1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, từ góc nhìn của một học viên cao học ứng dụng chuyên ngànhLuật hình sự và TTHS, thông qua các hoạt động thực tiễn xét xử sơ thẩm tạitỉnh Điện Biên, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu c

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIATỐ TỤNG LÀ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN

1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người tham gia tố

tụng là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền và bảo đảm

quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP BẢO

ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀNGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠTHẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm quyền của người tham

gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Điện Biên 482.3 Các giải pháp nhằm bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựHĐXX : Hội đồng xét xử

TTHS : Tố tụng hình sựTAND : Tòa án nhân dânTANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Thống kê số bị cáo dưới 18 tuổi trong tổng số bị cáo bị xét

xử trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2018 - 2020 482.2 Thống kê phân tích số người dưới 18 tuổi trong tổng số vụ

án đã xét xử trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2018 - 2020 50

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảngluôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người làđộng lực, là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Điềunày hoàn toàn phù hợp với tuyên ngôn của Liên hợp quốc khẳng định:

“Quyền con người là những bảo đảm pháp lý phổ quát bảo vệ các cá nhân vànhóm khỏi những hành động can thiệp vào tự do cơ bản và phẩm giá conngười Luật nhân quyền quốc tế chỉ ra nghĩa vụ của quốc gia và các chủ thểnghĩa vụ khác phải có trách nhiệm phải thực thi việc bảo đảm và ngăn ngừasự vi phạm”1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” Trong Nhà nước pháp quyền, Tòa án

là thiết chế có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân Hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) của Tòa án bao hàm các hoạt độngliên quan chặt chẽ đến quyền con người, quyền công dân hay nói cách khác,chính là quyền của các chủ thể tham gia tố tụng Trong các chủ thể này,không thể không kể đến nhóm chủ thể người dưới 18 tuổi

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) đã dành riêng Chương XXVIIIquy định về thủ tục TTHS với người dưới 18 tuổi nhằm bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của nhóm chủ thể đặc biệt này Song song với việc bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng (người bị buộc tội,bị hại, người làm chứng), không thể không kể đến vai trò quan trọng của việcgiáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi nhận thức được hành vi sai trái, rèn luyện,tu dưỡng bản thân trở thành công dân có ích cho xã hội (đối với người bị buộctội) Những quy định của BLTTHS năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi tươngđối đầy đủ nhưng vẫn còn tồn tại bất cập, vẫn còn nhưng quy định chưa chặt1 Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội - Giáo trình Caocấp lý luận chính trị - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.192

Trang 5

chẽ, chưa đầy đủ dẫn tới xâm phạm quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi.Về mặt thực tiễn áp dụng, giới hạn trong phạm vi tại phiên tòa xét xử vụ ánhình sự (VAHS) có người dưới 18 tuổi tham gia trong những năm qua chothấy khi áp dụng những quy định về thủ tục đặc biệt này cũng còn nhiều hạnchế, vướng mắc Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS đối vớingười dưới 18 tuổi là cần thiết, đặc biệt khi nước Việt Nam đang ngày càngkhẳng định vị thế trên thế giới thì việc hoàn thiện quy định này còn cần phảiphù hợp với xu hướng quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ ngày một tốt hơnquyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi

Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo, thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc,có 33 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Kinh, dân tộc Tháivà dân tộc Mông Các phiên tòa xét xử VAHS các loại tội phạm chủ yếu là vềtội phạm ma túy, các tội phạm về trị an (giết người, trộm cắp tài sản, ), tạicác phiên tòa này, tư cách tham gia của người dưới 18 tuổi đa dạng (bị cáo,người làm chứng, bị hại, ) với những tính chất đặc thù, riêng biệt Điều nàyđã đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm hiểu, trước mắt là tại cácphiên tòa, cần phải bảo đảm áp dụng đúng pháp luật các quy định TTHS đốivới nhóm chủ thể này, về lâu dài, là nghiên cứu, đánh giá, đề ra các quy địnhphù hợp đối với nhóm người dưới 18 tuổi

Vì vậy, từ góc nhìn của một học viên cao học ứng dụng chuyên ngànhLuật hình sự và TTHS, thông qua các hoạt động thực tiễn xét xử sơ thẩm tạitỉnh Điện Biên, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu các quy định của BLTTHS năm2015 về bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm trong pháp luật TTHS Việt Nam nhằm hoàn thiệnhơn nữa các quy định của BLTTHS, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằmbảo đảm áp dụng quy định đối với người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ

thẩm VAHS Tác giả chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của người tham gia tố

tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” làm

đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

Trang 6

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian qua, liên quan đến đề tài quyền của người tham gia tốtụng là người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) tại phiên tòa xét xử sơthẩm VAHS, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý với cáccách tiếp cận đa dạng về các khía cạnh khác nhau, cụ thể:

* Về sách

- Cuốn “Giáo trình Tư pháp đối với người chưa thành niên”, chủ biên

PGS.TS Đỗ Thị Phượng, Nxb Tư pháp, năm 2020

- Cuốn “Bình luận các tội phạm có bị hại là người dưới 18 tuổi trongBộ luật Hình sự năm 2015 và sự tham gia tố tụng hình sự của họ”, của Luật

gia Nguyễn Ngọc Điệp, Nxb Lao động - Xã hội, năm 2019

- Cuốn “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với ngườidưới 18 tuổi trên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc”, do Lê Huỳnh Tấn

Duy chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018

* Về các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

- Bài viết “Các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thànhniên trong dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam (sửa đổi)”, của TS Đỗ

Thị Phượng, Tạp chí Luật học, số 12/2014, tr 38-44

- Bài viết “Quyền của người chưa thành niên có sự tham gia của đạidiện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự”, của LêHuỳnh Tấn Duy, Tạp chí Khoa học pháp lý, năm 2015.

- Bài viết “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị hại, người làmchứng là người chưa thành niên trong pháp luật Tố tụng hình sự”, của NguyễnMinh Đức, Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, năm 2015.

* Về các luận án, luận văn

- Luận án tiến sĩ Luật học về đề tài “Pháp luật về quyền của ngườichưa thành niên phạm tội ở Việt Nam”, của Vũ Thị Thu Quyên, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2015

Trang 7

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Thủ tục tố tụng đối với người bịbuộc tội là người dưới 18 tuổi và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”,

tác giả Vũ Thùy Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2020

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Thực hiện quyền bào chữa củabị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vàthực tiễn tại Hà Nội”, tác giả Lý Thị Thùy Trang, Trường Đại học Luật Hà

Nội, năm 2019

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Thủ tục tố tụng đối với người bịbuộc tội dưới 18 tuổi và thực tiễn thi hành tại tỉnh Lào Cai”, tác giả Đặng Phi

Long, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Quyền của người chưa thànhniên trong tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả Đỗ Thúy Hạnh, Trường Đại học

Luật Hà Nội, năm 2016

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Thủ tục tố tụng đối với ngườichưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả Văn Đình

Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016

- Luận văn thạc sĩ Luật học về đề tài “Thủ tục xét xử bị cáo là ngườichưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả Vũ Thị

Mỹ Hạnh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016

Qua quá trình tìm hiểu, có thể thấy rằng đây là vấn đề nhận được sựquan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu hoặc của những người nghiên cứu,tìm hiểu mức độ thấp hơn (học viên, sinh viên), đã có nhiều công trình nghiêncứu, với các nội dung từ mức độ đại cương đến chuyên sâu về từng khía cạnh

pháp lý đối với người dưới 18 tuổi, cần kể đến tác phẩm mới nhất “Giáo trìnhTư pháp đối với người chưa thành niên” chủ biên PGS.TS Đỗ Thị Phượng,

Nxb Tư pháp, năm 2020; các công trình và bài viết khác đã đề cập đến quyềncủa người dưới 18 tuổi trong TTHS, trong xây dựng và hoàn thiện pháp luậtTTHS, thậm chí, một số luận văn còn liên hệ thực tiễn của một số địa phươngnhư Lào Cai, Hà Nội, Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng của một tỉnh có

Trang 8

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, với thành phần dân cư nhiềungười dân tộc thiểu số miền biên giới giống như Điện Biên thì cho đến nayvẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện về đềtài “Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” ở tỉnh Điện Biên.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận vềquyền của người dưới 18 tuổi; làm rõ nội dung và sự thể hiện của chế địnhnày trong TTHS Việt Nam hiện hành; nghiên cứu thực tiễn thi hành quyềncủa người dưới 18 tuổi trong TTHS; tìm ra những hạn chế, vướng mắc vànguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, từ đó đưa ra một số kiến nghị,giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục và bảo đảm quyền của người tham giatố tụng là người dưới 18 tuổi được thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn trongthời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thựctiễn bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiêntòa xét xử sơ thẩm VAHS trong TTHS Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu luận văn: Luận văn nghiên cứu quy định phápluật TTHS năm 2015 về quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18tuổi (bao gồm: Bị cáo, bị hại, người làm chứng) tham gia phiên tòa xét xử sơthẩm VAHS và thực tiễn áp dụng các quy định này từ năm 2018 đến năm2020 tại tỉnh Điện Biên

