1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thươngViệt Nam chi nhánh Vũng Tàu, thời gian tuy không dài nhưng đã giúp em hoànthành đề tài “Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngThương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu”, từ đó em cóthể vận dụng những lý thuyết đã học để áp dụng vào nghiệp vụ tín dụng nóiriêng và các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng nói chung Quá trình thựctập đã giúp em đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc học tập và công việcsau này

Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, còn có sựđộng viên, giúp đỡ của quý thầy cô và toàn thể anh chị nhân viên trong Ngânhàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu Em xingửi lời cám ơn chân thành đến cô Đinh Thị Hoa Lê là người trực tiếp hướng dẫnem làm đề tài này cùng quý thầy cô trong Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đãtruyền đạt những kiến thức hữu ích và có tính thực tiễn là nền tảng để em ápdụng trong suốt quá trình thực tập vừa qua

Xin gửi lời cám ơn đến các anh chị trong Ngân hàng Thương mại Cổ phầnkỹ thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ,hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại chi nhánh và hoàn thành bài báo cáonày

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng với những hạn chế về kiến thức và kinhnghiệm thì bài báo cáo còn có những điểm chưa hoàn thiện, rất mong nhận đượcsự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các anh chị nhân viên trong Ngân hàngThương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu để đề tài đượchoàn thiện và đầy đủ hơn

Trân trọng

Sinh viênTrần Thị Xuân Quí

MỤC LỤCDANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ vi

Trang

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC 0

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank 3

1.2 Cơ cấu tổ chức 7

1.3 Giới thiệu về Techcom bank chi nhánh Vũng Tàu 8

1.4 Chức năng hoạt động của các bộ phận 8

1.5 Giới thiệu về bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân chi nhánh Vũng Tàu 11

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁNHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

2.1 Ngân hàng thương mại và tín dụng trong ngân hàng thương mại 14

2.1.1 Ngân hàng thương mại 14

2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM 18

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM 23

2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng 23

2.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 23

2.2.3 Ý nghĩa của hoạt động cho vay tiêu dùng 24

2.2.4 Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng 25

2.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 29

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂNTẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU 32

3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 32

3.1.1 Tình hình chung 32

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank 33

3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong năm báo cáo (SWOT) 35

Trang

Trang 3

3.2 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùng hiện nay

tại Việt Nam: 37

3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank chi nhánh Vũng Tàu 39

3.3.1 Tình hình huy động vốn 39

3.3.3 Các hoạt động khác 47

3.3.4 Tình hình lợi nhuận của TCB chi nhánh Vũng Tàu 47

3.4 Thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Techcombank Vũng Tàu 48

3.4.1 Quy trình cấp tín dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng cá nhân 49

3.4.2 Các sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân 55

3.4.3 Thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tai Techcombank chi nhánh Vũng Tàu 62

3.3.4.5 Vòng quay vốn tín dụng 74

3.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB) – chi nhánh Vũng Tàu753.4.1.Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay 75

3.4.2 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản 76

3.4.3.Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân: 77

3.5 Đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Techcom Bank chi nhánh Vũng Tàu 78

3.5.1.Thuận lợi và thành công đạt được 78

3.5.2 Hạn chế và nguyên nhân 79

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAYTIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK CHI NHÁNHVŨNG TÀU 82

4.1 Mục tiêu và định hướng 2015 82

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại kỹ thương Việt Nam (TCB) – chi nhánh Vũng Tàu 83

Trang

Trang 4

4.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, các chính sách khách hàng 834.2.3 Cắt giảm bớt chi phí, đa dạng hoá đồng thời hoàn thiện các sản phẩm vay: 864.2.3 Gắn việc nâng cao hiệu quả chất lượng đi đôi với mở rộng, giao tiếp, khuếch trương 874.2.4 Đẩy mạnh marketing ngân hàng 884.2.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng 904.2.6 Giải pháp giảm thiểu rủi ro 924.2.7 Xây dựng mối quan hệ tốt với chủ đầu tư dự án, chủ những doanh nghiệp bán lẻ 94

4.3 Một số kiến nghị đối với NHTMCP kỹ thương Việt Nam và các cơ quan quảnlý Nhà nước 94

4.3.1 Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam (TCB) – chi nhánh Vũng Tàu 944.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước: 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả huy động vốn của Techcombank chi nhánh Vũng Tàu từ 2012

– 2014 34

Bảng 3.2 Tình hình hoạt động tín dụng 36

Bảng 3.3 Dư nợ tín dụng theo thời hạn 38

Bảng 3.4: Tình hình nợ quá hạn của TCB Vũng Tàu giai đoạn 2012 – 2014 38

Bảng 3.5 Tình hình các nhóm nợ xấu tại chi nhánh TCB Vũng Tàu 39

Bảng 3.6: Hoạt động kinh doanh thẻ tại tcb chi nhánh Vũng Tàu từ năm 2012 –2014 40

Bảng 3.7: Tình hình lợi nhuận của tcb chi nhánh Vũng Tàu năm 2012 -2014 41

Bảng 3.8: Bảng chấm điểm và xếp hạn mức tín dụng 44

Bảng 3.9: Bảng xếp hạng tín dụng 45

Bảng 3.10: Doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm 2012 – 2014 57

Bảng 3.11: Doanh số thu hồi nợ năm 2012 – 2014 61

Bảng 3.12: Dư nợ cho vay 63

Bảng 3.13: Tỷ lệ nợ quá hạn 63

Bảng 3.14: Tỷ trọng lợi nhuận cho vay tiêu dùng cá nhân 65

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TCB 9

103743585961

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC

1 NHTM Ngân hàng Thương mại2 NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

4 CVTD Cho vay tiêu dùng5 TCTD Tổ chức tín dụng6 NHNN Ngân hàng nhà nước

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo tất cả cácngành kinh tế phát triển Đi tiên phong trong đó là ngành ngân hàng tài chính.Với vai trò là huyết mạch của nề kinh tế, ngành ngân hàng đang đóng vai tròquan trọng trong kết quả đạt được của cả đất nước Vì vậy, hiệu quả trong tất cảcác hoạt động của ngân hàng được cả nước quan tâm

Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lạithu nhập cao nhất cho ngân hàng Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhànước, công ty cổ phần, công ty tư nhân, Khách hàng truyền thống của cácngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp Tuy nhiên với điều kiện kinh tế pháttriển cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong khi đó cá nhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu nhưdoanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường chịu mức lãi suất cao.Hơn nữa pháp luật đang khuyến khích các ngân hàng mở rộng hoạt động, chophép ngân hàng mới được thành lập, mở rộng dần phạp vi hoạt động của ngânhàng nước ngoài, vì vậy, các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để dành thịphần Vì vậy, cho vay khách hàng cá nhân là tất yếu và là xu hướng phát triểnchung của cả hệ thống ngân hàng Khách hàng tư nhân đã và đang là khách hàngtiềm năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác Tuy nhiên để đạt đượchiệu quả cao nhất cho các khoản vay cá nhân không phải ngân hàng nào cũnglàm tốt Vì vậy nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vayđối với khách hàng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa Từ việc nhận

thức được điều đó em đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao hiệu quả chovay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TechcomBank chi nhánhVũng Tàu”.

