1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh phú thọ

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mặc dù, BLTTHSBLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 Thông tư 70 của Bộ Công an quyđịnh chi tiết thi hành các

Trang 1

CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN

1.1 Những vấn đề chung về giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 71.2 Khái niệm, đặc điểm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra vụ

1.3 Khái niệm, cơ sở và ý nghĩa của bảo đảm quyền của luật sư trong

CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁNHÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ 372.1 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt

2.2 Thực trạng bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra vụ

CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựGCNBC : Giấy chứng nhận bào chữaTTHS : Tố tụng hình sự

VAHS : Vụ án hình sựVKS : Viện kiểm sát

Trang 3

Số hiệubảng

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật Luật sư năm 2006 đã được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung vào năm 2012.Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã có những thay đổi về thờigian đào tạo nghề luật sư (nâng từ 6 tháng lên 12 tháng), quy định về nghĩa vụ thamgia bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với luật sư, nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháplý của luật sư, giao trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sưcho Liên đoàn Luật sư Việt Nam, quy định việc thống nhất Điều lệ Liên đoàn Luậtsư Việt Nam Những quy định nêu trên của Luật Luật sư đã góp phần nâng caochất lượng của đội ngũ luật sư, góp phần nâng cao hình ảnh của đội ngũ luật sưtrong xã hội, tăng tính tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trong giámsát và hoạt động hành nghề luật sư

Tuy nhiên, ngoài những quy định tạo thuận lợi cho hoạt động hành nghềcủa luật sư thì pháp luật về luật sư hiện hành vẫn tồn tại quy định không thống nhất,bất cập, quy định chung chung chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc quy định chưa phùhợp với thực tiễn hoạt động hành nghề luật sư đã gây ra khó khăn cho hoạt độnghành nghề luật sư cũng như hoạt động tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp luậtsư đối với luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự (VAHS) là một giai đoạn quan trọng, đặcbiệt có ý nghĩa rất lớn trong thu thập chứng cứ, thể hiện bản chất hoạt động tố tụnghình sự (TTHS), từ đó đạt được hiệu quả giải quyết VAHS một cách chính xác,đúng pháp luật Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS trong TTHSnói chung và trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng là cần thiết khách quan Khitham gia giai đoạn xét xử điều tra, trong phạm vi được pháp luật cho phép, Luật sưbào chữa có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các hoạt động nghề nghề nghiệp khácnhau nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo một cách có hiệu quả Hoạt động của luật sưtrong giai đoạn điều tra VAHS trong trong giai đoạn điều tra VAHS thể hiện trongcác tiểu giai đoạn khác nhau: trong giai đoạn khởi tố vụ án, trong tiến hành cá hoạtđộng điều tra và trong khi kết thúc điều tra Các hoạt động này thể hiện cụ thể khácnhau, tùy theo nhiệm vụ tố tụng, thủ tục tố tụng của mỗi giai đoạn

Trang 5

Trong quá trình hoạt động nghề luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhậnrằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luậtsư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất Đặc biệt nổi cộm lênlà vấn đề luật sư thường hay bị cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấychứng nhận bào chữa (GCNBC), tham gia hỏi cung bị can, tiếp cận hồ sơ vụ án gâyảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra Mặc dù, BLTTHS(BLTTHS) năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 (Thông tư 70) của Bộ Công an quyđịnh chi tiết thi hành các quy định của BLTTHS liên quan đến việc bảo đảm quyềnbào chữa trong giai đoạn điều tra VAHS đã có những quy định cụ thể về quyền bàochữa của luật sư trong các giai đoạn TTHS, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế ảnhhưởng đến kết quả, chất lượng hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, cần phảiđược khắc phục và tháo gỡ kịp thời.

Bộ luật TTHS năm 2015 là quan điểm, tư tưởng xuyên suốt quá trình xâydựng, vận hành của cơ chế, trình tự TTHS, là nền tảng cho các chủ thể tiến hành vàtham gia tố tụng thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, nhằmbảo đảm mục tiêu, nhiệm vụ của TTHS phù hợp với điều kiện lịch sử, cụ thể củaViệt Nam Trong các giai đoạn tiến hành tố tụng có nhiều đụng chạm, có thể dẫnđến việc hạn chế quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nên đòihỏi giai đoạn điều tra VAHS phải có sự tham gia của người bào chữa để các cơquan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng tuân thủ đúng pháp luật và các nguyêntắc cơ bản được quy định trong BLTTHS

Những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta trong lĩnh vựchình sự diễn biến phức tạp về tính chất và mức độ Tuy nhiên, chất lượng công táccải cách tư pháp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong đời sống xã hội, cònbộc lộ nhiều yếu kém, như bỏ lọt tội phạm, làm oan sai người vô tội; xâm phạm đếncác quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân, gây nhiều hậuquả đáng tiếc cho người bị kết án oan, người thân của họ và cho xã hội

Thực tiễn này cho thấy những đóng góp tích cực của đội ngũ luật sư tronglĩnh vực TTHS Việc luật sư tham gia tố tụng không những bảo đảm tốt hơn quyềnbào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự

Trang 6

mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai

lầm, hạn chế oan sai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án: “Bảo đảm quyền của

luật sư trong hoạt động điều tra vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm

luận văn thạc sĩ luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chức năng của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS trong giai đoạn điềutra VAHS cũng như đảm bảo thực hiện quyền của luật sư trong hoạt động điều traVAHS là đề tài mới và mang tính nhân văn sâu sắc Vấn đề này từ lâu đã thu hút sựquan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, những người làm công tác lý luận nghiêncứu và cán bộ hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, gócđộ khác nhau Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài, tác giả có cơ hội đượctiếp cận một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như:

Đề tài Bộ Tư pháp “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện phápluật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay”,

chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Thảo, 2005 - Viện khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp

Vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự của TS Hoàng Sơn (Sổ tay Luật

sư của Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2004)

Vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự của TS Nguyễn Văn Tuân (Nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001)

Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về luật sư ở Việt Nam hiện nay,

của Phan Trung Hoài Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,Hà Nội, năm 2003

Bài “Vai trò của Luật sư bào chữa trong tố tụng hình sự theo mô hìnhtranh tụng ở một số nước”, của Nguyễn Ngọc Khánh, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2004.

+ Bài Vai trò của Luật sư trong hoạt động tố tụng theo quy định của Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015, của Bùi Thị Chinh Phương, Tạp chí Dân chủ và

Trang 7

VAHS nói chung và trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng Chúng ta có thể thấy,luật sư tham gia vào giai đoạn xét xử thì nhiều và được quan tâm nghiên cứu nhiềuhơn Còn đối với quy định về luật sư tham gia vào giai đoạn điều tra thì ít tác giảnghiên cứu hơn Vì vậy, nghiên cứu sâu về quyền tham gia vào vụ án của luật sưtrong giai đoạn điều tra VAHS còn nhiều vấn đề và quan điểm khác nhau

Việc nghiên cứu về vị trí vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHShiện nay chưa thực sự có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này Do đó,nhiều trường hợp để chúng ta nghiên cứu hơn Từ cơ sở quan trọng này mà tôi với

tư cách là học viên cao học luật chọn vấn đề: “Bảo đảm quyền của luật sư trong

giai đoạn điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu nhằm

phản ánh những vấn đề còn bất cập, còn hạn chế cũng như nghiên cứu thực trạng,tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Luật sưtrong giai đoạn điều tra VAHS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và trong hệthống pháp luật tố tụng của Việt Nam nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua nghiên cứu những vấn đề lýluận và thực tiễn về bảo đảm quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra các VAHSđể từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảmquyền của luật sư trong hoạt động điều tra các VAHS trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụnghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của luật sư

trong hoạt động điều tra các VAHS như khái niệm, đặc điểm, nội dung, các yếu tốảnh hưởng đến bảo đảm quyền của luật sư…

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động

điều tra các VAHS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thông qua đó đánh giá được những ưuđiểm, chỉ rõ được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Thứ ba, phân tích các yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật

và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra các VAHS

Trang 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các quan điểm của các tác giả cũng nhưnhững quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về bảo đảm quyền của luật sư tronghoạt động điều tra VAHS, đồng thời nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của luậtsư trong hoạt động này

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài có những phạm vi nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, về nội dung đề tài nghiên cứu các quan điểm và quy định pháp

luật về bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra

Thứ hai, về thực tiễn, đề tài nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của luật

sư trong hoạt động điều tra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thứ ba, về thời gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai

đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, tinh thần, nội dung nghị quyết các thời kỳ đại hội của ĐảngCộng sản Việt Nam để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học nêu trên, đề tài có những phương phápnghiên cứu chủ yếu sau đây phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương phápquy nạp, phương pháp logic.phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp diễn dịch

Ngoài ra, luận văn tham khảo các tư liệu thực tiễn và sử dụng tính kế thừacác công trình, đề tài của các học giả trong lĩnh vực luật học, các nhà chuyên mônvề pháp luật hình sự

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Việc nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều

tra các vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật

học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện cảtrên lý thuyết và trong thực tiễn áp dụng Cụ thể:

Trang 9

6.1 Về mặt lý luận

Góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự và tăng cường hiệu quả của luật sưtrong giai đoạn điều tra VAHS Tài liệu nghiên cứu của luận văn đã đưa ra đánh giá,phân tích và xử lý các số liệu kịp thời và chính xác để nâng cao chất lượng, hiệuquả, hiệu lực tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS, đây là một giaiđoạn khó khăn, phức tạp Vì vậy, bản luận văn nghiên cứu này thực sự là tài liệunghiên cứu, tham khảo, học tập có giá trị cao trong nghiên cứu và giảng dạy tại cáctrường đại học và học viện về luật ở Việt Nam hiện nay

