1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN THẠC SĨ] Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bà Rịa

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

-

CHÂU HOÀNG THI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH BÀ RỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 08 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

-CHÂU HOÀNG THI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH BÀ RỊA Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PHÓ GIÁO SƯ - TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ LOAN

Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 08 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

―Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.‖

Học viên thực hiện Luận văn

Châu Hoàng Thi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

―Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực tìm hiểu của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau trên cả phương diện kiến thức, tài lực và tinh thần.‖

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn trực tiếp PGS TS Nguyễn Thị Loan, đã tiếp bước hỗ trợ và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn với kết quả tốt nhất

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi tại các học phần, quý thầy cô tại viện sau đại học đã hỗ trợ tôi trong quá trình học và hoàn tất các thủ tục để thực hiện bảo vệ luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Ban lãnh đạo, quý anh chị em đồng nghiệp công tác tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bà Rịa cũng như quý khách hàng đã tham gia khảo sát nhằm tạo điều kiện để tôi tiếp nhận nhiều thông tin và những ý kiến đóng góp đối với đề tài luận văn này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân yêu, gia đình luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi

Trong quá trình thực hiện, luận văn không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp từ quý thầy cô và bạn đọc

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6 Đóng góp của đề tài 5

1.7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN 7 2.1 Lý thuyết về thẻ tín dụng 7

Trang 6

2.3.1 Nghiên cứu trong nước 16

2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài 21

2.4 Mô hình nghiên cứu 27

2.4.1 Phát triển giả thuyết 27

2.4.2 Mô hình nghiên cứu 31

Kết luận chương 2 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Quy trình nghiên cứu 33

3.2 Xây dựng thang đo 35

3.2.1 Thang đo sơ bộ 35

3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 43

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 43

3.4.4 Phân tích tương quan Pearson 43

3.4.5 Hồi quy tuyến tính 44

Kết luận chương 3 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Thực trạng về kinh doanh thẻ tại BIDV chi nhánh Bà Rịa 45

4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 51

4.2.1 Đặc điểm mẫu theo giới tính 51

4.2.2 Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 52

4.2.3 Đặc điểm mẫu theo thu nhập hàng tháng 52

4.2.4 Đặc điểm mẫu theo việc sử dụng dịch vụ ngân hàng 53

Trang 7

4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo 54

4.4 Phân tích nhân tố khám phá 56

4.5 Phân tích tương quan 59

4.6 Phân tích hồi quy 60

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu 64

5.2.1 Đối với yếu tố Nhận thức an toàn bảo mật 72

5.2.2 Đối với yếu tố Nhận thức chi phí 76

5.2.3 Đối với yếu tố Chuẩn chủ quan 79

5.2.4 Đối với yếu tố Thái độ đối với hành vi 82

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Joint stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam

TMCP Thương mại cổ phần

EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis TAM Mô hình chấp nhận công nghệ Technology Acceptance Model TRA Thuyết hành động hợp lý Theory of Reasoned Action TPB Thuyết hành vi hoạch định Theory of Planned Behavior

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây 25

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu 36

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thảo luận nhóm 38

Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Bà Rịa (2020-2022) 46

Bảng 4.2: Bảng so sánh lãi, phí thẻ tín dụng 51

Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo giới tính 51

Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn 52

Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo thu nhập hàng tháng 52

Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo việc sử dụng dịch vụ ngân hàng 53

Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 54

Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett 56

Bảng 4.9: Giá trị Communalities 57

Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố 58

Bảng 4.11: Tổng hợp nhân tố 59

Bảng 4.12: Ma trận tương quan Pearson 60

Bảng 4.13: Bảng phân tích hồi quy 61

Bảng 4.14: Bảng ANOVA 61

Bảng 4.15: Kết quả ước lượng 62

Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 64

Bảng 4.17: Bảng so sánh kết quả các đề tài nghiên cứu 68

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định khác biệt trung bình (sig) 69

Trang 10

Bảng 5.1: Thống kê mô tả yếu tố Nhận thức an toàn bảo mật 73

Bảng 5.2: Thống kê mô tả yếu tố Nhận thức chi phí 76

Bảng 5.3: Thống kê mô tả yếu tố Chuẩn chủ quan 79

Bảng 5.4: Thống kê mô tả yếu tố Thái độ đối với hành vi 82

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình TRA 12

Hình 2.2: Mô hình TPB 14

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) 17

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021) 18

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thủy & Trần Văn Đạt (2022) 19

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Nguyen & Cassidy (2018) 20

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Trinh & cộng sự (2020) 21

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Jamshidi & Hussin (2016) 22

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Ali & cộng sự (2017) 23

Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Wang & Lin (2019) 24

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Ariffin & cộng sự (2021) 25

Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất 32

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 33

Hình 4.1: Biểu đồ tần suất phần dư chuẩn hóa 63

Trang 12

TÓM TẮT

―Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa trong thời gian hoạt động những năm qua đã gặt hái được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, hoạt động về dịch vụ thẻ tín dụng vẫn chưa được ngân hàng chú trọng Số lượng khách hàng mở tài khoản và mở thẻ tín dụng vẫn chưa được chú trọng nhiều và phù hợp với tiềm năng phát triển của địa phương nơi này Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa, từ đó có những hàm ý quản trị giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng thẻ Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy rằng, các thang đo nghiên cứu đều đạt về độ tin cậy thông qua đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố khám phá rút trích được 5 nhân tố từ 25 biến quan sát, trong đó có 4 yếu tố làm biến độc lập và 1 nhân tố làm biến phụ thuộc để thực hiện hồi quy tuyến tính Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng, các yếu tố được đề cập đều có tác động đáng kể đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bà Rịa, theo đó mức độ tác động được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Nhận thức an toàn bảo mật (β = 0,335), Nhận thức chi phí (β = 0,320), Chuẩn chủ quan (β = 0,286), và Thái độ đối với hành vi (β = 0,262) Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đề xuất một số hàm ý quản trị cho BIDV chi nhánh Bà Rịa để thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Tuy phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào một chi nhánh cụ thể của BIDV tại Bà Rịa, những phát hiện có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc đặc điểm riêng biệt dành riêng cho chi nhánh hoặc khu vực này, dựa trên những hạn chế liên quan đến quy mô mẫu và bối cảnh nghiên cứu, nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tiến hành phân tích so sánh giữa nhiều chi nhánh hoặc ngân hàng tại Việt Nam.‖

