1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hoạt động marketing tại công ty tnhh thương mại an thịnh nguyên hà nội

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

 -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI AN THỊNH NGUYÊN, HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 7340101

Giáo viên hướng dẫn : ThS Trần Thanh Liêm Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Thắm Mã sinh viên : 2044010029

Khóa học : 2020 - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho bọn em có cơ hội được trải nghiệm tại đơn vị thực tế thông qua học phần Khóa luận tốt nghiệp Bản thân em đặc biệt biết ơn tahafy giáo Trần Thanh Liêm đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý cho em để em có thể hoàn thành bài khóa luận này một cách hoàn thiện nhất có thể

Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và toàn thể các anh chị, cô chú cán bộ nhân viên tại tại công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên đã cho em cơ hội được làm việc tại đây, bên cạnh đó tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tạo điều kiện cho em để có thể thu thập các dữ liệu cần thiết phục vụ cho bài viết Nhờ vậy em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kiến thức mới về lý thuyết chuyên ngành, đây là một trong những khoảng thời gian quý giá nhất đời sinh viên của em

Lần đầu tiên được trải nghiệm thực tế, bản thân em không thể tránh khỏi những thiếu sót, những lần vụng về trong quá trình làm việc, mong công ty bỏ qua và giúp đỡ Trong bài viết, còn nhiều hạn chế do trình độ lý luận chưa được hoàn thiện nên bài khóa luận còn những sai sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các quý thầy cô để hoàn thiện bài khóa luận này

Em xin gửi lời chúc sức khỏe, nhiều thành công đến quý thầy cô, các anh chị và ban lãnh đạo tại công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC HÌNH SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 51.1 Khái niệm, vai trò và chức năng marketing trong doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm Marketing 5

1.1.2 Vai trò Marketing trong doanh nghiệp 5

1.1.3 Chức năng của Marketing trong doanh nghiệp 7

1.2 Nội dung hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 8

1.2.1 Nghiên cứu thị trường 8

1.2.2 Phân đoạn và lựa chọn thị trường 9

1.2.3 Lựa chọn chính sách Marketing trong doanh nghiệp 11

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing trong doanh nghiệp 18

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài 18

1.3.2 Các yếu tố bên trong 19

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI AN THỊNH NGUYÊN 21

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 21

2.2 Đặc điểm sản phẩm của Công ty 22

2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 24

2.4 Đặc điểm cơ sở vật chất của Công ty 26

2.5 Đặc điểm về lao động của Công ty 27

2.6 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty 28

2.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 30

2.8 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển tại Công ty 33

Trang 4

2.8.2 Khó khăn 33

2.8.3 Phương hướng phát triển 33

Chương 3 THỰC TRẠNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI AN THỊNH NGUYÊN 35

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing 35

3.1.1 Các yếu tố bên ngoài 35

1.3.2 Các yếu tố bên trong 36

3.2 Thực trạng hoạt động Marketing tại Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên 37

3.2.1 Nghiên cứu thị trường 37

3.2.2 Phân đoạn thị trường 40

3.2.3 Lựa chọn thị trường mục tiêu 41

3.4.1 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 51

3.4.2 Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách Marketing tại Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên 51

KẾT LUẬN 54TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa của từ

1 BC KQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Một số đặc điểm sản phẩm 23 Bảng 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty tính đến tháng 12/2023 26 Bảng 2.3.Nguồn lực về lao động của Công ty giai đoạn 2021-2023 27 Bảng 2.4 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2021-2023 29 Bảng 2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2021-2023 31 Bảng 3.1 Tổng hợp doanh thu theo từng khách hàng của Công ty 37 Bảng 3.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của Công ty 38 Bảng 3.3 Giá một số sản phẩm tại Công ty 45

Trang 7

DANH MỤC HÌNH SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Sản phẩm của Công ty 22

Hình 3.1 Quyi trìnhi pháti triểni sảni phẩmi tại Công ty 42

Hình 3.2 Bao bì hộp Offset 43

Hình 3.3 Website bán hàng của Công ty 46

Sơ đồ 3.1 Hệ thống kênh phân phối của Công ty 47

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động marketing đã diễn ra từ rất lâu dưới nhiều hình thức khác nhau và trải qua quá trình phát triển trong nhiều thế kỷ cùng v ới s ự đi lên của xã hội Hàng hóa được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới có tiền để trang trải chi phí hoạt động của mình và có lãi Để bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để có được hệ thống marketing hiệu quả thích ứng kịp thời với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và làm tăng sức cạnh tranh so với đối thủ Không chỉ thế, những chiến lược marketing hay nhất cũng khó có thể thành công nếu hoạt động marketing không hiệu quả Vì vậy, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác marketing của mình để nâng cao vị thế và chiếm lĩnh thị trường được mục tiêu đã đặt ra

