1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

64 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Tác giả Phạm Thị Hồng Hoa
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ánh Hoa
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2013
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 536 KB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương: Tất cả mọi lao động đều muốn mình có mức thu nhập từ tiền lương ổn định và khá nhưng thực tế có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng t

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động là một bộ phận khôngthể thiếu Vì vậy, lương và các khoản trích theo lương là một bộ phận chi phí tất yếuphải có

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, để giữ người lao động gắn bó với công

ty thì chính sách tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định Việc phân phối thu nhập mộtcách công bằng, hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của công ty là điều quan trọng.Muốn người lao động gắn bó lâu dài và có những cống hiến cho công ty thì việc tínhtoán chi phí tiền lương một mặt phải đảm bảo cho họ có được thu nhập ổn định đểđảm bảo cuộc sống, một mặt phải đảm bảo tối thiểu hoá chi phí nhằm tối đa hoá lợinhuận trong hoạt động kinh doanh

Nhiều đơn vị đã tổ chức chăm lo đời sống cho người lao động rất tốt, người laođộng được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và những lợi ích xã hội khác Tuy nhiên bêncạnh đó, vẫn còn rất nhiều đơn vị chỉ biết quan tâm đến lợi nhuận của người chủ laođộng mà quên đi lợi ích cho người lao động Tại các đơn vị, người lao động đó bị bóclột về sức lao động, tiền công thì thấp

Trước những thực trạng nhức nhối đó, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản, nghịđịnh bảo vệ quyền lợi của người lao động mà tiêu biểu là Luật lao động Bên cạnh đóviệc nâng lương tối thiểu định kỳ hàng năm cũng đã phần nào nâng cao được đờisống của người lao động Nghị định 127/CP của Chính phủ được áp dụng từ ngày01/01/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm

xã hội về Bảo hiểm thất nghiệp đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của toàn xãhội

Vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựng Hải Phong, làm

báo cáo thực tập cho mình

Đề tài được viết dựa trên số liệu: Bảng lương và các khoản trích theo lươngtháng 12 năm 2013, tại văn phòng công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựngHải Phong

Trang 2

Bố cục của đề tài: Gồm có 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và

xây dựng Hải Phong

Chương 2: Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần kỹ thuật công

nghiệp và xây dựng Hải Phong

Chương 3 : Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

tại công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựng Hải Phong

Chương 4: Nhận xét, kiến nghị và giải pháp

Do trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo thực tập này của em khôngthể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ

của cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thị Ánh Hoa Em xin trân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ

em hoàn thành bài báo cáo này

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG

NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG HẢI PHONG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghiệp và Xây dựng Hải phongĐịa chỉ: 904 tầng 09 tòa nhà 17T3 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Nhân Chính,Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04 38710221

Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghiệp và xây dựng Hải Phong được cổ phầnhóa từ doanh nghiệp nhà nước theo quyết định số 3270/QĐ-UB của Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2002

Sau 6 năm cổ phần hóa, với mô hình quản lý của công ty Cổ phần và đội ngủlãnh đạo quản lý năng động, sáng tạo; đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân kỹ thuậtlành nghề, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trở thành công ty xây dựng mạnh

và có uy tín nhất của thành phố Hà Nội

Không những thành công và khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vựcxây dựng công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựng Hải Phong cũng kháthành công trong lĩnh vực buôn bán xuất nhập khẩu thiết bị điện tự động hóa

Với sự phát triển mạnh mẽ của mình Công ty cổ phần kỹ thuật công nghiệp vàxây dựng Hải Phong ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình Bên cạnh trụ sởchính của công ty được đặt ở thủ đô Hà Nội công ty còn đặt thêm các văn phòng đạidiện tại các tỉnh thành khác ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố VũngTàu

1.1.2 Văn phòng đại diện Vũng Tàu:

Vũng Tàu là một bán đảo nhỏ thuộc miền Đông Nam bộ nước ta, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam Không nhữngnổi tiếng là một thành phố du lịch mà biển Vũng Tàu còn là một kho báu về dầu mỏ

-Là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, phát triển mạnhnhờ ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ vì vậy các thiết bị kỹ thuật công nghiệp lànhu cầu thiết yếu với thị trường thương mại dich vụ nơi đây