Trang 13

ABSTRACT

BIDV Ba Ria branch during its operation in recent years has reaped certain achievements, however, credit card service activities have not yet been focused on by the bank The number of customers opening accounts and using credit cards has not been given much attention and is not consistent with the development potential of this locality This study was conducted to identify factors that affect the intention to use credit cards at BIDV Ba Ria branch, thereby providing management implications to help the bank attract customers to use cards Data analysis results show that the research scales all achieved reliability through assessment of Cronbach's Alpha coefficient Exploratory factor analysis extracted 5 factors from 25 observed variables, including 4 factors as independent variables and 1 factor as dependent variable to perform linear regression The results of regression analysis show that the mentioned factors all have a significant impact on the credit card usage behavior of individual customers at BIDV Ba Ria branch, accordingly the level of impact is arranged, ranked in descending order as follows: Security awareness (β = 0,335), Cost perception (β = 0,320), Subjective norm (β = 0,286), and Attitude towards the behavior (β = 0,262) Through the research results, the author also proposed some management implications for BIDV Ba Ria branch to attract customers to use credit cards Although the scope of the study only focuses on a specific branch of BIDV in Ba Ria, the findings may be influenced by unique factors or characteristics specific to this branch or area, based on the findings Due to limitations related to sample size and research context, future research may consider conducting comparative analysis among multiple branches or banks in Vietnam.

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

―Những năm gần đây, thị trường thẻ tín dụng Việt Nam trở nên sôi động với sự góp mặt của các thương hiệu thẻ quốc tế như VISA, Master, JCB, CUP Các ngân hàng dành một phần ngân sách đáng kể để đầu tư phát triển các sản phẩm và dịch vụ thẻ, trong đó thẻ tín dụng là một công cụ tài chính đặc biệt với hai chức năng chính là thanh toán điện tử và cho vay tiêu dùng Khách hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng tại điểm bán hàng, trên cổng thanh toán trực tuyến hoặc ứng dụng thanh toán di động Sự khác biệt quan trọng nhất giữa thẻ tín dụng và các công cụ thanh toán điện tử khác là khả năng cho vay tiêu dùng Mỗi khi chủ thẻ thanh toán hóa đơn bằng thẻ tín dụng, ngân hàng giải ngân cho chủ thẻ đúng số tiền ghi trên hóa đơn và sau đó chủ thẻ phải hoàn trả đầy đủ, kịp thời số tiền này Trong khi đó, với các phương thức thanh toán điện tử khác, trước tiên khách hàng cần gửi tiền vào tài khoản và sau đó sử dụng số tiền đó để thanh toán trong phạm vi số dư của tài khoản.‖

―Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020) cho thấy các ngân hàng đã phát hành lũy kế khoảng 4,9 triệu thẻ tín dụng trong tổng số 103 triệu thẻ ngân hàng Tỷ lệ sở hữu thẻ tín dụng tại Việt Nam vào khoảng 0,08 thẻ/người Tỷ lệ này thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á (0,22 thẻ/người) và thế giới (0,81 thẻ/người) Ngoài ra, Báo cáo Chỉ số tài chính toàn cầu (Ngân hàng Thế giới, 2020) cho thấy tỷ lệ thâm nhập thẻ tín dụng ở Việt Nam là 4,7%, như vậy có khoảng 2,65 triệu người lao động sở hữu thẻ tín dụng, con số khá khiêm tốn so với 9 triệu hộ gia đình thành thị (GSO, 2020), 46 triệu người dùng ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020) hay 15,8 triệu người có nhu cầu vay tiêu dùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng tiêu dùng hàng năm lên tới 20%.‖

Cũng theo báo cáo của Chi hội Thẻ - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tính hết tháng 6 năm 2021, thị trường thẻ Việt Nam có sự cạnh tranh rất sát sao giữa các

Trang 15

ngân hàng VietinBank là ngân hàng có thị phần thẻ lớn nhất với 15%, BIDV và Vietcombank cùng chiếm 14%, MB chiếm 7% và còn lại là của các ngân hàng khác Trong đó, với thẻ tín dụng, Sacombank chiếm 34%, Vietinbank chiếm 27%, ACB chiếm 13%, NamABank chiếm 12% và còn lại của các tổ chức tín dụng khác

―BIDV là một ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Mặc dù đứng đầu thị trường về thị phần thẻ nói chung nhưng thẻ tín dụng vẫn chưa được đẩy mạnh để thu hút khách hàng đối với BIDV Đặc biệt, đối với BIDV chi nhánh Bà Rịa, là một tỉnh thành mạnh về du lịch tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư và tiêu dùng là rất lớn, dân cư đông, do đó BIDV chi nhánh Bà Rịa có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động thẻ tín dụng Một số lợi ích của ngân hàng thương mại khi triển khai sản phẩm thẻ tín dụng:‖

- Tăng trưởng nền khách hàng cá nhân tại đơn vị, tăng cường gắn bó của khách hàng tại ngân hàng

- Gia tăng dư nợ để lại trên thẻ tín dụng, tăng thu phí trả góp linh hoạt, hoặc lãi thẻ tín dụng, các danh mục phí liên quan đến phát hành, duy trì và giao dịch thẻ, phí chuyển đổi ngoại tệ,…

- Mở rộng nhận diện thương hiệu, tăng cường kết nối với các đơn vị chuỗi cửa hàng, đơn vị phát hành thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ,

- Bán chéo các sản phẩm khác tại ngân hàng như ngân hàng điện tử, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm, tiền gửi, tiền vay,…

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể được xem là một đầu tàu về du lịch ở miền Nam, kinh tế của tỉnh cũng nhờ vào phát triển các dịch vụ du lịch cũng có sự phát triển mạnh mẽ Điều này đã dẫn tới việc thu hút lượng lớn dân cư sinh sống và làm việc, cũng như nhu cầu về các dịch vụ cũng tăng nhanh Đây là một thị trường rất tiềm năng, do đó khả năng phát triển tín dụng trong tương lai là rất lớn Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Riạ trong thời gian hoạt động đã đạt được những thành tựu lớn lao, tuy nhiên, hoạt động về dịch vụ thẻ tín dụng vẫn chưa được ngân hàng chú trọng Số lượng khách hàng mở tài khoản và mở thẻ tín dụng vẫn chưa tương xứng

