Tính cần thiết đề tài
Từ sau khi gia nhập WTO, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và nhà nước đề ra, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020 thì đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, xúc tiến buôn bán ngoại thương…Tuy nhiên, một khó khăn mà các đơn vị kinh tế đều gặp phải là vấn đề thiếu vốn đầu tư Do vậy, không thể thiếu được vai trò của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là các Ngân hàng trong việc hỗ trợ về mặt tài chính cho các đơn vị này
Với đặc điểm hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, tín dụng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất Đặc biệt, tín dụng dành cho Doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ dư nợ tín dụng của các ngân hàng nói chung Việc cấp tín dụng cho ngân hàng đã có ảnh hưởng tích cực đến sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho chính Ngân hàng đó
Với những lý do trên, tôi quyết định tìm hiểu Quy định trình tự các bước thực hiện liên quan đến hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Bên cạnh đó, xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các cá nhân thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp Và chính sách và cách thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Hà Nội chi nhánh Vũng Tàu Vì vây tôi chọn đề tài cho Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
“Nâng cao hiệu quả quy trình cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu.”
Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại SHB Từ đó hiểu rõ hơn về quy trình và các bước cho vay đối khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Thứ hai, đưa ra giải pháp nâng cao kết quả quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu
Thứ ba, tìm hiểu ngành nghề công việc trong tương lai và học hỏi cũng như tiếp xúc thực tế trong quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp Ngoài ra, biết cách hoàn thiện bộ hồ sơ vay đến khi giải ngân cho khách hàng doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
Thống kê phân tích số liệu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2016, 2017,2018
Cập nhật tình hình dư nợ khách hàng doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu trong 3 năm 2016, 2017, 2018 Được anh trưởng phòng cùng các anh chị chuyên viên quan hệ khách hàng kèm cặp và hướng dẫn trực tiếp tại đơn vị thực tập SHB chi nhánh Vũng Tàu
Phỏng vấn nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( Viết tắt: SHB )
Sự hiểu biết về cơ sở lý luận để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Nêu thực trạng trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình cấp tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh tại Vũng Tàu.
Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ ngành nghề hoạt động, cơ cấu tổ chức tại SHB có những đặc điểm gì thể hiện như thế nào?
Thứ hai, cơ sở lý luận như thế nào trong quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp trong ngân hàng thương mại?
Thứ ba, quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp tại SHB thể hiện các bước như thế nào? Quy định trong cấp tín dụng doanh nghiệp thể hiện như thế nào?
Thứ tư, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả trong quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu?
Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo Bài báo cáo nghiên cứu về đề tài:
“ Nâng cao hiệu quả quy trình cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu ” bao gồm bố cục có bốn chương
Chương 1: Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( Viết tắt: SHB )
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại SHB chi nhánh Vũng Tàu
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
Giới thiệu chung về SHB
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Tên đầy đủ tiếng Anh: Saigon Hanoi
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: SHB
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1800278630 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố hà Nội cấp Đăng ký lần đầu: Ngày 13/11/1993 Đăng kí thay đổi thứ 25: Ngày 08/03/2018
Vốn chủ sở hữu: 16.332.532.000.000 đồng Địa chỉ: 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội Điện thoại: (024) 3942 3388
Website: www.shb.com.vn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa được Brand Finance – công ty tư vấn định giá và chiến lược độc lập hàng đầu thế giới vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2019 Lần thứ 4 liên tiếp SHB được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín này và duy trì vị thế nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất ngành ngân hàng.
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển tại SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHB) được thành lập ngày 13/11/1993 theo
Quyết định số 214/QD-NH5 và Giấy phép hoạt động số 0041-NH/GD của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với tên gọi ban đầu là Ngân hang thương mại cổ phần nông thôn Nhơn Ái Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1800278630 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp thay đổi lần thứ 25 ngày 8/3/2017
SHB niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo quyết định số 399/QD- SGDHN, ngày bắt đầu giao dịch 20/04/2009
1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993 – 2006: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ Năm
2006, Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với vốn điều lệ 500 tỷ đồng
Năm 2008: Chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội khẳng định bước ngoặc lớn trong quy mô, vị thế và tiềm lực của ngân hàng với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng
Năm 2009 – 2011: Là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội Tăng cường quy mô hoạt động với việc tăng vốn điều lệ lên gần 5.000 tỷ đồng Được NHNN chấp thuận mở CN tại Campuchia và Lào, khởi đầu cho việc đầu tư ra nước ngoài của SHB
Năm 2012: Là một trong những ngân hàng đi tiên phong mở rộng mạng lưới kinh doanh thị trường quốc tế thông qua việc mở chi nhánh tại Campuchia tháng 2/2012 với vốn điều lệ ban đầu 37 triệu USD và chi nhánh tại Lào tháng 8/2012 với vốn điều lệ 104 tỷ Kíp Lào Đi đầu trong việc thực hiện chủ trương tái cấu trúc hệ thống các TCTD của Chính phủ với việc nhận sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) tháng 8/2012
Năm 2013 – 2015: Kỷ niệm 20 năm thành lập, SHB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba của Chủ tịch nước trao tặng, đánh dấu sự thành công qua quá trình phát triển Tăng vốn điều lệ lên 9.500 tỷ đổng, mạng lưới giao dịch tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nước
Năm 2016: Tăng vốn điều lệ lên 11.197 tỷ đồng, mạng lưới tăng lên gần 500 điểm trong và ngoài nước Khai trương Ngân hàng con 100% vốn tại Lào ngày 15/1/2016 với ngân hàng con 100% vốn tại Campuchia ngày 9/9/2016 thể hiện những nổ lực vượt bậc của SHB sau thời gian kinh doanh tại 2 thị trường này ở cấp độ chi nhánh Nhận sáp nhập Công ty cổ phần Tài chính Vinaconex Viettel (VVF) tháng 12/2016 và thành lập công ty tài chính TNHH MTV SHB (SHB FC)
Năm 2017: SHB tăng vốn điều lệ lên 12.036 tỷ đồng, nâng cao năng lực tài chính Được chấp nhận mở văn phòng đại diện tại Cộng hòa Liên bang Myanmar Đây cũng là bước tiến quan trọng của SHB khi không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á
Năm 2018 đến nay: SHB kỷ niệm 25 năm thành lập và phát triển, vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì lần thứ 2 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đẩu Việt Nam Năm 2018 cũng là năm SHB thực hiện triệt để tái cấu trúc tổ chức bộ máy và mô hình hoạt động với việc sáp nhập/chia tách nhiều khối/ban/phòng nghiệp vụ phù hợp với chiến lược phát triển; sắp xếp lại 100% chức danh và hệ thống lương cho người lao động; áp dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) thống nhất trên toàn hệ thống; hoàn thành nhiều dự an công nghệ hỗ trợ hoạt động kinh doan, quản lý, quản trị rủi ro như nâng cấp hạ tầng hệ thống CoreBank, Core Thẻ, Ebanking Dự án quản lý thông tin máy trạm trên phần mềm ServiceDesk, phần mềm FTP server Bitvise SSH tại ATM, công cụ chuyển POS user cho các ứng dụng nhằm hạn chế phân quyền thủ công, dự án ECM, CRM, Basel2, Thu hồi nợ, Dự án Chống thất thoát dữ liệu (DLP);…
Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phujc5 vụ chuyên nghiệp
Không ngừng nỗ lực, SHB phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.
Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của ngân hàng là thực hiện các giao dịch huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Cho vau ngắn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; Bao thanh toán, dịch vụ bào quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn ( bao gồm cả dịch vụ giữ hộ, bảo quản vàng ); Đại lý bảo hiểm; Ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; Cấp tín dụng dưới hình thức chiếu khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác.
Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông của SHB
1.4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Nhằm tối ưu hóa bộ máy, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, SHB đã kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Khối/Phòng/Ban theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, có chiều sâu trên toàn hệ thống
Bộ máy quản lý của SHB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Ngân hàng
Hội đồng quản trị bao gồm Ủy ban nhân sự, Ủy ban quản lý rủi ro, Ủy ban Alco, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý nợ, Hội đồng mua sắm TSCĐ, Hội đồng đầu tư, Ban nghiên cứu phát triển
SHB gồm Ngân hàng và các công ty con Ngân hàng bao gồm các đơn vị tại Hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch Hội sở bao gồm các khối, ban, trung tâm, văn phòng trực thuộc Tổng Giám Đốc
1.4.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức SHB
1.4.3 Cơ cấu phòng ban tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Trệt: Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng hành chính, Kho quỹ Tầng 1: Phòng Giám đốc, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân/doanh nghiệp
Tầng 2: Phòng Phó Giám Đốc, Phòng Hỗ trợ tín dụng, Phòng kế toán, Phòng xử lý nợ
Tầng 3: Phòng kiểm toán nội bộ, Phòng công nghệ thông tin, Phòng thẩm định Tầng 4: Phòng hội nghị
Tầm nhìn, chiến lược và giá trị cốt lõi
SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao
Lợi ích của cổ đông: SHB luôn cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, phát triển an toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông SHB không ngừng tăng trưởng, đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng
Trọng tâm là khách hàng: SHB luôn am hiểu, hướng tới khách hàng và thị trường với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đa dạng, tiện ích, thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả, có sự khác biệt và mang tính cạnh tranh cao
Coi trọng phát triển đội ngũ nhân viên: SHB trẻ trung, năng động, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy Phát triển và tự hào bản sắc văn hóa SHB sáng tạo, đoàn kết, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, hướng tới giá trị tôn vinh những cá nhân có thành tích tốt
Liêm chính và minh bạch: SHB chú trọng tính minh bạch, trung thực trong tất cả mọi hoạt động trên toàn hệ thống Nâng cao năng lực quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, kiểm toán kiểm soát nội bộ
Không ngừng đổi mới: SHB luôn xây dựng chiến lược cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, không ngừng lắng nghe, học hỏi, cải tiến, đổi mới và phát triển
Giá trị thương hiệu: SHB là ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, có bản sắc riêng, có uy tín và vị thế trong nước và quốc tế Thương hiệu là tài sản của ngân hàng, là vinh dự của CBNV ngân hàng
Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng
Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn bền vững Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ thống Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống SHB
Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/ tổng lợi nhuận qua từng năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến
Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng.
Thành tích
1.6.1 Các phần thưởng cao quý
Ngày 3/11/2013: Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB đại diện Ngân hàng nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì do UVBCT – Chủ tịch Quốc hội – Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Nhà nước Trao tặng Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT SHB đại diện Ngân hàng nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do UVBCT – Chủ tịch Quốc hội thay mặt Nhà nước Trao tặng SHB vinh dự nhận Bằng khen của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác giải ngân Dự án tài trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của năm 2015
Ngân hàng SHB vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm 2019: Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín Việt Nam năm 2019 Do đơn vị Vietnam Report trao tặng
Năm 2018: Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín Việt Nam năm 2018 Do đơn vị Vietnam Report trao tặng
Năm 2017: Top 10 Ngân hàng thương mại uy tín Việt Nam năm 2017 Do đơn vị Vietnam Report trao tặng Top 50 doanh nghiệp thịnh vượng xuất sắc năm 2017 Do đơn vị VietNam Report trao tặng
Năm 2016: Top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam năm 2016 Do đơn vị Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và
Kỹ thuật Việt Nam Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2016 Do đơn vị Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng TOP 10 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” Do đơn vị Sở Công thương, Hiệp hội DN Vừa và Nhỏ TP Hà Nội (HanoiSME) trao tặng Ngân hàng Thương mại uy tín nhất Việt Nam 2016 Do đơn vị trao giải: Vietnam Report
Năm 2015: Thương hiệu Mạnh Việt Nam Đơn vị trao giải: Thời báo Kinh tế Việt Nam Top 30 doanh nghiệp đạt giải Báo cáo thường niên tốt nhất năm 2015 Đơn vị trao giải: Sở GDCK TP HCM – Sở GDCK Hà Nội và Báo Đầu tư Chứng khoán Bằng khen của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đơn vị trao tặng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Top 20 THƯƠNG HIỆU TIÊU BIỂU Đơn vị trao tặng: Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và nhỏ TP Hà Nội Nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý an ninh thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC-27001:2013 Đơn vị trao tặng: TĩV NORD Top 30 Doanh nghiệp minh bạch nhất HNX Đơn vị trao tặng: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) TOP 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất Việt Nam năm 2015 Đơn vị trao giải: Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Năm 2019: Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Châu Á 2019 Đơn vị trao tặng: Tạp chí HR Asia Ngân hàng có sáng kiến Online Banking tốt nhất năm 2019 Đơn vị trao tặng:Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) Ngân hàng có sáng kiến thẻ ghi nợ tốt nhất Đơn vị trao tặng:Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất năm 2019 Đơn vị trao tặng:Tạp chí The Asian
Banking and Finance (ABF) Ngân hàng tài trợ dự án tốt nhất Đơn vị trao tặng:Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2019 Đơn vị trao tặng: Tạp chí Alpha Southeast Asia (AlphaSea)
Năm 2018: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2018 Đơn vị trao giải: Tạp chí tài chính hàng đầu thế giới Global Finance Doanh nghiệp xuất sắc năm 2018 Đơn vị trao giải:
Tổ chức Liên đoàn Doanh nghiệp Thế giới (Word Confederation of Businesses – Worldcob)
Năm 2017: Ngân hàng cho vay mua nhà tốt nhất Việt Nam Đơn vị trao giải: Global Banking & Finance Review Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam Đơn vị trao giải: Global Banking & Finance Review Ngân hàng có Sản phẩm – Dịch vụ sáng tạo tiêu biểu 2017 Đơn vị trao tặng: Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG & Ngân hàng Quốc gia Campuchia Ngân hàng SME tiêu biểu Campuchia 2017 Đơn vị trao tặng: Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG & Ngân hàng Quốc gia Campuchia Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc Đơn vị trao tặng: BNY Mellon Sáng kiến thẻ tín dụng tốt nhất Đơn vị trao giải: Tạp chí The Asian Banking & Finance Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất Đơn vị trao giải: Tạp chí The Asian Banking & Finance Sản phẩm cho vay mua ô tô tốt nhất Đơn vị trao giải: Tạp chí The Asian Banking & Finance Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam Đơn vị trao giải: Tạp chí The Asian Banking & Finance.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng SHB qua 3 năm 2017, 2018, 2019
Bảng 1 1: Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB
Doanh thu tăng đều qua các năm Doanh thu năm 2019 tăng so với năm 2018 tương ứng tỷ lệ tăng là 22,05% Doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017 tương ứng tỷ lệ tăng là 17,94% Cho thấy công tác hoạt động kinh doanh tín dụng có hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng nên doanh thu tăng
Lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng đều Năm 2019 tăng 745.571 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 44,58% Năm 2018 tăng 133.191 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 8,65% Đây là điều Ngân hàng SHB cần quan tâm và phát huy hơn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan về ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Đạo luật Ngân hàng của Pháp quốc năm 1941 quy định: “ Ngân hàng thương mại là những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó do chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính ” Ở Việt Nam, theo quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.”
