1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 - 2018

72 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 - 2018
Tác giả Tác Giả
Trường học Trường Đại học
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2018
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,94 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (4)
  • 2. Mục tiêu nghiêncứu (5)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu (5)
  • 4. Phương pháp nghiêncứu (5)
  • 5. Bố cục Khoá luận (6)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH ADVANTGAE LOGISTICS (7)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Advantage Logistics (7)
      • 1.1.1. Thông tin chung về công ty (7)
      • 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ (7)
      • 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển (8)
    • 1.2. Bộ máy tổ chức (9)
      • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức (9)
      • 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (9)
    • 1.3. Nguồn lực của công ty (11)
      • 1.3.1. Nguồn nhân lực (11)
      • 1.3.2. Vốn (12)
      • 1.3.3. Công nghệ (13)
    • 1.4. Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty (14)
      • 1.4.1. Sản phẩm chủ yếu của công ty (14)
      • 1.4.2. Thị trường và khách hàng (14)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG (23)
    • 2.1.1 Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (23)
    • 2.1.2 Vai trò phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (23)
    • 2.1.3 Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (24)
    • 2.1.4 Ý nghĩa và sự cần thiết phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (24)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (25)
      • 2.2.1. Các yếu tố bên ngoài (25)
      • 2.2.2. Các yếu tố bên trong (27)
    • 2.3. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (31)
      • 2.3.1. Phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh (31)
      • 2.3.2. Phương pháp phân tích dựa trên các tỷ số tài chính (32)
      • 2.3.3. Phân tích mô hình SWOT (33)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG (35)
    • 3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH (36)
      • 3.1.1. Phân tích doanh thu (36)
      • 3.1.2. Phân tích chi phí (39)
      • 3.1.3. Phân tích lợi nhuận (40)
    • 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh (41)
      • 3.2.2. Các yếu tố bên trong (46)
    • 3.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH (55)
      • 3.3.1. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage (55)
      • 3.2.3. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage (61)
      • 3.3.1. Những mặt đạt được (62)
      • 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân (63)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (65)
    • 4.1. Mục tiêu, phương hướng, bối cảnh của Công ty TNHH (65)
    • 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics (66)
      • 4.2.1. Giảm định mức nhiên liệu và dầu mỡ (66)
      • 4.3.2. Thay đổi phương thức thanh toán (67)
      • 4.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (67)
      • 4.3.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (68)
  • KẾT LUẬN (69)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Cùng với sự ra đời của các tổ chức liên kết quốc tế, các tổ chức liên kết châu lục, khu vực, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTA) thì sự phát triển kinh tế quốc tế trên toàn thế giới cũng ngày càng được mở rộng và đóng vai trò cực kì quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu rộng của mỗi quốc gia Trong đó, hoạt động logistics là một trong những yếu tố đóng vai trò xương sống của chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn thế giới Logistics là mắt xích kết nối tất cả các đối tượng trong giao dịch ngoại thương từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng một cách tối ưu hóa nhất, góp phần nâng cao trình độ quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối hàng hóa, thúc đẩy mở rộng thị trường và tăng cường sức cạnh tranh cho mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp Vai trò của ngành logistics ở Việt Nam cũng ngày càng rõ nét hơn khi đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn vào GDP cả nước Bên cạnh đó, nước ta hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi về mặt cơ sở pháp lý, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin Vì vậy, logistics được hứa hẹn sẽ là một trong những ngành mũi nhọn hàng đầu, có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian tới Đặc thù các công ty logistics ở Việt Nam còn khá nhỏ lẻ, tuy nhiên đây lại là bộ phận đóng góp nhiều trong quá trình phát triển chung của toàn ngành

Công ty TNHH Advantage Logistics là một trong những công ty được hình thành trong xu thế phát triển của ngành logistics với cơ cấu tinh gọn và định hướng phát triển rõ ràng Trong giai đoạn 2016 - 2018, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty còn nhiều khó khăn, lợi nhuận hằng năm rất thấp so với doanh thu đạt được (lợi nhuận so với doanh thu dưới 3% trong giai đoạn 2016-2018) Cơ cấu mặt hàng của công ty chưa phù hợp, cần thay đổi tỷ trọng các mặt hàng theo hướng gia tăng hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa XNK và giảm tỷ trọng các mặt hàng còn lại Nguồn khách hàng đầy tiềm năng nhưng công ty đang có rất nhiều điểm yếu về nhân sự cũng như cơ sở vật chất gây khó khăn trong quá trình làm việc, giảm hiệu quả thực hiện công việc Vì vậy, việc tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực logistics cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này là rất cần thiết nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016

- 2018” làm nội dung nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình.

Mục tiêu nghiêncứu

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tìm ra những hạn chế đang tốn tại của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 – 2018.

- Từ đó, đề xuất các giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời giantới.

Đối tượng và phạm vi nghiêncứu

Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Advantage Logistics, bao gồm: kết quả hoạt động kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinhdoanh.

- Về nội dung: đề tài nghiên cứu một số nội dung liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Advantage Logistics.

- Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Advantage Logistics.

- Về thời gian: đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công tyTNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 – 2018.

Phương pháp nghiêncứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp tổng hợp dữ liệu: dựa vào nguồn dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, phân chúng thành từng loại, nhóm dữ liệu để tìm hiểu một cách chi tiết, đầy đủ và có sự chọn lọc các thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài Sau đó tiến hành liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin một các khoa học, tạo ra một hệ thống lập luận logic. Phương pháp phân tích, so sánh: phương pháp được sử dụng đểphân tích, so sánh việc áp dụng thực tế của hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây với những lý thuyết đã học để làm rõ sự khác biệt, những đặc trưng riêng và sự tương đồng của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp quan sát: là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc những hành vi ứng xử của con người cụ thể; quan sát quy trình, cách thức thực hiện công việc của nhân viên tại các phòng ban trong công ty Bên cạnh đó, kết hợp với phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.

Bố cục Khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Advantage Logistics.

Chương 2: Giới thiệu tổ chức Công ty TNHH Advantage Logistics.

Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 –2018.

Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công tyTNHH Advantage Logistics.

GIỚI THIỆU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH ADVANTGAE LOGISTICS

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Advantage Logistics

1.1.1 Thông tin chung về công ty

- Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Advantage Logistics

- Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: Advantahe Logistics Company Limited.

- Tên viết tắt: ADVANTAGE LOGISTICS CO., LTD.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Một Thành Viên.

- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà SCB, số 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận

1, Thành phố Hồ Chí Minh

- Slogan: “We are one, We are win”.

- Website: http://www.advantage.vn/

Tổ chức kinh doanh đại lý giao nhận vận tải quốc tế và nội địa bằng các phương tiện đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ hoặc đa phương thức theo yêu cầu của khách hàng hoặc của các công ty ủy thác.

Tổ chức thực hiện các dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận tải như: thay mặt chủ hàng làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, làm thủ tục Hải quan XNK, các thủ tục giao nhận tại cảng, giám định kiểm dịch đóng gói nhãn hiệu hàng hóa, trực tiếp trả tiền cước bốc dỡ, vận tải, vận chuyển tại cảng, bến bãi.

Làm đại lý cho hãng tàu nước ngoài, liên kết với các đại lý khác trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho bãi, thuê tàu…

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Advantage Logistics được thành lập từ năm 2015 Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm giúp công ty xác định thế mạnh về kinh doanh vận tải, nhất là vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.

Nhờ việc không ngừng đổi mới quy trình làm việc, cải tiến phương tiện vận chuyển, đưa máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động kinh doanh, những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường dịch vụ logistics, thu hút được rất nhiều sự hợp tác của khách hàng trong và ngoài nước

Advantage Logistics không ngừng mở rộng quy mô và mở các kho tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẳng, Hải Phòng cùng với quan hệ hơn 200 đại lý tại gần 100 quốc gia trên toàn thế giới Advantage Logistics có thể giao nhận hàng hóa thực sự chuyên nghiệp từ Kho tới Kho với việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiên vận chuyển như Đường biển +Đường không + Đường bộ + Đường sắt

Một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của ADVANTAGE LOGISTICS từ thời gian thành lập đến nay:

 Năm 2016 : Nhằm phục vụ khách hàng hơn nữa, ADVANTAGE LOGISTICS đã mở thêm kho tại Tân Bình nhằm phục vụ khách hàng chu đáo nhất trong hoạt động kho bãi, logistics

 Năm 2017: Advantage Logistics mở thêm kho tại Bình Dương, Hải Phòng để phát lệnh giao hàng và hỗ trợ khách hàng giải quyết các thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Trong cùng năm, công ty cũng thuê thêm kho tại Đà Nẵng Đây là môt thị trường cực lớn nên công ty đã cho rằng cần phải nghiên cứu nó từ sớm nhằm làm quen và để thuận tiện cho viêc phát triển dịch vụ sau này.