Trang 4

Văn phòng Vũng Tàu, Công ty cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựng HảiPhong với thế mạnh là cung cấp các thiết bị điện tự động hóa phụ vụ cho các công ty,

xí nghiệp trong lĩnh vực dầu khí Mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

1.2.1 Chức năng:

- Thiết kế, thi công các công trình xây dựng

- Sản xuất kết cấu nhà khung thép tiền chế, sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp chothị trương trong và ngoài nước

- Mua bán hàng hóa kỹ thuật công nghiệp(thiết bị điện tự động hóa)

1.2.2 Nhiệm vụ:

- Chấp hành luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lý kinh tế, tài

chính, quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất, nhập khẩu của côngty

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kývới cơ quan có thẩm quyền, trong quá trình sản xuất không gây tàn phá môi trường

- Giao dịch ký kết với các hợp đồng trong nước và nước ngoài để tăng xuấtnhập khẩu thiết bị kỹ thuật công nghiệp

- Tôn trọng thực hiện hợp đồng đã ký với đơn vị khác, thực hiện đầy đủ cáccam kết của hợp đồng mua bán ngoại thương và các vấn đề có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của công ty, giải quyết khiếu nại bồi thường nếu có

- Thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, phân công lao động hợp lý, đảmbảo công bằng xã hội, các chế độ quản lý tài sản Phải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụcủa người lao động, các chính sách xã hội khác và nghĩa vụ đóng thuế nhà nước Tạođiều kiện cho công nhân viên toàn công ty bồi dưỡng văn hóa, nâng cao nghiệp vụ và

có thu nhập cao

- Thực hiện hạch toán và báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thống kê tàichính kế toán theo mẫu và quy định của công ty và nhà nước

Trang 5

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty:

- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt động của công ty

- Quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể người lao động

Các văn phòng đại diện

Phòng

kế toán

Phòng hành chính nhân sự

Trang 6

1.3.2.2 Phó giám đốc:

- Trợ lý cho Giám đốc trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

- Trực tiếp điều hành và quyết định nhân sự của công ty

- Kiểm tra, đôn đốc và giám sát hoạt động của các văn phòng đại diện

1.3.2.3 Phòng kinh doanh:

- Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ

- Tiếp thị và giới thiệu các mặt hàng của công ty, liên lạc và giao dịch vớikhách hàng

- Tổ chức chào giá và bán hàng, theo dõi hợp đồng mua bán, thanh lý khi hợpđồng kết thúc

- Làm thủ tục Hải quan và giấy chứng nhận xuất xứ (CO) cho các lô hàng xuấtkhẩu

- Định kỳ báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả kinh doanh cho Giám đốc công

ty

1.3.2.4 Phòng hành chính nhân sự:

- Thực hiện kế hoạch về nhân sự

- Chịu trách nhiệm về các công việc hành chính

- Tổ chức đào tạo, phổ biến và hướng dẫn cho tất cả nhân viên về quy định củacông ty

1.3.2.5 Các văn phòng đại diện _ văn phòng đại diện Vũng Tàu:

- Đây là bộ phận quan trọng, trực tiếp giao dich với khách hàng của công ty tạiVũng tàu

- Văn phòng đại diện gồm các kỹ sư giỏi chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sátchất lượng hàng hóa, kiểm tra máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng; kết hợp vớiphòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ, điều tiết tiến độthực hiện hợp đồng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng

Trang 7

1.3.2.6 Phòng kế toán:

Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính kế toán, quản lí chi phí và phân tích tìnhhình tài chính, tham mưu cho giám đốc để đạt kết quả kinh doanh tốt nhất Thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ lập và nộp BCTC với cơ quan chức năng:

- Xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Cân đối các nguồn thu, chi

- Quản lý tài sản lưu động và tài sản cố định, hạch toán khấu hao tài sản cố địnhhàng năm

- Thu hồi công nợ

- Theo dõi tính toán, tổng hợp các khoản thu, chi và xác định kết quả kinh doanhcho đơn vị

- Lập và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng các báo cáo kế toán và các sốliệu tổng hợp ở các tài khoản có liên quan

- Lập báo cáo thuế, nộp các loại thuế đầy đủ đúng nghĩa vụ cho nhà nước theoquy định

Kế toán lương xuất nhập Kế toán

khẩu

Kế toán kho

Trang 8

1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán :

- Tổng hợp toàn bộ chứng từ thuộc chỉ tiêu tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

- Tổng hợp toàn bộ chứng từ, sổ kế toán tổng hợp để phục vụ cho việc lên báo cáo quyết toán định kỳ

- Theo dõi chặt chẽ tình hình nhập – xuất – tồn, tổ chức kiểm kê thường xuyên để báo cáo định kỳ

- Tiến hành ghi chép các sổ kho, theo từng lô hàng, mặt hàng; Cuối tháng xác định

số tồn kho, lập báo cáo kho

1.5.2.3 Thủ quỹ, kế toán thanh toán:

- Lập chứng từ ban đầu, kiểm tra các chứng từ thu- chi, ghi chép cập nhật sổ kế toán

- Thực hiện thu- chi tiền mặt, tổng hợp các chứng từ thuộc chỉ tiêu tiền tệ, theo dõi công nợ

Trang 9

- Liên hệ với các ngân hàng để làm thủ tục chuyển tiền cho các hợp đồng mua bánhàng, thủ tục vay vốn … Theo dõi, ghi chép các tài khoản thanh toán với khách hàngqua ngân hàng

- Theo dõi các khoản nợ vay, lãi vay của doanh nghiệp đối với ngân hàng và làmcác nhiệm vụ khác có liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng

1.5.2.5 Kế toán xuất nhập khẩu:

- Sản phẩm của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên kế toán xuất nhập khẩu chủ yếu làm thủ tục nhập khẩu

- Đi xuất hàng và nhận hàng tại các cảng

- Theo dõi và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác

1.6 Hình thức kế toán tại công ty :

Hình thức kế toán áp dụng:

Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ;

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính;

Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12

Trang 10

* Sơ đồ quy trình kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ:

Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ: Quy trình kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợpchứng từ kế toáncùng loại

Sæ, thÎ

kÕ to¸nchi tiÕt

Sổ, thẻ kếtoán chitiết

Bảngtổng hợpchi tiết

Trang 11

và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phảibằng nhau và bằng số tiền phát sinh trên sổ đăng ky chứng từ ghi sổ.Số dư nợ, số dưcóa của từng tại khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

Sau khi tiến hành kiểm tra đối chiếu khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổnghợp chi tiết, số liệu trên bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập báo cáo tàichính và các báo cáo kế toán khác phục vụ nhu cầu báo cáo theo dõi, quản ly của đơnvị

1.7 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp

Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

1.7.1 Chế độ tài khoản kế toán

Trong quá trình vận dụng hệ thống tài khoản quy định theo chế độ, để phù hợpvới yêu cầu công việc, công ty đã giảm bớt một số tài khoản không cần thiết, chỉ tậptrung vào một số tài khoản có liên quan trực tiếp đến sản phẩm của Công ty

Ngoài ra, để chi tiết hóa các khoản mục phục vụ cho công tác kế toán được rõ ràng, chính xác và phù hợp với đặc thù sản xuất của mình, công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết như

TK 3383 Bảo hiểm xã hội

TK 3382 Kinh phí công đoàn

TK 3384 Bảo hiểm y tế

TK3389 Bảo hiểm thất nghiệp

Trang 12

1.7.2 Chế độ chứng từ kế toán :

Công ty áp dụng đúng các biểu mẫu bắt buộc do Nhà nước quy định Đối vớicác chứng từ hướng dẫn Công ty đã thiết kế lại cho phù hợp với đặc điểm tình hình,quy mô, yêu cầu quản lý của Công ty

Các yếu tố trên chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ cũng được áp dụngđúng theo chế độ kế toán quy định

Chỉ tiêu hàng tồn kho:

- Phiếu nhập kho;

- Phiếu xuất kho;

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá;

- Bảng kê mua hàng;

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

Chỉ tiêu tiền lương:

- Bảng chấm công;

- Bảng chấm công làm thêm giờ;

-Bảng thanh toán tiền lương;

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ;

- Bảng thanh toán tiền thuê ngoài;

Trang 13

- Biên lai thu tiền;

- Hoá đơn Giá trị gia tăng;

- Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn

- Sổ tiền gửi ngân hàng

- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

- Thẻ kho (Sổ kho)

- Sổ tài sản cố định

- Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán)

- Sổ chi tiết tiền vay

- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

- Sổ theo dõi thuế GTGT

1.7.3 Chế độ báo cáo

Trang 14

Căn cứ số liệu trên sổ kế toán Công ty, định kỳ Công ty lập báo cáo kế toán tổnghợp quý và báo cáo kế toán tổng hợp năm theo đúng chế độ quy định Bao gồm cácbáo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán; Mẫu số B 01 - DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

1.8 Phương pháp và chính sách kế toán tại công ty

1.8.1 Phương pháp kế toán TSCĐ:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được đánhgiá theo giá gốc

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng

1.8.2 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp tính giá trị: Bình quân gia quyền liên hoàn

1.8.3 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: là Việt Nam đồng 1.8.4 Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ:

Những nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng tiền khác được quy đổi sangđồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Vietcombank Vũng tàu tại thời điểm phátsinh nghiệp vụ (riêng doanh thu bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá bình quânliên ngân hàng) Chênh lệch phát sinh do việc chuyển đổi được thực hiện trên tàikhoản chênh lệch tỷ giá, cuối kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tàichính của năm hiện hành

Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ khácđược chuyển đổi thành việt nam đồng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngânhàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày lập Bảng cân đối kế toán

1.8.5 Phương pháp xác định các khoản tiền:

Trang 15

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng ViệtNam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.

Số dư gốc ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm kết thúcniên độ kế toán

1.8.6 Phương pháp kế toán thuế:

Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính nộp hàng quý

1.9 Tổ chức công tác kế toán một số phần hành kế toán trong công ty:

1.9.1 Kế toán vốn bằng tiền:

* Nhiệm vụ:

Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu trong quan hệ thanh toán, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển

Kế toán vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành của nhà nước sau đây:

+ Nguyên tắc tiền tệ thống nhất : mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán

sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là "đồng" Ngân Hàng Nhà Nước Việt nam để phản ánh (VNĐ)

+ Nguyên tắc cập nhật: kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện

có và tình hình thu chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng Việt nam quy đổi), từng loại vàng, bạc đá quy (theo số lượng trọng lượng quy cách độ tuổi, kích thước, giá trị…)

+ Nguyên tắc quy đổi tỷ giá hối đoái: mọi ngiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài việc theo dõi chi tiết theo nguyên tệ còn phải quy đổi về Việt Nam đồng để ghi sổ Tỷgiá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do nhà nước VN chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Với những ngoại tệ

mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra VNĐ thống nhất quy đổi thông qua USD

* Chứng từ sử dụng trong kế toán:

Trang 16

- Kế toán tiền mặt tại quỹ: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Bảng kê vàng bạc đá quý, Bảng kiểm kê quỹ.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Giấy báo có, giấy báo nợ Bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc liên quan đến Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi

- Kế toán tiền đang chuyển: Phiếu chi, giấy nộp tiền, Biên lại thu tiền, phiếu chuyển tiền

* Tài khoản sử dụng:

- Kế toán tiền mặt tại quỹ: tài khoản 111-Tiền mặt

- Kế toán tiền gửi ngân hàng: tài khoản 112-Tiền gửi ngân hàng

- Kế toán tiền đang chuyển: tài khoản 113-Tiền đang chuyển

1.9.2 Kế toán hàng tồn kho:

* Nhiệm vụ:

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp Hàng tồn kho có nhiều dạng như : vật liệu, nhiên liệu, công cụ, phụ tùng thay thế, thành phẩm, hàng hoá…Đây là những đối tượng cần được dự trữ để sẵn sàng phục vụ kịp thời các hoạt động như sản xuất, bán hàng, quản

lý hành chính

Mục tiêu của kế toán vật liệu là phải quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu một cách có hiệu quả Do vậy, kế toán vật liệu cần bám sát thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Kiểm tra phản ánh chính xác, kịp thời và chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu về: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị, thời gian cung cấp

+ Tính toán và phận bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối tượg khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện

và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích, lãng phí, trộmcắp

+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp thu hồi nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại

Trang 17

+ Thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu.

* Chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán liên quan đến nhập, xuất và sử dụng vật liệu bao gồm các loại: + Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu xuất vật tư theo hạn mức

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

+ Bảng phân bổ vật liệu sử dụng

* Tài khoản sử dụng:

+ Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường;

+ Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu;

+ Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ;

+ Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;

+ Tài khoản 155 - Thành phẩm;

+ Tài khoản 156 - Hàng hoá;

+ Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán;

1.9.3 Công nợ phải trả:

* Nhiệm vụ:

Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với nhà cung cấp như theo hóa đơn, hợp đồng, hạn thanh toán, theo dõi hàng nhập khẩu, tính và phân bổ tự động chi phí mua hàng, khai báo thuế đầu vào

* Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT

Sổ sách kế toán sử dụng: Sổ chi tiết các TK, Sổ cái các TK

* TK sử dụng:

+ TK 331- Phải trả cho người bán

+ TK 333 - Thuế vàcác khoản thanh toán với nhà nước

+ TK 311 - Vay ngắn hạn

Trang 18

* Tài khoản sử dụng:

+ TK 511 “ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”

+ TK 512 “ doanh thu bán hàng nội bộ”

+ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”

+ TK 521 “ Chiết khấu thương mại”

+ Biên bản kiểm kê;

+ Phiếu xuất kho;

Trang 19

- Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời thình hình phát sinh chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, từng loại sản phẩm cũng như trong phạm vi toàndoanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau.

- Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chiphí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích

- Lập báo cáo về chi phí sản xuất

- Tham gia phân tích tình hình để có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất

* Chứng từ sử dụng:

- Sổ tổng hợp

- Sổ chi tiết phù hợp với yêu cầu phân loại, và tập hợp chi phí sản xuất

* Tài khoản sử dụng:

- TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627- Chi phí sản xuất chung

- TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Trang 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xây dựngHải Phong, em không chỉ tập trung nghiên cứu về công tác kế toán trong công ty mà còn tìm hiểu khái quát về công ty Từ đó đúc kết, hoàn thành chương 1 với nội dung

từ lịch sử hoàn thành và phát triển của Công ty cũng như chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty

Qua những thông tin sơ lược về Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghiệp và xâydựng Hải Phong đã giúp em hiểu rõ hơn về Công ty cũng như bộ phận kế toán và đặcbiệt là những chính sách kế toán, chế độ kế toán áp dụng tại Công ty là điều kiện để

em bắt đầu tìm hiểu thực tế về công tác quản lý và kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tại Công ty

Trang 21

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.1 Bản chất và chức năng của tiền lương:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời tiêu hao các yếu tố cơ

bản( lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao dộng nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao độngt hành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người Để đảm bảo tiến hành lien tục quá trình tái sản xuất trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác, tiềnlương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích

và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ Nói cách khác,tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động

Ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động, đới với doanh nghiệp sẽ vô cùng to lớn nếu đảm bảo đầy đủ các chức năng sau:

- Chức năng thước đo giá trị: là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả( bao gồm cả sức lao động) biến động

- Chức năng tái sản suất sức lao động: bảo đảm khi người lao động làm việc có hiệu quả thì được nâng lương và ngược lại

- Chức năng tích lũy: đảm bảo có dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi người lao động hết khả năng lao động hoặc bất trắc rủi ro

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tùy theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Vì vậy, sử dụng hợp lý lao động cũng chình là tiết kiệm về chi phí lao động sống

(lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh

nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp

Trang 22

2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của tiền lương:

2.1.2.1 Vai trò của tiền lương:

Tiền lương duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại, duy trì, hay phát triển thì tiền lương cũng là vấn đề đáng được quan tâm Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu doanh nghiệp nào có chế độ tiền lương hợp lý thì sẽ thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt

Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tùy theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành lên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra

Vì vậ, sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kieemjchi phí về lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh

nghiệp và tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp

Tiền lương không phải là vấn đề về chi phí trong nội bộ từng doanh nghiệp thunhập đối với người lao động mà còn là một vấn đè kinh tê – chính trị - xã hội mà Chính phủ của mỗi Quốc gia cần phải quân tâm

2.1.2.2 Ý nghĩa của tiền lương:

Tiền lương là khoản thu nhập đối với người lao động và nó có ý nghĩa hết sức quan trọng , ngoài đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền lương còn giúp người lao động yêu nghề, tận tâm với công viêc, hăng hái tham gia sản xuất Tất cả mọi chi tiêutrong gia đình cũng như ngoài xã hội đều xuất phát từ tiền lương tù chính sức lao động của họ bỏ ra Vì vậy tiền lương là khoản thu nhập không thể thiếu đối với ngườilao động

2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương:

Tất cả mọi lao động đều muốn mình có mức thu nhập từ tiền lương ổn định và khá nhưng thực tế có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của họ như một số nhân tố sau:

- Do còn hạn chế về trình độ cũng như năng lực

- Tuổi tác và giới tính không phù hợp với công việc

- Làm việc trong điều kiện trang thiết bị

- Vật tư, vật liệu bị thiếu hoặc kém phẩm chất

Trang 23

- Sức khỏe của người lao động không được đảm bảo

- Làm việc trong điều kiện địa hình và thời tiết không thuận lợi

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng từng ngày nếu không tự trao dồi kiến thức và học hỏi những kiến thức mới để theo kịp những công nghệ mới thì chất lượng cũng nhu số lượng sản phẩm không được đảm bảo từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động Vấn đề tuổi tác và giới tinhscungx được các doanh nghiệp rất quan tâm nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc chủ yếu bằng chân tay như trong các hầm mỏ, công trường xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, … Ngoài vấn đề trên sức khoercuar người lao động đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động sản xuất, nếu nó không được đảm bảo thì thu nhập của người lao động không được đảm bảo Ngoài các nhân tố trên thì vật tư, trang thiết bị, điều kiện khí hậu, điều kiện địa hình cũng ảnh hưởng lớn đếnthu nhập của người lao động Ví dụ: Người lao động được giao khoán khối lượng đổ bê tong nhưng do thiếu cát hoặc đá , trong khi máy trộn bê tong hỏng hay phải đưa bê tong lên cao trong điều kiện thời tiết xấu Tất cả các yếu tố trên đều làm cho thời gian làm khoán kéo dài vì vậy ngày công không đạt làm giảm thu nhập của người lao động

2.2 CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TRONG CÔNG TY:

2.2.1 Hình thức tiền lương theo thời gian:

Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương tình theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương người lao động

Theo yêu cầu và khả năng quản lý, thời gian lao động của doanh nghiệp, việc tính trả lương thời gian đơn hay tiền lương thời gian có thưởng

Tiền lương thời gian giản đơn: là hình thức tiền lường với đơn giá tiền lường thời gian cố định

Tiền lường thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với tiền thưởng

Thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như phòng kế hoạch vật tư, phòng hỹ thuật, phòng tài chính, phòng hành chính, phòng lao động tiềnlương, … Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế Tiền lương thời gian có thể chia ra:

- Tiền lương tháng: là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động Công thức tính lương tháng:

Trang 24

Mức lương tháng = Mức lương cơ

bản (tối thiểu)

lương

+ tổng hệ số các khoản phụ cấp

- Tiền lương tuần: là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ

sở tiền lương tháng nhân 12 tháng và chia 52 tuần Công thức tính tiền lương tuần:

Mức lương ngày = Mức lương tháng

Số ngày làm việc trong tháng(22 hoặc 26)

- Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được quy định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn theo quy định của luật lao động

2.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm:

2.2.2.1 Theo sản phẩm trực tiếp:

Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương theo khối lượng sảnphẩm hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định Việc tính toán tiền lương sảnphẩm dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động theo khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương

Trang 25

Trả lương theo sản phẩm trực tiếp là tiền lương được trả cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như người điều khiển máy móc, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm

Công thức tính lương sản phẩm trực tiếp(không hạn chế):

Tiền lương được

2.2.2.2 Theo sản phẩm gián tiếp:

Là tiền lương được trả cho những người tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp Thuộc bộ phận này bao gồm những người trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, nhânviên quản lý kinh tế…

Công thức tính theo sản phẩm gián tiếp:

Tiền lương được

2.2.2.3 Theo khối lượng công việc:

Đây là hình thức trả lương gần giống như hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp nhưng khác ở chỗ là tính theo khối lượng sản phẩm sau khi đã hoàn thành

2.2.3 Hình thức tiền lương hỗn hợp:

Có một số công việc khó áp dụng các hình thức trả lương như không tính trướcđược thời gian, không xác định được khối lượng công việc cugnx như sản phẩm hoànthành Vì vậy kết hợp các hình thức trả lương trên để xây dựng hình thức trả lương hỗn hợp

2.2.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lương:

Ngoài các khoản lương mà người lao động được hưởng họ còn nhận được một

số ưu đãi nhu:

- Tiền thưởng cho những ngày lễ lớn của đất nước, tiền thưởng quý, tiền thưởngcuối năm

Trang 26

- Tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát cho người lao động

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ …

2.3 QUỸ LƯƠNG, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

* Qũy tiền lương:

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp dùng

để trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng.Đứng trên giác độ hạch toán, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại : tiền lươngchính và tiền lương phụ

- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khốilượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại doanhnghiệp bao gồm : tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoảnphụ cấp kèm theo

- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làmviệc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiềnlương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng nhưng được hưởng lương v.v

* Quỹ BHXH:

Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng quỹtrong các trường hợp bị mất khả năng lao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, hưu trí, mất sức…

Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỹ lệ32.5% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên từng kỳ kế toán, trong đó:

- Người sử dụng lao động phải chịu 23% trên tổng quỹ lương và được tính vàochi phí sản xuất kinh doanh

- Người lao động phải chịu 9.5% trên tổng quỹ lương bằng cách khấu trừ vàolương của họ

* Quỹ BHXH:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập chongười lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập thừ nghề nghiệp do bị mấthoặc giảm khả năng lao động; mất việc làm do rủi ro xã hội thông qua việc hìnhthành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã

Trang 27

hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ,đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ24% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó:

- Người sử dụng lao động phải chịu 17% và được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh

- Người lao động phải chịu 7% bằng cách khấu trừ vào lương của họ

Chi của quỹ BHXH cho người lao động theo chế độ căn cứ vào:

+ Mức lương ngày của người lao động

- Người sử dụng lao động phải chịu 3% và được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh

- Người lao động phải chịu 1.5% bằng cách khấu trừ vào lương của họ

Toàn bộ 4.5% trích được doanh nghiệp nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặcthành phố.Quỹ này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên

* Quỹ BHTN:

Quỹ BHTN là một trong những chính sách an sinh quan trong, được áp dụng từngày 1/1/2009 theo nghị định 127/CP của Chính phủ.Quỹ BHTN được hình thànhtrên cơ sở sự chia sẻ : người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công; chủ sử dụngđóng 1% và Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công.NLĐ sẽ đượchưởng BHTN khi đáp ứng đủ 3 điều kiện: đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng

24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ; đã đăng ký với cơ quan laođộng khi bị mất việc làm, chấm dứt HĐLĐ và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể

Trang 28

từ ngày đăng ký với cơ quan lao động Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60%mức bình quân tiền lương thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp dao động từ 3 tới

12 tháng NLĐ còn được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và được hưởng chế độ bảohiểm y tế trong thời gian hưởng BHTN

* Quỹ KPCĐ:

KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp

Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lươngphải trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh, trong

đó 1% dành cho công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên

là thời điểm khóa sổ để lập báo cáo tài chính hàng năm

Tóm lại : các khoản trích theo lương theo chế độ quy định là 32.5% trong

đó doanh nghiệp chịu 23% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( 17% BHXH,3% BHYT,1%BHTN, 2% KPCĐ) và người lao động chịu 9.5% trừ vào lương 7%BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN)

2.4 YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:

Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao đọng, thời gian

và kết quả lao động, tính lương vá các khaonr trích theo lương, phân bổ chi phí nhâncông đúng đối tượng sử dụng lao động Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán

ở bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiệnđầy đủ các chứng từ ghi chépban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiềnlương thuộc phần việc do mình phụ trách Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thờigian lao động, chi phí nhân công, năng suất lao động, đề xuất các biện pháp nhằmkhai thác, sử dụng triệt để hiệu quả mọi tiềm năng lao động sẵn có trong doanhnghiệp

Trang 29

2.5 HẠCH TOÁN CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.5.1 Hạch toán số lượng lao động:

Để quản lý về mặt số lượng, doanh nghiệp lập sổ danh sách lao động Sổ này

do phòng lao động tiền lương lập ( lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng chotừng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trongdoanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động (mở riêng chotừng người lao động) để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, vềbiến động và chấp hành chế độ với lao động

2.5.2 Hạch toán thời gian lao động:

Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạchtoán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động Chứng từ sử dụng để hạchtoán thời gian lao động là bảng chấm công Bảng chấm công do tổ trưởng (hoặctrưởng các phòng ban) trực tiếp ghi và để nơi công khai để CNVC giám sát thời gianlao động của từng người Cuối tháng, bảng chấm công được dùng để tổng hợp thờigian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội sản xuất

2.5.3 Hạch toán kết quả lao động:

Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầukhác nhau, tùy theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp Mặc dù sửdụng các loại chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dungcần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, sốlượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành Đóa chính là các báo cáo về kết quả như “ Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu khoán,hợp đồng giao khoán, phiếu báo làm thêm giờ, bảng kê sản lượng từng người ”Cuối cùng chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương tínhthưởng

2.5.4 Hạch toán tiền lương cho người lao động:

Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến hàngngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động của từngngười, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộphận quản lý liên quan Tù đây kế toán tiền lương sẽ hạch toán tiền lương cho nguoiflao động

Trang 30

2.6 HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG:

2.6.1 Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho ngườilao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” chotưng tổ, đội, phân xưởng sản xuât và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lươngcho từng người Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sảnphẩm, lương thời gian), các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiềnngười lao động còn được lĩnh Khoản thanh toán về trợ cấp bảo hiểm xã hội cũngđược lập tương tự Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt

y, “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lươngcho người lao động

2.6.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:

2.6.2.1 Tài khoản sử dung:

Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ kế toán sử dụng các tài khoản kế toán như sau:

* Tài khoản 334 : Phải trả công nhân viên

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toáncác khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiềnthưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhânviên

Trong các doanh nghiệp xây lắp, tài khoản 334 còn được sử dụng để phản ánhtiền công phải trả cho người lao động thuê ngoài

Kết cấu của tài khoản 334:

Bên nợ:

- Tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả,

đã ứng cho công nhân viên;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên;

- Các khoản tiền công đã ứng trước , hoặc đã trả đối với người lao động thuê

Trang 31

- Tiền công còn phải trả đối với người lao động thuê ngoài.

Tài khoản 334 có thế có số dư bên nợ hoặc số dư bên có và phải hạch toán chitiết theo 2 nội dung: thanh toán lương và thanh toán các khoản khác

* Tài khoản 338 : Phải trả, phải nộp khác

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả,phải nộp với các nghiệp vụ kinh tế có nội dung chủ yếu:

- Gía trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ giải quyết;

- Gía trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định của cấp cóthẩm quyền khi đã xác định được nguyên nhân;

- Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT và KPCĐ;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên như thu hộ, đền bù…;

- Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên quan;

- Các khoản đi vay, mượn vật tư có tính tạm thời;

- Các khoản tiền nhận từ đơn vị uỷ thác hàng xuất, nhập khẩu;

- Doanh thu chưa thực hiện

Kết cấu của tài khoản 338:

+ Bên nợ:

- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết định ghitrong biên bản xử lý;

Trang 32

- Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên;

- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;

- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan cấp trên;

- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản 511 tương ứng với doanhthu kỳ kế toán;

+ Bên có:

- Gía trị tài sản thừa chờ giải quyết;

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh;

- Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà điện, nước,BHXH,BHYT trừ vào lương công nhân viên;

- BHXH Và KPCĐ vượt chi được cấp bù;

- Doanh thu chưa thực hiện;

- Các khoản phải trả khác

Số dư bên có:

- Số tiền còn phải trả, phải nộp;

- Gía trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;

- Doanh thu chưa thực hiện còn lại cuối kỳ

Tài khoản này có thể có số dư bên nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn sốphải trả, phải nộp hoặc số BHXH, KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù

Liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 3 tàikhoản cấp 2:

- Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn;

- Tài khoản 3383-01 : Bảo hiểm xã hội;

- Tài khoản 3383-02 : Bảo hiểm thất nghiệp

- Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế;

Ngày đăng: 20/08/2024, 12:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w