Trang 16

với tiềm năng phát triển của địa phương nơi này Quy mô phát hành thẻ tín dụng có phát sinh giao dịch là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá kết quả kinh doanh của từng chi nhánh và cá nhân trong hệ thống BIDV Để tạo bước tăng trưởng đột phá trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, trụ sở chính BIDV yêu cầu các chi nhánh thay đổi tư duy, cách thức quản trị điều hành trong kinh doanh Thẻ, để đảm bảo phát triển mạnh về dịch vụ, gia tăng sự thuận tiện, dễ dàng cho chi nhánh trong việc bán sản phẩm gắn với gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời quản trị nợ xấu trong mức được giao.Vì lý do đó, cần có những hàm ý quản trị cần thiết để giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng thẻ tín dụng

―Ngoài ra, với việc thẻ tín dụng ngày càng trở nên quan trọng và phổ biến ở nhiều quốc gia, số lượng nghiên cứu được công bố về việc sử dụng thẻ tín dụng đã tăng lên trong những năm gần đây Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam cũng đã được thực hiện để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ ngân hàng, cung cấp cho các ngân hàng những hàm ý quản trị và giải pháp để mở rộng hoạt động thẻ và thu hút khách hàng (Phan Thanh Tùng, 2021; Phạm Phương Thảo, 2019; Nguyễn Ánh Lan Phương, 2021) Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện trên phạm vi ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa Nhờ vào việc công tác tại chi nhánh, đây là cơ hội tốt để tác giả thực hiện nghiên cứu để có thể đóng góp công sức vào sự phát triển của BIDV và đóng góp học thuật, nghiên cứu.‖

Chính vì những lý do trên, đề tài ―Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Bà Rịa‖ được thực hiện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa,

Trang 17

từ đó có những hàm ý quản trị giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng thẻ tín dụng

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Tương ứng với các mục tiêu cụ thể đã được đề cập, đề tài này hướng tới trả lời các câu hỏi như sau:

 Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa và mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa là như thế nào?  Có những hàm ý quản trị nào để thu hút khách hàng cá nhân sử dụng

thẻ tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa?

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa

Trang 18

Phạm vi thời gian: Từ tháng 02/2023 đến tháng 06/2023

Phạm vi thu thập dữ liệu thứ cấp về thẻ tín dụng tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa: Từ năm 2020 đến hết năm 2022

1.5 Phương pháp nghiên cứu

―Với mục tiêu, đối tượng và nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính, xây dựng thang đo dựa trên tham khảo các nghiên cứu có liên quan và thực hiện thảo luận nhóm để đưa ra thang đo chính thức khảo sát lấy ý kiến khách hàng cá nhân đã và chưa sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng Về dữ liệu thứ cấp, thu thập từ các báo cáo của BIDV, niên giám thống kê, báo chí, truyền thông và các nghiên cứu trước đây.‖

1.6 Đóng góp của đề tài

Đề tài này được hoàn thành sẽ đóng góp cả về mặt thực tiễn lẫn khoa học

―Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ tìm ra được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng cá nhân tại BIDV Bà Rịa, trên cơ sở kết quả đó đề tài sẽ cung cấp cho chi nhánh những hàm ý quản trị để thu hút và gia tăng số lượng khách hàng mở thẻ tín dụng Các hàm ý quản trị này sẽ có được cơ sở khoa học, nhờ đó mà có thể thực hiện một cách hiệu quả và tối ưu Thông qua gia tăng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng còn có thể được hưởng lợi từ những khách hàng tiềm năng thông qua cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ khác, từ đó giúp nâng cao kết quả kinh doanh của chi nhánh.‖

Về mặt khoa học, nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, cũng như tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để cung cấp một cái nhìn vừa tổng quát nhưng cũng sâu sắc về ý định sử dụng của khách hàng Nghiên cứu này sẽ đóng vai trò là một tài liệu tham khảo, cũng như đóng góp vào tài liệu nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng sản phẩm của khách hàng, cụ thể là ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng của các ngân hàng thương mại

Trang 19

1.7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài

Chương 1 trình bày bối cảnh của đề tài nghiên cứu và lý do mà đề tài được thực hiện Chương này trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu: mục tiêu, đối tượng, phạm vi, đóng góp của nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng lý luận cho đề tài Trong đó tác giả nêu lên các khái niệm, các mô hình lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, từ đó tác giả phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, quy trình nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu Trong đó, tác giả nêu lên các kỹ thuật để phân tích dữ liệu như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy và các kiểm định

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu của tác giả

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương 5 tóm tắt lại nội dung nghiên cứu và kết quả của đề tài Trong chương này, tác giả sẽ đưa ra những hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu để giúp cho ngân hàng BIDV chi nhánh Bà Rịa thu hút thêm khách hàng sử dụng thẻ tín dụng

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN

2.1 Lý thuyết về thẻ tín dụng

2.1.1 Khái niệm thẻ tín dụng

―Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Đó là công cụ điện tử dưới dạng một chiếc thẻ nhựa, sử dụng tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng, giúp mọi người thanh toán, đẩy nhanh giao dịch và còn có thể được xem là một nguồn vốn ngắn hạn (Higgins & Mason, 2004) Theo định nghĩa trên trang chủ của

BIDV (2023): ―Thẻ tín dụng là loại thẻ được cấp bởi các đơn vị tài chính hoặc tổ chức tín dụng, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch với hạn mức tín dụng nhất định” Xét về bản chất, thẻ tín dụng đại diện cho một cơ chế thanh toán tạo điều

kiện thuận lợi cho cả giao dịch kinh doanh thương mại và tiêu dùng, bao gồm mua hàng và ứng trước tiền mặt Thẻ tín dụng thường hoạt động thay thế cho tiền mặt hoặc séc và thường cung cấp hạn mức tín dụng quay vòng không bảo đảm (không tài sản thế chấp) Người vay được yêu cầu thanh toán ít nhất một phần số dư chưa thanh toán của thẻ trong mỗi chu kỳ thanh toán, tùy thuộc vào các điều khoản được quy định trong thỏa thuận của chủ thẻ Khi khoản nợ giảm đi, khoản tín dụng khả dụng sẽ tăng lên đối với các tài khoản ở trạng thái tốt (FDIC, 2007).‖