5 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, chủtrương, nguyên tắc của Đảng trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống phápluật và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 9

-5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phươngpháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các tài liệu khoa học; phươngpháp khảo sát thực tiễn phiên tòa hình sự, phương pháp phỏng vấn các chuyêngia pháp luật, các Thẩm phán có uy tín

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễnvề bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiêntòa xét xử VAHS ở tỉnh Điện Biên với những ý nghĩa sau:

Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyền của

người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa trong xét xửVAHS, nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất, ý nghĩa của việc bảo đảmquyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xửVAHS trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và công dân

Thứ hai, luận văn nêu lên các ý kiến cá nhân góp phần hoàn thiện các

quy định TTHS về quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tạiphiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, luận văn đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó khi

xét xử và chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân, từ đó hỗ trợ cho việcbảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong thựctiễn tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS

Thứ hai, thông qua kiểm chứng thực tiễn, các giá trị của luận văn có

thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảngdạy ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý Riêng trong ngành Tòaán, TAND các cấp có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để đưa ra một số giảipháp trong quá trình hoạt động nhằm bảo đảm quyền của người tham gia tốtụng là người dưới 18 tuổi trong xét xử các VAHS trong tình hình mới

Trang 10

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổitrong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và giải pháp bảo đảm quyền

của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự tại tỉnh Điện Biên

Trang 11

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG LÀ NGƯỜIDƯỚI 18 TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của người tham giatố tụng là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơthẩm vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền của người tham giatố tụng là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

* Người dưới 18 tuổi

Người dưới 18 tuổi là thuật ngữ chỉ những người chưa hoàn toàn pháttriển đầy đủ về nhân cách, thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức,kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình Do đó, những người này dễ bị chiphối bởi các tác động bên ngoài và thực hiện những hành vi thiếu sự “đúngđắn” trong suy nghĩ Từ các đặc trưng này của người dưới 18 tuổi, pháp luậtViệt Nam và pháp luật nhiều nước trên thế giới đã có những quy định phùhợp để bảo vệ, giáo dục, phòng ngừa các hành vi xâm phạm trẻ em hoặc xử lý

đối với trẻ em vi phạm pháp luật Thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” được sử

dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học khác nhau và tùy theo từng góc độ,lĩnh vực mà thuật ngữ này được định nghĩa khác nhau, cụ thể:

Căn cứ vào tiêu chí độ tuổi, tại Quy tắc số 2.1 mục a Quy tắc tiêuchuẩn tối phổ biến của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bịtước tự do được thông qua ngày 14/12/1990 quy định về người chưa thành

niên cụ thể như sau: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi Giới hạntuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tướcquyền tự do của người chưa thành niên”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ học Việt Nam năm

2002 đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: “Người chưathành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh

Trang 12

thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân”.

Tại các văn bản pháp lý của Việt Nam quy định như sau: Tại Bộ luật

Dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là ngườithành niên” và “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.

BLTTHS năm 2003 sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên”, BLTTHSnăm 2015 đã sửa đổi và thay bằng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” Có thể

thấy, việc sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” trong BLTTHS năm 2015

đã cụ thể hóa về khung độ tuổi tối đa (dưới 18 tuổi) của các đối tượng này,đồng thời bảo đảm việc áp dụng thiếu thống nhất trong Bộ luật Hình sự cũngnhư các văn bản pháp luật khác liên quan đến người dưới 18 tuổi, hơn nữa,thông qua lượng hóa số tuổi, quy định sẽ trở nên dễ hiểu

Như vậy, qua nghiên cứu các khái niệm tại các nguồn tài liệu khácnhau và dẫn chiếu các quy định pháp luật Việt Nam, tác giả thống nhất quanđiểm về người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, trong từng lĩnh vựcquan hệ xã hội thì khung độ tuổi để xác định trách nhiệm hình sự là từ 14 đếndưới 18 tuổi Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế vềquyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/9/1990 mà Việt Nam là thành viên Tuynhiên, để bảo đảm sự thống nhất trong việc triển khai đề tài, ngoại trừ việctrích dẫn tài liệu, tác giả sẽ ưu tiên sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi”trong toàn bộ luận văn

Người dưới 18 tuổi có thể được xác định thông qua hai tiêu chí2: Một,

người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trítuệ, tinh thần Trên bình diện y sinh học, đây là nhóm tuổi có sự thay đổimạnh mẽ nhất về thể chất, là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ non nớtthành người lớn khỏe mạnh vì thế họ còn có những khiếm khuyết về nhậnthức, tâm lý, trí tuệ so với người trưởng thành3 Hai, người dưới 18 tuổi là

người chưa có đầy đủ quyền và lợi ích để thực hiện quyền công dân được

2 Nguyễn Huy Cường (2013), Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành

niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8.

3 Trần Hưng Bình (2013), “Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng

hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (1), tr 56-64.

Trang 13

pháp luật Việt Nam công nhận, họ còn bị hạn chế một số quyền như: Quyềnbầu cử, quyền kết hôn, quyền dân sự mà pháp luật quy định cho các côngdân đã thành niên khác4 Như vậy, dựa vào các đặc điểm về khoa học (y học,sinh học, tâm lý học ) và các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và truyềnthống, pháp luật Việt Nam đã xác định độ tuổi phân biệt người đã thành niênvà người chưa thành niên là 18 tuổi Người chưa đủ 18 tuổi là người chưathành niên và nhóm người này bị hạn chế hơn về quyền và lợi ích, nghĩa vụcủa công dân hơn so với người thành niên - người đã đủ 18 tuổi5

Tóm lại, từ những phân tích trên có thể đưa ra một khái niệm chung

nhất về người dưới 18 tuổi như sau: Người dưới 18 tuổi là người chưa thành

niên, chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ, toàn diện về nhân cách, thể chất, tinhthần, hành vi cũng như tâm lý, sinh lý, là đối tượng dễ tổn thương, do vậy,những người này chưa đủ năng lực hành vi thực hiện các quyền và nghĩa vụpháp lý như các chủ thể khác là người đã thành niên, cần được pháp luậtquan tâm, bảo vệ

* Khái niệm “Quyền của người dưới 18 tuổi”

Tổ chức Radda Bamen quan niệm: “Quyền là những điều mà theo lẽcông bằng và chính đáng một người phải được hưởng hoặc được làm”6

Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, “Quyền” là: “1 Điều màpháp luật hoặc xã hội công nhận cho được, được làm, được đòi hỏi 2 Nhữngđiều do địa vị hay chức vụ mà được làm”7

Theo khoa học pháp lý, “Quyền” dùng để chỉ những điều mà pháp luậtcông nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để cá nhân, tổ chứcđược hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế

Như vậy, qua các định nghĩa trên, “Quyền” có thể hiểu thông qua hai

4 Đỗ Thị Phượng (2003), Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong thủ tục

Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.15, 16.

details=l &item_i d=14077018, truy cập ngày 01/3/2021.

6 Radda Bamen (2000), Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.16, trích trongtài liệu: “Vũ Thị Thu Quyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam,

Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.32.

77 Từ điển tiếng Việt (2007), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.815.

Trang 14

dấu hiệu: Một, quyền phải có sự thừa nhận về mặt pháp lý, được bảo đảm vàthực hiện bởi các quy định của pháp luật; hai, quyền gắn liền với mỗi cá nhân,

cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi theo các quy định của pháp luậtmà không ai được ngăn cản, hạn chế hay tước bỏ nó8

Khái quát về quyền của người dưới 18 tuổi theo pháp luật có thể hiểulà những đặc lợi mà chỉ người dưới 18 tuổi mới có, do Nhà nước và pháp luậttrao cho họ Quyền của người dưới 18 tuổi trước hết cũng mang những tínhchất của quyền con người, sau đó mới mang những tính chất riêng tương ứngvới đặc điểm của độ tuổi Nội dung quyền của người dưới 18 tuổi ngày càngđược quan tâm nhiều hơn và được khẳng định mạnh mẽ trong lịch sử pháttriển quyền con người Với sự ra đời của CRC đã khẳng định được sự cầnthiết bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi với tư cách một bộ phận quyền conngười đặc biệt Từ CRC, pháp luật quốc gia đã quy định các vấn đề như môitrường, gia đình, giáo dục, việc làm, mức sống, chăm sóc sức khỏe, vui chơigiải trí và trách nhiệm bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi sự trừng phạt về thể xácvà bóc lột tình dục và bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi làm trái phápluật Người dưới 18 tuổi là một thành viên trong xã hội, đây là nhóm ngườido điều kiện tự nhiên - xã hội có những hạn chế nên cần được bảo đảm nhữngquyền đặc biệt, ghi nhận cho họ nhiều quyền hơn hoặc được hưởng các quyềnmang tính ưu tiên hơn Sự phân biệt các nhóm người, các nhóm quyền khôngphải là sự bất bình đẳng của pháp luật mà là một bước tiến để hướng tới sựbình đẳng thực sự Các quốc gia trên thế giới đều thống nhất rằng mọi ngườiđều phải được đối xử bình đẳng và chung sống với nhau trong hòa bình và tựdo Điều này là dựa trên niềm tin rằng tất cả mọi người đều có các “quyền”bình đẳng như nhau và ai cũng phải thừa nhận và tôn trọng quyền của ngườikhác Tất cả người dưới 18 tuổi cũng đều có các quyền như vậy và nhữngquyền này đều được thừa nhận trong các văn bản quốc tế và quốc gia Tất cảcác quyền này đều rất quan trọng và cần phải được tôn trọng trong bất kỳ

8.Trần Thị Thanh Thuý (2013), Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8.