Như vậy, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, trong đó chức năng chủ yếu là làm trung gian tín dụng giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian thanh toán ( Thủ Quỹ )
Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại
Một là, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triện lực lượng sản xuất
Vốn được tạo ra từ quá trình tích lũy, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và Nhà nước trong nền kinh tế Vì vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân và có mức độ tiêu dung hợp lý Mặt khác, khi nền kinh tế càng phát triển sẽ càng tạo ra nhiều nguồn vốn, điều đó sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng
Hai là, NHTM là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu cho SXKD
NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan và sản xuất dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh
Ba là, NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô kinh tế
Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của Chính phủ Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, NHTM hoạt động có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của mình và thực sự là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giựa các NHTM trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông Thông qua việc cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế , NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị tường, điều khiển cúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô “ Nhà nước dẫn dắt ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường ”
Bốn là, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường khi các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Do vậy, nền tài chính của mỗi nước cũng phải hòa nhập với nền Tài chính quốc tế và NHTM cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã giữ vai trò quan trọng trong sự hòa nhập này Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, NHTM đã tạo điều kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng mở rộng Thông qua các hoạt động thanh toán , kinh doanh ngoại hối, quan hẹ tín dụng với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế
2.1.4 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới hình thức sau:
Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài
Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất
Cho vay: Ngân hàng thương mại được các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:
Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sát xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãn đối với một ngân hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mãi không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại
Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác
Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương phiếu được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính
2.1.4.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua các Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau:
− Cung cấp các phương tiện thanh toán
− Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
− Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
− Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
− Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi Ngân hàng Nhà nước cho phép
− Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
− Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước
− Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, Ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm:
Góp vốn mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dung vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh Tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ
Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường tquốc tế Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Tổng quan Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp
2.2.1 Khái quát về Doanh nghiệp
Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ” Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, nghĩa là nó đã là một pháp nhân, được thừa nhận về mặt pháp lý và đi vào hoạt động Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp có rất nhiều nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toán, bảo lãnh,…để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình Và giải pháp hiệu quả nhất là họ sẽ tìm tới ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Như vậy, có thể hiểu “ Khách hàng doanh nghiệp của NHTM là những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nhằm mục đích đáp ứng nh cầu kinh doanh sản xuất của họ ”
2.2.1.2 Các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 có 5 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập
Công ty TNHH một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần
Công ty TNHH hai thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
Doanh nghiệp hợp danh (Partnership): Được quy định tại chương VI ( từ điều 172 đến 182) của Luật doanh nghiệp 2014
Theo đó, công ty hợp danh có những đặc điểm sau: Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh)
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn
2.2.2 Khái quát hoạt động cho vay Khách hàng doanh nghiệp
Khái niệm về pháp nhân:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
− Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
− Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự 2015;
− Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
− Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác
Khái niệm về cấp tín dụng
Là việc Ngân hàng thỏa thuận để Khách hàng sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có khoản trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, mua đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ Cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cà việc CTD từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà Ngân hàng chịu rủi ro theo quy định của pháp luật
Khái niệm về cho vay:
Là hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho Khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi
Khái niệm Hồ sơ tín dụng
Bao gồm Hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp và Hồ sơ tín dụng của Ngân hàng HSTD do khách hàng cung cấp: toàn bộ văn bản, tài liệu, chứng từ do Khách hàng cung cấp trong quá trình Cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng
HDTD của Ngân hàng: là toàn bộ hồ sơ, chứng từ phát sinh tại Ngân hàng trong quá trình CTD
Phương án sử dụng vốn:
Là tập hợp các thông tin về việc sử dụng vốn của Khách hàng, trong đó phải có các thông tin:
Tổng nguồn vốn cần sử dụng, chi tiết các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cần sử dụng ( trong đó có nguồn vốn cần vay tại TCTD ); mục đích sử dụng vốn; thời gian sử dụng vốn
Nguồn trả nợ của Khách hàng
Phương án, dự án thực hiện HĐKD ( trừ nhu cầu vốn phục vụ đời sống )
Việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để đánh giá khách hàng theo các tiêu chí cấp tín dụng nhằm đưa ra những đánh giá khách quan và đầy đủ về khách hàng, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng Quy trình thẩm định tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại là những chỉ dẫn ( dưới dạng văn bản ) các bước tiến hành từ việc xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay Toàn bộ quy trình thẩm định tín dụng có thể thực hiện qua các bước: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng; Thu thập thông tin cần thiết bổ sung; Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin có được; ƯỚc lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng; Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay
2.2.2.2 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp
Cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu mở rộng tín dụng của các ngân hàng hiện nay Khách hàng doanh nghiệp cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường rất tiềm năng vì các doanh nghiệp ngày càng gia tăng trên khắp cả nước và nhu cầu vay của khối doanh nghiệp rất lớn
Cũng các đối tượng cho vay khác thì cho vay doanh nghiệp có đầy đủ các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có phần nào chặt chẽ hơn về quy trình nghiệp vụ và giám sát
Có thể liệt kê một số đăc điểm cơ bản cho vay doanh nghiệp như sau:
Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB
Cho vay bổ sung vốn lưu động: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu bổ dung vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu hay thanh toán tiền hàng hóa mua của các nhà cung cấp trong nước SHB thiết kế bộ sản phẩm Cho vay bổ sung vốn lưu động đặc thù theo từng ngành hàng với phương thức tính lãi đa dang, thời gian linh hoạt
Cho vay tài trợ tài sản cố định: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn để đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho,…
Cho vay đầu tư/dự án: tài trợ cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ mục đích hợp pháp khác
Cho vay tài trợ Xuất khẩu: là tài trợ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn để chế biến, sản xuất hoặc mua nguyên vật liệu, hàng hóa,… phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu Với dòng sản phẩm này, SHB đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm riêng biệt như Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, Cho vay cầm cố bằng L/C xuất, Tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi với việc cho vay VNĐ lãi suất USD
Cho vay tài trợ Nhập khẩu: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn để chế biến, sản xuất hoặc thu mua nguyên vật liệu,…phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mục đích khác SHB cũng cung cấp các sản phẩm tài trợ nhập khẩu theo từng ngành hàng mục tiêu
Chương trình ưu đãi khách hàng thân thiết: là chương trình dành riêng cho nhóm khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của SHB với các chương trình ưu đãi và tiện ích dành riêng.