2.1.2 Phân loại thẻ tín dụng

Có nhiều tiêu chí có thể dựa vào để phân loại thẻ tín dụng Các tiêu chí phổ biến nhất là dựa trên: hạng thẻ, chủ thể sử dụng, và phạm vi sử dụng

2.1.2.1 Phân loại theo hạng thẻ

―Các tổ chức tín dụng hiện nay đều phân hạng các thẻ tín dụng phát hành cho khách hàng Các tên gọi cho từng hạng thẻ theo mỗi ngân hàng là khác nhau, chẳng hạn như ngân hàng BIDV phân hạng thẻ như sau: Hạng chuẩn, Hạng vàng, Hạng bạch kim, tương tự cho Vietinbank, Vietcombank Hoặc ngân hàng Tiên Phong (TPbank) phân hạng thẻ bao gồm: Hạng chuẩn, Hạng vàng, Hạng bạch kim, và

Trang 21

hạng Signature Các thẻ tín dụng được xếp hạng dựa trên hạn mức tín dụng được cấp cho chủ thẻ và điều kiện để mở thẻ Chẳng hạn như thẻ tín dụng hạng chuẩn của BIDV có hạn mức tín dụng từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, và mức thu nhập tối thiểu để mở thẻ là 5 triệu đồng / tháng.‖

2.1.2.2 Phân loại theo chủ thể sử dụng

 Thẻ tín dụng doanh nghiệp

―Thẻ tín dụng doanh nghiệp là loại thẻ được cung cấp cho các công ty, tổ chức Nguồn tiền được dùng để thanh toán tín dụng thẻ là nguồn tiền của chính tổ chức.‖

Trang 22

trực tuyến, trong đó thẻ tín dụng thường là hình thức thanh toán duy nhất được chấp nhận Thẻ tín dụng có thẻ thanh toán tại nhiều đơn vị mua hàng và không giới hạn trong nước và quốc tế Ngoài ra, nhiều thẻ tín dụng đi kèm với các tính năng như thanh toán không tiếp xúc hoặc tích hợp ví di động, khiến công cụ này trở nên thuận tiện hơn khi sử dụng trong thế giới ngày càng ưa thích kỹ thuật số ngày nay.‖

2.1.3.2 Xây dựng lịch sử tín dụng

―Một trong những lợi ích quan trọng nhất của thẻ tín dụng là khả năng xây dựng lịch sử tín dụng tích cực Khi các cá nhân sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm - bằng cách thanh toán đúng hạn - họ có thể thiết lập một hồ sơ theo dõi về việc sử dụng tín dụng có trách nhiệm Đổi lại, điều này có thể giúp họ có được các khoản vay, thẻ tín dụng hoặc các sản phẩm tài chính khác trong tương lai Mặt khác, việc thanh toán chậm trễ hoặc mang số dư cao trên thẻ tín dụng có thể có tác động tiêu cực đến điểm tín dụng, khiến việc vay tín dụng trở nên khó khăn hơn trong tương lai.‖

2.1.3.3 Chương trình thưởng:

―Nhiều thẻ tín dụng cung cấp các chương trình phần thưởng có thể mang lại lợi ích đáng kể cho những cá nhân sử dụng chúng một cách có trách nhiệm Phần thưởng có thể có nhiều hình thức, bao gồm tiền hoàn lại, điểm hoặc dặm ba và có thể kiếm được khi mua hàng bằng thẻ Những phần thưởng này có thể tăng thêm khoản tiết kiệm đáng kể theo thời gian, đặc biệt đối với những cá nhân sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng ngày như đi siêu thị, mua sắm thời trang Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các chương trình phần thưởng đều được tạo ra như nhau và các cá nhân nên đánh giá cẩn thận chi phí và lợi ích của từng chương trình trước khi đăng ký.‖

Thẻ tín dụng cung cấp thêm lợi ích cho các chủ thẻ Một số giao dịch giảm giá, hoàn lại tiền và điểm thưởng được cung cấp cho các khoản thanh toán khi khách hàng dùng thẻ tín dụng Một số thẻ tín dụng cũng cung cấp nhiều đặc quyền như truy cập phòng chờ miễn phí tại các sân bay trong nước và quốc tế, truy cập

Trang 23

miễn phí vào ứng dụng, truy cập vào các khóa học trực tuyến và cả tặng quà vào các ngày lễ lớn, sinh nhật

2.1.3.4 Nguồn vốn ngắn hạn

Thẻ tín dụng cũng có thể đóng vai trò là nguồn quỹ khẩn cấp trong trường hợp có chi phí bất ngờ Đây có thể là một mạng lưới an toàn có giá trị cho những cá nhân không có nhiều tiền tiết kiệm hoặc tiếp cận với các hình thức tín dụng khác Hầu hết thẻ tín dụng tại các ngân hàng đều có tính năng trả góp với mức chi phí không lãi, giúp người sử dụng có thể tiếp cận khoản vốn mua sắm khi chưa có đầy đủ số dư trong tài khoản Khác với các hình thức vay món, thẻ tín dụng có thể tận dụng được vốn vay từ ngân hàng tối đa 45 ngày miễn lãi, cũng như chỉ tính lãi khoản vay trên dư nợ đã sử dụng từ hạn mức thẻ được ngân hàng cấp nếu khách hàng không thanh toán dư nợ đã lên sao kê kỳ gần nhất

Tóm lại, thẻ tín dụng có thể là một công cụ tài chính quan trọng cho các cá nhân, mang lại sự thuận tiện, khả năng xây dựng tín dụng, phần thưởng và nguồn vốn ngắn hạn Tuy nhiên, điều quan trọng là sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm và hiểu chi phí cũng như lợi ích của mỗi thẻ trước khi đăng ký Các cá nhân cũng nên cẩn thận để không mang số dư cao hoặc chậm trễ các khoản thanh toán, vì điều này có thể dẫn đến lãi suất cao, phí và tác động tiêu cực đến điểm tín dụng

2.2 Lý thuyết về ý định hành vi

2.2.1 Khái niệm ý định hành vi

―Ý định hành vi là khả năng người tiêu dùng sẽ sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó (Venkatesh, et al., 2003) Với ý định hành vi cao hơn, người tiêu dùng sẽ có khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ cao hơn.‖

―Trong thuyết hành động hợp lý (TRA) và thuyết hành vi hoạch định (TPB), Ajzen (1985) và Fishbein (1975) đã định nghĩa ý định là sự nỗ lực mà người ta sẵn sàng bỉ ra để đạt được một mục tiêu Warshaw và Davis (1985) định nghĩa ý định

Trang 24

hành vi là mức độ mà một người đã xây dựng các kế hoạch có ý thức để thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi cụ thể trong tương lai.‖

―Theo Solomon và Panda (2004), ý định hành vi của người tiêu dùng có thể được định nghĩa là phản ứng của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và nó có thể được gây ra bởi kết quả của thái độ mà người tiêu dùng có đối với sản phẩm và dịch vụ cụ thể.‖

Ý định hành vi được định nghĩa bởi Netemeyer và Burton (1990) là mong muốn của người tiêu dùng hành xử theo một số cách nhất định để sở hữu, xử lý và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ Vì vậy, người tiêu dùng có thể mong muốn tìm kiếm một số thông tin, đề cập đến những người khác về trải nghiệm của họ với sản phẩm, mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoặc loại bỏ sản phẩm theo một cách cụ thể (Netemeyer & Burton, 1990)

Theo Warshaw (1980), ý định hành vi là một tỷ lệ kết nối với các hành động trong tương lai Còn theo góc nhìn của Oh (2000) ý định hành vi là tần suất mua hàng hoặc tỷ lệ tổng số mua hàng từ những người mua trung thành với một số thương hiệu nhất định

―Một cách tổng quát, có thể hiểu ý định hành vi là một khái niệm đề cập đến xác suất chủ quan của một cá nhân và sự sẵn sàng tham gia vào một hành vi cụ thể Đó là ý định hoặc hành động có kế hoạch mà một cá nhân hướng tới việc thực hiện một hành vi cụ thể Ý định hành là một cấu trúc quan trọng để dự đoán được hành vi của người tiêu dùng, do đó việc nghiên cứu về ý định hành vi rất được các học giả quan tâm (Kidwell & Jewell, 2008).‖

2.2.2 Các mô hình lý thuyết

2.2.2.1 Thuyết hành động hợp lý

―Năm 1975, Fishbein và Ajzen lần đầu tiên sử dụng mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) để hiểu mối quan hệ giữa hành vi, thái độ, ý định và niềm tin (Fishbein & Ajzen, 1975) Kể từ đó đến nay, lý thuyết này

Trang 25

được sử dụng rộng rãi và thường xuyên được sử dụng bởi các nghiên cứu thực nghiệm Lý thuyết được tạo ra từ bối cảnh xã hội, tâm lý và có ba cấu trúc chung, cụ thể là: ý định hành vi, chuẩn mực và thái độ chủ quan Giả định của lý thuyết này là ý định hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực và thái độ chủ quan của họ Tóm lại, một người có thể sẽ làm điều gì đó nếu anh ta có ý định thực hiện một hành vi nhất định Khung khái niệm của nghiên cứu này được minh họa trong hình dưới đây.‖

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn mực chủ quan

đối với hành vi

Hình 2.1: Mô hình TRA

Nguồn: Fishbein và Ajzen (1975)

―Mô hình TRA được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước đây Các học giả đã áp dụng mô hình này vì một số lý do Chủ yếu, mô hình TRA rất hữu ích trong việc xác định hoặc dự đoán hành vi cá nhân Hơn nữa, lý thuyết này là linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau (Ali, et al., 2017).‖

―Yếu tố quan trọng đầu tiên của ý định hành vi trong mô hình TRA là chuẩn mực chủ quan Thành phần này nói chung là một người nhận thức được đánh giá của người khác có nên thực hiện một hành vi hay không Chuẩn mực chủ quan có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của những người quan trọng cho phép hoặc không cho phép thực hiện một hành vi Niềm tin này của một người cũng được coi là niềm tin quy phạm Một cá nhân sẽ tính đến niềm tin của những người quan trọng đối với họ (chẳng hạn như gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp) tán thành hay không tán thành

Trang 26

hành một việc làm cụ thể Chuẩn chủ quan được cho là ảnh hưởng đến hành vi bằng cách tác động đến ý định tham gia vào hành vi của một cá nhân Nếu một cá nhân nhận thấy rằng những người quan trọng khác mong đợi hoặc tham gia vào một hành vi cụ thể, thì điều này có thể làm tăng động lực của họ để tự họ tham gia vào hành vi đó Ngược lại, nếu họ nhận thấy rằng những người quan trọng khác không tán thành hoặc không tham gia vào hành vi đó, thì điều này có thể làm giảm động lực tham gia vào hành vi đó của họ Trong bối cảnh ý định sử dụng thẻ tín dụng, chuẩn chủ quan có thể được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội mà họ cảm thấy khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng Ví dụ, một người có thể tin rằng gia đình và bạn bè của họ tán thành việc sử dụng thẻ tín dụng vì nó tiện lợi và giúp xây dựng tín dụng, điều này sẽ làm tăng tiêu chuẩn chủ quan của họ về việc sử dụng thẻ tín dụng Nhìn chung, chuẩn mực chủ quan là một cấu trúc quan trọng trong TRA vì nó giúp giải thích áp lực xã hội có thể tác động như thế nào đến ý định và hành vi của một cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh các hành vi phức tạp như sử dụng thẻ tín dụng.‖

―Yếu tố thứ hai trong mô hình TRA là thái độ của một người để thực hiện hành vi Thái độ đề cập đến đánh giá hoặc thẩm định tổng thể của một cá nhân về một hành vi cụ thể Nó bao gồm niềm tin của cá nhân về hành vi, cũng như phản ứng tình cảm và đánh giá của họ đối với hành vi đó (Ajzen & Fishbein, 1980) Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây mô tả thái độ là một yếu tố dự báo quan trọng về ý định hành vi Trong bối cảnh ý định sử dụng thẻ tín dụng, thái độ có thể được định nghĩa là đánh giá tổng thể của cá nhân về việc sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng Ví dụ, một người có thể tin rằng việc sử dụng thẻ tín dụng thuận tiện và hữu ích trong việc quản lý chi tiêu, điều này sẽ góp phần tạo nên thái độ tích cực đối với việc sử dụng thẻ tín dụng.‖

Các nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dùng ứng dụng thuyết TRA đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới Như Ali & cộng sự (2017) mở rộng thêm cấu trúc chi phí tài chính cảm nhận vào TRA để xem xét ý định sử dụng thẻ của khách hàng tại Pakistan, Amin (2012) cũng mở

Trang 27

rộng tương tự như vậy trong bối cảnh đất nước Malaysia Nhìn chung, các nghiên cứu thường sử dụng một phiên bản mở rộng của TRA để tăng khả năng dự báo của mô hình nghiên cứu

2.2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định

―Lý thuyết về hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) được đề xuất bởi Ajzen vào năm 1985 (Ajzen, 1985) như một phần mở rộng của Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), do những hạn chế của TRA trong việc giải quyết các hành vi mà mọi người chưa không hoàn toàn kiểm soát về ý thức TPB đã giới thiệu một yếu tố quyết định ý định độc lập thứ ba, đó là nhận thức kiểm soát hành vi Theo TPB, hành vi thực tế của một người khi thực hiện một số hành động nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ý định hành vi của người đó và, đến lượt nó, cùng được quyết định bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi được nhận thức của người đó đối với việc thực hiện hành vi.‖

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn mực chủ quan

Nhận thực kiểm soát hành vi

Hình 2.2: Mô hình TPB

Nguồn: Ajzen (1985)

―Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của mọi người về khả năng của họ để thực hiện một hành vi nhất định Nhận thức kiểm soát hành vi được

Trang 28

xác định bởi toàn bộ tập hợp các niềm tin kiểm soát có thể tiếp cận được, tức là niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện hành vi Trong phạm vi phản ánh chính xác kiểm soát hành vi thực tế, kiểm soát hành vi được nhận thức có thể cùng với ý định được sử dụng để dự đoán hành vi.‖

―Theo TPB, ý định được hình thành dựa trên thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi được nhận thức, với mỗi yếu tố dự đoán được đánh giá theo tầm quan trọng của nó đối với hành vi Theo nguyên tắc chung, thái độ và chuẩn mực chủ quan càng thuận lợi, và khả năng kiểm soát hành vi được nhận thức càng lớn thì cá nhân càng có ý định thực hiện hành vi được đề cập.‖

―Trong bối cảnh ý định sử dụng thẻ tín dụng, nhận thức kiểm soát hành vi sẽ đề cập đến mức độ mà một cá nhân tin rằng họ có quyền kiểm soát việc sử dụng thẻ tín dụng cho một giao dịch cụ thể Ví dụ: nếu một cá nhân tin rằng họ có nguồn tài chính cần thiết để trả hết nợ thẻ tín dụng, họ có thể nhận thấy mức độ kiểm soát cao đối với việc sử dụng thẻ tín dụng Ngược lại, nếu một cá nhân tin rằng họ không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng, họ có thể nhận thấy mức độ kiểm soát thấp đối với việc sử dụng thẻ tín dụng.‖

Bằng cách bổ sung thêm cấu trúc nhận thức kiểm soát hành vi, TPB đã phần nào gia tăng khả năng dự đoán của TRA (Özer & Yilmaz, 2011) Tương tự như TRA, trong nghiên cứu về ý định sử dụng thẻ tín dụng, TPB cũng được trích dẫn như một lý thuyết và thường được mở rộng cấu trúc để phù hợp hơn trong các bối cảnh nghiên cứu (Lee, 2009; Ahamed & Limbu, 2018; Wang & Hsu, 2016)

2.2.2.3 Thuyết rủi ro nhận thức

―Rủi ro nhận thức đề cập đến chi phí tinh thần liên quan đến hành vi mua hàng của khách hàng, đại diện cho một loại không chắc chắn về tương lai Sự không chắc chắn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định của người tiêu dùng (Wei và cộng sự, 2018, trang 4) Lý thuyết về rủi ro nhận thức được xây dựng bởi Bauer (1960) Bauer (1960) định nghĩa rủi ro nhận thức là rủi ro mà người tiêu dùng chủ động

Trang 29

cảm nhận vì họ không hiểu thông tin sản phẩm Sau đó, Bauer đưa rủi ro nhận thức vào phân tích hành vi của người tiêu dùng.‖

―Mối quan hệ giữa rủi ro nhận thức và ý định hành vi đã được kiểm tra qua nhiều nghiên cứu Kết quả của các nghiên cứu này đều đồng thuận với tác động ngược chiều đối với ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng Đối với các ứng dụng trực tuyến, Lu & cộng sự (2005) cho thấy tác động gián tiếp của rủi ro cảm nhận đến ý định sử dụng của người tiêu dùng, việc giảm bớt rủi ro cảm nhận cho khách hàng sẽ cải thiện thái độ của họ và sự hữu ích cảm nhận của khách hàng về sản phẩm và có tác động đến ý định sử dụng của khách hàng Không chỉ tác động gián tiếp, Keong & cộng sự (2020) cũng cho thấy rủi ro cảm nhận tác động trực tiếp tới việc sử dụng các công nghệ tài chính của người dùng.‖

Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng càng giảm bớt ác cảm của người tiêu dùng đối với những tổn thất tiềm ẩn, họ càng có nhiều khả năng chấp nhận và sử dụng thẻ tín dụng Họ cũng phát hiện ra rằng chỉ những cá nhân coi việc sử dụng thẻ tín dụng là một công việc có rủi ro thấp mới có xu hướng coi nó là hữu ích (Trinh, et al., 2020)

2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan

2.3.1 Nghiên cứu trong nước

―Nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017) về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 106 đối tượng khảo sát Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố: Hiệu quả mong đợi, Điều kiện thuận tiện, Nỗ lực mong đợi và Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất là Hiệu quả mong đợi.‖

Trang 30

Hiệu quả mong đợi

Nỗ lực mong đợi

Điều kiện thuận tiện

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Ảnh hưởng xã hội

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Bùi Ngọc Toản (2017)

Nguồn: Bùi Ngọc Toản (2017)