Trang 15

hoàn cảnh nào.

Từ những sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm như sau về quyền

của người dưới 18 tuổi: Quyền của người dưới 18 tuổi là một bộ phận củaquyền con người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ phù hợpvới các nhu cầu, đặc trưng phát triển, là những đặc lợi vốn có, tự nhiênmà chỉ chủ thể này mới được trong những điều kiện chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội nhất định.

* Khái niệm “Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi”

Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm “bảo đảm” được định nghĩa như

sau: “Làm sao cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủnhững gì cần thiết”9 Quyền của người dưới 18 tuổi là những giá trị, nhu cầu

và lợi ích hợp pháp vốn có của người dưới 18 tuổi, phù hợp với chuẩn mựcquốc tế và quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạmpháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS trong giai đoạn xét xửVAHS Như vậy, có thể hiểu bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi là nhữnghoạt động, những công việc tạo ra điều kiện, tiền đề cần thiết làm cho quyềncủa người dưới 18 tuổi được ghi nhận và thực hiện đầy đủ trên thực tế

Việc thực hiện và bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi trong nhữngnăm gần đây tại Việt Nam đã có nhiều điểm tiến bộ, vì phát triển con người.Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ

sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm: “Nhà nước tôn trọng vàbảo đảm quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triểntự do của mỗi người”10 Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử,Nhà nước ta luôn có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ cơ bản củacông dân và đặc biệt coi trọng việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi.Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn xác định người dưới 18 tuổi không phânbiệt gái, trai; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vịxã hội đều có những khả năng xã hội như nhau để phấn đấu trở thành người

99 Từ điển tiếng Việt (2007), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr 38.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, tr 56.

Trang 16

có ích cho xã hội, đều được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ côngdân mà Nhà nước và pháp luật quy định.

Quan niệm về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi là các chủ thể cótrách nhiệm, trước hết và chủ yếu là Nhà nước, tạo ra các tiền đề về chính trị,kinh tế, xã hội, pháp lý, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hànhpháp, tư pháp để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn về quyền của ngườidưới 18 tuổi nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúcđẩy quyền của người dưới 18 tuổi trên mọi phương diện

Về chủ thể bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi: Chủ thể của nhữnghoạt động nêu trên (ở bình diện chung), Nhà nước thay mặt xã hội thực hiệnnhững bảo đảm cho quyền của người dưới 18 tuổi được thực hiện Nhà nướcphải xây dựng hệ thống pháp luật ghi nhận các quyền đối với người dưới 18tuổi, đồng thời giao trách nhiệm áp dụng pháp luật cho các cá nhân, tổ chứccó liên quan Trách nhiệm đó bao gồm ban hành pháp luật, hình thành cácthiết chế xây dựng các chủ trương chính sách và bảo đảm thực hiện quyền củangười dưới 18 tuổi Bao gồm các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhândân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc Bên cạnh các thiết chếNhà nước, gia đình, các tổ chức kinh tế - xã hội, các tổ chức khác như nhàtrường cũng có vai trò trong việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi Mộtcách cụ thể, trong quá trình xét xử tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, liên quan đếnTòa án, những người tiến hành tố tụng (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Thẩmphán tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân, Thư ký) đều có trách nhiệm bảo đảmquyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử VAHS, trách nhiệm này cũngliên quan đến đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa - Kiểm sát viên, cũng nhưnhững người được cơ quan tiến hành tố tụng mời tham dự phiên tòa với các tưcách khác nhau để bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi Như vậy, về mặtpháp lý cũng như trên thực tế, toàn xã hội Việt Nam cùng tham gia vào việcbảo đảm thực hiện quyền của người dưới 18 tuổi Không những thế, bảo đảmquyền của người dưới 18 tuổi ở Việt Nam còn được sự hỗ trợ rất lớn của cộngđồng quốc tế, các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như phi chính phủ

Trang 17

Về đối tượng bảo đảm Các quyền của người dưới 18 tuổi bao gồmnhững quyền đặc thù dành riêng cho người dưới 18 tuổi trên cơ sở quyền con

người Bởi lẽ, đây là nhóm tuổi dễ bị tổn thương do “còn non nớt về thể chấtvà trí tuệ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp vềmặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”11

Bảo đảm pháp lý về quyền của người dưới 18 tuổi chính là nói đến hệthống pháp luật về người dưới 18 tuổi đầy đủ, hoàn thiện, là cơ sở để Nhànước, tổ chức, công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của mình đối vớingười dưới 18 tuổi Hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm quyền của ngườidưới 18 tuổi quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, quy địnhvề quyền của người dưới 18 tuổi và quy định trách nhiệm của các cá nhân, tổchức, cơ quan nhà nước Cơ chế tổ chức thực thi quy định pháp luật về quyềncủa người dưới 18 tuổi

Các hoạt động này chỉ đạt được kết quả tốt trên cơ sở những bảo đảmchung về chính trị (quyền và bổn phận của người dưới 18 tuổi được bảo đảmbằng thể chế chính trị, bằng sự ổn định chính trị, hiệu quả hoạt động của cả hệthống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội), bảo đảmvề kinh tế (chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước là đặt con ngườivào vị trí trung tâm, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân,tập thể và của cả dân tộc), bảo đảm về xã hội (thông qua các mối quan hệ, sựhợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp, nhóm dân cư, giađình, cá nhân trong việc thực hiện nhằm bảo đảm quyền), bảo đảm về văn hóa(tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhânđạo, dân chủ, tiến bộ và hướng tới việc xây dựng con người phát triển toàndiện về đức, trí, thể, mỹ), để bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi cần phảicó các điều kiện bảo đảm chung như này và đặc biệt là hệ thống pháp luật.Những yếu tố này đóng vai trò cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng và hiện thựchóa các quyền của người dưới 18 tuổi

11 Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2002), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh,

phòng chống các tệ nạn xã hội ở nước ta, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 123.

Trang 18

Qua phân tích, tổng hợp các phương diện tiếp cận nêu trên, tác giả đưa

ra khái niệm “bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi” như sau: Bảo đảmquyền của người dưới 18 tuổi là hoạt động của Nhà nước, các cơ quan, tổchức, cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật nhằm thiết lập,hiện thực hóa các quyền của người dưới 18 tuổi trong tất cả các lĩnh vực trêncơ sở những bảo đảm chung của quyền con người.

* Khái niệm “bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là ngườidưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự”

Để đưa ra khái niệm bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng làngười dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử VAHS, trước hết cần làm rõ khái niệmxét xử sơ thẩm VAHS

“Xét xử” là từ Hán Việt được hiểu theo nghĩa là xem xét và phán xử,

là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc, từ đó nhândanh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ tráihay không trái pháp luật của vụ việc”12 Trong hệ thống các cơ quan tư pháp,Tòa án là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chức năng xét xử, có nhiệm vụbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyềncủa người dưới 18 tuổi Xét xử VAHS là một trong những chức năng quantrọng của Tòa án, thông qua đó Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa và các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ

Xét xử sơ thẩm VAHS là cấp xét xử đầu tiên cũng được ghi nhận làgiai đoạn đầu tiên của hoạt động xét xử, trong đó, Tòa án có thẩm quyền tiếnhành xem xét, giải quyết vụ án, bản án, quyết định tố tụng theo quy định củapháp luật Hoạt động xét xử VAHS của Tòa án là một hoạt động mang tínhquyền lực Nhà nước và cũng là một giai đoạn tố tụng độc lập, do Tòa án tiếnhành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định nhằm chứngminh tội phạm, định tội, định hình phạt cho người phạm tội để trừng trị, giáodục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn12 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội tr.869.

Trang 19

ngừa họ phạm tội mới, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo phápluật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xétxử VAHS là một bộ phận của bảo đảm quyền con người nói chung được ghinhận trong các văn bản pháp luật Việt Nam Trước hết, bảo đảm quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS chính là bảo đảmquyền của chủ thể là người dưới 18 tuổi Có thể chia chủ thể là người dưới 18tuổi thành 2 (hai) nhóm: Nhóm người dưới 18 tuổi là bị cáo và nhóm ngườidưới 18 tuổi là bị hại, người làm chứng Nội dung đối tượng bảo đảm là cácquyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được quy định cụ thểtrong Bộ luật Hình sự và BLTTHS Bao gồm các quyền cơ bản, các quyềnđặc thù cho đối tượng là người dưới 18 tuổi được quy định ở các mức độ, tínhchất khác nhau tùy thuộc vào tư cách tham gia tố tụng là bị cáo hay bị hại,người làm chứng Phương thức bảo đảm của Nhà nước thể hiện trong việcquy định trách nhiệm của chủ thể là Hội đồng xét xử (HĐXX) phải bảo đảmcác quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được ghi nhậntrực tiếp trong quyền cơ bản, quyền đặc thù được ghi nhận tại Bộ luật Hình sựvà BLTTHS và được ghi nhận gián tiếp thông qua quy định trách nhiệm củanhững người tiến hành tố tụng khi tiến hành xét xử VAHS liên quan đếnngười dưới 18 tuổi Quy định vai trò quan trọng của người bào chữa, ngườiđại diện gia đình, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội trong suốt quá trìnhxét xử VAHS

Đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong giai đoạnxét xử VAHS, nhận thức pháp luật, xã hội, chuẩn mực quy tắc sinh hoạt củahọ chưa ổn định và đúng đắn, việc tôn trọng các quyền của họ là rất quantrọng, giải thích cho họ hiểu có ý nghĩa lớn trong việc bảo đảm quyền conngười nói chung, quyền trẻ em nói riêng và giúp họ tuân thủ nghĩa vụ và thựchiện quyền tố tụng nhằm tự bảo vệ mình Đối với nhóm chủ thể người dưới

Trang 20

18 tuổi là bị hại, người làm chứng việc bảo đảm quyền con người của họ cũnghết sức quan trọng Họ cũng có những đặc điểm tâm lý chung của người dưới18 tuổi, hơn thế nữa, họ còn là người cần được pháp luật bảo vệ hơn cả vì họlà đối tượng bị xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, là người đứng ra tố cáotội phạm hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (được xácđịnh tư cách là bị hại) Việc thực hiện tốt việc bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là một cách có hiệuquả để giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng oan, sai, vi phạm trong quá trìnhxét xử sơ thẩm VAHS, nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án cũng nhưcó tác dụng không nhỏ đến mục tiêu của TTHS đối với người dưới 18 tuổi làgiáo dục, cải tạo giúp các đối tượng đặc biệt này (người phạm tội) nhận ra sailầm, một lần nữa trưởng thành để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Do vậy, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS, HĐXX, Kiểm sát viên,người bào chữa và các chủ thể tố tụng khác sẽ tạo điều kiện cho người thamgia tố tụng là người dưới 18 tuổi sử dụng các quyền của họ Đồng thời, nhữngngười tiến hành tố tụng thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm, tổ chức thực hiệncác quy định của pháp luật bảo đảm các quyền của người dưới 18 tuổi Mặcdù hoạt động này được thực hiện với nhiều chủ thể tham gia, nhưng có thể

khẳng định Tòa án là chủ thể chính “được coi là trục xoay của toàn bộ cáchoạt động tố tụng hình sự”13

Từ những phân tích trên, có thể hiểu bảo đảm quyền của người thamgia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử VAHS của Tòa án là:

Việc Tòa án thông qua Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khácthực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm nhằm hiện thực hóacác quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong hoạt độngxét xử tại phiên tòa, cũng như tạo ra các điều kiện cần thiết để bị cáo sử dụngcác quyền của họ theo quy định của pháp luật.

* Đặc điểm của bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòaxét xử sơ thẩm VAHS

13 Đào Trí Úc (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao

động, Hà Nội, tr 197.

Trang 21

Thứ nhất, bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử

sơ thẩm VAHS bao gồm các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền conngười, quyền của công dân và các quy định trực tiếp về bảo đảm quyền củangười dưới 18 tuổi Quyền con người được pháp luật xác lập là thiêng liêng,không thể xâm hại một cách tùy tiện và được bảo đảm bằng nhiều biện phápkhác nhau Hiến pháp năm 2013 đã có một chương riêng (Chương II) quy địnhquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó Điều 14

đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền conngười, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đượccông nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Bảo

đảm quyền của người dưới 18 tuổi cũng được pháp luật ghi nhận và bảo đảm

thực thi Vấn đề này cũng đã được 05 (năm) bản Hiến pháp qua từng giaiđoạn ghi nhận và được cụ thể hóa ở nhiều văn bản luật của hệ thống pháp luậtViệt Nam Đặc biệt, nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định cụ thểvề các biện pháp thi hành, các quy trình, quy chuẩn bảo đảm quyền của ngườidưới 18 tuổi; quy định về thành phần và hoạt động bảo đảm quyền của ngườidưới 18 tuổi; cơ chế phối hợp liên ngành, giám sát nhằm tạo ra một hệ thốngquản lý và điều phối hiệu quả

Thứ hai, bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ

thẩm VAHS là tổng hợp các quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực chính trị, dânsự, kinh tế, xã hội và văn hóa được áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS

Pháp luật về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi do Nhà nước ban hành

hoặc thừa nhận, nguồn chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

là dạng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có hai loại: Một, văn bản quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành của các cơ quan lập pháp, lập quy theo

thẩm quyền; hai, các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận Pháp luật về bảo

đảm quyền của người dưới 18 tuổi có thể nằm trong văn bản luật riêng hoặcnằm trong nhiều văn bản luật với mức độ, nội dung điều chỉnh khác nhau và cácquy định pháp luật này sẽ được áp dụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS

Thứ ba, các quy định bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên

Trang 22

tòa xét xử sơ thẩm VAHS phải phù hợp với các yếu tố phong tục, tập quán,

đạo đức, truyền thống văn hóa, tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi Pháp luậtbao giờ cũng dành một sự lưu ý đặc biệt đến mối quan hệ giữa pháp luật vàtập quán, giữa pháp luật và đạo đức Nhưng ở các lĩnh vực pháp luật về ngườidưới 18 tuổi, thì các quy định pháp luật này còn phải phù hợp với sự pháttriển tâm ý, sinh lý chưa “trọn vẹn” của những người dưới 18 tuổi Sự phùhợp được nhắc tới ở đây vô cùng quan trọng, sẽ quyết định đến khả năng bảođảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS haykhông, bởi nếu không phù hợp, với tính chất căng thẳng, quan trọng trongviệc đánh giá tài liệu, chứng cứ đã thu thập được tại giai đoạn điều tra, truy tố,người dưới 18 tuổi khi tham gia phiên tòa sẽ không đáp ứng nổi/ không thựchiện nổi các quyền và nghĩa vụ của mình

Thứ tư, pháp luật về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi liên quan

đến nhiều chính sách về bảo vệ người yếu thế, là đối tượng cần được sự quantâm đặc biệt Chính bởi sự chưa hoàn thiện về thể chất và nhận thức xã hội

nên người dưới 18 tuổi dễ trở thành nạn nhân của việc mua bán, bạo lực, xâm

hại tình dục, cũng như dễ bị lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp Ngườidưới 18 tuổi luôn được xem là đối tượng dễ bị tổn thương, cần sự chăm sócquan tâm đặc biệt của xã hội Vì vậy, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS,pháp luật cần phải bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi

1.1.2 Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụnglà người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

* Ý nghĩa chính trị

Nước ta đang trên đà đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Vì vậy, việc mở rộngdân chủ, tăng cường pháp chế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợppháp của công dân là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội, đặc biệt là đối vớingười dưới 18 tuổi - thế hệ tương lai của đất nước, có vai trò quyết định đếnvận mệnh của đất nước sau này Do đó, việc quy định quyền của công dân nói

Trang 23

chung, quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng trong pháp luật Việt Nam cũngnhư trong pháp luật hình sự và TTHS là thể hiện sự quan tâm, bảo đảm củaNhà nước đối với các chủ thể trong mọi mặt của cuộc sống và trong TTHS.Đây là chế định thể hiện rõ nét nhất, là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của cácthiết chế Nhà nước và pháp luật dân chủ; là tiêu chí để đánh giá sự văn minh,tiến bộ của một xã hội hiện đại14.

Cụ thể hóa chế định đó, pháp luật TTHS đã quy định cho bị hại, ngườilàm chứng là người dưới 18 tuổi, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi phạmtội những quyền và lợi ích cụ thể, được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thựchiện, như: Quyền công dân, quyền được giữ bí mật đời tư, quyền có ngườibảo vệ trước pháp luật, quyền bào chữa Như vậy, thông qua các quy địnhpháp luật và sự tương đồng nhất định với pháp luật quốc tế, Nhà nước ta đã,đang thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến sự bảo đảm nhân quyền của công dânnói chung và công dân là người chưa đủ 18 tuổi nói riêng Điều này thể hiệnmột thái độ chính trị tiến bộ, dân chủ, văn minh của Nhà nước Việt Nam

Việc bảo đảm quyền của công dân nói chung và của người dưới 18tuổi nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, dựa trên quy định của Hiến pháp

năm 2013 dưới 04 (bốn) tiêu chí: “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm”

và dưới sự chỉ đạo của Đảng về việc tiếp tục dân chủ hóa công tác xét xử vàtăng cường bảo vệ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt cácnguyên tắc TTHS của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án15 Chính vìvậy, có thể nói việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung,đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói riêng trong pháp luật TTHS thểhiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dân chủ, toàn diệnhơn trong sự nghiệp đổi mới, phát triển của đất nước ta Đây là nội dung quantrọng của chính sách vì con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam

* Ý nghĩa xã hội

14 Nguyễn Thị Tâm (2015), Thủ tục tố tụng đối với bị can là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra

vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.1.

15 Lê Thị Hường (2012), Thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

trong luật TTHS Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.12.

Trang 24

Bên cạnh ý nghĩa chính trị, thể hiện đường lối, chính sách pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước ta, việc bảo đảm quyền công dân nói chung và quyềncủa người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi nói riêng còn mang ý nghĩaxã hội sâu sắc, được thể hiện đầy đủ trên nhiều phương diện khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người

dưới 18 tuổi trong TTHS thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa BLTTHSnăm 2003 có quy định cơ bản là thống nhất về nhiệm vụ của BLTTHS, cụ thể

tại Điều 1 BLTTHS năm 2003 nhấn mạnh: “ Bộ luật tố tụng hình sự gópphần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủnghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranhphòng ngừa và chống tội phạm”.

Quy định này cho thấy bên cạnh sự bảo đảm sự thật khách quan củavụ án thì BLTTHS còn thể hiện sự tôn trọng quyền con người, quyền côngdân một cách đầy đủ và toàn diện nhất Bên cạnh sự thống nhất quy định vềnhiệm vụ của Bộ luật Hình sự (khoản 1 Điều 2) đối với người dưới 18 tuổi,pháp luật TTHS năm 2015 đã quy định riêng một điều luật xác định nguyêntắc chung khi tiến hành tố tụng, cụ thể:

Điều 414 BLTTHS năm 2015 quy định: “1 Bảo đảm thủ tục tố tụngthân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhậnthức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngườidưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi 2 Bảo đảm giữbí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi 3 Bảo đảm quyền tham gia tố tụngcủa người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên,chuyên gia về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, laođộng và sinh hoạt 4 Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến củangười dưới 18 tuổi 5 Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lýcủa người dưới 18 tuổi 6 Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sựđối với người dưới 18 tuổi phạm tội 7 Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịpthời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi.”

Trang 25

Ngoài việc quy định nguyên tắc xuyên suốt, thống nhất đối với ngườidưới 18 tuổi, bên cạnh những quyền chung mà mọi cá nhân khi tham gia vàopháp luật TTHS dù ở tư cách nào cũng đều được hưởng thì BLTTHS còn quyđịnh các quyền riêng biệt, đặc biệt cho nhóm đối tượng này, như: Quyền cóngười đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏicung người dưới 18 tuổi…; quyền có người bào chữa ở bất kì giai đoạn tốtụng nào Điều này cho thấy sự quan tâm, nhân đạo sâu sắc đối với ngườidưới 18 tuổi của Đảng và Nhà nước ta sao cho bảo đảm một cách toàn diệnnhất quyền con người, quyền công dân của người dưới 18 tuổi.

Việc quy định quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổitrong BLTTHS không những thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Nhà nước tamà còn thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng của pháp luật Nhận thấy sự bấtlợi, hạn chế về thể chất, tinh thần, nhận thức pháp luật cũng như nhận thức xãhội của người dưới 18 tuổi trong quan hệ pháp luật TTHS, dù cho nhóm đốitượng này là người phạm tội hay là người bị xâm hại đến thân thể, tính mạng,quyền và lợi ích hợp pháp, Nhà nước ta đã quy định một số quyền lợi riêngbiệt cho người dưới 18 tuổi nhằm bảo đảm cho họ sự tôn trọng, bình đẳng sovới những người đã thành niên trong các quan hệ pháp luật TTHS Sự dânchủ, bình đẳng ở đây thể hiện tại các quy định cho phép đại diện hợp phápcủa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi có thể lựa chọnngười bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáohay là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; sự tham của ngườiđại diện hợp pháp hay người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình Sự dân chủ còn được thể hiện ở việc các chủ thể là người dưới 18 tuổi đượcquyền sử dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật không cấm để bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình

Sự dân chủ, bình đẳng còn được thể hiện rõ nét đối với việc ngườidưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự, người đại diện, người bào chữa củangười dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự có quyền bình đẳng với các chủthể khác trong việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu tranh luận tại phiên tòa Việc

Trang 26

đưa ra chứng cứ, yêu cầu tranh luận tại phiên tòa là một căn cứ, giúp choHĐXX xác định sự thật khách quan của vụ án và ra quyết định đúng đắnnhằm xét xử đúng người, đúng tội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người dưới 18 tuổi mà pháp luật quy định.

Như vậy, việc quy định quyền của người tham gia tố tụng là ngườidưới 18 tuổi trong pháp luật TTHS có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần thểhiện sự quan tâm, chính sách nhân đạo cũng như thể hiện được tính dân chủ,bình đẳng của pháp luật nước ta nói chung, pháp luật TTHS nói riêng16; phùhợp với chuẩn mực quốc tế và Hiến pháp năm 2013 - một Hiến pháp đề caoviệc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân17

* Ý nghĩa pháp lý

Việc bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổilà một nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng trong TTHS Nguyên tắc này xuyênsuốt, được phát triển, công nhận và cụ thể hóa trong các điều luật cụ thể củaBLTTHS nhằm góp phần điều chỉnh, giải quyết vụ án trong các giai đoạn

khác nhau của TTHS Điều 1 BLTTHS năm 2003 quy định: “Bộ luật tố tụng

hình sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự phápluật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo phápluật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Điều 2 BLTTHS năm 2015 nhấn mạnh: “Bộ luật tố tụng hình sự cónhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hànhvi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, khônglàm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ýthức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.”

16 Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng

hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chi Minh.

17 Hoàng Minh Khôi (2013), “Hoàn thiện chính sách nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của

người chưa thành niên phạm tội theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr.4.

Trang 27

Phù hợp với nguyên tắc đó, pháp luật TTHS quy định một hệ thốngkhá đầy đủ, toàn diện về quyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18tuổi bao gồm quyền của người dưới 18 tuổi bị buộc tội, người dưới 18 tuổi làbị hại, người làm chứng và quy định các cơ chế nhằm bảo đảm sao cho cácquyền chính đáng đó của họ được sử dụng một cách hữu hiệu, chính xác nhấtđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các giai đoạn tham giaTTHS Việc thực hiện và bảo đảm tốt quyền của người tham gia tố tụng làngười dưới 18 tuổi trong TTHS không những phù hợp với các chính sáchnhân đạo, pháp luật của Nhà nước ta mà còn có những tác động tích cực đếnchất lượng điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng và bảođảm cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án đồng thời tạo lòng tin, sựủng hộ của nhân dân về sự nghiêm minh, đúng đắn của pháp luật Việc khôngthực hiện hoặc làm trái những quy định, trình tự thủ tục, biện pháp nhằm bảovệ quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi được xem là vi phạm pháp luậtTTHS nghiêm trọng, bởi vì nó hạn chế quyền con người, quyền công dân củahọ, ảnh hưởng không nhỏ đến sự chính xác của pháp luật.