Tìm hiểu tổng thể Quy trình trong Hoạt động cho vay tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
3.2.1 Tìm hiểu khái quát về Quy định cho vay tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu 3.2.1.1 Nguyên tắc cho vay tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Hoạt động cho vay của SHB đối với Khách hàng được thực hiện theo các thỏa thuận giữa SHB và Khách hàng, phù hợp với quy định của SHB, các quy định khác có liên quan của SHB và pháp luật ( Bao gồm cả pháp luật về Bảo vệ môi trường )
Khách hàng vay vốn SHB phải đảm bảo sử dụng tiền vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay, các khoản phí, nghĩa vụ tài chính liên quan ( nếu có ) đúng thời hạn theo thỏa thuận với SHB trong HĐTD
3.2.1.2 Điều kiện cho vay vốn tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
SHB chỉ xem xét và quyết định cho vay đối với những Khách hàng có đủ các điều kiện:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm độc lập và đầy đủ theo quy định
Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
Có Phương án sử dụng vốn vay khả thi
Có khả năng tài chính để trả nợ
Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và SHB
Trường hợp Khách hàng vay vốn tại SHB theo lãi suất cho vay quy định, chỉ áp dụng với nhu cầu vay phục vụ hoạt động kinh doanh và khách hàng phải có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh
3.2.1.3 Nguyên tắc thực hiện Quy trình cho vay tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh, chỉ được ký với tư cách một chức danh nhất định trong một văn bản
Thực hiện các công việc liên quan tới Cấp tín dụng theo đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được phân công
Các cá nhân tham gia Quy trình Cấp tín dụng:
− Tuân thủ quy định tai Quy trình của SHB CN Vũng Tàu, quy chế/quy định/quy trình và các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của SHB
− Khách quan trong việc đưa ra các đánh giá, kết luận trên cơ sở các quy định của SHB
− Chịu trách nhiệm trước pháp luật và SHB về các công việc do mình thực hiện
3.2.1.4 Nguyên tắc thẩm định, phê duyệt các khoản vay tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Bảo đảm tính độc lập, phân chia trách nhiệm của từng cá nhân tham gia khâu thẩm định và quyết định CTD
Thầm định khách hàng trên cơ sở:
− Hồ sơ tín dụng do Khách hàng cung cấp theo quy định của SHB
− Hồ sơ tín dụng do SHB lập, thu thập trong quá trình cấp tín dụng
− Các cá nhân phải đảm bảo trung thực trong việc cung cấp thông tin của các khoản cấp tín dụng
Các cấp phê duyệt chủ động ra quyết định thẩm định thực tế Khách hàng để đảm bảo phản ánh thực tế thông tin Khách hàng cung cấp Nội dung thẩm định Khách hàng:
− Đi thực địa, quan sát và chụp ảnh: Trụ sở Khách hàng, địa điểm thực hiện PAKD/SAD9T, Kho hàng, nhà xưởng, máy móc thiết bị
− Tìm hiểu thêm thông tin về tư cách pháp nhân, năng lực quản trị, năng lực kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính để trả nợ cho SHB
Thẩm định TSĐB phải tuân theo quy định về thẩm định giá của SHB
3.2.1.5 Tiêu chí, tiêu chuẩn thẩm định khoản vay của SHB chi nhánh Vũng Tàu
Tư cách pháp nhân: Được thành lập theo quy định Pháp luật
Người đại diện ký kết các giấy tờ giao dịch với SHB có đủ thẩm quyền
Phương án sử dụng vốn:
Mục đích sử dụng vốn hợp pháo
Có vốn tự có tham gia PAKD/ĐTDA
− Nguồn hàng, nhà cung cấp ( Đầu vào )
− Thị trường tiêu thụ, kênh phân phối ( Đầu ra )
Nguồn trả nợ: Từ PAKD/DAĐT hoặc nguồn thu khác hợp pháp theo quy định của pháp luật
Khả năng quản lý dòng tiền
Thời gian sử dụng vốn phù hợp và khả năng trả nợ của Khách hàng
Khả năng tài chính để trả nợ:
Lịch sử quan hệ tín dụng của Khách hàng tại SHB và các TCTD khác
Khả năng tự chủ tài chính:
Khả năng cân đối tài chính:
− Khả năng thanh toán hiện hành
− Khả năng thanh toán nhanh
− Vòng quay vốn lưu động
Tài sản đảm bảo Đảm bảo tính pháp lý theo quy định của TSĐB
Giá trị TSĐB cho nghĩa vụ tín dụng tại SHB
3.2.1.6 Quy định về pháp lý Khách hàng
Các loại hình Doanh nghiệp thường gặp:
Bảng 2: Quy định về pháp lý của các loại hình khách hàng
Chủ thể Quyết định vay
Xác định thẩm quyền Hồ sơ pháp lý
Công ty TNHH 1 thành viên do 1
Quyết định cụ thể tại Điều lệ
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
Chủ tịch: QĐ Chủ tịch
HĐTV: Biên bản họp HĐTV + Văn bản Ủy quyền của Chủ sở hữu
->Văn bản đồng ý của CSH (Nếu ĐL yêu cầu )
Công ty TNHH 1 thành viên do 1
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
− Nghị quyết/ Biên bản họp ĐHĐCĐ bầu Thành viên HĐQT + Biên bản họp HĐQT
− Giấy chứng nhận Đăng ký DN + Điều lệ
3.2.1.7 Bộ hồ sơ hoàn chỉnh cấp các khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Hồ sơ pháp lý của khách hàng:
Tùy theo loại hình pháp nhân, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy đầu tư, chứng nhận đầu tư ( Đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ) Điều lệ pháp nhân hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng , nhiệm vụ của pháp nhân
Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Quyết định giao vốn/ Biên bản góp vốn
Danh sách thành viên quản lý ( quản trị ) điều hành pháp nhân
Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật
Hồ sơ tài chính của Khách hàng:
Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh
Hồ sơ phương án sử dụng vốn: Đề nghị cấp tín dụng kiêm phương án sử dụng vốn
Hồ sơ pháp lý Phương án kinh doanh/ Dự án đầu tư
Hồ sơ nguôn hàng, nhà cung cấp đầu vào, đầu ra hoặc hóa đơn giá trị gia tăng
Hồ sơ thị trường tiêu thụ, kênh phân phối Ảnh chụp văn phòng; nhà xưởng; mặt bằng; kho hàng;…
Hồ sơ Tài sản đảm bảo
Hồ sơ pháp lý của Tài sản đảm bảo
Hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu tài sản
Báo cáo kết quả thẩm định giá tài sản đảm bảo của Đơn vị thẩm định giá Ảnh chụp Bất động sản; Phương tiện vận tải; xe chuyên dùng; Hàng hóa đã hình thành
Hồ sơ khác Đề xuất cấp tín dụng của Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Bản khai báo người có liên quan của Khách hàng
Hồ sơ quan hệ tín dụng tại Ngân hàng SHB
3.2.2 Theo quy định Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
3.2.2.1 Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu Bước 1:
Hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ theo Danh mục hồ sơ
Kiểm tra Hồ sơ do Khách hàng cung cấp Đánh giá khách hàng và lập đề xuất cấp tín dụng
Lập đề nghị thẩm định tài sản
Lập đề nghị thẩm định thực tế khách hàng
Tại chi nhánh: Trường phòng Quan hệ khách hàng kiểm soát đề nghị thẩm định thực tế Khách hàng, đề nghị thẩm định tài sản và đề xuất cấp tín dụng
Phân công nhân sự thẩm định tín dụng và thẩm định tài sản
Trưởng phòng thẩm định và Trưởng phòng Quan hệ khách hàng chủ động thống nhất thành phần, nội dung, thời gian cùng đi thẩm định thực tế
Ngược được phân công đi thẩm định thực tế Khách hàng: Kiểm tra hồ sơ của Khách hàng để đánh giá và chuẩn bị các nội dung cần thẩm định
Bước 4: Đi thẩm định thực tế Khách hàng Đi thẩm định tài sản theo quy định và thẩm định giá tài sản
Lập tờ trình thẩm định tín dụng
Lập Báo cáo thẩm định giá theo Quy định về thẩm định giá tài sản
Bước 6: Kiểm soát tờ trình Thẩm định tín dụng, Báo cáo thẩm định giá
Bước 7: Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền
Bước 8: Tiếp nhận kết quả phê duyệt CTD, lập thông báo CTD gửi Khách hàng Bước 9: Trình TP QHKH kiểm soát
Bước 10: Trình Giám đốc CN ký thông báo cấp TD gửi khách hàng
Bước 11: Cấp phê duyệt từ chối/ đồng ý CTD
