảo vệ có trách nhiệm giúp khách, CNV đưa xe vào đúng vị trí khi khách CNV dừng xe trước công ty, phát thẻ xe, thu thẻ xe khi khách – CNV lấy lại xe, giúp khách CNV chuyển xe từ chỗ để xe ra ngoài
- Khi có thư báo, bưu phẩm, quà tặng Nhân viên bảo vệ nhận từ tay người đưa đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý
- Giúp đỡ các bộ phận cá nhân nơi công tác trong phạm vi thời gian cho phép
- Trường hợp phân ca trực cho tại cùng một địa điểm thì bảo vệ phải lập biên bản bàn giao ca Biên bản bàn giao ca phải thể hiện các nội dung: số lượng chìa khoá giao, ngày giờ giao, tên người giao – người nhận, các trường hợp phát sinh trong ca trực, các trường hợp cần giải quyết tiếp theo
- Thường xuyên kiểm tra tài sản, phát hiện ra những CNV xâm phạm tài sản và nội qui của Công ty, báo cáo Tổ trưởng bảo vệ, Tổ trưởng bảo vệ có trách nhiệm báo cáo cho
TP HCNS xem xét và xử lý
- Thông báo ngay Trưởng bộ phận sản xuất, TP HCNS biết về các trường hợp phạm pháp qủa tang theo luật pháp Việt Nam đối với bất kỳ ai có hành vi phá hoại, trộm cắp, lừa đảo, gian lận để chiếm đoạt tài sản hoặc gây rối làm mất an toàn trật tự trong Công ty để giải quyết kịp thời
1.5.3 Cơ cấu nhân sự tại công ty
- Bộ phận kế toán: 3 người
- Bộ phận khai thác: 12 người
Tổ chức bộ máy kế toán
1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
1.6.2 Chức năng nhiệm vụ phòng kế toán
Là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán tài chính của doanh nghiệp và giúp giám đốc công ty tổ chức công tác kế toán, chịu toàn bộ về số liệu đã báo cáo, tổ chức ghi chép tính toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán, quản lý về mặt nghiệp vụ chuyên môn, phụ trách chung thực hiện chức năng nhiệm vụ theo điều lệ kế toán trưởng do Nhà nước quy định
+ Lập kế toán dự toán, dự phòng tài chính
+ Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh
+ Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam + Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thu chi, hợp đồng tài chính, thanh toán
Kế toán thu Thủ quỹ
Kế toán chi + Vật tư + CCDC + TSCĐ
Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán
11 tạm ứng, thanh toán lương
+ Hổ trợ kế toán thanh toán thực hiện các nghĩa vụ bằng tiền, thường xuyên kiểm tra sổ chi tiết tiền mặt
+ Tổng hợp số liệu lập báo cáo theo đúng chế độ hàng tháng, quý, năm cho lãnh đạo, cơ quan ban ngành cấp trên (cục thuế, cục tổng thuế) theo đúng quy định
+ Phân tích và đánh giá hiệu quả nguồn thu – chi của công ty
+ Phân tích lập báo cáo kết quả kinh doanh
Lập BCTC, báo cáo quản trị định kỳ, đột xuất; tiến hành thu tiền hằng ngày theo phiếu thu đã được phê duyệt; ghi sổ quỹ và thực hiện kiểm kê quỹ cuối mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm; lập phiếu thu, xuất HĐ hằng ngày; lập báo cáo thuế hằng quý; kiểm tra tình hình tài sản, công nợ định kỳ, đột xuất; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thanh toán và kế toán thanh toán trước khi chuyển sang kế toán trưởng phê duyệt; lập hoạch dự thu cho các khoản phải thu hàng tuần/tháng/quý/năm
Kế toán chi + vật tư + CCDC + TSCĐ:
Nhận hóa đơn đầu vào; Lập phiếu chi, UNC hàng ngày; Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ các khoản đề nghị thanh toán của các bộ phận; Giám sát và ký xác nhận biên bản kiểm kê quỹ hàng tháng/quý/năm; Theo dõi công nợ phải trả và lập kế hoạch trả nợ; Lập kế hoạch dự chi cho các khoản phải trả; Theo dõi các khoản đầu tư, xây dựng cơ bản dở dang; Theo dõi vật tư, CCDC, TSCĐ tăng/giảm và phân bổ hàng tháng; Phối hợp thực hiện việc di chuyển tài sản giữa các bộ phận, khu vực; Theo dõi, kiểm kê hàng tồn kho, lập phiếu nhập/xuất kho, báo cáo nhập xuất tồn hàng tháng; Cuối tháng đối chiếu xác nhận công nợ
Thường xuyên đối chiếu số dư tiền mặt với thủ quỹ nhằm phát hiện những sai sót để kế toán trưởng khắc phục kịp thời
Giữ quỹ tiền mặt và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những mất mát xảy ra và phải bồi thường những mất mát này Đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ luôn luôn khớp với số dư trên tài khoản sổ quỹ
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, các đồng tiền khác nếu có phát sinh được ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế
- Tỷ giá hối đoái áp dụng trong kế toán: Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại NH thường xuyên giao dịch (ngân hàng Viettinbank)
- Nguyên tắc chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang Việt Nam Đồng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn
-Các khoản tương đương tiền: Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn dưới 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành lượng tiền xác định không có nhiều rủi ro
- Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư tài chính
- Nguyên tắc kế toán nợ phải thu
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc, tính giá theo Bình quân gia quyền, hạch toán theo kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận và các phương pháp tính KH TSCĐ, TSCĐ thuê tài chính, BĐS đầu tư: Khấu hao theo đường thẳng, tuân thủ quy định về quản lý sử dụng và khấu hao TSCĐ, dựa vào đời sống hữu dụng ước tính của tài sản
- Nguyên tắc kế toán Nợ phải trả
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hoá các khoản chi phí đi vay
- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Ghi nhận theo vốn thực góp LN sau thuế ghi nhận: lợi nhuận - thuế TNDN và các khoản điều chỉnh hồi tố
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Tuân thủ đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, doanh thu tài chính theo thông báo lãi của ngân hàng
- Nguyên tắc kế toán chi phí: Phù hợp với doanh thu, ghi nhận đầy đủ chi phí quản lý và chi phí bán hàng
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ
Chế độ kế toán áp dụng tại đơn vị
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 133/2016/TT- BTC ngày 26/08/2016 hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành.
Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch Anh Mỹ áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung Đồng thời công ty đang sử dụng phần mềm Kế toán Vietstar để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của công ty Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung sẽ có các sổ của hình thức này đảm bảo khả năng đối chiếu, tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Kế toán công ty sử dụng phần mềm kế toán Vietstar Nên hàng ngày các chứng từ được dùng làm căn cứ nhập máy ghi sổ và được phần mềm tự động cập nhật, kế toán nhập số liệu của các chứng từ, số chứng từ, ngày chứng từ, ngày ghi sổ, diễn giải và số hiệu tài khoản từ đó phần mềm tự động xử lý số liệu và ghi vào các số kế toán có liên quan
: Ghi hằng ngày : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối kỳ
Sơ đồ 4: Hình thức kế toán nhật ký chung tại đơn vị
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính Nhật ký đặc biệt
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc
Sơ đồ 5: Phần mềm kế toán áp dụng tại đơn vị
Giao diện phần mềm kế toán Vietstar
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu kiểm tra
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
PHẦN MỀM KẾ TOÁN VIETSTAR
Phân tích chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2017
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh năm 2017 năm 2016
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 44.999.652.971 11.607.109.894 33.392.543.077 288
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 -
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 44.999.652.971 11.607.109.894 33.392.543.077 288
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10-11) 20 6.903.610.074 3.070.738.834 3.832.871.240 125
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 611.887 782.512 -170.625 -22
7.Chi phí tài chính 22 635.268.250 40.729.484 594.538.766 1.460 8.Trong đó : Chi phí lãi vay 23 635.268.250 40.729.484 594.538.766 1.460
9.Chi phí quản lý kinh doanh 24 6.208.525.643 2.853.731.044 3.354.794.599 118
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 =
15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 12.007.313 35.412.164 -23.404.851 -66
16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Biểu đồ 1: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Biểu đồ so sánh kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 so với 2016
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ thể hiện trong 2 năm
2016 và 2017 Từ đó có thể nắm được hiệu quả sử dụng vốn, trình độ quản lý cũng như khả năng tồn tại và phát triển của công ty:
- Tổng doanh thu năm 2017 so với năm 2016 có xu hướng tăng trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 33.392.543.077 đồng làm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 33.392.543.077 đồng tương ứng tăng 288 %
- Gía vốn hàng bán tăng giảm tỷ lệ thuận với doanh thu, giá vốn tăng 29.559.671.882đồng tương ứng tăng 346 % vào năm 2017 so với năm 2016
- Tổng các chi phí có xu hướng tăng trong đó chi phí tài chính tăng 594.538.766 đồng tương ứng tăng 1.460 %; chi phí quản lý kinh doanh tăng 3.354.794.599 đồng tương ứng tăng 118 %; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 23.404.851 đồng tương ứng giảm 66 % vào năm 2017 so với năm 2016
- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm có xu hướng giảm trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 116.632.750 đồng tương ứng giảm 66 %; lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 116.400.031đồng tương ứng giảm 66 %; lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 92.995.180 đồng tương ứng giảm 66 % vào năm 2017 so với năm 2016
- Nguyên nhân do năm 2017 doanh nghiệp chủ trương đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiêu thụ được mở rộng, đầu tư trang thiết bị dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao Các chi phí phát sinh tăng mạnh đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đáng kể
Chương 1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch
Vụ Anh Mỹ Ngoài ra chương 1 còn giới thiệu về bộ máy quản lý của Công ty, cơ cấu tổ chức tại bộ phận kế toán, từ đó tìm hiểu được nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của từng bộ phận từ bộ máy quản lý đến bộ phận kế toán
Tiếp theo là Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Anh
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa và nội dung công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1.1 Vai trò, nhiệm vụ, ý nghĩa của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Từ kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đưa ra những chiến lược sản xuất, những phương hướng phát triển cho doanh nghiệp làm sao để nâng cao được doanh thu cho doanh nghiệp giảm chi phí đến mức thấp nhất Đối với một doanh nghiệp việc xác định kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng, việc xác định lãi (lỗ) là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của một doanh nghiệp, là điều kiện tốt nhất để cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho ban lãnh đạo có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất đồng thời cung cấp kịp thời các thông tin tài chính cho các bên có liên quan
Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tiêu thụ, thu hồi các khoản phải thu của khách hàng, nắm bắt được kết quả kinh doanh của một kỳ, đưa ra phương hướng, kế hoạch cho kỳ tới Chính vì thế làm tốt công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp
Nhiệm vụ: Để phát huy được vai trò thực sự của kế toán là công cụ quản lý kinh tế của doanh nghiệp thì kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ tình hình các khoản doanh thu và chi phí
