1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập thực tập định hướng nghề nghiệp 1 công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý tài sản ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giới thiệu về cơ quan thực tập Phòng Xử lý nợ Miền Bắc 01 là bộ phận của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Tài sản Ngân hàng hương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh VượngT , được điều hành b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING

Họ và tên sinh viên: Phạm Ngọc Hiếu

Khóa: 19Ngành: Luật

BÁO CÁO THỰC TẬP

HỌC PHẦN: THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1

Cán bộ hướng dẫn thực tập: Lương Minh Thuấn

NĂM 2024

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập và rèn luyện nghề nghiệp, việc thực tập tại một tổ chức thực tế không chỉ giúp chúng ta áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn mà còn là cơ hội để trải nghiệm và học hỏi những kỹ năng thực tế Trong kỳ thực tập vừa qua tại Phòng Xử lý Nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng, tôi đã có cơ hội tiếp cận và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nơi tôi được trải qua những trải nghiệm mới mẻ và học hỏi rất nhiều Phần báo cáo này sẽ tổng hợp lại những trải nghiệm và kiến thức tôi đã thu được trong suốt thời gian thực tập tại Phòng Xử lý ợ, cũng như những nđóng góp và nhận xét của tôi về quá trình này

1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập

Phòng Xử lý nợ Miền Bắc 01 là bộ phận của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Tài sản Ngân hàng hương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh VượngT , được điều hành bởi Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 25/05/1966, Cử nhân Tài chính - Ngân hàng - Đại học Kinh tế Quốc dân Công ty gồm hai bộ phận chính là Trung tâm thu hồi nợ khách hàng cá nhân và Trung tâm thu hồi nợ khách hàng doanh nghiệp Giám đốc của Trung tâm thu hồi nợ khách hàng cá nhân là bà Trịnh Thị Thanh Huyền Phòng Miền Bắc 01 là phòng quản lý các khoản nợ khách hàng cá nhân tại 5 tỉnh miền Bắc gồm Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, một trong 8 phòng trực thuộc Trung tâm thu hồi nợ khách hàng cá nhân, 1 trong hai trung tâm của Công ty quản lý tài sản VPBank (8 phòng bao gồm Phòng Miền Bắc 01, Phòng Miền Bắc 02, Phòng Miền Nam, Phòng Miền Trung 01, Phòng Miền Trung 02, Phòng Miền Nam, Phòng Hà Nội, Phòng Hồ Chí Minh) Tôi hiện đang thực tập tại Phòng Miền Bắc 01, dưới sự hướng dẫn của Trưởng phòng Lương Minh Thuấn

Công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

Trang 3

Thịnh Vượng ồm các chức năng chính như sau: g• Quản lý tài sản: Công ty chịu trách nhiệm quản lý các tài sản thuộc sở

hữu hoặc quản lý của Ngân hàng hương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh TVượng hoặc các tổ chức khác Điều này bao gồm việc đánh giá, tái cơ cấu, và tiến hành các biện pháp quản lý tài sản nhằm tối ưu hóa giá trị của chúng

• Thu hồi nợ: Công ty thực hiện các hoạt động thu hồi các khoản nợ từ cá nhân hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững đàm phán, tìm , kiếm các phương tiện khắc phục khó khăn tài chính, và thực hiện các biện pháp pháp lý để thu hồi nợ từ khách hàng

• Xử lý tài sản khó khăn: Công ty đảm nhận việc xử lý các tài sản khó khăn, bao gồm các tài sản bị tịch thu hoặc tài sản bất động sản không có giá trị sử dụng Công ty thực hiện các biện pháp như bán đấu giá, tái sử dụng hoặc thanh lý để tối ưu hóa giá trị của tài sản đóng góp vào sự ổn , định và tính bền vững của hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đồng thời, hoạt động này cũng giúp giảm thiểu rủi ro và cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng

Công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập vào ngày 05/07/2006, là Đơn vị thành viên 100% vốn thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Đây là một trong những đơn vị đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản theo đề án của Ngân hàng Nhà Nước với tên gọi tiền thân là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý Tài sản Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam Từ khi thành lập, Công ty không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động của mình Ban đầu, công ty tập trung vào việc tái cơ cấu và quản lý tài sản nợ xấu của ngân hàng, nhằm tối ưu hóa giá trị tài sản và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Sau đó, Công ty đã mở rộng hoạt động của mình

Trang 4

sang các lĩnh vực khác như xử lý tài sản khó khăn và thu hồi nợ từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Công ty liên tục cải thiện quy trình, áp dụng công nghệ hiện đại để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong các giao dịch Trải qua thời gian trưởng thành và phát triển, Công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của Công ty chỉ ở mức 20 tỷ đồng Những năm gần đây, để đáp ứng được mục tiêu thu hồi nợ, VPBank AMC đã xây dựng bộ máy nhân sự chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết với quy mô tăng dần theo các năm Tại thời điểm năm 20 , tổng số cán bộ nhân viên của 06 Công ty là 100 người, đến năm 2013 con số đó đã tăng gấp 3 lần, năm 2017 tăng gấp gần 5 lần và đến hết năm 2023, số lượng nhận sự của công ty là gần 5000 nhân viên Công ty Quản lý Tài sản Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng từ một doanh nghiệp có quy mô nhân sự bậc trung đã tăng trưởng thành một doanh nghiệp với trên nghìn nhân sự Lưc lượng nhân sự đông đảo của Công ty đã phủ khắp ba miền Bắc – Trung - Nam

1.2 Giới thiệu về cán bộ hướng dẫn thực tập

Cán bộ trực tiếp Hướng dẫn tôi trong kì thực tập này là đồng chí Lương Minh Thuấn, Trưởng phòng xử lý nợ Miền Bắc 01, Trung tâm thu hồi nợ khách hàng cá nhân Đồng chí sinh ngày 17 tháng 5 năm 1985, đã có 10 năm công tác trong mảng xử lý nợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng và quản lý tài sản, Lương Minh Thuấn có kiến thức sâu rộng về các quy trình, biện pháp và chiến lược trong việc xử lý nợ và quản lý tài sản Đồng chí có khả năng phân tích và đánh giá tình hình nợ của khách hàng một cách chính xác và hiệu quả, đồng thời cung cấp các giải pháp và hướng dẫn thực tế để giải quyết vấn đề

Với cương vị là một rưởng phòng Xử lý nợ, công việc của đồng chí Ttrong phòng gồm có:

Trang 5

• Điều hành hoạt động của phòng: Trưởng phòng phải lập kế hoạch và tổ chức hoạt động hàng ngày của phòng xử lý nợ, đảm bảo rằng các nhiệm vụ và mục tiêu được thực hiện đúng thời hạn và đạt được hiệu quả mong muốn

• Quản lý nhân sự: Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo và phát triển nhân viên trong phòng xử lý nợ, bên cạnh đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên nhân viên để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả

• Đàm phán và giải quyết nợ: Trưởng phòng là người đại diện cho quyền lợi của ngân hàng trong các cuộc đàm phán với khách hàng để thảo luận và đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm giải quyết nợ Anh ta cũng thực hiện các biện pháp pháp lý hoặc tái cơ cấu nợ khi cần thiết để thu hồi nợ • Theo dõi và báo cáo: Trưởng phòng phải theo dõi và đánh giá tình hình

xử lý nợ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng Bên cạnh đó cần lập các báo cáo thường kỳ về tình hình nợ và hiệu suất hoạt động của phòng để cung cấp cho trung tâm

Có thể thấy trưởng phòng xử lý nợ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và tính bền vững của ngân hàng thông qua việc quản lý và giải quyết các khoản nợ một cách chuyên nghiệp và hiệu quả

II PHẦN NỘI DUNG 2.1 Mô tả các vị trí nghề nghiệp trong cơ sở thực tập

Phòng Xử lý nợ Miền Bắc 01 gồm nhiều vị trí để giải quyết các khoản nợ của ngân hàng bao gồm:

Nhân viên xử lý nợ: Đây là những nhân viên trực tiếp tham gia vào việc quản lý và giải quyết các khoản nợ của khách hàng Công việc của họ bao gồm liên lạc với khách hàng, thu thập thông tin về nợ, đề xuất các phương án giải quyết nợ và thực hiện các biện pháp pháp lý hoặc tái cơ cấu nợ

Trang 6

Chuyên viên pháp lý: Có vai trò tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết nợ Chuyên viên pháp lý thực hiện các biện pháp pháp lý như chuẩn bị hợp đồng, thư từ pháp lý và tham gia vào quá trình đàm phán với khách hàng

Chuyên viên tài chính: Hỗ trợ trong việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng và đưa ra các phương án giải quyết nợ phù hợp Chuyên viên tài chính cũng có thể tham gia vào việc xác định khả năng thanh toán của khách hàng và đề xuất các biện pháp tái cơ cấu nợ

Chuyên viên khách hàng: Là người chịu trách nhiệm liên lạc trực tiếp với khách hàng, cung cấp thông tin về tình hình nợ và hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ Chuyên viên khách hàng có nhiệm vụ giữ liên lạc tốt đẹp và giải quyết các khiếu nại từ phía khách hàng

Yêu cầu tuyển dụng của Phòng xử lý nợ cũng bao gồm các điều kiện rất khắt khe Đa số các vị trí trong phòng xử lý nợ đều yêu cầu ít nhất bằng cử nhân trong các ngành liên quan như Tài chính, Kế toán, Luật, Quản trị kinh doanh, hay các ngành liên quan khác Các vị trí quản lý và chuyên viên thường yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, hoặc quản lý tài sản Đối với nhân viên cấp dưới, có thể yêu cầu kinh nghiệm tương đương hoặc ít nhất là có kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính và xử lý nợ Sự giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng, đặc biệt đối với các vị trí liên quan đến đàm phán với khách hàng Ứng viên cần có khả năng giao tiếp mạch lạc, thuyết phục, và giải quyết xung đột một cách hiệu quả Ngoài ra, công việc trong phòng xử lý nợ thường yêu cầu sự hợp tác và làm việc nhóm Do đó, ứng viên cần có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc hiệu quả trong môi trường nhóm

2.2 Mô tả vị trí nghề nghiệp mà mình quan tâm tìm hiểu

Nghề nghiệp tôi mong muốn trong Phòng xử lý nợ là vị trí Chuyên viên

Trang 7

pháp lý Đây là vị trí có thể tìm hiểu và áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn công việc để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp, có cơ hội thực hành kiến thức pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp và bảo vệ quyền lợi của tổ chức và khách hàng

Chuyên viên pháp lý yêu cầu có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong lĩnh vực Luật hoặc các chuyên ngành liên quan như Tài chính, Kinh doanh, hoặc Quản trị kinh doanh Bên cạnh đó, chứng chỉ luật sư hoặc chứng chỉ về tài chính là một lợi thế trong công việc Ngoài ra, ứng viên cần có kiến thức sâu về pháp luật, đặc biệt là pháp luật tài chính và pháp luật về nợ Hiểu biết về các quy định và quy trình pháp lý liên quan đến xử lý nợ là cần thiết

Đối với vai trò là một chuyên viên pháp lý trong hòng xử lý nợ, chuyên Pviên pháp lý thường phải đọc, hiểu và phân tích các hợp đồng vay, tài liệu pháp lý và các văn bản liên quan khác để đánh giá nghĩa vụ và quyền lợi của cả ngân hàng và khách hàng Chuyên viên hỗ trợ trong việc thực hiện các biện pháp pháp lý như đưa ra các yêu cầu thanh toán, chuẩn bị các văn bản pháp lý và tham gia vào quá trình đàm phán với khách hàng hoặc luật sư, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp pháp lý liên quan đến các vấn đề nợ của khách hàng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách của ngân hàng; đàm phán với khách hàng để đạt được các thỏa thuận về việc giảm nợ, tái cơ cấu nợ hoặc thỏa thuận thanh toán

Hàng ngày, việc đầu tiên của một chuyên viên pháp lý là xem xét các hồ sơ nợ của khách hàng, bao gồm hợp đồng vay, thông tin tài chính, và các văn bản pháp lý khác để hiểu rõ tình trạng nợ của khách hàng Sau đó phải liên lạc trực tiếp với khách hàng để thu thập thông tin, giải thích các yêu cầu hoặc biện pháp pháp lý, và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nợ Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý chuẩn bị các tài liệu pháp lý như yêu cầu thanh toán, thông

Trang 8

báo việc chậm trễ thanh toán, hay các văn bản liên quan đến việc khởi kiện như thông báo khởi kiện, đơn khởi kiện, yêu cầu thi hành án Ví dụ: Hồ sơ vay vốn của khách hàng Hoàng Văn Cườm sinh ngày 22/01/1981, sinh sống tại Thủy Nguyên, Hải Phòng Khách hàng vay vốn 9.000.000.000 đồng qua hợp đồng thế chấp mảnh đất 1600m2 tại Thôn 11, Ngũ Lão, Thủy Nguyên, Hải Phòng để phục vụ sản xuất và kinh doanh Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng không còn nguồn thu để trả nợ Phòng xử lý nợ đã nhiều lần gửi thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vũ trả nợ nhưng khách hàng trây ỳ, không thực hiện Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng, chuyên viên pháp lý cần thực hiện ngay việc khởi kiện khách hàng để phát mãi tài sản thế chấp, thu hồi lại khoản nợ cho ngân hàng Do đó, chuyên viên pháp lý sẽ soạn thông báo khởi kiện gửi cho khách hàng và soạn đơn khởi kiện gửi cho Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

2.3 Các công việc được giao thực hiện hoặc tìm hiểu

Trong quá trình thực tập tại Phòng xử lý nợ, tôi thực hiện các công việc chính sau:

Đọc hồ sơ vay vốn của khách hàng: Phân tích chi tiết các hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm các tài liệu như hợp đồng vay, tài liệu tài chính, và thông tin liên quan Hiểu rõ về điều kiện và các điều khoản trong hợp đồng vay, bao gồm lãi suất, khoản vay, và thời hạn thanh toán Đánh giá tình trạng nợ của khách hàng bao gồm các khoản nợ chưa thanh toán, các khoản nợ chậm trả, và bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh Tôi đã đọc được 3 bộ hồ sơ về khách hàng quá hạn mà Phòng xử lý nợ đang giải quyết: Khách hàng Hoàng Văn Cườm có khoản vay thế chấp 9.000.000.000 đang quá hạn 95 ngày, Khách hàng Hoàng Thị Quen có khoản vay thế chấp 8.000.000.000 đang quá hạn 105 ngày, Khách hàng Nguyễn Thị Thảo có khoản vay thế chấp 7.000.000.000 đang quá hạn 108 ngày

Trang 9

Soạn thông báo khởi kiện, đơn khởi kiện khách hàng: Xác định các trường hợp vi phạm điều khoản hợp đồng vay và các biện pháp pháp lý có thể áp dụng Soạn các thông báo hoặc đơn khởi kiện theo quy trình và quy định của pháp luật đảm bảo rằng các văn bản được soạn thảo đầy đủ thông tin, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật Tôi được cán bộ hướng dẫn soạn đơn khởikiện khách hàng Hoàng Văn Cườm ra tòa án có thẩm quyền (Tòa án huyện Thủy Nguyên nơi có bất động sản đang thế chấp)

Đàm phán với khách hàng về việc thanh toán hoặc tất toán khoản vay: Liên lạc với khách hàng để thảo luận về các phương thức giải quyết nợ, bao gồm thanh toán nợ, tái cơ cấu nợ hoặc tất toán nợ Tư vấn cho khách hàng các chương trình vay thêm giúp khách hàng thanh quá hạn và cơ cấu lại khoản vay Nhìn chung, công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiến thức pháp lý, khả năng giao tiếp và thuyết phục, cũng như khả năng quản lý thời gian và làm việc hiệu quả trong môi trường áp lực Đồng thời, việc thực hiện các công việc này cũng là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính

2.4 Nhận xét chung

Qua quá trình thực tập tại Phòng xử lý nợ Miền Bắc 01, tôi cảm thấy đây là công việc làm việc nhiều với dữ liệu và số liệu, cũng như có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề Vị trí này cung cấp cho tôi nhiều cơ hội học hỏi và phát triển Tôi có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nợ trong ngân hàng, cũng như áp dụng kiến thức pháp luật và tài chính vào thực tế công việc Tuy nhiên môi trường làm việc tại đây đầy thách thức và áp lực, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề trong điều kiện áp lực cao khi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi tài chính của ngân hàng và đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính

Với các công việc được giao trong quá trình thực tập, tôi rút ra được

Trang 10

nhiều kinh nghiệm cho bản thân: Việc đọc và phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, giúp tôi hiểu rõ hơn về quy trình vay vốn và các yếu tố tài chính quan trọng Tôi đã sử dụng các kỹ năng phân tích để hiểu rõ các điều khoản hợp đồng vay và đánh giá tình trạng nợ của khách hàng Đồng thời, tôi đã học được cách tổ chức thông tin một cách hệ thống và chính xác

Việc soạn thông báo hoặc đơn khởi kiện đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật và kỹ năng viết văn bản pháp lý Tôi đã nắm được quy trình soạn thảo văn bản pháp lý và áp dụng kiến thức pháp luật để viết thông báo hoặc đơn khởi kiện một cách chính xác và rõ ràng

Qua trình thực tập tại Phòng xử lý nợ giúp tôi có nhiều kinh nghiệm mới: học được cách làm việc trong một môi trường áp lực cao và đối mặt với các tình huống phức tạp và khó khăn và nắm vững kiến thức về quy trình xử lý nợ, luật pháp và chính sách của ngân hàng

III KẾT LUẬN

Sau ba tuần thực tập lại Phòng xử lý nợ, tôi cảm nhận được công việc chuyên viên xử lý nợ ngân hàng thường đối mặt với những trường hợp phức tạp và khó khăn, đòi hỏi họ phải làm việc dưới áp lực cao và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác Đây là công việc có tầm quan trọng lớn trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng và khách hàng Sau quãng thời gian thực tập, tôi cảm thấy mình hoàn toàn phù hợp với công việc này Hy vọng trong tương lai tôi sẽ có cơ hội gắn bó chính thức với công việc này

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w