3.2.2.2 Công việc của các cá nhân khi tham gia vào khâu Thẩm định tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
Công việc của chuyên viên QHKH:
Kiểm tra đảm bảo hồ sơ đầy đủ theo danh mục và lập theo đúng thể thức quy định của SHB Đảm bảo trung thực trong việc cung cấp thông tin đối với các Hồ sơ do mình lập và thu thập
Thực hiện thẩm định Khách hàng, đưa ra ý kiến đề xuất đồng ý/từ chối CTD ( nêu rõ lý do từ chối ) và chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất CTD
Cung cấp giải trình đầy đủ, trung thực về hồ sơ, thông tin KH, Khoản CTD
Xác định thẩm quyền định giá TSĐB, thẩm quyền phê duyệt CTD theo quy định của SHB Đề xuất CTD đối với các trường hợp ngoại lệ so với quy định nội bộ của SHB
Công việc của TP QHKH:
Thực hiện thẩm định KH, Kiểm soát, đánh giá lại nội dung phân tích, đánh giá và đề xuất của CV QHKH tại Đề xuất CTD, đề xuất ý kiến Đồng ý/ Không đồng ý
Là đầu mối phối hợp với các Phòng TĐ, TT TĐPD, TT TĐTS đi thẩm định thực tế KH
Thực trạng trong quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu
3.4.1 Trường hợp Khách hàng cần giải ngân gấp để kịp cho dự án đầu tư hay sản xuất kinh doanh đã được dự định sẵn
Theo các anh chị có kinh nghiệm chia sẽ: Không nên bỏ qua bất kỳ khâu quy trình cấp tín dụng nào Vì nếu bỏ qua sẽ gây ra rủi ro không lường trước được Dẫn đến nợ xấu, nợ quá hạn Khách hàng không có đủ khả năng trả nợ Chuyên viên tín dụng nên làm đúng tiến độ, theo quy trình quyết định của Ngân hàng đề ra tránh rủi ro, đảm bảo trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn, tránh chiếm dụng vốn của Ngân hàng
Nếu như để hoàn thành hồ sơ kịp giải ngân cho Khách hàng VIP hay được gọi Khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo, uy tín đối với Ngân hàng Khi về làm tờ trình thì tất cả các khâu đều làm đồng loạt ( Viết tờ trình – Định giá – Soạn thảo hợp đồng tín dụng – Hợp đồng thế chấp – Chuẩn bị hồ sơ giải ngân ) đều phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng Nếu gặp trường hợp như này, đòi hỏi các phòng ban phải tạm dừng công việc dở dang hiện tại để cùng làm 1 hồ sơ Nhưng tất cả các hồ sơ vay đều phải qua người quyết định cho vay cuối cùng Nếu cấp phê duyệt không đồng ý đều hủy hết toàn bộ Nhưng thực tế, Khi đi gặp Khách hàng thì cấp phê duyệt đã có quyết định là đồng ý cho vay hay không? Mọi việc còn lại là thủ tục hồ sơ để căn cứ giải ngân Chiếm 80% còn lại 20% là trong quá trình viết tờ trình Nếu không khả thi, nhiều chỗ không đáp ứng được điều kiện vay vốn của Ngân hàng sẽ hủy
Hầu hết anh chị chuyên viên tín dụng làm việc tuân theo trình thứ thủ tục của Ngân hàng SHB Chi nhánh Vũng Tàu khi cho vay vốn, tránh mọi rủi ro trong cho vay tín dụng khách hàng: Tiếp thị - Tiếp xúc Khách hàng – Thẩm định Khách hàng – Viết tờ trình và đồng thời Định giá tài sản đảm bảo – Phê duyệt cho vay – Thông báo cho vay – Chuyển hồ sơ soạn Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp – Công chứng giao dịch đảm bảo – Giải ngân
3.4.2 Trường hợp về xem xét bộ Hồ sơ pháp lý nằm trong bước 1 quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Hồ sơ pháp lý là yếu tố cực kỳ quan trọng khi ngân hàng quyết định cho vay khách hàng Đây là căn cứ đầu tiên có thể đánh giá được mức độ tin cậy của ngân hàng đối với khách hàng vì mọi rủi ro đều có thể xay ra khi ngân hàng quyết định cho vay Đôi khi rủi ro bắt nguồn từ việc nhận thức chưa đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý của cán bộ tín dụng, đôi khi hồ sơ bị thiếu giấy tờ nhưng lại không biết để kịp thời bổ sung dẫn đến thiệt hại xảy ra Khi thiệt hại xảy ra, cán bộ tín dụng cùng với những người có liên quan đến khoản vay tại ngân hàng có thể vướng vào vòng lao lý mà tất cả họ đều không biết sai phạm xuất phát từ đâu, từ thời điểm nào Để tránh những sai phạm và đảm bảo hồ sơ đúng, đầy đủ nên:
Thông thường, quy trình cho vay khách hàng tại các ngân hàng hiện nay bao gồm các bước như: thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ Thẩm định được coi là bước đầu tiên trong quy trình nghiệp vụ cho vay mà cán bộ tín dụng ngân hàng tiếp xúc với khách hàng, tiếp xúc với bộ hồ sơ vay vốn trong đó có hồ sơ pháp lý của khách hàng Đây là việc cán bộ tín dụng cần quan tâm và xem xét cẩn thận
Hồ sơ pháp lý trong bất kỳ khoản vay nào của khách hàng khi đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng gồm những giấy tờ pháp lý như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ; quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật; danh sách Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; quyết định vay vốn; báo cáo tài chính; báo cáo thuế…
Cán bộ chuyên viên tín dụng khách hàng doanh nghiệp cần lưu ý:
Thứ nhất: Xem xét mô hình hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, các doanh nghiệp hoạt động theo các mô hình khác nhau và mỗi mô hình đều có những quy định riêng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tìm hiểu, phải xem xét để khi thẩm định đảm bảo tuân thủ quy định
Công ty cổ phần: là mô hình công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau với số lượng cổ đông ít nhất là 3 người trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa Đối với công ty cổ phần, cán bộ tín dụng cần lưu ý và quan tâm khi thẩm định hồ sơ pháp lý là việc xem xét quy định tại điều lệ của công ty Trong đó, xem xét kỹ quy định về đại hội đồng cổ đông vì đại hội đồng cổ đông được coi là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty cổ phần, có quyền quyết định những định hướng phát triển của công ty Do vậy, nếu công ty cổ phần là khách hàng đang muốn đặt quan hệ tín dụng, nhất thiết phải xem việc vay vốn đã được đại hội đồng công ty cổ phần thông qua chưa, đã có nghị quyết, quyết định của đại hội đồng cổ đông giao cho người có thẩm quyền thay mặt công ty tiếp xúc, ký hợp đồng (nếu có) và đề xuất vay vốn từ ngân hàng chưa Một điều quan trọng nữa là khi công ty cổ phần vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tình trạng vốn góp của các cổ đông công ty để xác định chính xác số vốn của các cổ đông, vì khi công ty vay nhưng do thua lỗ trong kinh doanh hay vì lý do nào đó mà công ty không có khả năng trả nợ thì nếu xác định được chính xác số vốn góp của các cổ đông, ngân hàng hoàn toàn có thể yêu cầu các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng khổng thể bỏ qua quy mô, quyền, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của công ty vì Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty mà những quyền, nghĩa vụ đó không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông
Công ty TNHH một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Đối với mô hình công ty này, cán bộ tín dụng khi thẩm định lưu ý về trách nhiệm cũng như quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty Nếu công ty do một tổ chức sở hữu thì cần kiểm tra tổ chức sở hữu công ty gồm những thành viên nào, số vốn góp của các thành viên trong tổ chức đó, các thỏa thuận của các thành viên đó như thế nào và quan trọng là các thành viên thỏa thuận và quyết định ra sao khi công ty tiến hành vay vốn, đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng
Riêng đối với mô hình công ty do một cá nhân làm chủ sở hữu thì điều cần quan tâm là số vốn góp của cá nhân chủ sở hữu, cán bộ tín dụng cần phân tích và tách bạch vốn của chủ sở hữu trong trường hợp này với vốn và tài sản riêng của cá nhân chủ sở hữu Lưu ý, đối với trường hợp cá nhân là chủ sở hữu công ty không may bị chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ là chủ sở hữu hoặc là thành viên của công ty
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó các thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng thành viên không vượt quá 50 Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp Đối với mô hình công ty này, cán bộ tín dụng lưu ý Hội đồng thành viên là cơ quan có quyết định cao nhất, do vậy, việc công ty muốn vay vốn, ngân hàng cần xem xét việc vay vốn đã được Hội đồng thành viên công ty thông qua, đã có nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về việc ủy quyền hoặc giao cho người có thẩm quyền (có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc, người đại diện theo pháp luật… tùy theo điều lệ công ty quy định) tiếp xúc và ký các hợp đồng liên quan đến khoản vay của công ty Liên quan đến việc ủy quyền, ngân hàng cần chú ý đến thời hạn, nội dung và tư cách người ủy quyền cũng như người được ủy quyền
Công ty hợp danh: là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty Ngoài các thành viên hợp danh, công ty còn có thành viên góp vốn Đối với mô hình công ty này, cán bộ tín dụng cần xem xét và đánh giá được đâu là thành viên hợp danh, đâu là thành viên góp vốn vì trong trường hợp công ty vay vốn nhưng không trả nợ thì ngân hàng cần lưu ý: đối với thành viên hợp danh thì họ phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi vốn góp Do vậy, ngân hàng cần xác định chính xác số vốn góp của các thành viên góp vốn, các tài sản khác của thành viên hợp danh để xử lý thu hồi nợ khi công ty không có khả năng trả nợ, ngân hàng xác định được nguồn để thu hồi ngoài những tài sản bảo đảm đã được tiến hành nhưng không đủ để thu hồi vốn đã cho
Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tư nhân vay vốn, cán bộ tín dụng phải xem xét và đánh giá toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra xem người chủ doanh nghiệp có là chủ của hộ kinh doanh hay thanh viên công ty hợp danh, có góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hay không Nếu phát hiện thấy có, cán bộ tín dụng phải đề xuất từ chối khoản vay ngay vì chủ doanh nghiệp tư nhân đã vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp
Thứ hai: Xem xét điều lệ tổ chức và hoạt động Tùy từng mô hình hoạt động được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp có điều lệ khác nhau Nhưng về cơ bản, điều lệ của mỗi doanh nghiệp đều thể hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó Thực tế đã xảy ra khi điều lệ không cho phép người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ ngân hàng vượt quá 15% vốn tự có của doanh nghiệp, nhưng do không xem xét cẩn thận cán bộ tín dụng đã đề xuất cho vay khi thẩm quyền ký hợp đồng đối với món vay vượt quá 15% vốn tự có là do Hội đồng thành viên của doanh nghiệp quyết định dẫn đến khi tranh chấp, Tòa án đã tuyên hợp đồng vô hiệu vì người ký không đủ thẩm quyền
Thứ ba: Xem xét thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Về nguyên tắc, thẩm quyền và cơ cấu quyền lực của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thể hiện trong điều lệ Tuy nhiên, cán bộ tín dụng khi xem xét cần chú ý không phải cái gì người đại diện theo pháp luật cũng có quyền quyết định, cũng có quyền nhân danh doanh nghiệp Có những mô hình doanh nghiệp khi người đại diện theo pháp luật nhân danh doanh nghiệp phải thông qua Hội đồng thành viên hay đại hồi đồng cổ đông đối với công ty cổ phần
Tình hình chung về hoạt động, dư nợ cho vay doanh nghiệp tại SHB chi nhánh Vũng Tàu trong giai đoạn năm 2017 - 2019
3.5.1 Dư nợ cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn 2017 – 2019 theo thời hạn vay
Bảng 1 4: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại SHB CN Vũng Tàu trong giai đoạn 2017 – 2019 ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 1 1: Dư nợ cho vay khách hàng Doanh nghiệp tại SHB chi nhánh
Vũng Tàu giai đoạn 2017 - 2019 Năm 2017 2018 2019
DƯ NỢ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THEO
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Dựa vào Bảng 1 cho thấy dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2017 đạt 3,072 tỷ đồng, năm
2018 là 3,721 tỷ đồng So với năm trước thì dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2018 tăng 19 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng là 0.51%, năm 2019 tăng 236 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 6.34% Bên cạnh đó, dư nợ trung hạn năm 2017 đạt 440 tỷ đồng, năm 2018 là 781 tỷ đồng, năm
2019 là 982 tỷ đồng So với năm trước thì dư nợ cho vay trung hạn giảm 341 tỷ đồng ứng với tỷ lệ là 77.50%, nhưng đến năm 2019 tăng lên đến 201 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 25.74% Cuối cùng là dư nợ dài hạn, Năm 2017 đạt được 1,381 tỷ đồng, năm
2018 là 1,401 tỷ đồng, năm 2019 là 1,561 tỷ đồng So với năm trước thì dư nợ cho vay dài hạn năm 2018 tăng 20 tỷ đồng ứng với 1.45%, đến năm 2019 tăng 160 tỷ đồng ứng với tỷ lệ là 11.42%
Nhìn chung, phần lớn ta có thể thấy Doanh nghiệp vay chủ yếu là ngắn hạn để phục vụ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.5.2 Tình hình hoạt động trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong giai đoạn năm 2017 – 2019
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền
Tổng dư nợ 5,212 100% 5,523 100% 5,902 100% 311 5,97% 379 6,86% Trong đó cho vay doanh nghiệp
100% ĐVT: Tỷ đồng Bảng 1 5: Hoạt động cho vay doanh nghiệp của SHB CN Vũng Tàu giai đoạn
Biểu đồ 1 2: Hoạt động cho vay doanh nghiệp của SHB CN Vũng Tàu giai đoạn 2017 – 2019
Ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng năm 2017 là 5,212 tỷ đồng, năm 2018 là 5,523 tỷ đồng , năm 2019 là 5,902 tỷ đồng Như vậy so với năm trước tông dư nợ năm 2018 tăng 311 tỷ đồng , với tỷ lệ tăng là 5.97 % , còn năm 2019 tăng 379 tỷ động , với tỷ lệ tăng 6,860 Đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp là không có vào năm 2017 và năm
2019 , chỉ có nợ xấu doanh nghiệp xảy ra vào năm 2018 là 4 tỷ đồng Theo như năm
2017 , dư nợ cho vay của doanh nghiệp đạt được 4,055 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 77.79 % Qua năm 2018, dư nợ cho vay của doanh nghiệp là 3,912 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 70 , 83 Tới năm 2019 , dư nợ cho vay của doanh nghiệp là 3 , 884 tỷ đồng chiêm 65.81 % , So với năm 2017 thì năm 2018 dự lợ cho vay của doanh nghiệp giảm 143 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 3.33 % So với năm 2018 thì năm 2019 dư nợ cho vay doanh nghiệp tiếp tục giảm 28 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 0.72 %
Nguyên nhân doanh số cho vay tăng trong năm qua là Ngân hàng đã nằm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ những khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, Ngân hàng có thể tăng doanh số cho vay lên nữa , trong đó khả năng mở rộng dư nợ cho vay doanh nghiệp qua các năm lại giảm qua đó có thể thấy
HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN
Tổng dư nợ Trong đó cho vay doanh nghiệp Nợ xấu doanh nghiệp được ngân hàng đang siết chặt tránh rủi ro từ cho vay doanh nghiệp thường là những khoản vay rất lớn
Nhìn tổng quan ta có thể thấy được dư nợ cho vay qua các năm vẫn tiếp tục tăng tử
2017 - 2019 Tuy nhiên dư nợ cho vay doanh nghiệp lại giảm liên tục Qua đó ta có thể đánh giá được ngân hàng đang sét chặt, giảm thiểu rủi ro nợ xấu từ doanh nghiệp vì doanh số cho vay chủ yếu đến từ doanh nghiệp.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH VŨNG TÀU
