1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN THẠC SĨ] Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101

Đề Tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BAN TÔN GIÁO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU HVTH: Lê Văn Dũng

MSHV: 21110064

GVHD: GS.TS Võ Xuân Vinh

BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC BAN TÔN GIÁO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu

khoa học của luận văn này

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng 9 năm 2023

Họ và tên

Lê Văn Dũng

Trang 3

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung hoàn thành luận văn này

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 10

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

1.4 Phương pháp nghiên cứu 11

1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài 11

1.6 Kết cấu đề tài 11

CHƯƠNG 2: 13

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC 13

2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 13

2.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực 14

2.3 Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công 16

2.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực tôn giáo 17

2.5 Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực tôn giáo 19

2.6 Một số nghiên cứu trước có liên quan 21

2.6.1 Nghiên cứu ngoài nước 21

2.6.2 Nghiên cứu trong nước 22

2.6.3 Đánh giá chung về tình hình các nghiên cứu trước 24

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 25

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Ở 26

BAN TÔN GIÁO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 26

3.1 Giới thiệu về Ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 26

3.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 26

Trang 5

3.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy nhân sự của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu 28

3.1.3 Đánh giá tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 30

3.2 Thực trang nguồn nhân lực ở Ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32

3.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 32

3.1.2 Tình hình biến động nhân sự của Ban tôn giáo qua các năm: 35

3.1.3 Thực trạng công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 – 2020 35

3.1.4 Đánh giá các hoạt động của Ban Tôn giáo tỉnh trong việc triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 37

3.3 Đánh giá hiệu quả nguồn lực của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 43

Trang 6

3.2.4 Một số giải pháp khác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng 3 1 Đặc điểm nguồn nhân lực của Ban Tôn giáo 32 Hình 3 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhân sự của Ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 26

Trang 9

TÓM TẮT

Phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là rất cần thiết và có một vị trí hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; bởi vì có chính sách đúng sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực làm công tác quản lý về tôn giáo ở Ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nghiên cứu hệ thống các khái niệm cơ bản liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý tôn giáo Luận văn đã làm rõ tình hình nguồn nhân lực của Ban Tôn giáo đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đang đặt ra hiện nay của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Luận văn cũng đã chỉ ra kết quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có hạn chế cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết Những bất cập này đòi hỏi phải có phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Từ khóa: Ban Tôn giáo, nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 10

ABSTRACT

Developing human resources for state management of religion is very necessary and has a critical position in the construction and development of the country; because having the right policies will contribute to creating a driving force to promote the development of human resources doing state management of religion to meet the requirements of the cause of industrialization and modernization of the country and international integration, through the analysis and assessment of the actual quality of human resources in charge of religious management in the Religious Affairs Department of Ba Ria Vung Tau province The study has systematized the basic concepts related to the quality of human resources doing religious management The thesis has clarified the human resources of the Department of Religion to meet the requirements of the current state management of religion in Ba Ria - Vung Tau province The thesis has also shown that the results of state management of religion have limitations, mechanisms and policies; many limitations and inadequacies still need to be resolved These inadequacies require directions and solutions to perfect the human resource development policy for state management of religion in line with the development of modern society The topic proposes some solutions to improve the quality of human resources of the Religious Affairs Committee of Ba Ria - Vung Tau province

Keywords: Department of Religion, human resources, quality of human resources, Ba Ria - Vung Tau

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo Hiện nay trên cả nước có 40 tổ chức và 01 pháp môn tu hành thuộc 15 tôn giáo đã được nhà nước cấp đăng ký hoạt động và công nhận về tổ chức, với khoảng 25 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số cả nước) Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo đang thu hút sự chú ý của dư luận cả trong và ngoài nước Những năm gần đây, cáchiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngày càng nhiều và bức tranh tôn giáo ở Việt Nam trở nên đa dạng, đời sống tôn giáo ngày càng phức tạp Tình hình đó đang đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với đội ngũ nhân lực làm công tác tôn giáo, đòi hỏi phải có đủ phẩm chất, năng lực thực thi công vụ

Nhìn nhận nguồn lực tôn giáo và phát huy nguồn lực tôn giáo là quan điểm mới rất quan trọng của Đảng ta về tôn giáo và công tác tôn giáo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực các tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước bền vững Việc phát huy tốt nguồn lực tôn giáo tham gia hoạt động an sinh xã hội sẽ góp phần tích cực cùng Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam chăm lo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh

Tại thời điểm ngày 29/02/2020, Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 03 phòng chuyên môn gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Công giáo-Tin lành và Phòng Phật giáo-Cao đài và các tôn giáo khác Năm 2020, Ban Tôn giáo được UBND tỉnh giao 14 biên chế công chức.Số biên chế công chức có mặt tại thời điểm ngày 29/02/2020 là 13/14 công chức, còn thiếu 01 người (chức danh văn thư) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Nội vụ tại công văn 1461/SNV-CCVC ngày 30/10/2019, Ban Tôn giáo đã có công văn số 518/BTG-HCTH ngày 25/11/2019 đăng ký với Sở Nội vụ đề nghị cho thi tuyển công chức hành chính

Đứng trước tình hình tôn giáo hiện nay, phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo có vị trí vô cùng quan trọng Đây là đội ngũ hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; phải từ việc hướng dẫn các tổ chức tôn giáo thực hiện các

Trang 12

hoạt động dưỡng đạo, hành đạo, quản đạo, truyền đạo trong khuôn khổ pháp luật, nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực làm công tác tôn giáo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từng bước đã được quan tâm hơn từ khâu quy hoạch, đến đào tạo, bồi dưỡng; trình độ kiến thức được nâng lên; chế độ chính sách cũng đã được xây dựng Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực, việc tuyển chọn, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực vẫn còn nhiều bất cập Trong khi đó, chúng ta vẫn chưa có những chính sách cụ thể, thống nhất về phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo khiến cho địa phương lại có sự triển khai, vận dụng theo một cách khác nhau Thực tế cho thấy, nơi nào có nhận thức đúng đắn về công tác tôn giáo thì vấn đề nhân lực được quan tâm và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo sẽ tốt hơn Ngược lại, nơi nào chưa có sự nhận thức đúng đắn về công tác tôn giáo thì vấn đề nhân lực chưa được quan tâm và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chưa tốt

Chính vì vậy, chính sách cụ thể về việc phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ làm công tác tôn giáo và còn tạo cơ sở pháp lí cần thiết ở một lĩnh vực khó khăn và đặc thù này Vì vậy, việc nghiên cứu để phát triển nhân lực làm công tác tôn giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ là việc làm có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2016) khẳng định đất nước cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng, phát triển bền vững, theo Thủ tướng, nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người nhằm góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh: “Phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo sức lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh tốt đời, đẹp đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước”

Căn cứ vào Quyết định số: 174/QĐ-TTg về “Đề án bồi dưỡng cán bộ, công

chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017 - 2020” nhằm nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn

Trang 13

giáo, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo theo quy định, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Từ những lý do trên, đề tài “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực Ban

Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là rất cần thiết được thực hiện trong bối cảnh hiện

nay

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân

lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu cụ thể, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Thực trạng về nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa –

Trang 14

Thời gian khảo sát: bắt đầu từ tháng 01 năm 2023 đến hết tháng 02 năm 2023

Riêng dữ liệu thứ cấp tác giả tác giả thu thâp từ 2020 đến 2022

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập và phân tích thông tin thứ cấp từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển chất lượngnguồn nhân lực làm công tác tôn giáo nói chung và nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng

- Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và thống kê

1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài

- Luận văn nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và đề xuất giải pháp xây dựng chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương một cách hiệu quả

1.6 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài dự kiến bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết nguồn nhân lực

Trong chương này, nghiên cứu trình bày các khái niệm nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực Các nghiên cứu trước có liên quan Tác giả đề xuất tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chương 2 Thực trạng về phát triển nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nghiên cứu trình bày thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Trên cơ sở đó, đề tài đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về chất lượng nguồn nhân lực của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 15

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất trong nghiên cứu này

Trang 16

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người gồm thể lực và trí lực thể hiện việc tận dụng sức lực và tri thức của con người trong lao động sản xuất Nguồn nhân lực (NNL) xã hội là toàn bộ con người trong xã hội có thể cung cấp thể lực và trí lực cho XH Với cách hiểu này, NNL không có giới hạn về độ tuổi mà ở bất kỳ lứa tuổi nào, ở bất kỳ phạm vi nào có thể sử dụng trí lực hay thể lực cho các hoạt động có ích trong XH, đặc biệt là các hoạt động tạo ra các giá trị trong cuộc sống, tạo ra của cải vật chất cho XH thì đều là NNL của XH

NNL của tổ chức bao gồm tất cả những người làm việc trong một tổ chức đó bằng trí lực và thể lực của họ Những người cùng làm việc trong một tổ chức là những người trong độ tuổi LĐ theo quy định của Luật LĐ Thể lực và trí lực là khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, một tổ chức muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải biết khai thác, biết sử dụng và gìn giữ, biết phát triển các tiềm năng đó

Theo Nhà khoa học tâm lý học và tác giả Gary Dessler, "Nguồn nhân lực của một tổ chức là toàn bộ những người làm việc cho tổ chức đó, bao gồm cả nhân viên đầy thời gian, nhân viên bán thời gian, nhân viên hợp đồng và nhân viên tạm thời"

Theo Edwin Mansfield, "Nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất của một công ty"

David A DeCenzo, "Nguồn nhân lực là toàn bộ các nguồn lực của một tổ chức mà có thể sử dụng được cho các mục đích của tổ chức"

Wayne F Cascio, "Nguồn nhân lực là các cá nhân trong tổ chức, bao gồm cả những người làm việc cho tổ chức đó và những người không làm việc cho tổ chức đó nhưng có khả năng làm việc cho tổ chức đó"

Nguồn nhân lực là tất cả các cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể được sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc đạt được một mục tiêu nhất định trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp Nguồn nhân lực bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên trong một tổ chức

Trang 17

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nhân lực Theo Tổ chức Liên hợp quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm , năng lực và tính sang tạo của con người có quan hệ tới sự phát triểncủa mỗi cá nhân và của đất nước” (Văn Đình Tuấn, 2015)

Ngân hàng thế giới thì cho rằng: “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên”

Tóm lại, nguồn nhân lực là tài sản quan trọng của một tổ chức, bao gồm tất cả những người lao động, cán bộ, nhân viên và quản lý, có kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để thực hiện các hoạt động của tổ chức đó Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động và phát triển bền vững của một tổ chức Nguồn nhân lực có thể được chia thành hai loại chính: nguồn nhân lực nội bộ và nguồn nhân lực ngoại bộ Nguồn nhân lực nội bộ bao gồm các nhân viên và quản lý đang làm việc trong tổ chức đó, trong khi nguồn nhân lực ngoại bộ bao gồm những người chưa từng làm việc cho tổ chức đó, nhưng có thể là các ứng viên tiềm năng, hoặc những người đang làm việc cho các tổ chức khác Quản lý nguồn nhân lực là quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, bao gồm các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển kỹ năng, đánh giá hiệu quả làm việc, thưởng và khen thưởng, quản lý sự việc và phát triển sự nghiệp Một tổ chức hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực sẽ đảm bảo sự phát triển và nâng cao năng lực của các nhân viên, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp tích cực cho sự thành công của tổ chức

2.2 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực

CLNNL là trạng thái nhất định của NNL trong tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của NNL Đó là:

- Trạng thái sức khỏe của NNL: là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật (kỹ năng) của NNL: là trạng thái hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó trong tổ chức, được thể hiện bằng cơ cấu LĐ được đào tạo và chưa đào tạo; cơ cấu cấp bậc đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao cấp); cơ cấu lao động kỹ thuật và các nhà chuyên môn; cơ cấu trình độ đào tạo

Trang 18

- Trình độ văn hóa của NNL: là chỉ tiêu được biểu hiện bằng trạng thái hiểu biết của NNL của tổ chức đối với kiến thức phổ thông về XH và tự nhiên (như số lượng NNL biết chữ, tỷ lệ NNL qua các lớp học )

Như vậy, CLNNL là thuật ngữ thể hiện một tập hợp các đánh giá về năng lực làm việc, kỹ năng xử lý công việc và thái độ trong công việc của NNL đang làm việc tại tổ chức

Có nhiều tác giả nước ngoài cũng đã đề cập đến khái niệm "chất lượng nguồn nhân lực" và có những quan điểm khác nhau về khái niệm này

Theo tác giả Gary Dessler (2013), chất lượng nguồn nhân lực được định nghĩa là mức độ đáp ứng của nhân viên đối với yêu cầu công việc và khả năng thích nghi với môi trường làm việc Dessler nhấn mạnh rằng chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và sự cam kết của nhân viên đối với công việc của mình

Tác giả John M Ivancevich và Robert Konopaske (2013) định nghĩa chất lượng nguồn nhân lực là mức độ mà nhân viên đáp ứng các yêu cầu công việc và đóng góp cho thành công của tổ chức Theo họ, các yếu tố như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và tính cách của nhân viên đều ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Tác giả Milkovich và Boudreau (1997) nhấn mạnh rằng chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự phù hợp giữa kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên với yêu cầu công việc của tổ chức Họ cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực cũng phụ thuộc vào sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức, đặc biệt là trong việc đóng góp cho sự phát triển và thành công của tổ chức

Tại Việt Nam, Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực được định nghĩa như trên là của Trần Văn Hoàng và Đỗ Xuân Quang trong cuốn sách "Quản trị nhân lực" xuất bản năm 2016.Khái niệm "chất lượng nguồn nhân lực" là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản trị nhân lực Nó được định nghĩa là tập hợp các yếu tố liên quan đến con người trong tổ chức, doanh nghiệp hoặc hệ thống kinh tế, bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, tư duy sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp và khả năng thích nghi với môi trường mới.Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp và cả nền kinh tế Nếu tổ chức sở hữu nguồn nhân lực có chất lượng cao, họ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp, áp dụng các công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động và

Trang 19

giảm chi phí sản xuất Điều này sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của tổ chức

Trong quản trị nhân lực, việc đánh giá và quản lý chất lượng nguồn nhân lực là một công việc quan trọng Các công cụ đánh giá như phỏng vấn, kiểm tra tay nghề và đánh giá hiệu quả là các phương pháp phổ biến được sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Quản lý chất lượng nguồn nhân lực cũng đòi hỏi sự quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên, đảm bảo các chính sách và điều kiện làm việc công bằng và tạo ra môi trường làm việc tích cực để thu hút và giữ chân nhân tài

Tóm lại, dù có sự khác biệt trong cách định nghĩa, tất cả các tác giả nước ngoài đều đồng ý rằng chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của tổ chức

2.3 Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công

Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công tương tự như trong lĩnh vực kinh doanh Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công thường được đánh giá cao hơn do sự quan trọng của vai trò của người lao động đối với sự phát triển và thành công của các tổ chức, đặc biệt là những tổ chức có liên quan đến lợi ích cộng đồng

Theo Bộ Nội vụ (2019), chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công được định nghĩa là "tập hợp các đặc tính, phẩm chất và năng lực của người lao động được tập trung vào mục tiêu phục vụ nhà nước, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhà nước và sự phát triển bền vững của đất nước"

Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công đặc biệt quan trọng vì sự thành công của các tổ chức công cộng thường được đo lường bằng đóng góp của người lao động Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công bao gồm nhiều yếu tố, bao gồm kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, tinh thần cống hiến, sự sẵn sàng học hỏi, sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, và khả năng giải quyết vấn đề Có thể đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ cán bộ, viên chức đủ năng lực, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu công việc; tỷ lệ cán bộ, viên chức tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức; tỷ lệ cán bộ, viên chức có thành tích xuất sắc trong công tác và đạt kết quả tốt trong công việc

Trang 20

Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Họ là lực lượng lao động nòng cốt, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, với nhiệm vụ thực thi công vụ, thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời cũng đóng vai trò tham mưu, đề xuất xây dựng hệ thống pháp luật về tôn giáo nhằm giúp cho công tác quản lý nhà nước đạt được hiệu lực và hiệu quả cao

2.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực tôn giáo

Trong lĩnh vực tôn giáo, chất lượng nguồn nhân lực thường được đánh giá bằng các yếu tố như đức hạnh, tinh thần cống hiến, kiến thức tôn giáo và đạo đức, khả năng lãnh đạo và phục vụ cộng đồng (Trần Thị Hương, 2017)

Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo cần có đạo đức và đức hạnh cao, làm việc với sự tận tâm và cống hiến để phục vụ những mục đích tôn giáo và xã hội Kiến thức tôn giáo và đạo đức cũng là yếu tố quan trọng, giúp người lao động hiểu và áp dụng đạo đức và giá trị tôn giáo vào công việc và cuộc sống Ngoài ra, khả năng lãnh đạo và phục vụ cộng đồng cũng là yếu tố quan trọng, giúp người lao động có thể đưa ra quyết định và hướng dẫn người khác theo đúng tinh thần tôn giáo

Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo, có thể sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ tăng trưởng số lượng giáo viên, linh mục, tu sĩ; tỷ lệ giáo viên, linh mục, tu sĩ đủ năng lực, có kiến thức tôn giáo và đạo đức, sự tận tâm và cống hiến trong công việc; số lượng đạo diễn, quản lý giáo xứ hoặc cộng đồng đủ năng lực và có tinh thần lãnh đạo và phục vụ cộng đồng

Theo đề án Số: 174/QĐ-TTg, chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tôn giáo thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo theo quy định, nâng cao hiệu quả xử lý các vụ việc tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước

Về phẩm chất chính trị:

Bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế kèm theo những mặt trái của cơ chế thị trường, cùng các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày, đặt ra yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức phải tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Họ

Trang 21

cần có bản lĩnh và lập trường kiên định; phải biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia

Đối với nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thì việc rèn luyện bản lĩnh chính trị lại càng quan trọng, họ trước hết phải nắm vững các quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước Khi xử lý các vấn đề tôn giáo phải thực sự công tâm, khách quan, tránh mặc cảm định kiến với tôn giáo Họ phải biết cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào từng nội dung quản lý, biểu hiện ở việc làm, kết quả công tác từng đơn vị, địa phương và trong cả nước Họ cũng phải có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người trong tổ chức

Về phẩm chất đạo đức:

Đạo đức của nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thể hiện ở niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Họ biết tôn trọng và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương; có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm cao trong thi hành công vụ, có lòng nhân ái, vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bạn bè và trong xã hội, có tinh thần hướng thiện

Đạo đức nghề nghiệp của họ thể hiện ở lòng say mê, nhiệt tình với công việc; có trách nhiệm và đề cao kỷ luật trong thi hành công vụ; thực hiện sự bình đẳng giữa quyền lợi và trách nhiệm

Yêu cầu về năng lực: Năng lực là khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải có, đó là năng lực chuyên môn và năng lực quản lý

Về năng lực chuyên môn: Họ phải có kiến thức chuyên môn, đó là kiến thức lý luận và thực tiễn về tôn giáo; có kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước; có hiểu biết và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Luật tín ngưỡng, tôn giáo vào trong cuộc sống; chủ động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến tôn giáo Họ phải có bản lĩnh nghề nghiệp, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ; có chính kiến, có khả năng tham mưu với cấp trên trong công tác chuyên môn.Họ phải có ngoại ngữ, tin học, sử dụng tốt các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại

Về năng lực quản lý: Họ là những người trực tiếp tổ chức, điều hành bộ máy quản lý, phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác tiến hành các hoạt động quản lý nhà

Trang 22

nước về tôn giáo Mỗi cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần có năng lực quản lý và tổ chức, thể hiện ở: năng lực thực tiễn, năng lực phân tích tình huống quản lý, năng lực ra quyết sách và giải quyết vấn đề, năng lực phối hợp hành động

Yêu cầu về tác phong làm việc: Đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải có tác phong nghiêm túc trong công việc Đối với những vấn đề quan trọng cần phải được bàn bạc thống nhất, có sự phân công công việc cho từng người một.Họ phải làm việc có kế hoạch, có trọng điểm, có mục tiêu Tổ chức cần tạo điều kiện cho họ hoàn thành công việc, có kiểm tra và rút kinh nghiệm để phát huy điểm tốt, khắc phục điểm yếu.Họ phải luôn đặt mình dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, biết phối hợp và phát huy được vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội trong công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo

Như vậy, yêu cầu đối với đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong điều kiện hiện nay là vừa phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, vừa luôn phải tự mình trau dồi năng lực chuyên môn và tổ chức điều hành Những yêu cầu đó chỉ có thể được đảm bảo khi Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy được năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay

2.5 Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực ở lĩnh vực tôn giáo

Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tôn giáo bởi vì tôn giáo là một trong những lĩnh vực đòi hỏi sự đạo đức, tôn trọng và nghiêm túc trong hành vi và hành động Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo không chỉ phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng, mà còn phải có phẩm chất đạo đức cao, nghiêm túc và tôn trọng giá trị văn hóa của tôn giáo

Việc quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo cũng đòi hỏi những kỹ năng quản lý chuyên môn như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý thông tin và quản lý chiến lược Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tôn giáo Nếu có một đội ngũ nhân sự tốt, có chất lượng, có năng lực và nhiệt tình, thì sẽ giúp cho công tác quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo được thực hiện tốt hơn và đạt được hiệu quả cao hơn

Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh của tôn giáo Một đội ngũ nhân sự tốt sẽ giúp cho các tổ chức tôn giáo hoàn thành tốt các nhiệm vụ tôn giáo như giảng dạy, tuyên truyền, cứu trợ và chăm lo

Trang 23

cho những người có hoàn cảnh khó khăn Nếu có một đội ngũ nhân sự chất lượng, tổ chức tôn giáo sẽ được xem là một địa chỉ đáng tin cậy và được nhiều người tin tưởng, góp phần tạo nên uy tín và danh tiếng cho tổ chức tôn giáo

Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có vai trò quantrọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng, được tổ chức sinh hoạt tôn giáo, thực hiện lễ nghi tôn giáo, hoạt động dưỡng đạo, hành đạo, quản đạo, truyền đạo trong khuôn khổ pháp luật Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo động viên các tín đồ và tổ chức tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo góp phần quan trọng vào việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, để thực hiện các âm mưu chính trị, chống đối Đảng và Nhà nước, nhằm giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội thực hiện mục tiêu phát triển đất nước

Nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cần có kiến thức về các lĩnh vực, có trình độ, có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức tận tụy, phấn đấu vươn lên, nhạy bén, sáng tạo trong công tác, có nếp sống lành mạnh, có ý thức tổ chức kỷ luật không ngừng vươn lên để nâng cao trình độ mọi mặt hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Với chức năng cơ bản thực thi công vụ, nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là cầu nối giữa hệ thống chính trị các cấp với các tổ chức tôn giáo, với chức sắc, tín đồ của các tôn giáo Họ là người đem chính sách, pháp luật vào cuộc sống; tuyên truyền, giải thích cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu để thi hành; đồng thời, qua quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách họ nắm tình hình, phản ánh cho Đảng, Nhà nước những bất cập để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn

Nhân lực quản lý nhà nước về tôn giáo cũng có những đặc điểm chung của đội ngũ nhân lực trong bộ máy hành chính nhà nước, ngoài những đặc điểm chung, do tính chất đặc thù của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, họ có những đặc điểm riêng Cụ thể:

Một là, nhân lực quản lý nhà nước về tôn giáo được tuyển dụng từ nhiều nguồn nên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ không đồng đều:

Trang 24

Nhân lực quản lý nhà nước về tôn giáo được tuyển dụng từ nhiều nguồn, nhiều người chưa qua các lớp bồi dưỡng đào tạo về công tác tôn giáo, chủ yếu từ các ngành khoa học xã hội, nên trình độ và sự am hiểu về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và tôn giáo cũng khác nhau Do nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về tôn giáo không sâu nên ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Hai là, nhân lực quản lý nhà nước về tôn giáo không ổn định, nhất là ở địa phương: Do sự biến động về tổ chức sau mỗi kỳ đại hội Đảng, số lượng nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được luân chuyển sang làm công tác khác, cán bộ của các ngành, lĩnh vực khác lại được chuyển về Vì thế, số người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tôn giáo còn ít, số nhân lực mới chưa đủ bù đắp những thiếu hụt, được đào tạo cơ bản nhưng thời gian công tác còn ít, yếu về cả về trình độ lẫn kinh nghiệm công tác và bản lĩnh chính trị Do đó, rất lúng túng trong nghiên cứu, tham mưu đề xuất giải quyết những vấn đề tôn giáo nảy sinh, làm giảm hiệu quả và chất lượng công việc

Ba là, nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo thường xuyên làm việc với chức sắc, chức việc các tôn giáo, một đối tượng quản lý đặc thù: Đối tượng của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo là cộng đồng tín đồ và các nhà tu hành, chức sắc, chức việc tôn giáo Họ được xem là đối tượng quản lý nhà nước rất đặc thù Chức sắc các tôn giáo được đào tạo bài bản, có trình độ thần học và thế học cao, am hiểu nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Đối tượng đó đòi hỏi đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải hiểu họ; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để họ hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật

Với vai trò, đặc điểm nêu trên, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo đòi hỏi phải có đủ nhân lực, phải nhạy bén, xử lý công việc hiệu quả, nhất là trong những tình huống phức tạp, góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị để phát triển kinh tế - xã hội

2.6 Một số nghiên cứu trước có liên quan

2.6.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Rahman và đồng nghiệp (2017) tại Bangladesh nhằm khảo sát nguồn nhân lực trong các tổ chức Hồi giáo Kết quả cho thấy rằng những tổ chức có các chính sách và quy trình tuyển dụng, đào tạo, phát triển và đánh giá nhân viên tốt hơn thường có chất lượng nguồn nhân lực cao hơn

Trang 25

Nghiên cứu của Jacobs và đồng nghiệp (2016) tại Mỹ nhằm khảo sát các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong các nhà thờ Thiên chúa giáo Kết quả cho thấy rằng các nhà thờ với một mức độ chuyên nghiệp hóa cao và một tập thể nhân viên đa dạng, bao gồm các nhân viên có trình độ cao và những người đam mê công việc của mình, thường có chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn

Nghiên cứu của Ghorbanian và đồng nghiệp (2017) tại Iran nhằm khảo sát phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức Hồi giáo Kết quả cho thấy rằng sự hài lòng của nhân viên đối với chính sách và quy trình của tổ chức, sự tôn trọng và sự cảm thông của lãnh đạo, và sự tham gia của nhân viên trong các quyết định quan trọng là các yếu tố quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân lực

Nghiên cứu của Shariati và đồng nghiệp (2016) tại Iran nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của đạo đức và giáo dục tôn giáo đến chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức Hồi giáo Kết quả cho thấy rằng đạo đức và giáo dục tôn giáo có ảnh hưởng tích cực đến động lực và tinh thần làm việc của nhân viên, từ đó tăng chất lượng nguồn nhân lực

2.6.2 Nghiên cứu trong nước

Lê, V T (2018) là tác giả của nghiên cứu "Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam" được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6(129), trang 54-58 Nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam, dựa trên đó đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này Cụ thể, nghiên cứu này được thực hiện tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, bằng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi đối với các tôn giáo lớn ở Việt Nam (Buddhism, Catholicism, Protestantism và Caodaism) Nội dung của phiếu hỏi tập trung vào đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm, đạo đức và chuyên môn Từ đó, tác giả đưa ra các kết quả đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo, cũng như đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và cần được cải thiện, đặc biệt là ở một số tôn giáo nhỏ và ở các vùng nông thôn Các giải pháp được đề xuất bao gồm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên và nhân viên trong lĩnh vực tôn giáo, tăng cường quản lý và giám sát chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo, và tăng

Trang 26

cường thông tin và giáo dục đạo đức cho các tôn giáo nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là quy mô mẫu khảo sát không lớn và chỉ tập trung vào một số tôn giáo lớn, do đó có thể không phản ánh đầy đủ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo nói chung

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Tuấn (2019) tập trung vào thách thức đối với bảo tồn di sản văn hóa trong ngành du lịch tôn giáo tại Việt Nam Tác giả đưa ra nhận định rằng nguồn nhân lực trong tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hóa, tuy nhiên hiện tại chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo còn nhiều hạn chế Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo, bao gồm đào tạo chuyên môn, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên tôn giáo phát triển nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của Trần Ngọc Anh (2019), tác giả đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực trong tôn giáo tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Theo tác giả, quản lý nguồn nhân lực trong tôn giáo cần chú trọng đến việc đánh giá năng lực, đào tạo và phát triển nhân viên, và thiết kế chính sách đãi ngộ hấp dẫn Tác giả cũng đề cập đến vai trò của các đạo diễn tôn giáo trong việc quản lý nguồn nhân lực và đề xuất cần phải có sự hợp tác giữa các đạo diễn tôn giáo để cùng nhau nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020) tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo và phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam Tác giả cho rằng chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch và phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam Bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo, bao gồm đào tạo và phát triển kỹ năng nghiệp vụ, tăng cường quản lý và đánh giá năng lực Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020) cũng đề cập đến một số thách thức đối với chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo tại Việt Nam, bao gồm sự thiếu hụt về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, cũng như thiếu hụt về nhân lực trẻ và nữ giới trong ngành du lịch tôn giáo.Tác giả cũng đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo, bao gồm việc tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng nghiệp vụ, xây dựng chính sách đãi ngộ hấp dẫn, và đẩy mạnh việc tuyển dụng và phát triển nhân lực trẻ và nữ giới trong ngành du lịch tôn giáo Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (2020) cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình chất

Trang 27

lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tôn giáo

2.6.3 Đánh giá chung về tình hình các nghiên cứu trước

Nhận thấy rằng việc nghiên cứu về tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa được thực hiện nhiều từ các nghiên cứu trước Nhiều nghiên cứu chỉ tập trung vào mặt đạo đức và tín ngưỡng của tôn giáo mà chưa có sự phân tích sâu hơn về nâng cao hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo

Về nguồn nhân lực, tình hình đào tạo ngành tôn giáo cũng chưa được đánh giá cao, trước đây có ít trường đại học tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành về tôn giáo và giáo lý Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc nghiên cứu về tôn giáo và đạo đức đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu Một số trường đại học đã mở các chương trình đào tạo chuyên ngành về tôn giáo, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này Ngoài ra, các tổ chức xã hội và các nhà tài trợ cũng đang đầu tư vào các dự án nghiên cứu liên quan đến tôn giáo và đạo đức

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo tại Việt Nam Cần có sự đầu tư và quan tâm đúng mức để phát triển ngành nghiên cứu tôn giáo, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để phục vụ cho cộng đồng

Trang 28

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đề cập đến các khái niệm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo, tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực

Đầu tiên, chương này định nghĩa nguồn nhân lực là các nhân tài, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực tôn giáo bao gồm các yếu tố như sự nghiêm túc, trung thực, kiên định, tận tâm, lòng trung thành và kinh nghiệm trong lĩnh vực tôn giáo.Tiếp theo, chương này đề cập đến các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm khả năng, năng lực, tư duy, phẩm chất cá nhân, tinh thần trách nhiệm và sự phát triển chuyên môn Các tiêu chí này giúp đánh giá khả năng và chất lượng của nhân viên trong tổ chức.Cuối cùng, chương này trình bày vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức Nguồn nhân lực được xem là một nguồn tài nguyên quan trọng của tổ chức và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Nguồn nhân lực giúp thúc đẩy sự phát triển và tạo ra giá trị cho tổ chức thông qua khả năng sáng tạo, kỹ năng và năng lực

Trang 29

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở BAN TÔN GIÁO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

3.1 Giới thiệu về Ban tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác chung của Ban;

2 Kiện toàn bộ máy, quản lý biên chế, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động cơ quan như: nâng bậc lương, chi trả lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí, đóng BHXH, BHYT và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, bổ nhiệm, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, người lao động theo quy định của pháp luật;

3 Quản lý văn bản đi, đến; lưu trữ văn bản đi; quản lý con dấu của cơ quan theo quy định; in ấn, sao lục tài liệu theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban và các cơ quan, tổ chức theo quy định;

Phó trưởng Ban phụ trách Phật giáo, Cao đài và tôn giáo khác

Phòng Hành chính - Tổng hợp

Phòng Công giáo - Tin lành

Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn

giáo khác Trưởng Ban

Phó trưởng Ban phụ trách Công giáo

- Tin lành

Trang 30

4 Xây dựng và triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan;

5 Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ; đề bạt bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo, quản lý; thuyên chuyển, điều động công chức; đào tạo, bồi dưỡng, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật… đối với công chức, người lao động;

6 Kiểm tra, giám sát, đôn đốc công chức, người lao động cơ quan trong việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế cơ quan;

7 Tham mưu Lãnh đạo Ban thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí, tham nhũng;

8 Quản lý tài chính, tài sản, xây dựng kế hoạch kinh phí và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật;

9 Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan với cấp trên;

10 Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật trong cơ quan;

11 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban giao b) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Công giáo - Tin Lành

Tham mưu Lãnh đạo Ban Tôn giáo:

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đạo Công giáo, Tin lành trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện sau khi đã đựơc cấp thẩm quyền phê duyệt;

2 Xử lý, giải quyết công việc liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của đạo Công giáo, Tin lành theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

3 Phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh, UBND và phòng Nội vụ các địa phương trong thực hiện công tác tôn giáo của tỉnh;

4 Vận động, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, nhà tu hành đạo Công giáo, Tin lành, các tổ chức, cá nhân chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo; tranh thủ, thăm hỏi, động viên chức sắc đạo Công giáo, Tin lành trên địa bàn tỉnh;

Trang 31

5 Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến hoạt động của đạo Công giáo, Tin lành Báo cáo sơ kết, tổng kết, chuyên đề liên quan đến hoạt động của đạo Công giáo, Tin lành;

6 Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác do Lãnh đạo Ban giao

c) Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Phật giáo, Cao Đài và các tôn giáo khác

Tham mưu Lãnh đạo Ban Tôn giáo:

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước đối với đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác, công tác tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện sau khi đã đựơc cấp thẩm quyền phê duyệt;

2 Xử lý, giải quyết công việc liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước của đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác, công tác tín ngưỡng theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

3 Phối hợp cùng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh, UBND và phòng Nội vụ các địa phương trong thực hiện công tác tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh;

4 Vận động, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, nhà tu hành đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác, các tổ chức, cá nhân; Người đại diện, Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng chấp hành và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo; tranh thủ, thăm hỏi, động viên chức sắc đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh;

5 Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến hoạt động của đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác, công tác tín ngưỡng Báo cáo sơ kết, tổng kết, chuyên đề liên quan đến hoạt động của đạo Phật, đạo Cao Đài và các tôn giáo khác, công tác tín ngưỡng;

6 Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác do Lãnh đạo Ban giao

3.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy nhân sự của Ban Tôn giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Tại thời điểm ngày 30/4/2015, Ban Tôn giáo có 03 phòng chuyên môn gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Công giáo, Tin lành và Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác

- Tại thời điểm ngày 31/10/2017, Ban Tôn giáo có 03 phòng chuyên môn gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Công giáo, Tin lành và Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác

Trang 32

- Tại thời điểm ngày 29/02/2020, Ban Tôn giáo có 03 phòng chuyên môn gồm: Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Công giáo, Tin lành và Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Nội vụ tại công văn số 1699/SNV-VP ngày 29/12/2017 V/v sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế Sở Nội vụ giai đoạn 2015-2021, Ban Tôn giáo đã xây dựng Đề án sáp nhập 02 phòng gồm Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác với Phòng Công giáo, Tin lành thành phòng Nghiệp vụ tôn giáo và đã trình Sở Nội vụ xem xét, thẩm định (tại công văn số 31/BTG-HCTH ngày 22/01/2018 của Ban Tôn giáo V/v xây dựng Đề án kiện toàn Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ)

Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức trước khi thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP:

* Mô hình tổ chức bộ máy cấp tỉnh: Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

- Lãnh đạo Ban

- Các phòng chuyên môn, gồm: + Phòng Hành chính – Tổng hợp

+ Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác + Phòng Công giáo – Tin lành

* Mô hình tổ chức bộ máy cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyên, thị xã, thành phố

* Số lượng công chức được giao (cấp tỉnh và cấp huyện):

- Số lượng công chức được giao cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh, gồm 14 biên chế và 03 hợp đồng

-Số lượng công chức được giao cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố có 01 Phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách tôn giáo Cấp xã có 01 công chức Văn phòng – Thống kê kiêm nhiệm

* Số lượng công chức hiện có (cấp tỉnh và cấp huyện):

- Số lượng công chức hiện có cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh có 11 biên chế và 02 hợp đồng

-Số lượng công chức hiện cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyện , thị xã, thành phố có 01 Phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách tôn giáo

Trang 33

Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức được sắp xếp (hoặc dự kiến sắp xếp theo chủ trương của tỉnh) theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP:

a Mô hình tổ chức bộ máy (cấp tỉnh và cấp huyện)

* Mô hình tổ chức bộ máy cấp tỉnh: Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

- Lãnh đạo Ban

- Các phòng chuyên môn, gồm: + Phòng Hành chính – Tổng hợp

+ Phòng Phật giáo, Cao đài và các tôn giáo khác + Phòng Công giáo – Tin lành

* Mô hình tổ chức bộ máy cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyên, thị xã, thành phố

b Số lượng công chức được giao (cấp tỉnh và cấp huyện)

* Số lượng công chức được giao cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh, gồm 14 biên chế

và 03 hợp đồng

* Số lượng công chức được giao cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyện thị xã, thành phố có 01 Phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách tôn giáo

c Số lượng công chức hiện có (cấp tỉnh và cấp huyện)

* Số lượng công chức hiện có cấp tỉnh: Ban Tôn giáo tỉnh có 11 biên chế và 02 hợp đồng

* Số lượng công chức hiện cấp huyện: Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố có 01 Phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên phụ trách tôn giáo

3.1.3 Đánh giá tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

3.1.3.1 Về tôn giáo

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 08 tổ chức tôn giáo đang hoạt động: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam, Bửu sơn kỳ hương, Minh Lí đạo, Minh Sư đạo, (Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có số ít tín đồ, không có cơ sở thờ tự, tu sĩ), cụ thể:

- Phật giáo có: 453 cơ sở, 4.188 tu sĩ (chức sắc 227), chức việc 460, 292.000 tín đồ (chiếm 25,43% dân số toàn tỉnh)

Trang 34

- Công giáo có: 160 cơ sở, 1.213 tu sĩ (chức sắc 195), chức việc 528, 277.000 tín đồ (chiếm 24,14% dân số toàn tỉnh)

- Cao Đài Ban Chỉnh có: 10 cơ sở, chức sắc 183, chức việc 70, 1.718 tín đồ (chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh)

- Cao Đài Truyền giáo có: 08 cơ sở, chức sắc 132, chức việc 366, 4.724 tín đồ (chiếm 0,41% dân số toàn tỉnh)

- Cao Đài Tây Ninh có: 05 cơ sở, chức sắc 21, chức việc 224, 4.788 tín đồ (chiếm 0,41% dân số toàn tỉnh)

- Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam có: 08 cơ sở, chức sắc 18, chức việc 160, 10.106 tín đồ (chiếm 0,88% dân số toàn tỉnh)

- Đạo Bửu Sơn Kỳ hương, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức có: 01 cơ sở, chức việc 14, 1.795 tín đồ (chiếm 0,15% dân số toàn tỉnh)

- Đạo Minh lý 01 cơ sở thờ tự, 02 chức sắc, 19 tín đồ - Đạo Minh sư có: 01 cơ sở thờ tự, 02 chức sắc, 30 tín đồ

- Tin lành (gồm 18 hệ phái) có: 11 cơ sở, có 53 điểm nhóm, trong đó có 47/53 điểm nhóm Tin lành được UBND xã, phường, thị trấn cấp Giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo), 26 chức sắc, 6.900 tín đồ

-Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức tôn giáo trong toàn tỉnh nhìn chung tương đối ổn định, tuân thủ pháp luật Tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo được đảm bảo thuận lợi, vào các ngày lễ thường niên, cũng như lễ trọng của các tôn giáo, tín đồ tập trung về các cơ sở thờ tự để sinh hoạt tôn giáo đảm bảo an ninh trật tự Các cơ sở thờ tự được sửa chữa, xây dựng nâng cấp ngày càng khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ địa phương

3.1.3.2 Về tín ngưỡng

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều các loại hình tín ngưỡng như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng làng, thờ bà Thiên Hậu, Thủy Long Thánh Mẫu, thờ những anh hùng có công với đất nước, Thần Nông, Ông Nam Hải, thờ Thần Tài…Các cơ sở tín ngưỡng dân gian tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm có 202 cơ sở, trong đó, 03 cơ sở đã được công nhận là di tích cấp quốc gia gồm 01 Đình, 01 nhà Lớn, 01 Dinh; 08 cơ sở đã được công nhận là di tích cấp tỉnh gồm 05 Đình, 02 Miếu, 01 Điện; 23 cơ sở có trong danh mục kiểm kê di tích: 05 Đền, 14 Miếu, 02 Đình, 01 Lăng, 01 Dinh

Ngày đăng: 18/08/2024, 14:47

w