 Năm 2018: Advnatge Logistics chính thức trở thành thành viên của WCA- hiệp hội các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển lớn nhất và uy tín nhất trên toàn thế giới,với hơn 3.600 văn phòng thành viên đặt tại 173 quốc gia và vùng lãnh thổ Liên tục từ năm 2015 đến 2018, công ty đã giữ vững và phát huy tốc độ phát triển về doanh số, thị trường, uy tín và trình độ nhân lực, tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn còn ít nhiều hạn chế trong công tác quản trị doanh nghiệp, gây ra một số trở ngại khá trong quá trình thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty.

Bộ máy tổ chức

Hình 2.1 SƠ đồ tổ chức công ty

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Là đại diện hợp pháp, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, đại diện công ty ký hợp đồng với khách hàng, thực hiện các định hướng chính sách Lập kế hoạch và nghiên cứu mọi lĩnh vực, đồng thời theo dõi, quản lý toàn bộ công ty Thu thập thông tin và xử lý tình hình hoạt động trong tổ chức.

Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc của nhân viên Giám đốc có khả năng và phong cách lãnh đạo hiện đại, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ sự phát triển và thành công của công ty Với từng mục tiêu và kế hoạch đề ra, có sự tham khảo những kết quả đã đạt được, lắng nghe ý kiến của các phòng ban và rút ra những đề xuất từ nhân viên.

Vì thế, các mục tiêu được lên kế hoạch mang tính thực tế cao, gắn với tình hình kinh doanh và mang lại một động lực to lớn để toàn bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao

 Phòng Kinh doanh Đây là bộ phận chủ lực giúp Advantage Logistics tồn tại và phát triển vững mạnh Đáp ứng tốt và chăm sóc khách hàng hiện có, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, quan tâm đúng mức tới những khách hàng có tiềm năng lớn, cố gắng giành được những khách hàng này bằng những cách có thể Nếu cần thiết, có thể xin chế độ đặc biệt ưu đãi cho họ.

Cung cấp và trao đổi những thông tin mới nhất từ khách hàng và những nhu cầu của họ cho bộ phận chăm sóc khách hàng Có nhiệm vụ giới thiệu toàn bộ thế mạnh lĩnh vực hoạt động dịch vụ của công ty với khách hàng, thực hiện việc chào giá đối với những yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Bộ phận hàng xuất khẩu: Có nhiệm vụ liên hệ với hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để lưu khoang tàu, truyền dữ liệu về hàng hóa

Bộ phận hàng nhập khẩu: Trình manifest qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia, lập danh sách khách hàng, trình công văn, liên hệ với các hãng tàu hoặc đại lý

Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Tiếp nhận thông tin khách hàng và lô hàng cần làm dịch vụ Tư vấn về mã số hàng hóa, luật hải quan, và các giấy tờ khác có liên quan (giấy phép nhập khẩu, giấy đăng ký chất lượng…).

Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ nhanh chóng các chứng từ cần thiết: Giấy Ủy quyền, HB/L, MB/L, Packing List, C/O, D/O, Insurance Policy, Certificate of quality… Đăng ký tờ khai và làm thủ tục Hải quan, xin giấy phép, kiểm hóa, đóng thuế, trả tất cả các chi phí như lưu kho, bãi, cước vận chuyển bằng xe tải để nhận hàng từ kho và giao đến kho khách hàng Giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng một cách nhanh gọn và dứt điểm cho từng lô hàng Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.

Hỗ trợ phòng Kinh doanh tìm kiếm khách hàng Lập bảng chiết tính chi phí để làm hàng (Customs clearance & Local service) và báo cho bộ phận Kinh doanh để chào giá với khách hàng.

Hướng dẫn quản lý nhân viên cấp dưới, giải quyết mọi vấn đề phát sinh khi xảy ra, đặc biệt với Hải quan, các đối tác trong và ngoài nước và khách hàng Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận Tiết kiệm chi phí mức thấp nhất, tạo uy tín tốt đối với khách hàng Giữ vững và duy trì các mối quan hệ với các khách hàng và bạn hàng lớn.

 Phòng Dịch vụ khách hàng

Cung cấp thông tin: thông tin về hãng tàu, hãng hàng không, lịch tàu, lịch bay, quà tặng khách hàng, các thông tin khác để hỗ trợ cho bộ phận Sales đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng

Lập hóa đơn, quản lý và cấp phát các biểu mẫu của Công ty: HBL, Invoice, Credit note và các biểu mẫu khác Lập hồ sơ quản lý tài sản của công ty để tránh thất thoát.

Nguồn lực của công ty

Vì công ty làm việc trong lĩnh vực dịch vụ với mô hình tinh gọn, nên số lượng nhân viên của công ty tương đối ít Tuy nhiên, đa số nhân viên đều rất trẻ, nhạy bén và năng động nên góp phần làm tăng hiệu quả công việc Mỗi nhân viên đều đảm nhận một công việc riêng trong công ty, nhưng vẫn có thể hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chung, giúp công ty ngày càng phát triển bền vững Sau đây là tình hình nhân sự tại công ty năm 2018

Bảng 1.1 Cơ cấu nhân viên theo giới tính, tuổi, vị trí quản lý và trình độ học vấn

TỔNG SỐ Giới tính Vị trí công tác

Nam Nữ QL NV CĐ ĐH 30

Qua bảng cơ cấu cán bộ nhân viên ta thấy tổng số nhân viên của công ty là 11 người làm việc trong các bộ phận Trong đó số người đạt trình độ đại học đạt 91.99% trong tổng số nhân viên trong công ty, cao đẳng chỉ chiếm có 9,01%, điều đó cho thấy môi trường làm việc chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao

Và trên bảng số liệu trên ta thấy được đội ngũ nhân viên công ty có tuổi đời còn khá trẻ: 63.64% nhân viên dưới 30 tuổi so với 36 36% nhân viên trên 30 tuổi, tập trung chủ yếu vào phòng Sale, qua đó thấy được tiềm năng đi lên của công ty qua sự cống hiến bởi lớp nhân viên trẻ này.

Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả 984,597 19.88% 1,203,023 21.67% 1,857,294 28.52% Vốn chủ sỡ hữu 3,968,549 80.12% 4,347,851 78.33% 4,655,056 71.48% Tổng nguồn vốn 4,953,146 100% 5,550,874 100% 6,512,350 100%

Trong giai đoạn 2016 – 2018, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả đều tăng, nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang giảm xuống, tỷ trọng nợ phải trả đang tăng dần. Nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu, được bổ sung trực tiếp từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm, năm 2016 chiếm 80.12%, năm 2017 còn 78.33% và đến năm 2018 giảm còn 71.48% Tỷ trọng nợ phải trả của công ty tăng dần, chiếm gần 30% tổng nguồn vốn vào năm 2018 so với mức chưa đến 20% của năm 2016 Việc thu hút số lượng lớn các nguồn tài chính ngắn hạn để đầu tư cho một số tài sản cố định dài hạn gây ra nhiều rủi ro về khả năng thanh toán lãi vay Bởi vì trong khi tài sản đầu tư mới chưa đem lại lợi nhuận đáng kể thì thời điểm phải trả các khoản vay ngắn hạn đã đến hạn Vào năm 2018, nhiều khoản nợ đến hạn cùng một lúc khiến cho công ty thiếu hụt nguồn tiền lưu động trầm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu tiền lương của nhân viên, gây ra một số cuộc đình công của bộ phận tài xế, ảnh hưởng xấu đến tiến độ công việc cũng như uy tín của công ty.

Nhìn chung, nguồn tài chính của công ty khá ổn định Công ty có khả năng tự chủ cao về tài chính cao vì vốn chủ sở hữu vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

Nợ phải trả tuy có tăng nhưng vẫn trong giới hạn cho phép Vì vậy, công ty có thể đẩy mạnh tăng nguồn vốn bằng cách tăng vốn chủ hữu và tăng vốn vay để mở rộng quy mô công ty.

Công ty Advantage Logistics chưa chú trọng đến việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc Hệ thống thông tin kinh doanh của công ty hiện nay còn khá lạc hậu, nhất là ở phòng kinh doanh và phòng vận tải Phòng kinh doanh làm việc với khách hàng chủ yếu qua mail, điện thoại, zalo và sử dụng word, excel để tổng hợp các chứng từ, số liệu Phòng vận tải quản lí đội xe bằng phần mềm Eposi do trung tâm đăng kiểm cung cấp, tuy nhiên việc sử dụng chưa hiệu quả, thực hiện điều độ xe chưa tốt Phòng kế toán sử dụng phần mềm Imax để quản lí vốn và hạch toán thu chi, đây là điểm mạnh nhất trong việc sử dụng công nghệ thông tin để quản trị tài chính của công ty Advantage Logistics Hiệu quả hoạt động kế toán trong công ty khá hiệu quả và chuyên nghiệp, mặc dù vậy phòng kế toán cần có sự thống nhất hơn trong vấn đề lưu trữ giấy tờ để thuận tiện hơn trong quá trình quyết toán thuế hay báo cáo tình hình tài chính định kì hằng tháng, hằng quý, hằng năm cho lãnh đạo công ty.

