+ Giữ cho xe đỗ an toàn không bị trôi trên đường ngay cả khi trên dốc +Như vậy nhờ có hệ thống phanh mà người lái xe có thể tối đa vận tốc , tăng năng lực vận chuyển và hiệu quả xe một c
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình phát triển công nghệ ô tô
Ngành công nghiệp ô tô thế giới đã và đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ Tính đến các tháng đầu năm 2021, quy mô thị trường sản xuất ô tô toàn cầu ước tính trị giá 2,7 triệu USD và được mong đợi sẽ tăng đạt 9,7% về mức độ tăng trưởng thị trường sản xuất ô tô thế giới trong năm nay
Nếu xét cả giai đoạn 2016 - 2021, tỷ trọng ngành công nghiệp ô tô thế giới đang giảm dần trung bình 1,3% một năm Đây có thể nói là kết quả do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 lên toàn cầu trong 2 năm trở lại đây Về mảng sản xuất phụ tùng ô tô, thị trường sản xuất phụ tùng ô tô toàn cầu đạt giá trị khoảng
380 ty USD vào năm 2020 Ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3% trong giai đoạn dự báo 2022-2027 để đạt giá trị khoảng
Trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như một thị trường quan trọng cho sản xuất phụ tùng ô tô vào năm 2020 Khu vực này cũng được dự đoán là thị trường toàn cầu lớn trong giai đoạn dự báo, chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
Hình 1.1 Tình hình phát triển của công nghệ ô tô
Về xu hướng nhóm ngành này hiện tại, các nhà sản xuất xe ô tô trên toàn cầu đang chuyển hướng quan tâm về thiết kế ô tô mới Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khói bụi của phương tiện vận chuyển đang ngày càng trở nên đáng lo ngại
Xu hướng quan trọng nhất trong ngành công nghệ ô tô có lẽ là sự chuyển đổi sang xe điện (EV) trên toàn thế giới Cơ quan năng lượng quốc tế IEA thống kê sau một thập kỷ phát triển, ước tính hiện tại đã có hơn 10 triệu xe điện lăn bánh trên đường Trong năm qua, Trung Quốc và Châu Âu đang là hai thị trường dẫn đầu về tăng trưởng doanh số bán xe điện Nhưng đến năm 2022, Châu Âu đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường tiêu thụ xe điện lớn nhất
Bloomberg New Energy Finance đặt kỳ vọng xe điện sẽ chiếm 10% tổng doanh số bán xe mới vào năm 2025 và tăng lên 58% vào năm 2040 Phần lớn sự tăng trưởng này sẽ thúc đẩy bởi mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm
2050 tại nhiều quốc gia Để phổ cập xe điện, các nhà sản xuất ô tô đã đưa ra giá pin Lithium-ion giảm 89% trong thập kỷ qua, đạt mức 137 USD/kWh vào năm 2020 Thậm chí, Trung Quốc có nguồn thông tin cho rằng giá pin Lithium-ion giờ đã có thể giảm xuống dưới 100 USD/kWh
Hình 1.3 Lượng tiêu thụ xe điện toàn cầu giai đoạn 2010-2020
Ngoài ra, phạm vi ngày càng tăng của xe điện cũng sẽ giúp giảm bớt những lo ngại của khách hàng đối với dòng xe năng lượng mới Ví dụ Tesla Model
S Long Range Plus 2020 giờ đã có thể đi được quãng đường hơn
645 km trong một lần sạc Trong thời gian tới, mẫu xe này sẽ được nâng cấp để có phạm vi di chuyển tới hơn 800 km
Bên cạnh đó, Chevrolet, Hyundai, KIA, Nissan và Jaguar đều đã tung ra những chiếc xe điện giá cả phải chăng hơn có phạm vi hoạt động đủ dài từ
- 8 xu hướng phát triển ngành công nghệ ô tô toàn cầu có thể là :
+ Xe diện tăng lên toàn cầu
+ Xe tự hành sẽ tập chung vào mảng vận tải đường bộ
+ Ô tô trở thành phương tiện vận tải thông minh
+ Chuyển hướng mua ô tô trực tuyến
+ Thị trường phụ tùng ô tô tăng trưởng
+ Tình trạng thiếu chíp và khan hàng được giải quyết
+ Hydro có thể là nhiên liệu tương lai
+ Thương hiệu xe hạng sang tiếp tục tăng trưởng
Ngành công nghệ ô tô Việt Nam từ 2007 đến nay chia làm 4 giai đoạn chính :
- Giai đoạn từ 2007 – 2008: Tốc độ tăng trưởng doanh số xe bán ra duy trì ở mức 2 con số, lần lượt là 97 và 37% Tháng 08/2007, Bộ tài chính đã tiến hành cắt giảm thuế xuống 70% với hy vọng hạ nhiệt giá bán xe trong nước Vào tháng 11/2007, thuế xuất đối với ô tô mới nguyên chiếc chỉ còn 60%
- Giai đoạn 2009 – 2012: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng bắt đầu sụt giảm vào năm 2009 (chỉ +7%) và sụt giảm mạnh vào năm 2012 (-33%) Trong đó, sự suy giảm của thị trường ô tô năm 2012 xuất phát từ bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn thị trường Ngoài ra, việc gia tăng các loại phí, thuế cũng khiến sức mua của thị trường bị sụt giảm hẳn
- Giai đoạn 2013 – 2016: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán ra trong giai đoạn này liên tục duy trì ở 2 con số, mạnh nhất là vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng lên tới 55% Trong đó, nguyên nhân mức tăng trưởng đạt 55% trong năm
2015 được cho là từ việc thị trường chạy đua tránh áp lực tăng giá trong năm 2016 do những thay đổi về cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt Trong khi đó, mức tăng trưởng 24% trong năm 2016 của thị trường ô tô Việt Nam được cho là nhờ vào chiến lược giảm giá nhằm kích cầu người tiêu dùng của các hãng xe
+ Tốc độ tăng trưởng doanh số bán ra trong năm 2017 có dấu hiệu chững lại khi giảm xuống -10% Tuy nhiên, con số này đã được phục hồi nhẹ vào năm
Tổng quan về hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống không thể thiếu trên xe hơi
Nó không những giúp dừng xe mà còn đảm bảo an toàn cho hành khách trên ô tô cũng như người tham gia giao thông Bất cứ một chi tiết nào xuất hiện đều có một quá trình dài Vậy lịch sử hình thành hệ thống phanh ô tô ra sao?
