1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập lớn luật tài chính: PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

37 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Ý nghĩa việc nghiên cứu (7)
  • CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (8)
    • 1. Một số vấn đề chung về thuế (8)
      • 1.1. Khái niệm (8)
      • 1.2. Phân loại thuế (8)
    • 2. Một số vấn đề chung về thuế Tiêu thụ đặc biệt (9)
      • 2.1. Khái niệm (9)
      • 2.2. Đặc điểm của thuế Tiêu thụ đặc biệt (9)
      • 2.3. Vai trò của thuế Tiêu thụ đặc biệt (9)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (11)
    • 1. Thực trạng chính sách pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay (11)
      • 1.1. Quy định pháp luật Việt Nam về thuế Tiêu thụ đặc biệt (11)
        • 1.1.1. Quy định pháp luật Việt Nam về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt (11)
        • 1.1.2. Căn cứ tính thuế TTĐB (14)
        • 1.1.3. Hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt (17)
      • 1.2. Điểm mới trong quy định pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành và một số những bất cập (18)
        • 1.2.1. Một số điểm mới trong quy định pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt (18)
        • 1.2.2. Một số những bất cập của quy định pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt (20)
    • 2. Thực trạng thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay (21)
      • 2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam (21)
      • 2.2. Hạn chế trong việc thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện (23)
    • nay 17 CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (0)

Nội dung

Bài tập lớn Luật Tài Chính: PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. - KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Phương pháp nghiên cứu

Bài tập lớn sử dụng các phương pháp như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để có thể giải quyết một cách rõ ràng nhất đối với từng vấn đề được đặt ra trong bài tập lớn.

Ý nghĩa việc nghiên cứu

Qua việc nghiên cứu đề tài, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thuế tiêu thụ đặc biệt và những vấn đề liên quan, đồng thời cũng giúp mỗi chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay và sau này.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Một số vấn đề chung về thuế

Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.

- Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế thì thuế có hai loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu:

+ Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú Người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.[ CITATION Thu201 \l 1033 ]

+ Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sản xuất và bán hàng hóa Người gánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu.

- Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.

- Nếu căn cứ vào đối tượng nộp thuế thì thuế bao gồm thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài, thuế đối với các tổ chức và cá nhân trong nước.

Một số vấn đề chung về thuế Tiêu thụ đặc biệt

Thuế Tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

2.2 Đặc điểm của thuế Tiêu thụ đặc biệt

Về bản chất, thuế Tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt có một số đặc thù để giúp phân biệt được loại thuế này với các loại thuế khác[ CITATION Thu201 \l 1033 ] Đó là:

Thứ nhất, thuế Tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng.

Thứ hai, thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.

Thứ ba, thuế Tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

2.3 Vai trò của thuế Tiêu thụ đặc biệt a Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lí đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.

Việc thu thuế Tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm bắt được một cách tương đối chính xác số lượng thực tế cũng như năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong nền kinh tế

Việc thu thuế đặc biệt ở khâu nhập khẩu cũng giúp Nhà nước quản lí được hoạt động nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng. b Thuế Tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí.

Thuế Tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà chỉ đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng Bản thân thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là thuế gián thu, do đó thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng lên Hệ quả là đối tượng tiêu dùng các mặt hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thể là quần chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội Ví dụ: thuế tiêu thụ đánh vào các dịch vụ không thực sự cần thiết trong cuộc sống như: vũ trường, ca-si- nô, mát sa…hoặc những hàng hóa không được khuyến khích tiêu dùng như rượu bia, thuốc lá.[ CITATION Thu201 \l 1033 ] c Thuế Tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Thuế Tiêu thụ đặc biệt có thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác Chính vì thế mà số tiền thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu Ngân sách Nhà nước.

Chương I đã khái quát các vấn đề lý luận chung về thuế và thuế TTĐB một cách cơ bản nhất Qua đó sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về khái niệm, đặc điểm cũng như tầm quan trọng của thuế Tiêu thụ đặc biệt.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thực trạng chính sách pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

1.1 Quy định pháp luật Việt Nam về thuế Tiêu thụ đặc biệt

1.1.1 Quy định pháp luật Việt Nam về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, đối tượng nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt

1.1.1.1 Đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: a Hàng hóa

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

Tất cả các loại thuốc lá có đầu lọc, không có đầu lọc, sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, nguyên liệu nhập khẩu đều phải chịu thuế TTĐB

Bia: Bao gồm tất cả các loại bia, bia chai, bia lon, bia hơi, bia tươi.

Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa trở người, vừa trở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang trở người và khoang trở hàng;

Không đánh thuế TTĐB đối với các loại xe chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên như xe buýt…

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 phân khối

Như vậy với Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2014 đã loại bỏ nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm pha chế xăng ra khỏi đối tượng chịu thuế TTĐB. Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

Vàng mã, hàng mã; b Về dịch vụ

Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

Kinh doanh đặt cược: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của Pháp luật.

Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

Như vậy có thể thấy, các hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB đều là những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng do có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống.

1.1.1.2 Đối tượng không chịu thuế

Các trường hợp hàng hóa không phải chịu thuế TTĐB đó là những hàng hóa,dịch vụ trong danh mục kể trên nếu chúng rơi vào các trường hợp sau:

Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật.

Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng;

Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Theo quy định của Pháp luật về thuế TTĐB hiện hành thì đối tượng nộp thuếTTĐB bao gồm:

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thế TTĐB.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.

1.1.2 Căn cứ tính thuế TTĐB

Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Các văn bản hướng dẫn thi hành luật năm 2014 đã quy định chi tiết hơn về cách xác định giá tính thuế mới Thứ nhất, giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB, chưa có TBVMT (nếu có) và chưa có TGTGT Thứ hai, cách xác định giá tính thuế không phân biệt cứng nhắc dựa vào xuất xứ hàng hóa là sản phẩm trong nước hay nhập khẩu như trước mà bóc tách hàng hóa nhập khẩu thành hai nhóm Cách xác định giá tính thuế không dựa vào xuất xứ hàng hóa này tại các văn bản dưới luật này đã nhanh chóng được luật hóa khi Quốc hội ban hành luật năm 2016.[ CITATION Thu201 \l 1033 ]

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có TGTGT – TBVMT (nếu có) / (1+ Thuế suất TTĐB)

Ví dụ: Một cây thuốc lá điếu do Công ty Thăng Long bán cho khách hàng giá bán chưa có thuế GTGT là 175.000 đồng Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là 75%.

Xác định giá tính thuế TTĐB?

Trả lời: Giá tính thuế TTĐB đối với một cây thuốc lá là:

- Đối với nhóm hàng nhập khẩu thứ hai thì giá tính thuế TTĐB được xác định:

Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu.

- Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế

GTGT, thuế BVMT (nếu có), chưa có thuế TTDDB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì, vỏ chai. Đối với mặt hàng bia chai nếu có tiền đặt cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.

Ngoài hai cách xác định giá tính thuế mới cho hai nhóm đối tượng hàng hóa trên thì Pháp luật hiện hành quy định về giá tính thuế đối với từng hàng hóa và dịch vụ:

Thực trạng thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay

2.1 Kết quả đạt được trong hoạt động thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam

- Thuế TTĐB đã có điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó khăn do COVID-19 Theo quy định của Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Đặc biệt, trong đó đã quy định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 03/2020 Thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm 31/12/2020 Việc gia hạn nộp thuế TTĐB nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.

- Góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước: Trong giai đoạn 2015-2019, số thu thuế TTĐB năm sau luôn cao hơn năm trước Số thu thuế TTĐB hàng năm chiếm khoảng 6-7% trong tổng thu NSNN Bằng việc đánh thuế TTĐB với thuế suất cao vào các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, các hàng hóa cần điều tiết Qua đó, Nhà nước thu được số thu thuế TTĐB khá lớn Trong tổng thu từ thuế TTĐB thì số thu từ các mặt hàng ô tô, thuốc lá, rượu, bia chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Bảng 2.1 Số thu thuế TTĐB giai đoạn 2015-2019

- Góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng không có lợi như thuốc lá, rượu, bia Hiện nay, thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá là 75%; đối với bia là 65%; đối với rượu từ 20 độ trở lên là 65%, đối với rượu dưới 20 độ là 35%. Việc quy định thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia cao là nhằm mục đích hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Bởi lẽ những hàng hóa này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và môi trường.

- Góp phần bảo vệ môi trường: Hiện nay thuế suất thuế TTĐB đối với xăng là 10%, đối với xăng E5 là 8%, đối với xăng E10 thuế suất thuế TTĐB là 7% Việc quy định thuế suất thuế TTĐB đối với các loại xăng theo hướng thấp đối với các loại xăng thân thiện với môi trường Từ đó sẽ tạo điều kiện để giảm giá bán các loại xăng này, thể hiện luôn quan điểm cú Nhà nước ta đó là khuyến khích tiêu dùng các loại xăng E5 và E10.

- Góp phần điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao Ví dụ như hiện nay, đối với dịch vụ cao cấp như kinh doanh golf, thuế suất thuế TTĐB là 20%;kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng thì thuế suất thuế TTĐB là 35%; đối với kinh doanh đặt cược, thuế suất thuế TTĐB là 30% Thông qua quy định thuế suất TTĐB cao đối với hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ đã góp phần tăng điều tiết vào thu nhập của những người có thu nhập cao Qua đó góp phần giải quyết vấn đề tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

2.2 Hạn chế trong việc thực thi pháp luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt

Bên cạnh những kết quả nhất định đạt được thì việc thực thi cũng như áp dụng Luật thuế TTĐB hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế:

Thứ nhất, phương thức thu thuế TTĐB hiện hành còn chưa đa dạng, dẫn đến việc hạn chế hiệu quả tính thuế và gây khó khăn cho khâu kiểm tra, giám sát:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thu thuế TTĐB chỉ thông qua phương thức khai thuế tại cơ sở sản xuất Do đó, khi hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường do các cơ sở thương mại bán ra sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB Vì vậy, nếu Cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra các cơ sở thương mại sẽ không có căn cứ và không thể biết được thuế TTĐB đó đã được thu đối với hàng hóa đó hay chưa Trong khi về bản chất hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng thì phải được nộp thuế TTĐB Do đó, tình trạng trốn thuế TTĐB có thể dễ dàng hơn và đặc biệt khó quản lý đối với những hàng hóa do cơ sở nhỏ lẻ là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh sản xuất trực tiếp bán ra.[ CITATION Trầ19 \l 1033 ]

Thứ hai, việc thu thuế của các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như cá nhân, hộ gia đình sản xuất đồ uống, nhất là rượu và bia thực sự không hiệu quả:

Hiện nay trên thị trường có một số lượng lớn các loại rượu, bia (nhất là bia hơi) được sản xuất rải rác tại các cơ sở nhỏ lẻ và nằm ngoài vòng kiểm soát của các Cơ quan quản lý thuế TTĐB Điều này đang là nguyên nhân dẫn tới thất thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt nếu cứ kéo dài như vậy thì sẽ làm cho mục tiêu đánh thuế TTDDB đặt ra không thể đạt được Nguyên nhân cũng là do nhân lực của các Cơ quan quản lý thuế còn quá mỏng, không thể tập trung quản lý các nhóm chủ thể này nếu họ không tự nguyện khai thuế.

Thứ ba, việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế TTĐB còn hạn chế:

Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm thuế của Cơ quan thuế chưa được phù hợp, tình trạng gian lận về thuế còn khả phổ biến nhưng chưa được phát hiện Chính những điều đó đã gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời cũng chưa đảm bảo tính nghiêm minh về pháp luật thuế.

Thứ tư, trốn thuế của các doanh nghiệp kinh doanh

Tồn tại lớn nhất của việc thực thi thuế TTĐB đó là hành vi trốn thuế của các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng bị áp dụng thuế TTĐB Điều này dẫn tới hậu quả là nếu tồn tại sự “hợp tác ngầm” giữa cán bộ thu thuế và người nộp thuế sẽ làm thất thoát số thuế TTĐB phải nộp mà không bị xử lý.

Chương II đã phân tích thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật thuế TTĐB ở Việt Nam hiện nay Qua đó cũng thấy rõ được những kết quả đạt được trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, pháp luật thuế TTĐB mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần trong việc định hướng sản xuất, điều tiết thu nhập cũng như hạn chế tiêu dùng đối với những mặt hàng cao cấp chưa thực sự cần thiết đối với đại đa số người dân, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Bên cạnh đó vẫn bộc lộ nhiều bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội.

CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thứ nhất, cần bãi bỏ quy định về việc giảm thuế TTĐB đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ và miễn thuế cho cơ sở sản xuất nhỏ

Bản chất của thuế TTĐB là thuế gián thu, tức là người tiêu dùng là người chịu thuế chứ không phải cơ sở kinh doanh Chính vì thế, nếu cần ưu đãi thuế thì phải là thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải thuế TTĐB hay thuế GTGT Việc quy định “giảm thuế TTĐB đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ” còn chưa hợp lý, việc đánh giá thế nào là khó khăn, nhìn chung còn không rõ ràng, từ việc đó sẽ tạo điều kiện cho những trường hợp lợi dụng vào quy định này để trốn thuế.

Thứ hai, thuế TTĐB là loại thuế rất dễ bị thất thu bởi một số những tồn tại vốn có của nó khi chỉ có chủ thể sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới là đối tượng nộp thuế Chính vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ đối với loại thuế này, siết chặt khâu quản lý tại cơ sở sản xuất từ khâu nhập, xuất nguyên liệu hàng hóa đối chiếu với công thức sản xuất để phát hiện các trường hợp trốn thuế.

Thứ ba, cần bổ sung một số đối tượng chịu thế tiêu thụ đặc biệt là đồ uống khác

Ngày đăng: 22/08/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w