Nhìn chung, việc sử dụng công nghệ thông tin tại công ty Advantage Logistics còn khá hạn chế, chưa hệ thống hóa được nguồn dữ liệu và theo dõi được tiến trình công việc dẫn đến chưa tận dụng hết được các nguồn lực trong công ty Trong thời gian sắp tới,công ty nên đầu tư phát triển một số hệ thống phần mềm trong công ty, như hệ thống quản lí nguồn lực doanh nghiệp ERP, hệ thống quản lí vận tải TMS để tiết kiệm thời gian, đảm bảo độ chính xác và gia tăng năng suất trong công việc.

Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty

1.4.1 Sản phẩm chủ yếu của công ty

 Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển

Với dịch vụ giao nhận vận tải đường biển, Advantage Logistics hiện cung cấp các gói dịch vụ như sau:

 Đối với hàng nguyên container: Dựa trên những hợp đồng với những hãng tàu khác nhau, Advantage Logistics có thể cung cấp giá cước vận chuyển cạnh tranh nhất, cùng với thời gian vận chuyển nhanh cho các loại container 20’ và 40’ (20 inches và

 Đối với hàng lẻ: Những lô hàng không đủ xếp nguyên container, Advantage Logistics có những tuyến gom hàng từ các cảng chính của Việt nam đi nước ngoài và ngược lại

 Dịch vụ giao nhận vận tải đường không

Công ty có những điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giao nhận hàng không chất lượng cao từ Việt Nam đến các sân bay quốc tế lớn trên thế giới Các dịch vụ vận tải, giao nhận hàng không mà Công ty đang cung cấp gồm:

 Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận với các mặt hàng đa dạng: giày dép, may mặc thời trang, hàng máy móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả;

 Vận chuyển kết hợp đường biển và đường hàng không;

 Dịch vụ phát chuyển nhanh (chứng từ hàng mẫu, hàng thương phẩm);

 Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu;

 Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa;

 Dịch vụ đại lý hải quan;

1.4.2 Thị trường và khách hàng

Bảng 2.3.Tỷ trọng giá trị kinh doanh theo dịch vụ và Khách hàng

Mặt hàng Khách hàng Tỷ trọng

Giao nhận hàng hóa CJ Việt Nam 43.60% 41.35% 44.05% xuất khẩu

Giao nhận hàng hóa nhập khẩu

Vận tải hàng hóa đường bộ

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

Dịch vụ thông quan hàng hóa XNK

Công ty Advantage Logistics nhiều năm liền có được số lượng khách hàng ổn định, đa số là khách hàng có nhu cầu lớn về vận tải và giao nhận hàng hóa XNK , từ bảng 2.1 có thể thấy tỷ trọng giao dịch kinh doanh giữa Advantage Logistics với các khách hàng rất ổn định Advantage Logistics đã có một lượng khách hàng lớn lâu dài như CJ Việt Nam, Chin Well Fasteners Việt Nam, Cảng Tân Thuận, những khách hàng này đều chiếm tỷ trọng rất cao trong các dịch vụ do công ty cung cấp Đa số đối tác khách hàng lớn của công ty chủ yếu đến từ mối quan hệ của ban giám đốc.

Ngoài ra, một số khách hàng như công ty Phan Lê, Ausabaco, Ausavina, Lê Tuấn, Gemadept,… cũng là những khách hàng đầy tiềm năng của công ty Bên cạnh đó, hiện nay Advantage Logistics vẫn chưa triển khai chính sách marketing, tìm kiếm thêm khách hàng mới, nguyên nhân là do năng suất hoạt động của công ty vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của các các đối tác khách hàng hiện có.

Nhìn chung, nguồn khách hàng của Advantage Logistics rất ổn định, khách hàng có nhu cầu rất lớn về hoạt động giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu Đây chính là điểm mạnh của công ty, là cơ sở vững chắc trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh

Bảng 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2016 – 2018 ĐVT: nghìn đồng

Từ bảng 2.4, có thể thấy doanh thu của Advantage Logistics khá ổn định, tăng dần qua các năm Doanh thu vào năm 2017 tăng 11.88% so với năm 2016, năm 2018 tăng 21.36% so với năm 2017 Doanh thu của công ty đến từ 4 hoạt động chính, cụ thể như bảng 1.5.

Bảng 1.5 Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty (2016 – 2018) ĐVT: %

Mặt hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 68.48% 64.45% 62.78%

Vận tải hàng hóa đường bộ 21.23% 24.65% 28.41%

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 5.02% 4.15% 1.62%

Dịch vụ thông quan hàng hóa XNK 5.27% 6.75% 7.19%

Từ bảng 1.5, có thể thấy tuy có sự biến động qua mỗi năm nhưng tỷ trọng các mặt hàng cơ bản không có sự thay đổi đáng kể Hai hoạt động chính là giao nhận hàng hóa XNK và vận tải hàng hóa đường bộ liên tiếp áp đảo về tỷ trọng, chiếm khoảng 90% tổng số doanh thu Trong đó, hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của công ty

Tuy nhiên hoạt động này đang có xu hướng giảm dần, từ 68.48% năm 2016 giảm còn 64.45% năm 2017 và 62.78% năm 2018, nguyên nhân là công ty đang có xu hướng chỉ tập trung khai thác các đối tác khách hàng lớn, bỏ qua khâu tìm kiếm khách hàng mới như những năm trước đây, dẫn đến không có khách hàng bổ sung thay thế cho những khách hàng đã rời đi

Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường bộ có xu hướng tăng lên, đạt 28.41% năm 2018 so với mức 24.65% năm 2017 và 21.23% của năm 2016, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng hợp tác với một số cảng, nhất là cảng Tân Thuận và công ty vận tải lớn là Gemadept

Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa giảm mạnh, từ 5.02% năm 2016 xuống còn 4.15% vào năm 2017 và năm 2018 chỉ còn lại 1.62%, do công ty đang có kế hoạch ngưng hẳn hoạt động dịch vụ này vì khối lượng hàng hóa không nhiều Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (chủ yếu là thông quan cho hàng hóa xuất khẩu) có sự gia tăng nhưng không đáng kể do hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động giao nhận hàng hóa XNK, tăng từ 5.27% năm 2016 lên 6.75% năm 2017, và đạt mức 7.19% vào năm 2018 Để làm rõ hơn sự thay đổi tỷ trọng cơ cấu mặt hàng có phù hợp hay chưa, đề tài tiếp tục phân tích tỷ suất sinh lời của từng mặt hàng, cụ thể như bảng 1.6

Bảng 1.6: Tỷ suất sinh lời các mặt hàng của Công ty (2016 – 2018) ĐVT: %

Mặt hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1.52% 1.54% 1.61%

Vận tải hàng hóa đường bộ 1.26% 0.28% 0.85%

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 1.55% 0.22% 0.05%

Dịch vụ thông quan hàng hóa XNK 1.97% 0.14% 0.65%

Từ bảng 1.6, có thể thấy mức sinh lời từ các hoạt động dịch vụ có sự khác biệt rõ rệt. Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty và đang tăng lên, mức sinh lời năm 2016 là 1.52% tăng lên lần lượt là 1.54% và 1.61% vào các năm 2017, 2018 Tuy nhiên mức sinh lời này còn chưa đạt được mức tốt nhất do hiện nay công ty đang phải thuê tàu ngoài để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, về lâu dài công ty có chiến lược đẩy mạnh việc sở hữu tàu đường biển để tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn Như vậy, công ty cần tập trung gia tăng tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng giảm tỷ trọng như những năm gần đây Về vận tải hàng hóa đường bộ và dịch vụ thông quan hàng hóa, đây là hai hoạt động đem về mức sinh lời có mức biến động liên tục, chưa ổn định Vận tải đường bộ năm 2017 có mức sinh lời 0.28% thấp hơn năm 2016 là 1.26%, nhưng năm 2018, mức sinh lời dịch vụ này lại tăng lên 0.85%, nguyên nhân là việc quản lí chi phí nguyên vật liệu chưa tốt, chi phí thuê ngoài quá cao Tương tự, dịch vụ thông quan hàng hóa XNK năm 2016 có mức sinh lời là 1.97%, năm 2017 còn là 0.14%, năm 2018 %, tăng lên mức 0.65%, lí do là công ty có chủ trương tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty XNK nên giảm giá dịch vụ này khi kí kết hợp đồng giao nhận vận tải hàng hóa Hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có mức sinh lời thấp nhất Từ năm 2017, mức sinh lời của hoạt động này giảm trầm trọng từ mức 1.55% năm 2016 xuống còn 0.22% vào 2017 và chỉ còn 0.05% vào năm

2018 Nguyên nhân là công ty không cạnh tranh được về giá, chỉ cho thuê sà lan là chủ yếu, không có nhân viên lái sà lan để chuyên chở hàng hóa.

Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng của công ty chưa phù hợp, trong thời gian đến công ty cần tập trung khai thác, gia tăng tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm tỷ trọng các mặt hàng còn lại Công ty có thế mạnh về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đây cũng là định hướng phát triển trong tương lai dài của công ty. Ngoài ra, một số đối tác khác của công ty đang có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, công ty nên có kế hoạch để bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực mới này bởi vì hoạt động dịch vụ vận tải hàng không mang đến lợi nhuận rất cao, xu hướng door-to-door đang phát triển thịnh hành.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Luật doanh nghiệp (2015) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ bản chất của kinh doanh như sau: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Josette Peyrard, 2005) Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập (Nguyễn Ngọc Quang, 2008) Còn theo Nguyễn Thị Mai Hương (2008) thì phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp với mục đích sinh lợi, từ đó đề xuất các giải pháp khả thi để đạt được mục đích kinh doanh.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng định nghĩa của Krishna G Palepu và cộng sự (2007) làm cơ sở để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình đánh giá kết quả kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp, phương hướng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp”.

Vai trò phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Andy Neely (2003) nhận định phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của tình hình đó Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách và đưa ra quyết định hoạt động kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Sau khi phân tích hiệu quả của hoạt động kinh doanh, việc gắn liền hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với thực trạng xã hội giúp điều chỉnh mối quan hệ cung – cầu trên thị trường, từ đó doanh nghiệp có thể nhận biết, cải tạo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy mô hoạt động phù hợp với bối cảnh hiện tại (Guangming Cao và cộng sự, 2007).

Mục tiêu của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Theo Ruth SaraAguilar (2004), muốn công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp thì công tác phân tích hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

Tính đầy đủ: nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ của nguồn tài liệu phục vụ cho công tác phân tích, tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng đối tượng cần phân tích.

Tính chính xác: chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác về nguồn số liệu khai thác, phụ thuộc vào sự chính xác trong việc lựa chọn phương án phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.

Tính kịp thời: sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và hiệu quả kinh doanh đạt được nhằm nắm bắt những mặt mạnh, những hạn chế trong hoạt động kinh doanh, thông qua đó đề xuất những giải pháp kịp thời cho thời kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo có kết quả cao hơn.

Ý nghĩa và sự cần thiết phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh, giúp các nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình, trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh đúng đắn hơn (Andy Neely, 2007) Thông qua quá trình phân tích, doanh nghiệp thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến cách thức hoạt động và quản lý của doanh nghiệp (Krishna G Palepu và cộng sự, 2007) Nghiên cứu của Đỗ Huyền Trang(2012) còn nhấn mạnh phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh, đồng thời công tác phân tích đó còn là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau (G Buonanno và cộng sự, 2005) Theo Chuthamas Chittithaworn (2010), bên cạnh yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn lao động, cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống kinh doanh, công nghệ thông tin, nguồn lực tài chính Mathew Philip (2010) cho rằng các yếu tố điển hình như môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, chính sách nhà nước, cơ sở hạ tầng,… là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đề tài sẽ lần lượt trình bày sự cần thiết, tầm quan trọng của các yếu tố nêu trên.

2.2.1 Các yếu tố bên ngoài Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể kể đến một số nhân tố chính như sau:

Môi trường kinh tế là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp (Phan Thị Minh

Theo Hunter Taylor (2018) nếu một quốc gia sở hữu một nền kinh tế phồn thịnh thì người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, không chỉ cho những thứ thiết yếu mà còn những thứ lớn hơn Còn Umar Farooq (2006) cho rằng lượng tiền mà quốc gia đầu tư vào các lĩnh vực dài hạn và khả năng tài chính của người dân tạo nên sự phát triển kinh tế của một đất nước Kinh doanh căn bản đáp ứng nhu cầu của một môi trường kinh tế - xã hội có mạnh hay không Vì thế, trong tất cả các yếu tố thì kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng hơn cả, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.

 Môi trường pháp luật và chính sách nhà nước

Pháp luật, chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và chính sách quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (Umar Farooq, 2008).

Bill Williams (2017) nhận định sự thay đổi trong pháp luật nhà nước làm thay đổi cách thức doanh nghiệp hoạt động Nội dung của pháp luật, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư, kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn, các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp Như vậy, nhà nước, thông qua các luật lệ và chính sách ràng buộc, quy định cách thức các doanh nghiệp hoạt động.

Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp, chính sách ban hành và chấp hành tốt những quy định đó, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý, chính sách mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật, tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh (Phạm Thu Hương, 2017).

Nghiên cứu Wendy A Garland (2008) chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng là một hệ thống tổ chức các nguồn lực cần thiết cho xã hội hoặc doanh nghiệp để vận hành Cơ sở hạ tầng được phân loại thành dạng cứng hoặc mềm Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các hệ thống vật lý cần thiết để vận hành một quốc gia, chẳng hạn như: giao thông, viễn thông, năng lượng, cấp nước và vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng mềm đề cập đến các tổ chức duy trì các tiêu chuẩn về sức khỏe, kinh tế và xã hội của một quốc gia, chẳng hạn như giáo dục, tài chính, chính phủ, cấp cứu và hệ thống chăm sóc sức khỏe Doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến cơ sở hạ tầng cứng bởi vì nó có tác động trực tiếp; tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mềm cũng có tác động thứ cấp và quan trọng không kém.

Hạ tầng vận chuyển là yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng của một quốc gia quyết định sự thành công trên mọi lĩnh vực kinh doanh Vì vậy, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội trong sự cải tiến và phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng Lợi ích kinh tế từ việc xây dựng cơ sở vật chất cao hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra Doanh nghiệp phát triển thành công hơn khi cơ sở hạ tầng được đặt vào trọng tâm của mọi hoạt động (Amy Grant, 2017).

2.2.2 Các yếu tố bên trong Đây là các nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể tác động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Có thể kể đến một số nhân tố chính như sau:

Theo Bert Markgraf (2008) thì khách hàng là thị trường tiêu dùng và đóng vai trò quan trọng chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi sự biến đổi về nhu cầu của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét đến các chiến lược kinh doanh của mình Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục khảo sát thị trường để xem liệu khách hàng trọng tâm có đang dần thay thế những sản phẩm đã tồn tại, liệu nhu cầu khách hàng dần đạt tới những mức độ cao hơn trước? Những thay đổi trong thị trường trọng tâm và thị hiếu tiêu dùng là những nhân tố cơ bản giúp điều chỉnh chiến lược công ty để đáp ứng nhu cầu ngày càng mới của khách hàng.

Khách hàng có thể không trung thành với một thương hiệu mà với một nhóm thương hiệu trong một loại sản phẩm (Richard L Oliver, 1999) Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng lòng trung thành cho khách hàng thông qua việc đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm (Nguyễn Hoài Long, 2014) Duy trì được một lực lượng khách hàng trung thành đông đảo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: giữ ổn định sản lượng tiêu thụ và doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, thương hiệu được bảo vệ tốt hơn, những sơ suất hoặc sai sót của doanh nghiệp dễ được chấp nhận và bỏ qua hơn(Sang M Lee và cộng sự, 2011).

Theo nghiên cứu của Ciani Welch (2017), phương thức thanh toán đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ của công ty với khách hàng Không chỉ xác định cách mà khách hàng trả tiền, nó còn thể hiện quyết định của khách hàng về doanh nghiệp mà họ muốn gắn bó về lâu dài Một phương thức thanh toán linh hoạt tạo nhiều quyền lợi cho khách hàng luôn đứng đầu trong mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của họ.

Sự thay đổi quan điểm, nhận thức về hoạt động thanh toán có ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý điều hành và nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Thúy, 2012) Công ty có chính sách chi trả dễ dàng hơn luôn dành được nhiều ưu ái từ khách hàng và nhận được nhiều đơn hàng hơn với giá trị đơn hàng ngày càng cao (Fumiko Hayashi và William R Keeton, 2012).

Theo Ken S Cavalluzzo và cộng sự (2002) thì khi tham gia kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, doanh nghiệp đều phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh Vì thế, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các chiến lược thu hút khách hàng của đối thủ trọng tâm để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty như phương pháp phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phương pháp phân tích dựa trên báo cáo thu nhập,… trong đó phương pháp phân tích dựa trên tỷ số tài chính được sử dụng nhiều nhất (Nguyễn Ngọc Tiến, 2015).