Tuy nhiên không phải ai cũng biết hệ thống phanh ra đời và phát triển như thế nào Hôm nay, chúng ta sẽ cùng quay ngược thời gian để quay về lịch sử khi xe hơi chưa được ra đời
Hệ thống phanh lần đầu tiên được sử dụng là ở những xe do ngựa kéo Mặc dù loại xe do ngựa kéo có tốc độ nhanh nhưng con ngựa lại không thể tự mình dừng chiếc xe lại Cơ cấu phanh đầu tiên làm chậm tốc độ bánh xe bằng một cần kéo bằng tay Một khối gỗ nhỏ đôi khi được bọc da sẽ tiếp xúc trực tiếp với vành bánh xe để làm giảm tốc độ Tuy nhiên trong điều kiện thời tiết ẩm ướt thì cơ cấu phanh này không hiệu quả
Sau đó vào đầu thế kỉ 20 xe hơi phát triển và có tốc độ vượt qua 100 km/h vì thế yêu cầu sự ra đời của hệ thống phanh hiệu quả hơn
Phanh đĩa được phát minh lần đầu tiên vào năm 1902 bởi một người Anh tên là William Lanchester Tuy nhiên mãi đến cuối thế kỉ 20 phanh đĩa mới được áp dụng thực tế Vấn đề chính nằm ở tiếng kêu lớn khi đĩa phanh ma sát với má phanh bằng đồng Vì lý do này và một vài nguyên nhân khác mà hệ thống phanh này chưa được sử dụng rộng rãi vào thời gian này
Trong sự nỗ lực nhằm làm cho mẫu xe Model T trở nên đơn giản và có giá thành thấp hơn, Henry Ford đã tạo ra một cuộc cách mạng khi sử dụng bàn đạp để điều khiển phanh và phanh tay đã được sử dụng cho các bánh sau trong trường hợp khẩn cấp
Louis Renault là người đưa hệ thống phanh tang trống vào lắp ráp với cải tiến về guốc phanh với phần bố phanh làm bằng amiăng và trống phanh bằng thép Mặc dù phanh thuỷ lực và phanh trống đã cải thiện đáng kể khả năng làm việc qua thời gian nhưng nó vẫn bị một nhược điểm đó là dễ bị nóng Phanh đĩa được sử dụng rộng rãi từ những năm 1949, sử dụng kẹp phanh (Caliper) thuỷ lực và má phanh tạo từ vật liệu ma sát cao
Hệ thống ABS hiện đại được phát minh vào năm 1971 bởi Mario Palazzetti (được gọi là 'Mister ABS') tại Trung tâm Nghiên cứu Fiat và hiện là tiêu chuẩn trên hầu hết mọi ô tô Hệ thống này được gọi là Antiskid và bằng sáng chế đã được bán cho Bosch, hãng đặt tên cho nó là ABS Năm 1976: WABCO bắt đầu phát triển hệ thống chống bó cứng phanh trên xe thương mại để ngăn chặn việc bó cứng trên đường trơn trượt, tiếp theo vào năm 1986 là hệ thống phanh điện tử (EBS) dành cho xe hạng nặng Phiên bản đa kênh đầu tiên của ABS được giới thiệu trên chiếc W116 Mercedes-Benz S-Class vào năm 1978 Hệ thống phanh giờ đây hoạt động hiệu quả và chính xác hơn Ngoài ra còn có các hệ thống an toàn như TCS, EBD, BSA,…giúp cho việc phanh xe trở nên an toàn và chính xác hơn Trong những năm gần đây xe điện phát triển cùng với đó là sự ra đời của hệ thống phanh tái tạo, khi sử dụng nhiệt của quá trình ma sát để chuyển thành năng lượng cho động cơ điện
1.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại
+ Giảm nhanh tốc độ hoặc dừng khi khẩn cấp
+ Giữ cho xe đỗ an toàn không bị trôi trên đường ngay cả khi trên dốc +Như vậy nhờ có hệ thống phanh mà người lái xe có thể tối đa vận tốc , tăng năng lực vận chuyển và hiệu quả xe một cách an toàn
+ Hệ thống phanh gồm có cơ cấu phanh để hãm trực tiếp tốc độ góc của bánh xe hoặc một trục nào đó của hệ thống truyền lực
+ Phải đảm bảo phanh nhanh chóng dừng xe trong bất kì tình huống nào Khi phanh đột ngột xe phải dừng sau quãng đường ngắn nhất, tức có gia tốc chậm dần cực đại
+ Phanh êm dịu trong bất kì mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ô tô máy kéo khi phanh
+ Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn
+ Đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kì cường độ nào
+ Dẫn động phanh có độ nhạy lớn
+ Phanh chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau Phanh tay đảm bảo chức năng dự phòng thay thế cho phanh chân khi hỏng
+ Không có hiện tượng tự siết phanh
+ Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt
+ Có hệ số ma sát giữa má phanh và trống (đĩa) phanh cao và ổn định trong điều kiện sử dụng
+ Giữ tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực phanh trên bánh xe
+ Có khả năng phanh khi xe đứng tại chỗ trong thời gian dài
- Trên xe thường có tối thiểu 3 loại phanh
+ Phanh chính : được sử dụng thường xuyên ở mọi chế độ chuyển động, thường được điều khiển bằng bàn đạp nên được gọi là phanh chân
+ Phanh dừng (phanh đỗ): còn được gọi là phanh phụ, dùng để giữ cho ô tô đứng yên khi dừng hoặc khi đỗ Phanh này được điều khiển bằng tay đòn được gọi là phanh tay Ở trên xe hơi thì phanh dừng được điều khiển bằng nút bấm nên được gọi là phanh tay điện tử
+ Phanh động cơ: hệ thống phanh này được trang bị trên xe tải cỡ lớn từ
