1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyễn hoàng đạt phân tích chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại bệnh viện đa khoa sóc sơn thành phố hà nội

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế cho một đợt điều trị ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân ngoại trú .... Cơ cấu chi phí gián tiếp cho một đợt điều trị ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân ngoại trú .... Hiện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HOÀNG ĐẠT

PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN, HÀ NỘI

NĂM 2022 - 2023 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

MÃ SỐ: 8720412

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Nữ Hạnh Vân

TS Quách Thị Sen

HÀ NỘI 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với toàn thể quý Thầy, Cô

khoa Quản lý kinh tế Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình chỉ

dạy và trang bị cho em những kỹ năng thiết yếu xuyên suốt khoảng thời kì học trên ghế nhà trường, tạo tiền đề giúp em tự tin làm tốt luận văn này

Em xin tỏ sự trân trọng và cảm ơn chân thành đối với TS Phạm Nữ Hạnh Vân và TS Quách Thị Sen, hai người thầy đã tận tình chỉ dẫn, tư vấn và giúp đỡ

em xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp Đó là lời nhận xét vô cùng quý giá không những đối với quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp mà còn là hành trang tiếp bước theo em suốt quá trình học tập và công tác sau này

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể y, bác sĩ, điều dưỡng viên cùng tất cả những người bệnh đang điều trị ngoại trú ở phòng khám Nội tiết khoa Nội Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, Hà Nội đã dành những điều kiện tốt đẹp nhất giúp em thuận tiện tập hợp được dữ liệu để thực hiện luận văn Với em, họ chính là những người người Thầy, người bạn đồng hành quý giá mà em thật may mắn mới có được, không những bởi đã chỉ bảo, giúp đỡ em quá trình thực hiện đề tài mà cả những định hướng cho việc học trong tương lai

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình cùng bè bạn của em, những người đã luôn kề vai ủng hộ và giúp đỡ em trong học tập, công việc và cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn./

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

Học viên

Nguyễn Hoàng Đạt

Trang 4

1.2 Phương pháp phân tích chi phí 8

1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí 8

1.2.2 Phương pháp phân tích chi phí 9

1.3 Thực trạng nghiên cứu chi phí liên quan đến bệnh ĐTĐ típ 2 10

1.3.1 Trên thế giới 10

1.3.2 Ở Việt Nam 15

1.4 Đôi nét về Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn 17

1.5 Tính cấp thiết của đề tài 18

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Xác định biến số nghiên cứu 19

Trang 5

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 22

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.4 Mẫu nghiên cứu 23

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24

2.2.6 Đạo đức nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Cơ cấu chi phí điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 27

3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 27

3.1.2 Cơ cấu chi phí cho một đợt điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ típ 2 29

3.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 36

3.2.1 Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh ĐTĐ Típ 2 ngoại trú 36

3.2.2 Mối liên quan giữa chi phí điều trị ngoại trú và đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 37

3.2.3 Mối liên quan giữa chi phí điều trị ngoại trú và đặc điểm về bệnh của mẫu nghiên cứu 42

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 46

4.1 Về chi phí điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 46

4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 46

4.1.2 Cơ cấu tổng chi phí điều trị ĐTĐ típ 2 47

4.1.3 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp bệnh ĐTĐ típ 2 ngoại trú 48

4.1.4 Chi phí trực tiếp ngoài y tế điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 ngoại trú 49

4.1.5 Chi phí gián tiếp điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 ngoại trú 50

4.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 51

Trang 6

4.2.1 Mô hình hồi quy tuyến tính phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ, KÝ HIỆU

ADA American Association of

EUR Euro Đồng tiền chung châu Âu

GLP-1 Glucagon-Like Peptid-1 Chất đồng vận Glucagon

giống peptid-1

HDL-C High Density Lipoprotein

Cholesterol

Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao

HIV Human Immuno-deficiency

STEPwise Stepwise regression

Phương pháp tiếp cận từng bước để giám sát yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm

USD United States Doller Đồng Đô la Mỹ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành,

không có thai 6

Bảng 1.2 Phân loại chi phí 8

Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu mục tiêu 1 20

Bảng 2.2 Biến số nghiên cứu mục tiêu 2 21

Bảng 3.1 Đặc điểm điều trị bệnh của mẫu nghiên cứu 27

Bảng 3.2 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 27

Bảng 3.3 Thông tin về bệnh mắc kèm và phương pháp điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 29

Bảng 3.4 Tổng chi phí cho một đợt điều trị ngoại trú ĐTĐ típ 2 29

Bảng 3.5 Cơ cấu chi phí trực tiếp y tế cho một lượt điều trị ngoại trú ĐTĐ típ 2 31

Bảng 3.6 Cơ cấu chi phí trực tiếp y tế một lượt điều trị bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú (theo nguồn chi trả) 32

Bảng 3.7 Cơ cấu chi phí trực tiếp cho cận lâm sàng 33

Bảng 3.8 Chi phí trực tiếp cho vật tư y tế 34

Bảng 3.9 Cơ cấu chi phí trực tiếp ngoài y tế cho một đợt điều trị ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân ngoại trú 35

Bảng 3.10 Cơ cấu chi phí gián tiếp cho một đợt điều trị ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân ngoại trú 35

Bảng 3.11 Mô hình hồi quy phân tích các yếu tố liên quan đến tổng chi phí điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 ngoại trú 36

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chi phí và giới tính 38

Bảng 3.13 Mỗi liên quan giữa chi phí và nhóm tuổi 39

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa chi phí và mức hưởngBHYT 40

Bảng 3.15 Mỗi liên quan giữa chi phí và địa chỉ 41

Trang 9

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa chi phí điều trị ngoại trú và thời gian

mắc bệnh 42

Bảng 3.17 Tương quan giữa chi phí và thời gian mắc bệnh 43

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa chi phí và bệnh mắc kèm 44

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa chi phí và phương pháp điều trị 45

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hướng dẫn điều trị ĐTĐ típ 2 7

Hình 3.1 Cơ cấu chi phí một đợt điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ típ 2 30

Hình 3.2 Cơ cấu chi phí trực tiếp y tế 31

Hình 3.3 Cơ cấu chi phí trực tiếp y tế theo nguồn chi trả 33

Hình 3.4 Cơ cấu chi phí trực tiếp y tế cho cận lâm sàng 34

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường là một bệnh không lây phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Theo thống kê năm 2021 của liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay, có khoảng 537 triệu người trưởng thành (20 – 79 tuổi) đang sống chung với bệnh đái tháo đường, và con số này được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 634 triệu người vào năm 2030, chủ yếu tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [14] Đái tháo đường ngày càng phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam Trong đó đái tháo đường típ 2 chiếm đa số trên 90% [10] Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019 chỉ ra tỉ lệ tử vong do ĐTĐ xếp thứ 8 đối với nhóm người ở mọi lứa tuổi và xếp thứ 3 đối với lứa tuổi 50 - 74 tuổi [12]

Ở Việt Nam, bệnh đái tháo đường được dự đoán là một trong bảy căn bệnh gây tử vong và tàn tật hàng đầu vào năm 2030 Theo dữ liệu cập nhật của IDF 2021, Việt Nam có gần 4 triệu người mắc bệnh với tỷ lệ được điều chỉnh theo tuổi là 6,1%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh chưa được chẩn đoán là 51,5% Về chi phí, trung bình cho điều trị của mỗi người bệnh là 418,1 USD/năm [14], [20] Tại Mỹ, tổng chi phí y tế ước tính vào năm 2017 liên quan đến điều trị bệnh đái tháo đường là 327 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp y tế là 71,2 tỷ USD Trung bình, những người mắc bệnh đái tháo đường có mức chi phí chi trả cho y tế cao hơn khoảng 3,3 lần so với mức chi trả của người không mắc bệnh [14] Đái tháo đường là bệnh mãn tính người bệnh phải dùng liên tục suốt đời, tạo ra một gánh nặng kinh tế không nhỏ cho người thân và gia đình, cũng như hệ thống y tế

Hiện nay chỉ mới có một số nghiên cứu về chi phí trực tiếp chi cho y tế và ngoài y tế điều trị bệnh đái tháo đường được thực hiện tại một số bệnh viện Việt Nam mà chưa có nhiều nghiên cứu phân tích cả chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng II tại thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người dân trong khu vực Hàng năm bệnh viện thực hiện khám và điều trị ngoại trú cho khoảng 1000 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 Trong những năm gần

Trang 12

đây, lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có xu hướng ngày càng tăng đòi hỏi bệnh viện cần xây dựng kế hoạch điều trị một cách chủ động, dự trù các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu điều trị Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, bệnh viện chưa có nghiên cứu nào đánh giá tổng thể về cơ cấu chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2

Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích chi phí điều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, Hà Nội năm 2022 - 2023” với hai mục tiêu như sau:

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu các chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 – 2023

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022- 2023

Từ đó, cung cấp số liệu cần thiết giúp bác sĩ và gia đình bệnh nhân ước lượng được chi phí điều trị liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 để tránh những gánh nặng về kinh tế Đồng thời, cũng cấp thông tin quan trọng cho các phân tích chi phí - hiệu quả tại bệnh viện trong tương lai

Trang 13

1.1.2 Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ

1.1.2.1 Chấn đoán bệnh ĐTĐ

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 của Bộ Y tế ban hành năm 2020, tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:

a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế

d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả trên ngưỡng chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất [6]

Ngoài ra, Bộ Y tế khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng cũng như ĐTĐ thai kỳ

Trang 14

1.1.2.2 Phân loại bệnh ĐTĐ

Bệnh đái tháo đường được phân thành 4 loại chính: a) Đái tháo đường típ 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối)

b) Đái tháo đường típ 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin)

c) Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ típ 1, típ 2 trước đó)

d) Các loại ĐTĐ đặc biệt do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô… [6]

Đái tháo đường típ 2 trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ Tuy nhiên, ĐTĐ ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng gia tăng do có sự thay đổi nhanh chóng về thói quen ăn uống và vận động

1.1.3 Biến chứng bệnh ĐTĐ típ 2

1.1.3.1 Biến chứng cấp tính

- Hôn mê nhiễm toan ceton: Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng nồng độ acid, đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời [5]

- Hạ glucose máu - Hôn mê: do tăng áp lực thẩm thấu xuất phát từ nguyên nhân đường huyết quá cao [5]

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính Nhóm biến chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi lượng đường trong máu tăng cao hay hạ thấp quá mức

Trang 15

- Biến chứng mạch máu nhỏ: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường (Bệnh lý thần kinh cảm giác - vận động, thần kinh tự động)

- Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: Loét bàn chân đái tháo đường Thời gian xuất hiện các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường là 5 - 10 năm sau khi mắc bệnh Xuất hiện sớm nhất là biến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường Biến chứng mắt (bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp…) sẽ xảy ra sau khoảng 7 năm Bệnh thận đái tháo đường xuất hiện muộn hơn, sau khoảng 12 - 18 năm

1.1.4 Dịch tễ

Theo thống kê năm 2021 của liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay, có khoảng 537 triệu người trưởng thành (20 – 79 tuổi) đang sống chung với bệnh đái tháo đường, và con số này được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 634 triệu người vào năm 2030, chủ yếu tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [14] Bệnh ĐTĐ là một đại dịch toàn cầu và ngày càng phổ biến ở các nước châu Á, thậm chí nơi đây được coi là tâm điểm trong những năm gần đây Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) báo cáo rằng trong năm 2013, gần 382 triệu người trên thế giới bị ĐTĐ và 60% trong số đó cư trú ở châu Á [14]

Ở Việt Nam, năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (ở thành phố Huế), thì nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường

Trang 16

chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 7,3%, rối loạn glucose huyết lúc đói 1,9% (toàn quốc năm 2003) Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%, trong đó tỷ lệ ĐTĐ được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán là 69,9% Trong số những người được chẩn đoán, tỷ lệ ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế: 28,9%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được quản lý: 71,1% [5] Dữ liệu cập nhật của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) cho thấy năm 2021, Việt Nam có tỷ lệ 6,1% người trưởng thành mắc ĐTĐ, trong đó tỷ lệ mắc bệnh chưa được chẩn đoán là 51,5% [14]

Glucose huyết tương

Đỉnh glucose huyết tương

Huyết áp

Tâm thu <140 mmHg, Tâm trương <90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận, hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch do xơ vữa cao: Huyết áp <130/80 mmHg

biến chứng tim mạch LDL cholesterol <70 mg/dL (1,8 mmol/L) nếu đã có bệnh tim mạch vữa xơ, hoặc có thể thấp hơn <50 mg/dL nếu có yếu tố nguy cơ xơ vữa cao

Triglycerides <150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ

Trang 17

* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau: - Mục tiêu có thể thấp hơn (HbA1c <6,5%) ở BN trẻ, mới chẩn đoán, không có các bệnh lý tim mạch, nguy cơ hạ glucose máu thấp

- Ngược lại, mục tiêu có thể cao hơn (HbA1c từ 7,5 - 8%) ở những BN lớn tuổi, mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, có nhiều bệnh lý đi kèm, có tiền sử hạ glucose máu nặng trước đó

- Cần chú ý mục tiêu glucose huyết sau ăn (sau khi bắt đầu ăn 1-2 giờ) nếu đã đạt được mục tiêu glucose huyết lúc đói nhưng chưa đạt được mục tiêu HbA1c - Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống là phương pháp điều trị quan trọng, áp dụng cho tất cả người bệnh ở các giai đoạn, bao gồm không hút thuốc, không sử dụng rượu, bia, chế độ ăn và hoạt động thể lực Thay đổi lối sống đơn thuần chỉ được thực hiện ở những người bệnh mới chẩn đoán, chưa có biến chứng mạn và mức đường huyết gần bình thường [6]

Hình 1.1 Hướng dẫn điều trị ĐTĐ típ 2

Trang 18

1.2 Phương pháp phân tích chi phí

1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí

Chi phí hay còn gọi là giá thành (cost) của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn lực cần thiết tạo ra của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động đó [21]

Các cách phân loại chi phí từ quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế như sau:

Bảng 1.2 Phân loại chi phí

1 Nội dung thể hiện trên báo cáo tài chính Chi phí tài chính

Chi phí kinh tế

2 Theo tiến trình Chi phí chuẩn bị

Chi phí thực hiện

3 Theo nguồn gốc chi tiêu Chi phí trực tiếp

Chi phí gián tiếp

4 Theo đặc điểm Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

5 Theo đầu vào Chi phí vốn

Chi phí thường xuyên Trong đó, phân loại theo nguồn gốc chi tiêu là cách phân loại thường được sử dụng để tính chi phí của một dịch vụ y tế.[25]

Chi phí trực tiếp (direct cost) là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ Trong lĩnh vực y tế, chi phí này là những phát sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật, chia làm 2 loại:

- Chi phí trực tiếp cho y tế: là những chi phí liên hệ trực tiếp đến việc chăm sóc sức khỏe như chi cho phòng bệnh, cho điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng… Đây cũng chính là loại chi phí được quan tâm trong nghiên cứu này

Trang 19

- Chi phí trực tiếp không cho y tế: là những chi phí không liên quan đến khám chữa bệnh nhưng có liên quan đến quá trình khám chữa bệnh như chi phí đi lại, ở trọ, ăn uống…

Chi phí gián tiếp bao gồm những mất mát của xã hội (được quy ra tiền) có liên quan đến bệnh tật bao gồm mất năng suất lao động do bị bệnh tật (giảm khả năng đóng góp cho xã hội) hoặc mất đóng góp cho xã hội do tử vong sớm

Chi phí vô hình bao gồm những mất mát liên quan đến sự kỳ thị, đau đớn, lo sợ, giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình, mất thời gian nghỉ ngơi Trên thực tế, các chi phí này thường ít được xem xét đến trong đánh giá kinh tế gánh nặng của bệnh tật vì mang tính chủ quan cao và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa

1.2.2 Phương pháp phân tích chi phí

Phương pháp phân tích chi phí bệnh tật - Cost of illness (COI) đánh giá nguồn lực đã sử dụng cho phòng ngừa, điều trị, mất mát do bệnh tật và tử vong, từ đó sẽ xác định tổng chi phí gây ra bởi bệnh tật hay tử vong Các chi phí của phương pháp này thường được tóm lược trong 2 loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

Nghiên cứu COI của đái tháo đường típ 2 có thể áp dụng phương pháp ước tính chi phí từ trên xuống (top-down, gross, average costing) hoặc từ dưới lên (bottom-up, micro costing, ingredient) hay kết hợp cả hai

- Phương pháp từ dưới lên: được tiến hành thông qua các bước: (1)Xác định các loại nguồn lực cần thiết;

(2)Xác định số lượng đơn vị từng loại nguồn lực; (3)Xác định chi phí đơn vị từng nguồn lực;

(4)Xác định chi phí từng loại nguồn lực; (5)Xác định chi phí chung

Phương pháp từ dưới lên sẽ giúp việc ước tính chi phí chính xác hơn nhưng thường phức tạp và tốn thời gian hơn

Trang 20

- Phương pháp từ trên xuống: được tiến hành thông qua các bước (1) Xác định tổng chi phí;

(2) Số lượng đơn vị sản phẩm/dịch vụ; (3) Xác định chi phí trung bình

Phương pháp từ trên xuống đơn giản, tốn ít thời gian nhưng ít chính xác hơn phương pháp từ dưới lên

1.3 Thực trạng nghiên cứu chi phí liên quan đến bệnh ĐTĐ típ 2

1.3.1 Trên thế giới

Các nghiên cứu về vấn đề về chi phí điều trị ĐTĐ típ 2 đã tăng lên trong những năm gần đây mặc dù hầu hết các bằng chứng đến từ các quốc gia có thu nhập cao Nghiên cứu từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình bị hạn chế mặc dù bệnh nhân ở các quốc gia này dễ bị tổn thương hơn về mặt tài chính Đồng thời, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các nước châu Á đang có tốc độ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và gánh nặng bệnh tiểu đường cao hơn bất kỳ khu vực nào khác

* Gánh nặng chi phí: Theo một cuộc khảo sát trên toàn quốc được thực hiện ở Singapore, 440.000 người Singapore đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ và con số này dự kiến sẽ tăng lên 1 triệu người vào năm 2050, tức là 15% dân số [31] Trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology, Christian Bommer và cộng sự báo cáo rằng chi phí của bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới là 1.310 tỷ đô la Mỹ, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2015 Nghiên cứu cho thấy 2/3 trong tổng chi phí này là chi phí y tế trực tiếp và 1/3 là chi phí gián tiếp do giảm năng suất lao động [7]

Nghiên cứu tại Hà Lan của Peters và cộng sự năm 2016 cho kết quả nghiên cứu: ước tính có khoảng 1,1 triệu bệnh nhân tiểu đường ở Hà Lan, trong đó khoảng 10% mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 90% mắc bệnh tiểu đường loại 2 Tổng gánh nặng kinh tế hiện tại ước tính của bệnh là 6,8 tỷ EUR vào năm 2016 Chi phí chăm sóc sức khỏe (không bao gồm chi phí biến chứng) là 1,6 tỷ EUR, chi phí trực tiếp

Trang 21

cho biến chứng là 1,3 tỷ EUR và chi phí gián tiếp do mất năng suất, thanh toán phúc lợi và biến chứng là 4 tỷ EUR [30]

Nghiên cứu tổng quan hệ thống của Charles Yesudian và Cộng sự tại Ấn Độ cho kết quả: có 19 nghiên cứu đáp ứng tiêu chí Tất cả các nghiên cứu đều bao gồm chi phí trực tiếp và chỉ một số ít (4 nghiên cứu) cung cấp ước tính cho chi phí gián tiếp dựa trên tổn thất thu nhập của bệnh nhân và người chăm sóc Chi phí thuốc được chứng minh là một thành phần chi phí đáng kể trong một số nghiên cứu (12 nghiên cứu) Trong khi nhóm thu nhập trung bình và cao có mức chi tiêu tuyệt đối cao hơn thì chi phí lại chiếm tỷ trọng cao hơn trong thu nhập của người nghèo Gánh nặng kinh tế cao nhất ở các nhóm thành thị Chất lượng tổng thể của các nghiên cứu còn thấp do một số điểm yếu về phương pháp luận Phương pháp dịch tễ học được sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp dựa trên tỷ lệ lưu hành (18 nghiên cứu) trong khi chi phí chủ yếu được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên (15 nghiên cứu) [35]

Nghiên cứu tại Trung Quốc của Dajie Chen và cộng sự, lấy dữ liệu từ 1 tháng 4 năm 2013 đến 31 tháng 3 năm 2014 tại các bệnh viện tỉnh Hồ Bắc cho kết quả: thời gian nằm viện trung bình là 11,65 ngày (trung bình: 10 ngày) Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến đã chứng minh rằng bệnh nhân nội trú thuộc Chương trình Y tế Hợp tác Mới, từ 80 tuổi trở lên, có thời gian nằm viện dài hơn nhóm tham chiếu và bệnh nhân nội trú bị biến chứng mãn tính hoặc cấp tính, mãn tính có thời gian nằm viện ngắn hơn so với những người không mắc bệnh Tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân là 159,72 ± 130,83 USD (trung bình: 135,33 USD), 240,60 USD ± 166,58 USD (trung bình: 192,09 USD) và 247,98 ± 166,22 USD (trung bình: 200,99 USD) đối với bệnh nhân nội trú không có biến chứng, biến chứng mãn tính và các biến chứng cấp tính, mãn tính tương ứng Tổng chi phí và chi phí trực tiếp ở bệnh nhân không có biến chứng thấp hơn đáng kể so với những bệnh nhân có hai loại biến chứng (p < 0,001) Tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân là 225,40 ± 115,32 USD (trung bình: 200,34 USD), 221,25 USD ±

Trang 22

177,64 USD (trung bình: 170,05 USD) và 275,18 ± 193,14 USD (trung bình: 217,91 USD) đối với bệnh nhân nội trú có biến chứng vi mạch, biến chứng mạch máu lớn và các biến chứng mạch máu vi mô, mạch máu vĩ mô tương ứng Tổng chi phí ở bệnh nhân có biến chứng vi mạch, mạch máu lớn cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân có các loại biến chứng mạn tính khác (p < 0,001) Thuốc là chi phí lớn nhất đối với bệnh nhân [9]

Một nghiên cứu của Haibin Wu và cộng sự tại vùng nông thôn Đông nam Trung Quốc cho kết quả: Tổng chi phí cho bệnh nhân có một biến chứng trung bình là 1.399 USD, so với 248 USD cho bệnh nhân không có biến chứng Tổng chi phí trung bình cho bệnh nhân có 2 và 3 biến chứng trở lên lần lượt là 1.705 USD và 2.994 USD Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu kinh tế xã hội, bệnh nhân mắc một biến chứng có tổng chi phí cho các dịch vụ nội trú và ngoại trú lần lượt cao hơn 83,55% và 38,46% so với bệnh nhân không có biến chứng Sự hiện diện của nhiều biến chứng có liên quan đến tổng chi phí điều trị ngoại trú tăng đáng kể 44,55% khi so sánh với một biến chứng Biến chứng cấp tính, bàn chân do tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh thận do tiểu đường là những biến chứng có chi phí cao nhất Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, loại bảo hiểm, thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2 và tỷ lệ tử vong có liên quan đáng kể đến việc tăng chi tiêu cho bệnh ĐTĐ típ 2 [33]

Nghiên cứu tại 29 quốc gia khu vực Mỹ Latin và caribe của Alberto Barcelona và cộng sự cho kết quả: Năm 2015, ước tính có hơn 41 triệu người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) mắc bệnh Tiểu đường Tổng chi phí gián tiếp do bệnh ĐTĐ gây ra là 57,1 tỷ USD, trong đó 27,5 tỷ USD là do tử vong sớm, 16,2 tỷ USD là do thương tật vĩnh viễn và 13,3 tỷ USD là do thương tật tạm thời Tổng chi phí trực tiếp ước tính từ 45 đến 66 tỷ USD Các ước tính khác cho thấy chi phí insulin từ 6 đến 11 tỷ USD; thuốc uống 4 đến 6 tỷ USD; ngoại trú từ 5 đến 6 tỷ USD; nhập viện 10 tỷ USD; thăm khám khẩn cấp 1 tỷ USD; kiểm tra và xét nghiệm từ 1 đến 3 triệu USD Tổng chi phí cho bệnh tiểu đường năm 2015 ước

Trang 23

tính vào khoảng từ 102 đến 123 tỷ USD Trung bình, chi phí hàng năm để điều trị một trường hợp đái tháo đường ước tính từ 1.088 USD đến 1.818 USD Chi tiêu y tế quốc gia bình quân đầu người trung bình là 1.061 USD [4]

Theo một kết quả nghiên cứu Sung Hee Oh và cộng sự tại Hàn quốc năm 2021 được thực hiện bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội Hàn Quốc cho kết quả: Tổng cộng có 4.472.133 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường ở Hàn Quốc vào năm 2017 Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trung bình hàng năm ước tính là 10,7% Gánh nặng kinh tế liên quan đến bệnh tiểu đường là 18.293 triệu USD, với chi phí bình quân đầu người là 4.090 USD vào năm 2019 Chi phí y tế chiếm phần lớn nhất trong tổng chi phí (69,5%), tiếp theo là chi phí mất năng suất lao động (17,9%), người chăm sóc chi phí (10,2%) và chi phí vận chuyển (2,4%) Theo phân tích dưới nhóm, bệnh ĐTĐ típ 2, sự hiện diện của các biến chứng tiểu đường hoặc các bệnh đi kèm liên quan, thuốc trị tiểu đường và nhập viện chiếm phần lớn nhất trong gánh nặng kinh tế đối với bệnh tiểu đường Khi số lượng biến chứng tăng từ một lên ba hoặc nhiều hơn, chi phí bình quân đầu người tăng từ 3.991 USD lên 11.965 USD Ở cơ sở điều trị nội trú, chi phí bình quân đầu người cao hơn ~ 10,8 lần so với cơ sở điều trị ngoại trú [29]

Nghiên cứu của Muhammad Daoud Butt và cộng sự tiến hành năm 2022 tại ngẫu nhiên một số phòng khám ở Pakisan cho kết quả: tổng cộng có 1.839 bệnh nhân tiểu đường tham gia vào nghiên cứu Kết quả cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp có mối tương quan tích cực với đặc điểm nhân khẩu xã hội của người tham gia, ngoại trừ thu nhập hộ gia đình và tình trạng giáo dục Tổng chi phí chăm sóc bệnh tiểu đường hàng năm là 740,1 USD, trong đó phần chi phí trực tiếp là 646,7 USD và chi phí gián tiếp là 93,65 USD Hầu hết các chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc (274,5 USD) và nằm viện (319,7 USD) Ngược lại, tình trạng mất năng suất lao động của bệnh nhân lại đóng góp lớn nhất vào chi phí gián tiếp (81,36 USD) [8]

Trang 24

* Các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu của tác giả Aukse Domeikiene và cộng sự năm 2011 tại Lithuania, một quốc gia nằm phía Bắc châu Âu cho kết quả: Chi phí cấp cứu trung bình trên mỗi bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong năm 2011 là 156,14 EUR; 34,4% bệnh nhân phải nhập viện ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 1 năm nghiên cứu Khi đó, chi phí y tế trung bình hàng năm cho mỗi bệnh nhân nhập viện là 1160,16 EUR Chi phí thuốc được chi trả hàng năm cho mỗi bệnh nhân là 448,34 EUR Liệu pháp điều trị tốn kém nhất là dùng thuốc đường uống và không dùng insulin với p<0,001 [3]

Một nghiên cứu COI của Ali Hassan Gillani và cộng sự được thực hiện tại sáu phòng khám tư nhân ở miền nam Punjab, Pakistan từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016 mẫu lựa chọn ngẫu nhiên cho kết quả: Chi phí trực tiếp trung bình hàng năm cho mỗi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ước tính là 332 USD Thuốc men chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,4%) trong chi phí này Tuổi tác, địa phương, tình trạng kinh tế xã hội cao và thời gian mắc bệnh kéo dài có liên quan đáng kể đến chi phí trực tiếp của bệnh tật (p < 0,05) Hơn nữa, 19% tổng thu nhập của những bệnh nhân có thu nhập rất thấp được chi cho việc chăm sóc bệnh tiểu đường [13]

Nghiên cứu COI của Afsana Afroz và cộng sự thực hiện năm 2017 tại Bangladesh cho kết quả: với mẫu nghiên cứu có 54% là nam, độ tuổi trung bình là 55,1 ± 12,5 và thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2 trung bình là 10,7 ± 7,7 năm, chi phí trung bình hàng năm là 864,7 USD cho mỗi bệnh nhân, chi phí thuốc điều trị chiếm 60,7% trong cơ cấu chi phí trực tiếp, tiếp theo là chi phí điều trị nội trú (27,7%) Chi phí trung bình hàng năm cho bệnh nhân nhập viện cao gấp 4,2 lần so với không nhập viện Các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chi phí trung bình hàng năm cho bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là giới tính nữ, có sử dụng insulin, thời gian mắc bệnh lâu hơn và sự xuất hiện của các biến chứng của bệnh [1]

Trang 25

1.3.2 Ở Việt Nam

* Gánh nặng chi phí Hiện nay, các nghiên cứu về chi phí điều trị liên quan đến bệnh ĐTĐ típ 2 tại Việt Nam tuy đã bắt đầu được thực hiện nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn còn rất hạn chế về số lượng và quy mô Phần lớn các nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở dữ liệu của bệnh nhân tại một bệnh viện cụ thể hay một tỉnh Theo kết quả của Nguyễn Thị Bích Thủy và cộng sự tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013: trong chi phí trực tiếp chi cho y tế cho một đợt điều trị, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí về thuốc chiếm 56,4% (1.529.311 đồng), tiếp đến là chi phí cho cận lâm sàng là 29,5% (799.545 đồng) Theo kết quả phân tích, khi so sánh ngày điều trị trung bình của người bệnh là 12,9 ngày so với thu nhập bình quân người bệnh năm 2012 là 30,351 triệu đồng, trong khi đây chỉ mới tính đến chi phí trực tiếp chi cho y tế, chưa tính đến chi phí trực tiếp ngoài y tế và các chi phi gián tiếp mà gia đình và bản thân người bệnh phải gánh chịu Như vậy, chỉ tính riêng chi phí trực tiếp chi cho y tế cho một đợt điều trị của người bệnh vào điều trị nội trú được ước lượng xấp xỉ 1/2 thu nhập hàng tháng của người bệnh Nếu như người bệnh không có sự hỗ trợ của BHYT thì đây thực sự sẽ là một gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh cũng như gia đình của người bệnh [24]

Nghiên cứu của Kiều Thị Tuyết Mai và cộng sự sử dụng cơ sở dữ liệu BHXH tỉnh Bắc Ninh năm 2017 cho kết quả: trong số 1.395.204 người được xác định mắc bệnh ĐTĐ típ 2, 55% có các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ, thường gặp nhất là biến chứng tim mạch (34%) Tổng chi phí trực tiếp cho y tế trong 1 năm là 435 triệu USD, trong đó 24% là chi phí điều trị nội trú, 20% chi phí chăm sóc ngoại trú, 7% chi phí cấp cứu, 36% chi phí thuốc điều trị không liên quan đến tiểu đường và chi phí thuốc hạ đường huyết là 13% Khoảng 70% tổng chi phí y tế trực tiếp được cho là do các biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ [32]

Theo kết quả được công bố trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư năm 2020 tại bệnh viện Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh: Chi phí điều trị trung bình là

Trang 26

2,081 triệu ±1,131 triệu VNĐ Trong tất cả các khoản chi phí dịch vụ y tế, chi phí dành cho khám bệnh, ngày giường điều trị cao nhất chiếm 57,6%; chi phí dành cho cận lâm sàng cao thứ hai chiếm 30,0%; chi phí dành cho thuốc và vật tư y tế thấp nhất chiếm 11,9% Bệnh nhân không có BHYT sẽ phải trả cao hơn 1,6 triệu VNĐ so với bệnh nhân sở hữu BHYT Mức chênh lệch này chiếm đến 37% so với mức thu nhập bình quân đầu người một tháng 4,3 triệu đồng ở Việt Nam Đây thực sự là gánh nặng kinh tế của người bệnh ĐTĐ típ 2 nếu không có BHYT [23] Nghiên cứu của Lương Thảo Nhi tại bệnh viện Kiến An, thành phố Hải Phòng năm 2021 có kết quả: Tổng chi phí điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 năm 2021 của 110 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu là 2.004.684.038 đồng Chi phí điều trị ngoại trú chiếm tỷ lệ 87,61% trong khi chi phí điều trị nội trú chiếm tỷ lệ 12,39% [19] Chi phí điều trị ngoại trú trung bình trong một lần đi khám của bệnh nhân là 2.429.305 đồng Trong đó, chi phí trực tiếp cho y tế trung bình là 2.319.612 đồng, chiếm 95,48% với chi phí mua thuốc, thuốc mua ngoài BHYT chiếm tỷ trọng cao nhất (62,23%) Chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình là 74.743 đồng tương ứng với 3,08% tổng chi phí điều trị ngoại trú Chi phí đi lại chiếm tỷ lệ cao nhất (78,07%) trong đó Chi phí gián tiếp trung bình chỉ chiếm 1,44%, vào khoảng 34.950 đồng Trong đó, chi phí do nghỉ làm của người đi cùng bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao hơn (67,43%) Chi phí điều trị nội trú của 21 bệnh nhân có nhập viện trong năm 2021 là 248.296.216 đồng, trung bình trong một lần nhập viện là 10.345.676 đồng Trong đó, chi phí trực tiếp cho y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 72,01%, thứ 2 là chi phí gián tiếp chiếm tỷ lệ 19,49%, chi phí gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,51% [19]

* Các yếu tố ảnh hưởng Lê Thị Bích Thùy và cộng sự tiến hành nghiên cứu chi phí liên quan đến bệnh ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2019 cho kết quả: Tổng chi phí điều trị trung bình cho một đợt điều trị nội trú của người bệnh là 14.302 đồng, trong đó chi phí trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất (56,79%) tương ứng với 9.890 đồng

Trang 27

Trong chi phí trực tiếp cho y tế, tỷ lệ chi phí thuốc là cao nhất (36,69%), thuốc hạ đường huyết chiếm tỷ lệ thấp 1,61% trong khi thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (54,44%) Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế trực tiếp cũng như tổng chi phí bao gồm bệnh mắc kèm, biến chứng mạn tính, phác đồ điều trị và ngày điều trị nội trú (p<0,05) [17]

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh từ 2016 đến 2020 cho kết quả nghiên cứu chi phí trực tiếp cho y tế trong điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ típ 2 đã ghi nhận được: tổng chi phí điều trị là 31.581.327.511VND, trong đó BHYT chi trả 64,6% và người bệnh cùng chi trả 35,4% Chi phí trung bình cho điều trị một ca giảm dần theo thời gian từ 766.778 VND năm 2016 xuống 562.959 VND năm 2020 Các yếu tố liên quan đến chi phí trực tiếp cho y tế bao gồm giới tính, nơi cư trú, bệnh kèm, mức bảo hiểm y tế, sử dụng các dịch vụ y tế [22]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự tại Trung tâm y tế thành phố Bắc Ninh năm 2022 cho kết quả: bệnh nhân ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú có tổng chi phí điều trị trung bình một năm là 6.247.685,5 VNĐ, trong đó bệnh nhân phải chi trả chi phí thuốc và thực phẩm chức năng mua ngoài là 24,95% cùng các chi phí trực tiếp ngoài y tế(5,62%), chi phí gián tiếp (7,65%).Tổng chi phí điều trị ngoại trú cho ĐTĐ típ 2 bị ảnh hưởng nhất bởi thời gian mắc bệnh (sự thay đổi của thời gian mắc bệnh giải thích được 12,9% sự thay đổi của chi phí điều trị) Giới tính, bệnh mắc kèm ảnh hưởng tới chi phí trực tiếp y tế Độ tuổi ảnh hưởng tới chi phí gián tiếp Thời gian mắc bệnh, biến chứng ảnh hưởng tới chi phí trực tiếp y tế và chi phí trực tiếp ngoài y tế [27]

1.4 Đôi nét về Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn

Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện đa khoa hạng II, thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 2007 Hàng tháng, bệnh viện thực hiện khám bệnh và điều trị ngoại trú cho khoảng 1.000 bệnh nhân ĐTĐ típ 2

Trang 28

1.5 Tính cấp thiết của đề tài

Tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, bệnh ĐTĐ típ 2 là bệnh có tỷ lệ mắc cao, số lượng bệnh nhân điều trị ngoại trú trung bình có chẩn đoán ĐTĐ típ 2 hàng năm khoảng 1.000 bệnh nhân, thường là người cao tuổi có nhiều biến chứng nặng cũng như bệnh mắc kèm như bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bệnh tim mạch, bệnh lý ngoại khoa… Do vậy, chi phí điều trị ĐTĐ típ 2 chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí y tế chung của bệnh viện Trong những năm gần đây, lượng bệnh nhân ngoại trú có xu hướng gia tăng, đòi hỏi bệnh viện phải xây dựng kế hoạch điều trị một cách chủ động cũng như dự trù các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu điều trị Tuy nhiên đến nay, bệnh viện chưa có nghiên cứu nào đánh giá về chi phí y tế trực tiếp liên quan đến bệnh ĐTĐ típ 2 cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí

Chi phí điều trị bệnh ĐTĐ tăng lên ở bệnh nhân cao tuổi, người có bệnh mắc kèm, biến chứng của bệnh điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, để biết được thực tế đó tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn như thế nào thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để làm rõ Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm chỉ ra gánh nặng chi trả thực tế của người bệnh và cơ quan chi trả khi điều trị một bệnh mạn tính có nhiều biến chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đó Từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra kiến nghị, giải pháp khắc phục và giúp người bệnh hợp lý hóa chi phí

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân có chẩn đoán chính là ĐTĐ típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ 01/07/2022 đến 31/ 7/2023

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh chính là ĐTĐ típ 2 (có mã chẩn đoán theo ICD-10 là E11- ĐTĐ không phụ thuộc insulin) và bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân không có bệnh án ngoại trú điều trị tại bệnh viện - Phụ nữ mang thai có ĐTĐ thai kỳ (thông tin này được ghi chú trong tờ điều trị)

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian phỏng vấn và thu thập dữ liệu nghiên cứu từ 01/07/2022 đến 30/07/2023

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Xác định biến số nghiên cứu

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu các chi phí điều trị bệnh ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân

ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 - 2023

Trang 30

Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu mục tiêu 1

STT Tên biến Giải thích biến Loại

biến

Kỹ thuật thu thập Chi phí trực tiếp cho y tế

Chi phí khám bệnh Giá trị tiền phải trả cho khám

bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc BHYT, VTYT và TDCN của bệnh nhân trong những lần bệnh nhân đi khám ngoại trú

Biến dạng số

Sử dụng tài liệu

có sẵn Chi phí xét nghiệm

Chi phí chẩn đoán hình ảnh Chi phí thuốc BHYT

Chi phí vật tư y tế Chi phí thăm dò chức năng

Chi phí trực tiếp ngoài y tế

Chi phí đi lại của người bệnh (và người chăm sóc)

Giá trị tiền cho việc đi lại, ăn uống của bệnh nhân và người đi cùng bệnh nhân trong những lần bệnh nhân đi khám ngoại trú

Biến dạng số

Phỏng vấn Chi phí ăn uống của người

bệnh(và người chăm sóc)

Chi phí gián tiếp

Chi phí do nghỉ làm của bệnh nhân (và người chăm sóc)

Giá trị tiền bị mất do nghỉ làm của bệnh nhân và người chăm sóc trong những lần bệnh nhân đi khám ngoại trú Biến

dạng số

Phỏng vấn Chi phí do mất sức lao

động do bệnh của bệnh nhân

Giá trị tiền bị mất do mất sức lao động do bệnh của bệnh nhân (đối với bệnh nhân vẫn đang trong độ tuổi lao động)

Trang 31

Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh

ĐTĐ típ 2 của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 – 2023

Bảng 2.2 Biến số nghiên cứu mục tiêu 2

Kỹ thuật thu thập

Sử dụng tài liệu có sẵn

5

Bệnh mắc

kèm

Các bệnh khác (ngoài bệnh ĐTĐ típ 2) được ghi nhận trong quá trình điều trị ngoại trú của BN

Biến phân loại: Không có; 1 bệnh mắc kèm; 2 mắc mắc kèm;

trên 2 bệnh mắc kèm

Sử dụng tài liệu có sẵn

6

Thời gian mắc

bệnh

Thời gian tính bằng năm kể từ khi BN có chẩn đoán xác định mắc bệnh đến thời điểm nghiên cứu

liệu có sẵn

7

Phương pháp

Sử dụng tài

liệu có sẵn

8

Số lần khám ngoại trú

Số lần bệnh nhân đến khám

Sử dụng tài liệu có sẵn

Trang 32

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu - Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu các chi phí điều trị bệnh đái tháo đường típ 2

của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 – 2023

Mô tả cắt ngang Mô tả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, hồi cứu để thu thập các thông tin liên quan đến chi phí đợt điều trị của người bệnh từ 01/07/2022 đến 31/07/2023 và phỏng vấn người bệnh vào từ 01/07/2023 đến 31/07/2023 Quan điểm nghiên cứu chi phí: Quan điểm xã hội

- Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh

đái tháo đường típ 2 của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn,

thành phố Hà Nội năm 2022 – 2023

Phương pháp mô tả cắt ngang mang tính phân tích để đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm bệnh lý đến chi phí điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ típ 2

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

* Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Sử dụng tài liệu có sẵn, tiến hành việc thu thập thông tin bệnh án và chi phí các đợt điều trị của các bệnh nhân ngoại trú bị ĐTĐ típ 2 (mã bệnh E11) (phương pháp kết hợp hồi cứu và tiến cứu)

Sau khi xem xét hồ sơ bệnh nhân, danh sách những người mắc ĐTĐ típ 2 được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn từng cá nhân Mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu được giải thích rõ ràng cho bệnh nhân và người đi kèm, để làm cho việc nghiên cứu này trở nên quan trọng và có giá trị Từ đó, bệnh nhân và người đi kèm sẽ cung cấp câu trả lời một cách chính xác để thu được kết quả đáng tin cậy Trong trường hợp bệnh nhân là người già không có khả năng trả lời đầy đủ câu hỏi, nhóm nghiên cứu sẽ phỏng vấn người đi kèm

Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được điều tra và mã bệnh án của họ sẽ được ghi lại Sau đó, dựa trên mã bệnh án đã được ghi lại trong phiếu

Trang 33

phỏng vấn, điều tra viên sẽ tìm kiếm hồ sơ bệnh án tương ứng trên phần mềm quản lý của bệnh viện Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được loại bỏ

Việc phỏng vấn các bệnh nhân sử dụng câu hỏi trong Phụ lục 02 Thông tin từ hồ sơ bệnh án được thu thập theo Phụ lục 01

Giả định rằng chi phí các đợt điều trị là như nhau Đối với việc phỏng vấn các bệnh nhân, tập câu hỏi đã được kiểm tra trên 05 người và sau đó điều chỉnh để phù hợp với tình huống thực tế của các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn

* Quá trình thu thập số liệu

- Thu thập (kết hợp hồi cứu và tiến cứu) hồ sơ bệnh án tại bệnh viện + Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện biểu mẫu thu thập số liệu

+ Bước 2: Tiến hành làm các thủ tục để được thu thập số liệu tại bệnh viện + Bước 3: Thực hiện việc thu thập và trích xuất dữ liệu tại bệnh viện

+ Bước 4: Rà soát, kiểm tra, liên hệ bổ sung và hoàn thiện bộ số liệu nghiên cứu

- Phỏng vấn các bệnh nhân theo một tập câu hỏi liên quan đến chi phí trực tiếp ngoài y tế và chi phí gián tiếp

2.2.4 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là đối tượng nghiên cứu đã được nêu trong mục 2.1 Cỡ mẫu nghiên cứu:

N= 𝑍1−𝛼/22 𝑑𝑠22Trong đó:

N là số mẫu cần nghiên cứu Z là Hệ số tin cậy (chọn α = 0,05 thì Z = 1,96) s là độ lệch chuẩn (lựa chọn s = 0,5)

d là khoảng chênh lệch chấp nhận được trong thực tế (chọn d = 0,1)

Trang 34

số bệnh nhân cần phải khảo sát là 105,6 bệnh nhân Vậy cỡ mẫu cần khảo sát là 106 bệnh nhân Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn cỡ mẫu là 110 bệnh nhân Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ típ 2 tại phòng khám nội tiết bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 đến 31 tháng 07 năm 2023 Mỗi ngày phỏng vấn khoảng 05 đến 10 bệnh nhân

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.5.1 Xử lý số liệu

Dữ liệu đã được nhập và lưu trữ vào phần mềm Excel Các giá trị của các biến số đã được kiểm tra để đảm bảo tính chính xác, nhận diện và sửa các lỗi trong việc nhập sai giá trị tiền hoặc số 0 thừa trong phần tiền, để điều chỉnh chính xác theo giá trị chi phí Số liệu về chi phí được tính dựa trên chi phí cho một đợt điều trị ngoại trú của một bệnh nhân trong một năm

Các biến phân loại (ví dụ: bệnh mắc kèm, giai đoạn bệnh, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tỷ lệ hưởng BHYT ), sau khi được nhập vào Excel đã được mã hóa thành các chữ số

2.2.5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê mô tả và thống kê phân tích

* Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được xử lý, làm sạch ở phần mềm Microsoft excel 2016 sẽ được đưa vào phân tích Sử dụng các hàm: sum, sumif, sumifs, sort, average…để sắp xếp lại tổng hợp lại và tính toán theo các chỉ tiêu cần nghiên cứu: đặc điểm bệnh nhân, cơ cấu chi phí điều trị như chi phí trực tiếp trong y tế, chi phí trực tiếp ngoài y tế, chi phí gián tiếp

- Tính tỷ lệ phần trăm: + Các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, nhóm tuổi, nơi ở)

Trang 35

+ Các chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm bệnh lý (phương pháp điều trị, thuốc điều trị)

+ Bệnh mắc kèm - Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (hoặc trung vị cho trường hợp giá trị không tuân theo quy luật phân phối chuẩn) cho các chỉ tiêu về chi phí trực tiếp y tế, chi phí trực tiếp ngoài y tế, chi phí gián tiếp và tổng chi phí điều trị

- Các biến định lượng được thể hiện dưới dạng: giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị trung vị và giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất

Cách tính toán/ đánh giá kết quả:

- Tính chi phí trực tiếp trung bình cho một đợt điều trị của một bệnh nhân: Thông qua công cụ là bảng kê chi phí điều trị ngoại trú khi ra viện:

- Chi phí cho mỗi một dịch vụ bệnh nhân sử dụng sẽ bằng số lần sử dụng nhân với giá thành Trong bảng kê chi phí sẽ liệt kê các dịch vụ đến từng chi tiết, để có được số liệu thu thập cần tính tổng chi phí các dịch vụ trong danh mục biến số nghiên cứu

Chi phí trung bình/ một người bệnh/ đợt điều trị = Tổng chi phí/ Tổng số lượt điều trị ngoại trú

- Tính chi phí trực tiếp ngoài y tế trung bình cho một đợt điều trị: Thông qua công cụ là phiếu phỏng vấn dành cho người bệnh và người chăm sóc, các chi phí ăn uống, đi lại, ở trọ của người bệnh và người chăm sóc sẽ được thu thập Chi phí được tính theo chi phí trên một ngày điều trị, sau đó tính chi phí tổng cho đợt điều trị

- Tính chi phí gián tiếp trung bình cho một đợt điều trị: Thông qua công cụ là phiếu phỏng vấn dành cho người bệnh và người chăm sóc, các chi phí do nghỉ làm của người bệnh và người chăm sóc, chi phí do giảm hoặc mất năng suất do tàn tật hoặc tử vong sẽ được thu thập Cuối cùng tính tổng chi phí gián tiếp cho một đợt điều trị

Trang 36

Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn cho các đại lượng: Số lượt điều trị ngoại trú, thời gian mắc bệnh, tuổi

* Phương pháp thống kê phân tích:

Do biến số chi phí tổng, chi phí trực tiếp cho y tế, chi phí trực tiếp ngoài y tế, chi phí gián tiếp không tuân theo phân phối chuẩn, nên sử dụng các phép kiểm phi tham số để phân tích sự khác biệt về chi phí điều trị Các phương pháp thống kê sẽ sử dụng là: Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến, kiểm định Mann whitney U, kiểm định Kruskal wallis

Phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tuổi, giới tính, địa chỉ, mức hưởng BHYT, thời gian mắc bệnh ĐTĐ típ 2, bệnh mắc kèm và phương pháp điều trị đến chi phí điều trị

- Biến phụ thuộc được xác định là chi phí điều trị - Các biến độc lập là tuổi, giới tính, địa chỉ, mức hưởng BHYT, thời gian mắc bệnh ĐTĐ Típ 2, bệnh mắc kèm và phương pháp điều trị

- Căn cứ vào hệ số beta và hệ số p-value < 0,05 Kiểm định Mann Whitney U được sử dụng để so sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trung bình theo giới tính, căn cứ hệ số P < 0,05

Kiểm định Kruskal wallis được sử dụng để so sánh sự khác biệt về chi phí điều trị trung bình theo nhóm tuổi, địa chỉ, thời gian mắc bệnh, phương pháp điều trị, bệnh mắc kèm, hệ số P<0,05 Kiểm định tương quan Spearman được sử dụng để mô tả tương quan giữa thời gian mắc bệnh tiểu đường và các loại chi phí điều trị ngoại trú

2.2.6 Đạo đức nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã được hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Dược Hà Nội thông qua Bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu và tự nguyện tham gia nghiên cứu Thông tin thu thập được giữ bí mật Những thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không có mục đích khác

Trang 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ cấu chi phí điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ típ 2 tại bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

3.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm điều trị bệnh của mẫu nghiên cứu Số lượt điều trị

ngoại trú

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Trang 38

Nhóm tuổi

Tuổi trung bình ± SD:66±12 Thấp nhất:86 Cao nhất:23

Ngày đăng: 21/08/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w