6.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua những kiến nghị cụ thể trong luận văn hy vọng góp một phầnvào hoạt động của người bào chữa trong các giai đoạn TTHS, đặc biệt là vai tròngười bào chữa trong giai đoạn đầu của tố tụng: “giai đoạn điều tra vụ án hình sự”nhằm nâng cao hiệu quả theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị Ngườibào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trong các giai đoạn TTHS, thì giaiđoạn khởi tố, điều tra là giai đoạn dễ xâm phạm quyền con người nhất Vai trò củangười bào chữa rất cần thiết, để đảm bảo các biện pháp tư pháp áp dụng đối vớingười bị bắt, bị tạm giữ, bị can được tuân thủ đúng quy định của pháp luật

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo đảm quyền của luật sư trong

hoạt động điều tra vụ án hình sự

Chương 2: Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt

động điều tra vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt

động điều tra các vụ án hình sự

Trang 10

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.1 Những vấn đề chung về giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

1.1.1 Khái niệm hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự

Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụnhu cầu của con người Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt độngkhám phá, phát hiện tội phạm Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khácnhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độvà cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước

Trong khoa học pháp lý của Liên Xô trước kia và của Nga hiện nay cónhiều quan điểm khác nhau về hoạt động điều tra

Theo pháp luật TTHS Việt Nam, hoạt động điều tra do ba loại cơ quan thựchiện ở các phạm vi và mức độ khác nhau Đó là Cơ quan điều tra trong Công annhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Việnkiểm sát nhân dân tối cao; cơ quan được giao quyển hạn điều tra của Bộ đội biênphòng, Hải quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển tiến hành một số hoạt động điều tra

Giai đoạn điều tra VAHS được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố VAHSvà kết thúc bằng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ áncủa Cơ quan điều tra

Đối tượng của hoạt động điều tra là hành vi phạm tội, người phạm tội, thiệthại do tội phạm gây ra và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án

Hoạt động điều tra được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhautheo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định như hỏi cung bị can, lấy lời khai củanhững người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vậtchứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trênthân thể, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định

Có quan điểm cho rằng, “hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng có nộidung phát hiện, củng cố, thu giữ các thông tin thực tế nhằm mục đích thu thập

Trang 11

chứng cứ”1 So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phân biệt được giữa kháchthể của hoạt động điều tra với kết quả thu nhận được Tuy nhiên chưa thể hiện đượcnội dung của hoạt động nhận thức làm chuyển hóa thông tin Đó là các hoạt động nhậnthức như: quan sát, hỏi và các phương pháp khác do pháp luật tố tụng hình quy định.

Điều tra là giai đoạn của TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra ápdụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành viphạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án

Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều trađược tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015 Nếukhông có hoạt động điều tra, Viện kiểm sát (VKS) không có cơ sở để truy tố, tòa ánkhông có cơ sở để xét xử vụ án Để VKS có thể truy tố đúng người phạm tội, tòa án cóthể xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thuthập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăngnặng và tình tiết giảm nhẹ ưách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định cáctình tiết khác của vụ án Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứngcứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm ượng thủ tục tố tụng thìVKS hoặc tòa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Cơ quan có thẩm quyền điềutra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của VKS hoặc tòa án

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ đểxác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với Bộ luật Hình sự (BLHS) xemhành vi phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để khôngbỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội

Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra phải làm rõ ai là ngườithực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ, mụcđích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; cácđặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, phải xác định rõ hành vi,vai trò của từng người để làm cơ sở cho tòa ản xét xử được chính xác

Mỗi tội phạm xảy ra đều để lại hậu quả nguy hại nhất định cho xã hội.Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hại do tội phạm gây ra để1 Gu-xa-cốp A.N, Hoạt động điều tra và phương pháp nghiệp vụ, Nxb Matscơva, 1973.

Trang 12

đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Những thiệt hại cầnxác định bao gồm thiệt hạỉ về vật chất, tinh thần và tài sản Để tạo điều kiện choviệc giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan điều tra phải áp dụng biệnpháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đối với những người phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại hoặc có thể bị tịch thu tài sản hay phạt tiền.

Câu hỏi đặt ra là chứng cứ có sẵn hay không, phạm vi chủ thể của hoạtđộng điều tra bao gồm những ai vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng

Quan điểm này cho rằng điều tra là tổng hợp tất cả các hành vi thực hiệntrong giai đoạn điều tra và do một cơ quan điều tra thực hiện Trên thực tế hoạt độngđiều tra được tiến hành trong tất cả các giai đoạn TTHS, điều tra, truy tố và xét xửVAHS với những mục đích khác nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án Đâycũng chưa phải là định nghĩa hoạt động điều tra mà là định nghĩa của giai đoạn điều traVAHS Hay nói đúng hơn đó là định nghĩa về hoạt động điều tra của cơ quan điều tranên nó thiếu tính toàn diện, chưa nói lên được tính bản chất và nội hàm của loại hoạtđộng này Quan điểm này chỉ thừa nhận cơ quan điều tra là một chủ thể duy nhất cóthẩm quyền được phép thực hiện các hoạt động điều tra Điều này hoàn toàn mâuthuẫn với quy định của BLTTHS về thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra

Cũng trong nhóm quan điểm này, có cách nhìn nhận hoạt động điều tra làtổng hợp từ “một số hành vi điều tra như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giữ ngayngười có dấu hiệu phạm tội, khám xét…”2, chưa phân biệt hoạt động điều tra vớicác hoạt động TTHS khác

Cách hiểu thứ hai coi hoạt động điều tra là hoạt động của Cơ quan điều tra,VKS và Tòa án nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án Điểm khác biệt lớnnhất của quan điểm này so với quan điểm thứ nhất là đã nhìn nhận chủ thể của hoạtđộng điều tra rộng hơn Tuy nhiên, cách hiểu thứ hai lại nhầm lẫn giữa các hoạtđộng của Cơ quan điều tra với hoạt động điều tra; giữa chức năng của từng hoạtđộng điều tra với chức năng của các Cơ quan điều tra và VKS

Về mặt luật thực định, ở Việt Nam hiện nay chưa có một khái niệm pháp lývề “hoạt động điều tra” và cũng chưa được giải thích chính thức bởi các cơ quan có2 Đặng Anh, Hoàn thiện các quy định hình sự nhằm nâng cao hiệu quả lấy lời khai người làm chứng, Tạp chíCông an nhân dân, số 12/2002, tr 50-51.

Trang 13

thẩm quyền Trong tất cả các BLTTHS, chưa có điều luật nào giải thích hoặc địnhnghĩa về hoạt động điều tra Một số giải thích không chính thức như đã nói trên đâychưa đủ để có một nhận thức đúng về hoạt động điều tra.

Chính vì vậy mà vô tình đồng nhất hoạt động điều tra với các hoạt độngkhác của cơ quan điều tra, bó hẹp phạm vi chủ thể, phạm vi thời gian của hoạt độngđiều tra Trong khoa học pháp lý Việt Nam hoạt động điều tra chưa được tập trungsự chú ý nghiên cứu sâu sắc, mà còn đang bỏ ngỏ nên có những cách hiểu, nhậnthức khác nhau về hoạt động điều tra là không thể tránh khỏi

Hoạt động điều tra mang bản chất của hoạt động nhận thức Chủ nghĩa duy

vật biện chứng khẳng định “về bản chất, nhận thức là một quá trình phản ánh tíchcực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn”.Cấu trúc của nhận thức rất phức tạp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nhưnguồn gốc, trình độ, các vòng khâu hoặc theo các giai đoạn của quá trình nhận thức.Phép biện chứng duy vật trở thành công cụ phổ biến của nhận thức khoa học

Việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra nóđược xem là một hoạt động quan trọng Chứng cứ là những gì có thật, tức là phảitồn tại trong thực tế khách quan điều đó có nghĩa rằng chứng cứ là những thông tin,tài liệu, đồ vật khách quan, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức chủ quan củacon người và phải phù hợp với các tình tiết của vụ án đang chứng minh TrongBLTTHS năm 2015, tính khách quan chứng cứ được gọi là tính xác thực của chứngcứ Tính khách quan của chứng cứ được thể hiện đầu tiên đó là những vấn đề phảichứng minh trong VAHS cũng như các tình tiết khác liên quan phải tồn tại một cáchkhách quan, độc lập với ý thức của người tiến hành tố tụng Và muốn làm được nhưvậy, đòi hỏi cơ quan điều tra, VKS, tòa án khi giải quyết VAHS phải xuất phát từthực tế để có nhận thức đúng đắn, toàn diện vấn đề; không được lấy ý chí chủ quan đểáp đặt, phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến diện, định kiến,không trung thực Mặt khác, khi nghiên cứu thuộc tính này chúng ta cũng cần lưu ýnếu những thông tin, tài liệu, đồ vật dù tồn tại trên thực tế nhưng bị xuyên tạc, bópméo hay bị giả tạo theo ý chí chủ quan thì không còn mang tính khách quan Vì vậy,nó không phải chứng cứ Tóm lại, trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, việc xácđịnh đúng đắn tính khách quan của chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong chứng minh

Trang 14

tội phạm Việc sử dụng thông tin, tài liệu bị bóp méo, bị giả tạo, bị xuyên tạc cùngvới sự kiểm tra, đánh giá chứng cứ phụ thuộc vào suy luận chủ quan của nguồnchứng cứ sẽ làm cho việc chứng minh thiếu chính xác, sự thật khách quan không đượcxác định Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm tính khách quan của chứngcứ như sau: tính khách quan của chứng cứ chỉ sự tồn tại độc lập của nó trong thực tếkhách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của những người tiến hành tố tụng.

Là một yếu tố của quá trình chứng minh, hoạt động điều tra được xem nhưlà một hoạt động nhận thức nếu nhìn từ góc độ của lý luận phản ánh Ngay giaiđoạn đầu tiên của hoạt động điều tra - thu thập chứng cứ - là một dạng của hoạtđộng nhận thức Nếu như toàn bộ hoạt động chứng minh nhằm phản ánh những gìthuộc quá khứ, thì hoạt động thu thập chứng cứ là sự phản ánh những khách thểđang tồn tại, đang hiện hữu Đây là một đặc điểm rất quan trọng của thu thập chứngcứ với tư cách là một dạng của hoạt động nhận thức Hơn nữa nếu không dựa vào lýluận nhận thức thì không thể giải thích được các quy luật hình thành chứng cứ vàhiệu quả của hoạt động điều tra phụ thuộc vào yếu tố gì Cơ quan TTHS thu thậpđược chứng cứ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án xảy ra là kết quả của hailần nhận thức các sự kiện tội phạm

Trước hết, tội phạm được phản ánh vào môi trường xung quanh thông quacác dấu vết, hình ảnh của nó để lại trên các khách thể vật chất, trong trí nhớ củanhững người tham gia tố tụng trong tương lai

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử trong một VAHS có một khối lượngthông tin, tài liệu; tuy nhiên không phải tất cả đều là chứng cứ mà chỉ các thông tin,tài liệu liên quan đến vụ án,tức làm căn cứ giải quyết vụ án mới là chứng cứ Tínhliên quan của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan giữa chúng với các tìnhtiết vụ án cần được xác định Mối quan hệ này thể hiện ở hai mức độ khác nhau:

Ở mức độ thứ nhất, chứng cứ được dùng làm căn cứ để giải quyết thực chấtvụ án, tức xác định hành vi phạm tội, người phạm tội, lỗi của người phạm tội, cáctình tiết khác có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt, các biện pháp tư pháp…Ở mức độ thứ hai, có những thông tin, tài liệu, đồ vật không được dùng làm căn cứtrực tiếp để giải quyết thực chất vụ án nhưng dùng để xác định các tình tiết khác cóý nghĩa đối với vụ án Trong trường hợp này tính liên quan của chúng thể hiện một

Trang 15

cách gián tiếp Mặc dù là quan hệ gián tiếp nhưng trong nhiều trường hợp việcchứng minh tội phạm không thể thiếu được chúng Ví dụ: Lời khai của người làmchứng cho rằng vào thời điểm tội phạm xảy ra, người bị tạm giữ có mặt tại nơi xảyra tội phạm Mặc dù, người làm chứng không thấy được việc người bị tạm giữ cóthực hiện hành vi phạm tội hay không nhưng lời khai của họ cũng giúp cho cơ quanđiều tra trong việc lập phương án điều tra, lời khai đó cũng có thể dùng để bác bỏlời khai của người bị tạm giữ về tình trạng ngoại phạm của mình.

Tuy nhiên, dấu vết tội phạm tự thân nó chưa phải là chứng cứ vì đang trongdạng tồn tại đầu tiên của nó, Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án chưa có quyền sửdụng chúng để làm cơ sở cho việc lập luận hay suy đoán của mình được Mà muốnsử dụng, các dấu vết đó phải được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thu thập vàphản ánh nó trong hồ sơ vụ án theo đúng quy trình, thủ tục luật định nhằm phản ánhđúng sự thật khách quan đã xảy ra Quá trình này chính là sự phản ánh thứ hai củacác dấu vết tội phạm - dấu vết được phản ánh trong nhận thức của cơ quan điều tra,VKS và tòa án Quá trình phản ánh thứ hai này đã biến các dấu vết tội phạm thànhphương tiện nhận thức nhằm mục đích chứng minh, làm sáng tỏ sự thật khách quan củavụ án Đây là quá trình hình thành chứng cứ, một quá trình đòi hỏi mang tính kháchquan, tuân thủ các quy luật của hoạt động nhận thức Như vậy không thể quan niệmthu thập chứng cứ như là “quá trình đơn giản theo kiểu thu thập chứng cứ có sẵnnhư kiểu người đi hái nấm trong rừng” Thực tiễn không bao giờ có sẵn những lờikhai, không có sẵn những biên bản hoạt động điều tra Các vật thể mang dấu vết tộiphạm đòi hỏi phải được chuyển hóa thành vật chứng theo luật định Có thể dùngkhái niệm “hình thành chứng cứ” sát nghĩa hơn khái niệm “thu thập chứng cứ” vì nóphản ánh đầy đủ hơn vai trò tích cực, sáng tạo của chủ thể của hoạt động điều tra

Rõ ràng chứng cứ liên quan đến hai nhóm quy luật phản ánh: một là, nhóm

quy luật liên quan đến quá trình hình thành dấu vết tội phạm - cơ sở khách quan của

hoạt động nhận thức; hai là, nhóm quy luật liên quan đến tri giác và phản ánh dấu

vết, đến việc nhận được các chứng cứ

Với cách tiếp cận như vậy thì “thu thập chứng cứ không có cái gì khác hơnlà hệ thống các hành vi đảm bảo cho chủ thể hoạt động chứng minh cảm nhận, tiếpthụ các dấu vết tội phạm tồn tại một cách khách quan, hình thành hình ảnh của

Trang 16

chúng trong nhận thức của chủ thể hoạt động chứng minh và các hành vi bảo đảmlưu giữ hình ảnh đó thông qua các biên bản hoạt động điều tra”.

Bối cảnh sự kiện tội phạm xảy ra theo quy luật thời gian và vật chất có ảnhhưởng đến lượng thông tin để lại trong dấu vết tội phạm Ví dụ trên nền đất ẩm thìdấu vết chân của thủ phạm hiện rõ hơn trên nền đất khô; màu áo quần của thủ phạmkhông thể phân biệt được trong bóng tối Thu thập chứng cứ là quá trình chuyển hóathông tin từ dấu vết tội phạm vào trong hồ sơ vụ án Thành công của quá trình nàylà phụ thuộc vào chỗ những thông tin lưu giữ trong các dấu vết tội phạm được cácchủ thể hoạt động điều tra phát hiện, ghi nhận và củng cố trong hồ sơ như thế nào?Có đầy đủ, chính xác, toàn diện hay không? Đây chính là tiêu chí của chất lượngphản ánh vì quá trình phản ánh luôn có khả năng làm thiếu hụt, thất lạc, mất mátthông tin, chưa tính đến ý chí chủ quan của chủ thể hoạt động điều tra có thể làm sailệch hồ sơ vụ án nên hình ảnh phản ánh và bản thân sự vật được phản ánh luôn luôncó khoảng cách nhất định Tổng số các hoạt động điều tra cần được thực hiện nhiềuhay ít, chất lượng thực hiện các hoạt động điều tra cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đếnkhoảng cách giữa sự thật khách quan, sự vật có thật đã xảy ra và sự vật được phảnánh trong hồ sơ Để tránh sự mất mát thông tin trong quá trình phản ánh cần hạn chếtối đa các bước trung gian trong quá trình này Chính vì vậy mà trong TTHS cónguyên tắc xét xử trực tiếp mà nội dung của nó liên quan đến thu thập chứng cứ

Theo sự phân tích trên đây thì hoạt động điều tra là phương thức hoạt độngcủa chủ thể nhằm cảm thụ, tiếp nhận và phản ánh thông tin chứa đựng trong các dấuvết tội phạm Nhưng hoạt động này diễn ra theo cơ chế nào? Thông tin về tội phạmđược chuyển hóa thành chứng cứ như thế nào? Câu trả lời phải xuất phát từ mốiquan hệ có tính quy luật giữa khách thể nhận thức và phương pháp nhận thức.Phương pháp nhận thức không phải do chủ thể lựa chọn tùy tiện, mà nó còn phụthuộc vào tính chất của khách thể Nền tảng khách quan của phương pháp nhận thứclà quy luật của khách thể nhận thức

Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất, hình thành và tồn tại trong mốiquan hệ tất yếu với sự việc mang tính hình sự, cần được phát hiện, thu thập, đánhgiá và sử dụng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm Ở đây, chỉ nói về một khíacạnh thuộc tính phản ánh của dấu vết Tức là sự phản ánh đặc điểm bề ngoài của

Trang 17

một vật (vật tạo dấu vết) lên một vật khác (vật tiếp nhận dấu vết) do hành vi phạmtội gây ra (dấu vân tay, vân chân, dấu giày, quần áo, răng, đường xe chạy v.v…).Trên vật tiếp nhận dấu vết có thể phản ánh các đặc điểm như hình dạng, kích thước,đặc điểm bề mặt của vật tạo dấu vết Trên cơ sở các dấu vết này Giám định viênhình sự có thể thực hiện việc đồng nhất chúng với một vật cụ thể khác.

Ví dụ: tại hiện trường thu được một nhóm dấu vân tay Sau khi bắt đượcnghi can, họ lấy dấu vân tay của anh ta để gửi đi trưng cầu giám định Giám địnhviên sẽ so sánh dấu vân tay đó với dấu vân tay thu được ở hiện trường Nếu cho kếtquả trùng nhau (đồng nhất) thì tức là nghi can đã từng ở hiện trường

Loại dấu vết này còn có thể cho biết về khoảng thời gian chúng được hìnhthành Trên cơ sở đó có thể biết được tại thời điểm gây án nghi can có mặt ở hiệntrường hay không Từ đó khẳng định trong khoa học điều tra hình sự, dấu vết vậtchất luôn là “người chỉ đường” tin cậy nhất, nếu ta tôn trọng chúng và nắm vữngquy luật tồn tại, tác động cũng như biến đổi của chúng, xét mối quan hệ hình thànhvà tác động qua lại của dấu vết, đặc điểm từng loại dấu vết đối với từng đối tượng bịtác động, nhưng chúng ta phải loại trừ các yếu tố tác động của môi trường có thểlàm sai lệch đến qui luật tác động khách quan của dấu (như mưa, gió, côn trùng,…)

Nhưng xét về giá trị thông tin, thì chưa biết dấu vết nào của vật mang dấuvết (bị tác động) được xem là chứng cứ Khi mỗi vụ việc mang tính hình sự (có dấuhiệu hình sự) thì tất yếu sẽ xảy ra và tồn tại dấu vết lên vật bị tác động Trong đódấu vết nó sẽ tồn tại những giá trị thông tin về dấu vết hình sự để truy nguyên đốitượng tạo vết - nghi can trong điều tra VAHS

Khoa học hình sự đã định hướng cho chúng ta cách tiếp cận, sử dụng cũngnhư giá trị bất dịch của dấu vết hình sự Tuy nhiên, để nó được xem là chứng cứ sửdụng để chứng minh tội phạm cần phải được phát hiện, thu thập xử lý, bảo quản…theo một trình tự nghiêm ngặt của pháp luật hình sự, cụ thể là phải hiểu và thực hiện

đúng các Điều 86 BLTTHS năm 2015: “Chứng cứ là những gì có thật, được thuthập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xácđịnh có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và nhữngtình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” và Điều 89 BLTTHS năm2015: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang

Trang 18

dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứngminh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” vàtrình tự thu thập vật chứng theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015: “Phảiđược thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồsơ vụ án Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh,có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án Vật chứng phải được niêm phong, bảo quảntheo quy định của pháp luật”.

Mục đích của hoạt động nhận thức cho phép tách biệt trong khách thể nhậnthức những mặt, thuộc tính đáp ứng yêu cầu của chủ thể hoạt động nhận thức Mụcđích đặc biệt của hoạt động điều tra là thu nhận được những dạng và nội dung thôngtin nhất định từ khách thể - dấu vết tội phạm Nói cách khác, mục đích của hoạtđộng điều tra là thu nhận hình ảnh trung thực của thông tin về các sự kiện phạm tộithông qua những biện pháp tố tụng do luật định Tùy thuộc vào những mục đíchkhác nhau và những phương pháp tương ứng, hoạt động điều tra cho phép thu nhậnđược những thông tin khác nhau về nội dung và hình thức từ chính dấu vết đó

Phân tích các quy định của BLTTHS có thể thấy luật ghi nhận nhiều cách thức,biện pháp điều tra khác nhau như: quan sát, hỏi, đo đạc, so sánh, thí nghiệm, mô hìnhhóa, mô tả… Việc sử dụng biện pháp điều tra nào là tùy thuộc vào khách thể và mụcđích điều tra Ví dụ: muốn thu thập dấu vết tội phạm khi thực hiện hoạt động khámnghiệm hiện trường thì phải dùng những thủ thuật, phương pháp nhận thức như quansát, kết hợp với đo đạc, so sánh, thí nghiệm để phát hiện và ghi nhận và thu giữnhững thông tin phản ánh trong các dấu hiệu vật lý của địa điểm, đồ vật và tài liệu.Hoặc khi chúng ta muốn tìm hiểu khả năng thực hiện hành vi nhất định nào đó trongbối cụ thể (muốn kiểm tra sự kiện được tái hiện lại trong các điều kiện giống như điềukiện thực tế) thì sử dụng kết hợp phương pháp quan sát, mô hình hóa và thí nghiệm

Mối quan hệ qua lại giữa khách thể, mục tiêu và phương pháp nhận thứccho phép chúng ta hiểu rõ những đặc trưng của hoạt động điều tra, làm rõ vai tròcủa nó trong quá trình hình thành chứng cứ Như vậy, chứng cứ chỉ được hình thànhtrên cơ sở áp dụng các phương pháp nhận thức là nội dung của hoạt động điều tra.Nhưng nếu nói hoạt động điều tra là hoạt động thu thập, củng cố và kiểm tra chứngcứ thì chưa đúng hoàn toàn Định nghĩa như vậy mới chỉ ra được mục tiêu của hoạt

Trang 19

động điều tra (thu thập chứng cứ) nhưng không nói đến phương pháp thực hiện, cóthể làm cho người ta hiểu rằng chứng cứ đã tồn tại sẵn có trước khi tiến hành hoạtđộng điều tra và nhiệm vụ của cơ quan điều tra là nắm bắt chúng Trở lại với cáckhái niệm về hoạt động điều tra trong khoa học pháp lý của Liên xô, ta thấy, theotác giả Bư-cốp-xki.I.E thì hoạt động điều tra được xem xét như một dạng hoạt độngcủa điều tra viên mà nội dung của nó là phát hiện, nghiên cứu, củng cố, ghi nhận,thu giữ các chứng cứ, tác giả đã không đề cập đến hoạt động nào làm xuất hiệnchứng cứ Nếu nhất trí với quan điểm này cho rằng chứng cứ đã tồn tại trước khitiến hành các hoạt động điều tra thì hoạt động điều tra sẽ mất đi tính tích cực sángtạo nhận thức của mình, nó chỉ còn lại là một phương pháp kỹ thuật tìm kiếm đơnthuần mà thôi Hạn chế chung của những định nghĩa như vậy là không phân địnhđược sự khác biệt giữa các khách thể được phản ánh thông qua các hoạt động điềutra tức là các dấu vết cụ thể của tội phạm và các kết quả của các hoạt động điều tratức là các chứng cứ Hơn nữa quá trình chuyển hóa các dấu vết cụ thể của tội phạmthành chứng cứ tố tụng là chức năng quan trọng nhất của hoạt động điều tra Trongmột mức độ nào đó thì định nghĩa của Gu-xa-cốp.A.N được xem là toàn diện hơn,Tác giả này đã phân biệt được giữa khách thể của hoạt động điều tra với kết quả thuđược nhưng vẫn không nói rõ được nội dung của hoạt động nhận thức là chuyển hóathông tin Như trên đã nói, quan sát, hỏi, và các phương pháp nhận thức khác đượcáp dụng trong những hình thức do luật định Điều này đã biến chúng thành nhữngthao tác có tính chất tìm kiếm, nhận thức và xác nhận, thông qua đó cơ quan điềutra, VKS, tòa án phát hiện, thu giữ những thông tin chứa đựng những dấu vết tộiphạm Cần lưu ý rằng mỗi thao tác, phương pháp có mục đích riêng của mình dovậy chúng có phạm vi áp dụng hạn chế Mỗi phương pháp để phát hiện, tiếp thu vàcủng cố không phải đối với bất kỳ thông tin nào mà chỉ có thể với những loại thôngtin phù hợp với bản chất vật lý của nó Thí dụ phương pháp quan sát không thể phùhợp với những thông tin phản ánh trong trí nhớ của con người Nhưng phương pháp“hỏi” lại phù hợp cho việc nhận thông tin này Như vậy bảy phương pháp, bảy thaotác của nhận thức là: quan sát, hỏi, so sánh, đo đạc, thí nghiệm, mô hình hóa và môtả trong sự kết hợp với nhau đã tạo thành số lượng lớn các hoạt động điều tra đượcpháp luật TTHS quy định

Trang 20

Hoạt động điều tra là một công cụ, phương tiện khám phá tội phạm, có bảnchất và nội hàm của hoạt động nhận thức Để nâng cao hiệu quả thực tiễn của cuộcđấu tranh phòng, chống tội phạm đòi hỏi chủ thể phải nhận thức đúng bản chất, tuânthủ những quy luật hoạt động nhận thức trong việc áp dụng các hoạt động điều tratrong thực tiễn.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động điều tra

+ Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tìnhtiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ đểxác định có hay không có việc phạm tội, đối chiếu với BLHS xem hành vi phạm tộithuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không bỏ lọt tội phạmvà không làm oan người vô tội

Khi xác định có tội phạm xảy ra, cơ quan điều tra phải làm rõ ai là ngườithực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm; động cơ, mụcđích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; cácđặc điểm nhân thân của bị can; nếu là vụ án đồng phạm, phải xác định rõ hành vi,vai trò của từng người để làm cơ sở cho tòa ản xét xử được chính xác

Mỗi tội phạm xảy ra đều để lại hậu quả nguy hại nhất định cho xã hội.Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hại do tội phạm gây ra đểđánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Những thiệt hại cầnxác định bao gồm thiệt hạỉ về vật chất, tinh thần và tài sản Để tạo điều kiện choviệc giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan điều tra phải áp dụng biệnpháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đối với những người phải chịu trách nhiệmbồi thường thiệt hại hoặc có thể bị tịch thu tài sản hay phạt tiền

+ Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can ra tòa án để xét xử hoặc ra quyếtđịnh khác để giải quyết vụ án

Để ra quyết định truy tố và tiến hành xét xử đúng người, đúng tội, đúngpháp luật, VKS và Tòa án phải dựa vào hồ sơ vụ án Hồ sơ điều tra hình sự tập hợphệ thống các văn bản, tài liệu được thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điềutra, được sắp xếp theo trật tự nhất định, phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữlâu dài Nếu hồ sơ điều tra hình sự không đầy đủ, VKS sẽ gặp khó khăn trong việc

Trang 21

đưa ra các quyết định và yêu cầu hợp lí trong và sau quá trình điều tra như khởi tốbổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi điều tra viên, ra quyết địnhtruy tố bị can Vì vậy, việc lập và củng cố hồ sơ điều tra hình sự là nhiệm vụ quan

ượng của giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ ngay sau khi có quyết

định khởi tố vụ án và thường xuyên củng cố hồ sơ để các tài liệu thu thập được hoặccác văn bản tố tụng được lập ra bảo đảm đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh Khi đã có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan điềutra có nhiệm vụ làm bản kết luận điều tra, trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêurõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những lí do và căn cứ đề nghị truy tố Bảnkết luận điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lí xác định tội phạm và bị can đề nghịtruy tố đã được điều tra và có đầy đủ chứng cứ để chứng minh Căn cứ bản kết luậnđiều tra, VKS chỉ ra bản cáo ưạng truy tố những bị can về các tội phạm đã được điềutra có đủ chứng cứ chứng minh Những tội phạm và bị can chưa được điều tra sẽ khôngbị truy tố Trong trường hợp không có căn cứ để đề nghị truy tố thì ra các quyết

định khác theo quy định của BLTTHS năm 2015 để giải quyết vụ án Ví dụ: hết thời

hạn điều tra vẫn không chứng minh được bị can phạm tội hoặc xác định hành vi bịkhởi tố, điều tra không cấu thành tội phạm thì ra quyết định đình chỉ điều tra

+ Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổchức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa

Trong giai đoạn điều tra, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội đểphòng ngừa tội phạm là một nhiệm vụ quan ượng Thực hiện nhiệm vụ này, đối vớimỗi tội phạm, cơ quan điều tra phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việcthực hiện tội phạm Nếu tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan, tổ chức thì yêu

cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Vídụ: qua việc điều tra, phát hiện những thiếu sót trong quản lí kinh tế, trong bảo vệ

tài sản, trong việc giáo dục thanh, thiếu niên dẫn đến việc phạm tội thì cơ quan điềutra yêu cầu các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.Các cơ quan, tổ chức được yêu cầu phải chấp hành yêu cầu của Cơ quan điều tra

1.1.3 Mục đích của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự

Điều tra VAHS là một giai đoạn độc lập của TTHS, mục đích của điều traVAHS là thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do

Trang 22

luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõnhững nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và cáctổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm.

Một mặt, điều tra VAHS là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháphình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tộinhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tộiphạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong nhữngphương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trongthực tiễn áp dụng pháp luật TTHS, tránh bỏ lọt tội phạm;

Mặt khác, điều tra VAHS cũng góp phần loại trừ một thái cực khác tronghoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bịcan một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạthậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giaiđoạn TTHS (như: Truy tố của VKS hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vôcăn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội);

Và cuối cùng, điều tra VAHS là một giai đoạn TTHS cơ bản và quan trọngđể tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạntrước khi khởi tố của VKS và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn TTHS khácgóp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội

1.2 Khái niệm, đặc điểm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra vụán hình sự

1.2.1 Khái niệm luật sư

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêuchuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia Luậtsư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chunglà khách hàng)

Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủtiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháplý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)

Chức năng xã hội của luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sưgóp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp

Trang 23

pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nướcpháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và phápluật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư,đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sưthì có thể trở thành luật sư

Luật sư là một khái niệm chỉ nghề nghiệp của những người hành nghề bằngkiến thức pháp luật Người muốn hành nghề luật sư phải được công nhận là Luật sư.Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luậtcủa mỗi quốc gia, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổchức Luật sư là những người hành nghề trong Văn phòng Luật sư hoặc Công tyluật Thu nhập của Luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả Nghề luật sưlà nghề luật tiêu biểu nhất, nghề Luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng củanghề luật Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoàinhững yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghềluật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp Đây là một nét đặc thùriêng của nghề luật sư và nét đặc thù này tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề,đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của Luật sư

Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:Có bằng cử nhân Luật Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoaLuật của trường Đại học Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạonghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm:Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoànLuật sư Việt Nam

Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng Người hoàn thành chươngtrình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốtnghiệp đào tạo nghề luật sư

Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm: Đã là thẩm phán, kiểm sátviên, điều tra viên Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật Đã là thẩmtra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viêncao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật Đã là

Trang 24

thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viênchính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Tập sự hành nghề luật sư Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành

nghề luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tậpsự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư

Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, tính từ ngày đăng kýtập sự tại Đoàn luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự: Ngườiđã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chínhngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính tronglĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư Ngườicó thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên tronglĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từmười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư Ngườitập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sởcủa tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứngnhận người tập sự hành nghề luật sư

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư Người tham dự kiểm tra kết quảtập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự Người đượcmiễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hànhnghề luật sư Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hộiđồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sựhành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủnhiệm Đoàn luật sư

Đến Pháp lệnh Luật sư năm 2001, khái niệm Luật sư mới được đặt ra Điều 1

Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định: “Luật sư là người có đủ điều kiện hànhnghề luật sư” Điều 7, Pháp lệnh Luật sư 2001: “Người muốn hành nghề luật sưphải gia nhập Đoàn Luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư”mà không quy

định về tiêu chuẩn Luật sư, thủ tục và thẩm quyền công nhận Luật sư Người đượcgia nhập Đoàn Luật sư, để trở thành Luật sư phải qua tập sự và kỳ kiểm tra hết tậpsự nếu đạt yêu cầu thì được Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư đề nghị Bộ Tư pháp cấp

Trang 25

Chứng chỉ hành nghề luật sư - Điều 13, Pháp lệnh Luật sư Kỳ kiểm tra hết tập sựdo Bộ Tư pháp tổ chức.

Khoản 4, Điều 13, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định: “Người được cấpchứng chỉ hành nghề luật sư được hành nghề với đầy đủ các quyền nghĩa vụ củaLuật sư”, trong đó có quyền hành nghề luật sư Điều 15 của Pháp lệnh Luật sư 2001

thì Luật sư có quyền:

- Lựa chọn lĩnh vực hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này;- Thành lập Văn phòng Luật sư hoặc Công ty Luật hợp danh;- Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp lệnh này;- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 1999 giải thích:

“Luật sư là người làm nghề giúp đỡ về mặt pháp lý cho cá nhân hoặc cho tổ chứctheo hợp đồng hoặc theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong mộtsố trường hợp, Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, để bênh vực cho bịcáo, các đương sự, thay mặt cho người bị hại trước các Tòa án và có thể làm mộtsố dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Điều 2, Luật Luật sư năm 2006 và sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì: “Luật sưlà người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thựchiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chunglà khách hàng)”.

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Luật sư thì tiêu chuẩn để trở thành luật

sư là: “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và phápluật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luậtsư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luậtsư thì có thể trở thành luật sư”.

Điều 11 Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề luật sư, theo đó,người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghềluật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Như vậy, để trở thành Luật sư cần các điều kiện cơ bản sau:

Có bằng cử nhân Luật: Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa

Luật của trường Đại học

Trang 26

Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư: Người có bằng cử nhân

luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư

Lớp học được đăng ký tại Học viện Tư pháp (quy định hiện hành được họctrong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện Tư pháp.Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luậtsư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư

Điều kiện để một người trở thành Luật sư phải thỏa mãn hai điều kiện đượcquy định trong Luật Luật sư Người nào không đủ điều kiện hành nghề luật sư màtham gia vào các quan hệ xã hội với chức danh Luật sư dưới bất kỳ hình thức nàothì coi là hành nghề luật sư bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy địnhcủa pháp luật

Chúng ta nên hiểu Luật sư là danh từ chỉ người được công nhận là Luật sưkhi có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và hành nghề luật sư là việc Luậtsư được làm những việc theo chuyên môn, nghề nghiệp của mình đã được pháp luậtquy định Nói đến Luật sư là nói đến cái cụ thể, đến con người cụ thể, đến chứcdanh cụ thể Tuy nhiên, tùy thuộc vào pháp luật và tính truyền thống của từng nướcmà khái niệm, tiêu chuẩn Luật sư và điều kiện, phạm vi hành nghề luật sư, cũng nhưthủ tục, thẩm quyền công nhận Luật sư được quy định khác nhau

Từ những phân tích nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về Luật sư như sau:

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, chỉ những người có đủ điều kiện hànhnghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn phápluật, đại diện theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chứcvà nhà nước trước cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

1.2.2 Khái niệm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra các vụ ánhình sự

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của đời sốngxã hội phải tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật Việt Namđang trong giai đoạn đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,việc bảo đảm Hiến pháp, pháp luật được thực hiện hiệu quả, người dân chấp hànhđúng, đầy đủ và nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định sự thành công Pháp luật đượcthực hiện hiệu quả chủ yếu thông qua việc quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong

Trang 27

quan hệ pháp luật được bảo đảm Luật sư trong hoạt động điều tra, quyền và nghĩavụ của họ được thực hiện đầy đủ chính là bảo đảm cho chức năng biện hộ được pháthuy tối đa, góp phần cho hoạt động điều tra được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luậtvà công lý được thực thi Vậy, quyền và nghĩa vụ luật sư trong hoạt động điều tra làgì? Trong khoa học pháp lý và các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều nhận định khácnhau về quyền, nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật Nhưng tựu chung lạiở một số nhận định sau:

Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, đượclàm, được đòi hỏi

Quyền: khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật, xã hội hoặc lẽphải chấp nhận

Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luậtcông nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân đượchưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế

Quyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạnchế Phân loại quyền gồm có: 1 Quyền đương nhiên như quyền làm người, quyềnđược sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc 2 Quyền do luật pháp chophép làm hoặc luật pháp không cấm làm (quyền pháp lý) 3 Quyền do điều lệ của tổchức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng cho phép hội viên được làm 4 Quyềndo người khác ủy quyền, v.v 3

Quyền là thế lực có thể định đoạt được việc này, việc khác: quyền côngdân, quyền chính trị, quyền đầu phiếu4

Dù có những luận điểm và cách tiếp cận khác nhau nhưng tác giả nhận thấycó một số điểm chung thống nhất giữa các quan điểm trên như sau: Quyền là nhữngđiều về hành vi của chủ thể trong đời sống xã hội được pháp luật công nhận và bảođảm thực hiện; Chủ thể có quyền thể hiện ý chí của mình qua việc thực hiện haykhông thực hiện các quyền đó; Quyền gồm nhiều loại như: Quyền con người, quyềncông dân; quyền pháp lý; quyền theo điều lệ, nội quy của các tổ chức, cơ quan chophép hội viên, người lao động được làm

3.Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 395.

4 Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

Trang 28

Từ phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về Quyền như sau: Quyền là

hành vi của chủ thể được pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện trong xã hội.Chủ thể quyền thể hiện ý chí của mình thông qua việc thực hiện hay không thựchiện quyền đó Quyền gồm nhiều loại như: Quyền đương nhiên (quyền con người,quyền công dân); quyền pháp lý và quyền theo quy định của cơ quan, tổ chức vớithành viên, người lao động.

Về khái niệm luật sư, theo quy định của Luật Luật sư: Luật sư là người cóđủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụpháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)

Vì vậy, tác giả đưa ra khái niệm sau: Luật sư là công dân Việt Nam có đủtiêu chuẩn, có chứng chỉ hành nghề luật sư, trở thành thành viên của một Đoàn luậtsư theo quy định của pháp luật, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của kháchhàng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Từ khái niệm về quyền, nghĩa vụ và luật sư nêu ở trên tác giả đưa ra khái

niệm về quyền, nghĩa vụ của luật sư như sau: Quyền của luật sư là những hành vicủa luật sư được làm trong quan hệ xã hội theo quy định của pháp luật nhằm bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Như vậy, quyền của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đó lànhững hành vi luật sư được làm trong quan hệ xã hội khi thực hiện các chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nhằm bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

1.2.3 Đặc điểm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra vụ án hình sự

Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS có những đặc điểm cơbản sau:

* Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS thể hiện tínhchuyên nghiệp, thể hiện ứng xử có văn hóa, tôn trọng người tiến hành và tham giatố tụng và thể hiện sự tận tâm bảo vệ cho thân chủ, kiên trì thuyết phục Hội đồngxét xử nhằm bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình.tuân thủ quy tắc đạo đức, khôngcó khuôn mẫu, dựa vào sự nhạy bén, linh hoạt, năng động của luật sư.

Mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng chính là “lửa thử vàng” đối vớicá nhân luật sư Uy tín, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, sự tiêu cực

Trang 29

hay không tiêu cực của luật sư đều xuất phát từ nền tảng quan hệ này và tác dụngcủa nó có ý nghĩa chi phối các hành vi ứng xử khác trong “tổng hòa các quan hệxã hội” của luật sư Sự tận tâm với khách hàng liên quan đến việc thực hiện cácquyền và nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng như tận tâm thực hiện hết khảnăng và trách nhiệm với khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép và phạmtrù đạo đức nghề nghiệp; tuân thủ bí mật quốc gia và bí mật của khách hàng; ngănngừa các thủ đoạn hành nghề không lương thiện, tự giác thực hiện các nghĩa vụtrợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích,việc nhận thù lao…

* Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS còn thể hiện tínhđộc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệpcủa mình.

Trái với những ngành nghề khác, Luật sư không tạo ra một sản phẩm cụ thểmà luật sư chỉ cung ứng các dịch vụ hay những sản phẩm trí tuệ cho khách hàng.Tùy tính chất của dịch vụ, tùy uy tín của Luật sư và tùy khả năng của khách hàng,Luật sư sẽ được khách hàng chi trả một khoản thù lao để đổi lại dịch vụ mà Luật sưsẽ cung cấp Trong ngôn ngữ phổ thông, người Pháp thay vì dùng từ Salaire để ámchỉ tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động hay từ ngườithuê dịch vụ cho người cung cấp dịch vụ thì với Luật sư mỗi khi cung cấp dịch vụ;khoản tiền mà Luật sư cũng như Bác sĩ, Kiến trúc sư nhận được từ khách hàngngười Pháp sử dụng là Honoraires Từ này có nguồn gốc từ Honorabilité, Honorable(tôn kính, danh dự); nên tiền công của Luật sư nhận từ khách hàng được xem là“Tiền nhận có tính danh dự” và được khách hàng chi trả với sự tôn kính bởi vì Luậtsư là người đại diện và bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như lợi íchchung của xã hội chứ không mang tính chất đơn thuần của người làm công chokhách hàng và tuân theo ý của khách hàng Phải chăng đó lý luận của thời kỳ mànghề Luật sư dành riêng cho một tầng lớp quý tộc của xã hội phong kiến? Nhưngvới tôi ngay trong bối cảnh kinh tế hiện hành, tôi vẫn nghĩ tiền công mà Luật sưnhận từ khách hàng phần nào vẫn toát lên niềm vinh dự mà khách hàng dành choLuật sư mỗi khi Luật sư đem hết khả năng, lương tâm và trách nhiệm để bảo vệquyền lợi hợp pháp cho khách hàng Việc xác định được tính danh dự nói trên đồng

Trang 30

nghĩa với việc Luật sư luôn luôn tự nhắc nhở là mình phải làm việc với tinh thần tôntrọng sự thật, nói những sự thật hoặc tin rằng đó là sự thật Muốn được như vậyLuật sư phải có tính độc lập đồng thời duy trì được tính độc lập trước hết đối vớikhách hàng mà không bị khách hàng lôi kéo mình theo hướng đi của họ thông quauy lực của đồng tiền do khách hàng chi trả Vì thế cái quyền đầu tiên của Luật sưđối với khách hàng là quyền được tự do quyết định cung cấp hay không cung cấpdịch vụ pháp lý cho khách hàng nhưng cũng như tất cả mọi quyền dân sự khác Luậtsư cũng không thể lạm dụng quyền tự do kết ước này.

Trong trường hợp này, Luật sư cũng phải hiểu không thể bào chữa chokhách hàng của mình bằng cách buộc tội bị cáo khác để gián tiếp trở thành đại diệnthứ ba của VKS Nếu Luật sư hành sử ngược lại, Luật sư cũng tự mình đánh mất đitính độc lập của nghề Luật sư vì chức năng của Luật sư là bào chữa cho bị cáo

Một bản án được tuyên dù là hình sự hay dân sự nó ảnh hưởng trực tiếp đếncác người tham gia tố tụng; gián tiếp đến thân nhân của họ nhưng lại có tác độngđến tâm lý của nhiều người trong xã hội Luật sư chỉ có thể góp phần vào việc hoànthiện để Tòa án đưa ra một bản án công bằng, hợp lý nhằm phù hợp với các quyđịnh của luật pháp nếu Luật sư giữ được tinh thần độc lập trước các cơ quan vàngười tiến hành tố tụng

Góp phần tạo nên một bản án công bằng và đúng luật là chung sức tạo nênmột xã hội văn minh là gián tiếp bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy nhữngđóng góp về mặt trí tuệ nhất là tại các vụ án có tính phức tạp hay nhạy cảm nếuđược Tòa thừa nhận thì sự đóng góp này đã góp phần làm thêm vẻ đẹp của nội dungbản án Mỗi khi Luật sư làm tròn chức năng của mình với đầy đủ tinh thần độc lậpthì chính những đóng góp của Luật sư đích thực đã thể hiện tình nhân ái của conngười với con người

Nhưng để có thể đưa ra một bản án công bằng và đúng luật thì tất cả cácquan hệ nhất là quan hệ giữa Luật sư với những cơ quan, những người tiến hành tốtụng phải được thiết lập trên mối quan hệ công Mối quan hệ công nếu thuần túy thìphải đặt trên cơ bản của mối “quan hệ đô thị” chứ không phải là “quan hệ làngxóm” hay còn gọi là “quan hệ nghĩa tình” tức là mọi sự việc đều được giải quyếttrên cơ sở quy định của luật pháp hơn là được giải quyết trên cơ sở nghĩa tình

Trang 31

Nói đến mối “quan hệ đô thị” vì chỉ có mối quan hệ này mới đem lại sựtỉnh táo cho người trực tiếp hay gián tiếp giải quyết vụ việc còn không thì hình nhưmọi giải pháp và quyết định được đưa ra đều có tính ban phát như một ly cà fêkhông đường cùng một cái bánh ngọt và mỗi người nếm một chút vị đắng lẫn vịngọt trong đó có phần nào trách nhiệm của Luật sư vì đã không tôn trọng tính độclập của nghề mà mình đã chọn và đã đem tâm huyết ra mà sống với nghề.

Tuy nhiên, Luật sư độc lập trong hoạt động hành nghề không có nghĩa là tựtách hoạt động của mình ra khuôn khổ của các hoạt động tố tụng khác Tính độc lậpnói trên không thể đồng nghĩa với sự cô lập, tự tách mình ra, coi mình là tuyệt đối,mà nó cần hòa quyện trong trật tự của một nền pháp chế thống nhất

Có như vậy Luật sư sẽ đảm bảo được tính độc lập trong hành nghề mà vẫngiữ được sự tôn trọng từ các cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng Vì vậy bảođảm được sự độc lập của mình, người luật sư phải tuân thủ các quy tắc trong quanhệ với cơ quan tố tụng; ví dụ không được cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ màbiết rõ không xác thực và đi xa hơn nữa không được móc nối, lôi kéo cán bộ làmviệc trái quy định của pháp luật…

Luật sư có thể trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụngtrong quá trình giải quyết án nếu xét thấy cần thiết và có lợi cho khách hàng Tuynhiên, luật sư phải giữ tính độc lập, không bị chi phối hoặc lệ thuộc vào ý kiến kháclàm ảnh hưởng tới xây dựng quan điểm, phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợppháp của khách hàng vì việc Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng xuấtphát từ sự tín nhiệm, ủy thác tự nguyện của khách hàng

Do đó, có thể khẳng định bản chất mối quan hệ giữa Luật sư với các cơquan và người tiến hành tố tụng thực chất là mối quan hệ có tính phản biện, tácđộng hỗ tương lẫn nhau vì nói cho cùng sự độc lập của Luật sư khi hành nghề sẽgóp phần tạo nên nguồn gốc của phép ứng xử tôn trọng lẫn nhau giữa Luật sư,khách hàng và các cơ quan, người tiến hành tố tụng

Để giữ được tinh thần độc lập khi hành nghề không phải là một điều dễdàng vì trên thực tế Luật sư có thể bắt gặp những rào cản hữu hình lẫn vô hình khitiếp cận với yêu cầu của khách hàng cũng như đối với một số người tiến hành tốtụng dưới nhiều hình thức khác nhau Trong vài trường hợp Luật sư cần biết quên

Trang 32

và hy sinh đi cái lợi ích của mình nhằm bảo đảm được một nền pháp chế dân chủ,công bằng phù hợp với quy định hiện hành.

* Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS phụ thuộc vào thờiđiểm tham gia tố tụng và chỉ mang tính đề xuất, kiến nghị, phụ thuộc nhiều vào cơquan tiến hành tố tụng.

Trước tiên là luật sư cần nghiên cứu nội dung vụ án cho người phạm tộihoặc bị hại Việc gặp gỡ và trao đổi với bị can trong giai đoạn điều tra thì công việcđầu tiên và quan trọng nhất của luật sư là giải thích cho họ biết mình có nghĩa vụbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, qua đó tạo sự tin tưởng cho bị can đối vớimình Khi đã có sự tin tưởng của bị can thì luật sư đề nghị họ trình bày một cáchtrung thực về toàn bộ những gì mà họ biết về vụ án

Để việc gặp đạt kết quả, dựa vào hồ sơ vụ án và các nguồn tin khác, luật sưphải dự kiến trước nội dung cuộc gặp Nên tìm hiểu sâu về những điểm còn chưa rõhoặc có mâu thuẫn về chứng cứ, những tình tiết chứng minh vô tội hoặc tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Khi gặp gỡ bị can, Luật sư cần giới thiệu, làm quen, thiết lập mối quan hệgiao tiếp thoải mái Trong trường hợp bị can bị khởi tố về tội có khung hình phạtcao nhất là tử hình mà thái độ của họ bất cần thì thời gian để thiết lập mối quan hệgiao tiếp phải nhiều hơn Luật sư cần khéo léo gợi chuyện, hỏi thăm sức khỏe, hoàncảnh gia đình… phải thể hiện sự cảm thông với họ Khi đã tạo được không khí thoảimái, luật sư mới nêu những vấn đề dự kiến từ trước

Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để bị can trả lời đúng trọng tâm.Cần tập trung làm rõ những điểm mấu chốt của vụ án, những tình tiết chứng minhvô tội và những tình tiết còn mâu thuẫn, chưa rõ (nếu có); sau đó mới hỏi về nhânthân của bị can

Nếu bị can không biết cách trình bày hoặc trình bày không lôgic thì Luật sưcần đặt những câu hỏi gợi mở để họ có thể trình bày được bản chất của vụ án Khibị can trả lời phái chú ý lắng nghe đồng thời phân tích và đặt các câu hỏi bổ sung đểhọ giải thích thêm

Trong trường hợp bị can trình bày quanh co, thiếu lôgic không muốn nói sựthật của vụ án thì Luật sư cần khuyên họ nên nói ra sự thật của vụ án thì Luật sư

Trang 33

mới có khả năng tư vấn và bào chữa cho họ có hiệu quả Nếu những vụ án mà bịcan là người gây ra thiệt hại và họ đã thừa nhận thiệt hại đó thì luật sư khuyên họ vềthời điểm để khắc phục hậu quả để được hưởng những tình tiết giảm nhẹ theo quyđịnh tại Điều 51 và Điều 54 BLHS năm 2015.

* Hoạt động của luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS được thực hiện trêncơ sở nguyên tắc, thủ tục luật định và quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụcủa người bào chữa

Thứ nhất, đề xuất kiến nghị trực tiếp và bằng lời nói Trong trường hợp này,

luật sư cần hẹn lịch gặp điều tra viên tại trụ sở Cơ quan điều tra và trong buổi làmviệc này, luật sư cần đề nghị điều tra viên lập biên bản về nội dung buổi làm việc;

Thứ hai, đề xuất, kiến nghị với cơ quan điều tra bằng văn bản Với phương

thức này, luật sư cần trình bày chính xác và rõ ràng đề xuất, kiến nghị của mình vàkhi gửi tài liệu đi luật sư cần đề nghị Cơ quan điều tra viết giấy biên nhận (nếuchuyển trực tiếp cho Cơ quan điều tra) hoặc giữ lại phiếu gửi (nếu chuyển quađường bưu điện) Dù là đề xuất, kiến nghị với Cơ quan điều tra bằng phương thứcnào đi chăng nữa thì luật sư cũng cần đề nghị điều tra viên đưa văn bản đó vào hồsơ và coi nó như một tài liệu trong hồ sơ vụ án

Khi Luật sư thấy có những căn cứ là điều kiện để đình chỉ hoặc tạm đìnhchỉ vụ án thay đổi tội danh đối với thân chủ của mình thì luật sư cần kịp thời có đơnkiến nghị gửi đến Cơ quan điều tra đề nghị họ thực hiện Ví dụ, trong trường hợpnghi ngờ bị can đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì đề nghị Cơ quan điều tra ra quyếtđịnh trưng cầu giám định pháp y về năng lực trách nhiệm hành vi của họ Nếu kếtluận giám định xác định bị can bị mất năng lực trách nhiệm hành vi này xảy ra khibị can thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội mà luật sưcó sự đề nghị phù hợp

1.3 Khái niệm, cơ sở và ý nghĩa của bảo đảm quyền của luật sư tronghoạt động điều tra vụ án hình sự

1.3.1 Khái niệm bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường hay nói đến bảo đảm để hàm ýmột việc gì đó có tính chắc chắn do tự bản thân chúng ta hay người khác thực hiện

Trang 34

Trong tiếng Trung: “Bảo” có nghĩa là giữ gìn, chăm sóc hay phụ trách,trông nom Bảo còn là chế độ chòm xóm, liên gia đình hay tên gọi một chức quanthời xưa (thái bảo) Từ “Đảm” mang nghĩa gánh vác một gánh nặng, hay thực hiệnnhiệm vụ, hoặc nói về thái độ điềm nhiên, điềm tĩnh; hoặc thể hiện là đồ vật dùngđể chuộc tội, cống tặng Tiếng Trung khi viết chữ đảm bảo dùng hai chữ 担保 (dānbǎo) Các chữ khác cũng đọc bảo hay đảm nhưng mang các nghĩa khác Theo đó,bảo đảm nghĩa là “chăm sóc, giữ gìn nhiệm vụ” Nghĩa rộng hơn là “đoán chắc vềđiều gì đó” Hiểu theo cách thông thường thì đảm bảo là “gánh vác hoặc nhiệm vụgiữ gìn, chăm sóc”.

Trong tiếng Anh từ “Ensure” có nghĩa là để chắc chắn hay có các biện phápđể đạt được các mục đích của sự cam kết, hoặc mang ý nghĩa làm cho an toànkhông bị hại

Trong Từ điển tiếng Việt, thì “bảo đảm” nghĩa là tạo điều kiện để chắc chắngiữ gìn được, hoặc thực hiện được, hoặc có được những gì cần thiết để thực hiện mộtviệc nào đó; bảo đảm còn có nghĩa cam đoan chịu trách nhiệm làm một việc gì đó5

Như vậy “bảo đảm” có nghĩa là làm cho một việc, một vấn đề có khả năng thựcthi trong thực tế bằng những biện pháp khác nhau do một chủ thể xác định thực hiện

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức xuất phát từ nền tảng quyềncon người, quyền công dân Để tìm hiểu sâu sắc và đưa ra những khái niệm liênquan đến việc nội dung của luận án chúng ta cần tìm hiểu các vấn đề khái quát vềquyền con người, quyền công dân và sự bảo đảm thực hiện những quyền đó

Quyền con người là giá trị nhân văn cao quý, là tài sản chung vô giá củanhân loại và mỗi quốc gia Bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền, lợi ích củacông dân là một nguyên tắc cơ bản và tối cao của nhà nước pháp quyền và là mộttrong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong xã hội loài người hiện đại Vấn đềnày hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm Sự bảo đảm của một nền dânchủ, hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân được thể hiện qua việc quyền con người được bảo đảm Dân chủ, sự thỏamãn và bảo đảm quyền tự do cá nhân của mỗi công dân là thước đo chất lượng

5 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Trang 35

cuộc sống, trình độ văn minh của các quốc gia Vì vậy việc bảo đảm các quyềncon người được coi là một trong các chuẩn mực đánh giá trình độ giải phóng conngười, sự phát triển xã hội ở mỗi quốc gia Song để bảo vệ quyền, lợi ích đó khỏibị xâm phạm từ phía nhà nước, phía hành pháp thì rõ ràng cần phải có thiết chế,cơ chế đặc biệt.

“Quyền” là: “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng,được làm, được đòi hỏi”6 Chúng ta có thể hiểu quyền là những gì mà pháp luậthoặc xã hội công nhận cho con người được hưởng Bản chất của con người là mộtthực thể tự nhiên - xã hội, vì thế quyền con người cũng vừa mang tính tự nhiên, vừamang tính xã hội Đồng thời quyền của một con người vừa mang tính phổ biến vừamang tính đặc thù

Tính phổ biến của quyền con người thể hiện ở việc quyền con người đượcáp dụng phổ biến về không gian, không hạn chế đối tượng Tính đặc thù của quyềncon người thể hiện ở những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia,mỗi lãnh thổ có trình độ phát triển khác nhau Quyền con người mang tính xã hội,vừa mang tính giai cấp sâu sắc, vừa là một giá trị của nhân loại và thống nhất vớiquyền dân tộc cơ bản

Kết hợp các khái niệm về quyền của luật sư trong hoạt động điều tra VAHS

và khái niệm bảo đảm quyền của luật sư ta có thể rút ra khái niệm này như sau: Bảođảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra VAHS là hoạt động của các cơquan tiến hành tố tụng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhtiến hành thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc tạo điều kiệncho luật sư thực hiện đầy đủ các quyền hạn theo quy định của pháp luật tố tụnghình sự trong quá trình điều tra VAHS

1.3.2 Cơ sở của bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra

Việc bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra VAHS xuất pháttừ những yêu cầu thuộc về lý luận và thực tiễn sau đây:

Về cơ sở lý luận: Quyền con người là đặc quyền tự nhiên vốn có của conngười, được nhiều văn kiện quốc tế, pháp luật của quốc gia ghi nhận Ý thức về bảo

6 Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 215.

Trang 36

vệ quyền con người có lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của xã hội loài người.Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người, cùng với quá trìnhđấu tranh lâu dài của các dân tộc trên thế giới, quyền con người ngày càng được tôntrọng, bảo đảm Suy đến cùng các cuộc đấu tranh của con người trên thế giới đềuhướng tới việc đòi hỏi bảo đảm bảo vệ tốt hơn quyền con người

Theo quy định thì không ai bị coi là có tội trước khi có bản án kết tội củaTòa án có hiệu lực pháp luật

Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền con người và thực tiễn TTHS, chothấy tính cấp thiết của việc quy định bảo đảm quyền có luật sư bào chữa trong TTHS

1.3.3 Ý nghĩa của bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều travụ án hình sự

* Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra VAHS góp phần bảođảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại,đương sự

Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xãhội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giaicấp thống trị Nhà nước ban hành pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

mình Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyềnlàm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện” Pháp luật về quyền của luật sư trong hoạt động điều tra cũng không nằm

ngoài mục đích trên

* Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra góp phần bảo vệcông lý, hoàn thiện pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam

Thông qua hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, cácquyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Luật sư là chuyên gia pháp lý,hành nghề trong môi trường pháp luật nên các kỹ năng hành nghề, năng lực chuyên

Trang 37

môn được phát huy, nâng cao Khi tham gia TTHS, luật sư tiếp xúc, làm việc vớinhiều chủ thể khác nhau nên có góc nhìn đa chiều, toàn diện trong giải quyết vụ án,góp phần tìm ra sự thật khách quan và những bất cập của pháp luật TTHS Chính vìvậy, luật sư hành nghề thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình cũng làmột kênh phản biện hiệu quả, góp ý kiến thiế tthực, chính xác và nhanh nhất tronghoàn thiện pháp luật TTHS.

Luật sư có vai trò quan trọng trong bảo vệ quyền con người, quyền cơ bảncủa công dân, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo đảmcông lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy, luật sư thực hiện quyền,nghĩa vụ trong hoạt động điều tra góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật hình sự nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung

* Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra góp phần tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Luật sư là người hiểu biết pháp luật, thông qua việc hành nghề, luật sư gópphần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cộng đồng xã hội Đối vớikhách hàng, luật sư trước hết phải giúp họ hiểu được quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợppháp của mình để có sự phối hợp tốt trong quá trình giải quyết vụ án Thôngthường, khách hàng là người có nhận thức pháp luật hạn chế nên không hiểu rõnhững câu hỏi của hội đồng xét xử, của kiểm sát viên hay của luật sư phía đối lập,dẫn đến có thể câu trả lời đôi khi gây bất lợi cho chính bản thân Trong trường hợpnày, luật sư giống như một chuyên gia pháp lý có nghĩa vụ giải thích pháp luật chokhách hàng hiểu, đặc biệt, đối với khách hàng là bị cáo phải giúp hiểu được rằng họcó quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khaichống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”

Đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể chưa hiểu sâu hoặc còn bănkhoăn trong việc áp dụng quy định pháp luật nào đó liên quan đến vụ án thì nhữngluật sư có kiến thức pháp lý vững vàng, chuyên môn cao có thể đưa ra ý kiến giúpcho việc hiểu, áp dụng quy định pháp luật vào quá trình giải quyết vụ án được đúngđắn Vai trò này thể hiện rõ nhất ở giai đoạn xét xử, đặc biệt trong hoạt động tranhtụng tại phiên tòa Thông qua việc kết hợp kỹ năng tranh tụng, kinh nghiệm hànhnghề, các chứng cứ, tài liệu thu thập hợp pháp cũng như sự am hiểu pháp lý khi

Trang 38

tham gia hỏi, tranh luận dân chủ nhằm thuyết phục các bên tại phiên tòa nhìn nhậnđúng nội dung vụ án, áp dụng đúng quy định pháp luật, bảo đảm quá trình xét xử vụán diễn ra đúng quy định, bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Bằng hoạtđộng nghiệp vụ thông qua thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, luật sư góp phầntuyên truyền, phổ biến pháp luật đến những người có mặt tại phiên tòa, đặc biệt làkhách hàng.

* Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động TTHS góp phần giám sát xãhội đối với hoạt động tư pháp

Để đảm bảo hoạt động điều tra thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luậtđịnh, hạn chế những vi phạm, sai sót cũng như lạm quyền trong việc thực thi phápluật, Nhà nước đã thiết lập nhiều cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát…,trong đó giám sát xã hội là một loại giám sát đặc thù, được thực hiện bởi các chủ thểmang tính “xã hội” (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức, pháp nhân và công dân)nhằm theo dõi, quan sát, xem xét, đánh giá hoạt động TTHS của cơ quan, người cóthẩm quyền

Khi tham gia hoạt động điều tra, luật sư phải sử dụng mọi biện pháp dopháp luật quy định để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, các tình tiết có lợicho người bi buộc tội, bị hại, đương sự thông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụcủa luật sư, trong đó gồm cả việc giám sát các hành vi, thủ tục TTHS của cơ quan,người tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm đúng quy định pháp luật trong giải quyếtVAHS Do đó, người tiến hành tố tụng sẽ phải nghiên cứu, cẩn trọng và có tráchnhiệm hơn khi tiến hành các hoạt động tố tụng của mình theo các trình tự TTHSđược quy định một cách chặt chẽ Chính vì vậy, luật sư khi tham gia TTHS là mộtkênh giám sát xã hội hiệu quả đối với hoạt động tư pháp hình sự, góp phần hạn chếoan, sai, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp, tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa, khẳng định, nâng cao bản chất Nhân dân của Nhà nước ta

* Bảo đảm quyền của luật sư trong hoạt động điều tra góp phần nâng caokỹ năng, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư và nhận thức, năng lực của cơquan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Quá trình hình thành và phát triển của nghề luật sư ở Việt Nam đã có giaiđoạn gián đoạn do hoàn cảnh lịch sử của đất nước Trong điều kiện hiện nay, vai trò

Trang 39

của luật sư ngày càng được đề cao, đặt ra yêu cầu về nâng cao năng lực, kỹ nănghành nghề, đạo đức ứng xử nghề nghiệp của luật sư cũng như vai trò quản lý nhànước đối với hoạt động luật sư Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sưlà sự hiện thực hóa các quy định pháp luật vào thực tiễn, giúp cho Đảng, Nhà nướccó cơ sở thực tiễn để thực hiện mục tiêu theo yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bảo đảm hiệu quả bảo đảm quyền của luậtsư trong hoạt động điều tra góp phần rèn luyện năng lực, trau dồi kỹ năng cho chínhbản thân luật sư trong hành nghề; đồng thời nâng cao nhận thức của người tiến hànhtố tụng cũng như năng lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt độngluật sư.

Trang 40

Chương 2QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ2.1 Quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của luật sư trong hoạtđộng điều tra vụ án hình sự

2.1.1 Cơ sở của quyền của luật sư trong hoạt độngđiều tra vụ án hình sự

Tuy nhiên, việc pháp luật TTHS quy định những người này có quyền bàochữa chưa phải là điều kiện đủ để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhmột cách có hiệu quả Do đó, pháp luật đã quy định những bảo đảm tương ứng saocho người bị buộc tội được tự do thực hiện những gì pháp luật cho phép để tự bảovệ quyền lợi của mình, đồng thời góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án Nếu thiếu

sự đảm bảo này thì không thể thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa củangười bị buộc tội Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là nguyên tắc hiến

định được cụ thể hóa trong luật TTHS Nguyên tắc này được thể hiện trong các điềuluật quy định về người bào chữa và các điều luật khác của BLTTHS góp phần điềuchỉnh việc giải quyết vụ án trong các giai đoạn khác nhau của TTHS Phù hợp vớinhững quy định này, BLTTHS quy định các quyền tố tụng của người bị buộc tội vàkhả năng sử dụng các quyền đó để đưa ra các lý lẽ, chứng cứ bào chữa cho mình Đâycũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống các nguyên tắc TTHS

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, con người là đối tượng trungtâm của mọi chính sách kinh tế - xã hội Đặc biệt, khi nền dân chủ được coi là điềuquan trọng của xã hội văn minh thì việc đấu tranh loại trừ các hành vi xâm phạmquyền con người trong đó có quyền bào chữa là vấn đề cấp thiết Bởi vậy, bảo đảmquyền bào chữa của người bị buộc tội là nội dung quan trọng của chính sách vì conngười của Đảng và Nhà nước ta Thực hiện quyền bào chữa là một trong những biểuhiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp đổimới của nước ta Quyền bào chữa của người bị buộc tội không đồng nghĩa với việcbảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội Bởi lẽ, việc bảo đảm này thuộc về

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w