5 tấn trở lên Hệ thống phanh này hoạt động trên nguyên lý cắt giảm lượng khí nạp cũng như khí thải vào động cơ làm cho công suất giảm đồng nghĩa với truyền lực xuống bánh xe bị giảm Phanh này được điều khiển bằng cần gạt bên phải phía sau tay lái Tác dụng của phanh động cơ:
.) Phanh liên tục, giữ cho tốc độ ô tô không tăng quá giới hạn cho phép khi xuôi dốc
.) Để giảm tốc cũng như hỗ trợ phanh chính giúp xe phanh hiệu quả và quãng đường phanh ngắn hơn
.) Là một phương án xử lý khi xe bị mất phanh giảm thiểu độ nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra trên ô tô tải
- Các loại phanh trên có thể có các bộ phận chung và kiêm nhiệm chức năng của nhau nhưng chúng phải có ít nhất hai bộ phận là điều khiển dẫn động độc lập Ngoài ra còn để tăng thêm độ tin cậy, hệ thống phanh chính còn được phân thành các dòng độc lập để nếu một dòng nào đó bị hư hỏng thò các dòng còn lại vẫn hoạt động bình thường Để có hiệu quả phanh cao:
+ Dẫn động phanh phải có độ nhạy lớn
+ Phân phối momen phanh trên các bánh xe phải đảm bảo tận dụng được toàn bộ trọng lượng để đảm bảo lực phanh Muốn vậy lực phanh trên các bánh xe phải tỉ lệ thuận với phản lực pháp tuyến của các mặt đường tác dụng lên chúng
Tổng quan về dịch vụ bảo dưỡng , sửa chữa tại Việt Nam hiện nay
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô tại Việt Nam hiện nay đang phát triển đáng kể, đáp ứng nhu cầu của một thị trường ô tô ngày càng mở rộng và đa dạng Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về tình hình này:
Sự phát triển của ngành ô tô: Với sự tăng trưởng kinh tế và tăng số lượng xe ô tô trên đường, nhu cầu về dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô tại Việt Nam ngày càng tăng cao
Mạng lưới các trung tâm dịch vụ: Các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận
Công nghệ và trang thiết bị: Các trung tâm dịch vụ ngày càng đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng và sửa chữa ô tô ngày càng phức tạp
Chất lượng dịch vụ và uy tín: Người tiêu dùng thường chú trọng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, và do đó các doanh nghiệp cần phải duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh
Dịch vụ tiện ích và linh hoạt: Nhiều trung tâm dịch vụ cung cấp các dịch vụ tiện ích như đón đưa khách hàng, cung cấp xe thay thế trong quá trình bảo dưỡng hoặc sửa chữa, và thậm chí là dịch vụ bảo dưỡng tận nơi
Giá cả và tính cạnh tranh: Dù giá cả cho các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô có thể dao động, nhưng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc cải thiện chất lượng và giá cả hợp lý
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trên toàn thế giới đang trải qua sự phát triển và tiến bộ liên tục, phản ánh xu hướng và tiến bộ trong ngành công nghiệp ô tô Dưới đây là một tổng quan về tình hình này:
Công nghệ và trang thiết bị hiện đại: Các trung tâm dịch vụ trên thế giới đang tích cực đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa chất lượng cao, từ các hệ thống chẩn đoán đến các công cụ sửa chữa và thiết bị kiểm tra
Tính chuyên nghiệp và đào tạo: Ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi các kỹ thuật viên và nhân viên dịch vụ phải có trình độ chuyên môn cao Do đó, các trung tâm dịch vụ thường đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực cho nhân viên của mình
Chất lượng và tiêu chuẩn: Các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô trên thế giới thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn, đảm bảo rằng các xe được bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách
Sự đa dạng và linh hoạt: Người tiêu dùng trên thế giới có nhu cầu đa dạng khi sử dụng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, từ các dịch vụ cơ bản như thay dầu đến các dịch vụ cao cấp như làm đẹp nội thất hoặc nâng cấp hiệu suất
Sự phát triển của dịch vụ điện tử và tiện ích: Các nền tảng trực tuyến và ứng dụng di động ngày càng phổ biến trong việc đặt lịch hẹn và quản lý dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng
Giải pháp thân thiện môi trường: Có xu hướng tăng lên về sử dụng các giải pháp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô thân thiện với môi trường, từ việc tái chế các
Những quy định về chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô
1.4.1 Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật
Theo Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003 ban hành quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô: Chẩn đoán kỹ thuật ô tô là công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của ô tô, tổng thành, hệ thống bằng phương pháp không cần tháo rời và được coi là một nguyên công công nghệ trong bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô
Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên hệ thống các quy luật các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật của ô tô để phán đoán tình trạng kỹ thuật tốt, xấu của ô tô
Khi chẩn đoán kỹ thuật do không phải tháo rời chi tiết nên không trực tiếp phát hiện hư hỏng mà phải thông qua các triệu chứng, các thông số gián tiếp để phát hiện những hư hỏng ở bên trong
- Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật :
+ Phát hiện kịp thời và dự đoán trước được các hư hỏng có thể xảy ra, nâng cao tính tin cậy và an toàn của máy
+ Nâng cao độ bền lâu, giảm chi phí về phụ tùng thay thế, giảm được độ hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời các tổng thành
+ Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn do kịp thời điều chỉnh các bộ phận đưa về trạng thái tối ưu
+ Giảm giờ công lao động cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa
- Các loại thông số dùng trong chẩn đoán
+ Một tổng thành bao gồm nhiều cụm chi tiết và một cụm bao gồm nhiều chi tiết tạo thành Chất lượng làm việc của tổng thành sẽ do chất lượng của các cụm, các chi tiết quyết định
+ Các thông số kết cấu là tập hợp các thông số kỹ thuật thể hiện đặc điểm kết cấu của cụm chi tiết hay chi tiết Chất lượng các cụm, các chi tiết do các thông số kết cấu quyết định Các thông số kết cấu đó bao gồm: Hình dáng, kích thước ; vị trí tương quan ; độ bóng bề mặt ; chất lượng lắp ghép
+ Trạng thái tốt hay xấu của cụm chi tiết thể hiện bằng các đặc trưng cho tình trạng hoạt động của nó, các đặc trưng này được gọi là thông số ra và được xác định bằng việc kiểm tra đo đạc Ví dụ: công suất, thành phần khí thải, nhiệt độ nước, dầu, áp suất dầu bôi trơn, lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn, tiếng ồn, tiếng gõ, rung động, tình trạng lốp, quãng đường phanh
+ Mỗi một cụm máy đều có những thông số ra giới hạn là những giá trị mà khi nếu tiếp tục vận hành sẽ không đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật hoặc không cho phép Khi đối chiếu kết quả kiểm tra với các giá trị giới hạn, cho phép xác định, dự báo được tình trạng của cụm máy Các thông số ra giới hạn, do nhà chế tạo quy định hoặc xác định bằng thống kê kinh nghiệm trên loại cụm máy đó
+ Chỉ cần một thông số ra đạt giá trị giới hạn bắt buộc phải ngừng máy để xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục
- Điều kiện để một thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán : + Có 3 điều kiện: Điều kiện đồng tính: thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó tương ứng (tỷ lệ thuận) với một thông số kết cấu nào đó Ví dụ: - Hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn tỷ lệ thuận với hao mòn các chi tiết của cụm máy nên thoả mãn điều kiện đồng tính Điều kiện mở rộng vùng biến đổi: thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán khi sự thay đổi của nó lớn hơn nhiều so với sự thay đổi thông số kết cấu mà nó đại diện Ví dụ: Hàm lượng mạt kim loại sẽ thay đổi nhiều, trong khi hao mòn thay đổi ít nên nó được dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn - Công suất động cơ Ne thay đổi ít khi có hao mòn nên không được dùng làm thông số chẩn đoán hao mòn Điều kiện dễ đo và thuận tiện đo đạc: Một thông số ra được dùng làm thông số chẩn đoán với điều kiện phép đo phải được thực hiện thuận tiện, dễ đo và dễ lấy kết quả
Một thông số được dùng làm thông số chẩn đoán khi nó phải đồng thời thoả mãn ba điều kiện trên
1.4.2 Khái niệm về bảo dưỡng kỹ thuật
Theo Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 04 năm 2003 ban hành quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa máy: Bảo dưỡng máy là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận hành nhất định trong khai thác máy theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng thái kĩ thuật tốt của máy;
Chu kỳ bảo dưỡng là quãng đường xe chạy hoặc khoảng thời gian khai thác giữa 2 lần bảo dưỡng
- Mục đích của công tác bảo dưỡng:
+ Mục đích của công tác bảo dưỡng chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, ngăn ngừa chúng để đảm bảo cho cụm máy, xe vận hành an toàn
+ Chăm sóc các hệ thống, các cơ cấu để đảm bảo chúng làm vẫn an toàn và không bị hư hỏng
+ Giữ gìn hình thức bên ngoài
- Các cấp bảo dưỡng , căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô được chia làm hai cấp:
1.4.3 Những văn bản và quy định pháp luật về công tác chuẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật a Nghị định số 63 năm 2016 của Nghị Định Chính Phủ:
- Nội dung Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới
- Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định đối với ô tô, rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự và việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe
- Điều kiện cơ sở vật chất:
+ Diện tích mặt bằng của đơn vị đăng kiểm
+ Nhà văn phòng, bãi đỗ xe, đường nội bộ
+ Thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra
+ Quy định về thiết bị thông tin, lưu trữ, truyền số liệu
+ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên
+ Nhân viên nghiệp vụ kiểm định
+ Phụ trách dây chuyền kiểm định
+ Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm
+ Số lượng đăng kiểm viên, số lượng xe cơ giới được kiểm định của đơn vị đăng kiểm
*) Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm :
- Tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan về các điều kiện kinh doanh và hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định;
- Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra, thiết bị thông tin, lưu trữ, truyền số liệu;
- Thu phí, lệ phí kiểm định và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật;
- Sau 18 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới, đơn vị đăng kiểm phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001;
- Niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định về quy trình, nội dung kiểm định; giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định;
- Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác đảm bảo an toàn giao thông, tình trạng kỹ thuật của phương tiện và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Đảm bảo thời gian hoạt động kiểm định bình thường tối thiểu 08 giờ/1 ngày và 05 ngày/1 tuần; thông báo công khai thời gian kiểm định tại trụ sở đơn vị đăng kiểm;
- Bảo mật thông tin về cá nhân của chủ xe và cơ sở dữ liệu kiểm định, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện kinh doanh và trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới;
- Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định b Thông tư số 10 năm 2009 của Bộ Giao Thông Vận Tải
Nội dung: Về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Các hạng mục kiểm tra và phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra nhận dạng, tổng quát
- Kiểm tra khung và các thành phần gắn với khung
- Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
- Khả năng quan sát của người lái
- Kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu
- Kiểm tra hệ thống phanh :
+ Tình trạng và sự hoạt động của đồng hồ báo áp suất, bộ chỉ thị áp suất + Dẫn động phanh
+ Sự làm việc và hiệu quả phanh chính
+ Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ
- Kiểm tra hệ thống lái
- Kiểm tra hệ thống truyền lực
- Kiểm tra hệ thống treo
- Kiểm tra các trang thiết bị khác
- Kiểm tra động cơ và môi trường c Thông tư số 31 năm 2011 của Bộ Giao Thông Vận Tải
Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
- Thông tư này quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại xe cơ giới nhập khẩu
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Xây dựng được quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh toàn diện, hiệu quả cho xe Toyota Vios 2019, góp phần nâng cao an toàn vận hành và kéo dài tuổi thọ cho xe.
1.5.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019;
- Đề tài chỉ nghiên cứu hệ thống phanh Toyota Vios 2019 đã được thực hành bảo dưỡng sửa chữa tại gara ô tô Đức Cương ( địa chỉ xã Thủy Xuân Tiên - Chương Mỹ - Hà Nội )
- Phân tích đặc điểm, kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống phanh;
- Tổng hợp các phương án kết nối, kiểm tra, chuẩn đoán, sửa chữa và phục hồi của hệ thống phanh;
- Xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận hệ thống phanh Toyota Vios 2019
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019, bao gồm:
+ Sách hướng dẫn sử dụng xe + Tài liệu kỹ thuật của hãng xe Toyota
+ Website uy tín về ô tô
+ Phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin từ các tài liệu thu thập được
+ Quan sát và tìm hiểu trực tiếp hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019; + Tháo lắp một số bộ phận đơn giản để quan sát chi tiết cấu tạo và hoạt động trong quá trình thực tập tại gara;
+ Tham khảo ý kiến của thợ sửa chữa ô tô có kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019
+ Thu thập thông tin về các vấn đề thường gặp và cách khắc phục đối với hệ thống phanh của xe Toyota Vios 2019
HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
2.1 Tổng quan về xe Toyota Vios 2019
2.1.1 Các thông số kỹ thuật của xe
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Kích thước
Kích thước tổng thể D x R x C (mm) 4.425 x 1.730 x 1.475
Kích thước tổng thể bên trong D x R x C (mm) 1.895 x 1.420 x 1.205
Chiều dài cơ sở (mm) 2.550
Chiều rộng cơ sở trước/sau
Khoảng sáng gầm xe (mm) 133
Bán kính vòng quay tối thiểu (mm) 5,1
Khối lượng không tải (kg) 1.110 - G CVT/ 1.105 -
E CVT/ 1.075 E MT Khối lượng toàn tải (kg) 1.550
Dung tích khoang hàng lý
Dung tích bình chứa nhiên liệu (lít) 42
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Khung gầm
Thông số 1.5G CVT 1.5E CVT 1.5E MT
Hệ thống treo trước Độc lập MacPherson
Hệ thống treo sau Dầm xoắn
Hệ thống phanh trước Đĩa thông gió Đĩa thông gió
Hệ thống phanh sau Đĩa đặc Tang trống
Lốp dự phóng Mâm đúc
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Động cơ
Mã động cơ 2NR - FE (1.5L)
Loại 4 xi-lanh thẳng hàng, 16 van
DOHC Dual VVT-i Dung tích động cơ 1496
Công suất tối đa (hp/rpm) 107/ 6.000
Mô-men xoắn tối đa
Tiêu chuẩn khí xả Euro 4
Mức tiêu thụ nhiên liệu
(Kết hợp - Đô thị - Cao tốc) (lít/100km)
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: An toàn
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS Có
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA Có
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD Có
Hệ thống cân bằng điện tử
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC Có
Hệ thống kiểm soát lực kép TRC Có
Cả biến lùi Có - CVT/ Không - MT
Dây đeo an toàn 3 điểm ELR 5 vị trí
Ghế có cấu trúc giảm chấn thương cổ Có
Cột lái tự đổ Có
Bàn đạp phanh tự đổ Có
Hệ thống báo động Hệ thống báo động + Mã hóa động cơ bản G CVT
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Ngoại thất
Cụm đèn trước Halogen kiểu đèn chiếu
Halogen phản xạ đa hướng Đèn chiếu sáng ban ngày Dạng LED Không
Hệ thống điều khiển đèn tự động Có Không
Hệ thống nhắc nhở đèn sáng Tự động ngắt Có
Chế độ đèn chờ dẫn đường Có Không Đèn sương mù phía trước Có Không Đèn sương mù phía sau Không Đèn báo phanh trên cao LED Bóng thường
Gương chiếu hậu ngoài gập điện Có Không
Gương chiếu hậu ngoài chỉnh điện Có
Gương chiếu hậu ngoài tích hợp đèn báo rẽ Có Không
Gương chiếu hậu ngoài cùng màu thân xe Có
Gạt mưa Gián đoạn, điều chỉnh thời gian Ăng-ten Vây cá m
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Nội thất
Kiểu 3 chấu bọc da mạ bạc
Nút bấm tích hợp Điều chỉnh âm thanh Không Điều chỉnh Chỉnh tay 2 hướng Trợ lực Điện
Cụm đồng hồ Optitron Analog
Gương chiếu hậu bên trong 2 chế độ ngày đêm
Chất liệu ghế Da Nỉ cao cấp
- Thông số kỹ thuật Toyota Vios 2019: Tiện ích
Ghế lái chỉnh tay 6 hướng Ghế phụ chỉnh tay 4 hướng Hàng ghế sau Gập lưng ghế 60:40
Hệ thống điều hòa Tự động Chỉnh tay
DVD 1 đĩa, 06 loa, màn hình cảm ứng 7 inch, AM/FM,
MOP3/WMA/AAC, kết nối
DVD 1 đĩa, 04 loa, AM/FM, MOP3/WMA/AAC, kết nối
Chìa khóa thông minh và khởi động bằng nút bấm
Cửa sổ điều khiển điện Tự động lên và chống kẹt bên ngoài lái
Màn hình đa thông tin Có Không
- Theo công bố mới nhất của nhà phân phối, giá xe Toyota Vios 2019 khởi điểm từ 531 triệu đồng cho bản tiêu chuẩn 1.5E MT, 569 triệu đồng cho bản 1.5E CVT và cao nhất là 606 triệu đồng cho bản 1.5G CVT
- Bên cạnh khoản phí giá niêm yết, khách Việt cần phải đầu tư thêm nhiều khoản thuế, phí bắt buộc khác để ra biển trắng và lăn bánh hợp pháp trên đường như:
Phí trước bạ: 12% tại Hà Nôi, 10% tại tỉnh khác
Phí biển số: 20 triệu ở Hà Nội, 11 triệu ở Tp.HCM và chỉ 1 triệu tại tỉnh khác Phí đăng kiểm: Từ ngày 1/1/2024 là 340 nghìn đồng( với ô tô dưới 10 chỗ) Phí bảo trì đường bộ: 1560 nghìn đồng ở tất cả các khu vực
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 480.700 đồng ở tất cả các khu vực
Bảo hiểm vật chất xe: 1,55% ở tất cả các khu vực
- Dựa vào khung phí trên, không khó để nhận thấy, giá lăn bánh của Toyota Vios 2019 tại các khu vực là khác nhau và chênh đến cả chục triệu đồng Khách tại Hà Nội phải chi nhiều nhất dao động từ 624-710 triệu đồng để sở hữu Vios mới Trong khi đó, khách tại các tỉnh khác, trừ TP HCM, chỉ mất khoảng 595 -
2.1.2 Đặc điểm về hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019
- Do Toyota Vios 2019 có 3 mẫu là 1.5G CVT, 1.5E CVT và 1.5E MT nên bài khóa luận này sẽ tập chung vào hệ thống phanh của 2 mẫu là 1.5G CVT và 1.5E CVT ( có điểm chung là sử dụng hệ thống phanh đĩa cả ở 4 bánh)
- Toyota Vios 2019 sử dụng hệ thống phanh chủ yếu là hệ thống phanh đĩa trên cả hai trục Điều này bao gồm đĩa phanh trước và đĩa phanh sau để cung cấp khả năng phanh hiệu quả và an toàn trong các điều kiện đường khác nhau Ngoài ra, hệ thống phanh này thường đi kèm với các công nghệ hỗ trợ như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và phân phối lực phanh điện tử (EBD) để tối ưu hóa hiệu suất phanh và cảm giác lái xe
- Hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019 thường bao gồm các thành phần sau:
+ Phanh đĩa: Hệ thống phanh đĩa thường được sử dụng ở cả bánh trước và bánh sau của Toyota Vios 2019 Đĩa phanh được gắn trực tiếp vào trục bánh xe và hoạt động bằng cách áp dụng lực kẹp của bốn má phanh lên bề mặt của đĩa để tạo ra ma sát và làm chậm lại hoặc dừng xe
+ Má phanh: Má phanh là các bản lề dạng gấp được làm từ vật liệu chịu nhiệt cao, thường là composite hoặc các loại kim loại Khi phanh được nhấn, má phanh chuyển động và chạm vào bề mặt của đĩa phanh để tạo ra ma sát, giúp làm chậm lại hoặc dừng xe
+ Hệ thống phanh ABS (Antilock Braking System): Một số phiên bản của Toyota Vios 2019 được trang bị hệ thống phanh ABS, giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa trong điều kiện phanh gấp hoặc trên bề mặt đường trơn trượt Hệ thống này hoạt động bằng cách giảm áp suất phanh trên bánh xe bị khóa và duy trì điều khiển lái xe
+ Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD - Electronic Brakeforce Distribution): EBD phân phối tự động lực phanh giữa bánh trước và bánh sau dựa trên tải trọng của xe và điều kiện lái xe Nó giúp cải thiện hiệu suất phanh và ổn định của xe
+ Hệ thống trợ lực phanh (Power Brake Assist): Hệ thống này cung cấp một lực phanh bổ sung khi người lái áp dụng lực phanh Nó giúp làm tăng hiệu suất phanh và giảm sức nặng cần áp dụng lên bàn đạp phanh
+ Bơm phanh và chất lỏng phanh: Bơm phanh tạo ra áp suất trong hệ thống phanh và chất lỏng phanh truyền áp suất này đến các bơm phanh và piston trong hệ thống phanh để kích hoạt phanh
- Trên một chiếc xe Toyota Vios 2019, hệ thống phanh sử dụng nhiều cảm biến khác nhau để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả Dưới đây là một số cảm biến phổ biến trong hệ thống phanh của xe này:
+ Cảm biến áp suất phanh (Brake Pressure Sensor): Cảm biến này đo áp suất trong hệ thống phanh để theo dõi mức độ áp lực đang được áp dụng vào bánh xe Thông tin từ cảm biến này được sử dụng để kiểm soát ABS (Hệ thống phanh chống bó cứng) và ESC (Hệ thống kiểm soát ổn định điện tử)
+ Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Speed Sensor): Mỗi bánh xe trên xe Toyota Vios 2019 được trang bị một cảm biến tốc độ riêng Cảm biến này theo dõi tốc độ quay của bánh xe và truyền thông tin về tốc độ di chuyển của xe đến hệ thống phanh ABS và ESC
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN , BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
- Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành
+ Nổ máy và lái xe với tốc độ hơn 6 km/h
+ Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mồi khi nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/h Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và bơm điện trong bộ chấp hành Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ không được thực hiện nhưng nó sẽ bắt đầu khi nhả chân phanh
- Kiểm tra bàn đạp phanh
+ Đạp , nhả và quan sát hành trình làm việc của bàn đạp (không được có hành trình tự do hay lưu trữ hành trình)
+ Kiểm tra độ rơ của hành trình bàn đạp
+ Kiểm tra xem có bị biến dạng không
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- Kiểm tra cần điều khiển phanh tay
+ Kéo , nhả phanh tay để quan sát hành trình làm việc ( để đảm bảo không bị kẹt hay trục trặc gì )
+ Kiểm tra chốt và cơ cấu cóc hãm
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- Kiểm tra ống dẫn dầu phanh
+ Quan sát khi xe đang hoạt động
+ Đảm bảo không bị dò rỉ ở các đầu nối hay ở ống dẫn
+ Đảm bảo ống dẫn không bị biến dạng ( rạn , nứt , xoắn , phồng, )
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- Kiểm tra dây phanh, thanh kéo, cần đẩy và các liên kết
+ Đảm bảo không bị thiếu chi tiết hay lỏng
+ Đảm bảo dây phanh vẫn ở trạng thái tốt ( đứt sợi , thắt nút , )
+ Đảm bảo các chi tiết không bị biến dạng , mòn , rỉ
- Kiểm tra xi lanh phanh
+ Không bị biến dạng hay dò rỉ dầu
