1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Hoàn thiện quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc - Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, nhà nước luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lương nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định từ ngày 1/1/2014 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013, thay thế Nghị định 103/2012/NĐ-CP Các văn bản mới quan trọng khác như: Thông tư 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16-12-2013 hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động Bộ luật lao động có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013 được nhiều người quan tâm với những quy định tiến bộ về tuổi nghỉ hưu, mức lương tối thiểu, chế độ nghỉ thai sản, tiền làm thêm giờ và số giờ làm thêm của người lao động Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật Việc làm với nhiều nội dung quan trọng đối với người lao động

Trong doanh nghiệp, người lao động là nhân tố chính đem lại lợi ích kinh tế, để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường đầy sóng gió như hiện nay thì yếu tố con người là một phần quyết định Với các chính sách, chế độ tốt, doanh nghiệp sẽ khuyến khích người lao động có động lực làm việc tốt, tạo ra các sản phẩm dịch vụ tốt cho khách hàng, làm khách hàng hài lòng, từ đó doanh nghiệp sẽ có năng suất, có lợi nhuận và có khả năng đáp ứng cao nhất các nhu cầu hợp lý của người lao động

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc - Chí nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu (NSETS) với sự quan tâm của Ban Giám đốc và các anh chị phòng ban có liên quan, em được tiếp xúc với công tác kế toán thực tế tại NSETS, em nhận thấy mảng kế toán lao động tiền lương còn nhiều điểm chưa

hoàn thiện Do đó, em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc - Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nắm được chính sách trả lương cho người lao động - Học hỏi cách lập timesheet và cách tính lương

- Cập nhật thêm các chính sách mới về luật lao động, luật bảo hiểm xã hội, luật thuế thu nhập cá nhân

- Đưa ra các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

3 Đối tƣợng nghiên cứu

- Chính sách trả lương của NSETS - Các loại hợp đồng lao động tại NSETS - Timesheet của NSETS

- Bảng thanh toán lương, bảo hiểm xã hội

- Luật lao động sửa đổi và bổ sung, luật bảo hiểm xã hội, luật thuế thu nhập cá nhân

Trang 2

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp tiếp cận để thu thập thông tin và tư liệu trong quá trình thực tập:

- Tiếp xúc trao đổi với nhân viên các phòng ban

- Thu thập thông tin thứ cấp qua tài liệu, sổ sách, internet…

- Thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp như: Điều tra phỏng vấn, quan sát…

- Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc - Chí nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SAO PHƯƠNG BẮC – CHI NHÁNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Northern Stars Equipment & Technology Services Co., LTD

Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc (NSETS) được thành lập theo quyết định số 470200939 ngày 26/6/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Năm 2008 công ty mở chí nhánh tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế Chí nhánh số: 3600899754-001 cấp lần đầu ngày 11/4/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp

NSETS đã thành lập Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế, qua đó nhằm cung cấp các dịch vụ hiệu chuẩn, đo lường các hệ thống thử nghiệm không điện, thiết bị đo lường và hệ thống điều khiển quá trình…

Mục tiêu của NSETS là cung cấp các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho các Khu công nghiệp hệ thống điện, năng lượng, cũng như cung cấp các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành Dầu – Khí Qua đó trở thành nhà phân phối và chuyển giao công nghệ của các thử nghiệm, hiệu chuẩn, đo lường, điều khiển đo lường và hệ thống điện, sản phẩm hàng hóa ngành dầu khí tại thị trường Việt Nam

Nhân sự chủ chốt của NSETS là các kỹ sư đo lường, kỹ sư điện và kỹ sư tự động hóa Đó là những người đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm với các dự án dịch vụ công nghệ cao, dự án công nghệ hiện đại: Dự án số 2 thuộc nhà máy điện Phả Lại, Dự án khí Nam Côn Sơn, dự án điện BOT Phú Mỹ 3, dự án BOT Phú Mỹ 2.2, các dự án năng lượng, Tổng công ty Khí Việt Nam,… trong các lĩnh vực đo lường, thiết lập và lắp đạt hệ thống điện, kiểm tra hiệu chuẩn,… Đội ngũ nhân viên của NSETS cũng nắm rõ các tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; ISO 9001; OSHAS 18001; Các quy định và tiêu chuẩn của các dự án hiện đại như dự án Khí Nam Côn Sơn; BOT Phú Mỹ 3; BOT Phú Mỹ 2.2; Các dự án năng lượng, nhà máy khí của Petro Viet Nam, dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất và thực hiện các dự án ngoài giàn khoan cho các Hãng thăm dò Dầu khí: Modec MV9, MV17, MV19, Lan Tây, KNOC, SMB_RD1 FPSO, …