Trong một cuộc nghiên cứu về bao bì đã chỉ ra rằng, 1/3 các quyết định mua hàng của người tiêu dung bị chi phối bởi bao bì sản phẩm (The PAPER 2015) Chúng ta không thể phủ nhận rằng bao bì chính là mắt xích quan trọng của chiến lược tiếp thị Ngày nay, trong thời đại con người điên cuồng vì công nghê, khách hàng luôn có xu hướng mua sắm trực tuyến hơn,vai trò của bao bì lại càng trở thành yếu tố chủ chốt khi quyết định chi trả và tin dùng củakhách hang được xác định chỉ qua màn hình máy tính và cảm quan cá nhân Điều đó càng khẳng định sự tác động không nhỏ của bao bì đến việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng Năm 2018, từ một xưởng sản xuất bao bì nhỏ, Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên chính thức được thành lập với giấy phép đăng kí kinh doanh số 0108322563 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 13/06/2018, đến nay chưa có thay đổi Giai đoạn 2022-2023 Công ty không ngừng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bao bì giấy Marketing là một trong những yếu tố trọng điểm cấu thành lên sự thành công của Công ty

Trang 9

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên, em nhận thấy công ty là một trong những doanh nghiệp uy tín trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, và là một công ty đã từng bước vượt qua khó khăn để đứng vững trên thị trường trong hoàn cảnh nền kinh tế đầy biến động và còn nhiều thách thức như hiện nay Doanh nghiệp tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định hành vi mua của khách hàng để đưa ra các cách thức đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất trong điều kiện có thể

Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu

hoạt động Marketing tại công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên, Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động marketing từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing tại công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên

Trang 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung: Hoạt động Marketing trong doanh nghiệp + Phạm vi về không gian: Tại công ty TNHH thương mại An Thịnh

Nguyên, Số 46 Ngõ 124/49 Phố Do Nha, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2021-2022-2023

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing trong doanh nghiệp - Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên - Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động Marketing tại công ty TNHH thương mại An Thịnh Nguyên

5 Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính năm 2021, 2022,2023

5.2.Phương pháp phân tích số liệu:

Sử dụng phần mềm excel và các công cụ hỗ trợ khác tính toán số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau Phương pháp này được sử dụng để mô tả tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình lao động, đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Dùng phần mềm excel để thống kê và tính toán Phương pháp phân tích số liệu được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp thống kê, mô tả, so sánh Số liệu thu thập được phân loại theo các chủ đề, vấn đề khác phục vụ cho việc phân tích sau này Số liệu được cũng trình bày trong các bảng biểu, sơ đồ và biểu đồ

Trang 11

6 Kết cấu của khóa luận 6.1 Kết cấu chung

Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị Marketing trong doanh nghiệp Chương 2: Đặc điểm chung về Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên

Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận

Tài liệu tham khảo Phụ lục

6.2 Chi tiết nội dung

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, vai trò và chức năng marketing trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm Marketing

“Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các

mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc người tiêu thụ” (Theo E.J McCarthy)

Trong Giáo trình marketing căn bản, nhà xuất bản ĐH KTQD,

GS.TS.Trần Minh Đạo đã sử dụng định nghĩa marketing: “Marketing là quá

trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”

Và để ứng dụng marketing hiện đại vào lĩnh vực thương mại của các tổ chức kinh tế, có khái niệm marketing thương mại:

“Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các

hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ” (Theo Philip Kotler)

Trong cuốn Giáo trình quản trị marketing, NXB Đại học KTQD định

nghĩa thì: "Quản trị Marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm

tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu cố định của doanh nghiệp"

1.1.2 Vai trò Marketing trong doanh nghiệp

Trang 13

Vai trò của marketing là giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ, cũng như tạo ra sự hấp dẫn và sự thuyết phục cho họ Marketing cũng giúp doanh nghiệp tăng sự nhận biết và ưa thích của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như tăng sự tin tưởng và sự gắn kết của họ

Marketing giúp xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty

Một trong những tầm quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp là giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty, bằng cách tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như tạo ra sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng Marketing cũng giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề và khiếu nại của khách hàng, cũng như tăng cường sự tương tác và sự tham gia của khách hàng

Marketing giúp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Một trong những vai trò của marketing là giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng Việc này sẽ được tiến hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị thêm cho khách hàng, cũng như cung cấp các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng tốt

Marketing là một kênh truyền thông được sử dụng để thông báo cho khách hàng

Marketing là một kênh truyền thông được sử dụng để thông báo cho khách hàng về các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các công cụ truyền thông như quảng cáo, bán hàng, tiếp thị trực tiếp, tiếp thị qua mạng xã hội, tiếp thị qua blog, tiếp thị qua video,

Marketing giúp tăng doanh số bán hàng

Vai trò của marketing trong doanh nghiệp là giúp tăng doanh số bán hàng, bằng cách kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế, tăng giá trị

Trang 14

cũng giúp tăng doanh thu, giảm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hỗ trợ marketing trong việc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp

Marketing hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp của bạn, bằng cách sử dụng các công cụ truyền thông như website, blog, mạng xã hội, video,

Marketing giúp doanh nghiệp của bạn duy trì sự liên quan

Marketing giúp doanh nghiệp của bạn duy trì sự liên quan bằng cách cập nhật và đổi mới các sản phẩm hoặc dịch vụ theo xu hướng và nhu cầu của thị trường, cũng như cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và sáng tạo

Marketing giúp nhóm quản lý đưa ra các quyết định được thông báo

Marketing giúp nhóm quản lý đưa ra các quyết định được thông báo bằng cách cung cấp các dữ liệu và các phân tích về thị trường, khách hàng, đối thủ, môi trường kinh doanh, cũng như các kết quả và các đánh giá về các

hoạt động marketing

1.1.3 Chức năng của Marketing trong doanh nghiệp

Chức năng của Marketing là cung cấp các giải pháp và chiến lược nhằm tạo ra những giá trị tốt đẹp cho khách hàng, đồng thời tạo doanh thu cho doanh nghiệp Cụ thể chức năng của Marketing như sau

- Hoạch định sản phẩm

Mục tiêu này liên quan đến việc phát triển và quản lý các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Điều này bao gồm việc xác định tính năng và lợi ích của sản phẩm, nghiên cứu và phân tích về các sản phẩm cạnh tranh và chiến lược để phát triển và tiếp thị sản phẩm Đồng thời loại bỏ đi những sản phẩm yếu kém, tập trung vào sản phẩm mới

- Hoạch định phân phối

Chọn kênh phân phối tiềm năng quản lý hệ thống phân phối và đảm bảo rằng sản phẩm được cung cấp đúng địa điểm, thời gian và số lượng phù hợp

Trang 15

- Hoạch định xúc tiến

Tạo ra nhận thức và tạo động lực mua hàng từ phía khách hàng Và đảm bảo sử dụng các công cụ xúc tiến quảng cáo, bán hàng và truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ và tạo ra sự tương tác tích cực với khách hàng

- Hoạch định giá

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sản phẩm, thị trường từ đó đưa ra các chiến lược giá phù hợp cho từng giai đoạn sản phẩm và phân khúc khách hàng mục tiêu

- Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing

Đây là chức năng vô cùng quan trọng trong Marketing, giúp doanh nghiệp xem xét lại toàn bộ quá trình làm việc và đưa ra những cách khắc phục khi gặp phải sự cố trong các khâu triển khai chiến lược

1.2 Nội dung hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu đặc trưng và đo lường khái quát thị trường

Đây chính là hoạt động nghiên cứu thăm dò, xâm nhập thị trường của công ty nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập, tiềm năng thị trường để định hướng quyết định lựa chọn thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của công ty

Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ

Đây là nội dung nghiên cứu chi tiết, cụ thể của thị trường trên hiện trường tập khách hàng tiềm năng của công ty Nó là nội dung nghiên cứu trọng yếu đối với các công ty, là bí quyết thành công của một công ty trên thị trường, bởi việc xác định, hiểu biết các dạng khách hàng với tập tính, thói quen tiêu dùng, mua hàng sẽ tạo tiền đề trực tiếp cho công ty xác lập mối quan hệ thích ứng phù hợp và hữu hiệu với thị trường của mình

Trang 16

1.2.2 Phân đoạn và lựa chọn thị trường

1.2.2.1 Phân đoạn thị trường

Giáo trình Quản trị marketing (NXB Đại học KTQD, PGS.TS Trương

Đình Chiến) định nghĩa: “Phân đoạn thị trường là một quá trình phân chia

thị trường tổng thể thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm những khách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau”

Một doanh nghiệp với khả năng hạn hẹp chắc chắn không đủ khả năng để phục vụ tất cả mọi khách hàng theo nhiều cách khác nhau Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chắc chắn khả năng sẽ rất hạn chế Việc phân đoạn thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng của họ tốt hơn hiệu quả hơn, dễ dàng đạt được sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng hơn, bởi khi ấy thị trường được chia nhỏ thành nhiều đoạn, với mỗi đoạn thị trường là tập hợp của những khách hàng có cùng những đặc điểm như vị trí địa lý, tuổi tác, thu nhập, hành vi cũng như là cách thức phản ứng đối với các hoạt động marketing của doanh nghiệp

Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn

Các khách hàng trên thị trường gồm vô số cá nhân và tổ chức có đặc điểm rất khác nhau, có thể khác về nhu cầu, thị hiếu, khả năng tài chính, thái độ, thói quen mua sắm…Tất cả những đặc điểm, hành vi, thị hiếu của khách hàng sẽ được sử dụng như cơ sở để phân đoạn thị trường

Phân đoạn thị trường người tiêu dùng: - Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý: Theo tiêu thức này, thị trường sẽ đượcnchia nhỏ ra theo vị trí địa lý như quốc gia, vùng miền, bang và tiểu bang, thành phố, tỉnh, quận, huyện, phường, xã Vì sự khác biệt về nhu cầu, ước muốn hay hành vi luôn gắn liền với yếu tố địa lý

- Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học: Là phân chia khách hàng thành các nhóm căn cứ vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, thu thập…

Trang 17

- Phân đoạn thị trường theo tâm lý học: Các yếu tố thuộc tâm lý đóng vai trò quan trọng trong hành vi lựa chọn và mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng Phân đoạn thị trường chia thị trường thành các nhóm khách hàng căn cứ vào vị trí xã hội, lối sống và nhân cách của họ

- Phân đoạn thị trường theo hành vi: Thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhóm đồng nhất về đặc tính như: lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, sự trung thành, số lượng và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu

thụ…

1.2.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình” (Giáo trình marketing căn bản, NXB Đại học KTQD, năm 2012)

Việc lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cần tính đến các yếu tố sau đây:

Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Nếu khả năng tài chính có hạn

thì hợp lý nhất là tập trung vào một đoạn thị trường nào đó (chiến lược marketing tập trung)

Đặc điểm về sản phẩm: Doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh tất cả đoạn

thị trường (chiến lược marketing không phân biệt) với những sản phẩm đơn điệu như trái bưởi hay thép Đối với mặt hàng có thể khác nhau về kết cấu như: máy ảnh, ô tô, xe máy… thì chiến lược marketing tập trung là phù hợp hơn

Chu kỳ sống sản phẩm: Khi doanh nghiệp đưa một sản phẩm mới ra

thị trường thì chỉ nên chào bán theo phương án sản phẩm mới, có thể sử dụng chiến lược marketing không phân biệt hay marketing tập trung

nhau thì họ sẽ mua cùng số lượng hàng hóa trong cùng một khoảng thời gian

Trang 18

và phản ứng như nhau đối với những kích thích về marketing thì nên sử dụng chiến lược marketing không phân biệt

Những chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh: Nếu các đối thủ

cạnh tranh tiến hành phân đoạn thị trường và có chiến lược marketing phân biệt cho mỗi đoạn thị trường thì việc sử dụng chiến lược marketing không phân biệt có thể sẽ thất bại Ngược lại, nếu các đối thủ cạnh tranh sử dụng chiến lược marketing không phân biệt thì doanh nghiệp có thể sử dụng chiến

lược marketing phân biệt hay chiến lược marketing tập trung

1.2.3 Lựa chọn chính sách Marketing trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Chính sách sản phẩm

- Quyết định về chủng loại sản phẩm

Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá Tuỳ theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ hay mở rộng thị trường, hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng:

+ Một là phát triển chủng loại : được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuống phía dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng

+ Hai là bổ sung chủng loại hàng hoá; hiện đại hoá chủng loại; thanh lọc chủng loại (loại bỏ một số mặt hàng yếu kém trong chủng loại)

Trang 19

nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thể tăng giảm mức độ hài hòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khác nhau

- Quyết định về nhãn hiệu

Doanh nghiệp cần phải quyết định có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào, có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không, sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng? Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

1.2.3.2 Chính sách về giá

Chính sách giá trong marketing (Pricing strategy) được hiểu những phương pháp, kế hoạch nghiên cứu đưa ra để xác định một mức giá hấp dẫn, cạnh tranh nhất cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường Chính sách giá không mang tính ổn định, lâu dài bởi thị trường thay đổi giá cũng thay đổi theo buộc doanh nghiệp vào đưa ra các chính sách giá mới để được chấp nhận

Định giá thâm nhập thị trường (Penetration Pricing)

Chiến lược giá thâm nhập thị trường có thể hiểu là chiến lược mà các doanh nghiệp tung ra thị trường sản phẩm với mức giá thấp (thậm chí là thấp hơn rất nhiều) trong một thời gian nhất định

Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ với mức giá đó Mục tiêu của chiến lược này để theo đuổi, tìm kiếm lợi nhuận dài hạn Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp ra mắt các sản phẩm/ dịch vụ mới muốn thu hút khách hàng và gây sức ép với các đối thủ cạnh tranh khác để giành thị phần Mặc dù phải chịu lỗ ban đầu nhưng về sâu dài, doanh nghiệp sẽ có được lượng khách hàng mục tiêu

Định giá ở mức cao cấp

Với mức giá cao cấp, doanh nghiệp sẽ phải tăng mức giá cao hơn các đối thủ khác Đây là chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay

Trang 20

Để có thể đánh vào tâm lý "tiền nào của nấy", sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp phải thực sự mang đến cho họ giá trị tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra Bên cạnh yếu tố chất lượng doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào việc thiết kế bao bì sản phẩm, quảng cáo hay hậu mãi…

Định giá hớt váng

Chiến lược giá hớt váng hay còn gọi là hớt phần ngọn Có thể hiểu đơn giản về chiến lược này là doanh nghiệp đặt mức giá cao nhất có thể trong giai đoạn mới xâm nhập Khi mức tiêu thụ giảm xuống hoặc hàng hóa của các đối thủ xuất hiện nhiều hơn thì công ty lại giảm giá để hút thêm khách hàng ở giai đoạn thị trường thấp hơn

Ưu điểm của chiến lược này là giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngắn hạn, tối đa hóa lợi nhuận trên những người sử dụng đầu tiên để thu hút nhiều người tiêu dùng về sản phẩm, giảm nguy cơ lỗ ngay từ khi bắt đầu

Giá cho chương trình khuyến mãi

Các chương trình khuyến mãi mang đến những lợi ích hấp dẫn kích thích khách hàng mua sản phẩm Doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách giảm giá, tặng voucher, coupon hoặc quà tặng để định giá cho sản phẩm

Định giá theo vị trí địa lý

Chiến lược giá theo vị trí địa lý có thể hiểu là ở mỗi một vị trí địa lý khác nhau, doanh nghiệp có sự điều chỉnh giá để phù hợp với thu nhập và mức chi tiêu chung chung của khách hàng ở địa phương đó

Định giá lẻ

Định giá lẻ là chiến lược định giá dựa trên tâm lý, phản ứng tích cực của khách hàng nhằm tăng nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo tưởng về giá trị nâng cao cho người tiêu dùng

1.2.3.3 Chính sách xúc tiến

Chiến lược xúc tiến, khuyếch trương bao gồm mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của công ty với đối tượng là toàn bộ công chúng nói chung và người tiêu dùng - khách hàng

Trang 21

mục tiêu nói riêng, nhằm mục đích giới thiệu, kích thích, thuyết phục khách hàng hiểu biết, chấp nhận, ưa thích, tin tưởng cuối cùng là mua hàng

Thông tin Marketing sẽ trao quyền, đưa đến, chuyển giao những thông điệp cần thiết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp, về phương thức phục vụ, về những lợi ích mà khách hàng nhận khi mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng như những tin tức cần thiết từ phía khách hàng Thông qua đó doanh nghiệm tìm cách thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng Một số công cụ chủ yếu thường được các công ty sử dụng trong các chiến lược xúc tiến hỗn hợp là:

- Quảng cáo: Được coi là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu của hoạt động xúc tiến thương mại qua việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện không gian và thời gian để chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí, quảng cáo là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, là biện pháp truyền thông tin, nhắc nhở thuyết phục khách hàng nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá dịch vụ Với đối tượng khách hàng khác nhau thì doanh nghiệp lựa chọn các loại quảng cáo phù hợp (như quảng cáo gây tiếng vang hay quảng cáo sản phẩm; Quảng cáo lôi kéo hay quảng cáo thúc đẩy) và tuỳ từng loại quảng cáo khác nhau người ta sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau (như qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, tạp chí, quảng cáo ngoài trời, trên cácd phương tiện giao thông, quảng cáo trực tiếp tại nơi bán )

- Xúc tiến bán: Là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích việc mua sản phẩm hay dịch vụ Nói cách khác xúc tiến bán hàng được hiểu là tất cả các hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm tác động vào tâm lý khách hàng, tiếp cận họ để nắm bắt nhu cầu của họ từ đó đưa

Trang 22

Hoạt động xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ với bạn hàng đồng thời giúp doanh nghiệp những thông tin về thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thông tin tốt về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh để có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tư phù hợp Mặt khác, xúc tiến cũng là công cụ hữu hiệu để chiếm lĩnh thị trường, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ trên thị trường chính về xúc tiến tạo điều kiện làm cho bán hàng được thuận lợi, kênh phân phối được bố trí hợp lý, tăng hiệu quả, hơn nữa xúc tiến bán là công cụ đặc biệt kích thích người tiêu dùng tìm hiểu - mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Tóm lại, hoạt động xúc tiến là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp

- Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có ý nghĩa thương mại về doanh nghiệp trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng một cách thuận lợi và miễn phí

- Bán hàng cá nhân: Là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán với khách hàng tiềm năng, trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền Bán hàng là khâu trung gian liên lạc thôgn tin giữa doanh nghiệp và khách hàng, thông qua hoạt động mua bán, nhà kinh doanh nắm bắt tốt hơn nhu cầu và người tiêu dùng cũng hiểu hơn về nhà snả xuất kinh doanh, đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp qua đó lựa chọn chính xác nhà cung cấp cho mình Điều kiện để hoạt động bán hàng cá nhân hiệu quả là xây dựng đội ngũ đại diện sử dụng bán hàng có năng lực tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật chào hàng, trung thực, năng động Mặt khác, việc tổ chức phân tích kết quả bán hàng nhằm tìm ra những hạn chế và thuận lợi của phương án kinh doanh cũng rất quan trọng

- Khuyến mại: Là một trong những công cụ khá quan trọng của xúc tiến khuyến mại được coi như hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo Phần

Trang 23

lớn các doanh nghiệp sử dụng khuyến mại nhằm kích thích khách hàng tới hành vi mua sắm Hoạt động này có thể áp dụng cho cả khách hàng là người tiêu dùng, trung gian phân phối cũng như khách hàng công nghiệp, thường được sử dụng cho các hàng hoá mới tung ra thị trường, áp lực cạnh tranh cao, hoặc những sản phẩm có đơn giá thấp mà doanh thu cao Người làm Marketing sẽ đạt mục đích kích thích tiêu thụ trong thời gian ngắn khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thông qua đó doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng mới, kích thích khách hàng truyền thống, trên cơ sở đó giữ vững bảo vệ cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhanh chỉ đạt tạm thời Những hình thức khuyến mại chủ yếu là: giảm giá, phát hành miễn phí cho người tiêu dùng, phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền, thi cá cược, trò chơi, thưởng tiền đồ vật, quà tặng Ngân sách cho khuyến mại nhỏ hơn nhiều so với quảng cao về mức tiêu thụ

- Quan hệ công chúng: Công chúng có thể tạo thuận lợi và gây trở ngại cho khả năng đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Người quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp không chỉ là khách hàng mà còn là người cung ứng, đại lý và công chúng quan tâm Doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ với công chúng qua phương tiện báo chí, tham gia hội chợ, triển lãm tổ chức hội nghị, hội thảo nhằm qua đó giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp, tạo sự quan tâm chú ý tới sản phẩm của doanh nghiệp, gây uy tín, khuyến khích bán hàng

1.2.3.4 Chính sách phân phối

Bao gồm các hoạt động giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu dùng Các quyết định về phân phối thường phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực khác trong Marketing

Chiến lược phân phối đại trà

Đây là hình thức mà nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đến được càng nhiều trung gian càng tốt Chiến lược phân phối đại trà được áp dụng cho đại

Trang 24

đa số các mặt hàng tiêu dùng, chằng hạn như các thực phẩm sống, rau củ quả, đồ gia dụng, nước giải khát,

Chiến lược phân phối độc quyền

Đây là chiến lược hạn chế số lượng nhà trung gian, áp dụng với những hàng hóa đắt tiền, có giới hạn, đòi hỏi những dịch vụ, kỹ thuật cực kỳ cao Chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, bảo vệ hình ảnh thương hiệu và khách hàng

Chiến lược phân phối chuyên sâu

Với chiến lược phân phối này, sản phẩm càng đưa vào càng nhiều địa điểm bán lẻ càng tốt, cố gắng bao phủ được càng nhiều thị trường càng tốt, chẳng hạn như các loại nước giải khát được đưa vào các cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa, máy bán hàng tự động,

Chiến lược phân phối chọn lọc

Chiến lược phân phối chọn lọc là lựa chọn ở giữa chiến lược phân phối chuyên sâu và độc quyền Sản phẩm sẽ được phân phối tại nhiều địa điểm nhưng không nhiều như chiến lược phân phối chuyên sâu Hình thức này giúp tạo ra những thông điệp tiềm ẩn về thương hiệu và tăng cơ hội mua sản phẩm chính hãng từ người mua

Chiến lược này có nhiều tại các trung tâm thương mại, các thương hiệu sẽ được nhà sản xuất suy nghĩ kỹ lưỡng để đặt trụ sở - nơi có nhu cầu tiêu thụ cao, phân phối khách hàng một cách tiện lợi nhất, chẳng hạn phải kể đến thương hiệu Charles & Keith, H&M,

Các loại chiến lược phân phối phổ biến + Phân phối trực tiếp

Phân phối trực tiếp tức là không thông qua trung gian, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần một nhà kho để chứa sản phẩm, một quy trình giao hàng chuyên nghiệp nhằm đưa hàng hóa đến tay khách hàng một cách chỉn chu nhất

+ Phân phối gián tiếp

Trang 25

Phân phối gián tiếp là nhà sản xuất sử dụng các tổ chức trung gian để đưa sản phẩm tới tay khách hàng (như siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động, ) Cách thức này thường được áp dụng với một số lượng lớn các sản phẩm phổ biến, có thể tiêu thụ nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, chẳng hạn như rau củ quả, đồ tiêu dùng, gia vị, nước giải khát,

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài

1.3.1.1 Môi trường văn hóa xã hội

Hoạt động Marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên…

Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình

1.3.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing

Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế

Trang 26

1.3.1.3 Môi trường kinh tế và công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp

1.3.1.4 Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình

1.3.1.5 Môi trường địa lý, sinh thái

Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan đến vấn phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp Các yếu tố thường nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường

1.3.2 Các yếu tố bên trong

1.3.2.1 Phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing là Công ty cần phải tiến hành phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ

1.3.2.2 Nhu cầu của khách hàng

Nhu cầu hàm chứa ba mức độ đó là: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán Trong đó, nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm nào đó, nhu cầu này được hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng

Trang 27

Mỗi người có một trạng thái ý thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân Mỗi người có một trình độ văn hóa và tính cách khác nhau nên nhu cầu mong muốn có dạng đặc thù khác nhau

1.3.2.3 Phân tích hành vi mua của khách hàng

Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua sắm của khách hàng không hề giống nhau Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp

Nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ Có nhiều cách phân loại khách hàng khác nhau nhau nhưng đối với doanh nghiệp thương mại người ta thường phân khách hàng theo hai nhóm cơ bản Khách hàng là người tiêu thụ trung gian và

khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng

Trang 28

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

AN THỊNH NGUYÊN 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên quốc tế: AN THINH NGUYEN TRADING COMPANY LIMITED Tên viết tắt: AN THINH NGUYEN TRADING CO.,LTD

Mã số thuế: 0108322563 Địa chỉ: Số 46 Ngõ 124/49 Phố Do Nha, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Người đại diện: VŨ ĐỨC CƯỜNG Điện thoại: 0817924181

Ngày hoạt động: 13/06/2018 Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm

Logo Công ty

Năm 2018, từ một xưởng sản xuất bao bì nhỏ, Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên chính thức được thành lập với giấy phép đăng kí kinh doanh số 0108322563 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 13/06/2018, đến nay chưa có thay đổi

Sản phẩm chủ yếu là Decal label, thẻ bài, tem nhãn, nhãn treo quần áo, túi giấy, sổ da, sổ bìa cứng, sách hướng dẫn sử dụng, tấm bọc sản phẩm Giai đoạn đầu thị trường tập trung cung cấp cho các đại lý chợ khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc lân cận, đến nay đã mở rộng toàn quốc

Giai đoạn này sản phẩm của công ty vẫn chủ yếu tại thị trường chợ cung ứng các đại lý bán lẻ

Giai đoạn từ năm 2018 – 2020 Công ty mới thành lập với một nhà xưởng thứ 2 có diện tích khoảng 180 m2 ,với số lượng nhân viên ít ỏi Tuy nhiên do dịch bệnh bùng phát vào cuối năm 2019, tình hình kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng theo Tuy

Trang 29

nhiên sang giai đoạn năm 2021 đến nay, công ty cố gắng phục hồi và không ngừng tăng trưởng, nhờ sự tìm tòi, nghiên cứu của các cấp lãnh đạo đến đội ngũ công nhân, công ty luôn tích lũy những bí quyết kỹ thuật cùng kinh nghiệm sản xuất, cho ra những sản phẫm phù hợp với nhu cầu của thị trường

Nhờ yếu tố thận trọng trong nguồn nguyên liệu sản xuất, coi trọng chữ tín cùng chiến lược kinh doanh bền vững, công ty đã trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho Quý Khách hàng là Doanh Nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung Trên đà phát triển công ty ngày càng thịnh vượng và vươn tới mục tiêu làm hàì lòng tất cả Quý Khách hàng bằng chất lượng sản phẩm

Đến nay, với sức trẻ và tâm huyết với nghề của Ban Giám đốc, Công ty TNHH Thương Mại An Thịnh Nguyên không ngừng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bao bì giấy Với bề dày hoạt động của mình, công ty ngày càng chú trọng đầu tư máy móc, trang thiết bị và mở rộng nhà xưởng phục vụ cho nhu cầu sản xuất

2.2 Đặc điểm sản phẩm của Công ty

Dưới đây là một số sản phẩm của công ty đang kinh doanh

Trang 30

Bao bì giấy được sử dụng nhiều nhờ điểm dễ tái chế, phân hủy, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên

- Dễ phân hủy, là sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người

5 Mặt hạn chế

- Dễ thấm nước, hút ẩm, giấy dễ rách không thể để ở môi trường ẩm hay ngoài trời lâu - Độ ẩm cho phép của các loại giấy làm bao bì tầm 6-7%

Nhìn chung, Bao bì là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sản phẩm cũng như Doanh nghiệp sản xuất bởi nó không chỉ có chức năng chứa đựng hàng hóa, truyền tải thông điệp của nhà sản xuất mà còn có vai trò rất lớn trong việc tác động đến quyết định tiêu dùng của khách hàng

Trang 31

Từ những hạn chế của giấy các nhà sản xuất bao bì giấy cải thiện độ bền cơ học cho giấy bằng cách ghép nhiều lớp giấy lại với nhau GIấy là vật liệu bao bì lâu đời không gây hại tới môi trường và có thể được xử lý để tăng tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống dính, khó cháy, chống thấm nước, bề mặt có độ trượt cao, độ bóng cao

2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của công ty

(Nguồn: Phòng nhân sự)

* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Ban giám đốc: là bộ phận đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giám đốc cần đảm bảo thực hiện đúng đắn quy trình sản xuất, giám sát các hoạt động kinh doanh, tuân thủ theo các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

- Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và phát triển

nhân viên, quản lý lương và phúc lợi, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, đảm bảo tuân thủ các quy định Pháp luật và chính sách của công ty về nhân sự Phòng nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình phát triển

- Phòng Kế toán: có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan

Ban giám đốc

P.Kế toán P Nhân sự P.Marketing P kinh doanh P Thiết kế

XƯỞNG SẢN XUẤT

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w