1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Tiền lương và các khoản trích theo lương tại DNTN Dung Dũng

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Ánh Hoa

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Ánh Hoa

Trang 4

1 Thái độ tác phong khi tham gia thực tập:

Trang 5

Bằng tất cả tấm lòng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐH BàRịa Vũng Tàu cùng quý thầy cô tại trường đã trang bị cho em có một lượng kiến thứcdồi dào , tạo một nền tảng vững chắc trước khi bước vào nghiên cứu thực tế

Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn ThịÁnh Hoa đã tận tình hướng dẫn emtrong suốt thời gian thực tập , giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này

Trong thời gian được thực tập tại DNTN Dung Dũng , được sự giúp đỡ của cácbác cùng các anh chị Đặc biệt là chị Phan Thị Ngọc Hạnh đã cung cấp những tài liệucần thiết cho quá trình thực tập và tận tình hướng dẫn những quy trình hoạch toán củacông ty Đã làm cho em hiểu thêm về ngành kế toán của mình và hoàn thành tốt báocáo thực tập tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng các bác tạiDNTN Dung Dũng Đặc biệt là chị Phan Thị Ngọc Hạnh lời cảm ơn chân thành nhất Với trình độ còn non kém , kinh nghiệm còn hạn chế , thời gian thực tập thì quángắn nên không tránh khỏi sự thiếu sót , kính mong quý thầy cô , các bác trong DNTNDung Dũng góp thêm ý kiến và chỉ bảo thêm cho em nhũng sai sót ở bài báo cáo này

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô , cùng các bác trong DNTN DungDũng dồi dào sức khỏe , luôn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống Em xinchúc cho doanh nghiệp ngày càng phát triển , ngày càng lớn mạnh hơn và nâng caothương hiệu trên thương trường

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Hoa

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Trang 6

Chương 1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của DNTN Dung Dũng

1.1.Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2 Lĩnh vực hoạt động 3

1.3 Nhiệm vụ , mục tiêu 3

1.5 Bộ máy quản lý và tổ chức nhân sự 4

1.6 Quy định của doanh nghiệp 5

1.7 Những thuận lợi và khó khăn 5

1.8 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 7

1.8.1 Tổ chức bố máy kế toán 7

1.8.2 Hình thức sổ kế toán 8

1.8.3 Nhiệm vụ kế toán trong khâu lập và luân chuyển chứng từ ……… 10

Chương 2.Cơ sở lý luận kế toán tiền lương2.1 Khái niện tiền lương ……… 11

2.2 Nhiệm vụ … 11

2.3 Hoạch toán lao động tiền lương ……… 12

2.4 Quỹ tiền lương …… 13

2.5 Cá hình thức tiền lương 15

2.6 Cá khoản trích theo lương 17

Chương 3 Thực trạng về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở DNTN Dung Dũng3.1 Tình hình chung về quản lý lao động 26

3.2 Về công tác kế toán 27

3.3 Sổ sách và chứng từ kế toán 27

3.4 Tình hình tổ chức công tác tiền lương 28

Chương 4: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiềnlương và các khoản trích theo lương tại DNTN Dung Dũng4.1.Đánh giá về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương……… ….39

Trang 7

4.2 Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦUHiện nay đất nước ta đang trên con đường phát triển CNH, HĐH đất nước,luôn luôn gắn liền và nâng cao đời sống của người lao động Nền kinh tế đang mởcửa và hội nhập với thị trường thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy, khucông nghiệp ra đời… tạo nên nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phầntích cực trong việc bài trừ các tệ nạn xã hội

Nhận thức được tầm quan trọng, em đã chọn nghiên cứu đề tài tiền lương, làmột đề tài không thể tách rời với bất kì hoạt động nào của doanh nghiệp.Nó ảnhhưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy việccạnh tranh để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp diễn ra hết sức gay go và quyếtliệt, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu học hỏi Tìm ra nhữngphương án nhằm nâng cao chất lượng, và số lượng sản phẩm, đặc biệt là nâng caođời sống của công nhân mà vẫn giữ được giá thành

Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả ngoài khả năng thu lợinhuận, tăng năng suất lao động thì việc phân bổ tiền lương sao cho hợp lý là một vấnđề hết sức quan trọng Việc tính đúng và tính đủ lương cho mỗi CBCNV và hoạchtoán tiền lương cho từng bộ phận, là cơ sở cho việc tính giá thành và xác định chínhxác kết quả sản xuất kinh doanh

Tiền lương là khoản bù đắp lương hao phí về sức lực, trí lực của người laođộng trong quá trình tham gia lao động của người sản xuất , nhằm tái sản xuất sứclao động

Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh,tăng năng suất có tác dụng động viên nâng cao hiệu quả công tác

Từ những ý nghĩa trên em chọn vấn đề “ tiền lương và các khoản trích theolương “tại DNTN Dung Dũng làm đề tài nghiên cứu trong quá trình thực tập củamình, với mục đích bảo vệ cho người lao động được thỏa mãn với sức lực mà họ đãbỏ ra trong quá trình làm việc

Trang 9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DNTN DUNG DŨNG1.1 Quá trình hình thành và phát triển

* Lịch sử hình thành

DNTN Dung Dũng ra đời từ năm 2000, việc mua bán kinh doanh chỉ theo dõisổ sách thông thường, không mở sổ kế toán Do kinh doanh ngày càng phát triển vớiquy mô lớn đòi hỏi các công cụ quản lý với quy trình ngày càng chặt chẽ hơn nênchủ dịch vụ tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức làm việc có hệ thống quản lý chặt chẽvà DNTN Dung Dũng được hình thành

Sau thời gian hoạt động doanh nghiệp không ngừng phát triển, tạo được uy tínlớn trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Vũng Tàu Hiện nay doanh nghiệp cungứng vật liệu cho nhiều công ty lớn, phục vụ cho nhu cầu xây dựng cho nhân dân trênđịa bàn thành phố Vũng Tàu và các huyện thị trong và ngoài tỉnh

DNTN Dung Dũng là tổ chức SXKD kinh tế có tư cách pháp nhân theo phápluật Việt Nam,hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tạingân hàng và tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh của mình

DNTN Dung Dũng được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, đượcsở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận kinh doanh số4902000631 ngày 15 tháng 01 năm 2000

Tên doanh nghiệp : DNTN DUNG DŨNGTổng vốn điều lệ : 8.000.000.000VNĐ ( tám tỷ đồng )Địa chỉ : 18-20 Đội Cấn , phường 8 , thành phố Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.Số điện thoại : 0643.500579

Fax : (84-64)3585198Mã số thuế :3500625333Nghề nghiệp kinh doanh : Sản xuất và thương mạiNgười đại diện theo pháp luật : Đặng Tấn Dõng , chức vụ : Giám đốc

* Quá trình phát triển

Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khănhơn là thuận lợi vì sản xuất theo công nghệ mới, đội ngũ công nhân còn mới vàchưa có nhiều kinh nghiệm nên sản xuất chưa đạt cả về số lượng lẫn chất lượng, ý

Trang 10

lỗi, nên không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tiêu chí phát triển củadoanh nghiệp.

Trước thực tế đó, doanh nghiệp không ngừng tìm tòi mọi biện pháp khắcphục khó khăn Bước đầu tổ chức lại ban quản lý, phổ biến bảo vệ tài sản, nghiêncứu và thay đổi về số lượng các nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sảnxuất

Sau những tháng ngày không ngừng cải thiện những khó khăn, hiện tạinhững sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đã phát triển, sản phẩm có chấtlượng cao, thu hút nhiều khách hàng

Doanh nghiệp với mười ba năm hoạt động đã có những bước tiến đáng kể đãchứng tỏ sự trưởng thành và phát triển của mình trên thị trường

1.2 Lĩnh vực hoạt động

DNTN Dung Dũng chyên sản xuất , gia công , chế tạo các mặt hàng xà gồ , xàgồ mạ kẽm , tôn kẽm , tôn kẽm mạ màu , tôn lạnh , tôn la phông , tấm cách âm cáchnhiệt , nhựa polycacbonat , máng xối …Doanh ngiệp là một đơn vị kinh tế vừa mangtính thương mại vừa mang tính sản xuất

Sản phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm đòi hỏi kỹ thuật máy móc thiết bịđầy đủ công nhân lành nghề

1.3 Nhiệm vụ , mục tiêu

Nhiệm vụ : -Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của nhà nước về quản lí tài chính,quản lí kinh tế và tuân thủ các chuẩn mực nguyên tắc họach toán kế toán

-Thực hiện việc phân phối thu nhập (tiền lương) bảo đảm nguyên tắc làm nhiềuhưởng nhiều, làm ít hưởng ít trên cơ sở sản lượng sản xuất và hiệu quả sản xuất kinhdoanh

-Thực hiện các biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu và hạn chế sự ô nhiễm môitrường góp phần thực hiện chương trình xanh, sạch, đẹp so nhà nước đề ra

Mục tiêu : Mục tiêu kinh doanh chủ yếu của công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh tìm kiếmlợi nhuận hợp pháp, làm giàu chính đáng cho các thành viên, tạo thêm nhiều công ănviệc làm cho người lao động, đóng góp nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước, góp phần

Trang 11

ĐỘI SẢN XUẤTĐỘI THI CÔNG

GIÁM ĐỐC

1.5 Bộ máy quản lý và tổ chức nhân sự

Sơ đồ 1.1 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP

CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÒNG BAN

Giám đốc:Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp Điều hànhquản lý trực tiếp các phòng ban theo chế độ một thủ tướng và chịu trách nhiệm toàndiện trước nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên về kết quả sản xuất kinhdoanh Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề trong quá trình bổ nhiệm cáctrưởng phòng và quản đốc, có quyền khen thưởng hoặc kỉ luật các nhân viên củadoanh nghiệp Ngoài ra giám đốc còn có nhiệm vụ phối hợp giữa các phòng bantrong doanh nghiệp nhằm hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp

Quản đốc:là người thay mặt cho giám đốc giải quyết các công việc được phân công  Theo dõi, tuyển dụng, lập kế hoạch đào tạo và quản lý nhân sự

 Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kỹ thuật, quy trình sản xuất, chất lượng sảnphẩm, mẫu mã, tiến độ công việc được giao

Kế toán trưởng :đảm nhiệm các nhiệm vụ về kế toán tài chính của doanh nghiệp , cónhiệm vụ tổ chức công tác kế toán cụ thể sau :

+Lập kế hoạch tài chính ( tháng, quý, năm ) +Quản lý tài sản vật tư, tiền vốn, và hoạch toánkết quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 12

+Kiểm tra giám sát việc thu chi mua bán của doanh nghiệp.Đảm bảo đúngnguyên tắc chế độ, tài chính của nhà nước quy định.

+Báo cáo và quyết toán tình hình của công ty.Đội sản xuất thi công:Thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo sự chỉ đạo trực tiếpcủa quản đốc phân xưởng, giám đốc doanh nghiệp

Thực hiện đúng quy trình các khâu sản xuất, đảm bảo chất lượng, thời gianhoàn thành công việc được giao

Quản lý bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện máy móc thuộc phạm vi đội và cánhân được phân công quản lý

1.6 Quy định của doanh nghiệp

Mỗi cán bộ nhân viên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Tuân thủ thời gian làm việc theo quy định : sáng từ 7h đến 11h30 , chiều từ13h đến 17h, 48 giờ một tuần

Phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc Có ý thức bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, phòng chống cháy nổ tiết kiệmđiện năng

Khi đến làm việc phải có tác phong ăn mặc đứng đắn Tác phong công sở đốivới bộ phận văn phòng, bộ phận công nhân mang đồng phục của doanh nghiệp

Bảo mật cho doanh nghiệp các thông tin quan trọng.Có tinh thần cởi mở, vui vẻ đối với khách hàng và trong giờlàm việc.Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước

1.7 Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp

Nước ta đang trong nền kinh tế hội nhập, nền kinh tế toàn cầu hoá Do vậy bấtkỳ một sự biến động nhỏ của yếu tố kinh tế cũng đều có những tác động mạnh đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy mà các công ty,doanh nghiệp trong nước cần phải có những đường lối hoạt động vững mạnh, đểchống chọi với mọi tình huống có thể xảy ra

Bên cạnh đó còn có những yếu tố khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thể tìmcách khắc phục tối đa sự ảnh hưởng, chứ không thể nào tránh khỏi.Trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cũng gặp nhiều thuận lợi và khókhăn đang xen lẫn nhau Dù doanh nghiệp cũng rất quan tâm chú trọng khắc phục

Trang 13

*Những thuận lợi - Doanh nghiệp hoạt động trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã được điềuchỉnh cần có sự bảo trợ của nhà nước và bình đẳng như mọi thành phần kinh tế khác.Bên cạnh đó có các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước,đã tạo cơ sở vững chắc cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, cùng với sự phát triểnmạnh mẽ của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.

- Đảng và nhà nước chủ trương mở cửa kinh tế khu vực, hội nhập kinh tế thếgiới, theo sau là những điều luật mới được ban hành, làm thông thoáng trong việcđăng ký, ký kết các hợp đồng kinh tế

- Nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng cao, nhằm đáp ứng cuộc sốngngười dân, xây dựng nhiều khu chung cư ở khu lấn biển, nhiều nơi khác trên địa bàntỉnh

- Có sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành, các cấp đặc biệt là các cơ quan chủquản, đội ngũ cán bộ trẻ năng động, đoàn kết, thống nhất tạo nên sức mạnh cho đơnvị

- Qua việc theo dõi nghiên cứu , thực hiện và công tác tổ chức tại doanhnghiệp , theo em nhận thấy doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệuquả , có tổ chức tốt , đảm bảo nộp thuế đối với nhà nước , đem lại thu nhập tương đốicao cho người lao động Doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong việc chủ động tiềnlương như một đòn bẩy kích thích tăng năng suất lao động

- Doanh nghiệp đã tạo được uy tín và sự tính nhiệm của khách hàng, trong việcxây dựng cơ sở hạ tầng, do ngày càng có nhiều khách hàng ở các huyện, thị đến kýhợp đồng với công ty

*Những khó khăn - Trong những năm gần đây sự xuất hiện của nhiều công ty, doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh chung ngành nghề, cùng lĩnh vực, khu vực tại tỉnh ta với mọi hìnhthức lớn nhỏ khác nhau, tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt đôi khi thiếu lành mạnh - Nguồn vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế.Vì vậy để pháttriển hoạt động kinh doanh và đầu tư thì cần phát triển, mở rộng quy mô sản xuất,phải đi vay vốn từ ngân hàng, các tổ chức tính dụng trả lãi suất làm giảm đi lợi nhuậncủa công ty

Trang 14

Kế toán viênKế toán viên Kế toán viên

Kế toán trưởng - Chịu sự ảnh hưởng bởi những khuyết tật của cơ chế thị trường nhiều thànhphần

 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ những thuận lợi và khó khăn như thế cho nên ta phải đi tìm một số biệnpháp nhằm giúp cho doanh nghiệp nâng cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh -Đưa ra những phương hướng, kế hoạch phát triển và cạnh tranh lành mạnh để tạo được uy tín trong lòng khách hàng cả về chất lượng, kỹ thuật và mỹthuật

-Có những biện pháp và chính sách tốt để thu hút cán bộ kỹ thuật giỏi -Cán bộ quản lý, lãnh đạo và nhân viên phải đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu pháttriển, duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để doanhnghiệp ngày càng vững mạnh hơn trên thương trường kinh tế

- Tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên phát huy hết tài năng chuyên môn,nghề nghiệp của mình

1.8 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp

DNTN Dung Dũng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, tất cả cáccông việc kế toán được thực hiện tại văn phòng kế toán của doanh nghiệp do kế toántrưởng và kế toán viên thực hiện

Đứng đầu là kếtoántrưởng điều hành mọi công tác kế toán chịu sự lãnh đạocủa giám đốc, ký duyệt các bản thanh toán, bảng kế toán, các quyết toán và thammưu cho giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Kế toán viên có nhiệm vụ giao dịch theo đơn đặt hàng, giao dịch trực tiếp vớikhách hàng hoặc qua điện thoại Đồng thời thực hiện công tác tập hợp chứng từ,phân loại và giao cho kế toán trưởng , thường xuyên theo dõi các khoản công nợ phảithu , nợ phải trả

Sơ đồ 1.2 BỘ MÁY KẾ TOÁN CUA DOANH NGHIỆP

Trang 15

Sổ NK chuyên dùngSổ hoặc thẻ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiếtChứng từ gốc

Sổ nhật ký chung

Sổ cáiBảng cân đối tài

Sơ đồ 1.3 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

*Sổ kế toán  Sổ nhật ký chung  Sổ cái

Trang 16

Sổ nhật kí chung : được ghi lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gianvà quan hệ đối ứng theo tài khoản của các nghiệp vụ đó làm căn cứ ghi sổ cái.

Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tàikhoản tổng hợp Số liệu của sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào bảng cân đối tàikhoản và lập báo cáo tài chính

Sổ nhật kí chuyên dùng : được sử dụng trong nghiệp vụ phát sinh nhiều, nếu tậptrung ghi cả vào sổ nhật ký chung thì có trở ngại về nhiều mặt, cho nên phải mở sổnhật ký chuyên dùng để ghi chép riêng cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu Chứng từđược ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng, sau đó định kì hoặc đối chiếu với sổ cái Ngoài sổ nhật ký chuyên dùng tùy theo yêu cầu quản lý đối với từng loại tàisản hoặc từng nghiệp vụ như tài sản cố định, vật tư, hàng hóa, chi phí vận chuyển …người ta phải mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Đây là loại sổ để ghi chi tiết cácnghiệp vụ dã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ công tác kiểm tra, phân tích.Khi mở các sổ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc được ghi vào sổ một cách chi tiết,cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng chi tiết từng loại để đối chiếu với sổ cái Doanh nghiệp đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán áp dụng chung cho cácdoanh nghiệp do nhà nước ban hành gồm: Chứng từ tiền lương, chứng từ tồn kho,chứng từ tiền tệ và chứng từ tài sản cố định Đối với loại chứng từ buộc kế toán tuânthủ theo biểu mẫu, nội dung, phương pháp đối với chứng từ hướng dẫn kế toán vậndụng phù hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể đối với từng loại hoạt động cụ thể củadoanh nghiệp

DNTN Dung Dũng đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng chung chocác doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo quyết định QĐ15/2006QĐ – BTCcủa bộ tài chính Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ sử dụng một số tài khoản có liên quanphù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp

Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐPhương pháp hàng tồn kho: kê khai thường xuyênPhương pháp tính giá xuất kho: nhập trước xuất trướcThuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ.* Phần mềm máy tính trong doanh nghiệp

Trang 17

Hiện nay doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUTING Tấtcả các nghiệp vụ tài chính kinh tế phát sinh đều phải ghi nhận vào nhật ký chungtheo trình tự thời gian phát sinh Căn cứ vào bảng tổng hợp này kế toán tiến hànhnhập số liệu vào máy Sau đó các số liệu tự động cập nhật vào các sổ tài khoản chitiết liên quan Báo cáo tài chính này cũng sẽ được lập theo yêu cầu khi kế toán đãkiểm tra các số liệu trên máy tính chính xác và cân đối với nhau.

1.8.3 Nhiệm vụ kế toán trong khâu lập và luân chuyển chứng từ Nguyên tắc lập chứng từ:

Tất cả các chứng từ phải được lập theo mẫu quy định, ghi đầy đủ các yếu tốquy định :

Tên gọi các chứng từ: hóa đơn , phiếu thu, phiếu chi Ngày thành lập chứng từ

Số hiệu chứng từĐịa chỉ của đơn vị lập chứng từNội dung nghiệp vụ phát sinh Các chỉ tiêu về lượng giá trịChữ kí người lập và người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ

Các chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân phải có chữ ký của ngườikiểm soát (kế toán trưởng) và người phê duyệt (giám đốc hoặc phó giám đốc) đóngdấu của đơn vị

Những chứng từ làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kếtoán

 Nguyên tắc luân chuyển chứng từ Kế toán ghi chép phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hànhđúng chế độ tài chính về chứng từ sổ sách ghi nhận xuất nhập hàng hóa dịch vụ vàtính thuế

Tính giá trị xuất nhập hàng hóa theo phương pháp nhập trước xuất trước, phânbổ chi phí mua hàng, bán hàng cho phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 18

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.1 Khái niệm tiền lương :

Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuấthàng hóa

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của của bộ phận sản phẩm xã hội mà ngườilao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuấtsức lao động

Mặt khác, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do laođộng tạo ra Tùy theo cơ chế quản lí là tiền lương có thể được xác định là một bộphận của một chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hayđược xác định là một bộ phận cấu thành của thu nhập – kết quả tài chính cuối cùngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

Ngoài tiền lương người lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng laođộng của mình, họ còn được hưởng các khoản tiền thưởng theo quy định của doanhnghiệp như : Thưởng do phát huy sáng kiến , thưởng do thi đua , tăng năng suất laođộng và các khoản tiền thưởng khác

2.2 Nhiệm vụ kế toán lao động tiền lương :

Kế toán với chức năng công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý các hoạtđộng trong doanh nghiệp, cần được sử dụng đúng với chức năng, vị trí của nó tronglĩnh vực quản lý lao động tiền lương, sẽ góp phần quản lý chặt chẽ, có hiệu qủa laođộng tiền lương, thúc đẩy tăng năng suất lao động, đảm bảo tính toán và phân bổchính xác các khoản tiền lương - bảo hiểm xã hội, hạ thấp giá thành sản phẩm, tăngthu nhập cho doanh nghiệp và người lao động

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, kế toán lao động tiền lương và bảohiểm xã hội cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách kịp thời chính xác và đầy đủ vềsố lượng, chất lượng lao động Tính toán chính xác những khoản tiền lương, tiềnthưởng, phụ cấp cho người lao động theo đúng chế độ tiền lương Phản ánh kịp thờiviệc thanh toán cho công nhân viên việc chi lương và thực hiện qũy lương

Trang 19

- Tính toán chính xác và phân bổ đầy đủ chi phí tiền lương vào giá thành sảnphẩm Qua tính toán và phân bổ sẽ kiểm tra định mức tiền lương trong trong giáthành sản phẩm, phân tích mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động.

- Tổ chức hướng dẫn các đơn vị, bộ phận liên quan trong doanh nghiệp thực hiệnviệc ghi chép ban đầu về lao động tiền lương ….mở sổ sách chi tiết và tổng hợp phùhợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp

2.3 Tổ chức hoạch toán lao động tiền lương:Phân loại lao động :

* Theo trách nhiệm quản lý và trả lương gồm :- Lao động trong danh sách : Là những người lao động do doanh nghiệp quản lý vatrả lương thường xuyên, làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn vàcó thời hạn từ 1 năm trở lên Những người lao động này được hưởng các chế độ tiềnlương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tậpthể như công nhân viên nhà nước, được cấp sổ lao động để tính lương thâm niêncông tác và thời gian công tác liên tục như chế độ hiện hành

- Lao động ngoài danh sách : Là những người lao động làm việc theo chế độ hợpđồng lao động thời vụ dưới một năm và tiền công do hai bên thỏa thuận Mức tiềncông tả cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu cộng với một số phụcấp khác như : được trang bị bảo hộ, mua bảo hiểm tai nạn lao động, v.v…

* Phân tích theo tính chất công tác :Căn cứ vào vị trí công tác, chức năng của người lao động trong doanh nghiệpđược chia như sau:

- Lao động trực tiếp là những kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân trực tiếp tham giaquá trình sản xuất sản phẩm

- Lao động gián tiếp bao gồm lãnh đạo và bộ phận nghiệp vụ như văn phòng, kếtoán, v.v…

Cách phân loại này cần thiết cho kế hoạch hóa lao động, tiền lương nhằm tạođiều kiện xác định đúng đắn năng suất lao động và phân bổ tiền lương vào những đốitượng sử dụng lao động một cách chính xác

Kế toán số lao động và thời gian lao động :

Trang 20

Quản lý lao động trong doanh nghiệp cần phải nắm chắc số người thực tế làmviệc, vắng mặt ở từng phòng ban, bộ phận … để kịp thời bố trí, sử dụng lao độnghợp lý và phải theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động củatừng cá nhân Bộ phận kế toán phối hợp chặt chẽ với các bộ phận tổ chức việc ghichép và phản ánh chính xác tình hình lao động để trên cơ sở này tính lương, tính giáthành sản phẩm được chính xác.

Theo dõi lao động và thời gian lao động :

Để theo dõi số lao động có mặt, vắng mặt, đến đúng giờ hoặc không đúng giờthường dùng biện pháp là “Bảng chấm công” và “Sổ theo dõi ghi chép giờ làm việc”cho từng bộ phận Đây là chứng từ phản ánh thời gian làm việc thực tế của từngngười, từng bộ phận để làm căn cứ tính lương

Hạch toán thời gian nghỉ việc do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ việctrông con ốm đau :

Công nhân viên chức nghỉ việc do ốm đau, thai sản phải có “Phiếu nghỉ hưởngbảo hiểm xã hội theo mẫu (03 – Lao động tiền lương) và được ghi vào bảng chấmcông Những phiếu này được chuyển cho bộ phận kế toán cùng với bảng chấm côngđể tính bảo hiểm xã hội phải tra cho công nhân viên

Tổng hợp tình hình sử dụng thời gian lao động :

Phụ trách các bộ phận có trách nhiệm tổng hợp hàng ngày, định kỳ, hàng thángsố liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động gồm những chỉ tiêu : Thời gian làmviệc, ngừng việc, vắng mặt của từng bộ phận cho lãnh đạo biết để chỉ đạo sản xuất

Hàng ngày thu thập số liệu qua bảng chấm công, phụ trách các bộ phận ghi sốliệu đó vào “Sổ tổng hợp sử dụng thời gian lao động” từ sổ này lập báo cáo sử dụngthời gian lao động gửi cho bộ phận kế toán tiền lương Bộ phận kế toán tiền lươngtổng hợp toàn đơn vị để báo cáo Phân viện trưởng phân tích đề xuất những biện phápcải tiến

2.4 Quỹ tiền lương và các hình thức tiền lương :Qũy tiền lương bao gồm :

Quỹ tiền lương của doanh ngiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trảcho tất cả người lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng gồm :

Trang 21

 Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, theo số lượng sản phẩmhoàn thành

 Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngưng việc vì lý do khách quannhư thiếu nguyên vật liệu, nghỉ phép theo quy định…

 Các khoản phụ cấp thường xuyên được tính vào lương như phụ cấp làm đêm, làmthêm giờ …

Quỹ tiền lương được chia làm 2 bộ phận :

Qũy tiền lương chính : Là phần thu nhập của công nhân viên được tính theo

công việc hoàn thành và thời gian đã làm việc chính của mỗi người ở các khâu côngviệc bao gồm :

- Tiền lương theo thời gian.- Tiền lương theo sản phẩm.- Các khoản phụ cấp …- Trả lương cao hơn cho những công nhân viên có tài năng đặc biệt củadoanh nghiệp, những người làm việc ở đơn vị khác đã ký kết hợp đồng với doanhnghiệp như chuyên gia, tư vấn, cộng tác viên

Qũy tiền lương phụ : Là những khoản thu nhập của công nhân viên được

hưởng trong thời gian không làm việc tại doanh nghiệp theo quy định hoặc đượcGiám đốc cho nghỉ do có công lao đóng góp cho doanh nghiệp, tiền lương này gồm : - Tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định(nghỉ phép năm, nghỉ phép riêng, nghỉ lễ, nghỉ tết)

- Tiền lương trả cho những ngày Giám đốc doanh nghiệp không cho nghỉthêm ngoài chế độ nghỉ phép hàng năm đối với những người được xác định là laođộng xuất sắc, chiến sỹ thi đua, anh hùng lao động

Việc phân loại qũy tiền lương ra làm hai loại là nhằm phục vụ cho việc phântích mức tăng tiền lương so với mức tăng năng suất lao động Từ đó để có nhữngbiện pháp tiết kiệm qũy tiền lương (hao phí tiền lương trong giá thành sản phẩm)

Trang 22

Căn cứ vào quỹ tiền lương được tính ở trên để làm cơ sở tính tiền lương cho các đốitượng sử dụng lao động

2.5 Các hình thức tiền lương

Sau khi kiểm tra chặt chẽ các chứng từ (bảng chấm công, phiếu xác nhận sảnphẩm hoặc công việc được thanh toán …), kế toán tiến hành tính lương cho côngnhân viên Yêu cầu tính lương phải đảm bảo tiền lương trả theo số lượng và chấtlượng của từng công nhân viên Vì thế nguyên tắc tính lương phải căn cứ vào cấp bậccông việc Tính lương cho từng nhân viên trong tổ phải áp dụng phương pháp chialương (nếu trả lương sản phẩm cho tập thể) để đảm bảo quyền lợi chính đáng chongười lao động phù hợp với kết qủa lao động của họ, đảm bảo tái sản xuất sức laođộng, không ngừng nâng cao mức sống Đối với các nhà quản lý còn phải đảm bảotốc độ tăng tiền lương luôn luôn nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động

Ở nước ta hiện nay việc trả lương cho người lao động trong doanh nghiệpthường được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu sau :

Hình thức tiền lương theo thời gian :

Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gianlàm việc của công nhân viên Có nghĩa lá căn cứ vào số lượng làm việc , ngày công ,giờ công và tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc của nhà nước quy định hoặc công tyquy định để thanh toán trả lương theo thời gian làm việc trong tháng Bảng chấm côngdo cán bộ phụ trách hoặc do các trưởng phòng ghi theo quyết định căn cứ vào thờigian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng lương theo chế độđể tính lương phải trả

Công thức tính lương theo thời gian

Tổng hệ số các khoản phụ

cấpMức lương tháng = Mức lương tối thiểu x [ Hệ số lương + ]

Trang 23

Mức lương tháng x 12Mức lương tuần =

52

Mức lương tháng Mức lương tuần =

22 hoặc 26 ngày

Hình thức lương theo thời gian thường được áp dụng cho bộ phận văn phòngkhông trực tiếp sản xuất, hình thức tiền lương tính theo thời gian có nhiều hạn chế vìtiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phốitheo lao động vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, do đó chưa pháthuy hết được chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lương trong việc kích thích sự pháttriển của sản xuất, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động Do đó cầntạo cho người lao động tự giác lao động có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao

Hình thức lương sản phẩm :

Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theokết quả lao động - khối lượng sản phẩm, khi công việc và lao vụ đã hoàn thành, bảođảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính chomột đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó

Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau: Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) :

Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực

tiếp

Đơn giá tiền lương

Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay chomột tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất

Trang 24

Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặckhối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượngsản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.

Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp.

Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực

tiếp

Tỉ lệ lươnggián tiếp

Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao độnghay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất hưởnglương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất

Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩmcủa bộ phận trực tiếp sản xuất và tỉ lệ lương của bộ phận gián tiếp do đơn vị xác địnhcăn cứ vào tính chất, đặc điểm của lao động gián tiếp phục vụ sản xuất Cách tínhlương này có tác dụng làm cho những người phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quảhoạt động sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ

2.6Các khoản trích theo lương

Trong doanh nghiệp sản xuất cũng như trong các đơn vị tổ chức khác ngoài sốtiền lương được lãnh theo số lượng và chất lượng lao động đã hao phí, người laođộng khi bị ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ thai sản được lãnh tiền bảo hiểm xãhội thay lương

Qũy bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là một bộ phận của bảo hiểm xã hộichung theo chế độ nhà nước quy định theo tổng số tiền lương thực tế phải trả chocông nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Như vậybảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với qũy tiền lương

Qũy bảo hiểm xã hội được sử dụng chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhânviên Trong đó ngành lao động thương binh xã hội giao quyền xử lý và sử dụng mộtphần qũy bảo hiểm xã hội để chi trợ cấp cho công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức,tử tuất và các doanh nghiệp với sự tham gia của các tổ chức công đoàn được nhànước giao quyền quản lý và sử dụng một phần qũy bảo hiểm xã hội để chi trợ cấpcông nhân viên làm việc tạm thời phải nghỉ việc do ốm đau, thai sản

Trang 25

Với sự tham gia của tổ chức công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chicác khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trên cơ sở những chứng từ chibảo hiểm xã hội đã được kiểm tra, đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý, hợp pháp theo chếđộ bảo hiểm xã hội quy định, đồng thời làm đầy đủ thủ tục và chuyển kịp thời cho cơquan bảo hiểm xã hội

Việc chi trợ cấp bảo hiểm xã hội được tiến hành trên cơ sở sự cống hiến củangười lao động đối với doanh nghiệp (thời gian công tác và bậc lương) và tình trạngmất sức lao động của họ Nói chung chi trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền lươngkhi họ đang công tác nhưng cũng đảm bảo sinh hoạt tối thiểu

Nguyên tắc hình thành qũy bảo hiểm xã hội : Qũy bảo hiểm xã hội được hìnhthành trên cơ sở tỷ lệ % so với tiền lương phải trả cho công nhân viên Theo Nghịđịnh số 12-CP ngày 26/10/1995 của Chính phủ thì qũy bảo hiểm xã hội được hìnhthành từ các nguồn sau :

- Bảo hiểm xã hội : Được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ qui định trên

tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ , khu vực ,thâmniên…) của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng

- Bảo hiểm y tế : Sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh ,

viện phí , thuốc thang … cho người lao động trong thời gian ốm đau , sinh đẻ … Quỹđược hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương của côngnhân viên thực tế phát sinh trong tháng

- Bảo hiểm tai nạn : Dùng để chi trả cho người lao động khi xảy ra tai nạn - Kinh phí công đoàn : là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo

chế độ hiện hành *Tỷ lệ trích BHXH , BHYT , BHTN , KPCĐ như sau :

Tên quỹ

DN nộp tính vàochi phí (%)

Người laođộng nộp (trừ

Trang 26

- Người sử dụng lao động phải đóng 23% trên tổng qũy lương của những ngườitham gia bảo hiểm xã hội Khoản tiền phải đóng 9.5% doanh nghiệp được tính vàochi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán.

Trong doanh nghiệp sản xuất qũy bảo hiểm xã hội được quản lý và kiểm trachặt chẽ theo đúng chế độ qũy bảo hiểm xã hội giữa doanh nghiệp với các tổ chứccông đoàn cấp trên, giữa doanh nghiệp với ngành lao động thương binh xã hội, thôngqua cơ quan tài chính góp phần ổn định đời sống người lao động trong những trườnghợp mất sức lao động hay nghỉ vĩnh viễn

* Kế toán chi tiết tiền lương và bảo hiểm xã hội :

Tính lương và bảo hiểm xã hội :

Việc tính lương và bảo hiểm xã hội hàng tháng do phụ trách các bộ phận thựchiện trên cơ sở các chứng từ ban đầu :

Bảng chấm công Các bảng chấm công làm đêm, làm thêm giờ Phiếu xác nhận khối lượng sản phảm hoàn thành Các phiếu thanh toán bảo hiểm xã hội.

Các phiếu thanh toán về bồi dưỡng độc hại.

Kế toán căn cứ vào kết qủa lao động với hình thức tiền lương vận dụng để tínhtiền lương phải trả cho người lao động Trên cơ sở kết qủa lao động, kế toán tínhđược các khoản thưởng (nếu có) cho từng công nhân viên nếu họ hoàn thành vượtmức nhiệm vụ được giao Sau khi tính toán qũy tiền lương kế toán sẽ tính qũy bảohiểm xã hội, công việc tính bảo hiểm xã hội phải chấp hành chế độ bảo hiểm xã hộido Nhà nước quy định

Sau khi tính toán xong bộ phận kế toán tổng hợp lại và lập thành bảng tổng hợplương của toàn đơn vị

- nếu khoản tiền lương nào chi phí cho một đối tượng hạch toán chi phí trựctiếp cho đối tượng đó

Trang 27

- TK 335: Chi phí phải trả- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp- TK 627 : Chi phí sản xuất chung- TK 641: Chi phí bán hàng

- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp

* Tài khoản 334 : Phải trả công nhân viên

TK 334: “Phải trả công nhân viên” Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản

phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanhnghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH, và các khoản phải trả khácthuộc về thu nhập của công nhân viên

Kết cấu TK 334 “phải trả công nhân viên

khoản tiền lương , công ,thưởng , BHXH và các khoảnkhác đã trả , ứng cho CNV- các khoản khấu trừ vào lươngtiền công của CNV

các khoản tiền công đã ứng trướchoặc đã trả cho lao động thuêngoài

Các khoản tiền lương , tiền công , tiền thưởng , BHXH

và các khoản khác phải trả choCNV

Các khoản tiền công trả cho laođộng thuê ngoài

Sốdư:

Trang 28

* Tài khoản 335 : Chi phí phải trả

TK 3353 : Quỹ dự phòng và trợ cấp mất việc làm TK 3358 : chi phí phải trả khá

Kết cấu TK 335 “ Chi phí phải trả

Số dư có : khoản để trích trước vào chi phí hiện có

Trang 29

* Tài khoản 338 : phải trả , phải nộp khác : Tài khoản này có thể có số dư bên nợ

phản ánh số đã trả, đã nộp nhìeu hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hộivà kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù Tài khoản 338 có các tài khoảncấp 2 được sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là:

TK 3382 “Kinh phí công đoàn”: Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toáncông đoàn tại doanh nghiệp

TK 3383 “Bảo hiểm xã hôị”: Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảohiểm xã hội tại doanh nghiệp

TK 3384 “Bảo hiểm y tế”: Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảohiểm y tế tại doanh nghiệp

TK 3389 “ Bảo hiểm tai nạn ” : Phản ánh tình hình trích, nộp và thanh toán bảohiểm tai nạn tại doanh nghiệp

Nguyên tắc hoạch toán Trích BHXH , BHYT , BHTN , KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theoquy định :

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên

Trang 30

Có TK 3382 : Kinh phí công đoàn Có TK 3383 : Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 : Bảo hiểm y tế Có TK 3389 : Bảo hiểm tai nạn Nộp BHYT , BHXH , BHTN, KPCĐ

Nợ TK 3382 : Kinh phí công đoàn Nợ TK 3383 : Bảo hiểm xã hội Nợ TK 3384 : Bảo hiểm y tế

Nợ TK 3389 : Bảo hiểm tai nạn Có TK 111 : Tiền mặt Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng

Kết cấu TK338 - Phải trả phải nộp khácNợ TK 338 Có

- Kết chuyển giá trị tài sản thừavào tài khoản liên quan

- BHXH phải trả cho CNV.- KPCĐ chi tại đơn vị.- Số BHXH, BHYT,BHTN ,KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý

- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết.- Trích BHXH, BHYT, BHTN ,KPCĐ vào CPSX và tính BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ trừ vào lương của CNV- BHXH, KPCĐ vượt chi được cấpbù Các khoản phải trả , phải nộp khác

Số dư:

- Số tiền còn phải trả, phải nộp.- BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đãtrích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý.- Giá trị phát hiện thừa còn chờ giảiquyết

Trang 31

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DNTN DUNG DŨNG

3.1 Tình hình chung về quản lý lao động

Do đặc điểm của doanh nghiệp là tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng là chủyếu nên việc mua và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm không được cố định Đồngthời khi có đơn dặt hàng thì sẽ cần đến một lượng công nhân trực tiếp sản xuất cònkhi không có đơn đặt hàng thì lượng công nhân hợp đồng này sẽ dư thừa Chính điềunày sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý, theo dõi công nhân và ảnh hưởng đếnkết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất và thương mại do vậydoanh nghiệp không đòi hỏi tất cả mọi người phải có trình độ đại học mà chỉ bắtbuộc đối với kế toán trưởng Tại công ty tỉ trọng những người có trình độ trung cấpvà công nhân chiếm 94% trên tổng số cán bộ công nhân viên toàn công ty và nóđược thể hiện qua bảng đánh giá sau :

Trang 32

Bảng danh sách nhân viên của công ty :- Giám đốc : 1 người Phòng kế toán : 3 người- Quản đốc :1 người- Tài xế : 3 người - Công nhân : 42 người

Để quản lý lao động về mặt số lượng , các doanh ngiệp sử dụng sổ danh sáchlao động Sổ này do phòng kế toán lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêngcho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trongdoanh nghiệp Bên cạnh đó doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng chotừng người về lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động,về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động

3.2 Về công tác kế toán

Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kếtoán đều phải lập và phản ánh vào chứng từ kế toán Hoạch toán lao động bao gồmviệc hoạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động, hoạch toán kết quả lao động.Tổ chức tốt hoạch toán lao động giúp cho doanh nghiệp có những tài liệu đúng đắn,chính xác để kiểm tra chấp hành kỹ luật lao động, các hoạch toán này đều được lậpchứng từ đầy đủ Tuy nhiên các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để chi trảlương và các khoản phụ cấp theo những quy định của doanh nghiệp đã đề ra

3.3 Sổ sách và chứng từ kế toán

Bảng chấm công :-là chứng từ quan trọng nhất để hoạch toán thời gian lao động trong doanhnghiệp

-Bảng chấm công dùng để ghi chép thời gian làm việc trong tháng thực tế vàvắng mặt của cán bộ công nhân viên trong tổ, đội, phòng, ban

-Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, đội sản xuất và được dùng trongmột tháng Tổ trưởng sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảngchấm công căn cứ vào số lao động có mặt trong ngày làm việc

-Cuối tháng tổ trưởng tập hợp tình hình sử dụng lao động cung cấp cho kế

Ngày đăng: 21/08/2024, 07:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w