2.3.1 Phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh

Theo Shamsher Mohamad (2008), phương pháp phân tích dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

 Phân tích chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa – dịch vụ, từ hoạt động tài chính, hoạt động bất thường…

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể đánh giá được một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Phân tích chỉ tiêu chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó là những hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận bao gồm: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

2.3.2 Phương pháp phân tích dựa trên các tỷ số tài chính

Theo Henry E Riggo (2007), các tỷ số tài chính cho phép so sánh các mặt khác nhau của báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng tài chính của công ty Có 4 nhóm tỷ số tài chính quan trọng là tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn bẩy tài chính và tỷ số sinh lợi

Các phương pháp phân tích tỷ số tài chính: có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích các tỷ số tài chính Trong đó, phương pháp phân tích xu hướng và phương pháp phân tích so sánh được sử dụng phổ biến.

 Phương pháp phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng là một biến thể của phân tích theo chiều ngang Trong phương pháp này, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.

 Phương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp thay thế liên hoàn, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.

 Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích

 Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu Phương pháp này được dùng trong so sánh qua các năm để đánh giá sự tăng giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét xu hướng thay đổi tài chính của doanh nghiệp Mặt khác, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh số liệu của doanh nghiệp với trung bình ngành hoặc với các doanh nghiệp khác cùng ngành để thấy được khả năng tài chính và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.3.3 Phân tích mô hình SWOT

Theo Asghar Sabbaghi và Ganesh Vaidyanathan (2004), mô hình SWOT là ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong của công ty và nhận định những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài, để từ đó tổng hợp và đề ra các chiến lược kinh doanh một cách khoa học nhất.

Bảng 2.1: Sơ đồ ma trận SWOT

Những cơ hội chủ yếu (O) Những thách thức chủ yếu (W)

Các điểm mạnh chủ yếu (S)

Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội.

Khắc phục các điểm yếu để khai thác các cơ hội.

Các điểm yếu chủ yếu (W)

Sử dụng các điểm mạnh để né tránh các thách thức.

Khắc phục các điểm yếu để vượt qua/né tránh các thách thức.

Các chiến lược chủ yếu đó là: (1) các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài, (2) các chiến lược khắc phục điểm yếu để khai thác cơ hội bên ngoài, (3) các chiến lược sử dụng các điểm mạnh để né tránh thách thức, (4) các chiến lược khắc phục điểm yếu để né tránh thách thức.

Phương pháp phân tích mô hình SWOT: là phương pháp phân tích các điểm mạnh

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Advantage Logistics (2016 – 2018), đề tài sẽ tiến hành phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty, cụ thể như bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics (2016 – 2018) ĐVT: nghìn đồng

Nhìn chung tình hình kinh doanh tại công ty TNHH Advantage Logistics từ năm 2016 đến năm 2018 không được ổn định Năm 2017 lợi nhuận thấp hơn năm 2016, tuy nhiên năm 2018 lại tăng lên đột biến Vậy những hoạt động kinh doanh nào tạo ra doanh thu cho công ty, các chi phí kinh doanh đang được sử dụng như thế nào, tỷ suất sinh lợi ra sao, đề tài lần lượt đi sâu phân tích vào những khía cạnh đó.

Từ bảng 3.1, có thể thấy doanh thu của công ty TNHH Advantage Logistics khá ổn định, tăng dần qua các năm Doanh thu vào năm 2017 tăng 11.88% so với năm 2016, năm 2018 tăng 21.36% so với năm 2017 Doanh thu của công ty đến từ 4 hoạt động chính, cụ thể như bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty TNHH Advantage Logistics (2016 –

Mặt hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 68.48% 64.45% 62.78%

Vận tải hàng hóa đường bộ 21.23% 24.65% 28.41%

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 5.02% 4.15% 1.62%

Dịch vụ thông quan hàng hóa XNK 5.27% 6.75% 7.19%

Từ bảng 3.2, có thể thấy tuy có sự biến động qua mỗi năm nhưng tỷ trọng các mặt hàng cơ bản không có sự thay đổi đáng kể Hai hoạt động chính là giao nhận hàng hóa XNK và vận tải hàng hóa đường bộ liên tiếp áp đảo về tỷ trọng, chiếm khoảng 90% tổng số doanh thu Trong đó, hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu mặt hàng của công ty Tuy nhiên hoạt động này đang có xu hướng giảm dần, từ 68.48% năm 2016 giảm còn 64.45% năm 2017 và 62.78% năm 2018, nguyên nhân là công ty đang có xu hướng chỉ tập trung khai thác các đối tác khách hàng lớn, bỏ qua khâu tìm kiếm khách hàng mới như những năm trước đây, dẫn đến không có khách hàng bổ sung thay thế cho những khách hàng đã rời đi Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường bộ có xu hướng tăng lên, đạt 28.41% năm

2018 so với mức 24.65% năm 2017 và 21.23% của năm 2016, chủ yếu nhờ vào việc mở rộng hợp tác với một số cảng, nhất là cảng Tân Thuận và công ty vận tải lớn là Gemadept Tỷ trọng vận tải hàng hóa đường thủy nội địa giảm mạnh, từ 5.02% năm

2016 xuống còn 4.15% vào năm 2017 và năm 2018 chỉ còn lại 1.62%, do công ty đang có kế hoạch ngưng hẳn hoạt động dịch vụ này vì khối lượng hàng hóa không nhiều. Dịch vụ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu (chủ yếu là thông quan cho hàng hóa xuất khẩu) có sự gia tăng nhưng không đáng kể do hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động giao nhận hàng hóa XNK, tăng từ 5.27% năm 2016 lên 6.75% năm 2017, và đạt mức 7.19% vào năm 2018 Để làm rõ hơn sự thay đổi tỷ trọng cơ cấu mặt hàng có phù hợp hay chưa, đề tài tiếp tục phân tích tỷ suất sinh lời của từng mặt hàng, cụ thể như bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tỷ suất sinh lời các mặt hàng của Công ty TNHH Advantage Logistics

Mặt hàng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1.52% 1.54% 1.61%

Vận tải hàng hóa đường bộ 1.26% 0.28% 0.85%

Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa 1.55% 0.22% 0.05%

Dịch vụ thông quan hàng hóa XNK 1.97% 0.14% 0.65%

Từ bảng 3.3, có thể thấy mức sinh lời từ các hoạt động dịch vụ có sự khác biệt rõ rệt. Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty và đang tăng lên, mức sinh lời năm 2016 là 1.52% tăng lên lần lượt là 1.54% và 1.61% vào các năm 2017, 2018 Tuy nhiên mức sinh lời này còn chưa đạt được mức tốt nhất do hiện nay công ty đang phải thuê tàu ngoài để chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, về lâu dài công ty có chiến lược đẩy mạnh việc sở hữu tàu đường biển để tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn Như vậy, công ty cần tập trung gia tăng tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh tình trạng giảm tỷ trọng như những năm gần đây Về vận tải hàng hóa đường bộ và dịch vụ thông quan hàng hóa, đây là hai hoạt động đem về mức sinh lời có mức biến động liên tục, chưa ổn định Vận tải đường bộ năm 2017 có mức sinh lời 0.28% thấp hơn năm 2016 là 1.26%, nhưng năm 2018, mức sinh lời dịch vụ này lại tăng lên 0.85%, nguyên nhân là việc quản lí chi phí nguyên vật liệu chưa tốt, chi phí thuê ngoài quá cao Tương tự, dịch vụ thông quan hàng hóa XNK năm 2016 có mức sinh lời là 1.97%, năm 2017 còn là 0.14%, năm 2018 %, tăng lên mức 0.65%, lí do là công ty có chủ trương tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty XNK nên giảm giá dịch vụ này khi kí kết hợp đồng giao nhận vận tải hàng hóa Hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có mức sinh lời thấp nhất Từ năm 2017, mức sinh lời của hoạt động này giảm trầm trọng từ mức 1.55% năm 2016 xuống còn 0.22% vào 2017 và chỉ còn 0.05% vào năm

2018 Nguyên nhân là công ty không cạnh tranh được về giá, chỉ cho thuê sà lan là chủ yếu, không có nhân viên lái sà lan để chuyên chở hàng hóa Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng của công ty chưa phù hợp, trong thời gian đến công ty cần tập trung khai thác, gia tăng tỷ trọng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm tỷ trọng các mặt hàng còn lại Công ty có thế mạnh về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, đây cũng là định hướng phát triển trong tương lai dài của công ty Ngoài ra, một số đối tác khác của công ty đang có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, công ty nên có kế hoạch để bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực mới này bởi vì hoạt động dịch vụ vận tải hàng không mang đến lợi nhuận rất cao, xu hướng door-to-door đang phát triển thịnh hành.

Từ bảng 3.1, cho thấy chi phí kinh doanh cũng có xu hướng tăng lên đáng kể qua mỗi năm, năm 2017 tăng 12.34% so với 2016, năm 2018 tăng 21.08% so với năm 2017. Nhằm làm rõ hiệu quả việc sử dụng chi phí kinh doanh của công ty TNHH Advantage Logistics, đề tài tiếp tục phân tích chi tiết các khoản chi phí từ năm 2016 đến năm

Bảng 3.4: Các khoản chi phí của Công ty giai đoạn (2016 – 2018) ĐVT: nghìn đồng

Loại chi phí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chi phí nguyên vật liệu 13,055,298 13,595,394 4.14% 17,515,420 28.83% Chi phí nhân công 2,260,555 2,591,625 14.65% 3,428,448 32.29% Chi phí khấu hao TSCĐ 444,328 555,410 25.00% 617,122 11.11% Chi phí thuê ngoài 9,192,550 11,266,585 22.56% 12,278,012 8.98%

Từ bảng 3.4, có thể thấy công tác quản trị chi phí của công ty chưa tốt, hầu hết các khoản chi phí đều tăng qua các năm Trong đó, chi phí nguyên vật liệu tăng vào năm

2018, đạt mức 28.83% cao hơn so với mức tăng trung bình của tổng chi phí là 21.08%.Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường xăng dầu tăng giá nhẹ, đồng thời chính sách khoán chi phí nguyên vật liệu cho tài xế chưa tốt Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng trung bình 3 năm là 50.67% trên tổng chi phí, việc để chi phí này tăng lên đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Những năm qua, chi phí nhân công tăng lên do số lượng nhân viên công ty tăng đều qua các năm và tăng lương cho một số vị trí lãnh đạo Chi phí về khấu hao tài sản cố định vào năm

2017 tăng lên 25.00% cao hơn mức 12.34% của tổng chi phí do công ty đầu tư mua mới thêm 1 xe container và 1 sơ mi rơ mooc, vào năm 2018 chi phí này đạt 11.11%, thấp hơn mức trung bình do công ty đã thanh lí một chiếc sà lan Chi phí thuê ngoài của công ty không ổn định, tuy có tăng cao vào năm 2017 nhưng năm 2018 tăng chậm hơn so với mức tăng trung bình của tổng chi phí Năm 2017, tỷ trọng vận tải hàng hóa đường bộ tăng lên trong khi công tác điều độ xe còn chưa tốt và chưa có nhiều đối tác thuê ngoài nên làm tăng chi phí thuê ngoài khá cao; vào năm 2018, công ty đã cải thiện được công tác điều phối xe, sử dụng được tối đa năng suất đội xe sẵn có nên giảm được chi phí thuê ngoài, chủ yếu còn lại là chi phí thuê tàu vận tải đường biển. Một số công ty liên kết đang được công ty thuê ngoài để vận tải là Ba Phương, Minh Khoa, Kim Phát với mức giá khá tốt, ổn định Chi phí tài chính tăng rất cao những năm gần đây, năm 2017 tăng 39.04% so với năm 2016, năm 2018 tăng 98.32% so với năm 2017 Nguyên nhân chính là công ty bị thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán, bên cạnh đó công ty đã vay vốn khá lớn để tiến hành mở rộng quy mô hoạt động trong những năm vừa qua, làm tăng chi phí lãi vay Chi phí khác chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tiếp khách và chi phí hoa hồng cho các đối tác khách hàng Nhìn chung, chi phí kinh doanh đang có vấn đề nghiêm trọng, đa số đều tăng cao hơn so với mức chi phí trung bình, đặc biệt là quản lí yếu kém về chi phí nguyên vật liệu và chi phí tài chính Công ty cần khắc phục các chi phí này để đảm bảo đem về lợi nhuận cao hơn trong hoạt động kinh doanh thời gian tới.

Từ bảng 3.1, có thể thấy lợi nhuận của công ty TNHH Advantage Logistics (2016 – 2018) không ổn định Mặc dù trong cả 3 năm, công ty đều có lợi nhuận dương, tuy nhiên tốc độ lợi nhuận đạt được của công ty biến động rất thất thường, vào năm 2017 là -19.00% so với năm 2016, năm 2018 là 46.53% so với năm 2017 Nguyên nhân chính là năm 2017 chi phí bất thường tăng cao do hoạt động đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, năm 2018 công ty có thêm phần doanh thu đáng kể từ hoạt động thanh lí tài sản (sà lan) có giá trị lớn Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu mỗi năm được tính toán ở bảng 3.5 như sau:

Bảng 3.5: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ trọng chi phí so với doanh thu của

Công ty TNHH Advantage Logistics (2016 – 2018) ĐVT: %

Từ bảng 3.5, có thể thấy tỷ suất sinh lời đạt mức thấp, chưa ổn định Tỷ suất sinh lời trên doanh thu qua các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 1.49%, 1.08%, 1.30%.Nguyên nhân là do chi phí trên tổng doanh thu quá cao (chiếm trung bình khoảng gần99% doanh thu), thậm chí tốc độ tăng chi phí năm 2017 còn cao hơn tốc độ tăng doanh thu, năm 2018 tốc độ tăng chi phí xấp xỉ gần bằng tốc độ tăng doanh thu Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Advantage Logistics là chưa cao Công ty đang đạt được mức doanh thu khá tốt, tuy nhiên việc quản lí chi phí yếu kém làm cho công ty có mức lợi nhuận thấp, điều này gây trở ngại lớn trong quá trình công ty kêu gọi vốn để đẩy mạnh kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là công ty cần tập trung phân tích, đánh giá những điểm hạn chế trong quản lí chi phí nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục, từ đó cải thiện hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh

Hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Advantage Logistics chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố bên ngoài như: môi trường kinh tế, pháp luật, cơ sở hạ tầng… và các yếu tố bên trong như: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, khách hàng, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin,… Tiếp theo đây, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Advantage Logistics.

3.2.1 Các yếu tố bên ngoài

3.2.1.1 Môi trường kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua có sự khởi sắc rõ rệt, các chỉ số như GDP đạt ở mức cao, lạm phát được kiểm soát, đặc biệt kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm và có bước đột phá mạnh Đây là cơ hội để phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ cho quá trình diễn ra hoạt động ngoại thương mạnh mẽ của Việt Nam, nhất là ngành vận tải. ĐVT: tỷ USD

Hình 3.1: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam (2016 – 2018)

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018

Giá trị kim ngạch XNK tăng qua các năm, chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu. Nhu cầu trao đổi hàng hóa quốc tế tăng sẽ gia tăng nhu cầu về sử dụng các dịch vụ logistics, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp logistics đẩy mạnh đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty mình.

Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ logistics phát triển chưa đồng đều, các công ty logisticsViệt Nam còn nhỏ lẻ làm cho chi phí logistics còn khá cao Điều này làm tăng cao chi phí cho doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.2.1.2 Môi trường pháp lý Việt Nam

Hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và ngày càng hoàn thiện Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ “logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65) Đồng thời với Bộ luật Hàng hải năm 2005, sửa đổi năm 2016; Luật Biển Việt Nam năm 2013; Luật Hàng không dân dụng năm 2006, sửa đổi năm 2014; Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Đường sắt năm 2018; Luật Đường thủy nội địa năm 2004, sửa đổi năm 2014; Luật Hải quan năm 2014; Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi năm 2018, Luật Bảo hiểm ra đời tạo cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động logistics ở nước ta.

Các bộ luật, luật liên quan đến ngành logistics cũng được chính phủ hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ thông qua hệ thống nghị định như: Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức; Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/ NĐ-CP vận tải đa phương thức; Nghị định 160/2017/NĐ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển; Nghị định 110/2014/NĐCP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; Nghị định 14/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt; Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 01/07/2017 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan Ngoài ra các bộ ban ngành liên quan cũng tích cực đưa ra các thông tư, thông tư liên tịch để cụ thể hóa các yêu cầu, điều kiện hoạt động trong ngành logistics ở mỗi hoạt động dịch vụ.

Nhìn chung, ngành logistics ở Việt Nam đã được các cơ quan lập pháp, hành pháp nước ta quan tâm một cách nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của ngành logistics Hệ thống các bộ luật, luật, văn bản dưới luật đã được ban hành và đi vào thực tiễn, góp phần tích cực xây dựng môi trường kinh doanh ngành logistics công bằng, đảm bảo phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại.

3.2.1.3 Chính sách của Nhà nước

Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/ QĐ- TTg ngày 14/2/2018, điều này đã khẳng định tầm quan trọng của ngành logistics trong nền kinh tế trong thời đại hiện nay.