Thực hiện tốt việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thamgia tố tụng là người dưới 18 tuổi là một cách có hiệu quả để giảm thiểu đếnmức tối đa tình trạng oan, sai và vi phạm trong quá trình TTHS nhằm giảiquyết sự thật khách quan của vụ án cũng như có tác dụng không nhỏ đến mụctiêu của TTHS đối với người dưới 18 tuổi là giáo dục, cải tạo giúp nhóm đốitượng này nhận ra sai lầm và một lần nữa trưởng thành để trở thành công dâncó ích cho xã hội

1.1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm quyền của ngườidưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

* Cơ sở lý luậnThứ nhất, cơ sở quan trọng đầu tiên xuất phát từ đặc điểm tâm lý, sinh

lý của người dưới 18 tuổi nói chung và của người dưới 18 tuổi tham gia giaiđoạn xét xử sơ thẩm VAHS nói riêng Độ tuổi người dưới 18 tuổi là độ tuổiđang ở mức độ phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, mong muốn

Trang 28

khẳng định cá nhân trước mọi người và xã hội, tuy nhiên, khả năng nhận thứcvề tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và nhiềukhi do bị tác động mạnh của điều kiện bên ngoài Chính vì những đặc điểm pháttriển về tâm, sinh lý chưa hoàn thiện như vậy, cho nên khả năng cải tạo ngườidưới 18 tuổi phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội có thể đạt đượchiệu quả cao nếu Nhà nước có những biện pháp xử lý thích hợp, tránh tạo tâmlý mặc cảm, tổn thương đối với người dưới 18 tuổi Chính sách hình sự củaNhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họsửa chữa sai lầm để phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Thứ hai, xuất phát từ những cam kết mang tính chất quốc tế mà Việt

Nam tham gia ký kết hoặc là quốc gia thành viên Việt Nam là quốc gia ChâuÁ đầu tiên và là quốc gia thứ hai trên thế giới tham gia ký và phê chuẩn Côngước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (ngày 20/02/1990) ngay sau khi Côngước được mở cho các nước ký kết Sau khi tham gia ký kết, Việt Nam đã banhành các văn bản pháp luật liên quan để bảo vệ trẻ em, đồng thời, tiến hànhsửa đổi, bổ sung các quy định tại các văn bản pháp luật có điều khoản liênquan cho phù hợp với các cam kết, trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em Có thểthấy, những cam kết về mặt pháp lý cùng với các hoạt động nhằm bảo vệquyền trẻ em của Việt Nam trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực TTHS lànhững bằng chứng thể hiện sự nghiêm túc thực hiện cam kết cũng như sự bảođảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong nỗ lực chung củacộng đồng quốc tế Vì vậy, khi quy định các thủ tục TTHS đối với người dưới18 tuổi cũng như các nguyên tắc đề ra, Việt Nam cũng đã tôn trọng các quy tắcquốc tế như: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1990); Quy tắcBắc Kinh (1985), Hướng dẫn Riyadh (1990) và bảo đảm sự phù hợp với đặcđiểm của người dưới 18 tuổi và sự phát triển về kinh tế - xã hội của quốc gia

Thứ ba, xuất phát từ cơ sở chính sách hình sự của Chính phủ về người

dưới 18 tuổi cũng như bảo đảm sự phù hợp với các Bộ luật, Luật khác có liênquan đến người dưới 18 tuổi Về vấn đề xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội,

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm

Trang 29

tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằmmục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trởthành công dân có ích cho xã hội”18 Với quan điểm thể hiện rõ chính sáchnhân đạo, quan tâm và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18tuổi như vậy, trong các văn bản pháp luật có liên quan nói chung và pháp luậtTTHS nói riêng đã đưa ra những quy định phù hợp với quan điểm này Ví dụ:Quyền lợi của người dưới 18 tuổi trong các hoạt động tố tụng được thể hiện ởchỗ người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được đối xử theo cách thức phùhợp với đặc điểm của lứa tuổi trên tinh thần tôn trọng nhân cách, phẩm giá vàcác quyền tự do cơ bản của người dưới 18 tuổi nhằm mục đích giáo dục, thúcđẩy sự tái hòa nhập của người dưới 18 tuổi trong cộng đồng, tránh làm cho cácnhững đối tượng này cảm thấy xa lánh, mặc cảm với tội lỗi của mình Việc bảođảm và thể hiện đúng quan điểm về xử lý người dưới 18 tuổi như trên là gópphần giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất, thúc đẩyviệc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội nhận ra sai lầm và tạo điều kiện chohọ tái hòa nhập cộng đồng Ngoài ra, quy định trong BLTTHS cũng thể hiệnsự phù hợp với các Bộ luật khác có liên quan đến người dưới 18 tuổi như: Bộluật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

* Cơ sở thực tiễnThứ nhất, số lượng vụ án xét xử sơ thẩm người phạm tội dưới 18 tuổi

gia tăng gây áp lực trong việc bảo đảm đồng thời việc vừa xét xử vụ án vừaphải bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi tại phiên tòa Đơn cử đối vớingười phạm tội dưới 18 tuổi, nhóm chủ thể này phạm tội ngày càng nhiều vềsố lượng, theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trung bìnhmỗi năm có ít nhất 13.000 người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật Trong giaiđoạn 2013 - 2019, số vụ vi phạm hành chính do người dưới 18 tuổi thực hiệngiảm mạnh (66%), trong khi số vụ phạm tội hình sự giảm với tốc độ chậmhơn nhiều (gần 35%), điều đó khiến cho tỷ trọng các vụ phạm tội hình sự trên

18 Khoản 1 Điều 91 BLHS năm 2015.

Trang 30

tổng số vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi thực hiện lại tăng lên19 Điềunày đặt ra yêu cầu xét xử đúng quy định pháp luật đối với các VAHS có sựtham gia của người dưới 18 tuổi là vấn đề rất cần thiết và bên cạnh đó, phảibảo đảm song song quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi, bởi mục tiêuquan trọng đó là không chỉ tìm ra cách để giảm bớt những hoạt động vi phạmđó, mà còn phải cải tạo được những người dưới 18 tuổi trở thành có ích choxã hội khi họ phạm tội ở độ tuổi còn quá “trẻ”

Bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội không chỉ tăng về số lượng màcòn mức độ nghiêm trọng của hành vi, đặt ra vấn đề về việc áp dụng quy địnhpháp luật để áp dụng hình phạt đối với các bị cáo phù hợp, cụ thể: Có nhiềuvụ án các bị cáo là người dưới 18 tuổi thực hiện thuộc trường hợp phạm tộiđặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là 20 năm, tù Chung thân

hoặc Tử hình như tội: “Cố ý gây thương tích”, “Giết người”, “Cướp tài sản”,“Trộm cắp tài sản” Đặc biệt, vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc

Giang, thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Lê Văn Luyện chưa đến 18 tuổihay vụ nữ sinh Nguyễn Thị Giang giết bạn học ở Hưng Yên, thời điểm thựchiện hành vi phạm tội Giang mới 15 tuổi đã một lần nữa “gióng hồi chuôngcảnh báo” về tính nghiêm trọng mà người phạm tội dưới 18 tuổi có thể gây ravà tại thời điểm đó, một vấn đề được đặt ra là hình phạt áp dụng đối với các bịcáo nêu trên liệu có phù hợp? Các quy định áp dụng đối với người dưới 18tuổi trong những trường hợp này có nên sửa đổi? Những điều này đã đặt ranhiều vấn đề liên quan đến việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi

Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn xét xử các vụ án có sự tham gia của

người dưới 18 tuổi Mặc dù công tác giải quyết các VAHS có người dưới 18tuổi tham gia phiên tòa ngày càng được nâng cao chất lượng, nhưng công tácnày ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng mắc Những vướng mắc này xuất pháttừ các yếu tố: Con người (chủ thể tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng),các quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với thực tế (quy định về thành19 http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/6685/Tinh-hinh-nguoi-duoi-18-tuoi-vi-pham-phap-luat-trong-giai-doan-hien-nay-va-mot-so-giai-phap-nang-cao, truy cập ngày 01/3/2021.

Trang 31

phần bắt buộc của HĐXX,…), cơ cấu tổ chức chưa phù hợp Vì vậy, mụcđích giáo dục, định hướng nhân cách tốt đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiquay trở lại tái hòa nhập cộng đồng thông qua việc xử lý hình sự các vụ án cóbị cáo là người dưới 18 tuổi, việc tháo gỡ rào cản tâm lý của bị hại là ngườidưới 18 tuổi và giảm thiểu ảnh hưởng tâm lý của người làm chứng dưới 18tuổi tham gia phiên tòa chưa đạt kết quả cao Vấn đề đặt ra đó là chúng ta cầnphải hoàn thiện hơn nữa các thủ tục TTHS để đạt được các mục đích đề racho vấn đề này.

