Để đáp ứng được các yêu cầu như: Hiệu suất làm lạnh tốt, điều chỉnh nhiệt độ theo ý người sử dụng, điều chỉnh luồng không khí theo hướng sử dụng, lọc sạch không khí, tiết kiệm năng lượng
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tình hình phát triển ngành ô tô hiện nay
Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đang rất nóng do các nhà sản xuất ô tô đang cùng nhau chạy đua công nghệ chuyển đổi từ ô tô chạy xăng, dầu truyền thống tạo ra khí thải làm ảnh hưởng tới môi trường sang ô tô chạy pin điện, Hydro và các khí thân thiện với môi trường Tuy vậy những năm gần đây mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình thay đổi này, để tiến tới thay thế hoàn toàn ô tô sử dụng nhiên liệu hoá thạch truyền thống thì cần phải có thời gian rất dài nữa và cần thêm nhiều công nghệ mới để đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng
Và để hiểu rõ hơn em xin mời thầy cô cùng đi qua về tổng quan về tình phát triển của nghành công nghiệp ô tô trên thế giới và tại Việt Nam
Nhìn lại năm 2023, ngành ô tô toàn cầu đã diễn ra nhiều sự kiện nổi bật quan trọng, nhiều biến động lớn dẫn tới những sự thay đổi mang tính lịch sử của toàn ngành Đáng chú ý nhất là sự bùng nổ về phát triển xe điện, từ chính sách tới công nghệ
Năm 2023, mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn nhưng ngành ô tô vẫn tăng trưởng mạnh mẽ Công ty phân tích thị trường S&P Global Mobility dự báo ước tính, doanh số bán xe ô tô hạng nhẹ toàn cầu trong năm 2023 đạt khoảng 86 triệu chiếc, tăng 8,9% so với năm 2022 và có thể tăng 2,8% vào năm
- Nhiều quốc gia đẩy mạnh trợ cấp xe điện
Năm 2023 là cột mốc đánh dấu nhiều chính sách trợ cấp xe điện được thúc đẩy mạnh mẽ bởi hàng loạt các chính phủ, đây là tín hiệu cho thấy sự quan tâm đáng kể của hàng loạt quốc gia về loại hình phương tiện xanh Kể từ ngày 1/1/2023, Mỹ bắt đầu trợ cấp khoản tín dụng Thuế liên bang tối đa lên tới 7.500 đô la với người mua xe điện được sản xuất tại Bắc Mỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường xe năng lượng xanh trong nước
Cùng trong năm này, chính phủ Ấn Độ chuẩn bị kết thúc chương trình trợ
4 giá xe điện FAME II và chuẩn bị cho đợt tài trợ tiếp theo với quy mô lớn hơn để thu hút sự đầu tư của các nhà sản xuất quốc tế cũng như tăng tỉ lệ điện khí hóa phương tiện cơ giới
Tháng 3/2023, Indonesia phê duyệt chương trình trợ cấp tài chính tới 5.200 đô la với xe điện, 2.600 đô la đối với xe Hybrid và 450 đô la đối với xe máy điện với 50.000 người mua ô tô năng lượng xanh và 200.000 người mua xe máy điện sớm nhất trong năm tài khóa 2023 Trước đó, chính sách trợ cấp xe điện đã được thực hiện mạnh mẽ tại Trung Quốc, Pháp, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ
- Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới
Năm 2023 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thống kê, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 của năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu 4,41 triệu xe ô tô ra các thị trường toàn cầu, tăng tới 58% so với cùng kỳ năm ngoái Ngược lại, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ghi nhận, trong cùng kỳ, Nhật Bản chỉ xuất khẩu được 3,99 triệu chiếc ô tô, dù đã tăng tới 15% so với năm 2022 nhưng vẫn chịu sự lép vế trước ngành công nghiệp ô tô quốc gia láng giềng
- Đại chiến về pin xe điện giữa CATL và BYD
Vị thế nhà sản xuất pin xe điện số 1 thế giới của CATL bị thách thức nghiêm trọng trong năm 2023 khi hãng ô tô năng lượng xanh BYD bắt đầu “lấn sân” mạnh mẽ sang lĩnh vực pin Lithium phục vụ cho xe điện
Trong vòng 10 tháng đầu năm 2023, Liên minh Đổi mới công nghiệp pin ô tô Trung Quốc cho biết, BYD đã vươn lên nắm giữ tới 41,1% thị phần pin Lithium sắt phốt phát (LFP), vượt qua đối thủ cạnh tranh trực tiếp là CATL với 33,9% thị phần Ưu thế lớn mà BYD có được chính nhờ do việc pin của hãng trực tiếp được sử dụng trên xe điện BYD, vốn đang là loại xe điện bán chạy nhất hiện nay tại Trung Quốc cũng như rất được quan tâm ở nhiều thị trường quốc tế
Pin LFP an toàn khi có nhiệt độ bắt lửa cao hơn đáng kể so với pin Lithium-Ion phổ biến trên xe điện hiện nay và đang được ứng dụng ngày một
5 rộng rãi hơn trên loại hình phương tiện mới
Cuộc cạnh tranh khốc liệt về công nghệ năng lượng pin dành cho xe điện không chỉ ảnh hưởng tới 2 công ty mà nó có tác động mạnh mẽ tới toàn ngành xe điện thế giới trong năm 2023, khi đây cũng những nhà cung cấp hàng đầu về pin cho các nhà sản xuất ô tô hiện nay
Tiếp tục xu hướng giảm của năm 2023 (lên tới 25%), trong 4 tháng đầu năm 2024, lượng ô tô tiêu thụ trên thị trường vẫn giảm đến mức đáng lo ngại, lượng tồn kho cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô Câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phát triển như thế nào và sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh như thế nào trong bối cảnh lộ trình giảm thuế nhập khẩu được thực hiện khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
- Tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao
Sau khi cán mốc trên 500.000 xe vào năm 2022, sang năm 2023, thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm mạnh Năm 2023, tính riêng kết quả từ các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô đạt 301.989 xe, giảm 25% so với năm trước (đạt 404.635 xe, tăng trưởng 32%) Cộng thêm doanh số từ TC Motor với 67.450 xe, năm 2023, lượng tiêu thụ thị trường ô tô Việt Nam ước đạt khoảng 370.000 xe
Bước sang năm 2024, thị trường ô tô vẫn gặp khó khăn với sự sụt giảm đáng lo ngại, bất chấp các chương trình giảm giá, khuyến mãi của doanh nghiệp nhằm kích cầu thị trường
Tổng quan về hệ thống điều hoà không khí trên xe ô tô
1.2.1 Công dụng của hệ thống điều hòa
Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó có cả ngành công nghệ ô tô chúng ta Cùng với những yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm, xe ô tô ngày càng được cải tiến về công nghệ nhưng phải đem lại sự thoải mái cho người dùng khi sử dụng
10 Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe Nó điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng, giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí Điều hòa không khí trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến và các ECU điều khiển Điều hòa không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két nước như một két sưởi ấm Két nước lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe
Vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên
Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc Để làm mát không khí trong xe, hệ thống điều hòa ôtô hoạt động theo một chu trình khép kín
Máy nén đẩy môi chất ở thể khí có nhiệt độ cao và áp suất cao đi vào giàn ngưng Ở giàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng Môi chất ở dạng lỏng này chảy vào bình chứa (bình sấy khô) Bình này chứa và lọc môi chất
Môi chất lỏng sau khi đã được lọc chảy qua van giãn nở, van giãn nở này chuyển môi chất lỏng thành hổn hợp khí - lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp Môi chất có dạng khí - lỏng có nhiệt độ thấp này chảy tới giàn lạnh
Quá trình bay hơi chất lỏng trong giàn lạnh sẽ lấy nhiệt của không khí chạy qua giàn lạnh Tất cả môi chất lỏng được chuyển thành hơi trong giàn lạnh và chỉ có môi chất ở thể hơi vừa được giải nhiệt đi vào máy nén và quá trình được lặp lại như trước
Như vậy hệ thống điều khiển nhiệt độ trong xe, hệ thống điều hòa không khí kết hợp cả két sưởi ấm và giàn lạnh đồng thời kết hợp điều chỉnh vị trí các cánh hòa trộn và vị trí của van nước
- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)
1.2.3 Phân loại điều hòa không khí trên ô tô
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và phương thức điều khiển Cụ thể như sau:
1.2.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt
Hình 1-4: Giàn lạnh kiểu phía trước được lắp đặt phổ biến trên ô tô Điều hòa ô tô phân theo vị trí lắp đặt ở phía trước có giàn lạnh gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi Quạt của giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn được đưa vào làm lạnh không khí bên trong
Hình 1-5: Giàn lạnh kiểu kép kết hợp giữa kiểu phía trước với giàn lạnh phía sau Đối với điều hoà lắp theo kiểu kép là kiểu kết hợp giữa kiểu phía trước
12 với giàn lành phía sau đặt trong khoang hành lý Cấu trúc của kiểu này có đặc trưng không cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau Điều hòa lắp theo kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệt độ lạnh được phân bố trong xe đồng đều hơn
Hình 1-6: Kiểu kép treo trần thường lắp đặt ở các loại xe ô tô khách Đối với những loại xe ô tô khách thường áp dụng cách lắp đặt hệ thống điều hòa không khí kiểu kép treo trần Điều hòa sẽ được bố trí ở phía trước bên trong xe kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau Kiểu lắp đặt điều hòa kép treo trần mang lại năng suất lạnh cao và nhiệt độ mát cũng được phân bố đồng đều khắp xe
1.2.3.2 Phân loại theo phương thức điều khiển
Hình 1-7: Điều hòa tự động sẽ tự điều chỉnh làm mát mà không cần tài xế điều chỉnh
13 Đối với hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo phương thức tự động, nhiệt độ sẽ tự động được điều chỉnh phù hợp với không khí bên ngoài Hệ thống này được trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ Điều hòa có thể tự động điều khiển nhiệt độ không khí ra và tốc độ động cơ quạt tự động dựa trên nhiệt độ bên trong, bên ngoài xe và bức xạ mặt trời báo về hộp điều khiển thông qua các cảm biến được trang bị
Hệ thống điều hòa tự động trên ô tô có một màn hình nhỏ hiển thị nhiệt độ, tốc độ và hướng gió Ngoài ra, điều hòa tự động còn trang bị nút Auto Chế độ Auto của điều hòa ô tô giúp tự động đưa nhiệt độ và tốc độ gió về mức phù hợp nhất, tự động điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với thời tiết mà tài xế không cần can thiệp
Hình 1-8: Tài xế cần sử dụng các phím bấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp đối với điều hòa cơ
Kiểu trang bị điều hòa chỉnh tay trên ô tô (điều hòa cơ) cho phép điều chỉnh nhiệt độ bằng tay từ công tắc và cần gạt Thiết kế của hệ thống điều hòa chỉnh tay thường có 3 núm xoay: nhiệt độ, gió và hướng gió Tài xế tự điều chỉnh nhiệt độ, mc gió phụ thuộc vào cảm giác nóng/lạnh của cơ thể
1.2.3.3 Phân loại theo chức năng
Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hoà khác nhau tuỳ theo môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng, điều hoà có thể chia thành 2 loại tuỳ theo tính năng của nó
Loại này bao gồm một bộ thông gió được nối với bộ sưởi hoặc là hệ thống làm lạnh, chỉ dùng để sưởi ấm hay làm lạnh
Hình 1-9: Sơ đồ điều hoà cho một mùa
1 Nạp khí sạch, 2 Nạp khí tuần hoàn,
3 Quạt, 4 Cửa ra thông gió,
A Van nạp khí, B Van điều khiển luồng khí ra,
E Giàn lạnh, H Giàn sưởi b Loại cho tất cả các mùa
HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN XE MAZDA 3
Khái quát về xe MAZDA 3 2023
Mazda 3 Luxury 2023 là chiếc Sedan sở hữu phong cách trung thành với ngôn ngữ thiết kế Kodo được chăm chút tỉ mỉ vốn được xem là cái hồn của Mazda từ trước tới nay Phong cách thiết kế này hướng tới sự tối giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thanh lịch đầy quyến rũ
Hình 2-1: Tổng thể mazda 3 2023 2.1.2 Ngoại thất
Thiết kế mặt ca-lăng sơn màu đen bóng với chất liệu nhựa Trên mặt ca- lăng là sự xuất hiện của 4 cảm biến cảnh báo va chạm, trang bị camera 360 nằm ngay phía trên logo Mazda
Hình 2-2: Đầu xe với thiết kế thể thao
20 Trang bị đèn chiếu sáng ban ngày dạng hình trong khuyết, điểm nhấn ở phần ốp bên hông đèn với nhiều ống dẫn sáng tạo hình giúp đèn xe sách sảo
Mazda 3 Luxury 2023 sử dụng cụm đèn trước dạng LED sử dụng nhiều đường dọc với họa tiết LED khác nhau Trang bị đèn xi-nhan màu vàng nằm ở phía trên đèn trước tựa như mí mắt của xe
Hình 2-3: Cụm đèn trước dạng led
Mâm xe kích thước 18 inh đa chấu, kết hợp với phanh đĩa cho bánh trước và sau, phanh đĩa có hệ thống cánh lấy gió giúp tăng hiệu quả tản nhiệt cho xe
Hình 2-4: Mâm xe 5 chấu kép thể thao
Trang bị gương xe đóng mở điện toàn phần, trang bị đèn xi-nhan báo rẽ dạng LED, trang bị camera 360 độ nên 2 bên gương đều có gắn camera Bên cạnh đó, xe còn có tính năng cảnh báo điểm mù, hệ thống đèn cảnh báo được
21 tích hợp ở tròng gương Thiết kế tay nắm mở cửa ở người lái dạng thông minh, cho phép chạm tay để mở hoặc khoá
Hình 2-5: Gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ Điểm thay đổi lớn nhất mà cũng là ấn tượng nhất chính là khung viền cửa kính tại điểm kết thúc, được uốn 1 mạch liền xuống, không còn vết ghép rời như thế hệ cũ, nên tạo ánh nhìn hài hòa và hiện đại hơn
Hình 2-6: Thân xe với thiết kế mềm mại
Phía sau được trang bị 6 cảm biến cảnh báo va chạm cùng với trang bị camera lùi Thiết kế logo Mazda có chút nhô ra, ẩn bên trong logo này chính là nút mở cốp Thiết kế hàng ghế sau cho phép gập lại sẽ giúp mở rộng không gian Dưới cốp xe có một ngăn dùng để chứa lốp dự phòng cùng với dụng cụ đồ nghề thay bánh và móc kéo xe
22 Cụm đèn hậu được thiết kế lại tại phần lõi trung tâm Cụm đèn hậu cũng là dạng LED với những ống dẫn sáng giúp đèn hiển thị sắc nét và thẩm mỹ hơn, không còn khoảng trống đi sâu vào trong đèn, bên trong là sự xuất hiện của 4 ống dẫn sáng, giống như đèn phanh
Hình 2-7: Cụm đèn hậu cũng là đèn led
Mazda3 2023 sử dụng ống xả kép, thiết kế đuôi cốp theo phong cách vuốt lên và chờm ra khỏi mặt phẳng của cốp xe cực kỳ thể thao và cá tính
Hình 2-8: Đuôi xe thiết kế thể thao kết hợp với ống xả kép
Xe sử dụng ghế phụ chỉnh cơ, chất liệu ghế bọc da và có sự xuất hiện của các lỗ thở tại cả hai hàng ghế trước và sau cũng là cách giúp nâng đỡ người ngồi luôn cảm thấy dễ chịu khi ngồi trên những quãng đường dài
Hình 2-9: Không gian nội thất thiết kế tỉ mỉ
Thiết kế cửa xe Mazda3 2023 với 1 mảng màu, điểm nổi bật nằm ngay giữa là sự xuất hiện của 1 mảng da được may lại với đường chỉ nâu nổi bật tăng cảm giác nội thất cao cấp cho mẫu xe này Bên dưới là sự xuất hiện của 1 đường viền mạ crom sáng bóng chạy dài đến tay mở khoá cửa
Hình 2-10: Thiết kế nội thất sang trọng với viền mạ crom
Giàn âm thanh trên xe trung thực sống động như rạp hát với giàn loa Bose gồm 12 vị trí loa Bên cửa người lái, cụ thể là bên trong miếng ốp kim loại của lưới loa là xử xuất hiện của nút khóa mở cửa xe
Hình 2-11: Sử dụng hệ thống loa bose
Ngoài ra còn có sự xuất hiên của hệ thống điều chỉnh các cửa kính cũng như tính năng chỉnh gương chiếu hậu bên vị trí cửa người lái
Hệ thống nút điều khiển những tính năng an toàn chủ động cùng với phím nhớ ghế cũng được gắn ở phần taplo cực kỳ tiện nghi
Thiết kế khu vực người lái với sự xuất hiện của màn hình cùng với cụm nút điều khiển máy lạnh có thiết kế theo xu hướng đó là hướng về phía người điều khiển giúp bạn dễ quan sát
Hình 2-12: Thiết kế taplo tỉ mỉ
Xe Mazda 3 Luxury 2023 sử dụng vô lăng bọc da 3 chấu, chất liệu da cứng cáp mạnh mẽ và hai bên là sự xuất hiện của các phím cho phép bạn thao
25 tác nhanh Kết hợp giữa màn hình hiển thị sắc nét và đồng hồ Analog cho phép hiển thị đa dạng thông tin
Hình 2-13: Vô lăng bọc da 3 chấu
Lịch sử hình thành và phát triển và phát của hệ thống điều hoà không khí trên xe ô tô
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là hệ thống làm mát và hút ẩm không khí bên trong xe, mang lại trải nghiệm lái xe thoải mái cho người ngồi trong xe Hệ thống này lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 1930 và kể từ đó đã trở thành một tính năng tiêu chuẩn trên hầu hết các loại xe
2.2.1 Phát minh ra máy điều hòa không khí trên ô tô
Lịch sử của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô có từ những năm 1930 khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu thử nghiệm các cách làm mát bên trong xe hơi Năm 1939, Packard Motor Company đã đi vào lịch sử khi trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên giới thiệu các thiết bị điều hòa không khí trong xe hơi của họ Các thiết bị này được sản xuất bởi Bishop và Babcock (B&B) , có trụ sở tại Cleveland, Ohio, và được lắp đặt trên khoảng 2.000 xe hơi Hệ thống được thiết kế để làm mát không khí bên trong xe bằng chu trình làm lạnh Nó bao gồm một bộ bay hơi, một máy nén, một bộ ngưng tụ và một van giãn nở
Bộ bay hơi được đặt bên trong xe, trong khi bộ ngưng tụ được lắp ở bên ngoài xe Máy nén được dẫn động bởi động cơ xe, và van giãn nở điều chỉnh lưu lượng chất làm lạnh qua hệ thống Hệ thống hoạt động bằng cách lấy không khí ấm từ bên ngoài, dẫn qua bộ bay hơi, làm mát và hút ẩm không khí, sau đó thổi không khí đã được làm mát vào bên trong xe
Packard đã hỗ trợ và bảo hành việc chuyển đổi hệ thống điều hòa không khí, nhưng việc này không thành công về mặt thương mại vì nhiều yếu tố
- Hệ thống quạt và dàn bay hơi chính chiếm một nửa không gian cốp xe, đây là một nhược điểm đáng kể
- Các hệ thống điều hòa không khí hiệu quả hơn xuất hiện vào những năm sau chiến tranh, khiến hệ thống Packard kém hấp dẫn hơn đối với người mua ô tô
- Hệ thống Packard không có bộ điều chỉnh nhiệt độ hoặc cơ chế ngắt, ngoại trừ việc tắt quạt gió khiến không khí lạnh tràn vào xe trong khi xe di chuyển
- Hệ thống ống nước dài vài feet chạy qua lại giữa khoang động cơ và cốp xe không đáng tin cậy khi sử dụng
- Mức giá này nằm ngoài khả năng chi trả của hầu hết người dân ở nước
Mỹ thời kỳ suy thoái/trước chiến tranh, lên tới 274 đô la (tương đương 5.338 đô la Mỹ vào năm 2021)
Kết quả là, lựa chọn này đã bị ngừng sau năm 1941
29 Ngoài các thiết bị điều hòa không khí được lắp đặt bên trong xe, còn có "máy làm mát xe hơi" có thể gắn vào xe Chúng thường được làm bằng kim loại và được thiết kế để chứa đá hoặc nước, giúp làm mát không khí khi đi qua đá và vào xe
Máy làm mát ô tô là một giải pháp thay thế phổ biến cho máy điều hòa không khí vào thời kỳ đầu của ô tô khi máy điều hòa không khí vẫn chưa phổ biến
2.2.2 Sự phát triển của điều hòa không khí ô tô
Vào những năm 1940 và 1950, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trở nên phổ biến hơn, nhưng chúng vẫn được coi là một tính năng xa xỉ Chúng đắt tiền và cồng kềnh, và chúng làm tăng đáng kể trọng lượng của ô tô Các hệ thống ban đầu cũng sử dụng nhiều năng lượng và không hiệu quả lắm
Một trong những thách thức của hệ thống điều hòa không khí ô tô đời đầu là kích thước của các bộ phận Máy nén, bình ngưng tụ và bộ bay hơi lớn và chiếm nhiều không gian Điều này khiến việc lắp đặt chúng vào những chiếc xe nhỏ hơn, vốn đang trở nên phổ biến hơn vào những năm 1950, trở nên khó khăn
Vào những năm 1950, một số nhà sản xuất ô tô bắt đầu thử nghiệm các loại hệ thống điều hòa không khí khác nhau Ví dụ, General Motors đã giới thiệu một hệ thống có tên là “Air-O-Matic” vào năm 1954, sử dụng hệ thống lỗ thông hơi và quạt để lưu thông không khí mát khắp xe Tuy nhiên, hệ thống này không hiệu quả lắm và nhanh chóng bị loại bỏ
Vào những năm 1960, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trở nên nhỏ gọn hơn, hiệu quả hơn và giá cả phải chăng hơn Chúng cũng trở nên đáng tin cậy hơn, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ và sản xuất Đến cuối thập kỷ, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đã trở thành một tính năng tiêu chuẩn trên nhiều loại xe
Một trong những cải tiến quan trọng của những năm 1960 là sự ra đời của máy nén kín Loại máy nén này nhỏ hơn và hiệu quả hơn so với các mẫu trước đó và không cần bảo dưỡng nhiều Nó cũng giúp giảm kích thước của hệ thống điều hòa không khí, giúp lắp đặt dễ dàng hơn trên những chiếc xe nhỏ hơn
30 Một cải tiến khác của những năm 1960 là sự ra đời của hệ thống điều hòa không khí hoàn toàn tự động đầu tiên Hệ thống này sử dụng các cảm biến để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bên trong xe và tự động điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quạt để duy trì môi trường thoải mái
2.2.3 Sự tiến hóa của điều hòa không khí ô tô
Vào những năm 1970 và 1980, hệ thống điều hòa không khí trên ô tô tiếp tục phát triển Chúng thậm chí còn hiệu quả và đáng tin cậy hơn, và chúng cũng thân thiện hơn với môi trường Vào những năm 1990, các nhà sản xuất ô tô bắt đầu sử dụng chất làm lạnh mới, chẳng hạn như R-134a, ít gây hại cho môi trường hơn so với các chất làm lạnh cũ
Cấu tạo chung hệ thống điều hoà không khí trên xe MAZDA 3 2023
Cấu tạo chung hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Mazda-3-2023 như thể hiện trên hình 2.19
Hình 2-19: Cấu tạo chung hệ thống điều hoà
1 Máy nén 2 Van tiết lưu
5 Bộ lọc khô 6 Quạt giàn lạnh
Hình 2-20: Cấu tạo máy nén ( lốc ) điều hoà
1 Ly hợp điện tử 2 Đĩa quay
5 Đầu bắt với tuy ô cao áp và hạ áp 6 Đầu nạp ga
7 Van cao áp và hạ áp 8 Bích đuôi lốc
Máy nén là một thiết bị trung gian giữa giàn lạnh và giàn hơi, được dẫn động bởi dây đai động cơ và ly hợp từ Đây là bộ phận chuyển đổi chất làm mát có áp suất thấp từ giàn hơi thành không khí lạnh có áp suất cao di chuyển vào giàn lạnh
Máy nén là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô, thực hiện nhiều chức năng quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của máy nén là nén môi chất làm lạnh Máy nén hút khí môi chất làm lạnh ở dạng hơi áp suất thấp từ giàn bay hơi và nén thành khí áp suất cao và nhiệt độ cao Quá trình này là nền tảng cho hoạt động của hệ thống, vì khí áp suất cao cần thiết để chuyển đổi nhiệt độ trong các giai đoạn tiếp theo
Bên cạnh đó, máy nén tạo ra dòng chảy của môi chất làm lạnh trong hệ thống điều hòa không khí Nó bơm môi chất làm lạnh từ giàn bay hơi đến giàn ngưng và sau đó quay lại giàn bay hơi, tạo ra một chu trình liên tục giúp làm lạnh không khí trong xe Máy nén cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự chênh lệch áp suất cần thiết Bằng cách nén môi chất làm lạnh, máy nén tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa phía cao áp (sau máy nén) và phía thấp áp (trước máy nén) Sự chênh lệch áp suất này cần thiết để môi chất làm lạnh có thể di chuyển qua hệ thống và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt
Ngoài ra, máy nén còn điều khiển hoạt động của hệ thống điều hòa không khí Máy nén thường được điều khiển bởi ly hợp điện từ gắn trên bánh đai của máy nén Khi bật điều hòa, ly hợp sẽ kết nối máy nén với động cơ, cho phép máy nén hoạt động và bơm môi chất làm lạnh Khi tắt điều hòa, ly hợp sẽ ngắt kết nối, dừng hoạt động của máy nén để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ hệ thống
Với các chức năng quan trọng này, máy nén đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động hiệu quả, mang lại không khí mát mẻ và thoải mái cho người sử dụng xe Việc bảo dưỡng định
34 kỳ và kiểm tra máy nén là rất quan trọng để duy trì hiệu suất và độ bền của hệ thống điều hòa không khí
Khi máy nén được cấp điện lúc này ly hợp điện từ đóng lại và máy nén được dẫn động quay Chất làm lạnh dạng khí từ két hoá hơi trước và sau được hút vào qua ống dẫn áp suất thấp của máy nén Máy nén nén môi chất dạng khí theo lý thuyết trong khoảng 18 bar, trong lúc này nhiệt độ của nó tăng lên từ 0 0 C đến khoảng chừng 70 0 C và 110 0 C Những thông số nhiệt độ và áp suất trên được tính toán cho hệ thống lý thuyết Trong một chiếc xe, áp suất bên phần áp thấp nằm trong khoảng (1,2 ÷ 3) bar, bên cao áp khoảng từ (14 ÷ 20) bar trong điều kiện bình thường hoặc có thể đến 28 bar trong điều kiện đặc biệt Nhiệt độ của chất làm lạnh có thể tăng đến 125 0 C Khí nóng được bơm đến két ngưng tụ với áp suất cao thông qua ống nối áp suất cao Máy nén chỉ có thể nén chất thể khí, nếu có chất lỏng sẽ làm hỏng máy nén
2.3.2 Khớp điện từ (ly hợp điện từ)
Hình 2-21: Cấu tạo ly hợp điện từ
5 Puly 6 Vòng khóa vòng cuộn
9 Khung kết nối 10 Máy nén
Tất cả các máy nén của hệ thống điện lạnh trên ô tô đều được trang bị bộ ly hợp điện từ Bộ ly hợp này là một bộ phận quan trọng của máy nén dùng để điều khiển đóng ngắt truyền động giữa động cơ và máy nén mỗi khi cần thiết Trong quá trình làm việc của hệ thống điều hoà không khí, máy nén không hoạt động liên tục Tương ứng với chế độ làm lạnh đặt ban đầu, khi nhiệt độ trong khoang hành khách đã đạt yêu cầu, máy nén cần phải ngừng hoạt động; khi nhiệt độ trong khoang hành khách bắt đầu thay đổi tăng lên so với chế độ đặt yêu cầu thì máy nén phải hoạt động trở lại Ly hợp điện từ làm nhiệm vụ ngắt, nối dẫn động máy nén
Khi động cơ ô tô khởi động, xe trong trạng thái nổ máy, puli máy nén quay theo trục khuỷu nhưng trục quya của máy nén vẫn đang trong trạng đứng yên Cho đến khi ta tiến hành bật công tắc A/C cấp điện máy lạnh, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp puly vào trục máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động máy nén đơm môi chất làm lạnh Sau khi đạt đến nhiệt độ lạnh yêu cầu, hệ thống sẽ tự động ngắt mạch điện bộ ly hợp từ cho máy nén ngưng bơm môi chất
Trục máy nén (4) liên kết với đĩa bị động (2) Khi hệ thống điện lạnh được bật lên, dòng điện chạy qua cuộn dây nam châm điện (1) của bộ ly hợp, từ lực của nam châm điện bít đĩa bị động (2) áp chặp vào Puly (3) nên lúc này cả puly lẫn trục máy nén được khớp cứng một khối và quay cùng nhau để bơm môi chất làm lạnh Lúc ta ngắt dòng điện, lực hút từ mất, các lò xo phẳng sẽ kéo đĩa bị động (2) tách rời mặt puly, lúc này trục khuỷu động cơ quay, puly máy nén quay, nhưng trục máy nén đứng yên Trong quá trình hoạt động nối khớp, cuộn dây nam châm điện không quay, lực hút từ trường của nó được gắn cố định vào đầu trục máy nén nhờ chốt hoặc then hoa và đai ốc Khi ngắt điện cắt khớp bộ ly hợp, các lò xo phẳng kéo đĩa bị động tách ra khỏi mặt ma sát của puly (3) để đảm bảo khoảng cách cắt ly hợp 0,56 – 1,45 mm
Trong quá trình hoạt động, puly máy nén quay trơn trên bạc đạn kép (vòng bị kép) bố trí trên lắp trước máy nén
Hình 2-22: Cấu tạo van tiết lưu
3 Về lại máy nén 4 Cảm biến nhiệt
7 Đến từ két hoá hơi 8 Vào két hoá hơi
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp Van giãn nở điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động
Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tản nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màng Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất trên màng thay đổi giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo
Môi chất làm lạnh đến từ bình chứa hút ẩm và đi vào cửa vào (1).Môi chất làm lạnh sau đó phải thắng sức ép lò xo của van tràn (9) để đến cửa ra (8) và sau đó vào kết hóa hơi Độ mở của van tràn được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ và áp
37 suất của khí gas đi qua từ bộ hóa hơi Lò xo (10) đảm bảo rằng chỉ có môi chất làm lạnh dạng khí đi trở lại máy nén (3) Nếu ví dụ nhiệt độ của khí gas (7) đến từ kết hóa hơi tăng lên đi vào lỗ van trên, môi chất làm lạnh làm cho nắp đầu và cảm biến nhiệt (4) nóng lên Màn ngăn (6) và van trượt (2) giản nở và đẩy viên bi của van tràn xuống và đo đó van mở Việc tăng lượng môi chất làm lạnh vào kết hóa hơi (8) sẽ làm kết hóa hơi lạnh và nhiệt độ của khí gas giảm xuống
Hình 2-23: Cấu tạo bộ bốc hơi
1 Cửa dẫn môi chất vào 2 Cửa dẫn môi chất ra
3 Cánh tản nhiệt 4 Luồng khí lạnh
5 Ống dẫn môi chất 6 Luồng khí nóng
7 Bộ quạt giàn lạnh 8 Bộ bốc hơi
Bộ bốc hơi được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ U xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt Các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu
Trong xe ôtô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ Một quạt điện kiểu lồng sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng hỗn hợp lõng và khí Sau khi qua
38 van tiết lưu có nhiệt độ và áp suất thấp qua giàn lạnh môi chất bay hơi hoàn toàn thu nhiệt và làm lạnh không khí ở xung quanh nó
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà không khí xe MAZDA 3 2023
2.4.1 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô
Hình 2-28: Nguyên lý hoạt động của điều hoà
Hệ thống điều hòa ôtô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:
- Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất 15kgf/cm 2 , nhiệt độ của khí ga sẽ tăng từ 0 0 C lên 80 0 C Giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến giàn nóng ở thể hơi
- Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp
- Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc, tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất
- Van giãn nở điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi (giàn lạnh), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong giàn ngưng
- Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ôtô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin
- Không khí lấy từ khoang cabin vào đi qua giàn lạnh Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi nhiệt năng thông qua các cánh tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp
- Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác) Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên không khí lạnh Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ cao và áp suất thấp được hồi về máy nén
Sự hóa hơi của môi chất làm lạnh được thực hiện bên áp suất thấp và ngưng tụ bên áp suất cao
Môi chất làm lạnh ở thể khí được dẫn và được nén bởi máy nén (4) Lúc này nhiệt độ của nó khoảng 70 0 C ÷ 110 0 C Khí nóng sau đó được bơm vào két ngưng tụ (2) Két ngưng tụ có chứa nhiều lá tản nhiệt Môi chất làm lạnh được làm lạnh bởi không khí đi qua do quạt phụ hoặc quạt tản nhiệt để ngưng tụ Môi
44 chất làm lạnh lỏng đi qua bình sấy khô (15) tiếp tục đưa dung dịch làm sạch vào van giãn nở (12) làm áp suất và nhiệt độ giảm đột ngột Do vây, môi chất làm lạnh hóa hơi Van giãn nở được đặt trước đường ống vào của két lạnh (6) Kết cấu này làm lạnh két lạnh và không khí khi đi qua nó Không khí lạnh được đẩy vào trong xe thông qua hệ thống phân phối không khí nhờ quạt sưởi - điều hòa Chất làm lạnh dạng khí trở lại máy nén
Một thiết bị sấy không khí trong xe hay hút khí sạch bên ngoài vào bên trong khoang hành khách Có nhiều loại bộ sưởi khác nhau bao gồm: bộ sưởi dùng nhiệt từ nước làm mát động cơ, dùng nhiệt từ khí cháy và dùng nhiệt từ khí xả Tuy nhiên, người ta thường sử dụng bộ sưởi dùng nước làm mát
Trong mùa đông không khí trở nên lạnh hơn bởi vậy chúng ta phải cung cấp nhiệt để sưởi ấm cơ thể Để thực hiện điều này thì chúng ta phải thực hiện việc cấp cho cả buông không khí bên trong xe một luồng không khí nóng Nguyên lý của sưởi ấm là sự trao đổi nhiệt của không khí Không khí nóng sẽ truyền nhiệt cho môi trường làm ấm nhiệt độ trong buồn xe
- Quá trình cung cấp không khí nóng được thực hiện như sau:
Sử dụng nguồn nhiệt từ động cơ phát ra khi làm việc Dùng một hệ thống các đường ống kết hợp vơi các giàn quạt để hướng nguồn không khí ấm này vào sưởi ấm cho cả xe Nguồn không khí ấm trước khi đi vào để sưởi ấm thì phải đi qua bộ lọc không khí sạch để đảm bảo sức khỏe cho người sữ dung
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRÊN XE MAZDA 3
Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống điều hòa không khí ô tô Mazda 3
Bảng 1: Tỉ lệ các lỗi thường gặp trên hệ thống điều hoà không khí trên xe
Mazda 3 (số liệu thống kê tại gara ô tô vào tháng 4 năm 2024)
STT Các lỗi thường gặp Nguyên nhân Tỉ lệ
1 Mất lạnh hoặc làm lạnh kém
- Thiếu môi chất làm lạnh: Do rò rỉ trong hệ thống, môi chất làm lạnh bị mất dần và làm giảm hiệu quả làm lạnh
- Bộ lọc không khí bẩn: Bộ lọc không khí bị bám bụi bẩn gây cản trở luồng không khí, giảm hiệu suất làm lạnh
- Giàn bay hơi bị bẩn: Giàn bay hơi bám bụi hoặc bị tắc nghẽn, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt
2 Máy nén không hoạt động
- Hỏng ly hợp điện từ: Ly hợp điện từ bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, khiến máy nén không thể kết nối với động cơ
- Hỏng máy nén: Máy nén bị hỏng do sử dụng lâu ngày hoặc do thiếu dầu bôi trơn
- Mất điện: Hệ thống điện cấp cho máy nén bị hỏng hoặc đứt dây
3 Rò rỉ môi chất làm lạnh
- Rò rỉ tại các khớp nối: Các khớp nối bị lỏng hoặc gioăng cao su bị mòn, gây rò rỉ môi chất làm lạnh
- Ống dẫn ga bị hỏng: Ống dẫn ga bị nứt, gãy hoặc bị thủng do va chạm hoặc mài mòn theo thời gian
- Rò rỉ tại giàn ngưng hoặc giàn bay hơi:
Các bộ phận này có thể bị rò rỉ do bị ăn mòn hoặc hư hỏng cơ học
4 Quạt gió không hoạt - Động cơ quạt gió hỏng: Động cơ quạt gió 13,8
46 động hoặc hoạt động yếu bị hỏng hoặc bị cháy do sử dụng lâu ngày
- Cánh quạt bị kẹt: Cánh quạt bị kẹt do bụi bẩn hoặc các vật cản khác
- Hỏng cầu chì hoặc rơle quạt gió: Cầu chì hoặc rơle điều khiển quạt gió bị hỏng, ngăn quạt gió hoạt động
5 Tiếng ồn lạ từ hệ thống điều hòa
- Máy nén hỏng: Máy nén bị hỏng, gây ra tiếng ồn khi hoạt động
- Cánh quạt gió bị lỏng hoặc bị hỏng: Cánh quạt gió bị lỏng hoặc bị hỏng gây ra tiếng ồn khi quay
- Ống dẫn ga bị rung: Ống dẫn ga bị rung hoặc va chạm với các bộ phận khác của xe gây ra tiếng ồn
6 Mùi hôi từ hệ thống điều hòa
- Nấm mốc và vi khuẩn trong giàn bay hơi:
Giàn bay hơi ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi
- Bộ lọc không khí bẩn: Bộ lọc không khí bị bám bụi và vi khuẩn, gây ra mùi hôi khi hệ thống điều hòa hoạt động
- Hơi nước đọng trong hệ thống: Hơi nước không thoát được ra ngoài, tích tụ và gây mùi hôi
7 Hệ thống điều hòa hoạt động không ổn định
- Cảm biến nhiệt độ hỏng: Cảm biến nhiệt độ bị hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, gây ra việc điều khiển nhiệt độ không chính xác
- Van tiết lưu bị tắc hoặc hỏng: Van tiết lưu bị tắc hoặc không hoạt động đúng cách, ảnh hưởng đến luồng môi chất làm lạnh
- Điện áp không ổn định: Hệ thống điện của xe không ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống điều hòa
Biểu đồ thể hiện tỉ lệ xuất hện các trường hợp hư hỏng của hệ thống điều hoà không khí trên xe Mazda 3 2023:
Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy:
Trên hệ thống điều hoà không khí của xe Mazda 3 ta thường bắt gặp lỗi mùi hôi từ hệ thống điều hoà chiếm tỉ lệ 25% và trường hợp chiếm tỉ lệ thấp nhất là hệ thống điều hoà hoạt động không ổn định chỉ có 2% do đó ta có thể thấy được sự ổn định của hệ thống điều hoà không khí trên xe Mazda 3 ngày càng được cải tiến để vận hành một cách ổn định nhất
Bảng 2: Một số hư hỏng của hệ thống điều hoà không khí trên ô tô Mazda 3
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục Điều hòa chỉ ra gió chứ không lạnh
– Thiếu ga Nếu lượng gas không đủ thì máy sẽ chỉ có gió chứ không lạnh hoặc lạnh rất yếu
– Bộ lọc gió bị bám bụi
– Bơm ga, nếu không hết thì cần tháo toàn bộ hệ thống ra để tìm nguyên nhân rò rỉ – Vệ sinh bộ lọc gió
Tỉ lệ các lỗi thường gặp trên hệ thống điều hoà không khí trên xe Mazda 3 (%)
Mất lạnh hoặc làm lạnh kém Máy nén không hoạt động
Rò rỉ môi chất làm lạnh Quạt gió không hoạt động hoặc hoạt động yếu Tiếng ồn lạ từ hệ thống điều hòa
Mùi hôi từ hệ thống điều hòa
Hệ thống điều hòa hoạt động không ổn định
48 Băng bám lạnh trong hệ thống điều hòa ô tô
Hệ thống điều hòa thiếu trầm trọng gas lạnh, áp suất trong các bình chứa giảm mạnh dẫn đến nhiệt độ sôi của gas giảm rõ rệt hơi nước trong không khí thổi quan giàn sẽ bị đóng băng trên bề mặt ống và các khe hở, các lá tản nhiệt của giàn
Hãy vệ sinh, bảo dưỡng, hút chân không thật kỹ, sau đó nạp gas mới
Hệ thống điều hòa làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu
Do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm giàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ giàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc Do người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra
Cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió bằng các hóa chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng Lọc gió điều hòa cần thay thế sau mỗi 20.000km hoặc sau 2 năm sử dụng
Hệ thống bị lọt khí, trong xe chỉ hơi mát
Do quá trình hút chân không chưa đạt hoặc máy hút chân không bị yếu, hay khi nạp ga vào bị lọt không
Hiện tượng này bạn cần xả ga ra, hút chân không cho kỹ Nếu không khắc phục nhanh lỗi này sẽ khiến dầu lạnh bị
49 khí vào bên trọng biến chất, cô đặc không còn khả năng bôi trơn và làm hư hỏng máy
Hư hỏng máy nén khí, tắc bầu ngưng
Xe không có hơi mát, khi sờ ống cao áp thấy hơi mát mà không ấm Xả ga thấy mùi hôi và dầu chuyển sang màu tối đen
Do máy nén bị hỏng (xilanh, piston bị mòn tạo ra khe hở trên piston và xilanh, gây ra hiện tượng không nén đủ áp suất)
Ngoài ra, lỗi còn do van điều khiển máy nén bị kẹt, luôn mở (buồng cao áp thông với buồng điều khiển)
Cần thay máy nén với hay trường hợp đầu, trường hợp sau cần thay bầu ngưng Ngoài ra, khi thay máy nén cần thay phin lọc ga, vệ sinh lại hệ thống để loại bỏ cặn bẩn, dầu bên trong, hút chân không và nạp gas
Một số dấu hiệu hiện trên kính kiểm soát ga:
Màu trắng đục như sữa
Có nước trong hệ thống
Hãy vệ sinh, bảo dưỡng, hút chân không thật kỹ, sau đó nạp gas mới, dầu mới
Thỉnh thoảng có bọt nước hoặc bọt nổi liên tục
Thiếu chất làm lạnh (gas) hoặc bộ hút ẩm không giữ được hơi ấm
Hút chân không kỹ, bơm chất làm lạnh (gas), thay bộ lọc
Có vết sọc của dầu trên kính
Hệ thống không còn chất làm lạnh (gas)
Bơm chất làm lạnh (gas)
Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Mazda 3
Để thực hiện quy trình chẩn đoán được chính xác nhất ta cần chuẩn bị các dụng cụ đồ nghề phù hợp và đúng với chức năng của nó
3.2.1 Các bộ dụng cụ dùng trong quy trình tháo lắp, kiểm tra và chẩn đoán Bảng 3: Các dụng cụ dùng trong kiểm tra chẩn đoán hệ thống điều hoà không khí
1 Máy đo áp suất điều hòa: Dùng để đo áp suất trong hệ thống điều hòa
2 Máy kiểm tra rò rỉ chất làm lạnh: Để phát hiện các rò rỉ chất làm lạnh
3 Bộ nạp chất làm lạnh: Để nạp chất làm lạnh vào hệ thống
4 Máy hút chân không: Để loại bỏ không khí và hơi nước khỏi hệ thống
5 Bộ kiểm tra nhiệt độ: Để đo nhiệt độ khí thoát ra từ cửa gió
6 Bộ kiểm tra điện: Để kiểm tra các mạch điện trong hệ thống điều hòa
7 Máy quét mã lỗi OBD-II: Để đọc và giải mã các mã lỗi từ hệ thống điều khiển động cơ và điều hòa
8 Bộ dụng cụ tháo lắ: Các dụng cụ cầm tay như cờ lê, tua vít, kìm, và dụng cụ tháo lắp ống dẫn
9 Găng tay bảo hộ, kính bảo hộ: Để bảo vệ trong quá trình làm việc
Quy trình kiểm tra hệ thống điều hoà trên xe Mazda 3 gồm 3 bước:
Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm người kỹ thuật phải quan sát, xem xét các chi tiết của hệ thống điều hoà theo các cách dưới đây:
- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định, không được quá trùng hay quá căng Sau đó quan sát kỹ dây có bị mòn, tước sợi hay chai bóng không, dây phải thẳng hàng giữa các puli truyền động nên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra độ căng dây curoa máy nén, tuyệt đối không được tự xác định mức căng bằng thói quen…
- Chân gắn máy nén phải đủ chặt vào thân động cơ, ngoài ra không được xuất hiện các hiện tượng nứt, vỡ hay long hỏng
- Các đường ống dẫn môi chất lam lạnh không được mòn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận di động
- Phốt của trục máy nén phải kín, nếu bị hở ta có thể quan sát thấy vết dầu quanh trục máy nén, trên mặt puli và mâm bị động của bộ ly hợp điện từ máy nén
- Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ để đảm bảo thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không được áp quá sát vào két nước động cơ Giàn nóng thườn bị các tạp chất như bụi bẩn, sâu bọ hoặc lá cây che lấp, gây ngăn cản gió lưu thông xuyên qua để giải nhiệt Tình trạng này sẽ gây cản trở sự ngưng tụ của môi chất làm lạnh
- Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí, các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải đảm bảo điều kiện hoạt động nhạy, nhẹ và tốt
Chẩn đoán lỗi hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Mazda 3 và xử lý các hỏng hóc thông thường Đọc các thông số áp kế và các lỗi liên quan
- Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, không được bám bụi bẩn Thông thường nếu khi bật điều hoà xuất hiện mùi hôi khó chịu chứng tỏ giàn lạnh bị bẩn
- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy được đầy đủ các chế độ của quạt Nếu không đạt yêu cầu cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió
- Các bộ lọc không khí phải thông sạch
- Nếu quan sát thấy có vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống điều hoà, trên đường ống dẫn môi chất làm lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất làm lạnh
3.2.2.2 Chẩn đoán lỗi hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Mazda 3 và xử lý các hỏng hóc thông thường
Muốn chẩn đoàn chính xác các hư hỏng thông thường của hệ thống điều hoà không khí trên ô tô, người kỹ thuật viên phải tiến hành đo kiểm và ghi nhận áp suất bên phía thấp và bên áp suất cao của hệ thống điều hoà Số liệu đo được sẽ làm cơ sở chẩn đoán cũng như so sánh với số liệu nhà sản xuất Dưới đây là các thao tác của kỹ thuật viên cần làm để tiến hành đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà
- Khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp Kết nối bộ áo kế vào hệ thống đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ
- Cho động cơ hoạt động ở vận tốc khoảng 2000 vòng/phút
- Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa
- Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất
- Mở rộng hai cánh cửa trước của xe
- Đọc và ghi lại các số đo của áp kế
- Tuỳ theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô, kết quả đo kiểm có thể được tóm tắt với các tình huống sau Người kỹ thuật viên phải dùng các kết quả đo được phân tích và đưa ra các cách xử lý đúng kỹ thuật nhất
3.2.2.3 Đọc các thông số áp kế và các lỗi liên quan
Tiến hành gắn đồng hồ đo áp suất vào hệ thống điều hoà: Ống màu đỏ gắn vào đường ống cao áp, ống màu xanh gắn vào đường ống áp thấp
Hình 3-1: Gắn đồng hồ đo áp suất vào hệ thống điều hoà
- Phân tích kết quả và chẩn đoán hư hỏng hệ thống điều hòa
Hình 3-2: Áp suất ga bình thường
Nếu hệ thống lạnh bình thường, giá trị áp suất trên đồng hồ như hình vẽ:
- Phía áp thấp: 0,15 – 0,25 MPa (1,5 – 2,5 kgf/m2)
- Phía áp cao: 1.6 – 1,8 MPa (16,3 – 18,4 kgf/m2)
Trường hợp 2: Lãnh chất không đủ (thiếu ga):
Hình 3-3: Áp suất ga ở áp cao và áp thấp đều thấp
Trên hình vẽ: Nếu thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều nhỏ hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Áp suất thấp ở cả vùng áp cao và áp thấp
Bọt có thể thấy ở mắt ga
Kiểm tra rò ga và sửa chữa
Trường hợp 3: Thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt:
Hình 3-4: Áp suất ga ở áp cao và áp thấp đều cao
56 Nếu có hiện tượng thừa lãnh chất hay giàn nóng giải nhiệt không tốt thì giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều lớn hơn giá trị bình thường
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục Áp suất cao ở cả vùng áp cao và áp thấp
Không có bọt ở mắt ga mặc dù tốc độ hoạt động thấp
Giải nhiệt giàn nóng kém Điều chỉnh đúng lượng lãnh chất
Kiểm tra hệ thống làm mát (quạt giải nhiệt)
Trường hợp 4: Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh:
Hình 3-5: Áp suất ga áp thấp quá thấp
Khí ẩm không được tách khỏi hệ thống, áp suất trên đồng hồ vẫn bình thường mới bật lạnh Sau một thời gian, phần áp thấp giảm tới áp suất chân không Sau vài giây đến vài phút, áp suất đo trở lại bình thường Quá trình này cứ lặp đi lặp lại Triệu chứng này xảy ra khí ẩm không được tách làm lặp lại sự đóng băng và tan băng gần van tiết lưu
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: Sau một thời gian phía áp thấp giảm tới áp suất chân không
(Tại thời điểm này, tính năng làm lạnh giảm)
Thay bình chứa hoặc lọc ga Hút chân không triệt để trước khi nạp ga, điều này giúp hút ẩm ra khỏi hệ thống lạnh
Trường hợp 5: Máy nén yếu:
Hình 3-6: Áp suất ga ở áp cao quá cao và áp thấp quá thấp
Xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô mazda 3
Yêu cầu an toàn kỹ thuật trong bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô
Trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa một hệ thống điện lạnh ô tô, người thợ tiến hành phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tuân thủ các chỉ dẫn của nhà sản suất Dưới đây là một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ cần phải lưu ý
1 Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ô tô trong khoang động cơ cũng như phía sau bảng đồng hồ
2 Khi cần thiết phải đo kiểm trắc nghiệm các bộ phận điện cần đến nguồn điện ắc quy thì ta phải thao tác cẩn thận tối đa
3 Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ
4 Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau sạch sẽ bên ngoài các đầu nối ống
5 Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống
6 Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng
7 Trước khi tháo lỏng một racco nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga không để ta kịp thời xử lý, phải siết chặt đảm bảo kín các đầu nối ống
8 Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống racco phải dùng hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh
9 Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay mới bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, sau đó rút chân không và nạp ga mới, nếu để cho môi chất lạnh chui vào máy rút chân không trong suốt quá trình bơm rút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này
10 Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh phải lập tức
66 bịt kín các các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào
11 Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo các nút bịt đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này
12 Khi lắp ráp các đầu racco phải thay mới vòng đệm và phải thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng
13 Trong quá trình lắp đặt các ống dẫn môi chất làm lạnh tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát
14 Khi siết ông nối và các đầu racco ta phải siết đúng lực quy định, không được siết quá mức
15 Tuyệt đối không được nạp môi chất làm lạnh thể “lỏng” vào hệ thống lúc máy nén đang bơm Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén
16 Môi chất làm lạnh có tính phá huỷ các bề mặt sơn mạ, cho nên khi người kỹ thuật tiếp xúc với môi chất phải tránh tuyệt đối không để môi chất vấy vào các bề mặt này
3.3.1 Các bước nạp gas điều hoà không khí
Bước 1 : Thực hiện việc hút không khí và độ ẩm trước khi thực hiện quá trình nạp gas
Trong bước này, ta cần thực hiện thao tác lắp bơm chân không để hút chân không vào bình điều hoà
Tiếp đó, bạn lắp đặt ống nạp gas vào vạn xả phía thấp áp, phần van xả này thường nằm ở gần bộ lọc không khí ẩm
Hình 3-10: Kết nối đường áp cao và áp thấp vào ống nạp gas
67 Sau đó, tiến hành mở cả 2 van cao áp và thấp áp rồi mới bật bơm chân không Ta cần quan sát đồng hồ đo thấp áp độ chân không trong bình phải đạt được mức 750mmHg Như vậy thì gas mới có thể được nạp không quyện và gây nhiễu hệ thống
Bước 2: Tiến hành kiểm tra rò rỉ gas
- Trong bước này ta thực hiện đóng cả 2 vạn cao áp và thấp áp lại sau khi hút chân không xong
- Đồng thời tắt bơm và giữ nguyên trạng thái trong 5 phút để kiểm tra lại độ rỉ rỉ
- Để giúp việc kiểm ra rò rỉ cần dùng dung dịch nước xà phòng phun lên các đường ống, cũng như các chi tiết trên hệ thống điều hòa
- Nếu vị trí đã phun xà phòng đó bị xuất hiện bong bóng khí thì tức là gas đã bị gò rỉ
Bước 3: Thực hiện thao tác kiểm tra lại đường ống và máy nén
- Người kỹ thuật cần tiến hành kiểm tra lại đường ống của giàn nóng có bị tắt nghẽn hay không? đồng thời máy nén có còn hoạt động không? Từ đó tìm đưa ra được cách xử lý ổn thỏa nhất
Bước 4: Thực hiện nạp gas vào hệ thống điều hòa
- Tiến hành cấp dây nạp gas vào trong hệ thống điều hòa vào bên trong xe ô tô Sau đó, đóng cả 2 van, mở van xả khí trong đường ống để khí gas lạnh sẽ được giải phóng và đi ra ngoài theo ống nạp
- Thực hiện việc này để tránh cho tình trạng bình chứa bị thủng khi khớp nối của ống nạp gas được kết nối với khớp nối trên bình chứa
Bước 5: Vệ sinh lại ống nạp gas
- Thực hiện mở van thấp áp sau cho đến khi nghe thấy tiếng “xì” của mình gas lạnh
- Sau đó, mới tiến hành nới lỏng từ từ khớp nối, mở khớp nối để có thể nối bộ van áp thấp vào với ống nạp
- Trong khi gas lạnh đi qua ống nạp thoát ra ngoài thì ta nên xiết chặt lại khớp nối để ngăn cho không khí cũng như độ ấm không đi vào bên trong được ống nạp
Bước 6: Thực hiện nạp gas điều hòa ô tô theo phía cao áp
- Van cao áp này thường được nằm ở gần bộ lọc không khí ẩm
- Khi bạn đã xác nhận được vị trí của van này ta chỉ cần nối nó với đường ống áp suất thấp của đồng hồ đo
- Lưu ý phài chọn bình gas phù hợp với dung tích hệ thống điều hòa
- Ngoài ra cũng có thể lộn ngược bình gas để nạp ga lỏng vào hệ thống nhanh hơn
- Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này không được nổ máy và van thấp áp phải được đóng lại hoàn toàn
Bước 7: Thao tác nạp gas điều hòa xe hơi từ phía thấp áp
- Bước này cần thực hiện khóa chắt van cao áp lại rồi mới mở van thấp áp ra
- Sau đó để công tắc A/C bật ON và công tắc gió ở vị trí HI nhằm để điều hòa mở hết công suất, tiến đó thì mở toàn bộ cửa xe
- Tiếp theo, dùng đồng hồ đo để kiểm soát lại áp suất nạp vào, áp suất thấp nằm ở mức 1,5 – 2,5kgf/cm2 và phía áp suất cao khoảng 14 – 15kgf/cm2
- Như vậy là đã đủ tiêu chuẩn cho 1 chiếc xe và không cần nạp thêm
Bước 8: Đóng lại van và tháo gỡ dụng cụ nạp gas
- Sau khi đã hoàn thành quá trình nạp gas, ta cần vặn chắt lại các van trên đồng hồ đo và bình chứa
- Sau đó đóng van thấp áp và tháp gỡ các khớp nối của ống nạp trên đồng hồ đo và trên bình chứa
- Cuối cùng là kiểm tra lại 1 lần nữa các vị trí van xả thấp áp và cao áp có bị rò rỉ hay không Rồi sau đó chỉ cần thay thế nắp nhựa của các van xả
Bước 9: Kiểm tra và vận hành thử điều hòa của xe
- Khi đã hoàn hành quá trình nạp gas cho xe ô tô xong, ta cần vận hành xe và bật điều hòa để kiểm tra khả năng của hệ thống điều hòa làm mát của máy lạnh
Quy trình khắc phục hư hỏng áp dụng cho tất cả các gara
Như vậy dưới đây là quy trình khắc phục hư hỏng hệ thống điều hoà nói chung và các hư hỏng khác trên xe ô tô nói riêng chủ yếu bao gồm 5 giai đoạn Khi một kỹ thuật viên chẩn đoán sự cố và không theo đúng quy trình cần thiết, sự cố này có thể trở nên phức tạp và cuối cùng kỹ thuật viên đó có thể thực hiện việc sửa chữa không phù hợp do dự đoán sai Để tránh điều này, kỹ thuật viên cần phải hiểu chính xác 5 giai đoạn khi khắc phục hư hỏng
Kiểm tra và tái tạo lại triệu chứng hư hỏng Kiểm tra và tái tạo lại triệu chứng hư hỏng là bước thứ nhất trong việc khắc phục hư hỏng Yếu tố quan trọng nhất trong khắc phục hư hỏng là quan sát chính xác hiện tượng trục trặc thực tế (các triệu chứng) mà khách hàng nêu ra và tiến hành phán đoán thích hợp không có bất cứ định kiến nào
Bảng 7: Các câu hỏi điều tra trước chẩn đoán Điều tra trước chẩn đoán Hỏi cụ thể
Cái gì Các triệu chứng hư hỏng để tái tạo lại các triệu chứng hư hỏng Khi nào Ngày, giờ, và tần xuất xuất hiện hư hỏng Ở đâu Điều kiện của đường xá…
Trong các điều kiện nào Điều kiện xe chạy, thời tiết Điều gì xảy ra Các triệu chứng này cho ta cảm nghĩ gì
Xác định xem đó có phải là hư hỏng hay không
Khi khách hàng khiếu nại, có nhiều trường hợp khác nhau Không phải tất cả các triệu chứng đều liên quan đến hư hỏng, mà có thể là các đặc điểm vốn có của chiếc xe đó Nếu Kỹ thuật viên sửa chữa một xe không có hư hỏng, anh ta sẽ không chỉ lãng phí thời gian quý giá, mà còn làm mất lòng tin của khách hàng
Tiếp nhận thông tin từ khách hàng
Tái tạo triệu chứng hư hỏng
Không thể tái tạo triệu chứng
Quan sát chính sác sự việc thực tế
Tái tạo triệu chứng bằng cách tái hiện các dấu tích Quan sát chính xác sự việc thực tế
Dự đoán nguyên nhân hư hỏng
Cần phải tiến hành dự đoán nguyên nhân hư hỏng một cách có hệ thống, căn cứ vào triệu chứng của sự cố mà kỹ thuật viên đã xác nhận
Quy trình khắc phục hư hỏng: Chúng ta thực hiện quy trình theo những câu hỏi sau:
Xác định xem đây có phải hư hỏng không (giai đoạn 2)
Thu hẹp nguyên nhân từ chức năng hoạt động của xe đến từng chức năng cơ cấu
Thu hẹp nguyên nhân này từ mỗi cơ cấu, kết cấu và hoạt động đến từng bộ phận Kiểm tra và tái tạo lại triệu chứng (giai đoạn1)
Các triệu chứng không phải hư hỏng
Chuyển sang giai đoạn 3 Các triệu chứng là một hư hỏng
Xử lý khiếu nại này một quan điểm khác ngoài hư hỏng
- Nếu hư hỏng đã xảy ra vài lần, có mẫu thức nào chung giữa các lần xuất hiện đó?
- Khách hàng có thói quen nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xe không?
- Nguyên nhân của hư hỏng tương tự đã được sửa chữa trong quá khứ như thế nào?
- Có triệu chứng nào báo trước sự cố này trong quá trình sửa chữa trước đây hay không?
Kiểm tra khu vực có nghi ngờ và phát hiện nguyên nhân Việc chẩn đoán hư hỏng là một quá trình nhắc lại từng bước để tiếp cận với nguyên nhân đúng của hư hỏng, căn cứ vào các sự việc thực tế (số liệu) thu được qua việc kiểm tra
Các điểm quan trọng đối với việc kiểm tra:
- Kiểm tra một cách có hệ thống các hạng mục dựa vào các chức năng, cấu tạo và hoạt động của xe
- Bắt đầu bằng một việc kiểm tra chức năng của các hệ thống, thu hẹp dần mục tiêu đến kiểm tra bộ phận riêng lẻ
Dự đoán nguyên nhân hư hỏng (giai đoạn 3)
- Nếu có máy chẩn đoán, hãy dùng nó để kiểm tra
Ngăn chặn tái xuất hiện hư hỏng
Thực hiện công việc sửa chữa không chỉ để loại bỏ sự cố này, mà còn để loại bỏ sự tái xuất hiện hư hỏng
Các điểm quan trọng để ngăn chặn tái xuất hiện hư hỏng
- Đây có phải là một hư hỏng riêng lẻ, hoặc do một bộ phận khác gây ra?
- Đây có phải do tuổi thọ của bộ phận này không?
- Có phải do việc bảo dưỡng đúng không?
- Có phải do việc xử lý hoặc vận hành không thích hợp?
- Có phải do các điều kiện sử dụng không thích hợp không?
Kiểm tra khu vực có nghi ngờ và phát hiện nguyên nhân (giai đoạn 4)
Tìm ra các yếu tố gây ra hư hỏng
Phát hiện đúng nguyên nhân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thời gian vừa qua với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu chuyên ngành điện lạnh ôtô, kinh nghiệm của những người đi trước và đề tài liên quan em đã hoàn thành cơ bản về nội dung đề tài tốt nghiệp “Xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí trên xe Mazda 3 – 2023” đã đạt được các vấn đề sau:
- Nêu được tổng quan về tình hình phát triển của ngành ô tô trên thế giới và Việt Nam
- Giới thiệu về xe và hệ thống điều hoà không khí xe ô tô Mazda 3 2023, phân tích được cấu tạo các bộ phận và nguyên lý làm việc của hệ thống điều hoà không khí trên xe
- Phân tích được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Xây dựng được quy trình kiểm tra bảo dưỡng sửa và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí trê xe Mazda 3 2023
Bên cạnh đó đề tài vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình nghiên cứu như một số bộ chi tiết chưa có hình ảnh thực tế, vẫn còn một số hư hỏng của hệ thống chưa được nêu ra trong nội dung đề tài
Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài tốt nhất Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Đặng Thị Hà, Các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể bạn bè đã giúp đở em thực hiện đề tài