Bên cạnh đó, một số chính sách mới về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan: nộp thuế điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu thông qua hệ thống 36 ngân hàng, giảm số lượng mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan lên đến 58%, thời gian tới sẽ tiến hành giảm thêm danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành, gồm cả trước và sau thông quan, với mặt hàng buộc phải kiểm tra, tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, đưa vào sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện thủ tục hải quan.

Tính hết năm 2018, Việt Nam cũng đã kí kết và đã thực hiện 10 FTA, đã kí kết và chưa thực hiện 2 FTA, có 1 FTA cơ bản kết thúc đàm phán, và đang tiến hành đàm phán với 3 FTA Vừa qua, Việt Nam cũng đã tham gia Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA), đưa vào hoạt động Cơ chế Một cửa Quốc gia (NSW), chuẩn bị triển khai chính thức Cơ chế Một cửa ASEAN giúp trao đổi hàng loạt các chứng từ thương mại và vận tải bằng phương thức điện tử.

Nhìn chung, nhà nước đã có những chính sách cụ thể và những bước đi thiết thực nhằm giúp đỡ doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận từ hoạt động logistics, định hướng phát triển logistics trở thành ngành ưu tiên đi đầu trong những năm tới đây Môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với sự vào cuộc giúp đỡ từ phía các cơ quan nhà nước sẽ là động lực chính thúc đẩy ngành logistics Việt Nam đi đúng hướng và cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế xã hội cả nước; tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế,công nghiệp liên quan cùng phát triển

3.2.1.4 Cơ sở hạ tầng logistics Việt Nam

Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam còn rất kém Kết quả đánh giá chất lượng hạ tầng năm 2012 của World Bank cho thấy Việt Nam bị đánh giá kém hoặc rất kém trên mọi phương diện, đặc biệt là ở hạ tầng đường sắt, các mức phí sử dụng hạ tầng cơ sở là cao hoặc rất cao.

Theo báo cáo Logistics Việt Nam năm 2018 của Bộ Công thương, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng logistics trong nước tương xứng với tiềm năng phát triển, cụ thể báo cáo đã phân tích rõ thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng logistics hiện nay như sau:

 Hạ tầng giao thông đường bộ: đã được cải thiện rõ rệt trong năm vừa qua, cả nước có tổng số 13 tuyến đường cao tốc, 146 tuyến đường quốc lộ chính với tổng chiều dài là 23.816 km đáp ứng cơ bản lượng hàng hóa hiện nay Về lâu dài, nhà nước cần quy hoạch mở rộng hệ thống giao thông đường bộ để tránh tình trạng tắc nghẽn tại một số tuyến trọng điểm.

 Hạ tầng đường sắt: có tổng chiều dài là 3.161 km, sau nhiều năm không khai thác, duy trì và nhiều lý do khác mà nhiều đường nhánh nối với các cảng biển, cảng sông như Cửa Lò, Tiên Sa, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Sài Gòn đã bị tháo dỡ và chưa được khôi phục lại Nhà nước đang triển khai kế hoạch sửa chữa và đưa vào hoạt động lại một số nhà ga bỏ trống nhằm giảm tải cho vận tải đường bộ.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH

3.3.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics giai đoạn 2016 – 2018 dựa trên các tỷ số tài chính Để quá trình phân tích các tỷ số tài chính được thuận lợi và rõ ràng, tác giả quy ước phần chú thích trong các biểu đồ như sau:

Công ty TNHH Advantage Logistics

Các chỉ số tài chính trung bình ngành logistics được tham khảo tại trang Cophieu68.com.

Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các tài sản khác, liên hệ đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty, là chỉ số quan trọng trong các quyết định lựa chọn đối tác kinh doanh và quyết định lựa chọn bán hàng Tỷ số thanh toán của công ty TNHH Advantage Logistics được trình bày ở hình 3.5.

Hình 3.5: Các tỷ số thanh toán của Công ty TNHH Advantage Logistics và trung bình ngành (2016 – 2018)

Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của công ty đang có xu hướng giảm dần qua từng năm Tỷ số thanh toán hiện hành giảm từ 1.69 vào năm 2016 xuống còn 1.33 vào năm 2018 Tỷ số thanh toán nhanh giảm mạnh chỉ còn 0.49 vào năm

2018 so với mức 1.21 vào năm 2016 So với chỉ số trung bình ngành, chỉ số thanh toán hiện hành tốt hơn, chỉ số thanh toán nhanh ở mức thấp hơn Năm 2017, chỉ số thanh toán nhanh đạt mức 0.78 so với mức trung bình ngành là 1.35, đặc biệt năm

2018, chỉ số thanh toán nhanh tại công ty TNHH Advantage Logistics chỉ đạt mức 0.49 so với mức 1.21 của trung bình ngành.

Nhìn chung, công tác quản trị tài sản lưu động trong công ty chưa hiệu quả, khả năng thanh toán không tốt, thấp hơn mức trung bình ngành Công ty cần có biện pháp cải thiện các tỷ số thanh toán để đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty với các đối tác vận tải, các nhà cung cấp nguyên vật liệu được tốt hơn.

3.3.1.2 Tỷ số hoạt động thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào Đầu tiên, đề tài đi vào phân tích các tỷ số về vòng quay khoản phải thu, vòng phải hàng tồn kho.

Hình 3.6: Vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho của Công ty và trung bình ngành (2016 – 2018)

Từ hình 3.6, có thể thấy vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng dần, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần Năm 2018, vòng quay các khoản phải thu của công ty TNHH Advantage Logistics là 1.74 cao hơn năm 2016 và 2017 khoảng 2 lần, chứng tỏ tình hình thu hồi nợ của công ty có chuyển biến tốt, tuy nhiên vòng quay này còn thấp hơn so với chỉ số trung bình của ngành là 2.23 Điều này cho thấy công ty cần tập trung cải thiện công tác thu hồi các khoản phải thu trong thời gian sắp đến Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty liên tiếp giảm qua nhiều năm từ 0.79 năm 2016 xuống còn 0.29 năm 2018, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là dầu nhớt So với chỉ số trung bình ngành thì mức tồn kho này đang đạt mức cao, công ty cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề dự trữ số lượng dầu nhớt.

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay khoản phải thu

Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty còn được đánh giá thông qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản để từ đó đánh giá khả năng sử dụng hữu hiệu các loại tài sản.

Hình 3.7: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty TNHH Advantage Logistics và trung bình ngành (2016 – 2018)

Từ hình 3.7, có thể thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty TNHH Advantage Logistics trong những năm vừa qua là chưa ổn định Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty năm 2017 tăng lên 7.90 so với mức 5.75 năm 2016 và giảm xuống còn 6.24 vào năm 2018, tuy nhiên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản tại công ty TNHH Advantage Logistics qua các năm đều cao hơn chỉ số trung bình ngành từ 2 đến

3 lần Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng toàn bộ tài sản rất hiệu quả Hiệu suất sử dụng TSCĐ liên tục giảm nhẹ qua các năm, giảm từ mức 1.36 vào năm 2016 xuống còn 0.74 vào năm 2018 và thấp hơn chỉ số trung bình ngành năm 2018 là 1.25 Điều này cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ của công ty TNHH Advantage Logistics chưa tốt, công ty cần đặc biệt cải thiện quá trình điều độ xe đầu kéo container nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ cho công ty.

Nhìn chung, hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty TNHH Advantage Logistics rất tốt so với trung bình ngành Tuy nhiên hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa tốt,

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

0.00 thấp hơn so với chỉ số trung bình ngành Thời gian đến, cần điều chỉnh phương pháp vận hành, điều động các phương tiện vận tải nhằm đạt được mức hiệu quả tốt hơn.

Tỷ số đòn bẩy cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay và công ty có đủ khả năng thanh toán lãi vay hay không Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Với công ty TNHH Advantage Logistics, tỷ số nợ trên tổng tài sản và khả năng thanh toán lãi vay được trình bày ở hình 3.8.

Hình 3.8: Tỷ số nợ trên tổng số tài sản, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty

TNHH Advantage Logistics và trung bình ngành (2016 – 2018)

Từ hình 3.8, có thể thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng chỉ chiếm chưa đến 30% Năm 2016 đạt 19.88%, năm 2017 đạt 21.67%, năm 2018 đạt 28.52% So sánh với chỉ số trung bình khoảng 50% của toàn ngành logistics, tỷ số nợ của công ty TNHH Advantage Logistics rất tốt, chỉ bằng khoảng một nửa so với mức trung bình ngành Khả năng thanh toán lãi vay của công ty TNHH Advantage Logistics từ 2016 đến 2018 tuy có giảm từ mức 5.50 năm 2016 xuống còn 3.46 vào năm 2018 nhưng chỉ số này cao hơn so với mức trung bình ngành trong 3 năm qua nên công ty vẫn có khả năng thanh toán lãi vay tốt.