+ Đảm bảo hành trình làm việc tốt ( kẹt , mòn , )
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- kiểm tra bơm phanh và chất lượng dầu phanh
+ Đảm bảo bơm vẫn hoạt động tốt ) không bị dò rỉ hay giảm áp suất) + Đảm bảo chất lượng dầu phanh vẫn tốt thông qua màu sắc và độ trong của phanh ( nếu cần thì thay thế)
+ Đảm bảo mức dầu phanh ở bình chứa vẫn đủ
- Kiểm tra Má phanh (Brake Pads)
+ Kiểm tra độ dày của má phanh (thay thế khi mòn quá mức cho phép ) + Kiểm tra chất lượng bề mặt má phanh ( không có hiện tượng cháy , biến dạng hay có vết xước sâu)
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- Kiểm tra Đĩa phanh (Brake Discs)
+ Kiểm tra bề mặt của đĩa phanh để đảm bảo không có vết xước sâu hoặc biến dạng
+ Đảm bảo đĩa phanh không bị mòn quá mức cho phép
+ Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và đúng kiểu với nhà sản suất yêu cầu
- Kiểm tra Hệ thống Chống bó cứng phanh (ABS)
+ Kiểm tra các cảm biến ABS và dây kết nối để đảm bảo hoạt động chính xác
+ Kiểm tra các bộ phận điều khiển ABS và hệ thống điện tử liên quan
3.1.2 Chẩn đoán hệ thống phanh ABS trên xe Toyota Vios 2019
- Chuẩn bị máy chuẩn đoán ( sử dụng máy chẩn đoán OBD-II )
- Tìm cổng chẩn đoán OBD-II: Trên xe Toyota Vios 2019, cổng chẩn đoán OBD-II thường nằm dưới bảng điều khiển gần vị trí lái xe Bạn cần tìm và mở nắp để kết nối với máy chẩn đoán
- Kết nối máy chẩn đoán: Sử dụng dây cáp kết nối để nối máy chuẩn đoán với cổng OBD-II trên xe
- Mở khóa xe: Bật chìa khóa vào vị trí "On" để máy chẩn đoán có thể truy cập vào hệ thống điện tử của xe
- Bật máy chẩn đoán: Bật nguồn máy chẩn đoán Chọn chế độ đọc mã lỗi, chọn chế độ đọc mã lỗi (troubleshoot, diagnostics) và sau đó chọn hệ thống phanh ABS
- Đọc mã lỗi: Máy chuẩn đoán sẽ tiến hành quét hệ thống phanh ABS và hiển thị mã lỗi cụ thể nếu có Các mã lỗi này sẽ giúp xác định vấn đề cụ thể với hệ thống phanh ABS của xe
- Ghi lại mã lỗi: Máy chẩn đoán sẽ hiển thị mã lỗi cụ thể của hệ thống phanh ABS trên màn hình Ghi lại mã lỗi này để bạn có thể kiểm tra và xử lý vấn đề phù hợp
- Xử lý vấn đề: Sau khi biết được mã lỗi, bạn có thể xem xét cần kiểm tra các cảm biến, các bộ phận cơ học, hay các linh kiện điện tử để xác định và sửa chữa vấn đề
- Xóa mã lỗi (tuỳ chọn): Sau khi sửa chữa vấn đề, bạn có thể xóa mã lỗi bằng máy chẩn đoán để xác nhận rằng vấn đề đã được giải quyết và hệ thống không ghi nhận lỗi nữa
- Kiểm tra lại: Sau khi xử lý vấn đề và xóa mã lỗi, hãy kiểm tra lại bằng cách đọc lại mã lỗi để đảm bảo rằng không còn lỗi nữa
3.2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2019
- Hệ thống phanh trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và vận hành xe ổn định Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, việc phanh xe bị hao mòn và hỏng hóng là khó có thể tránh Cho nên việc bảo dưỡng phanh ô tô xe đem lại an toàn và cảm giác an tâm cho người dùng
- Lợi ích khi tiến hành bảo dưỡng phanh ô tô:
+ Đảm bảo vận hành ổn định cho hệ thống phanh Việc bảo dưỡng phanh ô tô đúng định kỳ sẽ giúp cải thiện khả năng xử lý của xe, từ đó di chuyển tại những khúc cua gấp dễ dàng hơn
+ Tăng tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống phanh xe Thực hiện đúng lịch bảo dưỡng định kỳ giúp chủ xe phát hiện các lỗi hư hỏng trong hệ thống phanh để có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời Việc làm này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn cả chi phí sửa chữa trong thời gian sử dụng xe ô tô
+ Đảm bảo an toàn cho người dùng, người tham gia giao thông và phuong tiện Bảo dưỡng phanh ô tô đóng vai trò tăng độ an toàn cho xe bằng cách cải thiện khả năng dừng xe kịp thời để tránh va chạm
- Sau đây là sơ đồ bảo dưỡng hệ thống phanh xe Toyota Vios 2019
Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống dẫn động phanh
Kiểm tra và bảo dưỡng cơ cấu phanh
Hoàn thiện và giao xe cho khách
Nghe tiếng phanh Kiểm tra má phanh Đạp thử chân phanh trước khi nổ máy
Kiểm tra trục bàn đạp phanh
Kiểm tra tình trạng bàn đạp và hành trình bàn đạp Kiểm tra cần điều khiển phanh tay
Kiểm tra ống cứng , ống mềm
Kiểm tra dây cáp , thanh kéo cần đẩy và các liên kết Kiểm tra cụm xylanh phanh
Kiểm tra áp suất dầu phanh
Kiểm tra chất lượng và mức dầu phanh
Tháo rời , làm sạch và kiểm tra các chi tiết của cơ cấu phanh Thay thế nếu cần và bảo dưỡng các chi tiết Chuẩn bị dụng cụ và môi trường làm việc
Bảng 3.1 Chuẩn bị các dụng cụ
STT Tên gọi Hình minh họa
9 Bộ cờ lê đầu tròng
3.2.2 Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh