1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN THẠC SĨ] Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Khu Du lịch Hồ Tràm Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

102 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Khu Du lịch Hồ Tràm Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tác giả Lê Thanh Phong
Người hướng dẫn PGS. TS. NGUYỄN THỊ LOAN
Trường học Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Hồ Tràm có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và ngày càng có nhiều công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển của ngành du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng vì những lý do khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn lý thuyết về nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao (CLC) trong lĩnh vực du lịch; thực trạng NNL trong cán cân cung và cầu tại Hồ Tràm; vai trò của địa phương, nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo, định hướng và đồng hành trên con đường phát triển NNL CLC. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu du lịch Hồ Tràm, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó, nghiên cứu định tính đã được sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến chuyên gia về thực trạng và đánh giá các hoạt động phát triển NNL. Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích dựa trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được dùng để làm cơ sở cho việc hình thành những giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu.

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: LÊ THANH PHONG MSHV: 21110112

Trang 2

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM

TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 8340101

HVTH: Lê Thanh Phong MSHV: 21110112 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYỄN THỊ LOAN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả hiểu rõ giá trị của sự trung thực trong học thuật và tuyệt đối tôn trọng những công trình nghiên cứu trước đây Tác giả cam kết rằng luận văn này được tác giả tự nghiên cứu và khảo sát

Các kết quả nghiên cứu được chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Loan Các thông tin được trích dẫn, nội dung tham khảo trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc theo đúng qui định

Trang 4

Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Loan đã luôn đồng hành, tậntình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều ý kiến quý báu để giúp tác giả hoàn thành luậnvăn này.

Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã truyềnđạt nhiều thông tin vô cùng hữu ích và sâu rộng thông qua những bộ môn giàu kiến thứcmới đối với tác giả Qua đó giúp tác giả đúc kết, mở rộng sự hiểu biết và là nền tảng choquá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn quý công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn

Hồ Tràm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh, ban quản lý các khu du lịch và các em họcsinh đã hợp tác, trao đổi cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả nghiên cứu, thu thập sốliệu và có những kiến nghị hợp lý hơn trong bài luận văn này

Trang 5

TÓM TẮT

Hồ Tràm có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với sự ưu đãi của điều kiện tự nhiên,

vị trí địa lý và ngày càng có nhiều công trình phục vụ du lịch Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển của ngành du lịch tại đây vẫn chưa tương xứng vì những lý do khác nhau

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn lý thuyết về nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao (CLC) trong lĩnh vực du lịch; thực trạng NNL trong cán cân cung và cầu tại Hồ Tràm; vai trò của địa phương, nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo, định hướng và đồng hành trên con đường phát triển NNL CLC Từ đó, tác giả

đề xuất những giải pháp để góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu

du lịch Hồ Tràm, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Trong đó, nghiên cứu định tính đã được sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến chuyên gia về thực trạng và đánh giá các hoạt động phát triển NNL Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và phân tích dựa trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được dùng để làm cơ sở cho việc hình thành những giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu

Trang 6

ABSTRACT

Ho Tram has a great potential for tourism development with favorable natural tions, geographical location, and posses more tourism-serving projects recently However, the current development of the tourism industry here is still inadequate due to different rea-sons

condi-Within the scope of this research article, the author wishes to clarify the theory of high-quality human resources in the field of tourism; the current status of human resources

in the balance of supply and demand in Ho Tram; the role of local authority, schools and tourism related companies in training, orienting and accompanying on the path of developing the high-quality human resources From the collected information, the author proposes proper solutions to contribute to the development of high-quality human resources at Ho Tram tourist zone, Ba Ria Vung Tau Province

In order to achieve the above established goal, the author has used and combined different research methods Qualitative research was used to explore and learn insightly from the expert opinions on the current status and human resource development activity evalua-tion Statistical, synthesis and analysis methods based on secondary and primary data are used as a foundation for forming solutions based on research results

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM TẠ ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

Danh mục các từ viết tắt viii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình x

Giới Thiệu Nghiên Cứu 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

A Phương pháp chọn mẫu 2

B Phương pháp phân tích dữ liệu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

A Đối tượng nghiên cứu 3

B Phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa nghiên cứu 4

A Ý nghĩa khoa học 4

B Ý nghĩa thực tiễn 4

6 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH DU LỊCH 5

1.1 LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 5

1.1.1 Các khái niệm và lý thuyết có liên quan 5

1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 5

1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao 6

1.1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực du lịch 6

1.1.1.4 Khái niệm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao 7

1.1.1.5 Khám niệm khu du lịch 7

1.1.1.6 Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực du lịch 8

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 8

1.1.2.1 Tiêu chí đánh giá về nhân tố trí lực 8

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá về nhân tố thể lực 8

1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá về nhân tố tâm lực 9

1.1.2.4 Tiêu chí đánh giá thông qua chất lượng đầu ra công việc 9

1.1.2.5 Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực 9

1.1.3 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch 10

1.1.3.1 Các yếu tố bên trong 10

1.1.3.2 Môi trường bên ngoài 11

1.1.4 Các công cụ để xây dựng, đánh giá và lựa chọn giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch 12

Trang 8

1.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM 19

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH HỒ TRÀM VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 19

2.1.1 Giới thiệu về khu du lịch Hồ Tràm 19

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19

2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 20

2.1.1.3 Các đơn vị kinh doanh du lịch 21

2.1.1.4 Các dịch vụ hỗ trợ du lịch 23

2.1.1.5 Khách du lịch và doanh thu từ du lịch 24

2.1.2 Thực tế về nguồn nhân lực Hồ Tràm 26

2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỒ TRÀM 27

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 27

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô 27

2.2.1.2 Đánh giá môi trường bên ngoài 30

2.2.2 Phân tích môi trường bên trong 31

2.2.2.1 Điều kiện tự nhiên 31

2.2.2.3 Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo của địa phương 33

2.2.2.4 Tốc độ gia tăng dân số 34

2.2.2.5 Các chính sách kinh tế - xã hội của địa phương 34

2.2.2.6 Đánh giá môi trường bên trong 35

2.3 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KDL HỒ TRÀM 36

2.4 ĐIỂM MẠNH, HẠN CHẾ, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM 46

2.4.1 Điểm mạnh trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu du lịch Hồ Tràm 46

2.4.2 Hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu du lịch Hồ Tràm 48

2.4.3 Cơ hội trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại KDL Hồ Tràm52 2.4.4 Thách thức trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu du lịch Hồ Tràm 54

2.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KDL HỒ TRÀM 58

3.1 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM 58

3.1.1 Mục tiêu 58

3.1.2 Định hướng 58

Trang 9

3.2.3 Ma trận SWOT 63

3.3 LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM 63

3.3.1 Chiến lược phát triển nhận diện thương hiệu du lịch Hồ Tràm 66

3.3.2 Chiến lược định hướng nguồn nhân lực du lịch 67

3.3.3 Chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 67

3.3.4 Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới 67

3.3.5 Chiến lược giới thiệu về ngành du lịch 68

3.3.6 Chiến lược kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp 68

3.3.7 Chiến lược phát triển sản phẩm hỗ trợ du lịch 69

3.4 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ TRÀM 69

3.4.1 Phát triển hệ thống giáo dục chuyên ngành du lịch 69

3.4.2 Đối thoại với doanh nghiệp 72

3.4.3 Phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường an ninh 73

3.4.4 Khuyến khích các công ty cung ứng lao động thời vụ cho khu du lịch địa phương 74 3.4.5 Các chương trình khuyến học 75