Thuận lợi
Một là, Nhằm đơn giản hoá và giảm thiểu thủ tục hành chính, Ngân hàng Sài Gòn
– Hà Nội (SHB) chính thức triển khai dịch vụ Thu nộp thuế Hải quan điện tử 24/7 Với dịch vụ này, SHB đã góp phần tạo thuận lợi và hỗ trợ các khách hàng nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt Tổng cục Hải quan phối hợp với SHB cung cấp cho người nộp thuế để lập và chuyển yêu cầu liên quan đến lệnh nộp thuế tại Cổng thanh toán điện tử Hải quan Theo đó, khách hàng đăng nhập vào cổng thông tin của Tổng cục Hải quan, thực hiện lập Giấy nộp tiền và chọn tờ khai muốn thanh toán, chọn ngân hàng thực hiện thanh toán là SHB, tiến hành ký chữ ký số
Hệ thống SHB sẽ thay khách hàng thanh toán ngay lập tức tài khoản số tiền thuế và phí Rất nhanh chóng, khách hàng sẽ được SHB xác nhận kết quả nộp thuế ngay tức thời và được cơ quan hải quan hỗ trợ thông quan hàng hóa, rút ngắn thời gian cũng như chi phí trong quá trình nộp thuế để đưa hàng hóa vào sản xuất, kinh doanh… Tổng giám đốc ngân hàng SHB – ông Nguyễn Văn Lê cho biết: “Trước đây, khách hàng sẽ phải kê khai thuế ở Hải quan, sau đó đi nộp thuế tại ngân hàng Với dịch vụ Thu nộp thuế Hải quan điện tử 24/7, khách hàng chỉ cần đến ngân hàng đăng ký tài khoản nộp tiền một lần duy nhất, các lần tiếp theo có thể thao tác hoàn toàn trên máy tính Dịch vụ này không những đơn giản hoá và giảm thiểu thủ tục giấy tờ mà còn đảm bảo tính chính xác, an toàn trong giao dịch cho khách hàng”
Hai là, Với hình thức cấp tín dụng đa dạng, tỷ lệ tài trợ cao, linh hoạt, gói sản phẩm tài trợ của SHB sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong đàm phán thương mại
Ba là, Với doanh số tài trợ thương mại lên tới hơn 3 tỷ USD/năm, SHB đã và đang khẳng định vị thế vững chắc trong số các ngân hàng tài trợ thương mại hàng đầu Việt
Nam Với gần 500 ngân hàng đại lý trên toàn cầu, SHB có lợi thế lớn trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng ở các khu vực khác nhau trên thế giới
Bốn là, Danh tiếng của SHB đã được nâng cao trên toàn cầu thông qua quan hệ đối tác tốt với các đối tác tầm cỡ như Well Fargo NA, Bank of New York Mellon, Uni Credit, CommerzBank, Sumitomo Banking Corporation, MUFG, Mizuho Corporate Bank, ICBC, IIB, IBEC… Bên cạnh đó, mạng lưới rộng lớn bao gồm hơn 500 điểm giao dịch tại Việt Nam, Lào và Campuchia cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách hàng một cách kịp thời, thuận tiện
Năm là, Điều đáng kể, SHB Chi nhánh Vũng Tàu có được sự phát triển và vững vàng cho đến nay là nhờ sự thống nhất và đoàn kết đồng lòng toàn hệ thống Với hoạt động ngân hàng hay ở doanh nghiệp nói chung, sẽ rất khó để lớn mạnh và bền vững nếu có mâu thuẫn và xung đột lợi ích cá nhân trong một tập thể
Sáu là, Ngân hàng luôn sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp về vốn, về lãi suất, thủ tục cũng như đã cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn, hiện đại và thuận lợi nhất cho khách hàng Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách tín dụng nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Đặc biệt, “ Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV ” Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú.
Khó khăn
SHB chịu rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay, đầu tư cũng như khi SHB đóng vai trò trung gian thay mặt khách hàng hay các bên thứ ba khác hay khi SHB cấp bảo lãnh Rủi ro khi các bên đối tác không có khả năng thanh toán nợ được giám sát một cách liên tục Ngoài ra SHB còn gặp rủi ro tín dụng ngoại bảng dưới dạng các cam kết cấp tín dụng và cấp bảo lãnh Đứng về góc độ SHB Chi nhánh Vũng Tàu cho vay, có thể nêu ra một số khó khăn phổ biến mà thực tế các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, khắc phục để có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn cho vay của ngân hàng
Một là, Về năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh càng lớn thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng nhỏ Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành công tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng, năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp
Các lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh giá năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM
Mặt khác, thực tế nữa là lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo bài bản nên phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thường không biết cách quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức thấp
Vì vậy, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và điều hành để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn
Hai là, Báo cáo tài chính thiếu minh bạch
Số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nhiều nhất là DNNVV) thường không trung thực và thiếu minh bạch Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn từ NHTM Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV đều không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm Nếu các NHTM yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán báo cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí cho các doanh nghiệp
Tiếp nữa, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng và đầy đủ nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp chuẩn mực kế toán theo thông lệ quốc tế Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác thông tin trên báo cáo tài chính không theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp
Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí là âm, làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý của doanh nghiệp Điều này vô hình chung, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn các NHTM, các NHTM xem xét các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp
Do đó, nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các NHTM, vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện việc ghi nhận kết quả kinh doanh thực tế phát sinh để NHTM có thể đánh giá đúng hiệu quả của việc kinh doanh
Bốn là, Tài sản bảo đảm (TSBĐ)
Các doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định, nguyên nhân có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như sau:
Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì cao và tài sản cố định của doanh nghiệp thực tế trên báo cáo tài chính cũng cao, nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì không có hoặc có không đầy đủ theo quy định hiện hành nên không thế chấp để vay vốn được Việc không có giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép quyền sử dụng và quyền sở hữu lớn, thủ tục hành chính rườm rà, cũng là một trở ngại cho doanh nghiệp
Khi vay vốn NHTM các doanh nghiệp luôn bảo đảm với ngân hàng dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu TSBĐ của doanh nghiệp Các NHTM đề nghị TSBĐ của bên thứ ba thì đại diện doanh nghiệp hoặc người có liên quan đến doanh nghiệp không đồng ý đưa tài sản thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu của mình dù rằng luôn khẳng định dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cũng phải xem lại
Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thiết nghĩ lĩnh vực kinh doanh nào cũng gặp rủi ro thị trường đầu ra thì để đảm bảo hoàn vốn cho các NHTM thì việc các NHTM yêu cầu có TSBĐ là hoàn toàn có cơ sở.