Trang 4

Qua đó, NSETS mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với tất cả các công ty trong và ngoài nước với mục tiêu tiến tới hợp tác và cùng phát triển

- Số điện thoại: 0643 614 999 Fax: 0643 613 666

- Tên tài khoản công ty: Công ty TNHH Thiết bị Và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 5

 Số tài khoản mở tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB)

 VND: 008 1000 754612

 USD: 008 1370 788796

 Số tài khoản mở tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

 VND: 117872429

- Người đại diện pháp luật: Ông Lê Việt Hùng Chức danh: Giám đốc

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của NSETS

NSETS là một doanh nghiệp dịch vụ công nghệ kỹ thuật với ngành nghề kinh doanh đa dạng bao gồm:

- Cung cấp các thiết bị đo lường, hiệu chuẩn, các thiết bị điện và điều khiển - Kiểm tra đo lường, hiệu chuẩn như: Đồng hồ đo áp suất, chênh lệch áp suất,

nhiệt độ, các cấp chuyển đổi Transmitter, chuyển đổi áp suất…

- Thiết lập các hệ thống đo lường và điều khiển Dịch vụ bảo dưỡng và vận hành thiết bị, máy móc

- Lắp đặt hệ thống điện, dịch vụ bảo dưỡng và vận hành thiết bị, bảo dưỡng Motor AC & DC

- Dịch vụ Tư vấn, đào tạo Hệ thống ISO

- Cung cấp máy móc, thiết bị hàng hóa ngành Dầu - Khí - Cung cấp Nhân lực cho Dự án…

1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NSETS

Tổng số cán bộ công nhân viên (CBCNV) của NSETS gồm 21 người, gồm 5

phòng ban:

- Phòng Hành chính – Nhân sự - Phòng Tài chính – Kế toán - Phòng Thương mại – Hợp đồng - Phòng Hiệu chuẩn

- Phòng Cơ Điện

Trang 6

- Quản lý, điều hành chung các hoạt động kinh doanh

- Triển khai thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình của Công ty

- Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của các thành viên trong Công ty

Quyền hạn:

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các nhân viên trong Công ty

- Quyết định các khoản chi phí theo quy chế tài chính của Công ty

PHÒNG HIỆU CHUẨN

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC HIỆU CHUẨN

PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỆN

PHÒNG HÀNH CHÍNH

NHÂN SỰ

PHÒNG TÀI CHÍNH

KẾ TOÁN

PHÒNG THƯƠNG MẠI

HỢP ĐỒNG PHÕNG CƠ ĐIỆN

Trang 7

Phó Giám đốc

Nhiệm vụ:

- Bao gồm 2 Phó Giám đốc kỹ thuật mang đặc thù dịch vụ của công ty

- Giúp Giám đốc điều hành các hoạt động của Công ty, triển khai các quyết định của Giám đốc, lập báo cáo định kỳ cho Giám đốc

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Giám đốc - Điều hành và giám sát các vấn đề tài chính của Công ty

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao

- Điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng, đi công tác

xem xét toàn diện các hoạt động của Công ty

- Phản ánh đầy đủ tổng số vốn, tài sản hiện có như sự vận động của vốn và tài sản của Công ty qua đó giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ số vốn, tài sản của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh

- Thực hiện công tác hạch toán – kế toán hoạt động kinh doanh của Công ty Thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ của Công ty và các báo cáo tài chính hiện hành của Nhà nước

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chính sách của nhà nước

Phòng Hành chính – Nhân sự

- Nhận các thông tin nội bộ, thông báo bằng bảng và mail cho CBCNV biết

- Quản lý nhân sự, phụ trách công tác khen thưởng, kỷ luật, đề bạt CBCNV Công ty - Tổ chức tuyển dụng, đào tạo CBCNV

- Bố trí sắp xếp nhân sự, nhân lực, theo dõi bảo hiểm cho CBCNV Công ty - Hoạch định tiền lương cho CBCNV Công ty

- Liên hệ với các cơ quan hữu quan thực hiện các thủ tục hành chính - Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của CBCNV

- Chịu trách nhiệm bảo quản số tiền tồn hàng ngày tại Công ty - Chi các khoản chi phí theo lệnh của Lãnh đạo

- Lập kế hoạch về nhu cầu văn phòng phẩm (VPP), mua VPP và các thiết bị làm việc khác, chịu trách nhiệm liên hệ, xin các biểu mẫu phục vụ cho các bộ phận liên quan

Trang 8

- Thực hiện các công tác hành chính khác như: văn thư, tiếp khách, vệ sinh, y tế, sửa chữa, công trình…

Phòng Hiệu chuẩn

- Duy trì, phát triển các khách hàng chiến lược - Mở rộng dịch vụ hiệu chuẩn

- Tiếp cận các dự án mới, tiềm năng phù hợp với năng lực công ty Làm hồ sơ dự

thầu Tính toán dự toán công trình, đấu thầu và thực hiện dự án

- Kiểm định, đo lường, tự động hóa thiết bị cho các ngành công nghiệp - Là bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của Công ty - Giám sát, quản lý các nhà thầu phụ

- Báo cáo tình hình công việc cho Ban giám đốc  Phòng Cơ Điện

- Duy trì, phát triển các khách hàng chiến lược - Mở rộng dịch vụ cơ điện

- Quản lý điều hành mọi hoạt động về dịch vụ kỹ thuật cơ điện

- Là bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của Công ty

- Tiếp cận các dự án mới, tiềm năng phù hợp với năng lực công ty Làm hồ sơ dự

thầu Tính toán dự toán công trình, đấu thầu và thực hiện dự án - Lắp đặt hệ thống điện, đo lường điều khiển

- Loop check, vận hành chạy thử các thiết bị điện

- Bảo dưỡng motor điện, hệ thống tủ điện, máy cắt hạ thế, hệ thống báo cháy

- Giám sát, quản lý các nhà thầu phụ

- Báo cáo tình hình công việc cho Ban giám đốc

Phòng Thương mại

- Tìm kiếm khách hàng

- Mua bán hàng hóa, cung cấp thiết bị

- Mua hàng cho các dự án theo yêu cầu của công ty

- Đấu thầu: mua hồ sơ thầu, báo giá, làm hồ sơ thầu, cấp hàng cho khách hàng (khi trúng thầu)

- Làm báo giá dịch vụ, các thủ tục hải quan liên quan đến hàng xuất nhập khẩu - Báo cáo chi phí, lãi lỗ của từng đơn đặt hàng

- Đề xuất phương án kinh doanh cho Ban giám đốc

Trang 9

1.2 Tình hình tài chính của NSETS trong năm 2012 - 2013

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, 2013)

Chênh lệch ±  (đ)

Tỷ trọng

(%) 1 Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 21,677,612,634 24,236,022,289 (2,558,409,655) (11.80) 2 Các khoản giảm trừ doanh

13 Lợi nhuận sau thuế TNDN 169,877,972 261,195,486 (91,317,514) (53.75)

BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2012 - 2013

Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2013 so với năm 2012 giảm 91,317,514 đồng tương ứng giảm 53.75% đây là biểu hiện không tốt bởi các nguyên nhân sau:

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2,558,409,655 đồng làm cho lợi nhuận giảm

- Giá vốn hàng bán tăng 365,993,805 đồng làm cho lợi nhuận giảm

- Doanh thu hoạt động tài chính tăng 23,979,512 đồng làm cho lợi nhuận tăng - Chi phí tài chính tăng 1,133,700 đồng làm cho lợi nhuận giảm

- Chi phí bán hàng giảm 237,471,987 đồng làm cho lợi nhuận tăng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,779,800,963 đồng làm cho lợi nhuận tăng

Trang 10

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, 2013)

3 Doanh thu thuần 24,236,022,289 7,560,095,315

BẢNG 1.2: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2013

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán, 2013)

1.3 Giới thiệu tổng quát Phòng Kế toán tại NSETS

Bộ máy kế toán của NSETS được tổ chức chặt chẽ nhằm tổ chức, quản lý tài chính – vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phòng Kế toán có chức năng theo dõi chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hoặc cuối niên độ kế toán nhằm cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác

chủ sở hữu (ROS)

=

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu

Trang 11

cho công tác quản trị tại doanh nghiệp Từ đó Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ra những quyết định chính xác hơn cho việc phát triển chiến lược kinh doanh của mình

1.3.1 Công tác tổ chức kế toán tại NSETS

Kế toán là một công việc cần thiết tất yếu khách quan của bất kỳ một đơn vị, tổ chức cơ quan nào có sử dụng vốn, kinh phí độc lập Kế toán không chỉ thể hiện vai trò của mình như một công cụ quan trọng, phục vụ cho công tác quản trị tài chính trong đơn vị kinh tế, mà còn trực tiếp tham gia vào một khu quan trọng của quá trình quản trị đó là kiểm tra, giám sát

1.3.1.1 Chức năng

Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, giữa chi phí với lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho công tác kinh doanh Đồng thời tham mưu giúp Giám đốc phân tích các hoạt động kinh tế, quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các họat động tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao và theo đúng quy định của pháp luật nhà nước

1.3.1.2 Nhiệm vụ

- Xử lý các số liệu kế toán để tổng hợp thành các báo cáo tài chính để hàng quý nộp lên cho Ban Giám đốc và cho các cơ quan nhà nước Thực hiện các báo cáo về vốn, tài sản, chế độ lương, các báo cáo dự toán để nộp lên cơ quan thuế Thực hiện báo cáo khác khi có yêu cầu khẩn cấp từ cấp trên hoặc từ cơ quan chức năng khi họ yêu cầu

- Tổ chức việc lưu chuyển hệ thống chứng từ sổ sách sao cho hợp lý nhất, thuận tiện trong công tác kế toán và xây dựng quá trình hạch toán thống kê

- Việc tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý sẽ giúp cho các nhân viên kế toán trong công tác phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

- Chịu trách nhiệm tính toán chính xác các khoản phải nộp nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan nhà nước

- Chịu trách nhiệm việc giải trình các khoản giảm trừ thuế mà doanh nghiệp được hưởng với cơ quan nhà nước

- Theo dõi chỉ đạo công tác quản lý vốn, tài sản, hàng hoá Lập kế hoạch cân đối đầu tư, thu chi sao cho hợp lý và theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp để từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc về các dự án đầu tư nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong các dự án

- Xây dựng quá trình quản lý hàng hoá, tài sản, tiền vốn Tổ chức phân công công tác kế toán trong doanh nghiệp Tổ chức kiểm kê tài sản, đề xuất xử lý tài sản thừa thiếu, hao hụt mất mát trong các trường hợp xâm phạm tài sản

- Lập đầy đủ và đúng hạn báo cáo thuế, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm kê, đối chiếu công nợ và các báo cáo quyết toán khác theo quy định của cơ quan nhà nước và của cấp trên

- Vận dụng đúng các quy định của cơ quan nhà nước và của ngành về công tác kế toán tài chính và thống kê phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp

Trang 12

1.3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của NSETS

- Lập, tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo theo chế độ quy định

- Nghiên cứu các chế độ chính sách trong lĩnh vực thuế, tài chính, luật doanh nghiệp… của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Công ty nhằm đưa ra cách thực hiện phù hợp

- Thông qua công tác tổng hợp, phát hiện những điểm không phù hợp trong hạch toán, quản lý, kiểm soát chứng từ; báo cáo hoặc đề xuất hướng xử lý phù hợp

- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán hiện hành cho cấp dưới và các bộ phận có liên quan

- Tổ chức quản lý, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý qui định, chi tiết theo từng đối tượng

- Báo cáo tình hình công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo chế độ báo cáo hiện hành hoặc theo yêu cầu của Ban Giám đốc

- Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Ban Giám đốc và các Cơ quan hữu trách

Kế toán tổng hợp

- Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, quý, năm, căn cứ vào số liệu nhập trên hệ thống, các tài liệu về khấu hao, tiền lương, lập các báo cáo tổng hợp: cân đối kế toán, cân đối số phát sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng

- Giao dịch với ngân hàng và theo dõi số liệu theo yêu cầu thanh toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN

Trang 13

- Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ trên tờ đề nghị thanh toán để xác định đã kiểm tra

- Lập ủy nhiệm chi cho tất cả chứng từ chi qua ngân hàng; nộp và thu thập chứng từ ngân hàng

- Ghi giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (NSNN) và nộp thuế đúng hạn quy định

- Chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục thanh toán: báo giá, hợp đồng, hóa đơn… theo đúng quy định

- Cung cấp số liệu chi tiết hoặc tổng hợp phục vụ cho nhu cầu quyết toán

- Lập biên bản đối chiếu cộng nợ khi có yêu cầu (của Ban Giám đốc hoặc Kế toán trưởng) và cuối mỗi kỳ kế toán

- Chịu trách nhiệm về các báo cáo liên quan theo tháng, quý và năm

- Thay mặt cho Kế toán trưởng, giải thích một số số liệu báo cáo tài chính kế toán trước Ban Giám đốc và các Cơ quan hữu trách khi cần thiết

- Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán  Thủ quỹ

 Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu do phòng phát hành theo quy định

 Quản lý tiềm mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn tiền

 Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ

 Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận

 Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu

 Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng cá nhân, khách hàng

 Cuối mỗi tháng báo cáo phân tích số tiền tạm ứng cá nhân theo từng nội dung cụ thể như tạm ứng việc riêng, tạm ứng chi phí kinh doanh, tạm ứng công tác của từng cá nhân

 Sắp xếp và lưu toàn bộ chứng từ tiền mặt hàng tháng

1.3.4 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại NSETS

- Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND

- Chuẩn mực kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân cuối kỳ

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Đường thẳng

- Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: Tỷ giá thực tế tại thời điểm quy đổi

Trang 14

- Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký

Trang 15

KẾT LUẬN   

Năm 2008 Công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Công nghệ Sao Phương Bắc – Chí nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu (NSETS) thành lập theo giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế số: 3600899754-001 cấp lần đầu ngày 11/4/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp

NSETS là một công ty TNHH hai thành viên trở lên, vốn điều lệ là 2,000,000,000 đồng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ kỹ thuật và cung cấp nhân lực cho các công ty dầu khí, nhân lực chủ chốt là các kỹ sư đo lường, kỹ sư điện và kỹ sư tự động hoá, là những người đã qua nhiều năm kinh nghiệm với các dự án dịch vụ công nghệ cao, dự án công nghiệp hiện đại

Mục tiêu của NSETS là cung cấp các thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho các Khu công nghiệp hệ thống điện, năng lượng, cũng như cung cấp các sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành Dầu – Khí Qua đó trở thành nhà phân phối và chuyển giao công nghệ của các thử nghiệm, hiệu chuẩn, đo lường, điều khiển đo lường và hệ thống điện, sản phẩm hàng hóa ngành dầu khí tại thị trường Việt Nam

Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầy đủ là một môi trường làm việc chuyên nghiệp tại NSETS Bộ máy cơ cấu tổ chức gồm 5 phòng ban theo mô hình trực tuyến chức năng đã giúp Ban giám đốc nắm rõ tình hình hoạt động của công ty

Bộ máy kế toán của NSETS được tổ chức chặt chẽ nhằm tổ chức, quản lý tài chính – vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phòng Kế toán có chức năng theo dõi chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hoặc cuối niên độ kế toán nhằm cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho công tác quản trị tại doanh nghiệp Từ đó Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ra những quyết định chính xác hơn cho việc phát triển chiến lược kinh doanh của mình

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 23 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến 31/12 Hình thưc kế toán đang sử dụng là Nhật ký chung

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

2.1 Kế toán tiền lương

2.1.1 Khái niệm kế toán tiền lương

Tiền lương (hay tiền công) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh

Theo điều 90 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 định nghĩa về tiền lương như sau:

“1 Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định

2 Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc

3 Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Theo điều 97 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định: “1 Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày

2 Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường

3 Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương.”

Giờ làm việc ban đêm

Theo điều 105 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định: Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

Trang 17

Nghỉ hằng năm

Theo điều 111 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định: Lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

1 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 2 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

3 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành

Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Theo điều 112 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày

Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn với quản lý lao động của doanh nghiệp Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển và ngược lại

Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động

Trang 18

- Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng

- Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

2.1.2 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước

Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải thực hiện các nhiện vụ sau:

- Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động

- Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan

- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan

- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương thuộc trách nhiệm và phạm vi kế toán

2.1.3 Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương 2.1.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian

Khái niệm:

Hình thức lương theo thời gian là hình thức tính lương theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật hoặc chức danh và thang bậc lương theo quy định

Tiền lương theo thời gian đơn giản: Là tiền lương được tính theo thời gian làm

việc và đơn giá lương thời gian Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng

Để áp dụng trả lương theo thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ

Các doanh nghiệp chỉ áp dụng tiền lương thời gian cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm; thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, kế toán, tài vụ,

Trang 19

Công thức tính:

Tiền lương thời gian đơn giản bao gồm:

- Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực (nếu có)…

- Tiền lương tuần là: tiền lương trả cho một tuần làm việc

- Tiền lương ngày: là tiền lương trả trong một ngày làm việc

Nhận xét: Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao

động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ

Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán

Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao

động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động

2.1.3.2 Hình thức tiền lương sản phẩm

Khái niệm: Tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương trả cho người lao động

tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu đảm bảo chất lượng quy định

Để trả lương theo sản phẩm cần phải có định mức lao động đơn giá tiền lương hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan thẩm quyền duyệt, kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ

Hình thức tiền lương sản phẩm gồm:

- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế): Là hình thức trả lương

cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm

Tiền lương ngày phải trả

Tiền lương tháng

=

22 (hoặc 26) ngàyThời gian làm

việc thực tế

Đơn giá tiền lương thời

gianTiền lương

Tiền lương tuần phải trả

Tiền lương năm phải trả

=

52 tuần

Trang 20

Công thức tính:

Tiền lương sản phẩm = Khối lượng SPHT x Đơn giá tiền lương sản phẩm

- Lương sản phẩm gián tiếp: được áp dụng đối với các công nhân phục vụ cho

công nhân chính như công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị…

Công thức tính:

Lương sản phẩm có thưởng: Thực chất là sự kết hợp trả lương trực tiếp hoặc

gián tiếp với chế độ tiền lương trong sản xuất (thường tiết kiệm vật tư tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm)

- Lương sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao

động gồm tiền lương theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ

Lương sản phẩm luỹ tiến kích thích mạnh mẽ việc tăng nhanh năng xuất lao động nó áp dụng ở nơi cần thiết phải đẩy mạnh tốc độ sản xuất để đảm bảo sản xuất cân đối

- Lương khoán khối lượng, khoán công việc: Là hình thức lương trả cho người

lao động theo sản phẩm được áp dụng cho những công việc lao động đơn giản, công việc có tính chất đột xuất như khoán bốc vác, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm…

- Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: Là tiền lương được tính theo

đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng Hình thức tiền lương này được áp dụng cho từng bộ phận sản xuất

Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người lao động trong tập thể đó Các bước tiến hành như sau:

Hệ số chia lương Tổng tiền lương thực tế được của tập thể Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm

việc của các công nhân trong tập thể =

Tiền lương được tính từng người

Tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của

từng người

Trang 21

Chia lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế của từng người lao động kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng người lao động trong tập thể đó Các bước tiến hành như sau:

Xác định tiền lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc cho từng người:

Xác định chênh lệch giữa tiền lương thực lĩnh của tập thể với tổng tiền lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của tập thể là phần lương do tăng năng suất lao động, chia theo số điểm được tính của từng công nhân trong tập thể

Xác định tiền lương thực lĩnh của từng người là số tổng cộng phần lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc với phần lương được lĩnh do tăng năng suất lao động

Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người lao động trong tập thể đó

Tùy thuộc vào tính chất công việc được phân công cho từng người lao động trong tập thể lao động có phù hợp gữa cấp bậc kỹ thuật công nhân với cấp bậc công việc được giao; lao động giản đơn hay lao động có yêu cầu kỹ thuật cao… để lựa chọn phương án chia lương cho thích hợp nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện

cho người lao động phát huy hết năng lực lao động của mình

Nhận xét : Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người

lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã quy định

Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao

động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng NSLĐ

Nhược điểm: Tính toán phức tạp

2.1.3.3 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng

Quỹ tiền lương bao gồm :

- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán - Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại Tiền lương theo

cấp bậc công việc =

Thời gian thực tế làm việc (ngày, giờ)

Đơn giá tiền lương theo cấp bậc (ngày, giờ) 

Tiền lương năng suất của

từng người =

Tổng tiền lương do tăng năng suất của tập thể Tổng số điểm được bình

của tập thể

Số điểm được bình của từng

người

Trang 22

- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định

- Tiền lương trả cho thời gian người lao động ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan như: đi học, tập quân sự, hội nghị, nghỉ phép năm…

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

Trong doanh nghiệp, để phục vụ cho công tác hạch toán và phân tích, quỹ tiền lương được phân thành 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ

Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối

lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ chính tại doanh nghiệp bao gồm: Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm theo

Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm

việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng nhưng được hưởng lương

Tiền lương chính của người lao động trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm; tiền lương phụ của người lao động trực tiếp sản xuất không gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm Vì vậy, việc phân chia tiền lương chính và tiền lương phụ có ý nghĩa nhất định đối với công tác hạch toán và phân tích giá thành sản phẩm Tiền lương chính thường được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng tính giá thành, có quan hệ chặt chẽ với năng suất lao động Tiền lương phụ thường phải phân bổ gián tiếp vào các đối tượng tính giá thành, không có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất lao động

Tiền thưởng được định nghĩa trong Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày

18/6/2012 tại điều 103 như sau:

1 Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động

2 Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở

Để bảo đảm cho doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất thì việc quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương phải hợp lý, tiết kiệm quỹ tiền lương nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.4 Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1 Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người

Trang 23

làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

2 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động

3 Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động

4 Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên

5 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động

6 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội

 Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực ) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng

Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 26%, trong đó 18% do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 8% còn lại do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập của họ

Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý

 Quỹ bảo hiểm y tế: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng

Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 4.5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1.5% trừ vào thu nhập của người lao động

 Bảo hiểm thất nghiệp: Để trợ cấp cho người lao động trong thời gian thất nghiệp chưa tìm được việc làm mới

Tỷ lệ trích theo quy định hiện nay 2% trong đó: tính vào chi phí SXKD 1% và người lao động chịu 1% trừ vào thu nhập của người lao động

Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức công đoàn được thành lập theo luật công đoàn, doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí công đoàn Quỹ kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả và

Trang 24

được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí tiền lương phải trả là 2%

Tiền lương phải trả cho người lao động cùng các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, doanh nghiệp còn xây dựng chế độ tiền thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tiền thưởng nhằm kích thích người lao động trong sản xuất kinh doanh gồm có: thưởng thi đua, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật…

2.2 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.1 Các chứng từ hạch toán lao động; tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội

2.2.1.1 Chứng từ hạch toán lao động

Ở các doanh nghiệp, tổ chức hạch toán về lao động thường do bộ phận tổ chức lao động, nhân sự của doanh nghiệp thực hiện Tuy nhiên, các chứng từ ban đầu về lao động là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động; là tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp phải vận dụng lập các chứng từ ban đầu về lao động phù hợp với các yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ ràng, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động

Các chứng từ ban đầu gồm:

(Quyết định 15)

TÍNH CHẤT BB

(*)

HD (*)

2.2.1.2 Chứng từ tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội

Trang 25

Việc tính lương và các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, kế toán phải tính riêng cho từng người lao động, tổng hợp lương theo theo từng tổ sản xuất, từng phòng ban quản lý

Trường hợp trả lương khoán cho tập thể người lao động, kế toán phải tính lương, trả lương cho từng việc khoán và hướng dẫn chia lương cho từng thành viên trong nhóm (tập thể) đó theo các phương pháp chia lương nhất định, nhưng phải đảm bảo công bằng, hợp lý

Căn cứ các chứng từ ban đầu có liên quan đến tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội được duyệt, kế toán lập các bảng thanh toán sau:

(Quyết định 15)

TÍNH CHẤT BB

(*)

HD (*)

3 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x 4 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07-LĐTL x 5 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL x 6 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL x

CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.2.2 Các tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng

Tài khoản 334 - Phải trả người lao động

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên

Tài khoản 334 có hai tài khoản chi tiết cấp 2: - TK 3341 - Phải trả cho công nhân viên - TK 3348 - Phải trả người lao động khác

Kết cấu TK 334 - Phải trả người lao động

Trang 26

- Phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền công, tiền lương và các khoản khác

cho công nhân viên

Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác

Tài khoản này được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả phải nộp khác ngoài nội dung đã được phản ánh ở các tài khoản khác (Từ TK 331 đến TK 336)

Tài khoản 338 có các tài khoản cấp 2 sau: - TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết - TK 3382 - Kinh phí công đoàn

- TK 3383 - Bảo hiểm xã hội - TK 3384 - Bảo hiểm y tế

- TK 3385 - Phải trả về cổ phần hóa

- TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn - TK 3387 - Doanh thu nhận trước

- TK 3388 - Phải trả phải nộp khác - TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp

Kết cấu TK338 - Phải trả, phải nộp khác

- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết

- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh - Các khoản phải trả khác

Số dư bên Có:

- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp

- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý - Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết

- Khoản phải trả về cổ phần hóa phát sinh - Khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn - Doanh thu nhận trước hiện có cuối kỳ

Trang 27

Tài khoản 335 - Chi phí phải trả

Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và

các khoản điều chỉnh vào cuối niên độ

Bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và

khoản điều chỉnh vào cuối niên độ

Số dư bên Có: Khoản trích trước tính vào chi phí hiện có

2.2.3 Phương pháp phản ánh

2.2.3.1 Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng

- Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả công nhân viên Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 (6231) - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên

Có TK 333 (3335) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá:

Nợ TK 334

Có TK 333 (3331) - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ

Trang 28

- Tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

cho CNV

Tính thuế thu nhập CNV phải nộp nhà nước

Tiền lương, tiền công, phụ cấp … tính cho các đối

tượng chi phí SXKD Các khoản khấu trừ lương

TK 3531 TK 338

TK 3335 TK111

TK 622, 623, 627, 641, 642 TK 334

TK 141, 138, 338

Trang 29

- Chi trả BHXH thay lương Nợ TK 334

- Khoản BHXH doanh nghiệp chi theo chế độ được cơ quan BHXH trả Nợ TK 111, 112, 138

Có TK 338 (3382, 3383)

2.2.3.3 Kế toán trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép

- Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - CPSD máy thi công Có TK 335 - Chi phí phải trả - Tiền lương nghỉ phép của CNSX thực tế phải trả

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 334 - Phải trả công nhân viên

- Tính số trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép phải trả của CNSX

Nợ TK 622 Có TK 338

Cuối niên độ kế toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong năm của công nhân sản xuất và tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh

TK 334

TK 338

TK 622, 623, 627, 641, 642, 242

BHXH phải trả thay lương CNV

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào CPSXKD TK 111, 112

TK 334 Nộp BHXH, BHTN, BHYT,

KPCĐ theo quy định

TK 111,112 Khấu trừ lương nộp BGHX,

BHYT, BHTN, KPCĐ, cho CNV

Nhận khoản hoàn trả cho cơ quan BHXH về khoản

DN đã chi

Trang 30

+Nếu số trích trước trên lương nghỉ phép CBNV tính vào chi phí sản xuất nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 622, 623 (chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả lớn hơn số trích trước)

Có TK 335

+Nếu số trích trước trên lương nghỉ phép CBNV tính vào chi phí sản xuất lớn hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì phải hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí

Nợ TK 335 (chênh lệch số tiền lương nghỉ phép phải trả nhỏ hơn số trích trước)

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính tiền trên lương nghỉ

CNSX hàng tháng

Cuối liên độ kế toán điều chỉnh số chênh lệch tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh lớn hơn

chi phí đã trích trước

Trang 31

2.3 Kế toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công 2.3.1 Đối tượng nộp thuế thu nhập

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng một trong các điều kiện

2.3.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế 2.3.2.1 Căn cứ tính thuế

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Bao gồm:

- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.Tiền thù lao dưới các hình thức;

- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;

- Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;

- Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các khoản thu nhập bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập bằng ngoại tệ để tính thu nhập chịu thuế Thu nhập bằng hiện vật được tính theo giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập

Trang 32

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế

- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập

- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng;

- Giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3,6 triệu đồng/tháng

2 Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế

3 Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng

Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo

1 Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:

a) Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;

b) Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học

2 Tổ chức, cơ sở và các quỹ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận

Trang 33

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế đối tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ

Cách tính thuế theo thuế suất tăng dần khi thu nhập cá nhân tăng (thuế suất luỹ tiến theo luật thuế TNCN)

2.3.2.2 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định

(Luật thuế Thu nhập cá nhân 2007) Bậc

thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, thực hiện khấu trừ theo theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế)

Ngày đăng: 19/08/2024, 18:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w