2 Mục tiêu nghiên cứu- Hệ thống hóa những vấn đề cơ CVTD tại NHTM.

Trang 1

Trang 9

- Đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại ngân hàng Techcombank chi nhánhVũng Tàu.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Vũng Tàu

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài muốn hướng đến là khách hàng cá nhâncủa doanh nghiệp và tình hình và hiệu quả kinh cho vay khách hàng cá nhân củangân hàng

3.2 Phạm vi nghiên cứu.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian từ 2012 – 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử ký thông tin, phươngpháp thống kê, so sánh

5 Bố cục đề tài

Bài báo cáo được chia thành theo bố cục bốn chương:Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng Techom Bank.Chương 2: Lý luận chung về hoạt động cho vay của ngân hàng.Chương 3: Thực trạng về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tạiTechcom Bank chi nhánh Vũng Tàu

Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiểu quả cho vay củaTechcombank chi nhánh Vũng tàu

Trang 2

Trang 10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank.

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank đượcthành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, là một trong những ngân hàng thươngmại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nướcchuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, 16nhân viên, 1 chi nhánh cũng chính là hội sở tại 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm,Hà Nội

Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng baogồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức, cá nhân tùy theotính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinhdoanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; cungcấp các dịch vụ cho khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác khi được ngânhàng nhà nước cho phép

Kể từ khi thành lập đến nay Techcombank đã trả qua 22 năm với nhữngbước tiến thăng trầm Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thươngmại cổ phần lớn nhất Việt Nam

Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năngcó bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lựclượng nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sànghiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanhnghiệp hàng đầu Việt Nam

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lược: Dịch vụ tài chính Cá nhân,Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngânhàng giao dịch, chúng tôi cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đápứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau Đó có lẽcũng chính là lý do hơn 3,3 triệu khách hàng các nhân và 45,368 khách hàngdoanh nghiệp đã chọn Techcombank là người bạn đồng hành về tài chính

Những cột mốc lịch sử của Techcom bank:Năm 1995

Trang 11

Mở chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trìnhphát triển nhanh chóng của Techcom bank tại các đô thị lớn Tăng vốn điều lệlên 51,495 tỷ VND

Năm 1996- Thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phong giao dịchNguyễn Chí Thanh tại Hà Nội

- Thành lập phòng giao dịch Thắng lợi trực thuộc Techcombank Hồ ChíMinh

- Tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.Năm 1998

- Thành lập chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng.- Chuyển trụ sở về 15 Đào Duy Từ, Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng về cơ sởvật chất và quy mô hoạt động

Năm 2000-2001 - Ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng Globus trêntoàn mạng lưới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

- Tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ VND.Năm 2002

- Lần đầu tiên ngân hàng phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ lên202 tỷ VND

- Cùng thời điểm số lượng chi nhánh được nâng lên 11 vơi 380 cán bộ nhânviên

Năm 2003 - Techcom bank lần đầu tiên triển khai thành công hệ thống phần mềmGlobus trên toàn hệ thống

- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAc-cess- Connect 24 vào ngày5/12/2003

Năm 2004 - Lần đầu tiên giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn mực mớihai màu cơ bản đỏ đen

Trang 12

- Tăng vốn điều lệ lên 421 tỷ VND.- Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng.Năm 2005

- Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia của một ngân hàng nướcngoài, hàng đầu thế giới – HSBC với tư cách là cỗ đông và đối tác chiến lượcvới mức đầu tư ban đầu là 10% vốn cổ phần của Techcom bank

- Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng Khai trương phần mềm chuyển mạchvà quản lý thẻ của hang Compass Plus

- Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất TenemosT24 R5

Năm 2006 - Là một trong những ngân hàng đầu tiên liên kết cung cấp các sản phẩmBancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ

- Lần đầu tiên ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.Năm 2007

- Là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhậnthành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường

- Cũng trong năm nay Techcombank chuyển Hội sở tới 72 Bà Triệu, HàNội Đi đầu trong việc tăng mạnh số lượng chi nhánh lên con số 128 với 2900nhân viên

Năm 2008 - Techcombank vinh dự nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.- Là một trong những ngân hàng đầu tiên giới thiệu thẻ tín dụng quốc tếVisa trên thị trường

- Cũng trong năm nay ngân hàng đã hợp tác với hãng hàng không VietNamAirlines triển khai thẻ đồng thương hiệu với nhiều tiện ích dành chi khách hàngthường xuyên đi công tác

- Trở thành thành viên của cả hai liên minh thể lớn nhất Smartlink và Net, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC

Bank-Năm 2009

Trang 13

- Tổng tài sản của ngân hàng đã đạt mức 95.000 tỷ VND.- Trở thành ngân hàng cổ phần lớn thứ 2 và hợp tác lần đầu tiên với nhà tưvấn hàng đầu thế giới McKinsey.

Năm 2010 Nhận được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, trong đó có giải thưởng“ngân hàng tốt nhấn Việt Nam 2010” do tạp chí Euromoney trao tặng

Năm 2011 - Đạt mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong các ngân hàng TMCP (4.221tỷ VND), tăng 54% Tổng tài sản đạt khoảng 180.000 tỷ VND, giữ vững vị tríngân hàng TMCP lớn thứ 2 Năm 2011 ngân hàng đã đạt được 10 giải thưởng uytín quốc tế mà nổi bật là giải ngân hàng tốt nhất Việt Nam được trao bởi TheAsset và Finance Asia

Năm 2012 tổng tài sản của Techcombank đạt mức 179.934 tỷ VND caonhất trong các ngân hàng TMCP Chuyển hội sở đến tòa nhà Vincom trung tâmthủ đô Hà Nội, thể hiện cam kết đầu tư mạnh mẽ nhằm vươn lên tầm cao mới.Tăng số lượng khách hàng lên mức lỷ lục 2,8 triệu khách hàng Ngoài raTechcom bank còn nhận được 20 giải thưởng quốc tế trong vòng 2 năm, đángchú ý là giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam được trao bởi the As-set, theAsian banker

Năm 2013 ra mắt hội sở mới tại miền năm nằm tại tòa nhà hạng A trungtâm thành phố Hồ Chí Minh, số 9-11 Tôn Đức Thắng, thể hiện sự cam kết cungcấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng phía Nam Nhận 13 giải thưởngtrong nước và quốc tế trong đó nổi bật có các giải về Ngân hàng quản lý tiền tệvầ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và Nhàtuyển dụng tốt nhất châu Á năm 2013 và Sao Vàng Đất Việt Tăng số lượngkhách hàng lên đến con số 3,3 triệu

Năm 2014 Đạt kỷ lục về số giải thưởng, 16 giải thưởng từ các báo, tạp chíuy tín trong nước và quốc tế bình chọn Tung ra các sản phẩm chiến lược đượckhách hàng chào đón như: Dream card, cho vay mua ô tô cũ Đến hết nữa đầu

Trang 14

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trịBan kiểm soát

Ủy ban kiểm toán và quản lý rủi roỦy ban nhân sự và tiền lươngEXCOỦy ban đầu tư chiến lượcVăn phòng HĐQT

Ban Tổng giám đốcỦy ban tín dụng

Ủy ban chỉ đạo công nghệ Ủy ban quản lý tài sản nợ và có

Khối vận hànhCác phòng ban tham mưuKhối dịch vụ KH doanh nghiệpKhối dv KH và tài chính cá nhânTrung tâm nguồn vốnKhối qt nguồn nhân lựcKhối thẩm định và QTRRKhối QTRR thị trường và Vận hànhTrung tâm công nghệKhối pháp chế và ks tuân thủ

năm 2014 đạt 80% mục tiêu lợi nhuận trước thuế của năm Số lượng khách hànglên đến 3,4 triệu cá nhân và 87 ngàn doanh nghiệp

1.2 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy của Techcombank được cơ cấu tổ chức chặc chẽ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức ngân hàng Techcombank

Trang 15

Chuyên viên KH cá nhân

Chuyên viên quan hệ KH ưu tiên

Phòng dịch vụ TC doanh nghiệpHành chính văn phòng

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Chuyên viên KH doanh nghiệp

1.3 Giới thiệu về Techcom bank chi nhánh Vũng Tàu.

Techcombank chi nhánh Vũng Tàu được thành lập ngày 29/7/2005 với mụctiêu phát triển thị trường ở khu vực Đông Nam bộ đặc biệt là Tp Vũng Tàu mộtthành phố đầy tiềm năng

Lúc đầu trụ sở chính được đặt ở số 337-339 Nguyễn An Ninh, P9, Tp VũngTàu sau đó để phát triển và nâng cao cơ sở hạ tầng nên ngày 10/08/2010 trụ sởchính chuyển về 142-144 Lê Hồng Phong, P4, tp Vũng Tàu để đáp ứng nhu cầuphục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Hiện nay chi nhánh có 24 cá bộ nhânviên

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh hiện nay

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh TCB Vũng Tàu

1.4 Chức năng hoạt động của các bộ phận.

Trang 16

kiểm tra kiểm soát séc trắng, sổ tiết kiệm trắng tại ngân hàng.- Cập nhật biểu lãi suất, tham gia quản lý kho tiền, tư vấn cho khách hàng.- Tham gia việc khởi kiện với các khoản tín dụng có tranh chấp màkhông thể hòa giải.

- Duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thốngngân hàng Techcombank để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

b Bộ phận kế toán:+ Kiểm soát viên :

- Kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán, tiếtkiệm, chuyển khoản, thu đổi ngoại tệ, tài khoản (cá nhân, các tổ chức kinhtế), … phát sinh trong ngày

- Kiểm soát các chứng từ trên máy tính (duyệt máy).- Thực hiện các công việc kế toán cuối ngày, tháng, năm đối chiếu vớisổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn tại thực tế để chuẩn bịcho việc khóa sổ sách kế toán

- Giải thích hướng dẫn thu thập thông tin từ khách hàng nâng cao chấtlượng công tác kế toán nói riêng và công việc của phòng nói chung

+ Nhân viên giao dịch:

- Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu, giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ kinh doanhkhách hàng về các sản phẩm dịch vụ NH

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng về các sản phẩm tiết kiệm,tiền gửi thanh toán, thẻ, …

- Nhận và chi trả tiền gửi theo quy định củTechcombank - Mở và quản lý tài khoản thanh toán

- Phong tỏa, giải tỏa, đóng tài khoản theo quy định.- Phát hành thẻ cho khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thẻtheo quy định

- Thực hiện các lệnh thanh toán, chuyển tiền của khách hàng.- Chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ

- Thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền mặt (VND, ngoại tệ) với KH

Trang 17

- Xử lý các chứng từ kế toán, thu – chi tiền đúng quy định.- Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bảng thu giữ theo đúng biên bảnhiện hành.

- Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, kiểm điếm, đóng gói tiềntheo quy định

- Thực hiện công tác hạch toán, kế toán:- Hạch toán các chứng từ liên quan phát sinh trong ngày o Cân đối cáckhoản thu chi cuối ngày

- Thực hiện công tác báo cáo- Lập báo cáo giao dịch hàng ngày theo quy định của NH.- Tư vấn, giải quyết thiếu nại của KH trong phạm vi thẩm quyền cho phép.- Báo cáo thường xuyên với cán bộ quản lý về các ý kiến phản hồi của KHvà tiến độ công việc thực hiện

- Thực hiện các nghiệp vụ chuyên viên bán lẻ theo sự bố trí củaTrưởng/phó phòng khi cần thiết

- Thực hiện các công việc khác có liên quan theo quy định củaTechcombank và yêu cầu của trưởng /phó phòng

+ Nhân viên kho quỹ:

- Tham gia xây dựng các qui trình, văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệpvụ liên quan đến tiền tệ, kho quỹ theo quy định của NHNN và củaTechcombank

- Trợ giúp kiểm tra, kiểm soát, việc chấp hành chế độ nghiệp vụ về khoquỹ, vận chuyển và tiếp nhận tài sản / tiền tệ tại các đơn vị trên toàn hệ thống

- Kiểm tra và phát hiện kịp thời các sự cố, các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởngđến an toàn kho quỹ của đơn vị, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn khoquỹ Phối hợp với các phòng nhân viên có liên quan kiểm tra, tổng hợp cácvụ thiếu, mất tiền, nhận phiếu, tài sản đảm bảo và các tài sản quý khác để xácđịnh nguyên nhân, kiến nghị và đề xuất các biện pháp xử lý, phòng ngừa

- Cung cấp thông tin và hướng dẫn cho bộ phận kế toán giao dịch vàquỹ tại các điểm giao dịch và đặc điểm nhận diện các loại mẫu, tiền giả, tiền

Trang 18

hết thời hạn lưu hành, không đủ tiêu chuẩn lưu thông - Tổng hợp phân tích số liệu liên quan đến tiền mặt tồn quỹ tại đơn vị đểxây dựng hạn mức tồn quỹ phù hợp với hiệu quả cho đơn vị trên toàn hệ thống.

- Lập báo cáo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động, nghiệp vụ liên quanđến tiền tệ, kho quỹ

c Bộ phận tín dụng:+ Phòng khách hàng cá nhân

- Tổ chức và quản lý đội ngũ phát triển kinh doanh và bán hàng đối với cácsản phẩm khách hàng cá nhân như: tín dụng, huy động vốn, thẻ, ngân hàng điệntử

- Thiết lập và phát triển kênh phân phối.- Xây dựng, khai thác và phát triển có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàngtiềm năng

- Tổ chức việc phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng cá nhân.- Đảm bảo việc tuân thủ hoạt động kinh doanh theo qui định của ngân hàng

+ Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng- Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu cácsản phẩm dịch vụ của ngân hàng

- Hướng dẫn khách hàng hoàn tất thủ tục vay vốn- Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, năng lựcvà uy tín của khách hàng, thông tin ngành và thị trường có liên quan

- Thẩm định khách hàng theo quy trình nghiệp vụ, lập tờ trình đề xuất cấptín dụng và các vấn đề liên quan

- Cũng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng nhằm khai thác tối đanhu cầu snar phẩm dịch vụ của ngân hàng

1.5 Giới thiệu về bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân chi nhánhVũng Tàu.

Bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân được đánh giá là một trongnhững bộ phận khá quan trọng của Techcombank Đây là bộ phận trực tiếp gặp

Trang 19

gỡ tiếp xúc với các khách hàng cá nhân đêm đến cho ngân hàng những khoảnhuy động vốn hay những khoản thu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Mục tiêu chính mà bộ phận chuyên viên khách hàng cá nhân là phải triểnkhai bán các sản phẩm bán lẻ và các dịch vụ liên quan cho khách hàng cá nhânđể đạt được các mục tiêu được giao cho cá nhân và cho cả đơn vị

Công việc chính của một chuyên viên khách hàng cá nhân là:- Quản lý, khai thác phân khúc khách hàng cá nhân

- Phát triển khách hàng, bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tài chính cánhân

- Phối hợp với các bộ phận liên quan hỗ trợ khách hàng sau giải ngân.- Kiểm soát sau vay, xử lý nợ

- Báo cáo hoạt động bán hàng theo yêu cầu của Giám đốc.Hiện nay phòng chuyên viên khách hàng cá nhân của Ngân hàngTechcombank gồm có 4 nhân sự: 01 quản lý và 3 chuyên viên

Trang 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Qua việc tìm hiểu về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàngTechcombank nói chung và chi nhánh Vũng Tàu nói riêng góp phần hình dungđược định hướng phát triển của ngân hàng làm tiền đề cơ sở cho việc phân tíchhoạt động của ngân hàng Techcombank chi nhánh Vũng Tàu.

Trang 21

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI2.1 Ngân hàng thương mại và tín dụng trong ngân hàng thương mại2.1.1 Ngân hàng thương mại

2.1.1.1 Khái niệm NHTM

NHTM là một định chế tài chính trung gian đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế, có lịch sử hoạt động lâu đời với đa dạng các hoạt động như nhậntiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động dịch vụ khác…NHTM có nhữngđiểm khác biệt lớn so với các đơn vị kinh tế khác trong nền kinh tế:

Đầu tiên, NHTM hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, tác động trực tiếp đến mọi ngành nghề,mọi chủ thể trong nền kinh tế Khi lĩnh vực này gặp biến động, việc kinh doanhcủa NHTM sẽ gặp khó khăn, sẽ dẫn đến thiệt hại cho cả nền kinh tế Do đó, lĩnhvực này luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía chính phủ

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào lòng tin và mứcđộ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng Những yếu tố này giúp NHTMhuy động và sử dụng vốn từ công chúng

Thứ ba, hoạt động kinh doanh của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro, nhữngrủi ro đó là: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống…Những rủi ro này tiềm ẩn trong mọi hoạt động của ngân hàng: hoạt động huyđộng vốn, hoạt động cho vay, hoạt động thanh toán…và chịu ảnh hưởng bởinhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng

Thứ tư, hoạt động kinh doanh của các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyềnvới nhau Trong thực tế, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống,khi một ngân hàng mất khả năng thanh toán thì sẽ tạo ra một tác động lan truyềnđến các NHTM khác Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay sự phụ thuộc và mứcđộ liên kết giữa các ngân hàng càng cao, một NHTM phá sản có thể ảnh hưởngđến toàn hệ thống ngân hàng trong nước, khu vực và thế giới Chính vì vậy,trong kinh doanh các NHTM cạnh tranh với nhau để khẳng định vị thế của mìnhtrên thị trường, trên cơ sở cùng tồn tại chứ không triệt tiêu lẫn nhau

Trang 22

Hiện nay có nhiều khái niệm về NHTM.Theo Ngân hàng thế giới: Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủyếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắnhạn(tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm) Có các loại ngân hàng: NHTM, chỉtham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn;Ngân hàng đầu tư, hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành;Ngân hàng nhà ở, cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loạingân hàng khác nữa Tại một số nước còn có ngân hàng tổng hợp, kết hợp hoạtđộng NHTM với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi thực hiện cả dịch vụbảo hiểm.

Tại Hoa Kỳ: NHTM là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,chuyên cung cấp các dịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanhtoán, cho vay, đầu tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quanđến tiền như bảo quản, ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế

Tại Việt Nam, Theo điều 4, luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 6 năm2010, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật các tổ chức tíndụng nhằm mục tiêu lợi nhuận

2.1.1.2.Chức năng của NHTM

NHTM thực hiện 3 chức năng cơ bản trong nền kinh tế thị trường.Trung gian tài chính: trung gian tài chính là chức năng quan trọng nhất củaNHTM, quyết định sự phát triển và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh củangân hàng Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là một định chế tài chínhtrung gian đứng ra tập trung nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời từ các chủ thể thừavốn để điều chuyển đến các chủ thể thiếu vốn, góp phần điều tiết vốn cho nềnkinh tế Bên cạnh đó, NHTM cũng tham gia đầu tư và cung cấp các dịch vụ tàichính khác cho các chủ thể trong nền kinh tế

Trung gian thanh toán: trên cơ sở tiền gửi thanh toán của khách hàng,NHTM thực hiện các hoạt động thanh toán, chi trả thay cho những khách hàngcó nhu cầu thanh toán qua ngân hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng Chức

Trang 23

năng trung gian thanh toán mang lại sự tiện lợi cho khách hàng trong hoạt độngthanh toán đồng thời góp phần thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế,nâng cao thương hiệu của ngân hàng.

