1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất phức tạp và khó khăn, bởi sự cạnh tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro, đó cũng chính là nhữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị ThúySinh viên thực hiện : Đỗ Tuấn HảiMã sinh viên: A35743

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị ThúySinh viên thực hiện : Đỗ Tuấn HảiMã sinh viên: A35743

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội – 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là TS Nguyễn Thị Thúy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Đồng thời, em cũng xin gửi cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng kế toán Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Em cũng xin cảm ơn thầy cô giáo giảng dạy trong trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích và có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.

Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức cũng như khả năng hiểu biết của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày … Tháng… năm 2023 Sinh viên

Đỗ Tuấn Hải

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần ViệtNam Thịnh Vượng 1

1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng 3

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 3

1.4 Lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng 6

1.5 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng trong hai năm gần đây 7

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 10

2.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam Thịnh Vượng 10

2.2.1 Tình hình huy động vốn 10

2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay 11

2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh khác 15

2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của ngân hàng của Ngân hàngThương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 16

2.1.1 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16

2.1.2 Chỉ tiêu khả năng thanh khoản 17

2.1.3 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 17

2.1.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 19

2.3 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổphần Việt Nam Thịnh Vượng 20

2.2.1 Những kết quả đạt được 20

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 20

PHẦN 3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 22

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng 22

3.2 Giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổphần Việt Nam Thịnh Vượng 23

3.2.1 Tăng quy mô vốn 23

3.2.2.Tăng cường công tác quản lý tài sản 25

Trang 5

3.2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng các giải pháp nâng cao thu nhập,

giảm thiểu chi phí 26

3.2.4 Nâng cao hiệu quả thu hồi và xử lý nợ 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh

Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt NamThịnh Vượng giai đoạn 2020-2021 7

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2020-2021 10

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của VPBank giai đoạn 2020-2021 11

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh khác của VPBank giai đoạn 2020-2021 15

Bảng 2.4 Chỉ tiêu xác định hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động 16

Bảng 2.5 Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản 17

Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 17

Bảng 2.7 Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời 19

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

CBCNV Cán bộ công nhân viên

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, với nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng thực sự rất cần thiết trong nền cơ chế thị trường, tuy nhiên đây cũng là một trong những hoạt động rất nhạy cảm đối với xã hội Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất phức tạp và khó khăn, bởi sự cạnh tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro, đó cũng chính là những đặc tính nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh của các Ngân hàng.

Tự xác định cho mình là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế, mỗi ngân hàng đều nổ lực không biết mệt mỏi để tạo cho mình một chỗ đứng và một tiếng nói riêng, vì vậy phân tích tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, phân tích tài chính là con đường ngắn nhất để tiếp cận toàn cảnh tình hình tài chính của ngân hàng mình, đồng thời thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như những nguyên nhân của những nhược điểm đó để có những định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai.

Ra đời và phát triển hơn 30 năm, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là một ngân hàng tiên phong trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam và đã khẳng định được chỗ đứng của mình, luôn tự tin và vững bước trên con đường phát triển Tuy nhiên, trong những năm gần đây với nền kinh tế thế giới và cả nước đang gặp khó khăn thì VPBank cũng không ít chịu những ảnh hưởng, vì vậy việc phân tích tài chính càng trở nên quan trọng và cấp thiết cho nhà quản trị và của cả Ngân hàng trong thời gian này Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng nên em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng và phần kết luận thì kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:

Phần 1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt NamThịnh Vượng

Phần 2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Phần 3 Giải pháp cải thiện hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 9

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNVIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần ViệtNam Thịnh Vượng

Tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập ngày 12/08/1993 Ngày 06/06/2010, Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Năm 2017, mã cổ phiếu VPB của VPBank được niêm yết và giao dịch trên Sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ngân hàng VPBank đã hoạt động rất tích cực để khẳng định vị thế của mình trên thị trường Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng VPBank được đánh giá là ngân hàng tiên phong trong hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ với những sáng kiến tài chính mới và các gói giải pháp hỗ trợ phi tài chính cho doanh nghiệp.

Ngày 12/08/1993: Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt

Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng;

Năm 2010, VPBank được NHNN chấp thuận đổi tên sang Ngân hàng TMCP

Việt Nam Thịnh Vượng;

Năm 2017 VPBank đã niêm yết cổ phiếu thành công trên sàn giao dịch chứng

khoán TP.HCM, mở ra giai đoạn phát triển hội nhập mới, với vị thế hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 Sau gần 27 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên Hết năm 2019, tổng thu nhập hoạt động đạt 36.356 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ Lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong lịch sử 10.324 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12,3% so với năm 2018.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.

Trang 10

Năm 2017, với việc nhận được liên tiếp 20 giải thưởng danh giá, VPBank chạm đích thành công và hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm (2012 - 2017) VPBank nằm trong Top 3 Ngân hàng TMCP do Vietnam Report vinh danh và được bình chọn là Nơi làm việc hạnh phúc nhất Năm 2018, nhận về liên tiếp 12 giải thưởng về các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu,…VPBank hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu do Vietnam Report bình chọn - Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Năm 2019, Tạp chí The Asian Banker đã trao tặng VPBank là “Ngân hàng tốt

nhất dành cho SME” tại Việt Nam Được Brand Finance định giá 354 triệu đô la Mỹ, thương hiệu VPBank đứng thứ 361, là Ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh trong “Top 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu” VPBank được Tổ chức đánh giá nhân sự châu Á (HR Asia) bình chọn là một trong những "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" bên cạnh các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, Heineken, Deloitte, Và dựa trên các tiêu chí về năng lực tài chính, uy tín trên truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng, VPBank vinh dự thuộc Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín 2019, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 2019.

Đầu năm 2020, Tạp chí The Asset, ấn phẩm uy tín hàng đầu về tài chính tại thị

trường châu Á, công bố VPBank là Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á và Tổ chức Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu USD trên thị trường vốn quốc tế kể từ năm 2014 Bên cạnh đó, trong tháng 2 vừa qua, thứ hạng thương hiệu của VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280, và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Brand Finance.

Những giải thưởng trong nước, quốc tế một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vượt trội cho Khách hàng và đặc biệt tâ ‰p trung nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm hướng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế.

Năm 2021, VPBank hoàn tất việc bán 49% vốn "iều lệ của FE Credit cho Công

ty Tài chính Tiêu dùng SMBC (SMBCCF), một công ty con do tập "đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group của Nhật Bản sở hữu 100% vốn; "đồng thời "ổi tên thành Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC.

Trang 11

1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng

Nguồn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phậnĐại hội đồng cổ đông

- ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định những vấn đề quan trọng của VPBank theo quy định của pháp luật và Điều lệ ĐHĐCĐ hoạt động qua phiên họp thường niên, phiên họp bất thường và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản ĐHĐCĐ có quyền thông qua định hướng phát triển của VPBank, bầu, miễn nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, BKS và thực hiện các quyền hạn khác.

Hội đồng quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị VPBank, có toàn quyền nhân danh VPBank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của VPBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

HĐQT của VPBank có tối thiểu 05 (năm) thành viên và tối đa 11 (mười một) thành viên; số lượng thành viên do ĐHĐCĐ quyết định Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của VPBank;

Trang 12

- Quyết định thành lập và cơ cấu tổ chức của Bộ phận kiểm toán nội bộ, Chi nhánh, Công ty con, Văn phòng đại diện, Đơn vị sự nghiệp của VPBank;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thư ký HĐQT, các chức danh thuộc Bộ phận kiểm toán nội bộ; Giám đốc Chi nhánh, Công ty con, Đơn vị sự nghiệp, Trưởng Văn phòng đại diện và các chức danh khác thuộc thẩm quyền của HĐQT trên cơ sở quy định nội bộ do HĐQT ban hành;

-Thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị dưới 20% vốn điều lệ của VPBank ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

- Cử người đại diện vốn góp của VPBank tại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác;

- Quyết định đầu tư, giao dịch mua, bán tài sản có giá trị nhỏ hơn 20% so với vốn điều lệ của VPBank ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất trên cơ sở đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động VPBank HĐQT có thể phân cấp về thẩm quyền quyết định cụ thể trong phạm vi này, theo các quy định nội bộ của VPBank;

- Quyết định các hợp đồng giao dịch của VPBank quy định tại Điều lệ; - Quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập;

- Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo Tổng Giám đốc trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; đánh giá hàng năm về hiệu quả làm việc của Tổng Giám đốc;

- Ban hành các Quy định nội bộ liên quan đến tổ chức, quản trị và hoạt động của VPBank phù hợp với các quy định của pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Kiểm soát hoặc của Đại hội đồng cổ đông;

Ban Kiểm soát

- Ban Kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT.

- Ban Kiểm soát của VPBank có 03 thành viên và đều là thành viên chuyên trách.

- Ban Kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của VPBank, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tổng Giám đốc – Người đại diện Pháp luật:

Tổng Giám đốc được Hội đồng Quản trị bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT hoặc thuê.

Trang 13

Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của VPBank, chịu sự giám sát của HĐQT và BKS, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao Tổng Giám đốc có những quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của VPBank;

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của VPBank; - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của VPBank; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại VPBank, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị và các chức danh khác theo quy định nội bộ;

- Quyết định lương, thưởng và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong VPBank, theo thẩm quyền.

- Tuyển dụng lao động;

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận, trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Lập và trình Hội đồng Quản trị thông qua hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền thông qua các báo cáo tài chính Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác;

- Ban hành theo thẩm quyền quy chế, quy định nội bộ; Thiết lập các quy trình, thủ tục tác nghiệp để vận hành hệ thống điều hành kinh doanh, hệ thống thông tin báo cáo;

- Báo cáo với Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động, hiệu quả và kết quả kinh doanh của VPBank theo quy định của pháp luật và Điều lệ;

- Được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó, sau đó phải báo cáo ngay Hội đồng Quản trị để giải quyết tiếp.

- Kiến nghị, đề xuất cơ cấu tổ chức và hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng trình Hội đồng Quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định theo thẩm quyền;

- Đề nghị triệu tập họp Hội đồng Quản trị bất thường theo quy định tại Điều lệ - Ký kết hợp đồng nhân danh VPBank theo quy định tại Điều lệ này và các quy định khác có liên quan.

Trang 14

Các đơn vị tham mưu:

Tham mưu cho Tổng Giám đốc các chính sách và giải pháp chung trong quản trị ngân hàng như chiến lược, lập kế hoạch ngân sách, kiểm soát kế toán tài chính, quản trị rủi ro, quản lý dự án, quản trị nguồn nhân lực, v.v Các đơn vị tham mưu bao gồm Khối Tài chính, Khối

Quản trị Rủi ro, Khối Quản trị Nguồn nhân lực; Trung tâm Chiến lược và Quản lý dự án.

Các đơn vị kinh doanh

Là các bộ phận thực hiện các chức năng kinh doanh của Ngân hàng, bao gồm: - Khối Khách hàng Cá nhân;

- Khối Tín dụng Tiểu thương;

- Khối Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ; - Khối Khách hàng Doanh nghiệp;

- Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn và Đầu tư; - Khối Dịch vụ Ngân hàng Công nghệ số; - Khối Thị trường Tài chính;

- Trung tâm Định chế tài chính và Ngân hàng giao dịch;

- Khối Công nghệ thông tin;

- Khối Pháp chế và kiểm soát tuân thủ; - Trung tâm Phân tích kinh doanh; - Trung tâm Truyền thông và tiếp thị.

1.4 Lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chứ tín dụng khác.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế

Trang 15

- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác - Hoạt động bao thanh toán.

1.5 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam ThịnhVượng trong hai năm gần đây

Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt NamThịnh Vượng giai đoạn 2020-2021 (Nguồn: Tính toán từ BCTC của VPBANK 2020-2021)

Tổng tài sản: Năm 2020, tài sản của VPBank đạt giá trị là 419.026.527 triệu

đồng Năm 2021, tài sản của VPBank đạt giá trị là 547.409.439 triệu đồng, tăng 30,64% so với năm 2020 Điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của VPBank ngày càng mở rộng Mặc dù trong giai đoạn 2020-2021, nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, nhưng quy mô tài sản của VPBank tăng trưởng đều qua các năm nhờ tăng trưởng tín dụng trong top đầu các ngân hàng.

Nguồn vốn huy động: Hoạt động chính của một ngân hàng thương mại là huy

động vốn để cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác, vì thế huy động vốn từ tiền gửi khách hàng trong cơ cấu nguồn vốn của VPBank luôn chiếm tỷ trọng cao Năm 2020, tổng nguồn vốn huy động là 296.273.441 triệu đồng Năm 2021 đánh dấu sự hoạt động hiệu quả của VPBank trong mảng huy động vốn So với năm 2020, tổng nguồn vốn huy động tăng 26.859.220 triệu đồng tương đương 9,07% Huy động từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá năm 2021 được ngân hàng duy trì ở

Trang 16

mức hợp lý đạt 323 nghìn tỷ, tăng 9,1% so với năm 2020 Một điểm sáng tích cực trong công tác huy động vốn của ngân hàng là việc tăng trưởng vượt bậc của tiền gửi không kỳ hạn (CASA) nhờ ưu tiên đầu tư vào các sáng kiến công nghệ và hệ thống nền tảng, chuyển đổi số cũng như tăng cường trải nghiệm khách hàng CASA đạt một kết quả đột phá tại thời điểm cuối năm 2021 với số dư trên 54 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 50% so với cuối năm trước, nâng tỷ lệ CASA toàn hàng lên 22,6% so với 15,8% tại cuối năm 2020.

Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng được tối ưu liên tục bằng việc đa dạng hóa huy động từ nhiều nguồn khác nhau đảm bảo thanh khoản cho hoạt động kinh doanh Trong Quý 4, năm 2021, VPBank đã huy động thành công 300 triệu USD từ JICA, SMBC và các tổ chức quốc tế uy tín khác Đây là nguồn huy động quan trọng để VPBank củng cố nền tảng vốn ổn định dài hạn, tăng trưởng bền vững và tiếp tục cung ứng các giải pháp hỗ trợ cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới.

Dư nợ tín dụng: Tổng dư nợ năm 2021 của VPBank đạt 355.281.219 triệu

đồng, tăng 22,17% so với năm 2020 Nhu cầu vay của tệp khách hàng VPBank năm 2021 tăng trưởng ở tất cả các kỳ hạn và phân khúc Các phân khúc chiến lược Khách hàng cá nhân và SME được chú trọng thúc đẩy, tăng trưởng đạt 33% so với đầu năm, phù hợp với định hướng của Chính phủ về việc thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, ưu tiên doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng Thành tích đạt được một phần không nhỏ dựa trên kết quả thực hiện chiến lược số hóa toàn diện, liên tục đưa ra thị trường các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, giúp cho ngân hàng có được những tương tác tích cực và tiếp xúc với các nhu cầu vốn của khách hàng Trong Quý 4 năm 2021, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau giãn cách, ngân hàng đã dẫn đầu về doanh số giải ngân cho khoản vay mua ô tô trong nhóm các ngân hàng cổ phần và tăng gấp đôi doanh số giải ngân cho vay mua nhà so với năm 2020 thông qua các ứng dụng số hóa đa dạng cho các sản phẩm vay như Race Apps, Race Home Năm 2021 tiếp tục là một năm thách thức đối với FE Credit của VPBank khi phân khúc tài chính tiêu dùng có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Tuy vậy, nhờ sự phục hồi vào thời điểm cuối năm, tăng trưởng tín dụng tại FE Credit của VPBank đạt 14,2% so với đầu năm, duy trì thị phần số 1 tại Việt Nam.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Dù năm 2021 vẫn là một năm khó khăn do

ảnh hưởng của Covid-19 nên thu nhập từ hoạt động tín dụng của VPBank giảm nhẹ 2,93% so với năm 2020, đạt 50.827.098 triệu đồng Đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng bệnh dịch Covid-19 đầu năm 2021, Ngân hàng đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cung cấp tín dụng cho các ngành nghề ít rủi ro, linh động hỗ trợ khách hàng bằng các sản phẩm thích hợp Nhờ đó, VPBank là một trong các ngân hàng được NHNN

Trang 17

cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng để đáp ứng kịp nhu cầu vốn cho nền kinh tế Tăng trưởng tín dụng được phép tăng thêm trong điều kiện giảm lợi suất chênh lệch giữa huy động và cho vay đã hỗ trợ nguồn thu của ngân hàng.

Thu từ dịch vụ khác: Giai đoạn này, thu nhập từ dịch vụ khác tăng 11,63%.

Động lực tăng trưởng chính cho mảng thu ngoài lãi đến từ việc đẩy mạnh các dịch vụ liên quan tài khoản, thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm, ngoại hối và thanh toán của Ngân hàng

Lợi nhuận trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt kết quả

vượt bậc trong giai đoạn qua và năm 2021 đạt 14.363.770 triệu đồng Trong giai đoạn 2020-2021, mặc dù chịu những ảnh hưởng nhất định của Covid 19, nhưng với định hướng chiến lược rõ ràng, cùng cơ cấu nguồn vốn tốt và tổng tài sản tăng, dẫn đến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng tăng lên.

Trang 18

PHẦN 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG2.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phầnViệt Nam Thịnh Vượng

2.2.1 Tình hình huy động vốn

Khó khăn của thị trường tài chính những năm gần đây do ảnh hưởng từ dịch Covid đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém, các doanh nghiệp đau đầu trước bài toán “nguồn vốn” Với sự cạnh tranh lớn giữa các ngân hàng, việc huy động vốn của VPBank cũng gặp phải nhiều khó khăn Tuy nhiên, theo từng giai đoạn VPBank đã có những hướng đi đúng đắn trong việc điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triển khai hàng loạt chương trình tiếp thị, khuyến mại, và các sản phẩm huy động vốn mới Tổng nguồn vốn huy động của VPBank chủ yếu bao gồm: các khoản tiền gửi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức (Nguồn: Tính toán từ BCTC của VPBank 2020-2021) Qua bảng số liệu ta có thể thấy tình hình huy động vốn của VPBank trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau:

Năm 2020 nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid - 19, mặc dù có không ít khó khăn nhưng bằng những sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ công nhân viên tại VPBank cũng như sự điều hành đúng đắn của ban giám đốc ngân hàngViệt Nam thịnh Vượng đưa ra các quyết định đúng đắn đã giúp VPBank giữ vững mức tăng trưởng ổn định so với năm trước đó.

Năm 2021, huy động vốn của VPBank diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là thời điểm cuối năm khi nền kinh tế đang dần phục hồi sau dịch Covid

Trang 19

-19 Tuy vậy, tình hình huy động vốn vẫn giữ ổn định và tăng trưởng khá so với năm trước Huy động từ khách hàng đạt 241.837.028 triệu đồng, tăng 3,6% so với năm trước Tiền gửi và vay từ các TCTD tăng 102,83% so với năm trước, từ mức 56.511.282 triệu đồng vào cuối năm 2020 lên mức 114.619.106 triệu đồng vào cuối năm 2021 Tiếp tục nghiệp vụ phát hành GTCG trong năm 2020, đến cuối 2021, số dư huy động từ phát hành GTCG tăng thêm 18.450.145 triệu dồng tương đương mức tăng 29,36% so với năm trước, đạt mức 81.295.633 triệu đồng Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối năm 2021 là 446.310.072 triệu đồng, tăng 93.184.148 triệu đồng so với năm trước (tương ứng tăng 26,39%).

Nhìn chung, tình hình huy động vốn của VPBank so với toàn ngành qua các năm đều ở mức khả quan Đó là kết quả của việc VPBank luôn có các chính sách lãi suất huy động linh hoạt được điều chỉnh theo định kì trả lãi phù hợp với sự biến động của thị trường và trên cơ sở mức lãi suất do Ngân hàng nhà nước thông báo, đồng thời cũng thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm linh họat, tiết kiệm lũy tiến, chứng chỉ tiền gửi hay dịch vụ E-savings không kì hạn lãi suất cao… Tuy nhiên, VPBank cần luôn chủ động trong việc đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn để duy trì hoạt động tín dụng và đáp ứng tốt mọi nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế.

2.2.2 Tình hình hoạt động cho vay

Nếu coi huy động vốn là hoạt động cần thiết để tiến hành các hoạt động kinh doanh thì hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Với mục tiêu “ tăng trưởng tín dụng luôn gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng” những năm qua VPBank đã tập trung chủ yếu nguồn vốn huy động của mình để cho vay Đối tượng cho vay của VPBank rất đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài có pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ, để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh…

Bảng 2.2 Tình hình cho vay của VPBank giai đoạn 2020-2021

Trang 20

(Nguồn: Tính toán từ BCTC của VPBank 2020-2021) Tính đến 31/12/2020, dư nợ tín dụng của VPBank đạt 290.816.086 triệu đồng Năm 2021, dư nợ tín dụng của VPBank đạt 355.281.219 triệu đồng, tăng 22,17% so với năm 2020 Trong năm 2021, nền kinh tế vẫn còn ảnh hưởng bởi dịch Covid nên VPBank đã ban hành các chính sách để hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn VPBank đã điều chỉnh lãi suất linh hoạt giúp tăng trưởng dư nợ hợp lý Phát triển nhiều sản phẩm, gói giải pháp tín dụng thiết thực tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu khách hàng như: Gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình liên kết ngân hàng.

Năm 2021, VPBank đã làm rất tốt trong công tác xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng khoản vay, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp Để có thể có được những con số tăng trưởng ấn tượng đó, VPBank đã sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp như sau:

- Áp dụng cơ chế điều hành lãi suất tiền vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tình hình tài chính của VPBank Trong đó ưu tiên lãi suất với khách hàng truyền thống, khách hàng có hợp tác toàn diện với VPBank, giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp từ 0.5% - 1.5%.

- Thực hiện đào tạo, đào tạo lại cán bộ tín dụng bằng cách trưng lập về phòng kinh doanh, tập huấn nghiệp vụ tín dụng.

- Tiếp tục tuyên truyền, triển khai các sản phẩm tín dụng mới, các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa,…

Xét cơ cấu

- Phân theo đối tượng: cho vay theo khách hàng, cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 159.769.486 triệu đồng, tăng 24,61% so với cuối năm 2020; tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp trong tổng dư nợ chiếm 44,97%, trong khi tỷ lệ này năm 2020 là

Trang 21

44,09% Trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% và là động lực chính làm tăng cho vay Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phù hợp với chủ trương của NHNN về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế Trong năm 2021, VPBank đã liên tục đưa ra nhiều chương trình, gói sản phẩm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, như gói tín dụng ưu đãi với hạn mức 5.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng là doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi, gói tín dụng với hạn mức 100 triệu USD cho các doanh nghiệp xuất khẩu, gói sản phẩm SME Success cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhìn chung tổng cho vay khách hàng của VPBank đều tăng trưởng ổn định qua các năm, cơ cấu cho vay theo khách hàng dịch chuyển từ khách hàng cá nhân sang khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu (trong đó ưu tiên phát triển cho vay đối với DNVVN, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm tỷ trọng cho vay cho vay trung và dàì hạn Đó là do ngân hàng đã có những định hướng chiến lược đúng đắn, phù hợp với chính sách của NHNN cũng như chủ trương phát triển của ngân hàng.

- Phân theo thời hạn:

Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng Năm 2020, dư nợ ngắn hạn đạt 102.019.331 triệu đồng, đến năm 2021 dư nợ ngắn hạn tăng 33,11% lên 135.801.184 triệu đồng Nguyên nhân là do VPBank là ngân hàng bán lẻ chuyên phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng khác) chiếm tỷ trọng rất lớn.

Bên cạnh đó trong giai đoạn 2019 - 2021 cho vay trung và dài hạn tăng trưởng khá cao Hưởng ứng chủ trương của nhà nước về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau dịch Covid, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư, đồng thời thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tăng tỷ trọng cho dài hạn, VPBank đã đưa ra các chương trình ưu đãi với mức lãi suất cho vay hấp dẫn với đối tượng cần vay dài hạn và đạt được kết quả tốt cụ thể năm 2020 tín dụng trung hạn đạt 140.081.594 triệu đồng và dài hạn đạt 79.398.441 triệu đồng, tăng lần lượt là 10,74% và 27,44% so với năm 2020 Năm 2021, nền kinh tế phục hồi và trong xu hướng phát triển ổn định, theo đó, doanh nghiệp có nhu cầu vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ và phát triển sản xuất, đồng thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tăng so với các năm trước đây

- Phân theo nhóm nợ:

Trang 22

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tình hình dư nợ theo nhóm nợ của chi nhánh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tốt Tình hình cụ thể như sau:

- Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1): Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và ngày càng tăng lên về mặt tỷ trọng Tuy nhiên khoản nợ này giảm hay tăng trong tổng các khoản mục nợ đều không gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng không gây rủ ro tín dụng cho VPBank

- Nợ cần chú ý (Nhóm 2)

Qua giai đoạn này ta thấy tỷ trọng nợ cần chú ý giảm qua các năm Năm 2020 nợ cần chú ý là 14.989.428 triệu đồng, năm 2021 nợ cần chú ý tăng 1.821.210 triệu đồng tương ứng 12,15% so với năm 2020 lên 16.810.638 triệu đồng Ta thấy tại VPBank luôn chú trọng mục tiêu an toàn trong các khâu Để làm tốt được điều đó chi nhánh đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt rủi ro tín dụng là rủi ro chính Việc triển khai chính sách quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt và nhất quán trong toàn hệ thống

- Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3)

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng dư nợ nhóm này giảm qua các năm Năm 2020 dư nợ nhóm này là 6.024.814 triệu, năm 2021 dư nợ nhóm này là 6.662.218 triệu đồng, tăng 637.404 triệu đồng tương ứng 10,58% so với năm 2020 Nguyên nhân là do trong giai đoạn 2020 – 2021 nền kinh tế gặp khó khăn bởi dịch Covid khiến cho một số khách hàng của VPBank chưa có điều kiện để trả hết nợ dẫn tới nợ nhóm 3 tăng lên.

- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4):

Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của VPBank Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của chi nhánh càng lớn Năm 2020 dư nợ nhóm nợ nghi ngờ là 1.823.719 triệu đồng Năm 2021 dư nợ nhóm nợ nghi ngờ là 7.535.242 triệu đồng, tăng 313,18% so với năm 2020 Nguyên nhân làm cho dư nợ nhóm này tăng cao ở năm 2021là do tình hình kinh tế có nhiều biến động do dịch Covid, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả dẫn tới một số doanh nghiệp phá sản và không có khả năng trả nợ.

- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5):

Qua giai đoạn này dư nợ nhóm 5 có xu hướng giảm dần Năm 2020 dư nợ nhóm nợ này là 2.075.655 triệu đồng Sang năm 2021 dư nợ nhóm này là 2.046.703 triệu đồng, giảm 1,39% so với năm 2020 Dư nợ nhóm này giảm trong năm 2021 là do một số khoản nợ đã được khách hàng thanh toán vào cuối năm 2021 khi nền kinh tế đang dần phục hồi sau Covid giúp cho doanh nghiệp kinh doanh trở lại và có điều kiện trả nợ cho ngân hàng

Trang 23

2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh khác

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh khác của VPBank giai đoạn 2020-2021 3, Lãi thuần từ mua bán

chứng khoán đầu tư 8.879 226.466 -217.587 -96,08% (Nguồn: Tính toán từ BCTC của VPBank 2020-2021)

Về hoạt động dịch vụ: VPBank - Ngân hàng công nghệ dẫn đầu tại Việt Nam.

Phát huy lợi thế là ngân hàng có địa bàn lớn, mạng lưới phủ khắp các huyện, tỉnh thành, nhân lực, công nghệ và số lượng máy ATM, … cộng với mối quan hệ gắn bó với chính quyền các cấp Quận, VPBank đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hệ thống sản phẩm dịch vụ của mình đến từng đối tượng khách hàng; tận dụng phát triển sản phẩm dịch vụ đến đối tượng khách hàng hiện hữu tại chi nhánh thông qua 6 kênh phân phối, phát triển các sản phẩm bán lẻ có thế mạnh, sản phẩm bán chéo, sản phẩm liên kết qua ứng dụng hiện đại Mobile, Internet, …

Bên cạnh đó là xây dựng và triển khai cơ chế chăm sóc khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, ưu tiên thực hiện các chương trình quảng bá, khuyến mãi, tiếp thị trọng điểm theo phân khúc khách hàng để đạt hiệu quả cao; cải thiện hệ thống mạng, trang bị đủ cơ sở vật chất đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, …

Trong năm 2021, VPBank đã ra mắt VPBank NEO - Ngân hàng số toàn năng cho khách hàng cá nhân: Đây là ứng dụng giúp khách hàng giao dịch đơn giản, tiện lợi và đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng: thanh toán, gửi tiền, tiết kiệm, vay tiền, mở số tài khoản ngân hàng đẹp ; VPBank Neo Biz - Ngân hàng online cho doanh nghiệp: Hỗ trợ doanh nghiệp mở tài khoản từ xa qua công nghệ định danh trực tuyến eKYC và giải pháp thanh toán EcomPay - Simplify hỗ trợ thương mại điện tử đơn

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 11)
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2020-2021 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng
Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2020-2021 (Trang 15)
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2020-2021 - báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank giai đoạn 2020-2021 (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN