Theo chia sẻ của nhiều người tiêu dùng lớn tuổi, những năm 80 củathế kỷ trước, mì tôm Miliket chỉ có 2 sản phẩm chính là mì gói giấy vớihình ảnh 2 con tôm trên bao bì và mì ký bán theo k
Tổng quan về Miliket
Về Miliket
Một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam,
“mì hai con tôm” - mì Miliket được coi như huyền thoại một thời của thị trường mì ăn liền
Miliket là một trong 13 nhà máy đầu tiên được xây dựng để phát triển ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, tiền thân là hai xí nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm Colusa (1972) và Lương thực thực phẩm Miliket (1995) Hai doanh nghiệp này được sáp nhập vào tháng 4/2004, với tên gọi Xí nghiệp chế biến Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket để thực hiện cổ phần hóa.
Tình hình hiện nay
Theo báo cáo vào năm 2020, doanh thu tổng cộng thương hiệu này đạt 611,3 tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm trước; lợi nhuận gộp là 140,7 tỷ đồng, giảm 6,3%; lợi nhuận sau thuế đạt 22,13 tỷ đồng, giảm 10,7% so với năm 2019 Năm 2021, doanh thu thuần cả năm đạt gần 574 tỷ đồng, giảm 40 tỷ đồng, tương đương giảm tới 6,5% so với năm 2020 Và đây là năm thứ 3 lợi nhuận Miliket liên tục giảm sút
Theo báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - MILIKET, năm 2022, Miliket đã đạt doanh thu cao kỷ lục, nhưng lợi nhuận vẫn chưa đạt như mức trước dịch Báo cáo tài chính của CMN (mã chứng khoáng của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - MILIKET) ghi nhận doanh thu năm 2022 tăng 10% so với cùng kỳ, lên 631 tỷ đồng Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng vẫn chưa hoàn thành mục tiêu bán 19.000 tấn mỳ, cháo, hủ tiếu, phở gói để có doanh thu 729 tỷ đồng mà ban lãnh đạo đề ra trước đó.
Hơn 90% nguồn thu của công ty đến từ thị trường nội địa Xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu, nhưng tốc độ tăng trưởng và biên lợi nhuận gộp đều cao hơn thị trường nội địa
Những năm gần đây, Miliket phát triển đa dạng hóa bao gồm trên
60 mặt hàng thực phẩm chế biến các loại: miến, bún, phở, hủ tiếu, cháo ăn liền…, và các mặt hàng gia vị như: nước tương, tương ớt, bột canh,nước chấm thực vật,… Đặc biệt các loại sản phẩm này được sản xuất với nhiều hương vị khác nhau Trong đó, mì gói "hai con tôm" vẫn là mặt hàng chủ lực.
Khi nhắc đến thương hiệu mì tôm những năm 70-80 thì Miliket chính là ông trùm trên thị trường, thống lĩnh gần như toàn bộ thị trường mì ăn liền tại Việt Nam, cũng được xem là thương hiệu “độc quyền” trên thị trường trong hàng chục năm ở thập niên này Miliket nổi tiếng đến mức hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau in ngoài bao bì đã trở thành biểu tượng, thành thói quen và thành luôn cái tên chung cho các loại mì gói được sản xuất về sau này.
Từng là thương hiêu có danh tiếng nhất bấy giờ thuộc hàng sản phẩm cao cấp được mọi người săn đón, nhưng trong những năm trở lại đây thì tiếng tăm của thương hiệu đang dần tuột dốc Trước tình hình đó Miliket vẫn bảo thủ, giữ đường lối cũ dẫn đến thương hiệu ngày càng mất đi tiếng nói của mình, danh tiếng thụt lùi và thất bại trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
Theo chia sẻ của nhiều người tiêu dùng lớn tuổi, những năm 80 của thế kỷ trước, mì tôm Miliket chỉ có 2 sản phẩm chính là mì gói giấy với hình ảnh 2 con tôm trên bao bì và mì ký (bán theo kg) với hình ảnh 4 con tôm trên mỗi túi 1 kg Không có thống kê nào về kết quả kinh doanh của vua mì tôm Miliket những năm trước 2000 được công bố, tuy nhiên với vị thế “độc quyền”, thành công mà Miliket gặt hái được thời điểm đó không ai có thể phủ nhận 1
Theo như khảo sát trên thị trường thì nhóm có được các số liệu sau:
1 https://advertisingvietnam.com/mi-miliket-vang-bong-va-sinh-ton
Những năm của thập niên 70, 80 thế kỷ trước có thể được coi là thời hoàng kim của Miliket vì gần như thương hiệu này chiếm lĩnh độc quyền toàn bộ thị trường mì ăn liền, điển hình là có giai đoạn Miliket đã từng chiếm tới 90% thị phần mì ăn liền tại Việt Nam.
Nhưng bắt đầu từ những năm 2000, sự gia nhập thị trường của nhiều hãng mì ăn liền trong và ngoài nước đã khiến vị thế của Miliket dần mất đi Các hãng mì mới đến từ những ông lớn như Vina Acecook,
Phân tích một số vấn đề
Phân khúc
Miliket từ những ngày thành lập thương hiệu đến tận bây giờ luôn xác định phương hướng rõ ràng là đánh vào phân khúc thị trường bình dân, tập trung vào phân khúc nông thôn, cụ thể là sinh viên và người dân lao động có thu nhập thấp Ở phân khúc này, Miliket đã rất thành công trong việc tìm được cho mình một chỗ đứng vững chắc và hướng phát triển riêng Trong một thị trường mì gói cạnh tranh quá khốc liệt hiện nay, việc chọn phân khúc giá rẻ, một thị trường ngách cho mình cùng với lợi thế hồi ức và thói quen cũng là một bước đi khôn ngoan của Miliket.
Ngoài ra, mì Miliket giao động ở mức giá khoảng 2700 - 3000 đồng/gói và phù hợp với các món lẩu Thậm chí, Miliket còn được gọi là
“Mì ăn lẩu” Phân khúc này dù không rộng lớn nhưng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ tăng lượng tiêu thụ cho Miliket.
Khả năng các doanh nghiệp mì gói khác tiến vào phân khúc thị trường của Miliket:
- Có thể nói, khả năng các doanh nghiệp mì gói khác tiến vào phân khúc thị trường của Miliket là khá cao Hiện nay, thị trường mì gói Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn nhỏ khác nhau Các doanh nghiệp mì gói luôn tìm kiếm những cơ hội để mở rộng thị phần, trong đó bao gồm cả việc thâm nhập vào các phân khúc thị trường mới.
- Phân khúc thị trường mà Miliket đang nắm giữ là phân khúc bình dân, với giá bán trung bình từ 3000 - 5000 đồng/gói Đây là phân khúc thị trường lớn nhất trong thị trường mì gói Việt Nam, với nhu cầu tiêu thụ cao Do đó, đây là phân khúc thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp mì gói.
Về nguy cơ đối với Miliket nếu các doanh nghiệp mì gói khác tiến vào phân khúc thị trường của Miliket:
- Giảm thị phần và doanh thu: Sự xuất hiện của các thương hiệu mới sẽ thu hút một lượng khách hàng tiềm năng từ Miliket
- Tăng chi phí cạnh tranh: Để cạnh tranh với các thương hiệu mới, Miliket cần phải tăng cường đầu tư vào marketing, quảng cáo, nghiên cứu phát triển sản phẩm, Điều này sẽ dẫn đến tăng chi phí cạnh tranh của Miliket.
- Mất uy tín thương hiệu: Nếu các thương hiệu mới có chiến lược cạnh tranh không lành mạnh, như sử dụng các chiêu trò cạnh tranh không chính đáng, bôi nhọ thương hiệu của Miliket, thì có thể làm mất uy tín thương hiệu của Miliket.
Phân phối
Tuy không xuất hiện nhiều trên kệ của các tạp hoá, siêu thị và thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm rộ như các ông lớn Acecook, Masan, Asia Foods, nhưng Miliket lại chọn cho mình một lối đi khác, đó là trực tiếp đem sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng qua Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt về nông thôn, trực tiếp đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua chợ đầu mối, chợ bán lẻ và đại lý
Không chỉ thế, Colusa – Miliket cũng đã được xuất khắp ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Đức, Nga, Pháp, Lào,…
Theo khảo sát của PLVN, thị trường phân phối mì Miliket đang ngày càng co cụm, chủ yếu là ở các vùng nông thôn
Với sự có mặt lâu năm trong ngành hàng tiêu dùng, thương hiệu này cũng đã phát triển, có mạng lưới hệ thống tiếp thị và phân phối với hơn 1000 đại lí toàn quốc Bên cạnh đó, họ còn lựa chọn nhiều kênh phân phối khác nhau để mang sản phẩm đến người tiêu dùng nhưng chủ yếu là phân phối đại lí, doanh nghiệp lựa chọn ra nhiều bán sỉ (trung gian tiếp thị) và các trung gian phân phối xuống các nhà bán lẻ khác.
Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Cụ thể các công ty được bán tại siêu thị bán lẻ như BigC, chuỗi siêu thị Coopmart,… Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ thường xuyên.
Hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh: các sản phẩm Miliket được trưng bày bên cạnh các thương hiệu như Hảo Hảo, Gấu đỏ, Kokomi, với số lượng nhiều và mức giá dao động từ 3500 VND đến 5700 VND
Hệ thống siêu thị Coop Extra: Giống như Bách hóa Xanh, các sản phẩm mì MIliket cũng được trưng bày với số lượng nhiều bên cạnh các thương hiệu mì khác với mức giá dao động từ 3400 VND đến
Hệ thống siêu thị Go: Thương hiệu Miliket cũng góp mặt vào doanh mục bán hàng với mức giá từ 3200 VND đến 4900 VND.
Mặc dù các sản phẩm Miliket đã có mặt trên hầu hết các kệ siêu thị, cửa hàng tiện lợi, - những nơi được người tiêu dùng ngày nay lựa chọn mua hàng thường xuyên nhưng vì nằm cạnh các thương hiệu mì với bao bì, mẫu mã thu hút khác đã khiến Miliket dần bị lu mờ Ngoài ra, rất dễ nhận thấy rằng các sản phẩm của Miliket nằm ở những khu vực khá khuất, không bắt mắt và không đánh vào tâm lý người tiêu dùng Đây cũng chính là một trong những lý do khiến tỷ lệ người tiêu dùng, đặc biệt
2 https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/survey-instant-noodle-store-share-in-vietnam là các bạn trong độ tuổi từ 18- 25 biết đến Miliket ở mức thấp, hay nói cách khác là độ nhận diện Miliket ở các đại lý phân phối thấp.
Ngoài ra, Miliket còn liên kết chặt chẽ với các nhà hàng, quán lẩu và cả quán nhậu từ lớn đến bé Thương hiệu này có mặt trên bàn lẩu nhiều tới nỗi khiến cho người dùng phải tự mặc định trong đầu rằng “Ăn lẩu phải có mì giấy”.
Theo khảo sát của phóng viên, tại các quán lẩu, dù người dùng gọi lẩu gà, lẩu hải sản hay lẩu Thái thì chủ quán luôn mang kèm theo hai gói mì Miliket
Một chủ quán lẩu trên đường Mỹ Đình (quận NamTừ Liêm, HàNội) cho biết, mì Miliket hợp với ăn lẩu vì sợi dai, ít mặn, giá rẻ, chỉ dưới3.000 đồng/gói Giá mì này được tính chung với giá nồi lẩu, do đó, nếu khách lẩu không dùng mì thì vẫn không được trừ tiền “Thông thường,khách ăn rau thịt xong rồi cuối bữa mới ăn mì Nhiều người ăn rau thịt no rồi nên không ăn mì nữa Nồi lẩu thừa lại thường là chút rau xanh và đôi gói mì”, vị chủ quán cho biết.
Khách hàng
Tệp khách hàng trung thành với thương hiệu này chỉ còn là những người già, người trung niên vì đây là sản phẩm đã gắn bó với họ suốt thời thơ ấu Ngoài ra các gia đình có thế hệ từ trước vẫn luôn ủng hộ và tin dùng đối với mì tôm của thương hiệu này.
3.1 Đặc điểm hành vi khách hàng
- Mua khi phát sinh nhu cầu tức thời: Lỡ bữa hoặc quá bận để chuẩn bị bữa ăn nên sẽ chọn mì ăn liền vì tính tiện lợi, nhanh gọn.
- Ít có sự nhạy cảm về giá đối với mặt hàng phân khúc thấp như Miliket đối với khách hàng cá nhân
3.2 Lòng trung thành của khách hàng:
- Khó giữ chân được khách hàng nếu sản phẩm không có gì nổi bật hơn so với đối thủ.
- Do cùng tính chất sản phẩm nên dễ dàng bị thay thế bởi đối thủ
Khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về thương hiệu M iliket :
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện với đội ngũ thành viên trong nhóm, với
- 104 người thực hiện khảo sát, trong đó:
+ 83,7% thuộc độ tuổi từ 18-22; 14% dưới 18 tuổi và 2,3% trên 22 tuổi + Hơn 88% là những người chưa tự chủ tài chính và 11% là những người có thu nhập dưới 6 triệu đồng/tháng
Đánh giá kết quả khảo sát:
Thông qua mẫu khảo sát online về “Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về thương hiệu Miliket” chúng ta có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
- Học sinh, sinh viên là một trong những đối tượng tiêu dùng sản phẩm ăn liền, cụ thể là mì gói với số lượng lớn và thường xuyên Họ luôn bắt kịp xu hướng với thị hiếu và luôn tìm kiếm và thử nghiệm những sản phẩm mới mẻ, độc lạ
- Qua khảo sát, có thể thấy rằng Miliket dần trở nên xa lạ với giới trẻ hiện nay và số lượng người tiêu dùng không biết đến thương hiệu rất cao Từ 1 thương hiệu mì đình đám và nổi tiếng, do quá chú trọng vào bao bì bảo vệ môi trường mà Miliket quên rằng mình cần thay đổi theo tình thế và cập nhật xu hướng mới để theo kịp thị hiếu, Miliket dần bị lùi lại phía sau so với các thương hiệu mì gói khác Miliket cũng đang bị hạn chế về việc quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử hay các kênh SocialMedia, phần lớn người tiêu dùng biết đến thương hiệu là do người thân,bạn bè giới thiệu hay tình cờ bắt gặp ở các tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, Miliket không thay đổi theo thời thế nên ngày càng mất đi vị thế, độ nhận diện thương hiệu của mình, thậm chí những khách hàng chưa dùng qua còn e ngại việc có nên dùng thử sản phẩm của thương hiệu này không Hiện tại, thương hiệu Miliket không được đánh giá quá cao trên thị trường về chất lượng, hương vị, giá cả hay mẫu mã bao bì, tất cả chỉ được khách hàng đánh giá đa số ở mức trung bình.
Đối thủ
Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với hơn 7 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2020, tăng 29,5% so với năm 2019.
Nếu tính theo bình quân đầu người thì Việt Nam đứng top 2 thế giới, mỗi người tiêu thụ bình quân hơn 72 gói mì/năm, trong khi năm
2019 mới chỉ là 57 gói/năm Còn nếu tính về tỷ lệ tăng trưởng, trong năm
2020, người Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dân tăng ăn mì, mức tăng trưởng gần 30% Cũng theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%.
Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường
Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại
Việt Nam Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu
28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
Dù trên thị trường mì gói Việt Nam có hơn 50 nhà sản xuất, nhưng
4 “ông lớn” gồm Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia
Foods đang chiếm lĩnh thị trường Nhóm này chiếm hơn 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm
2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.
4.1 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Kokomi là thương hiệu thuộc Masan, thuộc phân khúc phổ thông
Sản phẩm được biết đến với sợi mì dai và nước dùng chua cay thơm ngon, đậm đà.
Hiện tại các sản phẩm của Masan và thương hiệu mì Kokomi được nhiều siêu thị và cửa hàng tiện dụng phân phối, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và được tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước Giá của một gói mì Kokomi khá rẻ, dao động từ 2.500 – 3.000 đồng/ gói.
Product Được sản xuất với công nghệ hiện đại và sự giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt trong mọi khâu từ tuyển chọn nguyên liệu tới chế biến, đóng gói, đảm bảo sản phẩm không chứa hóa chất hay một loại chất bảo quản độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng Kokomi nổi tiếng với sợi mì dai ngon và nước súp chua cay hấp dẫn.
Price Masan Cosumer đã cho nâng cấp gói mì Kokomi từ 65g lên 90g với mức giá không đổi nhằm thu hút các khách hàng có nhu cầu sử dụng cao nhưng vẫn muốn giữ mức tiêu dùng ổn định
Place Masan và thương hiệu mì Kokomi đã có lợi thế dẫn đầu về kênh phân phối offline khi sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đạiVinMart, VinMart+ trên toàn quốc, kết hợp với hơn 300.000 điểm bán truyền thống nhờ vào mối quan hệ mật thiết của MasanConsumer Sản phẩm mì Kokomi hiện đang được phân phổi trên toàn quốc, tại các siêu thị, cửa hàng hoặc các tiệm tạp hóa tại các địa phương.
Tung ra các TVC quảng cáo trên truyền hình vào các dịp lễ lớn như tết Nguyên Đán, tết trung thu, Mì ăn liền Kokomi ra mắt dịp tết trung thu như một điểm chờ đợi của mọi phụ huynh và các bạn thiếu nhi qua mỗi năm.
Có lẽ vì sự xuất hiện đúng dịp và một cách thường xuyên Ngoài ra, thể hiện ưu điểm sản phẩm qua khuyến mãi là cách thể hiện tuyệt vời của thương hiệu này Mua mì tặng đèn lồng trung thu và tái hiện nhờ sợi mì dai kéo ra thành dây và chiếc đèn, đó chính là cách “sử dụng một mũi tên trúng 2 đích”.
Vào dịp lễ Trung thu sẽ có chương trình mua 1 thùng mì Kokomi 30 gói sẽ được tăng 1 lồng đèn con cá vàng Hay nhãn hàng đã tổ chức chương trình “Mua Kokomi dai ngon, cùng cá vàng cào và trúng 5 lượng vàng” với 2.500 giải nhỡ, mỗi giải ẵ chỉ vàng 999.9 và 2 giải nhất, mỗi giải 5 lượng vàng 999.9, áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Khi mua một thùng mì Kokomi dai ngon, khách hàng sẽ được tặng thêm 3 gói mì với 1 thẻ cào may mắn cùng thông tin giải thưởng bên trong.
Ra mắt tại Việt Nam từ năm 2000, mì Hảo Hảo trở thành thương hiệu được nhiều người yêu thích Đây là là sản phẩm của công ty
Acecook Việt Nam, sản xuất với công nghệ Nhật Bản Năm 2003, Hảo
Hảo đứng top 3 trong 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam Mì gói
Hảo Hảo có giá rất bình dân, chỉ khoảng 3500 VND/gói.
Product Acecook đã thu hút khách hàng bằng thương hiệu chất lượng sản phẩm cũng như về nhãn hiệu sản phẩm.
- Về chất lượng sản phẩm: mì ăn liền chuẩn Nhật Bản, quy trình kiểm soát chuẩn quốc tế, nguyên liệu đầu vào được chọn lựa và đánh giá nghiêm ngặt theo 3 tiêu chí quốc tế.
- Về nhãn hiệu sản phẩm: “Hảo Hảo” là một nhãn hiệu ngắn gọn, dễ nhớ “Hảo” chỉ cho sự tốt đẹp, sự hoàn hảo trong cuộc sống Nhãn hiệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, gây ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý khách hàng
Acecook đã đẩy mạnh và khai thác tối ưu dòng sản phẩm bán chạy của mình là mì Hảo hảo; thêm các hương vị mới kết hợp các chương trình khuyến mãi Công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, sản xuất ly giấy cho nhà máy sản xuất mì ly, dần hoàn thiện chuỗi khép kín cung ứng nguyên vật liệu sản phẩm cho các sản phẩm cốt lõi Đây là những cách giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng hoá và tăng lợi nhuận biên.
Price Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường Nhận biết theo thống kê, hầu hết người tiêu dùng chính của Hảo Hảo là học sinh, sinh viên, người tiêu dùng ở vùng nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn người tiêu dùng ở thành phố Vì vậy, công ty Acecook đưa ra giá sản phẩm bán lẻ là 3,500 VND Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường, những gói mì lần đầu tiên ra mắt với mức giá chỉ 1.000 đồng Và trải qua gần 20 năm phát triển, giá của những gói mì đa dạng hương vị trên thị trường chỉ ở mức 3.500 đồng, một mức giá rẻ, phù hợp với túi iền và nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở mọi tầng lớp của xã hội.
Place Hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, các đại lý nhỏ đến lớn trải dài khắp các tỉnh thành/thành phố lớn ở Việt Nam, mỗi khu vực lớn đều có một văn phòng chi nhánh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận lớn Mì Hảo Hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để mang sản phẩm tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý Acecook chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1) và nhiệm vụ của các nhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị cửa hàng tự chọn Chính vì vậy, Hảo Hảo đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ Cụ thể, Hảo Hảo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị Do Mart, hệ thống
Chiến lược Marketing của Miliket
Mì tôm đặc biệt Miliket giấy vàng
Mì Miliket Hai Tôm giấy trắng
Mì Miliket Hai Tôm sa tế
Mì Hai Tôm Miliket hải sản
Mì Hai Tôm Miliket tôm chua cay
Sản phẩm mì Miliket đã khéo léo tận dụng lợi thế của mì ăn liền kinh điển với hương vị truyền thống và bao bì đặc trưng Bao bì của sản phẩm được thiết kế đơn giản với hình ảnh hai con tôm được in ấn đơn giản trên chất liệu giấy kraft đơn giản, mộc mạc, gói mì Miliket mang đến cảm giác hoài cổ của thập niên 80 - 90, đồng thời trở thành một sản phẩm kết nối với ký ức và giá trị tinh thần của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các gia đình đã sử dụng Miliket từ những năm 1980 Với hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau trên bao bì, mì Miliket đã trở thành biểu tượng dễ nhận diện và đặc trưng trong tâm trí người tiêu dùng Đây cũng chính là tiền đề cho sự phổ biến của cụm từ “mì tôm” tại Việt Nam cho đến tận ngày nay Mặc dù không sử dụng nhiều màu sắc hay phong cách thiết kế hiện đại, Miliket vẫn thu hút khách hàng theo một cách riêng biệt.
Hướng đến đối tượng người tiêu dùng ở tầng lớp thu nhập trung bình và thu nhập thấp, giá một gói mì miliket rơi vào khoảng 500 đồng vào những năm 1980, 3.000 đồng vào năm 2017 và 5.000 đồng vào thời điểm năm 2023 Bằng việc giữ mức giá thấp và không tăng giá liên tục như các đối thủ cạnh tranh, thương hiệu đã tạo ra lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau và duy trì khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.
Miliket đã xây dựng một mạng lưới đại lý rộng khắp và tận dụng các kênh phân phối truyền thống như chợ đầu mối, chợ bán lẻ và các đại lý Tập trung vào việc phát triển ở thị trường nông thôn - nơi có nhu cầu tiêu dùng mì gói cao, thương hiệu đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các nhà hàng, quán lẩu từ lớn đến bé và đã trở thành một sản phẩm quen thuộc đến mức được gọi là "Mì ăn lẩu" Đồng thời, Miliket cũng đã thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu và tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường.
Công ty cho biết, hệ thống phân phối sản phẩm vẫn tiếp tục được duy trì và mở rộng hàng năm Tính đến nay, mạng lưới tiêu phân phối trong nước được mở rộng khắp 63 tỉnh thành, các kênh phân phối trên cả nước gồm: Hệ thống nhà phân phối, đại lý, hệ thống các siêu thị lớn như Co.op mart, Lotte, Mega Market, Aeon, Emart, Big C, Satra…, các hệ thống cửa hàng tiện ích như Bách Hóa Xanh, Circle K, B’s Mart, Ministop…
Trong năm 2022 tình hình xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã cố gắng tập trung duy trì tại các quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, châu Đại Dương Công ty cho biết đã được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất hàng đi thị trường châu Âu.
Do đó trong năm 2023, công ty có khả năng khai thác thị trường xuất khẩu nhiều hơn.
Thay vì đầu tư lớn vào quảng cáo truyền thông đại chúng, Miliket đã có cách tiếp cận khác biệt hơn khi tận dụng các sự kiện và hội chợ hàng hóa để trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng Miliket tập trung vào các kênh phân phối như siêu thị, chợ truyền thống và hội chợ Họ sử dụng các hoạt động quảng bá và trưng bày sản phẩm để tạo sự nhận diện và thu hút khách hàng Một phần quan trọng của chiến lược này là tiếp cận đặc biệt với tệp khách hàng có nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền ở vùng nông thôn Miliket hiểu rằng khách hàng trong vùng này thường tiếp xúc trực tiếp với các kênh phân phối và có xu hướng cân nhắc mua sản phẩm trực tiếp từ những nơi này Bằng cách tăng cường hiện diện và trưng bày sản phẩm, Miliket tạo ra sự tin tưởng và thu hút khách hàng trong thị trường nông thôn.
Miliket không sử dụng các chiến dịch truyền thông.“Cách truyền thông của Miliket là không cần phải tốn nhiều tiền Đó là quảng bá chủ yếu trực tiếp vào người tiêu dùng bằng những hoạt động cụ thể như tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt về nông thôn, trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua nhân viên bán hàng tại các chợ bán lẻ, chợ đầu mối và các đại lý”, ông Nguyễn Văn Út, TổngGiám đốc Công ty Colusa - Miliket, cho biết.
Phân tích SWOT
- Nguồn tài chính ổn định, đảm bảo cho các hoạt động của Công ty Miliket là một thành viên của Vinafood 2 với vốn điều lệ 48 tỷ đồng Với mức lãi sau thuế khoảng
25-40 tỷ một năm thì lãi cơ bản trên Cổ phiếu (EPS) của Miliket đạt từ 5.000-7000 đồng, con số khá cao so với mặt bằng chung của ngành thực phẩm Các chỉ số này cho thấy Miliket là một doanh nghiệp sống tốt dù phải đương đầu với nhiều doanh nghiệp lớn hơn hẳn Theo báo cáo tài chính năm
2020, đạt doanh thu 614 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 22 tỷ đồng
- Sản phẩm của công ty đạt yêu cầu về chất lượng không phẩm màu gây hại không chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất sắc giành được danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”,”Thương hiệu vàng An toàn vệ sinh thực phẩm” (2009) và nhiều giải thưởng khác.
Theo một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh như: độ dài của mì, độ béo nước Soup, phụ gia trong mì, hương vị khi ăn thì mì Miliket đều được đánh giá ở mức trung bình
- Hệ thống máy móc, thiết bị đạt chuẩn ( ISO 9001:2008 , ISO 14001:2004,ISO
50001:011) Từ năm 2001 Công ty đã xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI (Tên gọi hiện nay là BVC) của Anh Quốc chứng nhận Thực hiện các chương trình đầu tư mạnh cho sản xuất, hiện nay công ty đã nhập khẩu dây chuyền máy mới hiện đại theo công nghệ Nhật Bản với công suất 500.000 gói mì/ngày Cùng với hệ thống phòng thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm hiện đại, Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
- Nhân lực trình độ cao, tinh thần làm việc tích cực: Chuyên viên và Công nhân có chuyên môn kĩ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình, trẻ hóa đội ngũ lao động, mạnh dạn bố trí lao động trẻ có năng lực vào các vị trí chủ chốt. Thường xuyên có các khóa đào tạo để nâng cao trình độ quản lí cho các cán bộ điều hành.
- Khả năng nhận diện thương hiệu tốt: Miliket-Colusa là thương hiệu mì độc quyền ở Việt Nam những năm 70-80 của thế kỉ trước người tiêu dùngViệt đã quá quen thuộc với thương hiệu này từ thời bao cấp, trước khi các ông lớn khác xâm nhập thị trường, như vậy khả năng nhận diện thương hiệu là rất tốt Điểm yếu (Weaknesses)
- Chưa đầu tư vào hình thức sản phẩm: Trong khi các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều và sản phẩm họ mang đến cũng tăng nhanh chóng đa dạng từ hương vị, mẫu mã, hình thức đóng gói, giá cả thì Miliket vẫn trung thành với dạng mì gói giấy in hình 2 con tôm chụm đầu vào nhau, gần như không có một sự cải biến nào
- Thị phần không cao: Colusa – Miliket từng được xem là thương hiệu độc quyền trên thị trường mì gói vào thập niên 70-80 của thế kỷ trước. Nói đến mì gói vào thời điểm đó, nhiều người vẫn nhớ đến gói mì có hình ảnh 2 con tôm của hãng mì Colusa, sau này được ghép thêm tên Miliket thành Colusa - Miliket hay là mì tôm Thiên Hương Tuy nhiên, cuộc chơi ngày nay đã hoàn toàn thay đổi Theo thống kê của hiệp hội Mì ăn liền thế giới, hiện tại Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất nhưng sản lượng chủ yếu tập trung vào các Công ty lớn như Vina Acecook, Asia Foods và Masan Trong đó, Vina Acecook (100% vốn Nhật) đang chiếm khoảng 50% thị trường, Asia Foods chiếm hơn 20%, đứng thứ ba là Masan, Miliket vẫn có một chỗ đứng khá ổn định trên thị trường nhưng thị phần chỉ còn 4%.
- Hoạt động tiếp thị chưa tốt: Có thể thấy hàng loạt chiến dịch quảng cáo của Vina
Acecook, Asia Foods và Masan trên tivi, tiktok, các trang MXH nhưng hiếm khi thấy hình ảnh Miliket xuất hiện Chủ yếu marketing tại chỗ, tham gia các hội chợ, hội thảo, đưa hàng trực tiếp về các vùng nông thôn, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Hồ Chí Minh, miền Bắc và miền Trung thì ít hơn Độ phủ của kênh phân phối thấp, khó để tìm thấy mì Miliket ở các cửa hàng nhỏ, được bày bán ở một vị trí khá khiêm tốn ở siêu thị
- Hệ thống quản lí chưa tốt: Đầu tư công nghệ, tài chính kế toán, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính, chưa đầu tư vào bộ phận marketing, tiếp thị
- Miliket có độ nhận diện rất tốt vì là thương hiệu đã có mặt từ rất sớm (những năm 70-80), định vị sâu trong tâm trí người tiêu dùng nên Miliket hoàn toàn có ưu thế có khả năng tăng thị phần khách hàng, có động lực tăng trưởng trở lại nếu có một chiến lược quảng cáo tốt.
- Được đại đa số người tiêu dùng đánh giá cao khi sử dụng mì Miliket với lẩu nên điều này tạo động lực, thúc đẩy thương hiệu Miliket phát triển trong thị trường ngách.
- Việc có mặt lâu đời trên thị trường phần nào giúp Miliket dễ dàng hơn trong việc thương lượng, ngoại giao với các nhà phân phối, với các kênh truyền thông, đối tác truyền thông
- Nhà nước ưu tiên, khuyến khích người tiêu dùng, doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng thương hiệu Việt, do vậy tạo thuận lợi cho Miliket dễ dàng trực tiếp đem sản phẩm đến với người tiêu dùng qua Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng Việt về nông thôn, trực tiếp đưa sản phẩm thông qua chợ đầu mối, chợ bán lẻ và đại lý.
- Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền rất lớn, thị trường rộng và dễ tiếp cận.
Phương án giải pháp
Một số nghiên cứu về người tiêu dùng thế hệ GenZ
Với sức mua hơn 340 tỷ USD, gen Z được xem là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của các thương hiệu ở hiện tại và trong tương lai. Theo Báo cáo Xu hướng Tiêu dùng Toàn cầu năm 2023 của Qualtrics, người tiêu dùng Gen Z ngày càng tìm kiếm sự kết nối giữa con người với nhau trong các tương tác của họ với thương hiệu, sản phẩm Cimigo cho biết 82% người tiêu dùng gen Z Việt Nam cho biết họ sẽ ưu tiên mua hàng Việt Nam nếu có sự lựa chọn Các sản phẩm và thương hiệu Việt Nam cũng đã cải thiện được chất lượng và uy tín của mình, không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Là thế hệ được định hình bởi Internet và sinh ra trong kỷ nguyên số, theo thống kê:
- 55% Gen Z dành trên 5 tiếng/ngày để sử dụng điện thoại di động cho việc mua sắm, sử dụng mạng xã hội
- Hơn 40% Gen Z lựa chọn thà mất ví còn hơn bị mất điện thoại
Xu hướng tiếp cận thông tin của thế hệ Gen Z
Tiếp cận thông tin về thương hiệu và sản phẩm thông qua Internet Cùng với sự phát triển của Internet, và sau khoảng thời gian đại dịch, xu hướng người dùng gen Z khám phá các sản phẩm của thương hiệu chỉ bằng cách lướt điện thoại ngày càng tăng Báo cáo US Consumer Trends 2022 của Hubspot cho thấy, 74% người dùng từ 18 đến 24 tuổi chọn thiết bị di động để xem thông tin về sản phẩm 47% người dùng có xu hướng truy cập YouTube để nghiên cứu sản phẩm, theo sau đó là các nền tảng như Instagram, Snapchat, TikTok.
Nghiên cứu của Tinuiti cũng chỉ ra tác động mạnh mẽ của mạng xã hội đến Gen Z Không có gì ngạc nhiên khi nền tảng TikTok cũng chính là nơi mà “những công dân của thời đại số” tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ Theo Cloudflare - công ty dịch vụ DNS và chuyên theo dõi lưu lượng toàn cầu, TikTok đã soán ngôi Google để trở thành tên miền phổ biến được truy cập nhiều nhất thế giới từ cuối 2021 Bên cạnh đó, theo một khảo sát do Google thực hiện đầu năm 2022, 40% người dùng thuộc thế hệ Gen Z thừa nhận rằng họ đã truy cập TikTok hoặc
Instagram thay vì Google khi muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm, món ăn.
“Mức độ mà các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok là kênh giúp gen Z phát hiện, tìm hiểu và ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn mua sản phẩm một cách đáng kinh ngạc.”
Theo báo cáo của Morning Consults, 72% khách hàng gen Z và Millennials có xu hướng theo dõi những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencers) Và con số này cao hơn hẳn ở nhóm đối tượng từ 15-21 tuổi Thêm vào đó, 24% đối tượng khách hàng nữ thuộc thế hệ Z nói rằng họ sẽ tham khảo và dựa vào thông tin mà các influencer cung cấp để khám phá các thương hiệu và sản phẩm mới.
Chủ động tiếp nhận các nội dung quảng cáo
Theo báo cáo của Tinuiti - Performance Agency lớn nhất trên các nền tảng Truyền hình trực tuyến, khoảng 37% Gen Z cho phép theo dõi dữ liệu cá nhân để được điều hướng đến nội dung quảng cáo phù hợp - cao gấp 3 lần so với các thế hệ trước Bên cạnh đó, so với thế hệ Millennials và Baby Boomers, Gen Z cũng có ít có khả năng xóa cookies trình duyệt của họ hơn (41% so với 59%) hoặc sử dụng chương trình chặn quảng cáo (ad blocker) hơn.
Quyết định mua hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Người tiêu dùng thế hệ Z coi trọng các bài đánh giá sản phẩm trực tuyến Theo Social Media Link, 96% Gen Z thường dành thời gian để đọc các bài đánh giá hoặc khuyến nghị về sản phẩm mà họ đang cân nhắc mua Cũng như một trong những yếu tố đầu tiên họ xem xét khi xác định có nên mua sản phẩm đấy hay không, chính là tìm hiểu thông tin và chịu ảnh hưởng bởi mạng xã hội Bên cạnh việc sử dụng các trang web truyền thông xã hội phổ biến nhất, các bài đánh giá trực tuyến cũng phổ biến trong giới Z-ers, với gần 8/10 người đọc chúng trước khi chọn sử dụng sản phẩm.
Lời khuyên của Influencer/KOLS: giúp thương hiệu có được sự tin tưởng và tôn trọng từ khách hàng Theo thống kê của Morning Consult, 16% nam giới và 24% nữ giới Gen Z sẽ mua hàng theo lời khuyên từ những người có ảnh hưởng Hơn 75% Gen Z được khảo sát cho biết họ đã mua sản phẩm dựa trên lời khuyên của một người ảnh hưởng trong năm qua, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với thế hệ Baby Boomers Andy Taylor nhấn mạnh: "Các Influencer đang nhanh chóng trở thành nơi tìm kiếm sự gợi ý đáng tin cậy đối với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Gen Z Vai trò của họ trong việc thu hút, gợi ý mua sắm sản phẩm từ đây sẽ chỉ tăng lên”
Khi đưa ra quyết định mua hàng, tất cả các thế hệ đều bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả, chất lượng và đánh giá sản phẩm Tuy nhiên, một nhóm nhỏ người dùng Gen Z có mối quan tâm lớn tới việc doanh nghiệp mà họ mua hàng có quyên góp cho các tổ chức từ thiện hay không.
Theo báo cáo về xu hướng tiêu dùng bền vững trong năm 2023 của Deloitte, ngày càng có nhiều người dùng lựa chọn những hàng hóa có hạn sử dụng lâu dài hoặc có thể được tái sử dụng, sửa chữa dễ dàng Nghiên cứu còn cho thấy, người tiêu dùng đang dần chú trọng đến các thông tin về lượng khí carbon mà nhãn hàng thải ra môi trường khi sản xuất sản phẩm, dịch vụ, họ quan tâm về tác động trực tiếp của sản phẩm/dịch vụ đến tình hình khí hậu.
→ Hãng mì Miliket là sản phẩm mì ăn liền, nổi tiếng với bao bì hoàn toàn làm từ giấy, đây cũng được xem như là bước đi giúp cải thiện môi trường Chúng ta đều biết rằng giấy là vật phẩm dễ phân hủy, tiện lợi tái chế và cực kỳ thân thiện với môi trường.
Theo khảo sát của CNBC, phần lớn Gen Z (67%) tin rằng “sống đúng với giá trị và niềm tin của họ khiến một người trở nên tuyệt vời”. Người tiêu dùng Gen Z không chỉ muốn mua sản phẩm Họ muốn mua vì những câu chuyện, lý do sản phẩm đó được bán Những câu chuyện đằng sau sản phẩm là điều họ quan tâm.
Một trong những yếu tố khiến người tiêu dùng dần rời xa một thời hiệu nào đó: Trong báo cáo, Accenture chỉ ra lý do hàng đầu khiến người tiêu dùng cảm thấy ít được đánh giá cao là do dịch vụ khách hàng kém(47%) và đánh giá, phản ánh chất lượng sản phẩm bị bỏ qua (41%).
Phân tích nền tảng Mạng xã hội
Với những tính năng độc đáo và sáng tạo của Tiktok thì ứng dụng này đã đạt được con số người dùng kỷ lục vào đầu năm 2018, lên đến khoảng 55 triệu người dùng trên toàn thế giới Cũng chính với bước đệm đó mà con số đã tăng vọt lên 217 triệu người dùng vào cuối năm 2018 và
507 triệu vào cuối năm 2019 Cho đến tháng 7 năm 2020 thì TikTok đã có hơn 1 tỷ người dùng.
Theo các con số được thì tiktok đã vượt qua Youtube, đạt số lượng người xem trung bình lên đến 24 giờ/tháng vào tháng 6/2020 Với Youtube thì con số đó là 22 giờ 40 phút/tháng.
Tiktok là nền tảng tập trung rất nhiều các bạn trẻ và hiện đại Theo các số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường uy tín Globalwebindex, theo đó lượng người dùng tiktok từ độ tuổi 18 đến 24 chiếm đến gần 60%.
Trong đó nữ giới chiếm số lượng nhiều hơn so với nam trong tất cả các độ tuổi.
Theo như nghiên cứu của Business Of Apps, tiktok với hơn 90% lượng người dùng trung bình truy cập vào nền tảng này hơn 2 lần mỗi ngày và rơi vào tầm khoảng 52 phút Phần lớn người dùng của Tiktok chỉ sử dụng ứng dụng này để xem các video.
Các nhà phát triển app đã xác nhận rằng những người theo dõi không ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung hiển thị trong newsfeed của người dùng và số lượng người theo dõi cũng không ảnh hưởng đến việc video của bạn có được đề xuất hay không Điều này có nghĩa là ngay cả khi không có một lượng follower lớn, bạn vẫn có thể đạt được hàng triệu lượt xem và xuất hiện trên new feed chính Ví dụ: chỉ sau khi đăng một vài video về màn biểu diễn khi bán kem, bubba_ice đã trở nên nổi tiếng. Hiện tại, tài khoản của người dùng này đã đạt 1,3 triệu người theo dõi và 21,6 triệu lượt thích.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức We Are Social 2019, tại Việt Nam, Facebook là trang web có lượng truy cập lớn thứ 2 sau Google, nền tảng mạng xã hội Facebook Messenger đứng thứ 3 về lượng người dùng (Active User), tổng lượng đối tượng khách hàng được tiếp cận hàng tháng từ quảng cáo (Monthly Active User) đạt hơn 61 triệu người, ngoài ra, người Việt Nam trung bình dùng đến 4 giờ 30 phút cho mạng xã hội mỗi ngày… đặc biệt là thế hệ gen Z.
Sử dụng Facebook, thương hiệu hoàn toàn có thể kiểm soát được mức chi phí bỏ ra, chia nhỏ ngân sách cho từng chiến dịch cụ thể và mang về hiệu quả tối ưu nhất.
Thông qua facebook, cùng các tính năng quản lý trang củaFacebook, có thể giúp khách hàng tiềm năng tiếp cận những thông tin về thương hiệu
Với Facebook Messenger, doanh nghiệp có thể trực tiếp thực hiện việc cung cấp kịp thời các thông tin, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà họ thắc mắc, cần doanh nghiệp hỗ trợ giải đáp nhanh nhất có thể.Facebook có thể phân tích dữ liệu từ hàng triệu người dùng trên nền tảng của nó, từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận nhiều hơn và chính xác hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên các tiêu chí về: Sở thích, hành vi, nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, hay địa điểm tiếp cận, mang lại hiệu quả cao về hình ảnh thương hiệu lẫn doanh số cho doanh nghiệp từ chiến dịch quảng cáo Ngoài ra,việc sử dụng kết hợp nhiều mục tiêu chiến dịch quảng cáo khác nhau như tương tác, nhắn tin, chuyển đổi (Conversion), khách hàng tiềm năng(lead), giúp bạn có thể tiếp cận nhiều nhóm khách hàng khác nhau,những người thật sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Facebook Custom Audience Tool Công cụ này cho phép những người làm digital marketing cập nhật danh sách các liên lạc ví dụ như email, UID (ID của người dùng) và số điện thoại để khi cần có thể nhắm từng nhóm đối tượng đến các tin quảng cáo nhất định.
Đề xuất hai giải pháp
3.1 Đưa thương hiệu từng bước len lỏi vào tâm trí người dùng genZ
- Tính cụ thể (Specific): Đạt được số lượt thảo luận tăng 1.5 lần thông qua các hình thức từ mạng xã hội Facebook, TikTok
- Có thể đo lường được (Measurable): thông qua đo lường từ số liệu 2020.
- Tính khả thi (Actionable): 1.5 lần là con số có thể đạt được, Miliket vốn dĩ đã tồn tại trên thị trường lâu.
- Tính thích hợp: Thành công trong việc tăng độ thảo luận sẽ là nền tảng cho Miliket thực hiện chiến dịch truyền thông, đến gần hơn với người tiêu dùng gen Z, tăng độ phủ cho thương hiệu, tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng sự tò mò và nhu cầu cho người tiêu dùng.
- Giới hạn thời gian: Tính đến thời điểm diễn ra, Miliket sẽ có 3 tháng để tiến hành truyền thông trên Tiktok và Facebook.
- Đưa mì Miliket vào những chiếc vlog đời thường của một số Tiktoker/Kols.
- Những chuyến du lịch đón bình minh tại các vùng Sa Pa - Lào Cai, Cao Bằng: sử dụng mì Miliket như bữa sáng.
- Kết hợp cùng các nhà sáng tạo nội dung nấu ăn trên Tiktok để đưa Miliket trở thành nguyên liệu của các món ăn.
Lưu ý: không sử dụng hashtag liên quan đến Miliket.
- Sử dụng Brand Takeover - Quảng cáo 5 giây khi người dùng mới khởi động ứng dụng.
Facebook: Tạo fanpage riêng, build page
+ Về bao bì giấy kraft đặc biệt của thương hiệu
+ Về hình ảnh hai con tôm chụm đầu lại với nhau
Theo khảo sát của CNBC, phần lớn Gen Z (67%) tin rằng “sống đúng với giá trị và niềm tin của họ khiến một người trở nên tuyệt vời”. Người tiêu dùng Gen Z không chỉ muốn mua sản phẩm Họ muốn mua vì những câu chuyện, lý do sản phẩm đó được bán Những câu chuyện đằng sau sản phẩm là điều họ quan tâm.
+ Sử dụng tư liệu, hình ảnh mì Miliket xuất hiện ở thời bao cấp Việt Nam
Số liệu từ báo cáo cho thấy Gen Z là thế hệ có xu hướng hoài niệm cao nhất, với 15% người khảo sát cho biết họ thích nghĩ về quá khứ hơn tương lai, và có xu hướng hoài niệm về ký ức tuổi thơ, đặc biệt là lúc còn rất nhỏ hoặc thậm chí là lúc chưa sinh ra.
+ Bắt trend, xu hướng cùng các hình ảnh quảng bá
Trận chung kết Liên Minh Huyền Thoại: Vừa xem T1 vừa ăn Miliket/Quỷ vương Faker đã lên ngôi vô địch, ăn lẩu ăn mừng thôi/Gắn logo T1 vào bao bì Miliket.
Liệu mì Miliket có thể cùng bạn đưa Man United ra khỏi hang?
“Miliket trên nồi lẩu” Wrapped
Gen Z có xu hướng dành sự quan tâm cho những nội dung hài hước và bắt trend trên Mạng xã hội Họ dễ dàng lan truyền một xu hướng nào đó từ nền tảng này qua nền tảng khác.
- Sử dụng fanpage để đi bình luận dạo tại các fanpage khác có liên quan: + Các fanpage của nhà hàng lẩu có sử dụng mì Miliket
+ Các fanpage như K+ ở các bài viết về bóng đá
→ Hiệu quả: Đưa Miliket từ từ, nhẹ nhàng mà tự nhiên tiếp cận đến người dùng nhiều hơn (chủ yếu là genZ) Miliket vốn dĩ đã được biết đến ở giới trẻ, thông qua bố mẹ, người thân ở độ tuổi trung niên hoặc tại các quán ăn/nhà hàng về lẩu Khi Miliket vô tình xuất hiện trong các video Tiktok vô tình sẽ tạo nên độ thảo luận cho sản phẩm mì.
Chiến dịch Nostalgia Marketing, kết hợp cùng các xu hướng của giới trẻ
Lý do lựa chọn Nostalgia Marketing:
Gen Z ngày nay cảm thấy kết nối tốt hơn với các sự vật, hiện tượng gợi nhắc ký ức và giá trị xưa cũ Nostalgia Marketing tận dụng tâm lý hoài cổ để xây dựng kết nối về mặt cảm xúc và thúc đẩy lòng trung thành của thế hệ người tiêu dùng tiềm năng trong tương lai.
Số liệu từ báo cáo cho thấy Gen Z là thế hệ có xu hướng hoài niệm cao nhất, với 15% người khảo sát cho biết họ thích nghĩ về quá khứ hơn tương lai Đặc biệt, có đến 50% người tiêu dùng thuộc thế hệ này thường xuyên cảm thấy hoài niệm về các phương tiện truyền thông, chẳng hạn như phim ảnh, chương trình truyền hình, âm nhạc và các hình thức truyền thông khác mà họ đã tiếp xúc trong quá khứ
- Phong cách Y2K là xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ những thập niên 2000 pha trộn với xu hướng của thời trang hiện đại, mang đến phong cách hoài cổ của thập niên 90, 2000 đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian gần đây đối với cộng đồng Gen Z, như một lời khẳng định rằng xu hướng hoài cổ thực sự bùng nổ trong thời đại công nghệ số hóa ngày nay Phong cách Y2K thống lĩnh thế giới thời trang Trên TikTok, các từ khóa liên quan đến Y2K thu hút đến hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ lượt xem Cụ thể là #2000s (2.2 tỷ lượt xem), #2000sthrowback (1.6 tỷ lượt xem), #Y2KAesthetic và #Y2Kfashion” (405 triệu lượt xem).
- Chiến dịch Gucci’s 2020 Christmas Gift của Gucci với khung cảnh Giáng Sinh hết sức thân thuộc, tái hiện lại bữa tiệc giáng sinh trong một văn phòng với khung cảnh hoài cổ của thập niên 90.
- Bộ phim Barbie cùng một loạt các chiến dịch lăng xê viral mạng xã hội, trong đó có trang web thiết kế poster theo phong cách Barbie Từ sức hút sẵn có của món đồ chơi tuổi thơ, bộ phim Barbie đã dễ dàng khơi gợi sự hào hứng và tò mò, dẫn dắt khán giả ra rạp thưởng thức “sự quen thuộc mới lạ” này Ngoài ra, hai bộ phim đình đám, làm mưa làm gió vớiGen Z là Stranger Things và Wednesday cũng mang phong cách hoài cổ.Stranger Things là bộ phim lấy bối cảnh từ thập niên 1980, cònWednesday lại mang phong cách Gothic ma mị xa xưa.
- Album Vũ Trụ Cò Bay của Phương Mỹ Chi, được lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học Việt Nam - các tác phẩm quen thuộc với thế hệ học sinh Việt Nam và sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian.
Một nghiên cứu về trí nhớ tự truyện - hệ thống trí nhớ theo dõi các giai đoạn trong cuộc đời của chúng ta - đã chỉ ra rằng: Khi chúng ta nhớ lại các tập phim trong quá khứ, chúng ta sẽ trải nghiệm lại những cảm xúc đã gắn liền với các tập phim đó Nếu những kí ức là tích cực, chẳng hạn như khoảnh khắc thơ ấu vô tư, những bữa tối vui vẻ bên gia đình, những chuyến roadtrip hoặc những đêm “vui banh nóc” với bạn bè - những cảm giác hạnh phúc đó sẽ một lần nữa được tái hiện
Xu hướng “quay về quá khứ” này còn càng bùng nổ hơn nữa sau đại dịch COVID Cụ thể, trước sự ảnh hưởng trong 2 năm đại dịch, người trẻ dễ gặp nhiều vấn đề hơn trong việc giao tiếp cũng như những khó khăn của việc học online, hay thậm chí là câu chuyện layoff do suy thoái toàn cầu gây ra Chính vì thế, việc khơi gợi lại ký ức hạnh phúc thông qua Nostalgia Marketing đã dễ dàng nhận được sự yêu thích của khách hàng trẻ Giờ đây, thương hiệu trong vai trò “người chữa lành”, mang đến kết nối an toàn cho người tiêu dùng từ những giá trị tích cực trong quá khứ. Các chiến dịch Nostalgia Marketing “nhắc” khách hàng nhớ về những giai đoạn đã từng khiến họ cảm thấy dễ chịu, vui vẻ Khi hồi tưởng lại trải nghiệm, họ có thể cũng sẽ kéo dài những cảm giác nồng nhiệt đó đến thương hiệu của bạn vì đã là chiếc cầu nối “quay ngược dòng thời gian” Thông qua sản phẩm, bối cảnh, thông điệp được thương hiệu tạo ra, người tiêu dùng sẽ sống lại cảm giác hạnh phúc hồi tưởng Đây là bước đầu để họ ghi nhớ thương hiệu, tò mò về sản phẩm hay tuyệt hơn nữa là đưa ra quyết định mua hàng 3
Sau 3 tháng đưa Miliket dần bước vào tâm trí người tiêu dùng gen Z, Miliket sẽ thực hiện chiến dịch truyền thông, thông qua Youtube, Tiktok và Facebook.
3https://advertisingvietnam.com/chien-luoc-marketing-hoai-niem-ket-noi- voi-nguoi-tieu-dung-trong-thoi-diem-kho-khan-p18836
- Video âm nhạc: Cùng Miliket về nhà, kết hợp cùng Double2T và Phương Mỹ Chi Xây dựng âm nhạc với giai điệu bắt tai, lặp lại “Mi mi Miliket” cùng giọng rap của Double2T và giọng ca ngọt ngào của Phương Mỹ Chi Đặc biệt Double2T, được biết đến với “Người miền núi chất” đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ Gen Z và Phương Mỹ Chi vừa thành công với album “Vũ trụ cò bay”.
- Cho phép người dùng sáng tạo nội dung thông qua video âm nhạc trên tính năng Youtube Shorts
- Kết hợp cùng Nino’s Home - kênh nấu ăn của một bạn nam Việt Nam với 7,71 triệu người đăng kí để quảng bá.
- Tạo trend vũ đạo “Nổi lửa lên, Miliket” với hashtag #MILIKET