Chức năng tạo tiền: Chức năng này đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngânhàng và nhiều khách hàng Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng và trunggian thanh toán Lượng tiền Khi kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chứcnăng trung gian thanh toán của khách hàng lớn hơn gấp nhiều lần so với lượngtiền gửi ban đầu của khách hàng Lượng tiền ghi sổ do NHTM tạo ra phụ thuộcvào số tiền gửi ban đầu của khách hàng, số lượng ngân hàng tham gia vào quátrình tạo tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trên thực tế, khó có thể phủ nhận đượckhả năng tạo tiền của NHTM, nhưng để tính toán được một tỷ lệ tạo tiền chínhxác và khả năng tạo tiền ở mức tối đa, thì có thể xác định được

2.1.1.3 Vai trò của NHTM

- Điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nềnkinh tế Nhờ hoạt động của NHTM mà nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tếđược tập hợp lại thành nguồn vốn phục vụ cho đời sống xã hội và phát triển kinhtế NHTM trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng trong nền kinh tế, cungứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển

- Tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: hoạt động củaNHTM vừa mang tính cạnh tranh nhưng cũng vừa có tác động hỗ tương đến cáchoạt động khác trong lĩnh vực tài chính như: thị trường chứng khoán, bảohiểm… khi NHTM ngày càng phát triển và hoàn thiện thì càng có nhiều dịch vụhỗ trợ cho các hoạt động trên Ngược lại, sự phát triển phong phú và đa dạng củacác sản phẩm trên thị trường tài chính sẽ tác động đến sự phát triển của các sảnphẩm kinh doanh của NHTM với các định chế tài chính khác như: công ty bảohiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính và quỹ đầu tư…góp phần gia tăngdoanh số giao dịch trên thị trường tài chính

- Góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia: ngân hàng trung ương là cơquan xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ(CSTT), nhưng để thực thi CSTTngân hàng trung ương phải sử dụng công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái

Trang 24

chiết cấp vốn, thị trường mở…tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh củaNHTM, thay đổi tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, góp phầnbình ổn lưu thông tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát.

2.1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM

Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM bao gồm- Nghiệp vụ nguồn vốn:

+ Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy độngđược, dùng để cho vay, đầu tư, hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.Thực chất, nguồn vốn là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗitrong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, mà người chủ sở hữu củachúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau Nhìn chung, vốnchi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chứcnăng của NHTM

+ Nghiệp vụ huy động vốn được xem là nghiệp vụ quan trọng tạo điều kiệnhoạt động cho NHTM Thông thường kết cấu nguồn vốn của NHTM sẽ baogồm: vốn tự có, vốn huy động, vốn vay, vốn khác, trong đó nguồn vốn huy độnglà đặc biệt quan trọng với nhiều ưu điểm và việc huy động vốn cần được chútrọng trong hoạt động của ngân hàng

- Nghiệp vụ sử dụng vốn: là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn của ngân hàngnhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thờigóp phần mang lại thu nhập cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời gópphần mang thu nhập cho NHTM Vốn của NHTM được phân phối qua cácnghiệp vụ sau:

+ Cấp tín dụng: Đây là một trong những nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọngnhất, là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, tuy nhiên cũng là hoạtđộng tiềm ẩn nhiều rủi ro, NHTM cần chú trọng công tác quản trị rủi ro đối vớinghiệp vụ này

+ Hoạt động đầu tư: Đây là hoạt động nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhậpcho NHTM đồng thời góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh,NHTM còn sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác Hoạt động đầu

Trang 25

tư của NHTM được thực hiện dưới hai hình thức: hùn vốn, góp vốn liên doanhvới các tổ chức tài chính khác, mua cổ phần của các NHTM cổ phần hoặc các tổchức kinh tế khác; đầu tư vào các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao trênthị trường chính.

+ Mua sắm tài sản cố định: là nghiệp vụ mà trong đó NHTM sử dụng mộtphần nguồn vốn tự có để xây dựng trụ sở, văn phòng, hệ thống kho quỹ muasắm các phương tiện, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinhdoanh

- Nghiệp vụ trung gian: NHTM cung ứng cho khách hàng một số dịch vụmà trong đó NHTM giữ vai trò là một đơn vị trung gian làm thay cho kháchhàng để được hưởng hoa hồng và phí dịch vụ, chẳng hạn như: dịch vụ ngân quỹ;dịch vụ thanh toán, dịch vụ giữ hộ tài sản, dịch vụ tư vấn tài chính…

2.1.2 Hoạt động tín dụng của NHTM2.1.2.1 Khái niệm về hoạt động tín dụng của NHTM

Với tư cách là định chế tài chính trung gian là “cầu nối” giữa cung và cầuvốn NHTM huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này cấptín dụng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế

Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thể hiện quan hệ tín dụng phát sinh giữangân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng là người cấp tín dụng cho kháchhàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản trong một khoảng thời gian đã thỏathuận, với cam kết là khách hàng phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn

Hay nói cách khác, đứng trên góc độ là NHTM, tín dụng là hình thức sửdụng vốn của ngân hàng thông qua việc chuyển giao vốn tín dụng cho kháchhàng dưới hình thức bằng tiền hoặc tài sản mà khách hàng cam kết hoàn trả nợvà lãi đúng hạn

NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính vàcác hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạtđộng cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất

Trang 26

 Cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hìnhthức sau đây:

+ Cho vay ngắn hạn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinhdoanh, dich vụ, đời sống

+ Cho vay trung, dài hạn: để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

 Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khácbằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTMkhông được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

 Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ cógiá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác

 Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chínhnhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức vàhoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

2.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động tín dụng

Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ tín dụng đó là tính hoàn trả Để có thể cungứng vốn tín dụng kịp thời, ngân hàng phải huy động vốn từ các khách hàngtrong nền kinh tế; vì vậy việc thu hồi vốn tín dụng từ việc hoàn trả nợ vay là yêucầu tất yếu của hoạt động tín dụng của NHTM

Khi chuyển giao vốn tín dụng, ngân hàng chỉ chuyển giao quyền sử dụngvốn cho khách hàng chứ không chuyển giao quyền sở hữu vốn Khách hàng sửdụng vốn tín dụng phải hoàn trả nợ gốc kèm theo lãi Tiền lãi phải trả chính làchi phí cho việc sử dụng vốn tín dụng

Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sảncó, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng Tuy nhiên đồng hành vớithu nhập càng lớn thì rủi ro càng cao, nên hoạt động tín dụng cấp tín dụng của

Trang 27

NHTM hầu hết các nước trên thế giới đều phải có khung pháp lý và được ngânhàng trung ương kiểm soát chặt chẽ.

Tín dụng của NHTM đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp và đápứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, hoạt động của ngân hàng thâm nhập vàomọi ngành nghề, nên đòi hỏi các sản phẩm tín dụng ngày càng phong phú và đadạng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng

Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các ngân hàng phải tuân thủ quy trình tíndụng, đồng thời mọi tác nghiệp của hoạt động tín dụng cần được kiểm tra, giámsát chặt chẽ, nhằm đảm bảo khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, hạn chế đến mứcthấp nhất tình trạng nợ xấu

2.1.2.3 Vai trò của hoạt động tín dụng

Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinhtế:Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trìnhsản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách rakhỏi quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cốđịnh để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa mua vì có sự chênh lệch về thờigian giữa việc bán sản phẩm và việc mua nguyên vật liệu; tiền trả lương chongười lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mởrộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư Các khoản tiền tệ trên đây luôn đượccác doanh nghiệp tìm cách đầu tư kiếm lời Ngoài ra còn có các khoản tiền đểdành của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng, họ cũng muốn đầu tư để kiếmlời Trong khi đó có một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhucầu kinh doanh của mình; một số cá nhân trong xã hội cần vốn để cải thiện sinhhoạt hoặc đối phó với những rủi ro trong cuộc sống; Ngân sách Nhà nước bịthâm hụt, Nhà nước cần vốn để bù đắp sự thâm hụt đó đảm bảo cân đối thu chicho nền kinh tế.Như vậy, ta thẩy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cầnđầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay Song những người này khó cóthể trực tiếp gặp nhau, hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịpthời Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã thoả mãn những lolắng của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu của người cần vốn, có nghĩa là

Trang 28

các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả cácthành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung vàđiều hoà vốn trong nền kinh tế.Như trên đã trình bày, thông qua hoạt động "đivay để cho vay" tín dụng ngân hàng đã làm nhiệm vụ đưa vốn từ nơi thừa vốnđến nơi thiếu.Hoạt động tín dụng đã làm nhiệm vụ thông đòng để vốn chảy từnơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc thực hiện hoạt động đi vay và cho vay.Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong từng doanh nghiệp và toànbộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đápứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường củng cố tàisản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưuthông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quátrình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triền bềnvững

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá,luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạmphát.Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lênkhi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạtđộng thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinhtế Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khốilượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểmsoát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiềntức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi và lưuthông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả.Mặt khác, chúng ta cũng biết rằngNgân hàng trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô đối với các Ngân hàng thươngmại và các tổ chức tín dụng khác, có nhiệm vụ kiểm tra, khảo sát mọi hoạt độngcủa các tổ chức này nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động an toàn và có hiệuquả Thông qua hoạt động tín dụng các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng trungương có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư vào cángành kinh tế từ đó có chính sách tiền tệ thích hợp, bằng các công cụ như hạn

Trang 29

mức tín dụng, lãi suất tín dụng Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát, điều tiếtlưu thông tiền tệ đảm bảo khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhằm ổn địnhgiá trị đồng tiền, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước.Mỗimột quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình thì không thể chỉ dựa vàotiềm năng của đất nước mà còn phải mở rộng quan hệ kinh tế ra bên ngoài, thamgia vào nền kinh tế thế giới, bởi lẽ không có một nước nào lại có thể hội tụ đầyđủ các tiềm năng để phát triển kinh tế mọi mặt, mà các nước đều chỉ có lợi thếso sánh của mình, do đó nó thường phát sinh quan hệ vay mượn lẫn nhau màchủ yếu là vốn đầu tư Vì vậy, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong nhữngphương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau.Thông qua các hình thức nhưnhận uỷ thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hoá xuấtnhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi tín dụng ngân hàng đã trực tiếp thamgia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, tàitrợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư chiều sâu, đôi rmới côngnghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuấttrong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phầntăng trưởng kinh tế và mở ra sự giao lưu giữa nước ta với các nước khác trên thếgiới

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêucủa người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình các khoản cho vay tiêudùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải cácnhu cầu trong cuộc sống như : nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, họctập, du lịch, y tế trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ

2.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùngXét trên phương diện người tiêu dùng:

- Được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt là đối vớicác khoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế

Trang 30

- Đối với thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng giúp họ cóđược một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gìcần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì cho vay tiêu dùng rất tai hại vì nó có thể làmcho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệmvà chi tiêu trong tương lai

Xét trên phương diện NHTM:

Cho vay tiêu dùng có những vai trò quan trọng như:- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy độngcác loại tiền gửi cho ngân hàng

- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thunhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

Xét trên phương diện kinh tế xã hội:

Nếu cho vay tiêu dùng (CVTD) được dùng để tài trợ cho các chi tiêu vềhàng hoá dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì cóthể làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước

- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương laivề hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chấtlượng ngày càng lớn Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, traođổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảngtăng trưởng kinh tế

- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó giatăng cầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộcvào cầu nước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn

- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít –sản lượng thấp

- Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm vàtừ đó làm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốnvà phát triển các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng

Trang 31

2.2.3 Ý nghĩa của hoạt động cho vay tiêu dùng

-Đối với NHTM: + Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với cácngân hàng và tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng khách hàng mới, từđó mở rộng quan hệ với khách hàng Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới,đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượngkhách hàng của ngân hàng sẽ nhiều hơn, từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tíncủa ngân hàng trong lòng khách hàng

+ Là một công cụ để đa dạng hóa sản phẩm cho vay, góp phần phân tán rủiro , tránh cho vay tập trung vào một hoặc một nhóm đối tượng khách hàng hoặcnhóm ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế Từ đó giúp thu nhập của ngânhàng tăng trưởng bền vững hơn, tối thiểu hóa những rủi ro nhờ vào đa dạng hóadanh mục cho vay

+ Cho vay tiêu dùng là một trong những công cụ marketing giúp nâng caohình ảnh ngân hàng, giúp công chúng biết đến ngân hàng rộng rãi hơn, từ đó sẽhỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác trong ngân hàng: hoạt động huy động,thanh toán…giúp tăng thu nhập từ tất cả các hoạt động của ngân hàng

- Đối với người tiêu dùng: hỗ trợ tài chính giúp đáp ứng những nhu cầu cầnthiết của khách hàng, được hưởng những điều kiện sống tốt hơn trước khi tíchlũy đủ tiền, hoạt động này thực sự rất cần thiết trong trường hợp có những nhucầu bách thiết như chi cho nhu cầu giáo dục, y tế

- Đối với nền kinh tế: Cho vay tiêu dùng hỗ trợ cho những nhu cầu chi tiêuvề hàng hóa, dịch vụ do đó có tác dụng kích cầu rất lớn Khi khách hàng đượchỗ trợ về mặt tài chính và có đủ khả năng để mua sắm phục vụ nhu cầu đời sống,các doanh nghiệp sẽ có được nguồn đầu ra tốt, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hànghóa, rút ngắn chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó tăng khả năng vay và trả nợngân hàng, do vậy sẽ thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 32

2.2.4 Các chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng2.2.4.1 Khái niệm chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng

Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng là một khái niệm trừu tượng, tuynhiên trong phạm vi bài báo cáo một khoản vay được đánh giá là có chất lượngkhi vốn vay được sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, thông qua đó ngân hàngsẽ thu hồi được gốc và lãi, còn khách hàng có thể trả được nợ, bù đắp chi phí vàthỏa mãn nhu cầu Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo hiệu quả kinh tế, vừatạo được hiệu quả xã hội

2.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM:

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng bao gồm chỉ tiêu địnhtính và chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định tính bao gồm:

- Tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn: một khoản vay có chấtlượng không tốt khi khách hàng vay vốn với tần suất gia tăng, trả nợ vay(nợ gốcvà lãi) không đúng hạn, thường xuyên đề nghị thay đổi kỳ hạn, xin gia hạn, xuấthiện hiện tượng đảo nợ, dựa vào những nguồn thu nhập bất thường để trả nợvay, uy tín của khách hàng suy giảm, khách hàng liên quan đến những tranhchấp, đơn kiện, suy giảm thu nhập đáng kể của khách hàng…những dấu hiệutrên chứng tỏ rằng chất lượng của những khoản vay vốn đang trở nên xấu đi

- Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng: khách hàng chậm trễ hoặccố ý cung cấp thiếu hoặc sai lệch thông tin cho ngân hàng đặc biệt là thông tinvề các nghĩa vụ tài chính của mình, làm giả giấy tờ, hồ sơ để vay một số vốnlớn….chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng đang bị giảm sút

- Các biểu hiện trong quản lý tín dụng của ngân hàng: ngân hàng thườngxuyên thay đổi chính sách cho vay đặc biệt là chính sách quản lý khách hàng,quy mô, mức độ xếp hạng tín nhiệm; ngân hàng thay đổi chắp vá trong việc thựchiện quy trình nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng, ngân hàng hoặc nhân viênngân hàng cố tình bỏ qua, làm tắt các công đoạn, bỏ qua các khâu thẩm định cầnthiết; nhân viên ngân hàng có trình độ kém hoặc có biểu hiện nhận hối lộ, thôngđồng với khách hàng vay vốn để lừa tiền ngân hàng…những biểu hiện trên

Trang 33

chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả làm phát sinh rủi rocao trong các khoản vay.

Các chỉ tiêu định lượng:

- Các chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu: nợ quá hạn phát sinh khi khoản vayđến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốchoặc lãi; nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quyết định493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng

+ Tỷ lệ nợ quá hạn:Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn CVTD/Tổng dư nợ CVTD x 100%Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ quáhạn, tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng cho vay tiêu dùng thấp

+ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn:Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Tổng số khách hàng vay tiêu dùng có nợquá hạn/Tổng số khách hàng vay tiêu dùng x 100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu kháchhàng đã quá hạn Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàngkhông hiệu quả Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn thìnợ quá hạn đang tập trung vào những khách hàng lớn, ngược lại thì nợ quá hạntập trung vào những khách hàng nhỏ

- Cơ cấu nợ quá hạn:Nợ quá hạn được phân loại theo một số chỉ tiêu nhằm đáp ứng kế hoạch thuhồi nợ, chính sách cho vay của ngân hàng như:

+ Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian: Tỷ trọng nợ quá hạn dưới 180 ngày= Dư nợ CVTD quá hạn dưới 180 ngày/Dư nợ CVTD quá hạn x 100%

Tỷ trọng nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày= Dư nợ CVTD quá hạn từ180 ngày đến 360 ngày/Dư nợ CVTD quá hạn x100%

Tỷ trọng nợ quá hạn trên 360 ngày= Dư nợ CVTD quá hạn trên 360ngày/Dư nợ CVTD quá hạn x 100%

Trang 34

+ Cơ cấu nợ quá hạn theo mục đích cho vay tiêu dùng của ngânhàng: tỷ trọng nợ quá hạn cho vay mua ô tô; tỷ trọng nợ quá hạn cho vaymua nhà,…

+ Cơ cấu nợ quá hạn theo khả năng thu hồi: Tỷ trọng nợ quá hạn có khả năng thu hồi= Dư nợ CVTD quá hạn có khảnăng thu hồi/ Dư nợ quá hạn x 100%

Tỷ trọng nợ quá hạn không có khả năng thu hồi = Dư nợ CVTD quá hạnkhông có khả năng thu hồi/ Dư nợ quá hạn x 100%

- Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu= Nợ xấu CVTD/ Tổng dư nợ CVTD x 100%Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợxấu, đây là chỉ rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng các khoản vaytrong ngân hàng Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngânhàng đang ở mức độ rủi ro mất vốn Phân loại nhóm nợ và nợ xấu là cơ sở quantrọng để trích lập dự phòng rủi ro và xác định khả năng thanh toán của ngânhàng

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng:+ Tỷ lệ sinh lời hoạt động CVTD

Tỷ lệ sinh lời hoạt động CVTD = Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêudùng/ Tổng dư nợ CVTD bình quân x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động CVTD, cho biết sốtiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ cho vay là bao nhiêu Tỷ lệ này càng caochứng tỏ hoạt động CVTD có khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều

+ Hệ số thu nhập lãi ròng trên tài sản CVTD:Hệ số thu nhập lãi ròng trên tài sản CVTD = (Thu nhập lãi từ hoạt độngCVTD – Chi phí vốn huy động)/ Vốn huy động bình quân x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động, cho biết lãi ròngthu được trên 100 đồng vốn huy động để cho vay tiêu dùng là bao nhiêu Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng sử dụng vốn càng tốt

+ Chỉ số phân tích tỷ trọng từng khoản mục thu nhập:

Trang 35

Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập CVTD (%) = Số thu từng khoản mụcCVTD/Tổng thu nhập từ hoạt động CVTD

Chỉ tiêu này giúp nhà phân tích xác định được cơ cấu của thu nhập, từ đócó biện pháp hợp lý để tăng cường lợi nhuận đồng thời kiểm soát được rủi rotrong hoạt động cho vay

- Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốnChỉ tiêu vòng quay của vốn:

Vòng quay của vốn = Doanh số trả nợ CVTD trong kỳ/Dư nợ CVTD bìnhquân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợnhanh hay chậm Vòng quay vốn tín dụng càng lớn càng tốt

2.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Hoạt động tín dụng có nhiều rủi ro tiềm ẩn Trong hoạt động cho vay tiêudùng, nổi bật có một số rủi ro như:

-Rủi ro về đạo đức: Rủi ro về đạo đức có thể xuất phát từ khách hàng hoặctừ chính nhân viên ngân hàng Về phía khách hàng: vì cho vay tiêu dùng, đốitượng khách hàng chủ yếu là khách hàng cá nhân nên ngân hàng rất khó khăntrong việc nắm bắt thông tin khách hàng Lợi dụng điều này khách hàng có thểgian lận: cố tình cung cấp thông tin thiếu hoặc không chính xác, làm giả giấy tờđể chiếm đoạt tài sản vay… Về phía nhân viên ngân hàng: xuất phát từ nhữnglợi ích cá nhân, nhân viên ngân hàng có thể dễ dãi cho khách hàng trong khi chovay: bỏ qua một số quy định, giấy tờ, thủ tục trong ngân hàng; thẩm định sai đểgiúp khách hàng dễ dàng vay vốn và giải ngân…thậm chí nhân viên ngân hàngcòn có thể thông đồng với khách hàng lừa tiền của ngân hàng

- Rủi ro về quy trình nghiệp vụ: rủi ro này xuất phát từ việc ngân hàng ápdụng những quy trình chưa phù hợp hoặc có sự sai sót, nhầm lẫn hoặc sự sailệch giữa các bộ phận trong ngân hàng trong quá trình thực hiện tạo ra nhữngkhe hở khi cho vay Một quy trình cho vay chặt chẽ, chi tiết với những hồ sơ,giấy tờ hợp lý sẽ hạn chế tối thiểu những rủi ro xảy ra trong khi cấp khoản vay,tuy nhiên, cũng vừa phải đảm bảo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách

Trang 36

hàng, đây là vấn đề khó khăn và đòi hỏi ngân hàng cần sự tìm hiểu và cải tiếnliên tục dựa vào thực tiễn cho vay tại ngân hàng mình.

- Rủi ro về lãi suất: Khi cho vay, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro lãi suất khilãi suất thị trường tăng, điều này có nghĩa là chi phí sử dụng vốn của ngân hàngđang tăng lên nếu ngân hàng nguồn thu từ lãi của ngân hàng không tăng khi lãisuất tăng hoặc tăng ít hơn so với chi phí sử dụng vốn thì ngân hàng sẽ giảm lợinhuận, hoặc ngược lại đối với trường hợp lãi suất giảm Đây là yếu tố cơ hữukhông thể tránh khỏi trong hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng,ngân hàng có thể giảm rủi ro về lãi suất chứ không thể xóa bỏ rủi ro này

- Rủi ro do các sự kiện bất ngờ: do nhiều yếu tố khách quan mà cả ngânhàng lẫn khách hàng không thể hoặc khó kiểm soát được, sẽ xuất hiện nhữngtrường hợp bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn củangân hàng: khách hàng bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động,tài sản đảm bảo của khách hàng bị hư hại, bị giảm giá trị lớn, tình hình khó khănchung của nền kinh tế khiến khách hàng giảm nguồn thu nhập đáng kể…

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2Trên đây là cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM vàcác chỉ tiêu để phân tích chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM lànền tảng để phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TCB chi nhánhVũng Tàu

Trang 38

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ

NHÂN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH VŨNG TÀU3.1 Tổng quan tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổphần kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

3.1.1 Tình hình chung.

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước tính đến thời điểm cuối năm 2014tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 5,96 triệu tỷ đồng tăng gần 206 nghìn tỷtương đương 3,74% so với năm 2013 Dẫn đầu vẫn là các ngân hàng thương mạicổ phần nhà nước tiêu biểu là tổng tài sản của Viettinbank đang dẫn đầu toàn hệthống với hơn 597 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng cổ phần thương mại cũng đang chiếm một phần không nhỏtrong tổng tài sản của toàn ngành

Bảng 3.1 Tổng tài sản của một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhânnăm 2014

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Tổng tài sản 200.489 189.803 179.610 176.218 169.036 161.094

(Nguồn: Báo cáo ngân hàng nhà nước năm 2014)

Biểu đồ 3.1 Tổng tài sản của các ngân hàng TMCP tư nhân năm 2014

050000100000150000200000250000

Tổng tài sản

Trang 39

Từ những thống kê trên ta có thể thấy tính tới thời điểm cuối năm 2014 thìngân hàng Quân đội đang là ngân hàng đứng đầu trong khối ngân hàng CPTMtư nhân với tổng tài sản lên đến 200.489 tỷ đồng, đứng tứ hai là ngân hàngSacombank với 189.803 tỷ đồng, ngân hàng Techcombank đứng vị trí thứ tư với176.218 tỷ đồng sau ngân hàng hàng Á Châu Xếp ở vị trí thứ 5 và thứ 6 lần lượtlà ngân hàng Thương tín Sài Gòn và Eximbank.

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank.

Trong 22 năm hoạt động, TCB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ vàổn định Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của TCB quacác năm như sau:

 Tổng tài sản:Với thời gian hoạt động mới hơn 22 năm, đây chưa phải là một thời giandài đối với hoạt động của một doanh nghiệp nhưng với sự dẫn dắt của một độingũ lãnh đạo giỏi và đội ngũ nhân viên trẻ năng động, vững chuyên môn, Ngânhàng TCB đã không ngừng phát triển, dần khằng định mình là một trong nhữngngân hàng dẫn đầu trong khối NHTMCP Biểu đồ sau thể hiện sự tăng trưởngtrong tổng tài sản của TCB trong những năm gần đây

Bảng 3.1 Tăng trưởng tổng tài sản qua các năm

(Đvt: tỷ đồng)Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Tổng tài sản 180.521 179.732 158.897 176.218

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TCB từ năm 2011 – 2014)

Trang 40

Biểu đồ 3.1 Tổng tài sản của TCB từ 2011 – 2014Qua biểu dồ trên ta có thể nhận thấy trong những năm gần đây tổng tàisản của ngân hàng TCb luôn có sự tăng trưởng không ổn đinh, có xu hướnggiảm ở các năm 2012 - 2013 vì đây là thời gian Tcb đầu tư nhiều vão quỹ dựphòng rủi ra tín dụng và các hoạt động liên quan ngân hàng nên đã làm cho tổngtài sản của TCB giảm đi đáng kể Tuy nhiên đến năm 2014 bộ máy hoạt động vàduy trùy mức dự phòng ổn định nên tổng tài sản của TCB đã tăng mạnh(176.218 tỷ đồng).

 Lợi nhuậnBảng 3.2 Tình hình lợi nhuận của ngân hàng TCB qua các năm

Lợi nhuận sauthuế

Năm 2011145 Năm 2012Năm 2013Năm 2014150

155160165170175180185

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w