1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn Hồ Thị Bảo Châu
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Báo cáo thực tập
Thành phố Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 351,5 KB

Cấu trúc

  • Chương I Giới thiệu về công ty TNHH Hải Hà I. TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY TNHH HẢI HÀ (2)
    • 1. Lịch sử hình thành (2)
    • 2. Quá trình phát triển của công ty TNHH Hải Hà (2)
    • II- Nhiệm vụ và quy mô sản xuất (3)
      • 1. Nhiệm vụ (3)
      • 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất (3)
      • 3. Quy trình sản xuất (4)
      • 2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (6)
      • 1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán (5)
      • 2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán (7)
      • 1. Hình thức kế toán tại công ty TNHH Hải Hà áp dụng (8)
      • 2. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC (10)
  • Chương II Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền A. Lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền (11)
    • 1. Nhiệm vụ kế toán (11)
    • 2. Kế toán tiền mặt (12)
    • 3. Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái (15)
  • Chương III: Thực trạng công tác vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà A. TÌM HIỂU CHUNG (20)
    • I. CHỨNG TỪ BAN ĐẦU (20)
      • 2. HÀNG TỒN KHO (20)
      • 3. TIỀN TỆ (20)
      • 4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (21)
    • II. CÁC SỔ SÁCH ÁP DỤNG (21)
      • 1. TÀI KHOẢN CÔNG TY SỬ DỤNG (21)
      • 2. TRÌNH TỰ GHI CHÉP (22)
    • B. TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH HẢI HÀ (23)
      • I. NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (23)
        • 1. KHÁI NIỆM (23)
        • 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (23)
        • 3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (24)
        • 4. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN (25)
      • II. KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ (25)
        • 1. CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TIỀN MẶT (25)
        • 2. TÀI KHOẢN CÔNG TY SỬ DỤNG (26)
        • 3. TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ (26)
        • 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TIỀN MẶT (27)
      • III. KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (30)
        • 1. CHỨNG TỪ BAN ĐẦU GỒM (30)
        • 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (32)
  • Chương IV NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1. NHẬN XÉT (35)
    • 2. KIẾN NGHỊ (36)
  • KẾT LUẬN (38)

Nội dung

Nhiệm vụ kế toán : - Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưuđộng của doanh nghệp được hình thành trong quá trình bán hàng và trong các quan hệthanh toá

Giới thiệu về công ty TNHH Hải Hà I TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP CÔNG TY TNHH HẢI HÀ

Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Hải Hà dược thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4902000510.

Do phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 30 tháng 05 năm 2003.

Tên giao dịch trong nuớc: Công ty TNHH Hải Hà.

Tên giao dịch quốc tế: Hai Ha Co.,Ltd.

Văn phòng: 90/9A Hoàng Việt, phuờng 6, Thành Phố Vũng Tàu.

Nhà xưởng : 973 đường 30/4 phường 11, Thành phố Vũng Tàu. Điện thọai : 064.623814

Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.

Mua bán cá và thủy sản(bạch tuộc , tôm, cua , sò, ốc …) Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên với số vốn điều lệ là 4.500.000.000 (đồng) do 2 thành viên góp là : ông Hà Thanh Hà (70%) và bà Phạm Hà Phương (30%).

Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, có quyền tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quá trình phát triển của công ty TNHH Hải Hà

Trong xu hướng quốc tế hóa toàn cầu, Việt Nam ngày nay đang từng bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường sau bao năm bị bó buộc, trong cơ chế quan hệ bị bao cấp Điển hình là việc chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới Bên cạnh đó,Việt Nam còn có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú … tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Truớc tình hình đó công ty TNHH Hải Hà đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 2003.

Công ty chuyên chế biến các loại hải sản để xuất khẩu đi các nước.

Vào những ngày đầu thành lập, do còn non trẻ nên công ty gặp nhiều khó khăn.Nhưng với sự phấn đấu, nổ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ của tập thể công ty, hiện nay công ty đã đi vào ổn định.Bên cạnh đó, với việc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn HACCP (nghĩa là: phân tích nguy cơ và thiết lập kiểm soát, đây là tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận rộng rãi về quản lý chất lượng trong an toàn thực phầm) giúp công ty ngày càng có vị thế trong ngành xuất khẩu hải sản vì vậy, công ty ngày càng có nhiều khách hàng với những hợp đồng xuất khẩu thủy sản đi nhiều nước như các nước châu Á, châu ÂU.

Nhiệm vụ và quy mô sản xuất

- Công ty chuyên chế biến hải sản đông lạnh để xuất khẩu

- Cung cấp các loại sản phẩm thuộc ngành chế biến hải sản đông lạnh.

- Sản xuất, kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ý theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo tổ chức có điều kiện an toàn trong sản xuất.

2 Đặc điểm tổ chức sản xuất:

- Mua bán các loại thủy hải sản.

- Thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hải sản

3 Quy trình sản xuất: a Sơ đồ sản xuất : b Bộ phận tiếp nhận:

Hải sản sau khi được thu mua về sẽ được bộ phận tiếp nhận phân loại và loại trừ tạp chất. c Bộ phận chế biến:

Tại bộ phận này, tùy theo yêu cầu của từng mặt hàng mà công nhân sẽ tiến hành công việc chế biến như: rửa, cắt…

Bộ phận này được chia thành 2 tổ: Tổ chế biến 1 và Tổ chế biến 2. d Bộ phận xếp khuôn:

Hải sản sau khi được chế biến sạch sẽ đựơc xếp vào khuôn và chuyển qua bộ phận cấp đông. e Bộ phận cấp đông:

Giai đoạn cuối cùng của quá trình chế biến là cấp đông: tức là bảo quản sản phẩm trong kho lạnh của công ty Sau đó mang ra đóng gói sản phẩm.

III – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của từng bộ phận:

1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Phòng Sản Xuất Phó Giám Đốc Điều hành

Phó Giám Đốc Sản Xuất

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : a Tổng giám đốc :

Là nguời đứng đầu điều hành hoạt động cũng như tính chất của toàn công ty. b Phó giám đốc điều hành :

Có trách nhiệm quản lý chung toàn bộ công ty và chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư sản xuất, tổ chức lao động, quản lý kinh doanh. c Phó giám đốc sản xuất :

Có trách nhiệm quản lý bộ phận sản xuất của công ty Chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề như chất luợng sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng… d Phòng kế toán : Đứng đầu là kế toán trưởng, là người chịu trách nhiệm cao, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công việc kế toán của công ty, đồng thời kế toán trưởng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty Sau đó 3 kế toán : kế toán tiền luơng , kế toán thu chi, và kế toán giá thành Mỗi kế toán có chức năng và nhiệm vụ khác nhau Sau mỗi tháng có nhiệm vụ tổng kết lại và báo cáo lên kế toán trưởng. e Phòng sản xuất:

Trực tiếp sản xuất và điều hành các bộ phận trong công ty Mỗi bộ phận có người đứng đầu chịu trách nhiệm từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản của tổ mình Dưới đó là các công nhân của các bộ phận sản xuất của công ty.

IV– TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:

1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

Thu Chi Kế Toán Giá

2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: a Kế toán trưởng:

- Kiểm tra chuẩn bị các báo cáo tài chính định kỳ theo tháng, quý, năm và các yêu cầu từ các cơ quan nhà nuớc Việt Nam.

- Theo dõi việc thực hiện đúng các chế độ kế toán được ban hành, từ khâu quản lý chứng từ, giá thành dến các báo cáo tài chính.

- Chịu trách nhiệm lập các báo cáo liên quan đến tài chính do giám đốc yêu cầu.

- Giám sát điều động các nhân viên thực hiện tốt công việc.

- Phối hợp với tất cả các bộ phận để giải quyết các vấn đề có liên quan đến tài chính

- Lập kế hoạch giảm chi phí, trình báo cáo chi phí bất thường phát sinh cho ban giám đốc.

- Kiểm tra và thực hiện các báo cáo tài chính hàng tháng, năm. b.Kế toán lương :

- Kiểm tra và theo dõi bảng chấm công hiện diện của toàn bộ công nhân viên

- Tính toán đầy đủ, chính xác tiền lương, tiền tăng ca, BHXH…

- In bảng lương, phong bì, phân lương công nhân và phát lương vào ngày 10,11 hàng tháng.

- Cập nhật kịp thời các quy định về chế độ tiền lương của nhà nuớc Việt Nam ban hành, tuân thủ các quy định và quy chế của công ty. Đồng thời làm BHXH cho cán bộ công nhân viên trong công ty khi có phát sinh như thai sản, báo tăng giảm, chế độ ốm đau… c.Kế toán thu – chi :

- Kiểm tra các chứng từ đầy đủ của khách hàng khi xuất hàng xong, khi có chứng từ đầy đủ sẽ mang ngân hàng để chiết khấu sau đó bán USD va thu về VNĐ để thanh toán tiền hàng và các chi phí có liên quan.

- Lập ủy nhiệm chi cho các khoản nợ qua ngân hàng

- Lập phiếu chi cho các khoản chi tiền mặt …và các phát sinh khác.

- Lập phiếu thu cho việc bán hàng và các loại thu khác trong nước.

- Chi tiền và thu tiền chính xác, nhanh chóng và hợp lý. d.Kế toán giá thành :

- Kiểm tra giá thành sản xuất và thực hiện báo cáo giá thành.

- Kiểm tra hàng tồn ( thành phẩm, NVL,bán thành phẩm…) nhập hàng tồn nguyên vật liệu, thành phẩm.

- Thực hiện phân tích đơn hàng chi tiết theo từng đơn đặt hàng.

- Tổng hợp chi phí hàng tháng cho từng đơn hàng và cho từng bộ phận.

-Kiểm tra và đối chiếu công nợ theo định kỳ cho các công ty mua hàng. e.Thủ quỹ :

Có nhiệm vụ cất giữ và thu chi các khoản tiền mặt, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng trước pháp luật về sự quản lý tiền bạc trong mọi nguyên nhân.

V – CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH HẢI HÀ :

1 Hình thức kế toán tại công ty TNHH Hải Hà áp dụng:

- Công Ty TNHH Hải Hà áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trong nhiều năm qua để ghi sổ kế toán, hình thức này hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh và trình độ kế toán của nhân viên kế toán công ty Hình thức này đã giúp kế toán công ty nâng cao hiệu quả của kế toán viên, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý.

- Đặc điểm chủ yếu:các nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ gốc để ghi sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế phản ánh đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ cái.

+ Sổ kế toán tổng hợp: sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản (111, 112, 113)

+ Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết TSCĐ, vật liệu thành phẩm tuỳ thuộc vào đặc điểm yêu cầu quản lý đối với từng đối tượng cần hạch toán chi tiết mà kết cấu.

Bên cạnh đó công ty còn sử dụng phần mềm kế toán để hộ trợ cho việc quản lý dữ liệu.

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

Bảng tính và phân bổ

Sổ và thẻ kế toán chi tiết

Số tài sản cố định

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi hằng ngày Đối chiếu kiểm tra

Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào nhật ký chung, căn cứ vào các sổ nhật ký ghi vào sổ cái đồng thời căn cứ chứng từ gốc ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, căn cứ các sổ chi tiết thiết lập các bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản đối ứng trong sổ cái, số liệu của chúng phải đúng khớp với nhau.

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : VNĐ

 Niên độ kế toán bắt đầu : 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm, do công Ty TNHH Hải Hà bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh từ ngày 30/05/2003 nên niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 30/05/2003 và kết thúc ngày 31/12/2003.

 TSCĐ được ghi sổ theo nguyên giá và hao mòn lũy kế Khấu hao TSCĐ theo quyết định, Công Ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho mỗi tài sản

 Công Ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Mức khấu hao hàng năm = nguyên giá / thời gian sử dụng

Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào

Cơ sở lý luận về kế toán vốn bằng tiền A Lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền

Nhiệm vụ kế toán

- Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động của doanh nghệp được hình thành trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán.

- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đến với các doanh nghiệp là loại vốn rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí quan trọng Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao Vốn bằng tiền là một loại vốn có tính lưu động nhanh chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp càng phải có kế hoạch hoá cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính, góp phần quay vòng nhanh của vốn lưu động.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khi quý ).

Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước sau đây:

- Sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam.

-Các loại ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua do Ngân Hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán và được theo dõi chi tiết riêng từng nguyên tệ trên TK 007 – Ngoại tệ các loại.

- Các loại vàng bạc , đá quý , kim khí quý phải được đánh giá bằng tiền tệ tại thời điểm phát sinh theo giá thực tế ( nhập, xuất ), ngoài ra phải theo dõi chi tiết số lượng , trọng lượng , quy cách và phẩm chất của từng loại.

-Vào cuối kỳ kế toán năm, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế. Để phản ánh và giám đốc chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại vốn bằng tiền.

- Giám đốc chặt chẽ chấp hành các chế độ thu tiền mặt, tiền gửi, quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.

Kế toán tiền mặt

- Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm Tiền Việt Nam, Ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.

- Trong mổi doanh nghiệp đều có lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.

- Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện Trong các DNNN, thủ quỹ không trực tiếp mua bán vật tư, hàng hoá, tiếp liệu, hoặc không được kiêm nhiệm công tác kế toán Tất cả các khoản thu , chi tiền mặt đều phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị Sau khi thực hiện thu, chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được thành lập 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán quỹ Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với dư cuối ngày trên sổ quỹ.

- Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiền mặt:

+ Bảng kê vàng bạc đá quý

Các chứng từ sau khi đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ được ghi chép, phản ánh vào các sổ kế toán liên quan bao gồm:

+ Các sổ kế toán tổng hợp

+ Sổ kế toán chi tiết liên quan đến từng ngoại tệ, vàng bạc… cả về số lượng và giá trị. Để phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 111 “Tiền Mặt”, tài khoản này có kết cấu như sau:

SDCK: Số tiền mặt tồn quỹ

- Tài khoản 111 – tiền mặt có 3 tài khoản cấp 2:

+ Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam

+ Tài khoản 1113 – Vàng bạc, đá quý, kim khí quý

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc…. xuất quỹ.

- Số tiền mặt thiếu phát hiện khi kiểm kê

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc….nhập quỹ.

- Số tiền mặt thừa phát hiện khi kiểm kê

Sơ đồ kế toán tiền mặt

TK 611 Thu tiền bán SP

Mua vật tư, hàng hoá theo pp KKTX) Thế chấp, ký cược, ký quỹ

Mua vật tư hàng hoá theo pp KKĐK)

TK 211,213,214 Gửi tiền vào TK tại ngân hàng

TK 133 Mua TSCĐ chi đầu tư

Mua chứng khoán cho vay vốn, góp vốn LD

Phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân

Thu nhập hoạt động khác

Thu hồi các khoản nợ

Thu hồi các khoản ký quỹ, ký cược

Nhận ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt

Phát hiện thừa quỹ chưa rõ nguyên nhân

Hạch toán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức được sử dụng trong kế toán ( Nếu được chấp thuận ) về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàngdo Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế ( gọi tắt là tỷ giá giao dịch ) để ghi sổ kế toán.

- Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có các tài khoản Nợ phải trả ….Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.

- Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản phải thu và bên

Nợ của các tài khoản Nợ phải trả khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán ( Tỷ giá xuất quỹ tính theo phương pháp bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước …., tỷ giá nhận nợ …)

- Cuối năm tài chính, doanh nghệp phải đánh giá lại các tài khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT.

- Trường hợp mua bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phải phản ánh số chênh lệch này trên tài khoản doanh thu tài chính (515) hoặc chi phí hoạt động tài chính (635) Để phản ánh các tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kế toán sử dụng TK 413 ” chênh lệch tỷ giá ngoại tệ “ và TK 007 “ ngoại tệ các loại “ Tài khoản 413

+ Chênh lệch tỷ giá tăng của các khoản nợ phải trả

+ Chênh lệch tỷ giá giảm của các khoản nợ phải thu

+ Chênh lệch tỷ giá giảm của các khoản nợ phải trả

+ Chênh lệch tỷ giá tăng của các khoản nợ phải thu

+ TSCĐ, hàng hóa có gốc ngoại tệ

+ Xử lý chênh lệch tỷ giá cuối kỳ

- Dư có TK 413: Phản ánh chênh lệch tỷ giá chưa kết chuyển

- Dư nợ TK 413: Phản ánh chênh lệch giảm chưa xử lý

- Bên nợ: Phản ánh ngoại tệ tăng

- Bên có: Phản ánh ngoại tệ giảm

Phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế để hạch toán

(1) Bán sản phẩm hàng hóa thu bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111(1112), 112(1122): Tổng thanh toán theo hóa đơn thuế GTTT

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế (GTTT)

Có TK 333: GTTT Đồng thời ghi: Nợ TK 007

Nợ TK 111(1112): TGTT lúc mua

Có TK 111, 1121: TGTT lúc mua (3) Thu nợ bằng ngoại tệ:

Nợ TK 111(1112), 112(1122): TGTT kỳ thu nợ

Có TK 131, 138, …: TGTT kỳ nhận nợ

Nợ TK 635: TGTT kỳ thu nợ < TGTT kỳ nhận nợ

Hoặc Có TK 515: TGTT kỳ thu nợ >TGTT kỳ nhận nợ Đồng thời ghi : Nợ TK 007

(4) Dùng ngoại tệ mua vật tư, hàng hóa, sản phẩm, TSCĐ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 211, … TGTT lúc mua

Nợ TK 133: TGTT lúc mua

Có TK 111(1112), 112(1122): TGTT ghi sổ

Nợ TK 635: TGTT lúc mua < TGTT ghi sổ Hoặc Có TK 515: TGTT lúc mua > TGTT ghi sổ Đồng thời ghi: Có TK 007

(5) Dùng ngoại tệ trả nợ các khoản phải trả:

Nợ TK 311, 315, 331: TGTT lúc nhận nợ

Có TK 111(1112), 112(1122): TGTT xuất ngoại tệ

Nợ TK 635: TGTT lúc nhận nợ < TGTT xuất ngoại tệ

Có TK 515: TGTT lúc nhận nợ > TGTT xuất ngoại tệ Đồng thời ghi: Có TK 007

Nợ TK 111(1111), 112(1121): TGTT lúc bán

Có TK 111(1121), 112(1122): TGTT ghi sổ

Nợ TK 635: Tỷ giá lúc bán < Lúc ghi sổ

Có TK 515: Tỷ giá lúc bán > Lúc ghi sổ Đồng thời ghi: Có TK 007

(6) Cuối kỳ điều chỉnh Tỷ giá:

4.Kế toán tiền gửi ngân hàng:

Tiền gửi là số tiền mà doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc Nhà Nước hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý….

Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi của doanh nghiệp là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc chuyển khoản….Khi nhận được các chứng từ do ngân hàng gửi đến, kế toán phải tiến hàng kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán của đơn vị với ngân hàng thì vẫn phải ghi theo chứng từ của ngân hàng, số chênh lệch được theo dõi riêng ở tài khoản phải thu hoặc phải trả khác, đồng thời thông báo cho ngân hàng đối chiếu xác minh lại. Đối với những doanh nghiệp có những tổ chức, bộ phận trực thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán.Kế toán phải tổ chức kế toán chi tiết theo từng loại tiền gửi, từng ngân hàng kho bạc, công ty tài chính để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Để phản ánh tình hình tăng giảm và số hiện có về các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK này có kết cấu như sau:

Tài khoản 112 được mở 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam

- Tài khoản 1123 – Vàng bạc, kim khí, đá quý.

Các chứng từ và sổ kế toán sử dụng làm căn cứ ghi sổ:

+ Sổ chi tiết tiền gửi các ngân hàng

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng giảm SDĐK

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng tăng

SDCK: Số tiền gửi hiện còn gửi ở các ngân hàng

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng

Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng

Thu hồi các khoản nợ phải thu

Thu tiền ký cược, ký quỹ

Mua vật tư, hàng hoá (pp KKTX)

Mua vật tư, hàng hoá( pp KKĐK)

Mua TSCĐ chi đầu tư XDCB

Thực trạng công tác vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà A TÌM HIỂU CHUNG

CHỨNG TỪ BAN ĐẦU

 Bảng chấm công làm thêm giờ

 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.

 Bảng thanh toán tiền làm them giờ.

 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán.

 Bảng kê trích nộp tài khoản theo lương.

 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.

 Bảng tổng hợp khối lượng.

 Giấy đề nghị tạm ứng

 Bảng kê vé qua cầu.

 Phiếu tính lãi tài khoản.

 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

 Chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác.

 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH

 Hóa đơn giá trị gia tăng

 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

 Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn (bốc vác,…)

CÁC SỔ SÁCH ÁP DỤNG

 Sổ chi tiết các tài khoản

 Sổ vật liệu hàng hóa

 Bảng tổng hợp các loại tài khoản

 Bảng cân đối phát sinh

 Bảng báo cáo tài chính

1 TÀI KHOẢN CÔNG TY SỬ DỤNG:

 TK 133 : Thuế GTGT hàng hoá mua vào

 TK 33311 :Thuế GTGT phải nộp

 TK 3341: Phải trả cán bộ công nhân viên trong công ty

 TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 TK 6221 : Chi phí nhân công trực tiếp

 TK 6222 : chi phí thuê ngoài

 TK 627 : Chi phí sản xuất chung

 TK 6421 : Chi phí quản lý doanh nghiệp

 Đối với tiền mặt: a Phiếu thu:

Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các hóa đơn thu tiền, các giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán lập phiếu thu tiền mặt, phiếu thu được lập thành 3 liên (đặt giấy than lên viết một lần) Một liên lưu lại nơi lập, 2 liên còn lại chuyển cho kế toán trưởng duyệt Sau khi được kế toán trưởng kiểm duyệt, phiếu thu được chuyển cho thủ quỹ để ghi tiền Sau đó thủ quỹ sẽ ghi số tiền thực nhận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu và ký vào phiếu thu b Phiếu chi:

Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để hi phần tiền sau đó có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng và của giám đốc công ty Căn cứ vào số tiền thực chi của thủ quỹ ghi vào sổ quỹ và đến cuối ngày thì chuyển cho kế toán tiền mặt để ghi sổ

Phiếu thu và phiếu chi là tập hợp của một chứng từ hoặc nhiều chứng từ riêng phiếu chi của thủ quỹ nộp ngân hàng là dựa tr6n bảng kê các loại tiền nộp viết thành 3 liên. Đối với kế toán tiền gửi ngân hàng thì khi có các giấy báo có và báo nợ của Ngân hàng thì kế toán tiến hành định khoản và ghi vào sổ nhất ký chung, sau đó vào các sổ kế toán có liên quan.

TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH HẢI HÀ

I NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:

Vốn bằng tiền là 1 bộ phận của tài sản lưu động bao gồm tất cả các loại tiền do Nhân hàng nhà nước Việt Nam phát hành và các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý theo quy định hiện nay vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các công Ty tài chính, tiền đang chuyển.

 VỐN BẰNG TIỀN Ở CÔNG TY BAO GỒM:

 Tiền mặt tại quỹ công ty ( TK 111)

 Các khoản tiên gửi ngân hàng (TK 112) Hiện nay công ty không sử dụng các khoản tiền đang chuyển (TK 113)

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền đến với các doanh nghiệp là loại rất cần thiết không thể thiếu được, đặc biệt trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lí và tự chủ về tài chính thì vốn bằng tiền càng có vị trí quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao Vốn bằng tiền là loại vốn có tính lưu động nhanh chóng vào mọi khâu của quá trình sản xuất Trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp phải có kế hoạch hóa cao việc thu, chi tiền mặt, việc thanh toán qua ngân hàng, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mà còn tiết kiệm được vốn lưu động, tăng thu nhập cho hoạt động tài chính, góp phần quay vòng nhanh của vốn lưu động.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt tồn quỹ, Tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (kể cả ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý).

3 NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:

Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “ đồng Việt Nam” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra

“đồng Việt Nam“ để ghi sổ kế toán Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó.

Kế toán phải phản ánh kịp thời chính xác số tiền hiện có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo nguyên tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi, từng loại vàng bạc , đá quý theo số lượng, giá trị, quy cách, phẩm chất, kích thước…

Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “ đồng Việt Nam “ để ghi sổ kế toán, đồng thời theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó Tỷ giá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi thông qua đồng đô la

Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản 007: ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoại bảng trên bảng cân đối kế toán).

Vào cuối kỳ kế toán năm, kế toán phải điều chỉnh lại các loại ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế.

Với vàng bạc kim khí quý đá quý thì giá nhập vào trong kì được tính theo giá thực tế, còn giá xuất trong kì được tính theo phương pháp sau:

 Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá các lần nhập trong kỳ.

 Phương pháp giá thực tế nhập trước - xuất trước (fifo)

 Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước (lifo)

 Phương pháp giá thực tế đích danh

Phải mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý theo đối tượng, chất lượng …Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý theo giá vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế và chính xác.

Nếu thực hiện đúng các nguyên tắc trên thì việc hạch toán vốn bằng tiền sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt về các loại vồn bằng tiền của mình Đồng thởi doanh nghiệp còn chủ động trong kế hoạch thu chi, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đảm bảo quá

4 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:

Phản ánh chính xác, kịp thời những khỏan thu, chivà tình hình tăng giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền.

Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lí vốn bằng tiền, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh.

Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ Kiểm tra thường xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất.

Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp thời.

II KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ:

Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.

Trong mỗi doanh nghiệp đều có một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của mình Số tiền thường xuyên tồn quỹ phải được tính toán định mức hợp lý, mức tồn quỹ này phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động, ngoài số tiền trên doanh nghiệp phải gửi tiền vào Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. Để hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của doanh nghiệp được tập trung tại quỹ Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt, quản lý và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê nghiêm cấm thủ quỹ không được trực tiếp mua, bán hàng hóa, vật tư, kiêm nhiệm công việc tiếp liệu hoặc tiếp nhiệm công việc kế toán.

Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị Sau khi thực hiện thu, chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo các quỹ Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được lập thành 2 liên, một liên lưu lại làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi gửi cho kế toán quỹ Số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng số dư cuối ngày trên sổ quỹ.

1 CHỨNG TỪ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN TIỀN MẶT: a Phiếu thu b Phiếu chi c Hóa đơn d Giấy đề nghị thanh toán e Sổ chi tiết TK tiền mặt f Sổ cái tiền mặt g Sổ quỹ tiền mặt

2 TÀI KHOẢN CÔNG TY SỬ DỤNG:

3 TRÌNH TỰ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ:

- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ, nhập kho.

- Số thừa quỹ phát hiện khi kiểm kê.

- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng khi điều chỉnh.

- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn tồn quỹ.

- Số thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê

- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm khi điều chỉnh.

Sổ kế toán chi tiết tiền mặt

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 1 NHẬN XÉT

KIẾN NGHỊ

Trong công việc quản lý vốn, quan trọng nhất là vốn bằng tiền Vì nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn của công ty Vì thế, để đạt được hiệu quả cao trong công việc kinh doanh, công ty cần có những biện pháp như :

Quản lý tốt các nguồn vốn, tăng cường kiểm tra giám sát chặt các nguồn vốn bằng tiền.

Giảm bớt việc giao dịch bằng tiền mặt quá nhiều, nên sử dụng các hình thức chuyển khoản, trả nợ bằng tiền gởi ngân hàng… sẽ tạo được cảm giác an toàn cho khách hàng cũng như cho công ty.

Tích cực thu nợ nhanh khách hàng còn tồn đọng, để tăng quay vòng vốn tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Ngày đăng: 21/08/2024, 08:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà
1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: (Trang 6)
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG (Trang 9)
Sơ đồ kế toán tiền mặt - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà
Sơ đồ k ế toán tiền mặt (Trang 14)
Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng - [LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hải Hà
Sơ đồ k ế toán tiền gửi ngân hàng (Trang 19)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w