―Đề tài nghiên cứu của Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021) đã đề cập tới các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân trên phạm vi cả nước Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng theo thứ tự mức độ giảm dần bao gồm: (1) Khoa học công nghệ, (2) Chất lượng dịch vụ, (3) cảm nhận dễ sử dụng, (4) cảm nhận hữu ích, (5) chính sách pháp luật, (6) kiểm soát hành vi, (7) ảnh hưởng xã hội, (8) chính sách Marketing, và yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực là (9) Cảm nhận rủi ro.‖

Trang 31

Cảm nhận hữu ích

Cảm nhận dễ sử dụng

Chính sách Marketing

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Yếu tố pháp luật

Khoa học công nghệ

Cảm nhận rủi ro

Ảnh hưởng xã hộiCảm nhận kiểm soát hành

Chất lượng dịch vụ

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021)

Nguồn: Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021)

―Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Ngọc Thủy & Trần Văn Đạt (2022) tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt - chi nhánh Bình Dương Nghiên cứu đã cho thấy các yếu tố: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Chính sách marketing, Yếu tố pháp luật, Thái độ, Cảm nhận rủi ro, Chuẩn chủ quan và Kiểm soát hành vi có tác động đến ý định sử dụng thẻ của khách hàng Trong đó, yếu tố Cảm nhận rủi ro có tác động tiêu cực và các yếu tố còn lại có tác động tích cực Ngoài ra tác giả còn đánh giá thêm sự khác biệt trung bình về ý định sử dụng thẻ giữa các nhóm đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí khác nhau.‖

Trang 32

Cảm nhận hữu ích

Cảm nhận dễ sử dụng

Chính sách Marketing

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Các yếu tố nhân khẩu

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thủy & Trần Văn Đạt (2022)

Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Thủy & Trần Văn Đạt (2022)

―Nghiên cứu của Nguyen & Cassidy (2018) điều tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của một cá nhân trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam Một bảng câu hỏi được phát triển dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Sau khi làm sạch dữ liệu, 595 phản hồi được coi là hợp lệ Phân tích nhân tố (EFA và CFA) đã được sử dụng trên các mẫu phân tách và mô hình phương trình cấu trúc được phát triển để xác định các yếu tố Phân tích tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các giả thuyết được phát triển về mặt lý thuyết Trong nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam, ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi Tính hữu dụng được cảm nhận, Tính dễ sử dụng được cảm nhận, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức được năng lực bản thân, và Lo lắng Nghiên cứu

Trang 33

cũng chỉ ra rằng yếu tố Chi phí không đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng.‖

Chi phí cảm nhận

Chuẩn chủ quan

Nhận thức được năng lực bản thân

Ý định hành vi

Sự lo lắng

Tính hữu ích cảm nhận

Tính dễ sử dụng cảm nhận

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Nguyen & Cassidy (2018)

Nguồn: Nguyen & Cassidy (2018)

―Nghiên cứu của Trinh & cộng sự (2020) đã phát triển một mô hình lý thuyết về ý định hành vi của người tiêu dùng bằng cách tích hợp mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết về rủi ro cảm nhận, được kiểm định trên dự định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 485 khách hàng của ngân hàng thông qua khảo sát trực tuyến trên toàn quốc Phân tích nhân tố khám phá và khẳng định đã được thực hiện để xác nhận cấu trúc nhân tố của các thang đo lường trong khi mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng để xác nhận mô hình đề xuất và kiểm tra các giả thuyết Kết quả của mô hình phương trình cấu trúc cho thấy Rủi ro nhận thức, Tính hữu ích nhận thức, Ảnh hưởng xã hội và Tính dễ sử dụng nhận thức là những yếu tố ý định quan trọng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Trong số đó, chỉ có rủi ro nhận thức không khuyến khích mục đích sử dụng

Trang 34

thẻ tín dụng, được tổng hợp từ rủi ro tâm lý, tài chính, hiệu suất, quyền riêng tư, thời gian, xã hội và bảo mật.‖

Ản hưởng xã hội

Nhận thức hữu ích

Nhận thức dễ sử dụng

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Nhận thức rủi ro

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Trinh & cộng sự (2020)

Nguồn: Trinh & cộng sự (2020)

2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài

―Nghiên cứu của Jamshidi & Hussin (2016) đã thành lập một mô hình nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng thẻ của các ngân hàng Hồi giáo Một mô hình khái niệm đã được phát triển kết hợp Mô hình Chấp nhận Công nghệ (TAM) với tính tôn giáo được nhận thức (một cấu trúc mới được phát triển trong nghiên cứu này) và sự tin tưởng để giải thích hành vi sử dụng thẻ tín dụng Theo đó, dữ liệu được thu thập từ 327 khách hàng của ngân hàng, kết quả hỗ trợ khả năng ứng dụng TAM để mô tả hành vi sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo Bên cạnh đó, cấu trúc mới được phát triển (tôn giáo được nhận thức) đã tăng khả năng giải thích của TAM để giải thích việc áp dụng dịch vụ thẻ tín dụng Cụ thể, các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng được phát hiện trong nghiên cứu này là: Tính hữu ích cảm nhận, Tính dễ sử dụng cảm nhận, Nhận thức tôn giáo, Thái độ, và Niềm tin.‖

Trang 35

Tính hữu ích cảm nhận

Tính dễ sử dụng cảm nhận

Nhận thức tôn giáo

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Thái độ

Niềm tin

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của Jamshidi & Hussin (2016)

Nguồn: Jamshidi & Hussin (2016)

―Tương tự như vậy, Ali & cộng sự (2017) cũng đã xem xét ý các yếu tố ý định đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại Pakistan Nghiên cứu sử dụng mẫu gồm 492 khách hàng của ngân hàng ở thành phố lớn nhất của Pakistan Trong số các phản hồi này, có 466 phản hồi được sử dụng trong phân tích, trong khi các phản hồi còn lại bị bỏ qua do thiếu dữ liệu và phản hồi không đầy đủ Dữ liệu được phân tích thông qua phân tích nhân tố và hồi quy Kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy Chuẩn chủ quan và Thái độ đối với hành vi có tác động tích cực và đáng kể đến ý định chọn thẻ tín dụng, trong khi Nhận thức chi phí có tác động tiêu cực đến ý định chọn thẻ tín dụng Hơn nữa, Chuẩn chủ quan được coi là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất để dự đoán việc lựa chọn thẻ tín dụng của người tiêu dùng.‖

Trang 36

Thái độ đố với hành vi

Chuẩn chủ quan

Nhận thức chi phí

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu của Ali & cộng sự (2017)

Nguồn: Ali & cộng sự (2017)

―Bài viết của Wang & Lin (2019) đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng thẻ tín dụng Tại Đài Loan Nghiên cứu đã sử dụng mẫu từ cuộc khảo sát 246 người tiêu dùng đủ điều kiện để mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng ở Đài Loan Thông qua phân tích mô hình cấu trúc, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng: Khả năng tương tích và Nhận thức rủi ro là hai trong số tám yếu tố được xem xét có tác động đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tại đây Trong đó, Khả năng tương thích có tác động tích cực và Rủi ro cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ của khách hàng.‖

Trang 37

Khả năng tương thích

Tính hữu ích cảm nhận

Tính dễ sử dụng cảm nhận

Ý định sử dụng thẻ tín dụng

Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức rủi ro

Tính cá nhânSự tham gia của khách hàng

Niềm tin

Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu của Wang & Lin (2019)

Nguồn: Wang & Lin (2019)

―Nghiên cứu của Ariffin và cộng sự (2021) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng các hình thức ví điện tử, bao gồm cả thẻ tín dụng, ở Tây Ban Nha Nghiên cứu đã sử dụng mẫu gồm 244 người dùng Thông qua phân tích phương trình cấu trúc, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, các yếu tố: Tính dễ sử dụng cảm nhận, Tính hữu ích cảm nhận, Thái độ, Chuẩn chủ quan, Sự không xác nhận, Nhận thức kiểm soát hành vi, Sự hài lòng có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ngoài ra, Giá trị cảm nhận có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các nhân tố nêu trên với ý định sử dụng của khách hàng.‖

Trang 38

Ý định sử dụngGiá trị cảm nhận

Nhận thức dễ sử dụng

Nhận thức hữu ích

Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu của Ariffin & cộng sự (2021)

Nguồn: Ariffin & cộng sự (2021)

Bảng dưới đây tổng hợp các nghiên cứu đã được trình bày:

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây

Bùi Ngọc Toản (2017)

Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất là Hiệu quả mong đợi

Hiệu quả mong đợi, Điều kiện thuận tiện, Nỗ lực mong đợi và Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân

Phạm Nguyễn Thị Hoàng Hoa (2021)

Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người dân trên phạm vi cả nước

Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ ngân hàng theo thứ tự mức độ giảm dần bao gồm: Khoa học công nghệ, Chất lượng dịch vụ, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận hữu ích, chính sách pháp luật, kiểm soát hành vi, ảnh hưởng xã hội,

Trang 39

Tác giả Nội dung Kết quả

chính sách Marketing, và yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực là Cảm nhận rủi ro Nguyễn

Thị Ngọc Thủy & Trần Văn Đạt (2022)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt - chi nhánh Bình Dương

Các yếu tố: Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng, Chính sách marketing, Yếu tố pháp luật, Thái độ, Cảm nhận rủi ro, Chuẩn chủ quan và Kiểm soát hành vi có tác động đến ý định sử dụng thẻ của khách hàng

Nguyen & Cassidy

(2018)

Điều tra các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của một cá nhân trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam

Ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi Tính hữu dụng được cảm nhận, Tính dễ sử dụng được cảm nhận, Chuẩn mực chủ quan, Nhận thức được năng lực bản thân, và Lo lắng

Trinh & cộng sự (2020)

Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam

Rủi ro nhận thức, Tính hữu ích nhận thức, Anh hưởng xã hội và Tính dễ sử dụng nhận thức là những yếu tố quan trọng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng Trong số đó, chỉ có rủi ro nhận thức không khuyến khích mục đích sử dụng thẻ tín dụng

Jamshidi & Hussin (2016)

Nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng thẻ của các ngân hàng Hồi giáo

các yếu tố tác động đến ý định sử dụng thẻ tín dụng là: Tính hữu ích cảm nhận, Tính dễ sử dụng cảm nhận, Nhận thức tôn giáo, Thái độ, và Niềm tin

Ali & cộng sự (2017)

Các yếu tố ý định đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại Pakistan

Chuẩn chủ quan và Thái độ đối với hành vi có tác động tích cực và đáng kể đến ý định chọn thẻ tín dụng, trong khi Nhận

Trang 40

Tác giả Nội dung Kết quả

thức chi phí có tác động tiêu cực đến ý định chọn thẻ tín dụng

Wang & Lin (2019)

Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng thẻ tín dụng Tại Đài Loan

Khả năng tương tích và Nhận thức rủi ro là hai yếu tố được xem xét có tác động đáng kể đến ý định sử dụng thẻ tín dụng tại đây Trong đó, Khả năng tương thích có tác động tích cực và Rủi ro cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng thẻ của khách hàng

Ariffin & cộng sự (2021)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng các hình thức ví điện tử

Các yếu tố: Tính dễ sử dụng cảm nhận, Tính hữu ích cảm nhận, Thái độ, Chuẩn chủ quan,Sự không xác nhận, Nhận thức kiểm soát hành vi, Sự hài lòng có tác động tích cực đến ý định sử dụng Ngoài ra, Giá trị cảm nhận có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa các yếu tố nêu trên với ý định sử dụng của khách hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4 Mô hình nghiên cứu

2.4.1 Phát triển giả thuyết

2.4.1.1 Tác động của Thái độ đến ý định sử dụng thẻ tín dụng

―Thái độ đối với việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng được sử dụng trong nghiên cứu vì đó là một thành phần cụ thể có thể dự đoán hành vi của người tiêu dùng (Johan, et al., 2020) Cấu trúc thái độ đã đước chứng minh là có mối tương quan chặt chẽ tới ý định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng Thái độ của một cá nhân đối với thẻ tín dụng có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về lợi ích và rủi ro của nó, và cuối cùng là sự sẵn lòng sử dụng thẻ của họ Một cá nhân có thái độ tích

Ngày đăng: 19/08/2024, 07:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN