Qua đó, với mục đích đánh giá hiệu quả tư vấn của dược sĩ lâm sàng trong việc nâng cao tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trên bệnh nhân COPD chúng tôi thực hiệ
TỔNG QUAN
Dịch tễ và gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên toàn thế giới, gây ra 3,23 triệu ca tử vong vào năm 2019 Gần 90% ca tử vong do COPD nằm trong nhóm dưới 70 tuổi ở các nước có nguồn thu nhập thấp hoặc trung bình thấp [11] Các tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp cho thấy, tỷ lệ mắc COPD cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc và đã từng hút thuốc so với những người không hút thuốc, ở những người ≥ 40 tuổi so với những người < 40 và ở nam giới so với nữ giới Năm 2019, ở cấp quốc gia, tỷ lệ mắc COPD chuẩn hóa theo độ tuổi cao nhất được ghi nhận ở Hoa Kỳ, tiếp theo là Greenland và Puerto Rico Tỷ lệ mắc COPD chuẩn hóa theo tuổi thấp nhất được ghi nhận ở Israel, tiếp theo là Turkmenistan và Phần Lan [12] Ở Việt Nam, nghiên cứu về dịch tễ học của BPTNMT năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2% Vớ i sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do BPTNMT và các rối loạn liên quan [10] Nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2015) về tỷ lệ mắc COPD ở người không hút thuốc tại Việt Nam và Indonesia cho thấy, tỷ lệ mắc COPD là 6,8% trong đó nam giới mắc 12,9%
4 và nữ là 4,4% Tỷ lệ mắc tại Việt Nam cao hơn Indonesia (8,1% so với 6,3%) và thành thị cao hơn nông thôn [13]
1.1.2 Gánh nặng kinh tế và xã hội của COPD
Tổ chức về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) đã thiết kế phương pháp ước tính tỷ lệ tử vong và tàn tật do các bệnh và thương tích nghiêm trọng theo chỉ số DALY DALYs được tính là tổng số năm bị mất do tử vong sớm và số năm sống chung với tình trạng khuyết tật Nghiên cứu GBD cho thấy COPD là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật và tử vong trên toàn thế giới Tại Hoa Kỳ, COPD là nguyên nhân hàng thứ hai gây giảm DALY, chỉ xếp sau bệnh tim thiếu máu cục bộ [14, 15]
Tại Việt Nam, năm 2019, bệnh nhân tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn ở nước ta xếp thứ 3 chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ , đột quỵ và vượt lên cả số người chết do ung thư [1], [15]
Với tính chất mạn tính kéo dài, chi phí điều trị cao, COPD là thách thức kinh tế cho toàn xã hội Tại các nước thuộc liên minh Châu Âu, tổng chi phí trực tiếp với các bệnh hô hấp được ước tính chiếm 6% tổng trung bình ngân sách chăm sóc sức khỏe hàng năm, và COPD chiếm 56% (38,6 tỷ Euro) trong các bệnh hô hấp Ở các nước có mức thu nhập trung bình hoặc thấp (LMICs), cả chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp đều là mối đe dọa nghiệm trọng đối với nền kinh tế Hầu hết các loại thuốc hít điều trị COPD đều là biệt dược chưa phổ biến và chưa phù hợp với điều kiện kinh tế [14]
Trong nghiên cứu của Hoàng Hải Nam và cộng sự, chi phí trực tiếp trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây năm 2021 cho mỗi đợt điều trị là 6.420.319 ± 4.594.865 đồng Và cấu phần chi phí điều trị cao cho nhóm bệnh nhân này là chi phí cho thuốc, cho xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh [16] Đặc biệt, nghiên cứu của Vũ Văn Giang và cộng sự về chi phí trực tiếp cho Y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo phân loại GOLD dựa trên phân tích dữ liệu lớn từ Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2020 cho thấy tổng cộng có 328.634 người mắc BPTNMT, trong đó tỷ lệ người bệnh GOLD A, B, C, D lần lượt là 31,9%; 21,6%; 46,2% và 0,3% Chi phí điều trị trung bình/ người /năm theo phân loại GOLD A, B, C và D lần lượt là 3,1; 4,6; 12,2; và 58,6 triệu đồng Tổng gánh nặng bệnh tật của người bệnh mắc COPD theo phân loại GOLD A, B, C và D lần lượt là 321.026.108.935, 326.829.474.623,
5 1.852.691.299.408 và 52.479.725.849 đồng Nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí điều trị bệnh BPTNMT và cho thấy được gánh nặng chi phí trực tiếp y tế trong điều trị BPTNMT tại Việt Nam Việc kiểm soát tốt BPTNMT ở các giai đoạn sớm tránh dẫn đến bệnh tiến triển sang giai đoạn muộn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm gánh nặng bệnh tật do BPTNMT gây ra tại Việt Nam [2].
Tổng quan về điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Hai mục tiêu chính của điều trị COPD là giảm triệu chứng hiện tại và giảm nguy cơ đợt cấp trong tương lai Các mục tiêu cụ thể bao gồm giảm triệu chứng của bệnh, cải thiện dung nạp với gắng sức, cải thiện tình trạng sức khỏe, dự phòng, điều trị đợt cấp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và giảm tỷ lệ tử vong [10, 17] Điều trị COPD nên cần chú trọng đến cá thể hóa điều trị, điều trị bệnh đồng mắc, phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc trên nguyên tắc đảm bảo được đích điều trị, hạn chế tối đa nguy cơ và tác dụng không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh [10]
1.2.2 Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn giai đoạn ổn định
Phân loại mức độ bệnh
Phân loại mức độ nặng COPD dựa vào các yếu tố sau: mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn, mức độ khó thở và ảnh hưởng của COPD đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, tiền sử đợt cấp trong năm trước [10, 17]
Phân loại theo mức độ rối loạn thông khí tắc nghẽn
Bảng 1.1 Phân loại mức độ rối loạn thông khí tắc nhẽn Giai đoạn GOLD Đánh giá mức độ Giá trị FEV1 sau test hồi phụ phế quản
GOLD 1 Nhẹ FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
GOLD 2 Trung bình 50% ≤ FEV1< 80% trị số lý thuyết GOLD 3 Nặng 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết GOLD 4 Rất nặng FEV1< 30% trị số lý thuyết
Phân loại theo triệu chứng khó thở và ảnh hưởng của bệnh lên tình trạng sức khỏe của người bệnh
Do mối tương quan yếu giữa mức độ nghiêm trọng tắc nghẽn luồng khí và các triệu chứng bệnh nhân gặp phải hoặc tình trạng sức khỏe bị suy giảm, bệnh nhân cần được đánh giá triệu chứng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi đã được kiểm chứng [14] Đánh giá mức độ khó thở của bệnh nhân COPD dựa trên bộ câu hỏi về mức độ khó thở được hiệu chỉnh của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (modified Medical
Research Council - mMRC) (phụ lục 1): gồm 5 câu hỏi vớ i điểm cao nhất là 4, điểm càng cao thì mức độ khó thở càng nhiều mMRC < 2 được định nghĩa là ít triệu chứng, mMRC ≥ 2 được định nghĩa là nhiều triệu chứng [10] Đánh giá triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh lên tình trạng sức khỏe bệnh nhân COPD dựa trên bộ câu hỏi CAT (COPD Assessment Test) (phụ lục 2) gồm 8 câu hỏi, tổng điểm 40, điểm càng cao thì ảnh hưởng của bệnh tớ i tình trạng sức khỏe của bệnh nhân càng lớ n CAT < 10 được định nghĩa ít triệu chứng, ít ảnh hưởng, CAT ≥ 10 được định nghĩa nhiều triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh nhiều, CAT ≥ 20 được định nghĩa rất nhiều triệu chứng CAT đánh giá ảnh hưởng của BPTNMT lên tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân toàn diện hơn mMRC [10]
Phân loại mức độ nặng COPD
GOLD năm 2022 [18] và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Bộ Y tế ban hành năm 2023 [10], BPTNMT được đánh giá theo phân nhóm ABCD dựa vào Mức độ triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh (mMRC, CAT) và nguy cơ đợt cấp (tiền sử đợt cấp/năm, độ nặng đợt cấp) [10] Phân nhóm ABCD được thể hiện tại bảng 1.2
Bảng 1.2 Bảng phân nhóm ABCD của BPTNMT
Phân nhóm Đánh giá nguy cơ, triệu chứng Đặc điểm
Số đợt cấp/12 tháng Điểm mMRC Điểm CAT
A Nguy cơ thấp, ít triệu chứng
0 - 1 đợt cấp (đợt cấp không nhập viện) 0-1