Việc phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời vàtrung thực các thông tin về tài chính, đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳbáo cáo về vốn, tài sản, hiệu quả sử
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
Giới thiệu về công ty
1.1.1 Tên, địa chỉ, công ty TNHH Nhân Phúc Lộc:
Tên giao dịch: Công ty TNHH Nhân Phúc Lộc Địa chỉ: Thôn Hưng Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh BR-VT Đại diện pháp luật: Hồ Đặng Thanh Liêm
Ngày hoạt động: 02/04/2009 (Đã hoạt động 6 năm) Điện thoại: 064 3885239
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:
Hơn sáu năm hoạt động với số vốn điều lệ là : 10.000.000.000 đồng Tổng số cán bộ công nhân viên là : 540 người bao gồm đội ngũ quản lý và tư vấn chuyên nghiệp, hơn 30 kỹ sư, kiến trúc sư thiết kế cảnh quan, công trình, chuyên viên cao cấp và 500 công nhân ở các đội thi công xây dựng, đội chăm sóc vườn, cho thuê cây xanh và đội bảo trì, Công ty TNHH Nhân Phúc Lộc đã xác lập một vị thế mới vững chắc trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng, Hạ tầng kỹ thuật, Bảo trì công trình và đặc biệt là
Tư vấn - Thiết kế cảnh quan Đến nay, Công ty đã tham gia xây dựng, chăm sóc hàng trăm công trình trong phạm vi trong và ngoài huyện, tiêu biểu như : công viên huyện Châu Đức, xã Kim Long, Trung tâm thương mại Kim Long, Tượng đài chiến thắng Bình Giã, các công trình giao thong công cộng Trong lĩnh vực đầu tư: đang triển khai thực hiện hai dự án Kinh doanh bất động sản và hạ tầng khu đô thị mới tại Tân Thành và tu sữa đường trong thị trấn Ngãi Giao… Trong đó có nhiều công trình đạt huy chương Vàng chất lượng của nghành xây dựng Dấu ấn mang thương hiệu Nhân Phúc Lộc đã có mặt tại rất nhiều khu du lịch, nhà hàng, cơ quan nhà nước, công viên… trên địa bàn huyện Châu Đức và khu vực
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động, sơ đồ tổ chức công ty và đội ngũ cán bộ, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban :
Mô hình hoạt động của Công ty: Công ty TNHH Nhân Phúc Lộc là một Công ty đa ngành, tuy nhiên, các lĩnh vực hoạt động đều có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ Nhờ đó, Nhân Phúc Lộc phục vụ trọn vẹn, quan tâm đến mọi ngóc ngách của công trình.
Hiện tại, mô hình hoạt động của Công ty được chia làm 4 nhóm chính với lực lượng nhân sự chuyên biệt và chuyên nghiệp:
- Nhóm xây dựng dân dụng: chuyên thi công xây dựng các công trình ở, công trình văn hóa, khách sạn cao tầng Là một Công ty xây dựng đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư nhiệt tình, năng động; đặc biệt chúng tôi thường xuyên cập nhật công nghệ mới phục vụ xây dựng và nổi bật trong lĩnh vực xây tường gạch nhẹ.
- Nhóm Xây dựng hạ tầng: chuyên thi công các công trình cầu đường đô thị, trạm thu phí, hạ tầng khu dân cư
- Nhóm cảnh quan: tư vấn, thiết kế cảnh quan, thi công cảnh quan công viên, cây xanh đường phố, sân vườn nhà hàng, khách sạn, sân vườn quán cafe, khuôn viên khu công nghiệp với nguồn cung cấp cây dồi dào từ 2 vườn ươm của Công ty và các đối tác tin cậy
- Nhóm dịch vụ bảo trì: chúng tôi cung cấp dịch vụ bảo trì, chăm sóc sân vườn công viên, chăm sóc cây xanh khuôn viên các công trình văn hóa, lịch sử, khu công nghiệp và sân vườn các công trình dân dụng khác đồng thời cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng công trình
Các lĩnh vực hoạt động khác:
* Mua bán, cho thuê và bảo dưỡng các loại cây kiểng ngắn hạn và dài hạn từ cây công trình, dây leo, thảm cỏ, cây xanh nội thất, cây xanh ngoại thất, cây cảnh, lan, hoa để bàn, cây thủy sinh
* Đặc biệt: chăm sóc Mai vàng – Phong lan, trồng thảm cỏ các loại.
* Vệ sinh các công trình dân dụng và sân vườn.
Tổ chức nhân sự của Nhân Phúc Lộc là sự kết hợp giữa các cán bộ chủ chốt giàu kinh nghiệm của công ty với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, nhiệt tình.
- Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc Giám đốc điều hành có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Các phòng ban chức năng: Các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc công ty giao cho và thực hiện theo quy chế chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Giám đốc công ty ban hành
- Các phòng : Có trưởng phòng phụ trách chung, Phó phòng ( nếu có ) và các chuyên viên, cán bộ, nhân viên, cán bộ, nhân viên thực hiên các nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ các phòng do Giám đốc quyết định theo phân cấp của hội đồng quản trị phê duyệt
- Các chi nhánh, Ban quản lý dự án, Đội xây dựng công trình: Giám đốc chi nhánh, Giám đốc ban quản lý, truỏng ban điều hành, Đội trưởng do Giám đốc điều hành bổ nhiệm theo phân cấp được hội đồng quản trị phê duyệt, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc điều hành Tổ chức sản xuất Hoạt động tổ chức xây lắp và kinh doanh được chỉ đạo thống nhất từ công ty tới các Phòng ban Các dự án đầu tư, Đội sản xuất, Ban quản lý dự án.
Công tác quản lý hoạt động xây lắp và kinh doanh theo nguyên tắc:
- Công ty trực tiếp quản lý và điều hành các dự án đầu tư
- Công ty trực tiếp quản lý và điều hành một số công trình trọng điểm có quy mô lớn, có yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật, chất lượng và tiến độ
- Các chi nhánh, Đội Xây dựng trực tiếp quản lý các công trình theo phân cấp và nhận chứng khoán từ côngty dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng tổ chức lao động
- Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và cấp lãnh đạo trong công ty để tổ chức, triển khai, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụchủ trương đường lối của lãnh đạo công tyđối với các đơn vị trực thuộc về các lĩnh vực công tác: tổ chức cán bộ,lao động,tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, thi đua, khen thưởng , kỷ luật, đào tạo,dân quân tự vệ và các chế độ khác đối với cán bộ công nhân viên Thực hiện theo ISO9001-2000
+ Công tác tổ chức và cán bộ + Công tác lao động và tiền lương + Công tác thi đua khen thưỏng , kỷ luật lao động + Công tác đào tạo, nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên + Công tác quân sự - dân quân tự vệ
* Phòng kỹ thuật thi công
- Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty và lãnh đạo công ty triển khai chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, giám sát các công trình trực thuộc công ty và các đơn vị trực thuộc về tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm, khoa học công nghệ, sang kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai việc thực hiện ISO 9001-2000 của công ty.
+ Công tác theo dõi thi công + Công tác ISO
+ Công tác Khoa học- Kỹ thuật, sang kiến cải tiến và Huy chương vàng chất lượng cao
+ Công tác tổng hợp và báo cáo + Công tác kiểm tra, thanh toán nội bộ + Công tác lưu trữ hồ sơ
+ Công tác phụ trách trung tâm thí nghiệm + Các công việc không thường xưyên khác
* Phòng kinh tế thị trường
- Chức năng: là phòng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty nhằm triển khai, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện về lĩnh vực tiếp thị các hợp đồng kinh tế trong và ngoài Công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng Quý, hàng Năm, báo cáo thống kê theo quy định, công tác đầu tư của toàn công ty, và thực hiện ISO 9001- 2000
- Phòng có nhiệm vụ cơ bản là:
+ Công tác kế hoạch thống kê + Công tác đầu tư
+ Công tác quản lý kinh tế
* Phòng tài chính kế toán
- Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc và lãnh đạo công ty để triển khai tổ chức thực hiện công tác tài chính - kế toán và hạch toán kinh tế toàn công ty đồng thời kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ tổ chứcvà hoạt động của công tyđã được Tổng công ty phê duyệt
- Có nhiệm vụ cụ thể là:
+ Công tác tài chính + Công tác kế toán
- Chức năng: là phòng tham mưu cho Giám đốc công ty nghiên cứu hồ sơ thầu, phương án lập giá dự thầu, giải trình những điều cần thiết trong quá trình làm hồ sơ thầu và thực hiện ISO 9001 – 2000
+ Mua hồ sơ thầu và nghiên cứu hồ sơ dự thầu + Giải quyết vướng mắc trong quá trình xem xét hồ sơ mời thầu + Kiểm tra bảng tiền lương mời thầu
+ Tổ chức tham quan, và kiểm tra mặt bằng công trình + Lập các biện pháp thi công, tiến độ thi công, dự toán chào thầu Thông qua lãnh đạo công ty về giải pháp thi công, phương pháp lập giá dự thầu, số lượng và chủng loại thiết bị vật tư cho công trình
+ Nộp hồ sơ thầu và mở dự thầu + Hỗ trợ việc kiểm tra khối lượng thi công để quyết toán nội bộ + Thực hiện ISO 9001 – 2000
- Chức năng: là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc và lãnh đạo công ty để tổ chức triển khia tình hình hoạt động của công ty, nắm bắt các thông tin, phản ánh các đơn vị, công tác hành chính, quản trị để thực hiện các hoạt động tác nghiệp, quản lý đất đai các khu tập thể của công ty hiện đang quản lý và thực hiện ISO 9001 - 2000
+ Giúp Giám đốc công ty nắm bắt các thông tin, thư ký các cuộc họp giao ban
+ Tiếp nhận công văn đến đi; chuyển công văn; đảm bảo tính pháp lý và tính bảo mật của công văn
+ Sử dụng và chịu trách nhiệm bảo quản các con dấu của công ty theo quy định + Quản lý các Phương tiện liên lạc, các trang thiết bị văn phòng, các pương tiện làm việc của công ty
+ Mua sắm các vạn dụng văn phòng phẩm
+ Tổ chức hướng dẫn các đơn vị quản lý khu tập thể theo đúng quy định
+ Quản lý hồ sơ pháp lýcác khu đất do công ty quản lý
+ Hướng dẫn chỉ đạo công tác nghiệp vụ văn phòng đối với các đơn vị trực thuộc
+ Thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, trông giữ xe cho cán bộ công nhân viên chức và khách đến làm việc Phòng chống cháy nổ, an ninh khu làm việc của cơ quan
+ Xây dựng lập kế hoạch tu bổ nơi làm việc
+ Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị văn phòng, thiết bị làm việc dã được trình duyệt
* Phòng cơ điện và quản lý thiết bị điện
- Chức năng: là phòng tham mưu cho Giám đốc thực hiện các lĩnh vực sau:
+ Quản lý và sử dụng các thiết bị, phương tiện xe máy của công ty + Công tác đầu tư máy móc theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh + Đáp ứng thiết bị thi công cho toàn công ty về Giáo, Cốp Pha và máy móc thiết bị cần cho thi công
+ Công tác an toàn thiết bị, khoa học công nghệ và các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, triển khai thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000
+ Công tác đầu tư và quản lý thiết bị + Công tác báo cáo hoạt động thống kê
* Ban quản lý dự án
- Chức năng: thay mặt, giúp Giám đốc công ty giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thức hiện dự án theo quy định quản lý của Nhà Nước vềquản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của công ty và thực hiện ISO 9001- 2000
+ Tiếp nhận và bảo quản hồ sơ, tài liệu về báo cáo tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, quy hoạch chi tiết các tài liệu có liên quan tới chuẩn bị đầu tư
+ Khảo sát thiết kế, kiểm định chất lượng vật liệu và công trình xây dựng
+ Giải phóng mặt bằng giám sát thị công, kiểm tra thiết kế, kiểm tra chất lượng,khối lượng công tác xây lắp
+ Tham gia quản lý vốn cho đơn vị thi công xây lắp
+ Kiểm tra dự toán các hạng mục công trình
+ Kiểm tra khối lượng phát sinh ( thực hiện phải được công ty phê duyệt)
+ Soạn thảo hợp đồng kinh tế để công ty ký với đơn vị xây lắp
+ Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế
+ Lưu trữ quản lý hồ sơ dự án
* Ban bảo hộ lao động
KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Báo cáo tài chính còn phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin xem xét, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân nghành Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn
Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai
Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư 20/2006/TT-BTC, Thông tư 21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN
Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích vào báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ khi sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sáp nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh, và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác.
- Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là quá trình tính toán các tỉ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.
Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên báo cáo đó “ biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
2.1.2 Ý nghĩa mục đích của Phân tích báo cáo tài chính:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các tiêu chí kinh tế Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kì nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời và trung thực cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty Để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh nghiệp Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đã đặt ra.
Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nuận trong tương lai Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
2.1.3 Nhiệm vụ, mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
2.1.3.1.Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng
2.1.3.2.Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để
"hiểu được các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo Như vậy, người ta có thể đưa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu
Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
2.1.4 Đối tượng phân tích báo cáo tài chính:
Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau dựa vào mục đích của họ:
- Đối với nhà quản lý:
Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình Dựa trên cơ sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động của mình, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.
- Đối với chủ sở hữu:
Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp.
- Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài:
Phương pháp phân tích tài chính
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
2.2.3 Dự đoán và đưa ra quyết định:
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính.Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính.Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp Trình tự phân tích tài chính Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính.
2.2.4 Các thông tin cơ sở để phân tích tài chính:
Các thông tin cơ sở được dùng để phân tích hoạt động Tài chính trong các doanh nghiệp nói chung là các báo cáo tài chính, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Là một báo cáo tài chính, mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Nó được thành lập từ 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hang, các khoản đầu tư ngắn hạn gốc không quá ba tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đỏi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
+ Hàng tồn kho: được ghi nhận theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần, có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Tài sản cố định và khấu hao: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhân theo nguyên giá và hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẳn sàng sử dụng các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kì.
Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kì các khoản lãi lõ nào phát sinh do thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Quyền sử dụng đất là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty đã chi ra có liên quan trực tiếp tới quyền sử dụng dất bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng và lệ phí trước bạ. Đối với quyền sử dụng đất lâu dài thì không tính khấu hao Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn thì được tính khấu hao tương ứng với thời gian thuê đất tối đa 50 năm.
Khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian ước tính hữu ích của tài sản như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc 10 - 50 năm
Máy móc thiết bi 5 - 14 năm
Phương tiện vận tải 7 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lí 5 - 8 năm + Bất động sản đầu tư: là cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của Công ty được sử dụng nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê Nguyên giá của bất động sản đầu tư là toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản đưa ra để trao đổi nhằm có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành.
Bất động sản đầu tư được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, thời gian tính khấu hao tương ứng với thời gian thuê đất tối đa 50 năm.
+ Đầu tư tài chính: các khoản đầu tư vào các công ty con mà trong đó công ty nắm quyền kiểm soát được trình bày theo phương pháp giá gốc các khoản phân phối lợi nhuận mà công ty nhận được từ sổ lợi nhuận lũy kế của các công ty con sau ngày công ty mẹ năm quyền kiểm soát được ghi vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty mẹ các khoản phân phối khác được xem như phần thu hồi của các khoản đầu tư và được trừ vào giá trị đầu tư.
+ Chi phí lãi vay: được ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ khi phát sinh, ngoại trừ chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó ( được vốn hóa), bao gồm cac khoản lãi tiền vay, phân bố các khoản chiết khấu hoặc phu trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
+ Vốn chủ sở hữu: được ghi nhận theo vốn thực góp của chủ sở hữu. Thặng dư vốn cổ phần được ghi nhận theo số chênh lệch lớn hơn ( hoặc nhỏ hơn) giữu giá thực tế phát hành và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu lần đầu, phát hành bổ sung hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ.
Cổ phiếu quỹ là công cụ vốn chủ sở hữu được công ty mua lại, được trừ vào vốn chủ sở hữu công ty không ghi nhận các khoản lãi/lỗ khi mua, bán, phát hành hoặc hũy các công cụ vốn chủ sở hữu của mình.
Dự báo, định lượng các chỉ tiêu tài chính
- Với doanh nghiệp, việc dự báo tình hình tài chính chính là việc lên kế hoạch tài chính - là quá trình tính toán và ước lượng tình trạng tài chính trong tương lai của một hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh này có thể là một doanh nghiệp, một dự án mới, một phương án đầu tư,
2.3.2 Ý nghĩa dự báo tài chính
- Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo Bởi, trong quá trình chuẩn bị kế hoạch này bạn cũng tự nhận thức được những vấn đề bạn có thể sẽ đối mặt trong tương lai và xác định cho mình một lộ trình để đi tiếp.
- Ta có thể tự xây dựng một kế hoạch tài chính bằng các tính toán thủ công hoặc cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các phần mềm và công việc duy nhất của người lập là cung cấp số liệu
- Thông thường các kế hoạch tài chính tồn tại ở dạng bảng excel Người ta cùng thường tự làm các bảng này hơn là sử dụng máy móc, nguyên nhân như đã nói ở trên, quá trình chuẩn bị, tính toán thường mang lại nhiều giá trị và hiểu biết hơn là kết quả cuối cùng.
2.3.3 Phân loại dự báo tài chính
- Dự báo được phân loại theo nhiều cách khác nhau, để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và quản trị sản xuất người ta phải tiến hành dự báo cho các khoảng thời gian khác nhau Căn cứ vào thời gian có 3 loại dự báo sau :
Dự báo ngắn hạn : Dự báo ngắn hạn là dự báo có tầm xa dự báo rất ngắn, có thể tuần, tháng đến dưới một năm Dự báo loại này thường được dùng cho các quyết định mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp.
Khoảng thời gian dự báo thường từ tháng đến 3 năm Loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động các nguồn lực
Dự báo dài hạn là các dự báo cho khoảng thời gian từ 3 năm trở lên Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp
2.3.4 Phương pháp dự báo định lượng
- Các phương pháp dự báo định lượng dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để dự báo nhu cầu cho tương lai Khi dự báo nhu cầu tương lai, nếu không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian Nếu cần ảnh hưởng của các nhân tố khác đến nhu cầu có thể dùng các mô hình hồi quy tương quan
-Để tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm theo phương pháp định lượng cần thực hiện 8 bước sau:
- Xác định mục tiêu dự báo
- Lựa chọn những sản phẩm cần dự báo
- Xác định độ dài thời gian dự báo
- Chọn mô hình dự báo
- Thu thập các dữ liệu cần thiết
- Phê chuẩn mô hình dự báo
- Áp dụng kết quả dự báo
2.3.4.1 Dự báo xu hướng
- Phương pháp dự báo xu hướng được xây dựng trên một giả thiết về sự tồn tại và lưu lại các nhân tố quyết định đại lượng dự báo từ quá khứ đến tương lai Trong phương pháp này đại lượng cần dự báo được xác định trên cơ sở phân tích chuỗi các số liệu về nhu cầu sản phẩm (dòng nhu cầu) thống kê được trong quá khứ.
- Như vậy thực chất của phương pháp dự báo theo dãy số thời gian là kéo dài quy luật phát triển của đối tượng dự báo đã có trong quá khứ và hiện tại sang tương lai với giả thiết quy luật đó vẫn còn phát huy tác dụng.
Các yếu tố đặc trưng của dãy số theo thời gian gồm:
- Tính xu hướng: Tính xu hướng của dòng nhu cầu thể hiện sự thay đổi của các dữ liệu theo thời gian (tăng, giảm )
- Tính mùa vụ: Thể hiện sự dao động hay biến đổi dữ liệu theo thời gian được lặp đi lặp lại theo những chu kỳ đều đặn do sự tác động của một hay nhiều nhân tố môi trường xung quanh như tập quán sinh hoạt, hoạt động kinh tế xã hội Ví dụ: Nhu cầu dịch vụ bưu chính viễn thông không đồng đều theo các tháng trong năm.
- Biến đổi có chu kỳ: Chu kỳ là yếu tố lặp đi lặp lại sau một giai đoạn thời gian.
Ví dụ: Chu kỳ sinh học, chu kỳ phục hồi kinh tế
- Biến đổi ngẫu nhiên: Biến đổi ngẫu nhiên là sự dao động của dòng nhu cầu do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra, không có quy luật.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH NHÂN PHÚC LỘC
Tình hình hoạt động kinh doanh qua 6 năm của công ty TNHH Nhân Phúc Lộc
Trong 6 năm qua, cán bộ công nhân viên công ty Nhân Phúc Lộc luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng của địa phương, nhất là nâng cấp chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường, cải tiến, đổi mới công cụ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người công nhân Nếu như năm 2009, diện tích quét thu gom rác là 15,2 ha, thì năm 2014 tăng lên 23,2 ha, tăng 162% Như vậy, diện tích quét gom rác tăng bình quân 12%/năm Công tác bốc xúc, vận chuyển rác năm 2014 đạt 112.000m3, tăng 31.3% so với năm 2009, đạt mức tăng bình quân 11.7%/năm Công tác nạo vét mương, thông thoát nước mương, cống, rãnh cũng tăng đều qua các năm Nếu như năm 2009 công ty đã thực hiện nạo vét 45km mương cống các loại, thì đến năm 2014 là 78km, tăng 173%
Ngoài ra, công ty còn chú trọng đầu tư hệ thống điện chiếu sáng công cộng, (tăng 200%) Đồng thời, công viên cây xanh, nghĩa trang liệt sĩ đã được đầu tư quy hoạch và đi vào quản lý có nề nếp.
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Nhân Phúc Lộc trong 3 năm trở lại đây có nhiều chuyển biến khả quan Dù công việc cũng có những mặt thuận lợi và khó khăn nhất định, song qua đánh giá phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm đều được hoàn thành và vượt mức kế hoạch, thể hiện qua tổng doanh thu đạt trên 100%, trong đó doanh thu Dịch vụ công cộng đạt 97,2%, doanh thu xây dựng cơ bản đạt: 100 %.
BẢNG 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÂN PHÚC LỘC (đvt: vnđ)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Doanh thu hoạt động tài chính 210,400,
900 Trong đó chi phí lãi vay 150,370,
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 210,040,
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Nhân Phúc Lộc
I-TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
1-Tiền 63,292,755 138,220,153 1-Nợ ngắn hạn 853,923,000 976,152,486 2-Khoản phải thu 44,433,328 404,748,861 -Khoản phải trả
3-Hàng tồn kho 1,377,276 1,656,020 -Nợ ngắn hạn khác
4-Tài sản ngắn hạn khác
II- TSCĐ và đầu tư dài hạn
1,705,991,790 2,086,382,710 II- Vốn chủ sở hữu
2-Tài sản cố định khác
3-Bất động sản đầu tư
363,748,338 218,803,533 3-Quỹ đầu tư phát triển
Xét về mặt cân đối kế toán, năm 2014 công ty đã có những chỉ số tăng đáng kể.
Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2013, trong khi đó tài sản và các đầu tư dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng số tăng ko đáng kể (trong năm 2014 công ty đã mở rộng đầu tư cho cơ sở máy móc phục vụ lao động đồng thời cũng cắt giảm bớt 1 phần đầu tư vào các khoảng bất động sản) Việc vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm là rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính
Do kinh doanh đạt được thuận lợi nên trong năm vừa qua công tty cũng đã giải quyết được số ít nợ dài hạn Công ty được kỳ vọng trong năm nay và năm sau có thể tăng quy mô hoạt động và giảm các khoản nợ xấu, gày càng mở rộng hơn trong tương
3.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang:
Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ
I-TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
3-Hàng tồn kho 278,744 74% -Nợ ngắn hạn khác
4-Tài sản ngắn hạn khác
II- TSCĐ và đầu tư dài hạn
380,390,920 22% II- Vốn chủ sở hữu
2-Tài sản cố định khác
3-Bất động sản đầu tư
-144,944,805 -40% 3-Quỹ đầu tư phát triển
Dựa vào bảng cân đối kế toán trên, ta thấy được so với năm 2013, thì tình hình nguồn vốn cũng như tài sản của công ty năm 2014 tăng 46% do thi công nhiều công trình dự án nâng cấp đô thị cũng như việc thu lợi nhuận từ những vựa kiểng được nuôi trồng thời gian trước tăng đáng kể Trong đó, tài sản lưu động cũng như đẩu tư ngắn hạn tăng đáng kể, gấp 4 lần so với 2013 Điều đó cho thấy tình hình đầu tư của công ty vào các dự án ngắn hạn trong năm vừa qua được chú trọng hơn đầu tư bất động sản. Không chỉ vậy, nợ dài hạn cũng đã được thanh toán, có chiều hướng giảm nhẹ
Kết quả số liệu trên được tính như sau:
Mức chênh lệch = chỉ tiêu năm mới – chỉ tiêu năm cũ
Vd: mức chênh lệch (tiền) = tiền 2014 – tiền 2013 = 138,220,153 – 63,292,755 75,927,398
Tỷ lệ chênh lệch = mức chênh lệch / chỉ tiêu năm cũ * 100%
Vd: tỷ lệ chênh lệch (tiền) = 75,927,398 / 63,292,755 * 100%
Phân tích kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhân Phúc Lộc
* Phân tích theo chiều dọc
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nhân Phúc Lộc qua năm
STT Chỉ tiêu Triệu đồng % %2014 %2013 Chênh lệch
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
4 Doanh thu hoạt động tài chính
Trong đó chi phí lãi vay
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Phân tích các nhóm chỉ số tài chính
3.4.1 Phân tích nhóm chỉ số thanh toán: a.Các tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động.
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty qua năm 2013, 2014 có giá trị lần lượt là 0,13 và 0,57 có nghĩa là trong 1 đồng nợ được đảm bảo là 0,13 đồng thanh toán trong năm 2013 và 0,57 đồng trong năm 2014 Có thể thấy RC trong 2 năm này đều thấp chứng tỏ công ty có số nợ lớn hơn khả năng trả nợ của công ty Vì nguồn vốn của công ty chủ yếu là từ đi vay đến các khoản nợ quá lớn do đó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành của công ty Nhưng qua năm 2014 thì tỷ số thanh toán hiện thời đã tăng lên, chứng tỏ đang cũng cố khả năng thanh toán hiện hành của công ty Nếu xét đến việc đối với các chủ nợ, tỷ số này càng cao càng tốt thì có thể thấy đây không phải là giá trị lý tưởng cho các chủ nợ của công ty Công ty cần chú ý hơn đến vấn đề này.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2014 đã tăng lên, giá trị hàng tồn kho quá lớn làm cho công ty gặp khó khăn trong công việc luân chuyển vốn lưu động. Tuy nhiên công ty vẫn có thể đảm bảo được việc thanh toán nợ cho ngân hàng mặc dù tỷ số 0,569 là không cao Tỷ số hàng tồn kho trên tài sản lưu động qua 2 năm có chiều hướng giảm và có giá trị khá thấp cho thấy được hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tài sản lưu động.
3.4.2 Phân tích nhóm chỉ số hoạt động:
Các khoản phải thu bình quân 44,433,328 404,748,861
Doanh thu bình quân một ngày 4,137,269 4,416,438
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty Số vòng quay tồn kho (RI) năm 2013 cao hơn so với năm 2014 nhưng nhìn chung giá trị này ở năm 2013 (1096 vòng) và năm 2014 (973 vòng) là khá cao Nó cho thấy được công việc quản lý hàng tồn kho đạt hiệu quả vượt trội, hàng tồn kho hầu như luôn ở mức thấp Nếu tính trong 1 năm (365 ngày) thì trong năm 2013 hàng nằm kho khoảng 0.3 ngày (365/1096) và năm 2014 là 0.37 ngày (365/973) Cả 2 năm qua hàng nằm kho đều không quá 1 ngày và đang có xu hướng tăng nhẹ
Hệ số RT cho biết khoảng thời gian cần thiết để thu những khoản mua chịu , hệ số này càng nhỏ càng tốt Theo bảng phân tích, tỷ số kỳ thu tiền bình quân của công ty có giảm trong năm 2013 nhưng lại tăng cao trong năm 2014 Kỳ thu tiền năm 2014 ở mức 91,6 ngày cho thấy với 1 khoản phải thu nào đó công ty phải cần đến gần 92 ngày mới có thể thu hồi cho thấy công tác quản lý các khoản nợ phải thu của công ty làm việc chưa được hiểu quả lắm Việc này có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến công tác tái tạo vốn nên công ty cần xem xét kỹ
3.4.3 Phân tích nhóm chỉ số sinh lời:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói cách khác, tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Cụ thể tại công ty Nhân Phúc Lộc như sau: năm
2013 do lợi nhuận âm nên ta không tính được 2 chỉ số này Năm 2014, cứ 100 đồng lợi nhuận của công ty sẽ có mức sinh lợi là 0.07 đồng Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân ròng Năm 2014 chỉ số này khi 100 đồng tài sản bỏ ra công ty thu được 0.044 đồng lời Tuy nhiên, 2 chỉ số này vẫn còn khá thấp.
3.4.4 Phân tích nhóm chỉ số cơ cấu tài chính: stt Chỉ tiêu 2014 2013 2012
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 81% 72% 92%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 19% 28% 8%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 85% 84% 86%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 557% 531% 631%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 15% 16% 14%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 22% 8% 4%
9 Vòng quay Tổng tài sản 65% 56% 62%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 85% 68% 68%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 418% 379% 429%
12 Vòng quay Hàng tồn kho 139% 90% 78%
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 3% 6% 1%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2% 4% 1%
15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 2% 2% 0%
16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 10% 16% 3%
Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán Chỉ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn Doanh nghiệp cần giảm các khoản nợ ngắn hạn tới mức giới hạn cần thiết để có thể đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán khi cần thiết.
Chỉ số thanh toán hiện hành có xu hướng giảm ở năm 2013 nhưng lại tăng nhẹ trong năm 2014, tuy nhiên chỉ số này khá thấp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn là chưa tốt Trong những năm tới doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng này
Tốc độ chuyển lưu hàng tồn kho có thể thấy đang tăng dần thể hiện sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao chất lượng.
Các chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp còn khá thấp, công ty cần cố gắng tăng những chỉ số này trong thời gian tới.
Phân tích Dunpont
Sử dụng hiệu ứng Dunpont trong phân tích tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng đánh giá và kiểm soát tỷ suất doanh lợi VCSH (ROE) Vì hiệu ứng này đã xây dựng được mối quan hệ để hình thành tỷ suất ROE Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận/vốn CSH = Lợi nhuận thuần/ vốn CSH bình quân.
Lợi nhuận thuần doanh thu thuần tổng tài sản BQ
Doanh thu thuần tổng tài sản BQ Vốn CSHBQ
ROE = Doanh lợi tiêu thụ * hệ số sử dụng TS * Tỉ lệ TS/VCSH
Với việc xác lập mối quan hệ trên, nhà quản trị có thể đồng thời kiểm soát và đánh giá tỷ suất ROE trong kỳ phân tích đạt được là do 3 nhân tố cơ bản, đó là: doanh lợi tiêu thụ, hệ số sử dụng tài sản và tỷ lệ tài sản/VCSH.
Bảng : bảng phân tích những ảnh hưởng đến tỷ suất doanh lợi VCSH:
4.Tổng tài sản bình quân
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ROE của công ty từ năm 2013 – 2014 có xu hướng giảm dần vào năm 2014 Tỷ suất ROE giảm 0.06384% so với năm 2013 Nghĩa là lợi nhuận thuần thu được trên 100 triệu đồng, VCSH giảm đi 0.06384đ nguyên nhân là do sự điều chỉnh cấu thành của 3 nhân tố cấu thành tỷ suất để biết được mức độ ảnh hưởng như thế nào ta tiến hành sử dụng phương pháp số chênh lệch như sau:
Xác định đối tượng phân tích ( mức độ giảm của tỷ suất ROE):
- xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
+ Ảnh hưởng của doanh lợi tiêu thụ:
+ Ảnh hưởng của hệ số sử dụng tài sản:
+ Ảnh hưởng của tỷ lệ TS/VCSH:
+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Theo cách phân tích trên có thể đánh giá rằng, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý doanh thu và chi phí nên doanh lợi tiêu thụ tăng và làm tỷ suất ROE tăng 5.76*10 -
Nhưng mức độ ảnh hưởng của nhân tố này không đủ khả năng bù trừ sự kiềm hãm của nhân tố hệ số sử dụng tài sản làm giảm ROE 1.155*10 -3 (%), và sự kiềm hãm của nhân tố tỷ lệ TS/VCSH giảm ROE 2.432*10 -4 Chính vì vậy, tỷ suất ROE năm
2009 giảm từ 0.06384% so với năm 2013.
Tóm lại, qua việc phân tích ta thấy từ 2013 – 2014 có dấu hiệu giảm dần, đặc biệt vào anwm 2014 bị giảm mạnh Nếu để tình trạng này tiếp diễn trong những năm tới thì sẽ không tốt cho công ty Do đó trong những năm tới, công ty cần nâng dần hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng chách nâng dần hiệu quả sử dụng tài sản và tỷ lệ TS/ VCSH Việc phân tích thông qua phân tích Dupont giúp ta có cách nhìn tổng thể hơn về những nhân tố tác động lên khả năng sinh lời VCSH Từ đó giúp ta dễ dàng nhanh chóng đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời VCSH.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH NHÂN PHÚC LỘC
Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty
- Đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
- Năng lực về thiết bị: Có đầy đủ trang thiết bị đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp: xe chuyên dùng thu gom, vận chuyển và xử lý rác các loại; thiết bị xử lý rác thải; lò đốt rác thải nguy hại, rác thải y tế; hệ thống bãi rác; thiết bị chuyên dùng trong các hoạt động xây dựng dân dụng; trồng và chăm sóc cây xanh đô thị, công viên.
- Huyện Châu Đức đang từng bước tiến lên đô thị hóa, nhu cầu tu sửa đường xá, đèn giao thông cũng như các công trình đô thị ngày càng được chăm chút Điều đó không thể thiếu sự giúp sức của công ty chuyên trách như Công ty TNHH Nhân Phúc Lộc.
- Ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng, họ là công ty mới nên sở hữu những trang thiết bị hiện đại, tối tân hơn làm cho công ty luôn luôn phải cập nhật những mẫu và dụng cụ mới nhất để theo kịp với sự cạnh tranh khóc liệt trong thương trường.
Định hướng phát triển của công ty TNHH Nhân Phúc Lộc
Tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các quy chế và quy định cụ thế hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với kinh tế sản xuất Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề,nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế của công ty Đối với cán bộ chủ chốt thì đưa đi học các trung tâm đào tạo của Nhà nước
Mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhà đầu tư, mở rộng các dự án đầu tư.
Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý
Mục tiêu ,chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm khác nhau.Vì vậy xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.
Một số chính sách huy động vốn hiệu quả:
- Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thế giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào một số chủ nợ.
- Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu,mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn Hình thức này khả phổ biến nó có thể sự dụng đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng vay ngân hàng.
- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả.
* Quản lý dữ trữ và quay vòng vốn:
Qua số liệu các năm 2013, 2014 thấy được hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm sút Vì thế cần có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng quay vòng vốn của công ty. Áp dụng mô hình quản lý dữ trữ hàng hóa có lựa chọn A-B-C: là phương thức khá hiệu quả và phù hợp với tình hình dữ trữ của công ty Hàng hóa được phân loại thành 3 nhóm như trên theo tiêu thức về: giá trị hàng hóa sử dụng hàng năm và số loại hàng hóa.
* Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu:
Trên thực tế nghiên cứu các chỉ số tài chính thấy được tình hình công ty cho bán hàng chịu cho khách hàng còn chiếm tỷ lệ khá cao.Điều đó ảnh hưởng không nhỏ khả năng luân chuyển vốn cũng như thiếu vốn cho quá trình sản xuất của công ty Mà nguồn này có tốc độ giải ngân rất chậm Song với nền kinh tế hiện nay không thể không bán chịu Vì thế công ty cần có những giải pháp sau:
- Xác định mục tiêu bán chịu: tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính cho công ty.
- Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu.
- Tính toán có hiệu quả các chính sách bán chịu:có nghĩa là so sánh chi phí bán chịu phát sinh với lợi nhuận mà chúng mang lại.
-Kết hợp chặt chẽ chính sách bán nợ với chính sách thu hồi nợ trong thời gian ngắn nhất.
-Thực hiện chính sách thu tiền linh động, mềm dẻo Cần tập trung đâu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh toán và thu hồi nợ cho công ty.
Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cần có những biện pháp nhắc nhở,đôi thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết.
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị chiếm dụng vốn nên công ty thường đi vay nợ để bù đắp các khoản này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.Vì vậy công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý:
Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán đúng hạn.
Kiến nghị
- Theo em, phòng nhân sự hành chính nên thay đổi cách quản lý hồ sơ, có thể để máy móc hỗ trợ bằng cách sử dụng Access hoặc phần mềm quản lý vào việc quản lý này, thì sẽ đơn giản hơn và tiết kiệm được thời gian.
- Công ty nên sử dụng mạng Lan để theo dõi dữ liệu được nhanh và chính xác hơn.
- Ngoài ra những khoản chi phí liên quan đến công đoàn thì công đoàn sẽ chi từ nguồn kinh phí công đoàn Như vậy, những khoản chi phí QL khác của công ty sẽ không bao gồm những khoản chi phí phúc lợi này.
- Công ty nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có thể giảm các thiệt hại xuống mức thấp nhất Về mặt kinh tế cũng như tài chính, quỹ dự phòng cho phép Công ty luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài sản theo chi phí gốc lại vừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của mình Mặt khác, quỹ dự phòng còn tạo lập cho Công ty một quỹ tiền tệ để đủ sức khắc phục trước các thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh, nó còn có thể được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì hoạt động của Công ty.
- Công ty nên chú ý nhiều hơn đến các hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên hơn nữa.
- Thường xuyên tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên kế toán tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
- Tuy phần mềm lập báo cáo đã giúp không ít cho công việc kế toán của Công ty nhưng kế toán cũng phải rà soát các số liệu thật kỹ nhằm tránh sai xót. Để có đủ nguồn thiết bị, dụng cụ và nguồn cây xanh đáp ứng cho hoạt động xây dựng và cung cấp cây xanh cho địa bàn giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, công ty nên đẩy mạnh việc chọn lọc hợp tác với các nhà cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của công ty để tiết kiệm chi phí Hiện nay công ty có thị trường tương đối ổn định nhưng để có thể mở rộng thị trường kinh doanh trong tương lai công ty cần phải khai thác tối đa tiềm lực của các thị trường này và tiếp tục thâm nhập thị trường mới … Công ty cũng cần xem xét thị trường khu vực Thật vậy, cùng với sự giàu lên, hiện đại nhanh chóng của đời sống kinh tế, sản phẩm được người dân trong nước quan tâm hơn Chính vì vậy hướng đến thị trường khu vực sẽ mở ra một triển vọng mới về thị trường tiêu thụ.
Công ty cần nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên hơn nữa thông qua các lớp Đại Học tại chức và đào tạo ngắn ngày, thường xuyên cập nhật nghiệp vụ mới cho cán bộ công tác xuất nhập khẩu Để đẩy mạnh doanh số bán hàng, công ty cần thành lập một phòng chuyên trách Marketing có nhiệm vụ điều tra thu thập thông tin tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, nghiên cứu sản phẩm chủ động tìm nguồn hàng, quan tâm đến hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng Nếu điều kiện cho phép công ty nên thành lập văn phòng giới thiệu sản phẩm của mình, tham gia các hội chợ thương mại ở các thị trường chủ yếu, để sản phẩm công ty được nhiều người tiêu dùng biết đến Hy vọng là trong tương lai công ty càng vững bước hơn trên con đường phát triển của mình