- Lựa chọn phương pháp xác định đúng giá vốn hàng bán để đảm bảo độ chính xác của chỉ tiêu lãi gộp hàng hóa
- Tham gia kiểm kê, đánh giá, lập báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm, kết quả bán hàng và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
- Xác định đúng và tập hợp đầy đủ chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp, phân bổ chi phí hợp lý
- Tính toán phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao gồm cả doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng, từng hóa đơn, từng khách hàng, từng đơn vị trực thuộc
- Ghi chép, theo dõi phản ánh kịp thời từng khoản chi phí, thu nhập khác phát sinh trong kỳ
- Lập và báo cáo kết quả kinh doanh đúng chế độ, kịp thời cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan, đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo về các giải pháp để gia tăng lợi nhuận
- Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp:
+ Xác định hiệu quả của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp
+ Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh
+ Có căn cứ để thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, thực hiện việc phân phối cũng như tái đầu tư sản xuất kinh doanh
+ Kết hợp các thông tin thu thập được với các thông tin khác để đề ra chiến lược, giải pháp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất
- Việc tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với Nhà nước:
+ Trên cơ sở các số liệu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn thu cho
Ngân sách Quốc gia Từ đó, Nhà nước tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo điều kiện về chính trị, an ninh, xã hội
+ Thông qua tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính trị Quốc gia sẽ có cơ sở để đề ra các giải pháp phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua chính sách tiền tệ, chính sách thuế và các khoản trợ cấp, trợ giá
+ Riêng đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn của Nhà nước, việc xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn đảm bảo nguồn vốn đầu tư của Nhà nước không bị thất thoát
- Đối với nhà đầu tư: thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính các nhà đầu tư sẽ phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có các quyết định đầu tư đúng đắn
- Đối với các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính: Các số liệu về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là căn cứ để ra quyết định cho vay vốn
2.1.2 Nội dung của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Kết quả hoạt động kinh doanh:
- Là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã thực hiện
- Là số lãi (hay lỗ) từ hoạt động kinh doanh được tạo thành bởi số lãi (hay lỗ) từ hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác được tính bằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và số lãi (hay lỗ) từ hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ
2.1.2.2 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
KQKD trước thuế TNDN = KQ hoạt động kinh doanh + KQ hoạt động khác
KQKD sau thuế TNDN = KQKD trước thuế TNDN - Chi phí thuế
Kết quả hoạt động kinh doanh trước thuế:
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí quản lý kinh doanh Trong đó:
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Trị giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Kết quả hoạt động khác được xác định như sau:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Chi phí thuế TNDN được tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ phát triển KHCN x Thuế suất thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển trong kỳ - Thuế TNDN được miễn
Kế toán doanh thu
2.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào và bán bất động sản đầu tư
Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng theo một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được và sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có)
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
2.2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng chỉ được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi do và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hằng hóa cho người mua
Thu nhập chịu thuế Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
+ Các khoản điều chỉnh tăng chịu thuế TNDN
- Các khoản điều chỉnh giảm chịu thuế TNDN
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lí hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ghi nhận doanh thu bán hàng trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận doanh thu và chỉ ghi vào bên có của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”, khi giao hàng cho người mua thì mới ghi nhận vào TK 511 “Doanh thu”
- Đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp trợ giá
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm, hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc Gía trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều kỳ thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo nguyên tắc phân bổ số tiền cho thuê nhận trước phù hợp với thời gian cho thuê
- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng
- Giấy báo có của ngân hàng
- Các bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi
- Sổ chi tiết bán hàng
- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh
- TK 511 có 4 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”: được sử dụng chủ yếu cho các DN kinh doanh hàng hóa, vật tư
Tài khoản 5112 “Doanh thu bán thành phẩm”: được sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp
Tài khoản 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”: được sử dụng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học – kỹ thuật
Tài khoản 5118 “Doanh thu khác”: định kỳ dùng để phản ánh doanh thu từ phí quản lý đối với cơ chế phù hợp và các khoản doanh thu khác không thuộc doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trợ cấp trợ giá và kinh doanh BĐS đầu tư
- Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 511“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Thuế TTĐB, thuế XK hoặc thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại thực tế phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
Tổng Số Phát sinh giảm Tổng Số Phát sinh tăng
2.2.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ
(1) Doanh nghiệp bán hàng giao trực tiếp cho khách hàng
- Phản ánh giá vốn theo giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155, 156 : Sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa
- Phản ánh doanh thu theo giá bán, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
(2) Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi phát sinh doanh thu bán trả góp, kế toán ghi:
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay)
- Phản ánh giá vốn theo giá thực tế xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 154, 155, 156 : Sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa
- Mỗi lần thu tiền của hợp đồng trả góp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 : Phải thu của khách hàng
Kế toán chi phí
2.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của một số sản phẩm đã bán được hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Các phương pháp tính giá vốn bán hàng:
- Nhập trước xuất trước (FIFO)
- Bình quân gia quyền (liên hoàn hoặc cuối kỳ)
2.3.1.2 Điều kiện ghi nhận giá vốn hàng bán
- Giá vốn bán hàng được ghi nhận khi trong kỳ kế toán có phát sinh doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ
- Ghi nhận giá vốn hàng bán phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán (trong việc tính giá vốn bán hàng)
- Ghi nhận giá vốn hàng bán là ghi nhận một khoản chi phí hoạt động kinh doanh và do đó liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí hợp lý hợp lệ được quy định tại luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công xuất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanhnghiệp xây lắp) bán trong kỳ Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý BĐSĐT
- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng và loại trừ hàng tồn kho dùng cho hoạt động xây dựng cơ bản, giá trị hàng tồn kho dùng cho sản xuất sản phẩm mà sản phẩm được tạo ra từ những hàng tồn kho này có giá bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm
- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có)
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì
39 không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, đơn đặt hàng
- Bảng kê xuất kho sản phẩm, sổ chi tiết giá vốn bán hàng
- Các chứng từ gốc khác có liên quan
TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản không có số dư cuối kỳ
- Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
- Trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ tồn kho cuối kỳ vào bên NợTK
155 “Thành phẩm”; TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh, dở dang”;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành đượcxác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK
911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tổng Số Phát sinh tăng Tổng Số Phát sinh giảm
2.3.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh
(1) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 154 : sản xuất xong chuyển bán ngay
Có TK 155 : Xuất kho để bán
(2) Sản phẩm gửi bán đã xác định tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 157 : Hàng gửi đi bán
(3) Nhập lại kho hoặc gửi lại kho của khách hàng số sản phẩm bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 155 : Nhập lại kho
Nợ TK 157 : Gửi ở kho của khách hàng
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
(4) Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 152,153,156,1381: Nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa, phải thu khác
(5) Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi:
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, kế toán ghi:
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán
Có TK 229 : Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, kế toán ghi:
Nợ TK 229 : Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
(6) Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
2.3.1.7 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
Sơ đồ 9: Hạch toán tài khoản 632"Giá vốn hàng bán"
(1) Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, xuất bán
(2) Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán
(3) Giá thành thực tế của sản phẩm chuyển thành tài sản cố định sử dụn cho SXKD (4) Chi phí sản xuất chung vượt quá mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán
(5) Bán bất động sản đầu tư, giá trị còn lại
(7) Trích khấu hao bất động sản đầu tư
(8) Chi phí phát sinh liên quan đến BĐSĐT, không được ghi tăng giá trị BĐSĐT (9) Nếu được phân bổ dần
(10) Kết chuyển giá vốn hàng bán và các chi phí khi xác định kết quả kinh doanh (11) Hàng bán bị trả lại nhập kho
(12) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(13) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.3.2 Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính là những chi phí gồm các khoản chi phí hoặc lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch, chi phí bán chứng khoán; khoản lập và hòa nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ.
2.3.2.2 Điều kiện ghi nhận chi phí tài chính
Kế toán thu nhập và chi phí khác
2.4.1 Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những tài khoản thu không mang tính thường xuyên
2.4.1.2 Điều kiện ghi nhận thu nhập khác
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
-Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm);
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;
Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:
Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác
- Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán
- Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có
- Các chứng từ gốc khác có liên quan
Tài khoản TK 711 “Thu nhập khác” TK 711 không có số dư cuối kỳ
- Kết cấu, nội dung phản ánh của TK 711 “Thu nhập khác”
Tài khoản 711 “Thu nhập khác”
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
- Cuối kì kế toán, kết chuyển sang TK 911
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kì
Tổng Số Phát sinh giảm Tổng Số Phát sinh tăng
2.4.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ
(1) Kế toán thu nhập khác phát sinh từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
- Phản ánh số thu nhập về thanh lý nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111,112,131 : Tổng thanh toán
Có TK 711 : Số thu nhập chưa có thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp ( nếu có )
- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí khác
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111,112,131,331 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu của khách hàng, phải trả người bán
- Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn
Nợ TK 811 : Giá trị còn lại
(2) Phản ánh tiền phạt do vi phạm hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng
Có TK 711 : Thu nhập khác
(3) Phản ánh các khoản được bên thứ ba bồi thường như tiền bảo hiểm, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 711 : Thu nhập khác
(4) Phản ánh các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay đã thu được tiền về khoản nợ đó, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 711 : Thu nhập khác
(5) Các khoản phải trả không xác định được chủ nợ, quyết định xóa và tính vào thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 331 : Phải trả người bán
Nợ TK 338 : Phải trả,phải nộp khác
Có TK 711 : Thu nhập khác
(6) Trường hợp doanh nghiệp nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về số thuế được hoàn, được giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 3331, 3332, 3333, 33381 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 711: Thu nhập khác
(7) Trường hợp doanh nghiệp được biếu, tặng, tài trợ vật tư, hàng hóa, TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Nguyên vật liệu, CCDC, hàng hóa, TSCĐ
Có TK 711 : Thu nhập khác
(8) Cuối kỳ, kết chuyển khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang TK 911, kế toán ghi:
Nợ TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
2.4.1.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Sơ đồ 12: Hạch toán tài khoản 711"Thu nhập khác"
(1) Kết chuyển thu nhập khác vào TK 911
(2) Các khoản thuế trừ vào thu nhập khác (nếu có)
(3) Thu phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền các tổ chức bảo hiểm bồi thường (4) Thu được khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ
(5) Tiền phạt trừ vào khoản nhận ký quỹ, ký cược
(6) Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ
(7) Tính vào thu nhập khác khoản nợ phải trả không xác định được chủ
(8) Các khoản thuế XNK, TTĐB, BVMT được giảm, được hoàn
(9) Định kỳ phân bổ doanh thu chưa thực hiện nếu được tính vào thu nhập khác
2.4.2 Kế toán chi phí khác
Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa
2.4.2.2 Điều kiện ghi nhận chi phí khác
- Việc ghi nhận chi phí ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn sẽ phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn Chi phí và khoản doanh thu do nó tạo ra phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp Tuy nhiên trong một số trường hợp, nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán phải căn cứ vào bản chất của giao dịch để phản ánh một cách trung thực, hợp lý
- Kế toán phải theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh theo yếu tố, tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí mua ngoài, khấu hao TSCĐ
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp
- Các tài khoản phản ánh chi phí không có số dư, cuối kỳ kế toán phải kết chuyển tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Kế toán chi phí khác phản ánh chi phí phát sinh do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, ghi giảm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh đã nhượng bán, thanh lý Trường hợp khi đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn liên doanh khi giá đánh lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ Khi các khoản thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế
Cuối kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào
TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Các chứng từ gốc khác có liên quan
Tài khoản sử dụng: TK 811 “Chi phí khác” Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 811 “Chi phí khác”
Tài khoản 811 “Chi phí khác”
- Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ - Kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh
Tổng Số Phát sinh tăng Tổng Số Phát sinh giảm
2.4.2.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ
(1) Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng
Có TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có)
- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, kế toán ghi:
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 : Chi phí khác (giá trị còn lại)
- Ghi nhận chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí khác
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng
- Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 138 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khác
Có TK 811 : Chi phí khác
(2) Khi phá dỡ TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 : Chi phí khác (giá trị còn lại)
(3) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, kế toán ghi:
Nợ TK 811 : Chi phí khác
Có các TK 111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác
(4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 : Chi phí khác
2.4.2.7 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
Sơ đồ 13: Hạch toán tài khoản 811"Chi phí khác"
(1) Các chi phí khác phát sinh (chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
(3) Khoản bị phạt do vi phạm hợp đồng vi phạm hành chính
(4) Nguyên giá TSCĐ góp vốn liên doanh liên kết
(6) Khấu hao TSCĐ ngừng sử dụng cho sản xuất kinh doanh
(7) Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết
(8) Chêch lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ giá trị còn lại của TSCĐ
(9) Đánh giá giảm giá trị tài sản khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
(10) Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả kinh doanh
(11) Thu bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ
2.5.2 Điều kiện ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN
- Việc xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế Tuy nhiên, việc xác định số thuế sau cùng về Thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền
– Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinhdoanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành
– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhận vào tài khoản này là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
– Hàng quý, kế toán căn cứ vào chứng từ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thunhập doanh nghiệp Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trongnăm lớn hơn số phải nộp của năm đó, kế toán phải ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp
– Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm phát hiện sai sót
– Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố
– Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh vào tài khoản 911“Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán
- Tờ khai thuế TNDN tạm nộp, biên lai nộp thuế
- Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Các chứng từ kế toán có liên quan
Tài khoản sử dụng: TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện tại
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện tại;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệptrong năm vào tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”
Tổng Số Phát sinh tăng Tổng Số Phát sinh giảm
2.5.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh
(1) Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
Nợ TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(2) Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp: + Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 821 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 : Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thu nhập khác
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp
+ Kết quả thu nhập khác là số chênh lệch giữa thu thập khác với chi phí khác
- Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần
- Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ;
- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác;
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng;
- Các chứng từ tự lập khác;
Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
– Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
– Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
– Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
– Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
– Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản kết chuyển giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; – Kết chuyển lỗ
Tổng số Phát sinh Nợ Tổng Số Phát sinh Có
2.6.5 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh
(1) Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
(2) Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : Giá vốn hàng bán
(3) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 : Thu nhập khác
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
(4) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 : Chi phí tài chính
Có TK 811 : Chi phí khác
(5) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
– Nếu số phát sinh Nợ TK 821 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 821, kế toán kết chuyển số chênh lệch, kế toán ghi:
Nợ TK 821 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
(6) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6421 : Chi phí bán hàng
(7) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 6422 : Chi phí quản lý doanh nghiệp
(8) Kết chuyển KQHĐKD trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 : Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ TK 421 : Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh
2.6.6 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ 15: Hach toán tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh"
(2) Kết chuyển chi phí thuế TNDN
(3) Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ
(4) Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác
(5) Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Chương 2 Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Anh Mỹ Trình bày khái quát toàn bộ lý thuyết về quá trình tìm hiểu thế nào là doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh Trình bày cách hạch toán các tài khoản liên quan, giúp kế toán theo dõi, quản lý các tài khoản được dễ dàng, cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch trên báo cáo tài chính cho ban lãnh đạo và cơ quan nhà nước
Tiếp theo Chương 3 sẽ trình bày rõ hơn về thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANH MỸ
Đặc điểm xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nước với các ngành nghề chính như:
- Khai thác kinh doanh đá xây dựng
- Xây dựng công trình dân dụng
- Dịch vụ vận tải, cho thuê xe
Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại dịch vụ anh mỹ
Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong nước với các ngành nghề chính như:
- Khai thác kinh doanh đá xây dựng
- Xây dựng công trình dân dụng
- Dịch vụ vận tải, cho thuê xe
Thời điểm xác định kết quả kinh doanh phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong từng ngành nghề Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi quý và cuối năm sẽ tổng hợp lại kết quả kinh doanh cho cả năm
3.2 Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh sản xuất thương mại dịch vụ anh mỹ
3.2.1.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu phát sinh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ bao gồm cả doanh thu bán hàng, doanh thu gia công đá, doanh thu vận chuyển, trong đó doanh thu bán hàng và gia công đá chiếm tỷ trọng lớn, doanh thu vận chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
Doanh thu bán hàng: bán nợ thành phẩm, bán đá 1x2, bột đá, đá mi
Doanh thu gia công đá: gia công đá, xúc đá
Doanh thu vận chuyển: cho thuê xe, dịch vụ vận tải
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu thu, phiếu hạch toán
- Giấy báo Có ngân hàng
Công ty sử dụng TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để hạch toán doanh thu phát sinh trong kỳ
Để quản lý tốt các loại doanh thu trong kỳ công ty đã mở chi tiết tài khoản 511 thành 3 tài khoản chi tiết cấp 2 riêng biệt cho từng loại hình kinh doanh của công ty
- Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng”
- Tài khoản 5112 “Doanh thu gia công đá”
- Tài khoản 5113 “Doanh thu vận chuyển”
- Sổ nhật ký chung TK 511 (5111, 5112, 5113)
3.2.1.1.5 Trình tự luân chuyển chứng từ
Sau khi thực hiện giao dịch mua bán, nhân viên bán hàng sẽ tập hợp tiền mặt, bảng kê bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng về phòng kế toán công ty để kế toán thực hiện ghi nhận vào phần mềm
- Tiền mặt nộp về công ty sẽ được thủ quỹ kiểm kê và đối chiếu với bảng kê bán hàng để lập phiếu thu, Phiếu thu này sẽ được chuyển giao qua cho kế toán thu chi để hạch toán vào phần mềm và cuối cùng được kẹp chung với hóa đơn có liên quan và bảng kê bán hàng để giao cho kế toán tổng hợp ghi nhận doanh thu phát sinh
- Giấy báo Có ngân hàng: trường hợp khách hàng thanh toán thông qua ngân hàng hoặc bộ phận bán hàng, giấy báo có được ngân hàng giao cho kế toán và cũng được kẹp chung với hóa đơn và bảng kê bán hàng để ghi nhận doanh thu phát sinh
- Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại phòng kế toán; liên 2 giao cho khách hàng; liên 3 được lưu tại bộ phận bán hàng để đối chiếu kiểm tra Hóa đơn phải có đủ chữ ký của các bên và số tiền bằng số phải khớp với số tiền bằng chữ trên hóa đơn
3.2.1.1.6 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dựa vào Nhật ký chung, từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 có một số nghiệp vụ phát sinh thực tế doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp như sau:
Tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng”:
(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000227 ngày 31/03/2017, công ty xuất bán đá 1x2 cho công ty TNHH thương mại vận tải Minh Sơn, giá bán chưa thuế 153.825.725 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
(2) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000003 ngày 31/05/2017, công ty xuất bán đá xô bồ cho công ty cổ phần Phước Hòa Fico, giá bán chưa thuế 1.906.338.088 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
(3) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000063 ngày 30/11/2017, công ty xuất bán đá mi cho công ty TNHH Anh Phương, giá bán chưa thuế 141.615.004 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
Liên 1: lưu tại phòng kế toán
Liên 3: lưu tại bộ phận bán hàng Liên 2: giao cho khách hàng
Phiếu thu, giấy báo Có
Các sổ liên quan: TK
Sơ đồ 16: Luân chuyển chứng từ tài khoản 511
(4) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000066 ngày 30/11/2017, công ty xuất bán bột đá cho công ty TNHH gạch men Thạch Anh, giá bán chưa thuế 135.098.550 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
(5) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000077 ngày 30/12/2017, công ty xuất bán đá mi cho công ty TNHH Anh Phương, giá bán chưa thuế 52.212.274 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
(6) Cuối kỳ, kết chuyển tài khoản 5111 sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán định khoản:
Tài khoản 5112 “Doanh thu gia công đá”
(7) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000224 ngày 28/02/2017, công ty gia công, xúc đá hỗn hợp cho công ty cổ phần Phước Hòa Fico, giá bán chưa thuế 1.567.003.598 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
(8) Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000024 ngày 31/07/2017, công ty gia công khai thác đá xô bồ cho công ty cổ phần Phước Hòa Fico, giá bán chưa thuế 1.128.373.498 đ, thuế GTGT 10% Chưa thu tiền, kế toán định khoản:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ANH MỸ
Nhận xét
Kể từ khi thành lập công ty đã từng bước trưởng thành hơn, ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn về mọi mặt trong quản lý sản xuất nói chung cũng như trong công tác kế toán nói riêng Lãnh đạo công ty đã đưa ra nhiều giải pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn của Công ty để hòa nhịp với cơ chế thị trường
Bên cạnh đó với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên trong công ty, tập thể phòng kế toán không ngừng trau dồi và nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ của mình trở thành công cụ đắc lực trong công tác kế toán công ty giúp nhà quản trị có những quyết định và chiến lược kinh doanh kịp thời, hợp lý, hiệu quả
Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau vì vậy nên ngành kế toán rất đa dạng Trên giảng đường giáo viên hướng dẫn hết tất cả các loại hình kinh doanh chưa thể đi sâu vào một loại hình kinh doanh nào Khi sinh viên được tiếp xúc với thực tế thì chỉ áp dụng một phần nhỏ và chỉ áp dụng những kiến thức trên giảng đường là chưa đủ Và trong quá trình học ít có cơ hội làm bài thực tế vì vậy nên khi đi thực tế sinh viên còn bỡ ngỡ
Kiến thức về chế độ kế toán được giảng dạy ở trường phần lớn theo thông tư 200/2014/TT-BTC Nhưng khi đi thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ lại áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Nâng cao doanh thu bán hàng, cắt giảm chi phí là cơ sở để công ty có lợi nhuận Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu nâng cao công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ như mong muốn được hay không thì còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đó là về phía nhà nước, địa phương và cả doanh nghiệp
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, mang tính chất bắt buộc cao, có chính sách khen thưởng đối với các doanh nghiệp làm tốt và có biện pháp xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm
+ Bộ tài chính cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cho phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu hóa đặc biệt trong giai đoạn xu thế hội nhập, giao lưu thương mại như hiện nay
+ Nhà nước nên kết hợp với doanh nghiệp tổ chức các cuộc tập huấn giúp các cán bộ kế toán hiểu đúng, chính xác và nắm bắt kịp thời các chuẩn mực kế toán Việt Nam
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chính sách, chiến lược giữa chính quyền địa phương với lãnh đạo công ty
+ Tổ chức và bảo đảm việc thi hành pháp luật nghiêm chỉnh trên địa bàn địa phương
+ Thường xuyên tổ chức tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ các thiết bị y tế, bảo hiểm và bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng tạo được công ăn việc làm cho người lao động Đồng thời góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội
+ Công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh nói riêng có đạt được kết quả cao hay không chủ yếu là do sự cố gắng, nỗ lực của bản thân công ty Muốn đạt được điều này, công ty cần phải đảm bảo sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa của giám đốc và các bộ phận, việc ghi nhận doanh thu, chi chí cần phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, không làm sai lệch kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Công ty nên quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn cho nhân viên, cần sử dụng chính sách lương thưởng, xử phạt hợp lý, công bằng chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực, tinh thần nhiệt huyết cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt công việc
+ Trong việc quản lý, sử dụng tiền vốn thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định quản lý tài chính
+ Xây dựng môi trường văn hóa công ty ngày càng lành mạnh
Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ
Việc hoàn thiện từng phần hành kế toán, tiến tới hoàn thiện toàn bộ bộ máy kế toán để đáp ứng yêu cầu đổi mới và đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và quản lý kinh doanh luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với các nhà quản lý kinh tế Việc hoàn thiện phải được bắt đầu từ các khâu:
- Hạch toán ban đầu dẫn đến kiểm tra thông tin trong chứng từ
- Tổ chức luân chuyển chứng từ
- Vận dụng Tài khoản kế toán để hệ thống hoá thông tin
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán để hệ thống hoá thông tin
- Tổ chức cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng bằng cách lập các báo cáo kế toán
Nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ta thấy Công ty đã vận dụng đúng quy định của chế độ kế toán đối với loại hình doanh nghiệp từ công tác hạch toán ban đầu đến hạch toán nghiệp vụ và lập báo cáo kết quả kinh doanh Mặc dù vậy, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại một số hạn chế mà theo cần được khắc phục để hoàn thiện hơn nữa phần hành kế toán này của công ty.
Về công tác quản lý nguyên vật liệu, CCDC, TSCĐ, thành phẩm
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành sản xuất thành phẩm gia công đá và vận chuyển Đi vào hoạt động hơn 6 năm mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh tế thị trường, nhưng công ty rất nhạy bén trong công tác quản lý và đang tìm cho mình những bước đi mới Công ty đã nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu riêng chứ không phải ở việc chỉ thực hiện các hợp đồng Hiện nay, công ty đã áp dụng nhiều chính sách để nâng cao uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm trong đó việc thực hiện tốt công tác quản lý nói chung và công tác quản lý vật tư nói riêng Cụ thể, công ty đã xây dựng cho mình một mô hình quản lý nguyên vật liệu, thành phẩm từ
Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Anh Mỹ 127 KẾT LUẬN
Giải pháp tăng doanh thu
Công việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường đối với công ty rất quan trọng Công ty cần có chính sách đẩy mạnh tiêu thụ ở tất cả các khâu để có được doanh thu trong năm tới cao hơn
Giải pháp cụ thể là:
Để ổn định và nâng cao khối lượng tiêu thụ, việc đầu tiên doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm, công ty nên áp dụng giải pháp đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý, không vì chạy theo lợi nhuận mà phá vỡ kết cấu mặt hàng, gây thiệt hại cho khách hàng và uy tín của doanh nghiệp
Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt, giá cả của thành phẩm và gia công phải đảm bảo cho doanh nghiệp bù đắp được các chi phí, phải phù hợp với quan hệ cung cầu
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Triển khai kế hoạch, chính sách Marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu khách hàng Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin truyền thông để khách hàng biết đến công ty nhiều hơn Hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và các hoạt động xúc tiến bán hàng khác có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và mở rộng thị trường Các hoạt động này giúp cho sản phẩm công ty bán nhanh và rộng hơn đây là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong cạnh tranh
Cử nhân viên thị trường có kinh nghiệm điều tra nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng
Đa dạng hóa các phương thức thanh toán, giảm thanh toán bằng tiền mặt tránh tình trạng khó khăn trong việc kiểm kê, thanh toán Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp đối với các khách hàng quen thuộc như: thưởng, giảm giá, chiết khấu…
Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng tiềm năng
+ Xử lý công việc thông tin khách hàng nhanh chóng, hiệu quả
+ Tạo mối quan hệ với khách hàng, thường xuyên liên lạc, hỏi thăm khách hàng, nắm bắt các nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác nhằm giữ uy tín với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới
Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hóa và tiền vốn: Tuyển dụng và bố trí cán bộ hợp lý; thực hiện tốt việc phân công phân cấp quản lý để phát hiện kịp thời những vật tư kém, giảm hao hụt; tổ chức chặt chẽ tiền mặt, vốn trong thanh toán, tích cực đôn đốc, đối chiếu và thu hồi công nợ dây dưa, nợ khó đòi
Giải pháp tiết kiệm chi phí
Sự cần thiết của việc cắt giảm và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp bởi tiết kiệm chi phí là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận Việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản phẩm.Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến quản lý chi phí, tìm biện pháp để giảm chi phí, loại trừ những chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ Phấn đấu quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí nhằm hạ thấp giá thành thành phẩm là giải pháp các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng vì nó có ảnh hưởng và có ý nghĩa quyết định tới việc tăng lợi nhuận Để tiết kiệm hơn nữa chi phí này công ty cần phải:
Xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí, tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong DN trong việc quản lý và sử dụng chi phí đây là mối quan tâm hàng đầu
Tìm nguồn cung ứng vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng và chủng loại
Tất cả các vật tư mua về phải được kiểm nghiệm chính xác số lượng, chất lượng và đúng quy cách vật tư và tiến hàng nhập kho
Xây dựng lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu quản lý chặt chẽ sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nhất Tận dụng phế liệu, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về độ an toàn của sản phẩm mà vẫn làm giảm chi phí sản xuất
Giảm chi phí khấu hao tài sản cố định bằng cách hạch toán đầy đủ, chính xác, theo dõi quản lý tài sản tránh tình trạng hư hao, mất mác, ngưng trích các tài sản đã hết khấu hao
Xây dựng ý thức người lao động thường xuyên nhắc nhở tổ chức thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong lao động
Sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững
Thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể
Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại Việc cắt giảm các chi phí nhưng vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng phải có sự thích hợp