3.4.6 Nâng cao ý thức bảo vệ du lịch 76

3.4.7 Tăng cường liên kết với doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm địa phương 77

3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 79

Kết luận và kiến nghị 80

Tài liệu tham khảo 82

PHỤ LỤC 86

Trang 10

Từ viết tắt Diễn giải

ATF Asian Tourism Forum – Diễn đàn du lịch Đông Nam Á

BQL Ban quản lý

BRVT Bà Rịa Vũng Tàu

CCCD Căn cước công dân

CLC Chất lượng cao

CNTT Công Nghệ Thông Tin

EFE External Factor Evaluation – Những yếu tố đánh giá bên ngoài

GDĐT Giáo dục đào tạo

GenZ Generation Z – Cho thế hệ có năm sinh từ 1997 đến 2012

HĐND Hội Đồng Nhân Dân

HRD Human Resource Development – Phát triển NNL

HRM Human Resource Management – Quản lý nhân sự

IFE Internal Factor Evaluation – Những yếu tố đánh giá bên trong

IHG Tập đoàn quản lý khách sạn InterContinental Hotels Group

KFC Kentucky Fried Chicken – Gà rán Kentucky

MMA Mixed Martial Art – Võ thuật tổng hợp

NNL Nguồn nhân lực

UBND Ủy Ban Nhân Nhân

VNEID Viet Nam Electronic Identification – Thẻ định danh điện tử Việt Nam

Trang 11

Số hiệu bảng Tên bảng

Bảng 1.1 Mẫu ma trận EFE

Bảng 1.2 Mẫu ma trận SWOT

Bảng 2.1 Khách du lịch và doanh thu du lịch 2019 – 2023

Bảng 2.2 Khách du lịch và doanh thu du lịch 2023 – 2024

Bảng 2.3 Khảo sát chất lượng NNL trong lĩnh vực du lịch tại Hồ Tràm

Bảng 2.4 Công tác tuyển dụng lao động

Bảng 2.5 Công tác đào tạo nghề chuyên ngành

Bảng 2.6 Công tác bảo vệ quyền lợi người lao động

Bảng 2.7 Công tác xây dựng môi trường làm việc

Bảng 2.8 Công tác đánh giá công việc

Bảng 2.9 Những điểm mạnh và hạn chế trong việc phát triển NNL CLC tại

KDL Hồ Tràm Bảng 2.10 Cơ hội và thách thức về phát triển NNL CLC tại KDL Hồ Tràm

Bảng 3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bảng 3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Bảng 3.3 Lựa chọn chiến lược phát triển NNL CLC tại KDL Hồ Tràm

Trang 12

Số hiệu hình Tên hình

Hình 2.1 Các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 2.2 Mô hình quản trị NNL Michigan

Hình 2.3 Mô hình khảo sát công tác phát triển NNL hiện nay tại địa phương

Trang 13

Giới Thiệu Nghiên Cứu

1 Lý do chọn đề tài

BRVT được bạn bè trong nước và du khách quốc tế biết đến như một thành phố

du lịch biển với khí hậu trong lành, thời tiết ôn hòa, được thiên nhiên ưu đãi Tất cả những địa điểm du lịch đang hoạt động đều góp phần giúp cho BRVT ngày càng tăng vị thế của mình Và Hồ Tràm là một trong những gương mặt tiêu biểu, đầy kỳ vọng Sự kỳ vọng được thể hiện rõ nét thông qua những dự án lớn về du lịch Từ một vùng đất hoang sơ,

Hồ Tràm ngày nay là nơi có nhiều khách sạn 5 sao nhất trên địa bàn tỉnh, có sân golf tiêu chuẩn quốc tế, và có cả casino lớn bậc nhất Việt Nam

Sự phát triển này đi kèm với yêu cầu lớn về nhân sự ở nhiều hạng mục và vị trí khác nhau Tuy nhiên, do xuất phát điểm của Hồ Tràm là một khu vực chủ yếu phát triển ngư và nông nghiệp nên lực lượng lao động cho ngành du lịch đang khan hiếm gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch tại đây Hồ Tràm hiện nay chưa có trường dạy nghề chuyên ngành, trong khi đó, Hồ Tràm có những đơn vị kinh doanh du lịch lớn có khả năng và sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nghề cho NNL ngay tại đơn vị nhưng giữa các bên liên quan chưa có sự kết nối với nhau

Với mong muốn tháo gỡ những hạn chế, khó khăn hiện tại để phát triển NNL địa phương, phục vụ cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch tại Hồ Tràm, qua đó góp phần phát triển du lịch tỉnh BRVT, tác giả đã chọn đề tài này

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung nghiên cứu môi trường du lịch tại Hồ Tràm, thực trạng NNL tại nơi này, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp để phát triển NNL CLC cho địa phương

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện để giải quyết

Trang 14

những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

- Thứ nhất, tìm hiểu và đánh giá thực trạng NNL tại KDL Hồ Tràm, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNL

- Thứ hai, xây dựng giải pháp phát triển chất lượng NNL địa phương thông qua việc phân tích ma trận EFE, IFE và SWOT

3 Phương pháp nghiên cứu

A Phương pháp chọn mẫu:

Tác giả đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu dựa vào ý kiến của các chuyên gia trong bài nghiên cứu Tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban quản lý của khu nghỉ dưỡng Ixora, Holiday Inn, Intercontinental Grand và Melia Hồ Tràm, bốn trong những đại diện lớn nhất của doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cũng là những đơn vị đi đầu trong việc phối hợp với các trường Cao đẳng, Đại học du lịch trên địa bàn tỉnh BRVT để nắm bắt những thuận lợi và hạn chế của việc hợp tác và chất lượng của các bạn sinh viên vừa học vừa làm so với những bạn đã tốt nghiệp nhưng chưa qua thực tế Đối tượng được mời tham gia trả lời phỏng vấn là các trưởng bộ phận trong ban quản lý, các đơn vị liên quan trực tiếp đến chất lượng NNL

Tác giả đã thông qua kết nối giữa doanh nghiệp cũng như mối liên hệ giữa doanh nghiệp và địa phương để gửi bảng câu hỏi đến với các đồng nghiệp trong ban giám đốc các khách sạn, các anh chị em là quản lý bộ phận trong khu nghỉ dưỡng để thu thập thông tin về chất lượng NNL địa phương, những hoạt động mà doanh nghiệp đang triển khai nhằm phát triển chất lượng NNL này, những thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận

và tuyển dụng lao động địa phương, để từ đó tác giả có được những phân tích đúng và đầy đủ hơn

Thu thập dữ liệu: Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ

cấp và sơ cấp Về nguồn thứ cấp, tác giả đã lượt khảo các bài báo, các báo cáo về thực trạng NNL tại khu vực BRVT, cùng với những công trình nghiên cứu khoa học trong và

Trang 15

ngoài nước có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu Đối với nguồn dữ liệu

sơ cấp, tác giả đã thu thập thông tin và số liệu thông qua quan sát, phỏng vấn và điều tra bảng câu hỏi do tác giả thực hiện trong giai đoạn tháng 12/2023-02/2024

Tác giả cũng đã phỏng vấn 90 em học sinh cấp 3 của trường Võ Thị Sáu trên địa bàn Hồ Tràm để nắm bắt những trăn trở, khó khăn của các em trong việc chọn theo học ngành du lịch vì đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt cho tương lai của du lịch Hồ Tràm, là một trong những nhân tố quyết định “CLC” của Hồ Tràm trên bình diện chung

B Phương pháp phân tích dữ liệu:

Đối với phần nghiên cứu định tính, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, các trưởng phó phòng ban, các chuyên gia trong tổ chức về phát triển NNL Mục tiêu của phần này là xác định và đánh giá các hoạt động phát triển NNL tại các đơn vị này Sau đó, tiến hành khảo sát hoạt động phát triển NNL tại địa phương bằng cách sử dụng các thông tin đã thu thập và chuyển đổi thành các tiêu chí

Phần thống kê mô tả giúp tác giả đánh giá tình hình thực tế của NNL Hồ Tràm Tác giả đã thực hiện đánh giá dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn để thu thập ý kiến của các bên có liên quan về chất lượng NNL Từ kết quả đạt được, tác giả đã tiến hành phân tích chi tiết về tác động của môi trường bên trong, bên ngoài, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức đối với NNL hiện tại bên cạnh những hỗ trợ từ doanh nghiệp, địa phương, thông qua các ma trận IFE, EFE và SWOT để có những đề xuất phù hợp cho các giải pháp phát triển NNL tại KDL Hồ Tràm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

A Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những đối tượng liên quan đến NNL tại KDL Hồ

Tràm và những đối tượng có thể tham gia vào quá trình phát triển NNL này

B Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên khảo

Trang 16

sát tại KDL Hồ Tràm, tỉnh BRVT

Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2019 - 2024,

điều tra bảng câu hỏi do tác giả thực hiện từ tháng 12/2023 đến tháng 02/2024

5 Ý nghĩa nghiên cứu

A Ý nghĩa khoa học:

Qua bài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết về NNL, giúp củng cố thêm về mặt lý luận cho sự phát triển của NNL Hy vọng rằng, bài viết cũng sẽ góp phần nâng cao tầm quan trọng của sự phát triển NNL trong thực tế

B Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu này góp phần đánh giá thực trạng NNL địa phương tại Hồ Tràm và mang theo những đề xuất cho giải pháp phát triển NNL CLC tại đây Qua đó, giúp cho ngành du lịch tại Hồ Tràm nói riêng và tỉnh BRVT nói chung, phát triển bền vững và trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy cho du khách khắp nơi

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn của tác giả bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao

Chương 2: Phân tích thực trạng về nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu du lịch

Hồ Tràm

Chương 3: Giải pháp đề xuất

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NGÀNH DU LỊCH

1.1 LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.1 Các khái niệm và lý thuyết có liên quan

1.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo Liên Hợp quốc, “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Có thể nói, nguồn lực con người đóng vai trò như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn công nghệ, vốn tiền tệ, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên…

Theo David Begg (2008) cho rằng “NNL là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con

người tích lũy được, nó có thể đem lại thu nhập trong tương lai” Tác giả này cho rằng kinh nghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất là cốt lõi vì tất cả mọi của cải, vật chất của hiện tại và tương lai đều được tạo ra từ chính những kiến thức, kinh nghiệm thực tế này (theo Nguyễn Thị Ngọc Nga – Lê Thị Phượng Liên - 2020)

Theo viện nghiên cứu và phát triển nguồn lực Việt thì NNL chính là một trong những nguồn lực hữu hình, ảnh hưởng đến chiến lược quản trị của doanh nghiệp Nguồn lực này tạo nên lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò chủ chốt trong thành công của một công

ty

Theo Đoàn Văn Khái (2005) thì NNL là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội (nguồn:Nguyễn Thị Tố Uyên – 2020)

Nguồn nhân lực được thể hiện trên hai mặt:

* Về số lượng, đó là tổng số người trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước có thể làm việc và tổng thời gian lao động mà họ có thể mang lại

Trang 18

* Về chất lượng, đó là trình độ chuyên môn, kiến thức và mức độ lành nghề trong công việc, là tình trạng sức khỏe của người lao động để có thể mang đến chất lượng cho công việc

1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao

Trần Văn Phòng – Lê Thị Hạnh (2023) quan niệm nhân lực CLC để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề “về chuyên môn kỹ thuật” tương ứng với yêu cầu của một ngành nghề cụ thể theo những tiêu chí phân loại lao động về trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định, có phẩm chất xã hội tốt đẹp

Theo Lê Trung Can – Trần Bá Thọ (2022) thì NNL CLC là nhân lực đã qua đào tạo, có kiến thức tốt về một lĩnh vực công việc, thành thạo kỹ năng thực hiện công việc,

có thể chất tốt và tiềm năng phát triển trong môi trường làm việc để đáp ứng được các yêu cầu công việc hiện tại cũng như tương lai của tổ chức, cơ quan, đơn vị

Đỗ Thị Hạnh (2022) lại cho rằng NNL CLC bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực Đó là những người lao động có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ học vấn và chuyên môn cao, có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu của thực tiễn

1.1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực du lịch

Theo Huỳnh Văn Thái – Võ Xuân Hậu (2020), nhân lực du lịch là khái niệm chỉ lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm các đơn vị sự nghiệp du lịch; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp liên quan và cả những người làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về du lịch Bên cạnh đó, bộ phận nhân lực làm việc trong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hải quan, giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ công cộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng Có thể thấy rằng NNL du lịch không chỉ tác động và đóng vai trò quyết định đối với ngành du lịch, mà độ bao phủ của nó còn góp phần không nhỏ cho sự phát triển của những ngành, lĩnh vực khác có liên quan

Trang 19

1.1.1.4 Khái niệm nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Theo La Hoàn, yếu tố CLC của NNL thể hiện:

Đối với nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…): NNL CLC của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu: phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng

và biết cách giữ chân người tài; có khả năng phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến

và sáng tạo; phải có tâm trong thu phục lòng người; phải có tầm nhìn xa về xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới, với hiện trạng đất nước, có khả năng dự báo và có kế hoạch để sánh ngang, vượt qua đối thủ

Đối với nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng nghề, có khả năng sáng tạo trong công việc, kỹ năng sống tốt, biết phối hợp công việc để hoàn thành với hiệu suất cao, biết vận dụng công nghệ tiên tiến phù hợp…Và một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực phục vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành (nguồn: Vũ Thị Huệ - 2022)

1.1.1.5 Khám niệm khu du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017), khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Khu du lịch được phân thành 2 cấp là cấp Tỉnh và cấp Quốc gia Trong đó, khu du lịch cấp Tỉnh cần đáp ứng những điều kiện cần có sau:

- Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa,

có ranh giới xác định

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch

- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Trang 20

1.1.1.6 Thuật ngữ phát triển nguồn nhân lực du lịch

Theo Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm

2025, định hướng đến 2030 của Sở Du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch là sự tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên các mặt như: mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất và tinh thần, thái độ làm việc bằng các hoạt động như thu hút, xây dựng chính sách, hoạt động liên kết và biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của địa phương

1.1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Theo FASTDO (2024), có 5 tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực như sau

1.1.2.1 Tiêu chí đánh giá về nhân tố trí lực

Trí lực là nhân tố hàng đầu trong tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, được thể hiện qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và kỹ năng mềm Sự kết hợp của những yếu tố này là vô cùng cần thiết và sẽ giúp doanh nghiệp hướng tới những thành quả tốt hơn, đồng thời làm giảm chi phí và thời gian trong quá trình quản lý Để nâng cao trí lực của nhân sự, những chương trình huấn luyện nội bộ, đào tạo chuyên môn đóng vai trò then chốt

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá về nhân tố thể lực

Sức khỏe ổn định giúp người lao động làm việc tốt hơn, giúp gia tăng sự dẻo dai

và khả năng chịu áp lực công việc với cường độ cao Sự vui vẻ thoải mái trong công việc giúp gia tăng năng suất và hiệu quả lao động

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân sự Những khoảng thời gian giải lao, nghỉ ngơi

Trang 21

giữa giờ, hoạt động teambuilding…đã được áp dụng Những hoạt động này ngoài tác dụng gắn kết nội bộ công ty, còn giúp cho nhân sự luôn trong trạng thái tốt nhất

1.1.2.3 Tiêu chí đánh giá về nhân tố tâm lực

Tâm lực là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng Cụ thể, người lao động phải có đạo đức, thái độ và hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn Tùy vào đặc điểm của tổ chức mà mỗi công ty sẽ xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng nhân lực thông qua yếu tố tâm lực khác nhau, nhìn chung các tiêu chí được sử dụng phổ biến là:

- Tiêu chí về phẩm chất cá nhân và đạo đức nghề nghiệp

- Tiêu chí về thái độ và ý thức cho công việc

- Tiêu chí về tác phong làm việc

- Tiêu chí đánh giá sự chuyên nghiệp như kỹ năng chuyên môn hoặc thâm niên trong ngành

1.1.2.4 Tiêu chí đánh giá thông qua chất lượng đầu ra công việc

Kết quả trong quá trình làm việc của nhân viên phản ánh kỹ năng chuyên môn và sự phù hợp với công việc Dựa vào thông tin về chất lượng đầu ra, nhà quản lý sẽ có thông tin về sự nỗ lực, khả năng và ưu nhược điểm của người lao động Hơn nữa, công

ty cũng sẽ tìm ra được nguyên nhân đằng sau việc nhân viên không đạt đủ tiêu chí, từ đó doanh nghiệp sẽ xem xét điều chỉnh chính sách gia tăng chất lượng nhân lực phù hợp và đúng thời điểm Người lao động có thể được đào tạo lại, hoặc được khuyến khích qua việc tăng lương hoặc thăng chức nhờ kết quả trong quá trình làm việc

1.1.2.5 Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực

Những yếu tố dùng để đánh giá thông qua cơ cấu NNL được sử dụng chính là độ tuổi và giới tính Từ đó doanh nghiệp sẽ căn cứ vào thông tin có được để quyết định việc lựa chọn nguồn nhân lực cho phù hợp

- Tiêu chí đánh giá qua cơ cấu theo độ tuổi:

Cơ cấu tuổi tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động Cơ cấu về độ tuổi

Trang 22

là một tiêu chí không thể thiếu trong việc xây dựng các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động Bên cạnh đó, thông qua cơ cấu độ tuổi nhân lực ta có thể đánh giá được chất lượng của nguồn lao động, chẳng hạn, cơ cấu nhân lực ở độ tuổi thấp sẽ phản ánh sự thiếu kinh nghiệm chuyên môn, trình độ đào tạo thấp của người lao động

- Tiêu chí đánh giá qua cơ cấu theo giới tính:

Cơ cấu theo giới tính được xác định bằng cách so sánh tỉ lệ nam và nữ với tổng NNL trong môi trường làm việc Sự chênh lệch giới tính sẽ làm mất cân bằng sinh thái Một số công việc tay chân đòi hỏi nguồn lao động là nam, và ngược lại nữ giới cũng được tuyển dụng nhiều ở những ngành dịch vụ khác Chính vì vậy, cơ cấu theo giới tính

cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng

1.1.3 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch

Theo Trần Thị Thu Thủy (2020), chất lượng của NNL du lịch đến sự phát triển ngành du lịch, góp phần định hình thương hiệu, khẳng định chất lượng, xây dựng sự phong phú của sản phẩm du lịch; góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, con người

và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương

1.1.3.1 Các yếu tố bên trong

- Trình độ phát triển về kinh tế và du lịch của địa phương: trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển du lịch Các nhà đầu tư du lịch sẽ phải có tầm nhìn vĩ mô về sự phát triển kinh tế của địa phương vì khi đầu tư vào một khu vực đã phát triển về mặt kinh tế thì mọi chi phí sẽ cao hơn, bao gồm phí thuê đất, phí nhân công xây dựng, nguyên vật liệu…

Sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy nhu cầu du lịch của một lực lượng cư dân địa phương, đồng thời sẽ giúp du lịch địa phương được biết đến và phát triển theo Đến lúc này, sự phát triển du lịch sẽ quyết định đến xu thế phát triển của NNL ngành du lịch, trong đó có sự phát triển về số lượng và chất lượng của NNL

- Trình độ phát triển giáo dục đào tạo của địa phương: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng trong sự phát triển NNL; chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp

Trang 23

đến chất lượng NNL Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNL ngành du lịch

- Tốc độ gia tăng dân số: Để nâng cao chất lượng NNL cần chú ý duy trì tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý vì sự gia tăng dân số một cách quá mức sẽ gây sức ép lên các

cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển NNL

- Các chính sách kinh tế - xã hội của địa phương: Những chính sách như giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động đều có tác động trực tiếp đến NNL

Chính sách kinh tế - xã hội không chỉ góp phần phát triển NNL mà còn làm giảm các tác động tiêu cực đến sự phát triển của NNL thông qua những biến động của thị trường lao động

Trong các chính sách phát triển du lịch của địa phương thì chính sách đào tạo phát triển NNL ngành du lịch là nòng cốt cho sự phát triển NNL CLC

1.1.3.2 Môi trường bên ngoài

- Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa giúp cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, lúc này các nền kinh tế tương tác và cạnh tranh với nhau Năng lực cạnh tranh được quyết định dựa trên khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp Trong quá trình này, kiến thức

và các kỹ năng của lực lượng lao động đóng góp chủ yếu nhất Theo đó, lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng phát triển mạnh mẽ theo sự toàn cầu hóa này

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông: Sự tiến bộ của công nghệ thông tin giúp cho các địa điểm du lịch mới được biết đến một cách nhanh chóng hơn Điều này đòi hỏi nhân lực địa phương nói chung và nhân lực du lịch nói riêng phải phát triển theo để đáp ứng nhu cầu Ví dụ như làm thế nào để nhận một đơn đặt phòng trực tuyến, thanh toán không tiếp xúc hay tích hợp thông tin vào phần mềm VNEID…

Trang 24

- Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Sự phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sự cải thiện hệ thống giao thông giúp cho thời gian di chuyển của khách du lịch ngắn đi, do vậy, họ có thể có thêm thời gian để thực hiện nhiều chuyến đi khác trong năm và trải nghiệm nhiều dịch vụ khác nhau Đây là động lực để các ngành dịch vụ du lịch bổ sung như tham quan, chăm sóc sức khỏe, tham gia lễ hội…phát triển.

1.1.4 Các công cụ để xây dựng, đánh giá và lựa chọn giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

Giải pháp chỉ được gọi là phù hợp và khả thi khi giải pháp đó được xây dựng dựa trên những nguồn lực hiện có và phải đáp ứng được hiệu quả kinh tế, xã hội mà địa phương đó yêu cầu

Có rất nhiều các công cụ khác nhau để xây dựng, đánh giá và lựa chọn được giải pháp phù hợp như: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức (SWOT),

Ma trận nhóm tham khảo ý kiến Boston (BCG), Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hành động (SPACE), Ma trận bên trong, bên ngoài (IE), Ma trận chiến lược chính, Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng (QSPM) để hỗ trợ cho việc đưa ra các giải pháp khả thi một cách có hệ thống bằng cách sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài quan trọng

Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả sử dụng các công cụ và kỹ thuật sau để phân tích môi trường hoạt động cũng như để kiểm tra, đánh giá và lựa chọn được giải pháp phù hợp, khả thi nhất cho địa phương:

1.1.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp cho các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hoá, nhân khẩu, địa lý, công nghệ và cạnh tranh theo mẫu bảng 1.1 Có 5 bước trong việc phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):

Trang 25

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến đối tượng cần phân tích

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng), tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố bằng 1,0 Việc phân loại này sử dụng ý kiến tham vấn của chuyên gia

Bước 3: Phân loại trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, cho điểm từ 1 (ảnh hưởng

ít nhất) đến 4 (ảnh hưởng nhiều nhất) dựa trên hiệu quả chiến lược của tổ chức Việc cho điểm trọng số được thực hiện bởi người nghiên cứu căn cứ vào quá trình nghiên cứu và hiểu biết của người nghiên cứu về các đối tượng đang nghiên cứu

Bước 4: Nhân các mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng nhằm xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức

Bảng 1 1 Mẫu ma trận EFE

TT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của từng yếu tố Nếu tổng số điểm trung bình

là 2,5 cho thấy khả năng phản ứng là bình thường Tổng số điểm quan trọng < 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu với môi trường và > 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt với môi trường Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0

1.1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE giúp cho nhà nghiên cứu đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu quan trọng có ảnh hưởng trong tổ chức, cách thiết lập cũng tương tự như ma trận EFE Riêng ở bước thứ 3 thì phân loại từ 1 đến 4 cho cho mỗi yếu tố

Trang 26

như sau: 1 (điểm yếu nhất), 2 (điểm yếu nhỏ nhất), 3 (điểm mạnh nhỏ nhất), 4 (điểm mạnh lớn nhất)

1.1.4.3 Ma trận SWOT

Ma trận SWOT sẽ giúp cho nhà hoạch định lựa chọn các chiến lược tốt nhất, giải pháp phù hợp nhất cho tổ chức trong số nhiều những giải pháp khác nhau để tránh việc dàn trải mà không mang lại kết quả cụ thể Ma trận SWOT thường đưa ra 4 nhóm chiến lược cơ bản theo mẫu bảng 1.2

Bảng 1 2 Mẫu ma trận SWOT

S – Các điểm mạnh

Các chiến lược kết hợp S/O:

Dùng các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội

Các chiến lược kết hợp S/T:

Tận dụng điểm mạnh để vượt qua thách thức

W – Các điểm yếu

Các chiến lược kết hợp W/O:

Hạn chế các điểm yếu để

tận dụng các cơ hội

Trang 27

Theo Ferd R David, phải qua 8 bước sau để lập được một ma trận SWOT: Bước 1: Liệt kê các cơ hội bên ngoài của tổ chức

Bước 2: Liệt kê các mối đe doạ quan trọng bên ngoài tổ chức

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức

Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong tổ chức

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài, ghi kết quả chiến lược S/O vào ô thích hợp

Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài, ghi nhận kết quả chiến lược W/O vào ô thích hợp

Bước 7: Kết hợp những điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài, ghi nhận kết quả chiến lược S/T vào ô thích hợp

Bước 8: Kết hợp những điểm yếu bên trong với thách thức bên ngoài, ghi nhận kết quả chiến lược W/T vào ô thích hợp

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN:

Để đúc kết thêm kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước và áp dụng những giải pháp thành công cho đề tài tác giả nghiên cứu, tác giả đã tham khảo những bài viết sau:

A Nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực - ThS Ngô Thị Hồng Giang

Bài viết phân tích thực trạng của sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và nêu ra 4 hạn chế sau:

- Hầu hết sự gắn kết là ngắn hạn chứ không có kế hoạch chiến lược và lâu dài

- Các cơ sở đào tạo không được cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu lao động

Trang 28

từ doanh nghiệp du lịch Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo thường theo một khung cứng nhắc và rất khó thay đổi

- Mặc dù đã có chủ trương tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, song hiện nay chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể

- Nhà trường thiếu chủ động và gặp nhiều trở ngại trong việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu việc làm thực tế

Qua đó, bài viết đã đưa ra một số giải pháp như:

- Đối với nhà trường: Nâng cao liên kết trong đào tạo NNL với các doanh nghiệp

- Đối với doanh nghiệp: Cần xem việc gắn kết với nhà trường là xu thế tất yếu để hạn chế tình trạng phải đào tạo bổ sung, mất thời gian đào tạo lại sau khi tuyển dụng

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia phát triển và nhanh chóng xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong liên kết vì sự phát triển bền vững của doanh

nghiệp, nhà trường và quốc gia

B Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên ngành quản trị nhân sự trong kỷ nguyên hội nhập - ThS Phạm Thị Trâm Anh

Bài viết đề cập và phân tích mô hình học tập trải nghiệm và đưa ra những lợi ích tuyệt vời từ mô hình này như việc nâng cao kỹ năng, hoàn thiện bản thân trong quá trình hoạt động thực tiễn và xử lý những tình huống khác nhau

Mô hình học tập trải nghiệm mà bài viết nêu ra bao gồm:

- Trải nghiệm cụ thể: Giảng viên đưa ra tình huống liên quan đến bài học và yêu cầu sinh viên thực hành qua việc đưa ra giải pháp

- Học sinh phản hồi kinh nghiệm dựa vào kiến thức nhận được

- Tổng hợp phân tích kiến thức mới để thành kiến thức cho bản thân

- Giảng viên khuyến khích sinh viên vận dụng, thực hành các kiến thức vừa đúc kết

Trang 29

C Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – bước đi cần thiết cho sự phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2030 - ThS Nguyễn Thanh Lâm

Bài viết phân tích vai trò của của NNL CLC đến sự phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh, thể hiện qua 4 tiêu chí:

Trước hết là, NNL CLC là nguồn lực cốt lõi quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố NNL, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi từ lao động thủ công sang sử dụng sức lao động với máy móc, công nghệ tiên tiến, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Ba là, NNL CLC giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh bị tụt hậu và thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành Phố

Thứ tư là, NNL CLC là điều kiện để thành phố hội nhập kinh tế quốc tế

Bài viết cũng đã đưa ra giải pháp căn cơ cho sự phát triển NNL CLC thành phố

Hồ Chí Minh là đầu tư cho giáo dục, phát triển cơ sở vật chất trường học, các trung tâm nghề cho học sinh, sinh viên, công nhân

Qua quá trình tham khảo những nghiên cứu và phân tích trước đây, tác giả thu thập được nhiều thông tin bổ ích cho bài nghiên cứu của mình như:

- Tầm quan trọng của sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo NNL

- Những hạn chế và hướng giải quyết để nâng cao sự gắn kết qua đó góp phần phát triển NNL mang lại lợi ích chung không chỉ cho doanh nghiệp và nhà trường mà cho toàn xã hội

- Vai trò của NNL CLC trong sự phát triển kinh tế xã hội của một địa phương

- Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo phải được ưu tiên vì đây là giải pháp căn cơ nhất cho sự phát triển NNL CLC

Trang 30

- Mô hình học tập trải nghiệm cho sinh viên trong kỷ nguyên hội nhập Các bước để hình thành mô hình và áp dụng vào môi trường giảng dạy thực tiễn

Những dữ liệu từ các nguồn nghiên cứu này giúp cho tác giả nhìn nhận lại vấn đề nghiên cứu của mình một cách sâu sắc và cụ thể hơn để có thể điều chỉnh và áp dụng dựa theo thực tế của địa phương nhằm mang lại những giải pháp phù hợp nhất cho sự phát triển NNL CLC tại đây

1.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Để tìm ra giải pháp phát triển NNL CLC cho ngành du lịch địa phương Hồ Tràm, tác giả cần nắm rõ những lý thuyết liên quan để tìm ra những nguyên tắc chung, những hướng đi đúng đắn, những rào cản ảnh hưởng đến việc phát triển NNL CLC trên bình diện chung, từ đó áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương, tiến hành phân tích và nghiên cứu sâu bằng những phương pháp đã được học và chọn lọc để có những chiến lược, những giải pháp phù hợp nhất cho địa phương

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI KHU DU LỊCH HỒ

TRÀM

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH HỒ TRÀM VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1.1 Giới thiệu về khu du lịch Hồ Tràm

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trước đây, khi nhắc đến BRVT, hầu như khách du lịch chỉ biết đến Vũng Tàu Ngày nay, Hồ Tràm nổi lên như một đối trọng đáng gờm với những thế mạnh riêng của mình, bên cạnh những sự đầu tư hợp lý

Hồ Tràm là một thôn nhỏ ven biển thuộc xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào ngày 30/10/1995 theo Nghị định 71-CP ngày của Thủ tướng Chính phủ Phía Tây giáp xã Lộc An và xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ; phía Bắc giáp thị trấn Phước Bửu và xã Phước Tân; phía Đông giáp khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu; phía Nam giáp Biển Đông (theo Nam Phong - 2020)

So với những địa danh du lịch đã nổi tiếng của Việt Nam, Hồ Tràm có lịch sử khai phá muộn hơn nhưng tốc độ phát triển nhanh vượt bậc Từ một vùng đất không mấy

ai biết đến, Hồ Tràm đang dần chuyển mình thành điểm đến khó bỏ qua với mọi du khách

Nằm cách TP Hồ Chí Minh chỉ hơn 100km, Hồ Tràm có đường bờ biển dài với những bãi tắm tuyệt đẹp, được kênh truyền hình CNN Go (Mỹ) bình chọn là một trong những nơi có bãi biển hoang sơ đẹp nhất hành tinh Bên cạnh đó là hệ sinh thái độc đáo từ rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu, suối nước nóng Bình Châu (theo Cao - 2022)

Trang 32

2.1.1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của du lịch và những ngành khác Hồ Tràm đã thay da đổi thịt khi cơ sở hạ tầng được cải thiện và nâng cấp đặc biệt là ở những hạng mục phục vụ du lịch

• Mạng lưới giao thông:

Sự phát triển của du lịch đã giúp cho mạng lưới giao thông phát triển theo khi mà nhu cầu của du khách đến với Hồ Tràm ngày càng nhiều Ngay cả những trục đường liên

xã, liên huyện, đường trong khu dân cư, cũng đa phần được đổ bê tông hoặc trải nhựa

Sáng 17/6/2023, tỉnh BRVT tổ chức lễ khởi công dự án mở rộng, nâng cấp đường ven biển 994 dài gần 77km, với tổng mức đầu tư hơn 6.500 tỉ đồng Đây là con đường tạo động lực phát triển bứt phá cho ngành du lịch, đô thị biển của tỉnh này Dự án nâng cấp, mở rộng đường này xuất phát ở các khu công nghiệp, cảng biển ở thị xã Phú Mỹ và điểm cuối tại các khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp tại Hồ Tràm, Bình Châu (theo Đông

Hà - 2023)

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn thuộc dự án thành phần 3 qua Thị Xã Phú

Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành hình Khởi công giữa tháng 6/2023, tuyến cao tốc dài gần 54 km, quy mô 4-6 làn xe tùy đoạn tuyến, với tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng Trong đó, đoạn một dài 16 km do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư; đoạn hai dài 18,2

km do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đoạn 3 dài 19,5 km Sau khi hoàn thành, ôtô từ TP HCM đi Vũng Tàu đều qua cao tốc, thời gian di chuyển rút ngắn từ 120 phút còn 70 phút (theo Trường Hà – Phước Tấn - 2024)

Bên cạnh sân bay Long Thành với kế hoạch đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm

2026, đón 25 triệu lượt khách mỗi năm (theo tapchitaichinh.vn), giúp gia tăng về chất và lượng nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia và cả du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và Hồ Tràm nói riêng trong tương lai thì dự án sân bay Hồ Tràm Lộc An cũng rất

Trang 33

đáng được chờ đợi, giúp cho thời gian di chuyển từ các thành phố lớn không còn là một trở ngại và được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy giúp du lịch Hồ Tràm phát triển vượt bậc Dự án này được triển khai trên địa phận xã Lộc An và xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh BRVT Sân bay này được xác định có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là sân bay chuyên dụng và vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi (không phải vận chuyển công cộng)

Do nằm gần cụm sân bay Long Thành - Tân Sơn Nhất, nên sân bay này được dự phòng cho tiếp nhận máy bay hàng không dân dụng khi có tình huống khẩn cấp (theo Anh Minh - 2023)

• Hệ thống thông tin truyền thông, công nghệ thông tin:

Với tiềm năng phát triển của mình, Hồ Tràm đã thu hút rất nhiều đối tác lớn trong lĩnh vực thông tin truyền thông cũng như công nghệ thông tin, giúp cho việc kết nối Hồ Tràm với thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều Hiện nay, những đơn vị du lịch lớn tại đây đều có những phần mềm quản lý tiên tiến nhất để phục vụ khách hàng như paperless invoice (hóa đơn không in giấy), passport scanner (máy quét hộ chiếu), hệ thống PMS (property management system) phiên bản mới nhất…

• Hệ thống điện/nước:

Khu vực Hồ Tràm có hệ thống điện nước khá tốt, ít khi xảy ra hiện tượng cúp điện/nước đột xuất Những lần cúp để giảm tải thường được thông báo trước để người dân và doanh nghiệp có sự chủ động

Hệ thống thoát nước cũng được quan tâm, ngay cả trong mùa mưa cũng ít khi có trường hợp ngập nước

Hệ thống đèn chiếu sáng:

Hầu như tất cả những cung đường chính đều được trang bị đèn chiếu sáng Tuy nhiên, những cung đường nhỏ cũng cần được quan tâm vì nhân viên ngành du lịch sẽ cần đi về khuya do tính chất công việc

2.1.1.3 Các đơn vị kinh doanh du lịch

• Hoạt động lưu trú:

Trang 34

Hiện nay trên địa bàn thuộc Hồ Tràm có hơn 20 đơn vị kinh doanh lưu trú với phân khúc khách hàng khác nhau, có thể kể ra một vài cái tên nổi bật như:

về giá lẫn chất lượng dịch vụ

“Khu vực Hồ Tràm đang dần hình thành chuỗi resort nghỉ dưỡng và nhiều dịch vụ bổ trợ kéo dài thời gian lưu trú của du khách theo hướng cao cấp, tiện ích”, bà Trần Thị Thu Hiền - Phó giám đốc Sở Du lịch Tỉnh đánh giá

• Dịch vụ vận chuyển:

Nhận thấy tiềm năng phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách như Toàn Thắng, Hoa Mai, Minh Dũng, Hai Trâm, Lado…cũng đã đầu tư vào Hồ Tràm giúp cho việc lưu thông càng thêm dễ dàng Tuy nhiên, taxi công nghệ vẫn chưa góp mặt, gần đây Taxi Xanh cũng đã xuất hiện nhưng vẫn còn rất thưa thớt tại khu vực du lịch này

Trang 35

• Kinh doanh lữ hành:

Đây là một mảng mà Hồ Tràm còn thiếu khi hầu như không có đơn vị kinh doanh lữ hành nào tại địa phương khiến cho các chương trình tour, tham quan, hoạt động trải nghiệm…còn rất hạn chế Thống kê từ ban quản lý các KDL cho thấy doanh thu mang lại từ hoạt động lữ hành của toàn huyện Xuyên Mộc năm 2023 là 0 và được dự đoán sẽ chưa có sự thay đổi năm 2024 (nguồn: thống kê từ BQL các KDL Xuyên Mộc)

Với sự phát triển nhanh chóng của du lịch tại đây và nhu cầu du lịch ngày càng

đa dạng thì hy vọng trong tương lai không xa, doanh thu từ lĩnh vực này cũng sẽ được

đề cập trong báo cáo hàng năm của Huyện

2.1.1.4 Các dịch vụ hỗ trợ du lịch

• Cơ sở ăn uống:

Tuy chưa có những nhà hàng tên tuổi nhưng Hồ Tràm luôn mang đến sự phong phú trong việc chọn lựa món ăn Với lợi thế sát biển, nhiều nhà hàng hải sản tươi sống

đã được mở ra và có quy hoạch bài bản giúp cho du khách có những trải nghiệm tốt bên cạnh những món ăn ngon

• Khu vui chơi giải trí:

Gần đây, khi nhu cầu của khách du lịch ngày càng mở rộng thì các dịch vụ vui chơi giải trí tại Hồ Tràm cũng bắt đầu phát triển với những môn / dịch vụ hấp dẫn và chất lượng như: Cưỡi ngựa, Ca nô, dù lượn, Spa, Golf, Casino, rạp chiếu phim, khu vui chơi trẻ em…

Những dịch vụ này đa phần được cung cấp trong khu nghỉ dưỡng

• Dịch vụ mua sắm:

Dịch vụ này vẫn chưa phát triển đồng bộ dù lượng “cầu” từ du khách là khá lớn Dù chính quyền địa phương đã nỗ lực xây dựng và đưa vào hoạt động khu chợ đêm, các Kiosk tại cầu ngắm biển, thì dịch vụ mua sắm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi sản phẩm còn khá hạn chế, không thu hút và đặc biệt là chưa chú trọng vào

Trang 36

những đặc sản của địa phương

• Những dịch vụ khác:

▪ Dịch vụ ngân hàng: Mạng lưới ngân hàng với các phương thức thanh toán online nhanh gọn giúp cho giao dịch được dễ dàng và thuận lợi Tuy nhiên, Hồ Tràm đang thiếu quầy đổi ngoại tệ Điều này cần được cải thiện vì đây gần như là nơi có nhiều khách quốc tế nhất trong toàn huyện Xuyên Mộc Theo thống kê từ ngân hàng Vietinbank thì giao dịch đổi tiền từ quầy lễ tân của khách sạn Intercontinental Grand Hồ Tràm chiếm

tỉ lệ cao nhất trong toàn Tỉnh trong năm 2023 của ngân hàng này

▪ Dịch vụ viễn thông: Hiện nay mạng viễn thông ở Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung

và Hồ Tràm nói riêng không chỉ dừng lại ở việc cung ứng những dịch vụ truyền thống

mà còn cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, nhất là các dịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng với chất lượng và phong cách phục vụ hoàn thiện hơn

▪ Dịch vụ y tế: Hồ Tràm hiện không có cơ sở y tế phù hợp cho du khách Cơ sở gần nhất là Trung Tâm Y Tế Xuyên Mộc cách Hồ Tràm 20 km với đa phần là dịch vụ dành cho người dân địa phương Đây là vấn đề cần được quan tâm và đầu tư để mang lại sự an tâm cho du khách khi trải nghiệm những dịch vụ tại Hồ Tràm, đặc biệt dành cho khách hàng lớn tuổi hay khách hàng muốn trải nghiệm những môn thể thao mạo hiểm

Trong kế hoạch năm 2024, huyện Xuyên Mộc sẽ tăng cường phát triển y tế, tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, chuyên ngành theo định kỳ và đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm (theo báo cáo tổng kết năm 2023 của UBND huyện)

2.1.1.5 Khách du lịch và doanh thu từ du lịch

Theo số liệu từ BQL các KDL huyện Xuyên Mộc tháng 2/2024, chỉ số khách hàng

và doanh thu đến từ du lịch từ 2019-2023 như sau:

Trang 37

Bảng 2.1: Khách du lịch và doanh thu từ du lịch 2019 – 2023 (nguồn: BQL các KDL)

- Dự kiến năm 2024, Xuyên Mộc sẽ đón và phục vụ khoảng 3.323.382 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 111.616 lượt khách và khách nội địa khoảng 3.211.766 lượt khách) tăng 10% so với năm 2023 Doanh thu đạt 4.375 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 1.694,788 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác đạt 2.680,439 tỷ đồng) tăng 10% so với năm 2023

Bảng 2.2: Khách du lịch và doanh thu từ du lịch 2023 – 2024

Năm lượt khách Tổng số Khách trong nước Khách

quốc tế

Doanh thu từ

du lịch (VND)

Tăng/giảm doanh thu so với năm liền trước

Ước thực hiện

So với năm

2023 (%)

(Bao gồm: - Khách quốc tế Nghìn lượt 101.469 Tăng

Trang 38

2.1.2 Thực tế về nguồn nhân lực Hồ Tràm

Vào cuối năm 2012, khi The Grand Hồ Tràm Strip (TGHTS) bắt đầu tuyển dụng rầm rộ sau khi đã hoàn thành bộ khung nhân sự Họ hy vọng tìm kiếm được một số lượng lớn nhân lực địa phương, nhưng lực lượng nhân sự địa phương không đáp ứng được về mặt chuyên môn do có sự thay đổi lớn trong nhu cầu lao động phục vụ du lịch CLC

TGHTS lúc này phải tìm kiếm nhân sự từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc Vũng Tàu Có thể do mô hình này vận hành ổn nên vấn đề nhân sự địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở thời điểm đó, cho đến khi rất nhiều nhà đầu tư du lịch lớn nhỏ khác đến Hồ Tràm, nhìn thấy khả năng phát triển tại đây và quyết định rót vốn

Bên cạnh đó, Thành Phố Vũng Tàu cũng tiến hành đổi mới mình qua việc xuất hiện nhiều khách sạn 4, 5 sao bên cạnh Imperial như Pullman, Malibu, Cao (nay đổi tên thành khách sạn Vias), Fusion…càng làm cho thị trường lao động ngành du lịch thêm sôi nổi và “căng thẳng” trong khi mặt bằng nhân lực du lịch lúc bấy giờ vẫn còn đang rất hạn chế

Nhân sự từ thành phố Hồ Chí Minh vốn dĩ không bền vững và nhiều biến động

2 Khách lưu trú (qua đêm)

tại các cơ sở kinh doanh du

lịch

(- Khách quốc tế Nghìn lượt 65.960 72.556

- Khách nội địa) Nghìn lượt 991.472 1.090.620

1 Doanh thu dịch vụ lưu trú Triệu đồng 1.440.716 Tăng 11% 1.694.788 Tăng 10%

2 Doanh thu lữ hành Triệu đồng 0 0

3 Doanh thu bán hàng ăn

uống Triệu đồng 1.118.016 Tăng 27% 1.119.818 Tăng 10%

4 Doanh thu dịch vụ khác Triệu đồng 1.418.746 Tăng 23 % 1.560.621 Tăng 10%

Trang 39

sau một khoảng thời gian nhất định vì hầu như NNL này sẽ về lại thành phố nếu không có sự phát triển trong công việc như mong muốn Nhân sự từ Vũng Tàu lúc này có thêm lựa chọn để di chuyển quãng đường ngắn hơn từ nhà đến công ty Và dễ dàng nhận ra, chỉ có nhân sự địa phương mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững về mặt nhân lực cho ngành du lịch Hồ Tràm

Tuy nhiên, do vấn đề xây dựng NNL địa phương đã chưa được tiếp cận một cách đúng đắn, cùng với việc phải chia sẻ miếng bánh (NNL), khiến cho TGHTS nói riêng và

Hồ Tràm nói chung, rơi vào tình huống thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng Vấn đề ở chỗ, lực lượng địa phương có đủ, nhưng họ chưa sẵn sàng hoặc không có ý định theo ngành

du lịch; và doanh nghiệp cũng chưa sẵn sàng đón nhận lực lượng này khi họ chưa qua đào tạo

Tác giả sẽ tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển NNL CLC tại Hồ Tràm trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập trong chương 1, từ đó có những khuyến nghị nhằm hy vọng sẽ phát huy những thế mạnh đang có và cải thiện những hạn chế hiện tại

2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI HỒ TRÀM

2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô

- Toàn cầu hóa:

Trong bài kết quả nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam” của ThS Bùi Thị Như Hiền được đăng trên Tạp Chí Công Thương ngày 04/06/2023 có đề cập đến chỉ số về nhân lực và thị trường lao động của du lịch Việt Nam khi chỉ xếp thứ 6 trong khối Đông Nam Á, sau những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia

Khả năng đáp ứng về chuyên môn nghề nghiệp của lao động còn chưa cao; đặc

Trang 40

biệt khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ vào nghiệp vụ chuyên môn vẫn còn rất hạn chế Số người sử dụng được ngoại ngữ đạt khoảng 60% trên tổng NNL, trong đó tiếng Anh vẫn là phổ biến nhất với khoảng 42%, NNL du lịch biết các ngôn ngữ khác như tiếng Hoa chỉ có 5%, tiếng Pháp là 4% và các tiếng khác là 9% Trong số NNL sử dụng tiếng Anh, chỉ có 15% đạt trình độ đại học, giao tiếp thông thạo (phần lớn làm lễ tân khách sạn hoặc hướng dẫn viên du lịch), còn lại 85% chỉ đạt ở mức

cơ sở Trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ còn thiếu là rào cản trong việc khai thác nguồn lợi du lịch từ khách quốc tế

Kỹ năng làm việc không cao khiến năng suất lao động của ngành Du lịch thấp Thông tin từ Tổng cục Du lịch, năng suất lao động ngành Du lịch Việt Nam thuộc hạng thấp nhất trong khu vực khi đạt 3.477 USD/năm/người, chưa bằng 1/2 lần so với Thái Lan và chỉ bằng 1/15 so với Singapore

Trong những năm qua, dù cơ sở hạ tầng cải thiện và các điểm du lịch chất lượng mang những thương hiệu nổi tiếng xuất hiện tại Hồ Tràm nói riêng và BRVT nói chung, ngày một nhiều hơn, thì khách quốc tế đến với khu vực này chỉ chiếm dưới 10% trong tổng số khách du lịch, trong khi Đà Nẵng, Nha Trang, khách du lịch quốc tế chiếm hơn 70% (nguồn: Sở Du lịch tỉnh BRVT)

Trước tình hình đó, Sở Du lịch đã chủ trì và phối hợp cùng các khu nghỉ dưỡng, các nhà đầu tư công trình du lịch lớn để tìm hướng giải quyết cho sự phát triển chung Buổi thảo luận được tổ chức vào ngày 27/11/2023 tại khu phức hợp TGHTS đã được diễn ra dựa trên tinh thần ấy, với mục đích quảng bá thông điệp “Hồ Tràm – New Des-tination” đến bạn bè quốc tế Hội nghị này quy tụ tất cả quản lý cấp cao của các khu nghỉ dưỡng, từ Long Hải, đến Phước Hải, Đất Đỏ, Lộc An, và Hồ Tràm, để cùng nhau hợp lực phát triển, để trở thành quần thể du lịch CLC

Song hành cùng định hướng ấy, NNL địa phương tại Hồ Tràm cũng phải đáp ứng, phải cải thiện để cùng hòa mình vào sự toàn cầu hóa mà địa phương đang hướng đến

Toàn cầu hóa là một thử thách nhưng cũng mở ra rất nhiều cơ hội và là động lực

Ngày đăng: 18/08/2024, 07:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Anh Minh (2023), “Hé lộ thông tin mới về Dự án Sân bay Đất Đỏ trị giá 3.305 tỷ đồng”, Bài đăng trên báo đầu tư – 12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hé lộ thông tin mới về Dự án Sân bay Đất Đỏ trị giá 3.305 tỷ đồng
Tác giả: Anh Minh
Năm: 2023
[2] Bùi Thị Như Hiền (2023), “Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam”, Bài đăng trên Tạp Chí Công Thương – 06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực hướng tới du lịch bền vững tại Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Như Hiền
Năm: 2023
[3] Cao (2022), “Dấu ấn một thập kỷ phát triển du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm”, Bài đăng trên báo Công an – 07/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn một thập kỷ phát triển du lịch nghỉ dưỡng Hồ Tràm
Tác giả: Cao
Năm: 2022
[4] Chí Linh (2023), “Về Xuyên Mộc thăm rừng, núi, biển”, Bài đăng trên báo Hà Nội Mới – 08/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Xuyên Mộc thăm rừng, núi, biển
Tác giả: Chí Linh
Năm: 2023
[5] Dung Phường (2023), “Huyện Xuyên Mộc quy hoạch và phát triển du lịch”, Bài đăng trên Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp – 06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyện Xuyên Mộc quy hoạch và phát triển du lịch
Tác giả: Dung Phường
Năm: 2023
[7] Đông Hà (2023), “Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công nâng cấp, mở rộng đường ven biển tổng đầu tư hơn 6.500 tỉ”, Bài đăng trên báo Tuổi trẻ online – 06/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công nâng cấp, mở rộng đường ven biển tổng đầu tư hơn 6.500 tỉ
Tác giả: Đông Hà
Năm: 2023
[8] Đỗ Thị Hạnh (2022), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ý nghĩa đối với việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay”, Bài đăng trên Học viện nông nghiệp Việt Nam – 05/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ý nghĩa đối với việc đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đỗ Thị Hạnh
Năm: 2022
[9] FASTDO (2024), “Chất lượng nguồn nhân lực: 5 tiêu chí đánh giá cực kỳ chi tiết”, bài đăng trên website https://fastdo.vn/chat-luong-nguon-nhan-luc/ - 05/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng nguồn nhân lực: 5 tiêu chí đánh giá cực kỳ chi tiết
Tác giả: FASTDO
Năm: 2024
[10] H.B (2024), “25 địa phương, đơn vị của Việt Nam nhận Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024”, Bài đăng trên báo Nhân dân online – 01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 địa phương, đơn vị của Việt Nam nhận Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024
Tác giả: H.B
Năm: 2024
[11] Huỳnh Văn Thái – Võ Xuân Hậu (2020), “Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ số”, Bài đăng trên Tạp chí Công Thương, số 16 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ số
Tác giả: Huỳnh Văn Thái – Võ Xuân Hậu
Năm: 2020
[13] Lê Trung Can – Trần Bá Thọ (2022), "Nguồn nhân lực cho khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 - Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Công Thương – 08/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn nhân lực cho khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 - Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Lê Trung Can – Trần Bá Thọ
Năm: 2022
[15] Nam Phong (2020), “Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy hoạch Hồ Tràm thành "thiên đường" du lịch - nghỉ dưỡng mới của vùng Đông Nam Bộ”, Bài đăng trên website của Cục du lịch Quốc gia Việt Nam – 05/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy hoạch Hồ Tràm thành "thiên đường" du lịch - nghỉ dưỡng mới của vùng Đông Nam Bộ
Tác giả: Nam Phong
Năm: 2020
[16] Nhật Lệ (2021), “Bà Rịa - Vũng Tàu: Đánh giá quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bài đăng trên website của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam – 08/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bà Rịa - Vũng Tàu: Đánh giá quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Tác giả: Nhật Lệ
Năm: 2021
[17] Nguyễn Thị Ngọc Nga – Lê Thị Phượng Liên (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Bài đăng trên báo Tạp chí Công Thương – 10/ 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Nga – Lê Thị Phượng Liên
Năm: 2020
[18] Nguyễn Thị Tố Uyên (2020), “Thực trạng nguồn nhân lực nữ Việt Nam hiện nay và giải pháp phát triển”, đăng trên Tạp chí Trường đại học Ngoại Thương – 03/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng nguồn nhân lực nữ Việt Nam hiện nay và giải pháp phát triển
Tác giả: Nguyễn Thị Tố Uyên
Năm: 2020
[19] Trần Dương (2022), “Nghiên cứu khoa học chỉ ra những độc đáo chỉ có ở Hồ Tràm”, Bài đăng trên báo tuổi trẻ online – 02/2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khoa học chỉ ra những độc đáo chỉ có ở Hồ Tràm
Tác giả: Trần Dương
Năm: 2022
[20] Trần Thị Thu Thủy (2020), “Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nghiên cứu trường hợp trong các cơ sở kinh doanh du lịch tại một số xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình”, Bài đăng trên tạp chí Công thương – 03/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực du lịch: Nghiên cứu trường hợp trong các cơ sở kinh doanh du lịch tại một số xã vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
Tác giả: Trần Thị Thu Thủy
Năm: 2020
[21] Trần Văn Phòng – Lê Thị Hạnh (2023), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản – 04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
Tác giả: Trần Văn Phòng – Lê Thị Hạnh
Năm: 2023
[22] Trường Hà – Phước Tấn (2024), “Cảnh đối lập trên công trường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu”, Bài đăng trên báo điện tử VnExpress – 01/2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh đối lập trên công trường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Tác giả: Trường Hà – Phước Tấn
Năm: 2024
[23] Viện nghiên cứu phát triển nguồn lực Việt, “ Khái niệm nguồn nhân lực – nguồn nhân lực là gì?”, Bài đăng tại https://irdm.edu.vn/khai-niem-nguon-nhan-luc-la-gi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm nguồn nhân lực – nguồn nhân lực là gì

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w