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Khả năng thanh toán lãi vay

Nhìn chung, công ty TNHH Advantage Logistics có mức độ tự chủ cao về tài chính và khả năng thanh toán lãi vay cũng rất tốt Vì vậy, công ty hoàn toàn có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng quy mô hoạt động trong thời gian sắp đến.

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Mục tiêu, phương hướng, bối cảnh của Công ty TNHH

Đến năm 2025, định hướng phát triển của công ty TNHH Advantage Logistics là trở thành công ty logistics tích hợp nhiều dịch vụ bao gồm dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển (sở hữu đội tàu riêng); dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK bằng đường hàng không; dịch vụ vận tải hàng hóa nội địa; dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa; dịch vụ kho bãi hàng hóa; dịch vụ thông quan hàng hóaXNK và đào tạo nguồn nhân lực XNK Lợi ích cốt lõi của công ty đến từ thị trường nội địa và hai khu vực chủ yếu là ASEAN và Trung Quốc Đồng thời là đối tác tin cậy với những khách hàng chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa theo tiêu chí: “Một chữ tín,vạn niềm tin” Đây là những nền tảng quan trọng đưa công ty phát triển trong giai đoạn đến năm 2025.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Advantage Logistics

4.2.1 Giảm định mức nhiên liệu và dầu mỡ

Chi phí nguyên vật liệu có sự tăng lên đáng kể do sự tính toán chưa hợp lí của công ty, cần giảm định mức nhiên liệu, dầu mỡ so với mức khoán chung hiện tại Từ đó, vừa tăng được lợi nhuận cho công ty, vừa giảm được giá cước vận chuyển hàng hóa, tạo được lợi thế cạnh tranh về giá cả để thu hút thêm khách hàng khi tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang gia tăng và các hiệp định FTA thế hệ mới có hiệu lực, hoạt động ngoại thương diễn ra mạnh mẽ hơn.

Hiện nay, chưa có một cơ quan nhà nước nào ban hành văn bản quy định về định mức nhiên liệu đối với hoạt động vận tải xe container nên tác giả đề tài đề xuất giải pháp dựa trên cơ sở tham khảo quyết định ban hành định mức sử dụng nhiên liệu của một số doanh nghiệp cùng ngành Advantage Logistics nên ban hành quyết định cắt giảm định mức nhiên liệu, dầu mỡ so với mức khoán chung như hiện tại: phụ cấp xăng có tải nên giảm từ 1.8 lít xuống còn 1.5 lít; phụ cấp xăng dừng đỗ cho một lần xếp dỡ nên giảm từ 0.5 lít xuống còn 0.3 lít; phụ cấp dầu bôi trơn động cơ và dầu truyền động nên giảm từ 0.60% xuống còn 0.45%; phụ cấp mỡ bôi trơn nên giảm từ 0.8 kg xuống 0.6 kg.Ngoài ra, đa số tuyến đường vận tải của công ty là đường quốc lộ, tỉnh lộ nên chỉ phụ cấp thêm 1.0 lít so với mức 1.2 lít như hiện nay Giải pháp này giúp giảm chi phí nguyên vật liệu đáng kể cho công ty, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh rõ rệt.

4.3.2 Thay đổi phương thức thanh toán

Thời gian thanh toán tiền dịch vụ đang bị kéo dài hơn so với hợp đồng, gây khó khăn trong công tác quản lí dòng tiền, công ty cần thay đổi phương thức thanh toán theo hướng an toàn hơn, đảm bảo thu hồi được các khoản phải thu đúng thời gian Từ đó, đảm bảo được dòng tiền, nâng cao được tính thanh khoản trong công ty, là điều kiện thuận lợi để liên kết với các công ty vận tải khác góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Công ty nên đề xuất, đàm phán với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán theo hướng hợp lí hơn, đảm bảo công ty không bị chiếm dụng vốn Công ty nên yêu cầu khách hàng trả trước 30% ngay khi ký hợp đồng vận tải, sau khi quá trình vận tải hoàn thành, đề nghị thanh toán tiếp 60% giá trị hợp đồng, khoản giá trị 10% còn lại sẽ được thanh toán khi không có thêm vấn đề phát sinh trong quá trình hậu kiểm Giải pháp này giúp đảm bảo cho công ty luôn được thanh toán hợp đồng nhanh, tránh được rủi ro về các khoản phải thu khó đòi, tạo được dòng tiền ổn định trong công ty.

4.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhân viên phòng kinh doanh, chứng từ còn mắc phải một số lỗi khi giao nhận một số chứng từ, vì thế công ty cần triển khai nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các buổi tập huấn và cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn Từ đó, tạo điều kiện để cải thiện dần chất lượng dịch vụ của công ty, là cơ sở để cạnh tranh với các đối thủ trong nước và nước ngoài.

Công ty cần tổ chức cho nhận viên tham gia các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn về xuất nhập khẩu, đặc biệt là các nhân viên kinh doanh, nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ Việc tham gia các khóa học này giúp cho nhân viên nâng cao kiến thức chuyên môn, cập nhật kịp thời những thay đổi mới về kiến thức Từ đó, nhân viên mỗi bộ phận sẽ nắm chắc về quy trình nghiệp vụ, tăng độ chính xác trong từng công việc Đối với bộ phận lái xe cần tập huấn một số chứng từ mà lái xe được giao thực hiện, nhất là về hóa đơn giá trị gia tăng, hạn chế tối đa các trường hợp sai sót phải đi chỉnh sửa hóa đơn nhiều lần.

Bên cạnh tập huấn cần đưa ra các chế tài, thưởng phạt để thúc đẩy nhân viên thực hiện tốt yêu cầu công việc Cuối cùng, sau các buổi tập huấn, các khóa học, công ty cần tiến hành kiểm tra lại kiến thức bằng hình thức trả lời phúc đáp hay đề thi để đảm bảo nhân viên đã nắm bắt được thông tin nhằm đảm bảo quá trình đào tạo, tập huấn thực sự có hiệu quả Giải pháp này giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, giúp nhân viên nắm bắt và thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn

4.3.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Đầu tư cho cơ sở vật chất trong công ty chưa tương xứng với yêu cầu hoạt động kinh doanh, chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng, gây trở ngại khi mở rộng quy mô kinh doanh trong dài hạn, công ty cần tăng cường đầu tư thêm cơ sở vật chất bằng cách gia tăng nguồn lực tài chính.

Công ty cần gia tăng số lượng xe container từ 12 chiếc lên thành 20 chiếc nhằm đáp ứng được những đơn hàng lớn của khách hàng Mặt khác công ty cũng cần mở rộng thêm văn phòng do số lượng nhân viên ngày càng tăng lên và nâng cấp lại kho bãi khoa học hơn.Cụ thể: công ty nên sử dụng phòng trống ở tầng 2 làm phòng kế toán, vừa mở rộng thêm số lượng chỗ ngồi, vừa đảm bảo lưu trữ khoa học, an toàn hơn cho các khoản tiền mặt, các giấy tờ có giá trị và những chứng từ quan trọng trong công ty. Việc tập trung bổ sung nguồn vốn nâng cấp và gia tăng cơ sở vật chất hiện đại và quy mô hơn không chỉ góp phần nâng cao năng suất vận tải mà còn góp phần giảm chi phí do lợi thế về quy mô, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành.

Ngày đăng: 22/08/2024, 19:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Cổ phiếu 68, 2017, Các chỉ số tài chính trung bình ngành logistics, được lấy về từ: http://www.cophieu68.vn/statistic_index.php?id=%5Evantai Link
11. Ali Almazari, 2011, Thesis in Business Process & Supply Chain Management,LinnausUniversity, được lấy về từ:http://www.diva-portal.org/smash/get/diva2:819312/FULLTEXT01.pdf Link
12. Bill Williams, 2017, How Does the Law Affect Businesses?, YourStory Magazine, được lấy về từ: https://yourstory.com/2017/02/6d7c3b1641-how-does-the-law-affect-businesses Link
13. Brian Becker và Barry Gerhart, 2017, The Impact of Human Resource Management on Organizational Performance: Progress and Prospects, Academy of Management, được lấy về từ :https://journals.aom.org/doi/abs/10.5465/256712 Link
1. Bộ Công Thương, 2017, Báo cáo Logistics Việt Nam 2017: Logistics từ kế hoạch đến hành động, NXB Công thương Khác
2. Bùi Xuân Phong, 2007, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Khác
4. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân, 2010, Logistics – Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động xã hội Khác
5. Huỳnh Thị Thúy Giang, 2014, Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Khác
6. Josette Peyrard, 2005, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh Khác
7. Nguyễn Ngọc Quang, 2008, Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Ngọc Tiến, 2015, Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định, Đại học kinh tế quốc dân Khác
9. Nguyễn Thị Cành, 2009, Quản trị tài chính, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Khác
10. Nguyễn Thị Mai Hương, 2008, Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, Đại học kinh tế quốc dân.TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w