Như vậy, xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của các vấn đềtrên, BLTTHS Việt Nam đã quy định về thủ tục tố tụng đối với người thamgia tố tụng là người dưới 18 tuổi phạm tội Những quy định trong Chương thủtục đặc biệt này thể hiện rõ nhất về tính nhân đạo, tính giáo dục trong cácchính sách hình sự vừa qua Qua hơn 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003 đãđạt được những hiệu quả trong công tác xử lý hình sự đối với người dưới 18tuổi phạm tội Những tồn tại, vướng mắc và sửa đổi cho phù hợp với diễnbiến của thực tiễn và đòi hỏi của tình hình mới đang được BLTTHS năm2015 tiếp tục đảm nhiệm

1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền và bảo đảmquyền của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xétxử vụ án hình sự

1.2.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của ngườitham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự

* Quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự

Điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015 xác định: “Người bị buộctội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” Khoản 1 Điều 61BLTTHS năm 2015 xác định: “Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa ánquyết định đưa ra xét xử” Như vậy, tư cách tham gia tố tụng tại phiên tòa của

người bị buộc tội dưới 18 tuổi là bị cáo

Bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định cho bị cáo trong

Trang 32

BLTTHS nói chung như quy định tại khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015(tham gia phiên tòa; được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy địnhtại Điều 61 BLTTHS năm 2015; đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghịthay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người địnhgiá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làmchứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giámđịnh, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩmquyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; ), đối với bị cáo dưới 18 tuổi,pháp luật quy định thủ tục đặc biệt được quy định tại Chương XXVIIIBLTTHS năm 2015 với 18 điều luật (từ Điều 413 đến Điều 430)

Khoản 5 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, có hiệu lực từ ngày

01/01/2018 xác định “Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” thuộc

đối tượng được trợ giúp pháp lý

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra được một số quyền mà bịcáo dưới 18 tuổi được hưởng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS đó là:Quyền có sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, gia đình, tổchức; quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý Cụ thể:

Thứ nhất, quyền có sự tham gia tố tụng của người đại diện, nhà

trường, gia đình, tổ chức Tại khoản 1 Điều 306 BLTTHS năm 2003 đã quyđịnh về quyền có sự tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức của

người dưới 18 tuổi, cụ thể: “Đại diện của gia đình người bị tạm giữ, bị can,bị cáo; thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập,lao động và sinh sống có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết địnhcủa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án” và tại khoản 1 Điều 420BLTTHS năm 2015 quy định này được làm rõ hơn như sau: “Người đại diệncủa người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoànthanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinhhoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án” Như vậy, cả BLTTHS năm 2003 và BLTTHS

Trang 33

năm 2015 đều thống nhất bảo đảm quyền có sự tham gia của đại diện gia đìnhnhà trường, tổ chức của người dưới 18 tuổi bị buộc tội, thể hiện nguyên tắcnhân đạo của Nhà nước ta Vì vậy, sự tham gia của chủ thể này góp phần giúpcác cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra cách xử lý phù hợp đối với vụ án vàthông qua đó bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưathành niên bị buộc tội20.

Ngoài ra, pháp luật TTHS quy định quyền và nghĩa vụ phải có mặt tại

phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi bị buộc tội trừ trường hợp “cố ý vắng mặtmà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức” hay“những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc khôngphải do trở ngại khách quan Quy định này được cụ thể hóa tại khoản 3 Điều

306 BLTTHS năm 2003 và tại khoản 3 Điều 423 BLTTHS năm 2015

Như vậy, việc pháp luật quy định và điều chỉnh việc tham gia tố tụngcủa đại diện gia đình, nhà trường tổ chức trong quá trình giải quyết cácVAHS có liên quan đến người chưa đủ 18 tuổi tương đối phù hợp với phápluật quốc tế, đồng thời, đây là cách thức nhằm bảo đảm quyền của người chưađủ 18 tuổi trong pháp luật TTHS Việt Nam

Thứ hai, quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý Việc quy định

quyền bào chữa của người bị buộc tội nói chung và của bị cáo dưới 18 tuổi tạiphiên tòa nói riêng là nhằm bảo đảm cho nhóm đối tượng này có điều kiện vàcơ sở để đưa ra quan điểm, các chứng cứ cần thiết để bác bỏ một phần haytoàn bộ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình trước cơquan tiến hành tố tụng Đây là một trong những chế định cơ bản, quan trọngthể hiện được chính sách nhân đạo, dân chủ của pháp luật đối với người bịbuộc tội nói chung, của bị cáo dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử VAHS

Điều 132 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáođược bảo đảm Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa chomình” hay nguyên tắc này được sửa đổi, bổ sung chặt chẽ hơn tại Điều 31

20 Đỗ Thị Phượng, Lê Cảm (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp

lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Toà án nhân dân, tr.6.

Trang 34

Hiến pháp năm 2013, đó là: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.

Xuất phát từ nguyên tắc này, điểm g khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 422BLTTHS năm 2015 quy định quyền “Tự bào chữa, nhờ người bào chữa” củabị cáo Theo đó, bị cáo dưới 18 tuổi có quyền: Tự bào chữa, nhờ người khácbào chữa, quyền có người bào chữa

Quyền bào chữa trước hết là quyền tự bào chữa Quyền tự bào chữađược quy định, nhấn mạnh tại Điều 16 BLTTHS năm 2015 Bị cáo dưới 18tuổi tuy còn có nhiều hạn chế về nhận thức, về hiểu biết pháp luật, hiểu biếtcuộc sống, hiểu biết các vấn đề của xã hội còn thấp, nhưng bản thân nhữngđối tượng này lại là người nắm rõ những tình tiết, nội dung liên quan đến sựviệc, vụ án, cho nên, những đối tượng này cũng có thể trình bày ý kiến và đưara những quan điểm của mình trong quá trình tố tụng Nội dung này đã đượckhẳng định tại khoản 4 Điều 414 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc:

“Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi”

điều này thể hiện sự nghiêm minh, toàn diện, phù hợp của pháp luật Quyềntự bào chữa của bị cáo dưới 18 tuổi được thể hiện rõ trong quá trình tranhluận, đối đáp tại phiên tòa Có thể nói, quyền tham gia phiên tòa của bị cáo vàquyền bình đẳng trước phiên toà trong việc đưa ra các chứng cứ, yêu cầu vàtranh luận giữa Kiểm sát viên với những người tham gia tố tụng21 Pháp luậtTTHS đều quy định về trình tự phát biểu khi tranh luận (khoản 2 Điều 217BLTTHS năm 2003 và sau đó, là tại khoản 2 Điều 320 BLTTHS năm 2015),theo đó, bị cáo dưới 18 tuổi có quyền trình bày cũng như bổ sung ý kiến bàochữa của mình Không những được trình bày, phát biểu ý kiến về bào chữa, bịcáo còn được pháp luật trao cho quyền đối đáp, tranh luận với bên buộc tội(đại diện Viện kiểm sát - Kiểm sát viên) để bảo vệ quyền và lợi ích của mình:

“Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyềntrình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình;

21 Vũ Đức Khiển, Phạm Xuân Chiến (1989), Họ vẫn chưa bị coi là người có tội (quyền và nghĩa vụ của bị

can, bị cáo), Nxb Pháp lý Hà Nội, tr.38.

Trang 35

Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”22 hayquyền này được quy định chi tiết, cụ thể hơn tại khoản 1 Điều 322 BLTTHS

năm 2015: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng kháccó quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và những lập luận củamình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ buộc tội, gỡ tội” Như

vậy, bị cáo có quyền tự mình đưa ra những chứng cứ để bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của mình trước sự buộc tội của đại diện Viện kiểm sát và các ýkiến bất lợi từ phía người tham gia tố tụng, bị hại trong VAHS

Bên cạnh có quyền tự bào chữa, bị cáo là người dưới 18 tuổi còn cóquyền nhờ người khác bào chữa Quyền nhờ người khác bào chữa là mộttrong những quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi bị buộc tội Do có nhiềuhạn chế về nhận thức các vấn đề xã hội, kiến thức pháp luật, đặc biệt là thiếukỹ năng bào chữa nên bị cáo là người dưới 18 tuổi gặp rất nhiều khó khăn đểcó thể thực hiện quyền tự bào chữa của mình Chính vì thế, nhóm đối tượngnày cần người có kiến thức, kỹ năng chuyên về bào chữa để bào chữa chomình, do đó pháp luật quy định họ có quyền nhờ những người khác đượcpháp luật công nhận để bào chữa cho mình, bao gồm: Luật sư, Người đại diệnhợp pháp, Bào chữa viên nhân dân và Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợpngười bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý (được bổ sung tại

Điều 72 BLTTHS năm 2015) Những người này sẽ tham gia trong quá trình tố

tụng để nhằm bác bỏ toàn bộ hay một phần sự buộc tội hoặc giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo Tại cácĐiều 16, 61 BLTTHS năm 2015 đã quy định rất rõ quyền được nhờ người bàochữa của bị cáo

Khoản 1 Điều 76, Điều 422 BLTTHS năm 2015 quy định về chủ thểcó thẩm quyền mời người bào chữa cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, đó là:

“Trong những trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diệnhoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ” Điều này góp

22 Điều 218 BLTTHS năm 2003.

Trang 36

phần bảo đảm quyền có người bào chữa tại phiên tòa của người dưới 18 tuổiđược thực hiện đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời.

Như vậy, song song với việc quy định các quyền và nghĩa vụ như đốivới người bị buộc tội là người đủ 18 tuổi khác trong TTHS, pháp luật đã quyđịnh thủ tục tố tụng riêng với nguyên tắc xử lý, trình tự, thủ tục, quyền và lợiích hợp pháp cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, điều này thể hiệnđược chính sách nhân đạo, bình đẳng, nghiêm minh của pháp luật

* Quyền của bị hại là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa xét xử sơ thẩmvụ án hình sự

Quyền của bị hại nói chung và của bị hại là người dưới 18 tuổi nóiriêng là một chế định quan trọng của pháp luật TTHS nhằm bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của những người bị xâm hại, tổn thương trong quan hệ phápluật hình sự, đặc biệt, đối với nhóm dưới 18 tuổi với sự phát triển chưa đầy đủvề tâm, sinh lý thì sự tổn thương này còn nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đểlại những hậu quả tâm lý khó khắc phục trong tương lai (bị hại trong vụ ánxâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, ) Việc quy định về quyền của bị hạinói chung và của bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng là thể hiện sự nghiêmminh, công bằng, sự quan tâm sâu sắc của pháp luật đối với những nạn nhân,góp phần nào đó trả lại sự công bằng, xoa dịu những mất mát, thiệt thòi củahọ do tội phạm gây ra Cụ thể:

Thứ nhất, tương đồng với những quy định về chính sách hình sự đối

với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Hình sự, BLTTHS Việt Nam dành mộtchương riêng, quy định về thủ tục đối với người dưới 18 tuổi Tuy nhiên,trong thủ tục tố tụng đặc biệt này còn khá ít quy định thủ tục đối với bị hại.Nhìn chung, theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, quy định quyềncủa bị hại nói chung và của bị hại là người dưới 18 tuổi nói riêng được quyđịnh khá cụ thể tại Điều 51 BLTTHS năm 2003 và được bổ sung, sửa đổi mộtsố khoản tại Điều 62 BLTTHS năm 2015 Đối chiếu với BLTTHS năm 2003,BLTTHS năm 2015 bên cạnh việc giữ nguyên các quyền của bị hại nhưBLTTHS năm 2003 (đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người

Trang 37

tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; đề nghị mức bồi thườngvà các biện pháp bảo đảm bồi thường; tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến,tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; khiếunại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tốtụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường cũng nhưvề hình phạt đối với bị cáo) thì tại BLTTHS năm 2015 còn bổ sung một sốquyền của bị hại, ví dụ như: Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Như vậy, với những quyđịnh tại BLTTHS năm 2015, pháp luật đã thể hiện sự quan tâm toàn diện hơn,đầy đủ hơn đối với quyền của bị hại từ đó bảo đảm họ có điều kiện và cơ sởđể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thứ hai, bên cạnh những quyền mà pháp luật quy định cho bị hại nói

chung khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS thì đối với bị hại dưới 18tuổi, pháp luật còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở một số quy địnhriêng, cụ thể hơn như sau:

Trước khi có hướng dẫn của Thông tư liên tịch số VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng 07 năm 2011 củaViện kiểm sát nhân dân tối cao, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy định của BLTTHS đối vớingười tham gia tố tụng là người chưa thành niên, mặc dù không có quy địnhchỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người dưới 18tuổi, trẻ em hoặc người dưới 18 tuổi là người có nhược điểm về thể chất vàtâm thần nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã hướng dẫn họ đến các tổchức trợ giúp pháp lý miễn phí để được các tổ chức này tư vấn về pháp luậthoặc cử người bảo vệ quyền lợi miễn phí cho họ

01/2011/TTLT-Sau đó, mặc dù pháp luật TTHS không quy định việc Tòa án, Việnkiểm sát, Cơ quan điều tra phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho bị hại là trẻ em hoặc người dưới 18 tuổi nhưng theo quy định tạiĐiều 14 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-

Trang 38

BLĐTBXH thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho bị hại làngười dưới 18 tuổi, cha mẹ, người đỡ đầu, người đại diện hợp pháp của họbiết về quyền nhờ Luật sư, Bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, nếu họ không lựa chọn được thì cần yêu cầu ĐoànLuật sư cử Luật sư hoặc cơ quan, tổ chức cử Bào chữa viên Đến Thông tưliên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXHngày 21/12/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, TANDTC, Bộ Công an,Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành về việc phối hợpthực hiện quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổiđã kế thừa nội dung của Thông tư liên tịch 01/2011/TTLT-VKSTC-

TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH như: “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo cho người bịbuộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi, người đại diện hoặc người thân thích củahọ về việc mời người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ khi tham gia tố tụng”

Trường hợp những người đại diện, người thân thích không mời thì cơquan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

“Yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước cử người thực hiện trợ giúppháp lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Thông tư này; yêu cầucơ quan, tổ chức có người bị hại là thành viên cử người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho họ”.

Về thủ tục xét xử, BLTTHS năm 2015 đã có những quy định cụ thểhơn BLTTHS năm 2003, đó là:

“2 Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín.

3 Phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt người đạidiện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinhhoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khảkháng hoặc không do trở ngại khách quan.

4 Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là

Trang 39

người dưới 18 tuổi tại phiên tòa được tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độphát triển của họ Phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với ngườidưới 18 tuổi.

5 Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi,Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng vớibị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa Thẩmphán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng”.

Quy định này khá phù hợp với Thông tư liên tịch số VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH và sau này là Thông tư liên tịch số06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, BộLao động, Thương binh và Xã hội ban hành về việc phối hợp thực hiện quyđịnh của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi

01/2011/TTLT-Các quyền và nghĩa vụ của người dưới 18 tuổi là bị hại cũng là quyềnvà nghĩa vụ của bị hại quy định tại Điều 62 BLTTHS năm 2015 Tuy nhiên,do đây là đối tượng được bảo vệ đặc biệt nên ngoài việc người dưới 18 tuổitham gia tố tụng với tư cách là bị hại thì người đại diện hợp pháp của họ cũngđược tham gia tố tụng nói chung, tham gia phiên tòa nói riêng với quyềnngang bằng Như vậy, mặc dù vẫn chưa quy định một chương riêng về thủ tụctố tụng cho bị hại là người dưới 18 tuổi trong BLTTHS năm 2015, tuy nhiên,trong Bộ luật này đã có những điểm mới hợp lý, bổ sung cho BLTTHS năm2003 về những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại là ngườidưới 18 tuổi khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm VAHS

* Quyền của người làm chứng là người dưới 18 tuổi

Bên cạnh việc phân tích quyền của bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổitại phiên tòa thì việc pháp luật quy định quyền của người làm chứng là ngườidưới 18 tuổi thể hiện sự toàn diện, đầy đủ của pháp luật Cụ thể:

Khoản 3 Điều 55 BLTTHS năm 2003 trao cho người làm chứng một

số quyền như sau: “a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức

Trang 40

khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác củamình khi tham gia tố tụng; b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; c) Được cơ quan triệu tậpthanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật”.

Tiếp thu và bổ sung cho BLTTHS năm 2003 về quyền người làm chứng, điểma khoản 3 Điều 66 BLTTHS năm 2015 bổ sung cho người làm chứng quyền:

“a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này”.

Ngoài ra, kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm2015 còn quy định cho người làm chứng là người dưới 18 tuổi quyền riêng,

cụ thể quy định tại khoản 5 Điều 423 BLTTHS năm 2015: “Đối với vụ án cóbị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chếviệc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làmchứng trình bày lời khai tại phiên tòa Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thểyêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại,người làm chứng” Quy định như vậy là hợp lý bởi vì với nhận thức chung

người dưới 18 tuổi nói chung, người dưới 18 tuổi là người làm chứng nóiriêng còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, nhận thức, tâm lý của nhóm đốitượng này còn chưa phát triển hoàn toàn cho nên cần được có sự giúp đỡ củanhững người khác - những người có thể giúp nhóm đối tượng này ổn định tâmlý, tránh gây sợ hãi, tổn thương khi họ ra làm chứng tại phiên tòa Hơn nữa,quá trình tố tụng cũng sẽ diễn ra nhanh chóng, chính xác bảo đảm sự thậtkhách quan của vụ án

Giống như bị hại là người dưới 18 tuổi, quy định về quyền của ngườilàm chứng là người dưới 18 tuổi không chỉ trong quá trình xét xử tại phiên tòamà còn ở cả quá trình tố tụng điều tra, lấy lời khai đều được quy định giốngnhau trong BLTTHS năm 2003 cũng như BLTTHS năm 2015 Quy định nhưvậy khá hợp lý bởi vì hai chủ thể này có sự tương đồng nhất định về các đặcđiểm tâm lý, thể chất, nhận thức cũng như có sự tương đồng trong nhận thứcbảo vệ của pháp luật đối với quyền và lợi ích của họ trong pháp luật TTHS

Quy định về người làm chứng nói chung, người làm chứng là người

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w