GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG XÂY DỰNG – CN ĐỒNG NAI –
Giới thiệu về Ngân hàng Xây dựng – PGD Long Khánh
NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước
- Tên Tiếng Việt: NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam
- Tên viết tắt Tiếng Việt: Ngân hàng Xây dựng
- Tên Tiếng Anh: Construction Bank
- Tên viết tắt Tiếng Anh: CB.
- Cơ quan chủ quản: Ngân hàng nhà nước
- Trụ sở chính: 145-147-149 Hùng Vương, P2, TP Tân An, Tỉnh Long An.
Hình 1 1 Ngân hàng Xây dựng
Web: https://www.cbbank.vn/
Sau 3 năm chính thức trở lại hoạt động, đến nay, Ngân hàng Xây dựng (CB) có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng cùng hệ thống mạng lưới có 101 điểm hoạt động trên toàn quốc Là Ngân hàng 100% vốn sở hữu Nhà nước với sự hỗ trợ toàn diện của Vietcombank về quản trị, công nghệ, khách hàng, thanh khoản…Ngân hàng Xây dựng định hướng phát triển trở thành một Ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD Long Khánh
Tên đơn vị: NH TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD Long Khánh
Trực thuộc: NH TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai
FAX: (0251) 3784 676 Địa chỉ: 391A Hùng Vương, khu phố 3, phường Xuân Hòa, TX Long Khánh, T ĐồngNai
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
V ề Ngân hàng NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam
NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, tiền thân là Ngân Hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Đại Tín và Ngân Hàng TMCP Nông Thôn Rạch Kiến, với trụ sở được đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, P2, TP Tân An, T Long An.
Ngày đầu thành lập, Ngân hàng đối mặt với rất nhiều khó khăn do chuyển đổi từ kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo chủ trương của chính phủ Với những nỗ lực chèo chống từ Ban lãnh đạo, Ngân hàng đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng hệ thống tín dụng vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước
Năm 2007: Chuyển đổi thành NHTM cổ phần
Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị
Ngày 17/09/2007 đổi tên thành NHTM cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Năm 2011 -> 2012: Ảnh hưởng suy thoái kinh tế
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam và Thế giới ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, Ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
Tháng 05/2013: Đổi tên Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam
Ngày 23/05/2013, Thống đốc NHNN VN ban hành quyết định số 1161/QĐ- NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam
Tháng 01/2015: Nhà nước quyết định mua lại toàn bộ cổ phần
Ngày 31/01/2015, căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Xây dựng, NHNN đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng Xây dựng
Tháng 03/2015: Chính thức chuyển đổi mô hình do Nhà nước làm chủ sở hữu
Công bố chuyển đổi mô hình Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng TM TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 250/QĐ-NHNN về việc mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành NHTM trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Về NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD Long Khánh
NH Xây dựng PGD Long Khánh được thành lập vào ngày 24 tháng 12 năm 2010 với địa chỉ ban đầu là A68 đường Hùng Vương, khu phố 1, phường Xuân Bình, TX.Long Khánh, T Đồng Nai Vào ngày 30 tháng 11 năm 2015 thì PGD Long Khánh đã chuyển đến địa điểm mới được đặt tại 391A Hùng Vương, khu phố 3, phường XuânHòa, TX Long Khánh, T Đồng Nai
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, chính vì thế các dịch vụ Ngân hàng ngày càng mở rộng và để thực hiện chiến lược lâu dài mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và vị thế kinh doanh đòi hỏi NH Xây dựng phải liên tục mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch mới.
Nằm trong vùng kinh tế, thương mại, dịch vụ của tỉnh Đồng Nai, NH Xây dựngPGD Long Khánh ngay từ những ngày đầu thành lập đã thu hút được khá đông khách hàng đến giao dịch Với tinh thần phục vụ khách hàng nhiệt tình và cởi mở, PGD LongKhánh ngay lập tức đã chiếm được thiện cảm và sự tin tưởng của người dân không chỉ trên địa bàn Long Khánh mà còn người dân ở nơi khác đến giao dịch (VD: Xuân Lộc,Cẩm Mỹ, Thống Nhất, ).
Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Xây dựng:
Hình 1 2 Mô hình tổ chức Ngân Hàng Xây dựng
Sơ đồ tổ chức của NH Xây dựng – PGD Long Khánh
Hình 1 3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD Long Khánh
1.3.2 Chức năng của các bộ phận:
Giám đốc phòng giao dịch
Tham mưu, tư vấn cho giám đốc chi nhánh trong việc xây dựng, triển khai, quản lý và hoàn thiện chương trình khuyến mãi, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn hoạt động.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng, công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ.
Chỉ đạo triển khai hoạt động tìm kiếm, khai thác, phát triển nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tại PGD.
Tham gia và chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, các khoản tín dụng có tranh chấp mà không thể hòa giải có liên quan đến PGD.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên trong nghiệp vụ và chịu trách nhiệm quản lý,đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận.
Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo chi nhánh.
Quản lý và điều hành toàn bộ công việc của PGD.
Thực hiện phương án hoạt động kinh doanh của Phòng theo chỉ tiêu đã được phân bổ.
Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển khách hàng, xây dựng mạng lưới, quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân được đồng bộ.
Đảm bảo công việc của PGD tuân thủ theo pháp luật, tuân thủ theo quy định của
NH Nhà nước, những quy trình của NH Việt Nam.
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị để hoạt động hiệu quả.
Quan hệ đối ngoại đối với cơ quan nhà nước, đối tác kinh danh có liên quan.
Tư vấn cho BGĐ chi nhánh về chính sách tiếp thị, mở rộng khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Thực hiện các công việc khác có liên quan theo sự phân công của BGĐ chi nhánh.
Bộ phận khách hàng (tín dụng)
Tiếp thị và tìm kiếm khách hàng (cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế) có nhu cầu: Vay hoặc sử dụng các dịch vụ của NH.
Tiếp xúc khách hàng, căn cứ trên nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng dịch vụ của NH, hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của NH.
Thẩm định khách hàng có nhu cầu vay vốn về uy tín, năng lực kinh doanh, quy mô hoạt động, khả năng tài chính, tình hình kinh doanh, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ gốc và lãi vay
Lập tờ trình thẩm định.
Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, các hồ sơ văn bản có liên quan.
Theo dõi và lập hồ sơ giải ngân.
Kiểm tra sử dụng vốn vay.
Thực hiện việc chuyển nhóm nợ, xử lý thu hồi nợ trước hạn, đôn đốc khách trả nợ.
Thực hiện tất toán hợp đồng, giải chấp tài sản, xóa đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo.
Bộ phận dịch vụ khách hàng (kế toán)
Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NH.
Tư vấn, giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi khách hàng cho phép.
Xử lý các chứng từ kế toán, thu – chi đúng qui định.
Thực hiện các công tác kế toán giao dịch khác: Kế toán thu đổi ngoại tệ, mua bán, nhận chuyển tiền kiều hối Western Union,…
Hạch toán các chứng từ liên quan phát sinh trong ngày, cân đối các khoản thu – chi cuối ngày, xuất nhập ngoại bảng.
Hạch toán nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, cập nhật và lưu trữ chứng từ đầy đủ.
Theo dõi, cập nhật các sản phẩm huy động mới, cập nhật thay đổi lãi suất, tỷ giá kịp thời trong ngày.
Mở tài khoản TGTT của cá nhân và tổ chức.
Thực hiện các giao dịch TGTT đúng quy định của Nhà nước và CB.
Thực hiện cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá trị…
Thực hiện các thủ tục bán, đổi séc theo yêu cầu của khách hàng.
Kế toán liên quan đến nghiệp vụ phát hành thẻ ATM và chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế, thu phí dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ theo quy định.
Quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán khách hàng, thực hiện chuyển tiền từ tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo số dư chi tiết TK khách hàng đúng với báo cáo tổng hợp.
Kiểm tra, kiểm soát các bút toán tự động, các báo cáo dự thu, dự chi, đảm bảo khớp đúng giữa báo cáo tổng hợp với chi tiết, kiểm tra duy trì số dư tối thiểu.
Mở sổ theo dõi ấn chỉ ấn phẩm quan trọng: Séc, thẻ TK.
Có trách nhiệm đảm bảo hồ sơ pháp lý mở tài khoản của khách hàng tổ chức tuân thủ đúng quy định của CB.
Theo dõi, cập nhật lãi suất đúng quy định.
Lập các báo cáo giao dịch hằng ngày theo quy định của NH, các báo cáo theo mảng nghiệp vụ do lãnh đạo phòng phân công: GL518, GL506, GL300, GL507, GL301, GL505, GL101, GL327 và sắp xếp theo đúng quy định.
Thực hiện bàn giao chứng từ đã đầy đủ đến KSV hậu kiểm và đóng gói kịp thời theo quy định.
Kiểm soát công tác thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, giấy tờ có giá, … của nhân viên kiểm ngân.
Kiểm soát việc kiểm đếm, đóng bó, vận chuyển tiền chính xác.
Kiểm tra việc sắp xếp chứng từ ngân quỹ đầy đủ theo quy định của CB.
Quản lý nhập – xuất tài sản đảm bảo.
Quản lý nhập – xuất ấn chỉ quan trọng.
Quản lý, lưu trữ các loại sổ chuyên môn của nghiệp vụ ngân quỹ.
Lập các báo cáo hàng ngày theo quy định.
Kiểm kê và đối chiếu tồn quỹ cuối ngày.
Định kỳ tham gia công tác kiểm kê tài sản lưu trữ trong kho (két) tiền.
Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo do NH tổ chức để nâng cao nghiệp vụ.
Và các công việc khác theo phân công của lãnh đạo Hội sở/Chi nhánh.
Sản phẩm dịch vụ chính
Ngân hàng Xây dựng hoạt động với chức năng của một Ngân hàng bán lẻ đa năng trên nền tảng công nghệ hiện đại, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của Quý khách hàng như:
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ.
Cho vay vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; Các dịch vụ tài chính (thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng).
Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Trong đó, các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay và dịch vụ ngành xây dựng và nhà ở sẽ là thị trường được ngân hàng chú trọng phát triển.
Định hướng phát triển của Ngân hàng
Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với sự tham gia quản trị, điều hành củaVietcombank, Ngân hàng Xây dựng hướng đến mục tiêu hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật và các chuẩn mực Ngân hàng quốc tế Đặc biệt, Ngân hàng Xây dựng sẽ đề cao tính hiệu quả trên cơ sở kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa doanh nghiệp, nền tảng công nghệ hiện đại đã được Vietcombank áp dụng thành công.
Cam kết
Với mục đích mang giải pháp phù hợp nhất đến sự hài lòng của Quý Khách hàng, mang lợi ích đến toàn thể CBNV và cộng đồng xã hội … Ngân hàng Xây dựng cam kết không ngừng nỗ lực “Thay đổi để thành công”, đổi mới chiến lược kinh doanh, đổi mới hoạt động, đổi mới hệ thống sản phẩm dịch vụ, tối ưu hóa công nghệ, nhằm phục vụ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Quý Khách hàng
Với chiến lược mới, trong thời gian tới Ngân hàng Xây dựng sẽ tiếp tục: Đẩy mạnh cải cách nhằm đạt tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động tiền tệ, Ngân hàng, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng để tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế.
Hướng đến hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ NHTM hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh
Hướng đến phát triển bền vững và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế trọng điểm
Phát triển sản phẩm thẻ (ATM, thẻ tín dụng) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của mình.
Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu cũng như tiện ích của khách hàng, doanh nghiệp.
Chương 1 sẽ giới thiệu về Ngân hàng Xây dựng và PGD Long Khánh, qua đó thấy được quá trình hình thành và phát triển của CB trong nhưng ngày đầu thành lập cho đến nay
Cho ta biết được cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận hoạt động như thế nào trong công cuộc phát triển, mở rộng CB.
Hay hiểu rõ hơn về tầm nhìn, định hướng cũng như các chiến lược để CB thực hiện cam kết của mình với khách hàng
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một NHTM nhất định nào đó NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của Ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng.
NHTM là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các Ngân hàng hầu như là giống nhau song quan niệm về Ngân hàng lại không đồng nhất giữa các nước trên thế giới.
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tuợng hoạt động Ví dụ: Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính” Hay theo như Luật Ngân hàng của ấn Độ năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng:Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.
Trên thế giới các NHTM hoạt động với chức năng, nghiệp vụ khá giống nhau, đó là việc: Nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. Để phân loại các NHTM ta có thể dựa trên các tiêu chí sau:
Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các NHTM được phân thành:
Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là Ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân Đây là các Ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương.
Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là Ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn thông qua tập trung phát hành cổ phiếu Những người nắm giữ cổ phiếu này chính là những người chủ của Ngân hàng Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của Ngân hàng và được chia lãi cổ tức Do huy động từ nhiều người nên các Ngân hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.
Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình Ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước Đây là loại hình Ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản Tuy nhiên, các Ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Căn cứ theo tính chất hoạt động
Ngân hàng chuyên doanh và Ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, thường chỉ cung cấp một số dịch vụ Ngân hàng nhất định.
Ngân hàng đa năng là Ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ Ngân hàng Đây là xu hướng chủ yếu hiện nay của các NHTM.
Ngân hàng bán buôn và Ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán buôn là loại hình Ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thực hiện đối với các khách hàng lớn Số lượng các giao dịch của Ngân hàng bán buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn.
Ngân hàng bán lẻ là loại hình Ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiện đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Số lượng các giao dịch của Ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ.
Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
Ngân hàng sở hữu công ty và Ngân hàng không sở hữu công ty Sự phân chia này là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho Ngân hàng trực tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanh như: Buôn bán chứng khoán, bất động sản nên các Ngân hàng tổ chức lập ra các công ty riêng, có tư cách pháp nhân để kinh doanh.
Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật Nhà nước ta quan niệm: (Theo điều
20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/1997/QH 10) “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
2.1.2 Phân loại Ngân hàng Thương mại
Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình Ngân hàng sau:
NHTM quốc doanh: Đây là các Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống Ngân hàng ở nước ta Các Ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: Huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, Ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao cho Hiện nay có các NHTM quốc doanh sau: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
NHTM cổ phần: Đây là các Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật công ty cổ phần Sở hữu Ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Báo cáo tài chính
2.2.1 Khái niệm báo cáo tài chính
Hệ thống BCTC gồm những văn bản đặc biệt riêng có của hệ thống kế toán được tiêu chuẩn hoá trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực BCTC là phần chiếm vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của NHTM Sở dĩ các báo cáo tài chính là một hệ thống là bởi lẽ người ta muốn nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng Mỗi BCTC riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các BCTC Xét về mặt học thuật, BCTC được định nghĩa là: “Những báo cáo trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kì của Ngân hàng”.
2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, có thể thấy rất rõ điều đó qua những nét cơ bản sau:
BCTC trình bày tổng quát, phản ánh tổng hợp về tài sản, nguồn vốn cũng như toàn bộ tình hình tài chính của NH dưới dạng các con số giúp người đọc nắm bắt một cách trực quan nhất về thực tiễn hoạt động của Ngân hàng trong kì.
BCTC nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhà quản trị NHTM và các đối tượng kinh doanh khác như: Cổ đông, các nhà quản lý cấp trên…
BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của NHTM, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của NHTM.
Các chỉ tiêu, các số liệu trên BCTC là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình kinh doanh của Ngân hàng.
Những thông tin của BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào Ngân hàng của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư…
Nhưng BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế- kỹ thuật, tài chính của NHTM, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị Ngân hàng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho NHTM.
2.2.3 Các báo cáo tài chính của NHTM
Hệ thống BCTC của NHTM có 4 báo cáo, cụ thể là:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ba báo cáo đầu là trọng tâm phân tích của khoá luận này do vậy khoá luận xin trình bày khái quát về kết cấu của các báo cáo như sau:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một bảng BCTC tổng hợp dùng để phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản của Ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo Bên tài sản bao gồm những khoản mục chủ yếu sau:
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (Tiền gửi tại các NH khác): Tiền mặt, vàng bạc đá quý, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác Khoản mục này thường được coi là khoản dự trữ sơ cấp để đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản của Ngân hàng.
Cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư: Khoản mục này thường chiếm tỷ trọng lớn (từ 70-80%) trong tổng tài sản của Ngân hàng Đây là khoản mục sinh lời chủ yếu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Các chứng khoán kinh doanh và đầu tư chứng khoán, góp vốn mua cổ phần: bao gồm chứng khoán Chính phủ, các tổ chức khác, các khoản đầu tư dưới dạng góp vốn mua cổ phần, đầu tư chứng khoán để hưởng lãi hay chênh lệch giá.
Ngoài ra còn có các tài sản khác như tài sản cố định, các khoản phải thu, lãi dự thu và các TSCĐ khác.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của Ngân hàng tại thời điểm lập báo cáo Bên nguồn vốn bao gồm các khoản mục chủ yếu sau:
Các khoản tiền gửi: Đây là khoản mục nợ chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng thể hiện khả năng huy động vốn của Ngân hàng.
Phân tích báo cáo tài chính
2.3.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Xác định chỗ đứng cho mình là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, các NHTM là một nhân tố tích cực và không thể thiếu trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thông qua sự phát triển ở tầm vĩ mô ấy mà bản thân mỗi NHTM thực hiện được các mục tiêu của mình là lợi nhuận, là tăng trưởng và phát triển Nhưng để có được những kết quả ấy không phải là dễ dàng, nó là tổng hợp của những nỗ lực tự thân hết mình của bản thân Ngân hàng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đầy khó khăn thử thách trong một môi trường mang tính nhạy cảm và cạnh tranh cao độ, đồng thời cũng chứa đựng đầy rủi ro Và nỗ lực không biết mệt mỏi ấy cũng không thể có kết quả nếu thiếu một con mắt nhìn toàn diện, trung thực về bản thân thực trạng của mỗi NHTM Việc thường xuyên nhìn lại mình để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình là một cách để NHTM cạnh tranh có hiệu quả khi đưa ra được biện pháp để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm Phân tích BCTC là một cách để thực hiện điều đó Thông qua phân tích BCTC nhà quản trị Ngân hàng sẽ có được một con mắt nhìn toàn diện về Ngân hàng mình trên tất cả mọi khía cạnh.
Phân tích BCTC là một yêu cầu tất yếu khách quan, ra đời và phát triển từ đòi hỏi của đời sống kinh tế, từ yêu cầu phải quản lý khoa học và có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Nó là công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản lý kinh tế, là một hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.
Việc phân tích BCTC không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở đơn vị được phản ánh trên BCTC đó Phân tích BCTC là đánh giá những gì làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu Đồng thời phân tích BCTC cũng cần thiết làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của đơn vị và các mục tiêu, các phương pháp hoạt động của nhà quản lý ở đơn vị kinh tế đó.
Vậy tóm lại, phân tích BCTC là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ bằng những phương pháp thích hợp nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng trong tương lai.
2.3.2 Vai trò của báo cáo tài chính
Việc phân tích BCTC là một nhu cầu tất yếu, tự thân của mỗi NHTM bởi ý nghĩa, vai trò quan trọng của nó Cụ thể là:
Phân tích BCTC giúp cho nhà quản trị Ngân hàng nhìn nhận toàn diện bộ mặt của NHTM trong kỳ hoạt động đã qua một cách khách quan và tương đối trung thực.
Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp nhà quản trị hiểu rõ được nguyên nhân gây ra sự biến động của các chỉ tiêu, các khoản mục trên BCTC; nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục đó để từ đó có các biện pháp đối phó thích hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểm của bản thân NHTM, nâng cao tính cạnh tranh
Phân tích BCTC giúp các nhà quản trị NHTM nhận biết và dự đoán trước những rủi ro cũng như các tiềm năng trong tương lai Bởi rủi ro là nguy cơ lúc nào cũng có thể gặp phải và gây ra các hậu quả to lớn cho Ngân hàng, do vậy việc nhận biết các rủi ro giúp nhà quản trị Ngân hàng có được các biện pháp phòng ngừa thích hợp Đối lập với các rủi ro, những tiềm năng và cơ hội sẽ mang đến cho NHTM những điều kiện làm ăn vô cùng thuận lợi Nhận biết điều đó đã là một bước đầu thắng lợi của Ngân hàng trên con đường đi đến mục tiêu và phát triển.
Phân tích BCTC góp phần đưa ra định hướng cho các quyết định của Ban giám đốc về các quyết định tài chính và các dự thảo tài chính trong tương lai như kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ…
Phân tích BCTC cũng là một công cụ trong tay các nhà quản trị để kiểm soát các hoạt động quản lý trong đơn vị về tính hiệu quả cũng như tính đầy đủ của nó.
Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
2.4.1 Phương pháp phân tích theo chiều dọc, chiều ngang
Một phân tích theo chiều ngang bao gồm việc so sánh dữ liệu tài chính của 2 năm với các năm khác Phân tích này cũng được gọi là phân tích xu hướng Phân tích ngang thường được diễn tả bằng các giá trị tiền tệ và tỷ lệ phần trăm Việc so sánh lượng tiền tệ giúp cho các nhà phân tích có một cái nhìn chi tiết vào những khía cạnh có thể đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hay tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Một ví dụ về phân tích ngang bằng tiền tệ là: Trong năm 2011, một tổ chức kiếm được hơn 2 triệu USD so với năm trước đó Việc doanh thu tăng dường như là một sự phát triển rất tích cực Tuy nhiên, khi kiểm tra phân tích một cách chặt chẽ hơn thì ta thấy rằng chi phí mua sắm hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên 2,5 triệu USD Thế nên,việc có thêm doanh thu 2 triệu USD giờ không còn là một việc quá tốt đẹp nữa.
Một phân tích ngang được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm sẽ đưa ra được những cái nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của một sự tăng lên hay sụt giảm. Một ví dụ về phân tích ngang được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm là việc gia tăng doanh thu thêm 1 triệu USD trên tổng doanh thu 2 triệu USD trong năm trước đó Đối với một tổ chức, sự gia tăng 50% này là một sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu. Tuy nhiên, nếu sự tăng thêm này được so sánh với doanh thu 20 triệu USD trong năm trước thì sự tăng lên đó chỉ là 5%, và nó cho thấy một sự tăng trưởng ở mức bình thường của một tổ chức Khi chúng ta sử dụng phần trăm trong công tác phân tích ngang, ta sẽ thể hiện được sự tăng giảm chính xác hơn so với việc thể hiện bằng giá trị tuyệt đối.
Một phân tích dọc bao gồm việc biểu thị các nhóm tiêu chuẩn trên một báo cáo tài chính được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm của các nhóm này Trong một phân tích dọc, cả tài sản và nợ được coi là tương đương với 100% Một số ví dụ về các nhóm là: vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Các nhóm này được biểu thị như một tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản.
Hàng năm, bằng cách này, ta sẽ có cái nhìn sâu sắc trong việc thay đổi phân bổ tổng tài sản Một phân tích dọc cũng thường được sử dụng để so sánh các công ty với nhau theo hình thức điểm chuẩn Bởi vì các nhóm này đều hiện hữu trong bất kỳ tổ chức nào nên việc so sánh các tổ chức với nhau sẽ rất dễ dàng Một ví dụ là việc so sánh vốn vay so với tổng tài sản.
Một phân tích dọc cũng có thể được áp dụng cho các tài khoản lời lỗ Bằng việc biểu thị nhóm tiêu chuẩn như một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu của một năm thì chúng ta rất dễ dàng có được cái nhìn sâu sắc về việc phân loại từng loại tiền với các chi phí, chi tiêu và lợi nhuận khác nhau Điều này cho phép chúng ta có thể so sánh những năm liên tiếp với nhau để xác định những xu hướng nhất định.
2.4.2 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả,xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích Khi phân tích, các nhà phân tích thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết được xu hướng thay đổi tình hình tài chính của Ngân hàng và so sánh theo không gian (so sánh với mức bình quân của ngành, với các đơn vị khác) để đánh giá vị thế của Ngân hàng trong ngành.
Tác dụng của phương pháp so sánh:
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà Ngân hàng đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh doanh thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.
Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của mỗi đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng quy mô hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
Khi sử dụng phương pháp so sánh, các chỉ số trong báo cáo tài chính được sử dụng cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được đó là: thống nhất về không gian, thời gian, cùng nội dung phân tích, cùng phương pháp tính và đơn vị tính toán.
Phương pháp so sánh là phương pháp rất quan trọng Nó được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong bất kỳ hoạt động phân tích nào của NHTM Trong phân tích BCTC của NHTM, nó được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt.
Phương pháp đồ thị là phương pháp được sử dụng để minh họa cho nguồn số liệu có sẵn trong BCTC hoặc sau khi tính toán các chỉ số tài chính bằng biểu đồ, sơ đồ…
Sử dụng đồ thị trong quá trình xử lý số liệu thu thập được sẽ nhanh chóng cho thấy được bằng trực quan sự diễn biến của các chỉ số tài chính, đưa ra được những nhận xét về định hướng Vì vậy, nó thường được sử dụng trong các báo cáo phân tích để dễ truyền tải thông tin và nhấn mạnh được chiều hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính.
2.4.4 Phương pháp phân tích tỉ lệ
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG – CN ĐỒNG NAI – PGD LONG KHÁNH
Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích bảng cân đối kế toán là nội dung phân tích đánh giá đầu tiên, khi làm tốt công việc này ban quản trị sẽ có cái nhìn cụ thế hơn về tình trạng tài sản cũng như nguồn vốn của Ngân hàng.
Bảng 3 1 Bảng cân đối kế toán của năm 2016, 2017, 2018 Đơn vị: ngàn đồng
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 0 0 0
Tiền gửi tại các TCTD khác 939,950 973,379 989,830 Cho vay khách hàng 11,070,874 12,892,736 14,321,585
Tiền gửi của khách hàng 11,174,298 12,929,387 14,893,200 Các công cụ tài chính phát sinh khác 10,753 14,310 16,790
(Nguồn: Tổng hợp bảng CĐKT tại NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD
Cơ cấu tài sản của NH có đặc điểm là TSNH chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng củaTSDH trong TTS do đây chỉ là một PGD thuộc chi nhánh nên TSCĐ của PGD được phân bổ sử dụng không tổng hợp vào bảng CĐKT, như vậy TSNH chiếm tỷ trọng nhiều hơn là điều phù hợp với một PGD của NH.
3.1.1.Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngangBảng 3 2 Phân tích bảng CĐKT theo chiều ngang của các năm 2016, 2017,
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền 0 0 0 0.00 0 0 0.00
Tiền gửi tại các TCTD khác 939,950 973,379 33,429 3.56 989,830 16,451 1.69
Tiền gửi của khách hàng 11,174,298 12,929,38
0 1,963,813 15.19 Các công cụ tài chính phát sinh khác 10,753 14,310 3,557 33.08 16,790 2,480 17.33
Phân tích phần tài sản
Qua bảng 3.2 ta có thể thấy TTS tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2017, tổng tài sản tăng 2,110,159 ngàn đồng tương đương với 14,08% so với năm 2016; năm 2018 tăng 2,089,367 ngàn đồng tương đương với 12,22% so với năm 2017 và TTS tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn trong năm tăng, năm
2017 so với năm 2016 tăng 1,855,291 ngàn đồng hay tăng 15.45%, năm 2017 so với năm 2018 tăng 1,445,300 ngàn đồng tương ứng với 10.42% Nguyên nhân là do biến động của các khoản mục sau:
Tiền gửi tại các TCTD khác tăng, năm 2017 tăng 33,429 ngàn đồng hay 3.56% so với năm 2016, năm 2018 tăng 16,451 ngàn đồng tương đương với 1.69% nhưng so với năm 2017 thì tiền gửi tại các TCTD khác của năm 2018 tăng không nhiều.
Cho vay khách hàng năm 2017 so với năm 2016 tăng một lượng là 1,821,862 ngàn đồng hay tăng 16.46%, năm 2018 so với 2017 tăng 1,428,849 ngàn đồng hay tăng 11.08%
Còn tài sản dài hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm; năm 2017 so với năm 2016 tăng một lượng là 254,868 ngàn đồng hay tăng 8.57%, năm 2018 so với 2017 tăng 644,067 ngàn đồng hay tăng 19.95%
Sự biến động của tài sản chủ yếu là do cho vay khách hàng tăng, Ngân hàng cần tiếp tục để đưa ra các chính sách thu hút khách hàng.
Phân tích phần nguồn vốn
Tổng nguồn vốn bằng với tổng tài sản nên sự biến động của nguồn vốn cũng tương đương với sự biến động của tài sản; tổng nguồn vốn tăng 2,110,159 ngàn đồng tương đương với 14,08% so với năm 2016; năm 2018 tăng 2,089,367 ngàn đồng tương đương với 12,22% so với năm 2017
TNV tăng chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi khách hàng trong năm tăng; năm 2017 so với năm 2016 tăng 1,755,089 ngàn đồng hay tăng 15.71%,năm 2017 so với năm 2018 tăng 1,963,813 ngàn đồng tương ứng với 15.19%.Các công cụ tài chính phát sinh khác tăng, năm 2017 tăng 3,557 ngàn đồng hay 33.08% so với năm 2016, năm 2018 tăng 2,480 ngàn đồng tương đương với 17.33%
Các khoản nợ khác năm 2017 so với năm 2016 tăng một lượng là 72,767 ngàn đồng hay tăng 5.38%, năm 2018 so với 2017 tăng 56,036 ngàn đồng hay tăng 3.93%
VCSH cũng góp phần làm tăng TNV của NH; năm 2017 tăng 278,746 ngàn đồng hay 11.39% so với năm 2016, năm 2018 tăng 67,038 ngàn đồng tương đương với 2.46%.
Sự biến động nguồn vốn chủ yếu do nợ phải trả tăng cao và chủ yếu là do tiền gửi khách hàng tăng, chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của khách hàng
Qua phân tích năm 2018 tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2017
3.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc
Bảng 3 3 Phân tích bảng CĐKT theo chiều dọc của các năm 2016, 2017, 2018 Đơn vị: Ngàn đồng
Tỷ lệ % Chênh lệch (2016 với 2017)
Tỷ lệ % Chênh lệch (2017 với 2018)
Tiền mặt và các khoản tương đường tiền 0 0 0.00 0.00 0.00 0 0.00
Tiền gửi tại các TCTD khác 939,950 973,379 6.27 5.69 -0.58 989,830 5.16 -0.53
Tiền gửi của khách hàng 11,174,298 12,929,387 74.52 75.57 1.05 14,893,200 77.63 2.06
Các công cụ tài chính phát sinh khác 10,753 14,310 0.07 0.08 0.01 16,790 0.09 0.00
Phân tích phần tài sản
Theo bảng 3.3 ta phân tích: Tiền gửi tại các TCTD khác năm 2017 là 973,379 ngàn đồng (chiếm 5.69% TTS) so với năm 2016 là 939,950 ngàn đồng (chiếm 6.27% TTS) chênh lệch nhau -0.58, năm 2018 là 989,830 ngàn đồng (chiếm 5.16% TTS) so với năm 2017 chênh lệch -0.53
Cho vay khách hàng năm 2016 là 11,070,874 ngàn đồng (chiếm 73.88%), năm
2017 là 12,892,736 ngàn đồng (chiếm 75.42%) và năm 2018 là 14,321,585 ngàn đồng (chiếm 74.65%).
Tài sản có khác năm 2016 là 2,974,270 ngàn đồng (chiếm 19.85%), năm 2017 là 3,229,138 ngàn đồng (chiếm 18.89%) và năm 2018 là 3,873,205 ngàn đồng (chiếm 20.19%).
Ta nhìn thấy rõ sự dịch chuyển kết cấu tài sản, tăng tỷ trọng của TSNH và tỷ trọng TSDH, tuy nhiên tập trung nhiều trong TSNH NH tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ tiền gửi, cần có chính sách phù hợp để nâng cao về hoạt động tín dụng nhằm thu hút khách hàng
Phân tích phần nguồn vốn
Nguồn vốn và tài sản có tốc độ tăng trưởng như nhau do đó biến động của TNV cũng giống với TTS TNV của năm 2016 là 14,985,094 ngàn đồng, năm 2017 là 17,095,253 ngàn đồng và năm 2018 là 19,184,620 ngàn đồng.
Nợ phải trả năm 2016 là 12,537,386 ngàn đồng (chiếm 83.61%), năm 2017 là 14,368,799 ngàn đồng (chiếm 83.98%) và năm 2018 là 16,391,128 ngàn đồng (chiếm 85.44%) Trong đó:
Tiền gửi của khách hàng trả năm 2016 là 11,174,298 ngàn đồng (chiếm 74.52%), năm 2017 là 12,929,387 ngàn đồng (chiếm 75.57%) và năm 2018 là 14,893,200 ngàn đồng (chiếm 77.63%).
Các công cụ tài chính phát sinh khác năm 2016 là 10,753 ngàn đồng (chiếm0.07%), năm 2017 là 14,310 ngàn đồng (chiếm 0.08%) và năm 2018 là 16,790 ngàn đồng (chiếm 0.09%).
Các khoản nợ khác năm 2016 là 1,352,335 ngàn đồng (chiếm 9.02%), năm 2017 là 1,425,102 ngàn đồng (chiếm 8.33%) và năm 2018 là 1,481,138 ngàn đồng (chiếm 7.72%).
VCSH năm 2016 là 2,447,708 ngàn đồng (chiếm 16.33%), năm 2017 là 2,726,454 ngàn đồng (chiếm 15.95%) và năm 2018 là 2,793,492 ngàn đồng (chiếm 14.56%).
Ta có thể thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của NH, do NH hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi Trong đó VCSH chiếm tỷ trọng khá nhỏ Xu hướng tăng trưởng của năm 2018 có thấp hơn so với các năm trước nhưng phù hợp với mức độ cạnh tranh hiện nay của NH và TCTD, đồng thời trong thời gian gần đây thị trường bất động sản có những chuyển biến tích cực, việc các KH đầu tư vào bất động sản cũng là một trong những bất lợi đối với huy động tiền gửi, nhưng là cơ hội với tín dụng do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng thương hiệu rộng rãi tới KH và có các ưu đãi trong chính sách hoạt động của NH nhằm thu hút khách hàng vay vốn.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3 4 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018 Đơn vị: ngàn đồng
(Nguồn: Tổng hợp bảng KQHĐKD tại NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD Long
Thu khác về hoạt động tiền gửi 15,387,826 17,038,782 18,566,282
Thu phí dịch vu thanh toán 6,917 8,271 9,771
Thu phí dịch vụ ngân quỹ 1,382 2,017 2,418
Thu từ kinh doanh ngoại hối 239 371 498
Thu từ các dịch vụ khác 1,769 2,792 2,982
Các khoản thu nhập bất thường 1,408 1,739 2,872
Chi khác về hoạt động huy động vốn 2,998 3,018 3,791
Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 40,193 69,277 78,917
Chi nộp các khoản chi phí, lệ phí 1,209 1,582 1,792
Chi phí cho nhân viên 371,920 401,835 479,162
Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 189,201 201,826 281,922
Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 29,102 30,179 31,927
Chi khác về tài sản 230,182 329,173 347,193
Chi nộp phí bảo hiểm, tiền gửi, chi bồi thường bảo hiểm tỷ giá 150,172 172,926 192,682
Thu khác về hoạt động tiền gửi 15,387,826 17,038,782 1,650,95
Thu phí dịch vu thanh toán 6,917 8,271 1,354 19.57 9,771 1,500 18.14
Thu phí dịch vụ ngân quỹ 1,382 2,017 635 45.95 2,418 401 19.88
Thu từ kinh doanh ngoại hối 239 371 132 55.23 498 127 34.23
Thu từ các dịch vụ khác 1,769 2,792 1,023 57.83 2,982 190 6.81
Các khoản thu nhập bất thường 1,408 1,739 331 23.51 2,872 1,133 65.15
Chi khác về hoạt động huy động vốn 2,998 3,018 20 0.67 3,791 773 25.61
Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 40,193 69,277 29,084 72.36 78,917 9,640 13.92
Chi nộp các khoản chi phí, lệ phí 1,209 1,582 373 30.85 1,792 210 13.27
Chi phí cho nhân viên 371,920 401,835 29,915 8.04 479,162 77,327 19.24
Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 189,201 201,826 12,625 6.67 281,922 80,096 39.69
Chi khấu hao cơ bản TSCĐ 29,102 30,179 1,077 3.70 31,927 1,748 5.79
Chi khác về tài sản 230,182 329,173 98,991 43.01 347,193 18,020 5.47
Chi nộp phí bảo hiểm, tiền gửi, chi bồi thường bảo hiểm tỷ giá 150,172 172,926 22,754 15.15 192,682 19,756 11.42
Bảng 3 5 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang Đơn vị: ngàn đồng
So sánh năm 2016 – 2017: Qua bảng phân tích ta thấy, năm 2017 thu nhập từ lãi tăng 629,109 ngàn đồng (22.63%) so với năm 2016, cụ thể thu từ lãi tăng 1,663,318 ngàn đồng (10.66%) và chi từ lãi tăng 1,034,209 ngàn đồng (8.06%) và thu nhập ngoài lãi là -220,824 ngàn đồng tương đương với 21.13%, lợi nhuận trước thuế tăng 408,285 ngàn đồng tương đương với 23.53, LNST tăng 326,628 ngàn đồng tương đương với 10.06%.
Theo phân tích ta thấy hoạt động thu từ lãi thì thu tiền lãi gửi có tốc độ tăng trưởng cao nhất tuy nhiên chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động thu từ lãi, cụ thể: tăng 1,570 ngàn đồng tương đương 70.40%, thu lãi cho vay đạt 4.94% tương đương tăng 10,792 ngàn đồng, thu khác về hoạt động tiền gửi là 10.73% tương đương tăng 1,650,956 ngàn đồng Do NH hoạt động chủ yếu từ tiền gửi của KH, nên hoạt động chi trả lãi tiền gửi chiếm 8.06% tương đương là 1,034,209 ngàn đồng Hoạt động thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng cao nhất là thu từ các dịch vụ khác đạt 1,023 ngàn đồng tương đương với 57.83% trong khi đó chi ngoài lãi thì hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ đạt 72.36% tương đương 29,084 ngàn đồng và hoạt động chi bất thường khác tăng 29,460 ngàn đồng đạt 72.37%.
So sánh năm 2017 – 2018: Năm 2018 thu nhập từ lãi tăng 439,773 ngàn đồng
(12.90%) so với năm 2017, cụ thể thu từ lãi tăng 1,539,747 ngàn đồng (8.91%) và chi từ lãi tăng 1,099,974 ngàn đồng (7.93%) và thu nhập ngoài lãi là -224,219 ngàn đồng tương đương với 17.71% cụ thể: Thu ngoài lãi tăng 3,351 ngàn đồng tương đương 22.06%, chi ngoài lãi đạt 17.69% ứng với 226,570 ngàn đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 215,554 ngàn đồng tương đương với 10.06%, LNST tăng 172,443 ngàn đồng tương đương với 10.06%.
Thu lãi tiền gửi năm 2018 vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 31.21% ứng với1,186 ngàn đồng so với năm 2017, thu lãi cho vay đạt 4.82% tương đương tăng 11,061 ngàn đồng; chi trả lãi tiền gửi tăng 1,099,974 ngàn đồng (7.93%) Trong hoạt động thu ngoài lãi thì các khoản thu nhập bất thường chiếm tỷ trọng cao cụ thể: tăng 1,133 ngàn đồng tương đương với 65.15%, trong khi đó chi cho hoạt động quản lý và công cụ cũng tăng lên 80,096 ngàn đồng (39.69%) so với năm 2017 và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hoạt động chi ngoài lãi
Có thể thấy NH kinh doanh có lời trong 3 năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn so với năm trước.
Phân tích các chỉ số tài chính
3.3.1 Nhóm chỉ số thanh toán
Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt
Bảng 3 6 Chỉ tiêu tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền mặt của CB
Tiền và các khoản tương đương tiền
Thanh toán nhanh bằng tiền (1/2) 0 0 0
Qua bảng trên ta thấy rằng, tỷ số thanh toán bằng tiền trong 3 năm 2016, 2017,
2018 đều bằng 0, do tiền và các khoản tương đương tiền bằng 0 Hiện tại CB PGD Long Khánh không được phép kết quỹ vào cuối ngày nên tiền và các khoản tương đương tiền không được tổng hợp vào bảng CĐKT Do đó không thể xác định được khả năng thanh toán bằng tiền của CB Long Khánh như thế nào nhưng việc không được tồn quỹ gây ra không ít khó khăn
Tỷ số thanh toán hiện thời
Bảng 3 7 Chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện thời của CB
Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy tỷ số thanh toán hiện thời của CB PGDLong Khánh đang giảm dần, cụ thể: Năm 2016, 2017 đạt 1.07 và 1.03 vào năm 2018,năm 2016 so với 2018 giảm 0,04 Vậy khả năng đáp ứng, thanh toán cho khách hàng chưa được tốt Việc không thể tồn quỹ là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán hiện thời của CB giảm.
3.3.2 Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính
Bảng 3 8 Tổng hợp các chỉ số về cơ cấu tài chính của CB
Tỷ số nợ trên TTS(1/2) 0.84 0.84 0.85
Tỷ số nợ trên VCSH
Tỷ số đảm bảo nợ (3/1) 0.20 0.19 0.17
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2018 đạt 0.85, năm 2016 và 2017 đều đạt 0.84 nghĩa là nợ phải trả trong năm 2018 chiếm 85% trên tổng tài sản và chiếm 84% tổng tài sản vào 2 năm 2016 và 2017 Ngân hàng CB hoạt động chủ yếu là huy động tiền gửi nên các chỉ số nợ sẽ cao.
Về tỷ số nợ trên VCSH tăng lên qua từng năm cụ thể: Năm 2016 là 5.10, năm
2017 là 5.244 và năm 2018 là 5.87 Năm 2016 cho biết cứ 1 đồng VCSH ngân hàng sẽ sử dụng 5.10 đồng nợ phải trả, năm 2017 cho biết cứ 1 đồng VCSH ngân hàng sẽ sử dụng 5.24 đồng nợ phải trả và năm 2018 cho biết cứ 1 đồng VCSH ngân hàng sẽ sử dụng 5.87 đồng nợ phải trả Qua bảng trên ta thấy tỷ số nợ trên VCSH của CB khá cao chứng tỏ ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng.
Hệ số đảm bảo nợ năm 2016 của Ngân hàng là 0.20, năm 2017 là 0.19, năm 2018 là 0.17 Hệ số này cho biết năm 2016 cứ 1 đồng vốn vay thì có 0.20 đồng VCSH, năm
2017 có 0.19 đồng đảm bảo và năm 2018 là 0.17 đồng đảm bảo.
3.3.3 Nhóm chỉ số hoạt động
Bảng 3 9 Tổng hợp các chỉ số hoạt động của CB
4 Phải thu của khách hàng bình quân
Vòng quay khoản phải thu 1.05 1.04
Kỳ thu tiền bình quân 342 345
Năm 2017 vòng quay khoản phải thu đạt 1,05 vòng Năm 2018 đạt 1,04 vòng so với năm 2017 có dấu hiệu giảm xuống là 0,01 vòng Qua bảng trên ta có thể thấy chính sách CB đưa ra áp dụng với khách hàng được nằm ở mức chấp nhận được khi vòng quay khoản phải thu đạt mức lớn hơn 1 vì các hoạt động cho vay tín dụng của CB chưa phổ biến nên vốn sử dụng cho vay không nhiều Năm 2018 vòng quay giảm cho thấy khả năng thu hổi vốn của ngân hàng chậm lại Cần có biện pháp khắc phục.
Như phân tích ở bảng trên kỳ thu tiền năm 2017 là 342 ngày tức là phải mất đến
342 ngày để CB có thể thu lại 1 khoản phải thu nào đó và trong năm 2018 tăng thêm 3 ngày tổng cộng là 345 ngày Việc thu hồi vốn của CB chưa thực sự tốt khi số ngày còn cao và không có dấu hiệu giảm xuống dù hiện tại số ngày thu tiền tăng lên không nhiều nhưng nếu không đưa ra các chính sách hợp lý sẽ gây ra khó khăn cho tương lai.
Tỷ suất vòng quay tài sản cho thấy năng lực của NH trong quá trình sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu và lợi nhuận Tỷ suất vòng quay tài sản của năm 2017 bằng 1,08 có nghĩa là tài sản quay 1,08 lần trong năm, cụ thể là 1 đồng TTS sẽ tạo ra 1,08 đồng DTT Năm 2018 có tỷ suất vòng quay tài sản là 1,04 có nghĩa là tài sản quay 1,04 lần trong năm hay 1 đồng tài sản tạo ra 1,04 lần DTT Tốc độ vòng quay tài sản đang giảm điều đó cho thấy chính sách sử dụng tài sản của NH chưa có bước đột phá NH cần có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp trong thời gian tới.
Có thể thấy hiệu quả hoạt động của năm 2018 không tốt so với 2 năm 2016 và2017.
3.3.4 Nhóm chỉ số sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 3 10 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu các năm 2016, 2017, 2018
Biểu đồ 3 1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Nhận xét: Đối với CB năm 2016 thì lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt 8,89% nghĩa là cứ 100 đồng DTT sẽ tạo ra 8,89 đồng lợi nhuận cho NH, năm 2017 lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt 9,93% nghĩa là cứ 100 đồng DTT sẽ tạo ra 8,89 đồng lợi nhuận cho
NH, năm 2018 lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt 10,03% nghĩa là cứ 100 đồngDTT sẽ tạo ra 8,89 đồng lợi nhuận cho NH Trong 3 năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của NH tăng lên đáng kể có thể nói CB đang đi đúng hướng, có chính sách kinh doanh hợp lý.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Bảng 3 11 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản các năm 2016, 2017, 2018
Biểu đồ 3 2 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất ROA cho biết vào năm 2017 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 10.69 đồng lợi nhuận sau thuế và 10.4 đồng vào năm 2018
ROA của năm 2018 là 10,40% và đang có dấu hiệu giảm xuống so với năm 2017 là 10,69% Có giảm nhưng không đáng kể nhưng điều đó cũng chứng tỏ hiểu quả sử dụng tài sản đã giảm đi Để tăng ROA NH thường nghỉ đến việc tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu, chú trọng vào việc kiểm soát chi phí để gia tăng thành phần tỷ suất lợi nhuận trong ROA hay quản lý có hiệu quả những tài sản do đơn vị kiểm soát để tăng vòng quay tổng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Bảng 3 12 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH các năm 2016, 2017, 2018
3 3 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
LNST của NH tăng dần qua từng năm cụ thể năm 2018 tăng 23.53% so với năm
2017 là 1,714,508 ngàn đồng VCSH cũng có xu hướng tăng dần theo từng năm, vào năm 2016 là 2,447,708 năm 2017 từ 2,726,454 ngàn đồng lên 2,793,492 so với năm
2018 Tăng mạnh nhất vào năm 2017 đạt 11.39% so với năm 2016.
Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên VCSH là 65.95% nghĩa là 100 đồng VCSH sẽ mang về cho NH 66 đồng lợi nhuận Đến năm 2018 tỷ suất này tăng lên 68.19% ROE của NH cao cho ta thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH trên VCSH tăng.
Phân tích theo phương pháp Dupont
Bảng 3 13 Bảng phân tích Dupont các năm 2016, 2017, 2018 Đơn vị: ngàn đồng
Biểu đồ 3 4 Phân tích Dupont
Năm 2016 PGD Long Khánh đã tạo ra 80% lãi ròng trên 1 đồng doanh thu và tổng tài sản quay vòng là 0.12 lần với số nhân VCSH là 6.10 lần trong năm Do vậy
NH tạo ra 56.5% lợi nhuận trên VCSH.
Doanh thu thuần Tổng TS Tổng TS VCSH
LNST Doanh thu thuần VCSH
Năm 2017 PGD Long Khánh đã tạo ra 80% lãi ròng trên 1 đồng doanh thu và tổng tài sản quay vòng là 0.13 lần với số nhân VCSH là 6.24 lần trong năm Do vậy
NH tạo ra 62.56% lợi nhuận trên VCSH.
Năm 2016 PGD Long Khánh đã tạo ra 80% lãi ròng trên 1 đồng doanh thu và tổng tài sản quay vòng là 0.12 lần với số nhân VCSH là 6.87 lần trong năm Do vậy
NH tạo ra 67.55% lợi nhuận trên VCSH.
Theo phân tích Dupont thì ROE qua các năm đang tăng lên cụ thể: năm 2016 ROE 56.45%, năm 2017 là 62.56% và 2018 là 67.55%.
NH có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:
Tác động tới cơ cấu tài chính của NH thông qua điều chỉnh tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
Tăng hiệu suất sử dụng tài sản Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.
Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ Từ đó tăng lợi nhuận của NH
Qua chương này ta có thể thấy một cách khái quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của CB trong 3 năm thông qua việc phân tích bảng Cân đối kế toán, bảng Báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ số tài chính.
Trong 3 năm qua CB luôn nổ lực không ngừng để hoàn thiện và phát huy những khả năng vốn có của mình Qua việc phân tích tài chình sẽ giúp CB nhìn nhận được các nguyên nhân gây ra sự biến động của các chỉ tiêu, các khoản mục để từ đó đưa ra các biện pháp, chiến lược hợp lý nhằm hạn chế các biến động
CB luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG XÂY DỰNG – CN ĐỒNG
Định hướng phát triển của NH Xây dựng
Với chiến lược “Thay đổi để thành công”, đổi mới chiến lược kinh doanh, đổi mới hoạt động, đổi mới hệ thống sản phẩm dịch vụ, tối ưu hóa công nghệ, nhằm phục vụ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Quý Khách hàng, NH Xây dựng sẽ tiếp tục phát triển hướng đi của mình trong thời gian tới như sau:
Đẩy mạnh cải cách nhằm đạt tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt động tiền tệ, Ngân hàng, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng để tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế
Hướng đến hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ NHTM hiện đại - đa năng, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh
Hướng đến phát triển bền vững và nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới tại các vùng kinh tế trọng điểm
Phát triển sản phẩm thẻ (ATM, thẻ tín dụng) nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tượng khách hàng để đưa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của mình
Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu cũng như tiện ích của khách hàng, doanh nghiệp.
Cùng với đó dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với sự tham gia quản trị,điều hành của Vietcombank, Ngân hàng Xây dựng hướng đến mục tiêu hoạt động hiệu quả theo quy định của pháp luật và các chuẩn mực Ngân hàng quốc tế Đặc biệt, Ngân văn hóa doanh nghiệp, nền tảng công nghệ hiện đại đã được Vietcombank áp dụng thành công.
Nhận xét chung về tình hình tài chính của PGD Long Khánh
Qua phân tích tài chính của PGD Long Khánh ở trên ta có thể nhận xét như sau:
Về cơ cấu tài sản:
Tổng tài sản tăng dần qua từng năm, Năm 2017, tổng tài sản là 17,095,253 tăng 2,110,159 ngàn đồng tương đương với 14,08% so với năm 2016; năm 2018 tăng 2,089,367 ngàn đồng tương đương với 12,22% so với năm 2017 Chỉ tiêu cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TTS Và trong 3 năm 2016, 2017, 2018 thì năm 2017 tăng trưởng mạnh nhất.
Về cơ cấu nguồn vốn:
VCSH của NH trong 3 năm tăng nhưng tăng không nhiều cụ thể: năm 2017 tăng 278,746 ngàn đồng hay 11.39% so với năm 2016, năm 2018 tăng 67,038 ngàn đồng tương đương với 2.46% và năm 2018 chiếm 14.56% trên TNV Nguồn vốn của NH chủ yếu đến từ tiền gửi của KH, năm 2018 chiếm đến 77.63% trong TNV Việc NH tăng nguồn vốn sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động để cạnh tranh và phát triển trong ngành.
Về các chỉ số tài chính:
Qua phân tích các chỉ số tài chính, tổng quan thì các chỉ số tài chính của NH tương đối tốt Trong đó chỉ có vòng quay TTS cho ta thấy chính sách sử dụng tài sản của NH chưa hợp lý ROE của NH cao cho ta thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, cụ thể: Năm 2017 là 65.95%, năm 2018 tỷ suất này tăng lên 68.19% ROA của năm
2018 là 10,40% và đang có dấu hiệu giảm xuống so với năm 2017 là 10,69% Có giảm nhưng không đáng kể nhưng điều đó cũng chứng tỏ hiểu quả sử dụng tài sản đã giảm đi.
Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được sát nhập vào hệ thống NHNN, cũng thuộc NH mới do đó chưa có ảnh hưởng cũng như thương hiệu rộng rãi như các NH hoạt động lâu năm khác Có sự hỗ trợ của NH Vietcombank nên tới năm 2015 NH mới cho phép khách hàng vay lại, cũng từ đó hoạt động tín dụng còn hạn chế.
Những ưu điểm và khuyết điểm của NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – CN Đồng Nai – PGD Long Khánh
NH đã thiết lập bộ máy quản lý tốt và PGD Long Khánh có bộ máy kế toán chất lượng cao, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định, chế độ kế toán ban hành.
Các sổ sách, chứng từ được lưu giữ cẫn thận, dễ kiểm soát, tạo điều kiện cho quá trình phân tích.
Có được sự hỗ trợ từ NH Vietcombank Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm với các cấp lãnh đạo nhiều kinh nghiệm của Vietcombank được chuyển công tác để hỗ trợ CB.
PGD Long Khánh nằm ở trung tâm của thị xã, vị trí giao thông thuận lợi là một lợi thế vô cùng tốt đối với PGD Long Khánh.
Là một NH được thành lập đã lâu nhưng lại qua 2 lần đổi tên 2 lần chuyển đổi mô hình hoạt động nên CB vẫn còn là 1 NH mới trong mắt khách hàng Chưa tạo được thương hiệu, niềm tin của mình với khách hàng.
Nợ phải trả của NH cao do chủ yếu là tiền gửi của khách hàng.
Công nghệ chưa được đầu tư, nâng cấp Từ đó dẫn đến khó phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ KH giảm xuống.
Nguồn nhân lực tại PGD Long Khánh có năng lực, trình độ chuyên môn cao nhưng lại không đủ về số lượng