Định hướng phát triển tín dung khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
4.2.1 Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Năm 2020, SHB đặt mục tiêu sẽ tiếp tục mua trước hạn trái phiếu VAMC, chất lượng tín dụng tốt với nợ xấu dưới 2%, tiếp tục khẳng định vị thế Top 5 ngân hàng thương mại cổ phẩn tư nhân lớn nhất Việt Nam xét về quy mô và thị phần hoạt động kinh doanh Đồng thời, hoạt động kinh doanh SHB sẽ đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu tài chính theo tiêu chuẩn Basel II trong quý I/2020
SHB trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam SHB đã hợp tác cùng Hãng công nghệ hàng đầu thế giới – IBM và Công ty tư vấn E&Y xây dựng bản Chiến lược chuyển đổi số 2020-2025 và tầm nhìn 2030 để trở thành một ngân hàng số toàn diện, hiệu quả và năng động
4.2.2 Định hướng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Một là, Tăng cường kiểm soát chất lượng hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ để giảm dần tỷ lệ nợ xấu Tiến hành phân loại khách hàng và đối tượng vay vốn để cơ cấu lại danh mục đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng Phấn đấu giữ mức tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu Trung ương giao
Hai là, Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, đảm bảo tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng Tiếp tục thực hiện việc ứng dụng các mô thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý điều hành
Ba là, Tiếp tục tuyển dụng và tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động Đồng thời chú trọng giáo dục tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là đối với những nhân viên mới tuyển dụng
Bốn là, Coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm phục vụ khách hàng
Năm là, Năm 2020 SHB sẽ tập trung triển khai các giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng và kết nối các hệ sinh thái số nhằm nhanh chóng thu hút các nhóm khách hàng mới và duy trì các khách hàng cũ thông qua các kênh Internet Banking, Mobile Banking
Sáu là, SHB định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm; Số hóa toàn bộ quy trình, tài liệu nội bộ; Ra quyết định dựa trên dữ liệu; Chuyển đổi tư duy số trong đội ngũ cán bộ nhằm thu hút khách hàng, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận bền vững, tăng năng suất lao động
4.2.3 Hoạt động sắp tới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
Từ nay đến ngày 30/6/2020, SHB sẽ hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khoản vay mới và điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu trên cơ sở đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 Cụ thể, SHB sẽ giảm lãi suất lên tới 1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường đối với các khoản vay bằng VNĐ và 0,5%/năm đối với các khoản vay bằng USD
SHB hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp với các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế thông qua việc hợp tác và trở thành đối tác tài chính đầu tiên của Amazon - một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu thế giới - tại Việt Nam Điều này tạo cơ hội giúp doanh nghiệp chủ động trong các phương án kinh doanh, tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh
Những giải pháp nhằm tối ưu hóa quy trình tại SHB chi nhánh Vũng Tàu
Áp dụng thống nhất một quy trình cấp tín dụng bán lẻ cho hầu hết các sản phẩm, dịch vụ, ban hành một số sản phẩm tín dụng đặc thù đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, áp dụng quy trình giải ngân một cửa đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, giảm trung gian xét duyệt cấp tín dụng trong nội bộ ngân hàng
4.3.2 Nâng cao tính hữu hiệu của thủ tục xác minh và thích hợp:
CBTD cần ghi nhớ và nắm rõ danh mục tài liệu về hồ sơ TD theo yêu cầu của SHB, ghi nhớ tài liệu nào cần bản chính, bản sao hoặc sao y bản chính nhằm thu thập được bộ hồ sơ TD đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ Để kiểm tra được tính trung thực của hồ sơ do Khách hàng cung cấp, CBTD cần thực hiện đổi chiều thông tin do Khách hàng cung cấp và các thông tin khác như các nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin TD của NHNN, thực hiện phỏng vấn trực tiếp
KH, đến cơ sở kinh doanh, nơi cưu trú của KH… nhằm có thể nắm bắt chính xác thông tin về KH và xác thực được các thông tin KH cung cấp có chính xác hay không Đây là một khâu quan trọng trong quá trình xác minh tính có thật của hồ sơ vay vốn
4.3.3 Nâng cao tính hữu hiệu của thủ tục phân chia trách nhiệm:
SHB cần quy định và tách bạch rõ ràng giữa các chức năng kinh doanh, Quản lý rủi ro, tác nghiệp, kế toán, bảo vệ tài sản và phê duyệt Một quy trình xử lý nghiệp vụ phải có ít nhất hai người tham gia, một người thực hiện, một người kiểm soát, không để một cá nhân thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ
Ngoài ra, SHB tiến hành xem xét duyệt tín dụng qua nhiều cấp để đảm bảo một khoản tín dụng được xem xét một cách độc lập, việc phê duyệt các khoản vay được thực hiện trên cơ sở hạn mức tín dụng được giao cho từng cấp có thẩm quyền để giám sát và quản lý được rủi ro tín dụng
4.3.4 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng:
Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, ,ượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính để nhận ra những rủi ro tiềm tang và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của Ngân hàng SHB
4.3.5 Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân
Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng; Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro đến phát hiện rủi ro và tạo khả năng xử lý chủ động
4.3.6 Các giải pháp về nhân sự
Bố trí lực lượng cán bộ có năng lực trình độ và kinh nghiệm cho công tác cho vay
Hoạt động cho vay ngân hàng là một hoạt động phức tạp kinh doanh Dựa trên quan hệ liên quan đến đông đảo khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các khách hàng này có đạo đức kinh doanh tình hình tài chính năng lực sản xuất kinh doanh khác nhau dựa trên nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật khác nhau Vì thế cán bộ cho vay cần có nhận thức toàn diện về Khách hàng, cần có trình độ chuyên môn, cần phục vụ khách hàng đúng kinh nghiệm và sở trường để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng mỗi cán bộ cho vay có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp tốt không những sẽ tạo ra những tài khoản cho vay và có chất lượng mà còn tạo ra sự tin tưởng từ khách hàng vào cán bộ cho vay Đó cũng chính là sự tự tin, sự tin tưởng mà khách hàng dành cho ngân hàng Đào tạo nguồn nhân lực nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho vay
Lực lượng lao động chủ yếu trong ngân hàng Hiện nay có trình độ đại học mặc dù đã được trang bị đầy đủ kiến thức nhưng sự hiểu biết của lực lượng lao động này còn mang tính lý thuyết không có tính chất cập nhật và thực tế giúp ích không nhiều cho công việc chính vì lý do đó ngân hàng cần đào tạo lực lượng lao động này nắm bắt được thực tế của đơn vị thực tế tình hình thị trường đi sâu vào các kiến thức nghiệp vụ đặc thù của công việc cho vay đòi hỏi cán bộ cho vay phải có hiểu biết rộng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội phải liên tục cập nhật thông tin tình hình hoạt động của chính nhánh ngân hàng nói riêng và của các ngành Nói chung vì cần phải liên tục tạo điều kiện cho các cán bộ cho vay được đào tạo bài bản chuyên nghiệp bản thân cán bộ phải luôn trau dồi tích lũy cho mình kỹ năng và kiến thức về nhiều lĩnh vực Không chỉ về tài chính ngân hàng mà còn về lĩnh vực kinh tế văn hóa xã hội khác để từ đó có thể nâng cao chất lượng thẩm định
Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng các buổi hội thảo trong về những nghiệp vụ mới đặc biệt là những lớp về định giá tài sản đảm bảo tài sản thế chấp Ngoài ra, có thể tổ chức các cuộc thi cán bộ cho vay giỏi tạo điều kiện cho họ tiếp tục học thêm để nâng cao trình độ
Chuyên môn hóa cán bộ cho vay
Chuyên môn hóa cán bộ cho vay là hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với những dự án đầu tư lớn rất cần những cán bộ cho vay chuyên môn cho công việc của các dự án là phức tạp và mang tính chuyên môn sâu Thậm chí các ngân hàng phải thuê chuyên gia làm việc cùng cán bộ cho vay để nghiên cứu thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đúng đắn Đổi mối chế độ đãi ngộ đối với nhân viên
Ngày nay thị trường lao động biến động khá mạnh các ngân hàng không ngần ngại thưởng nhân viên bằng các khoản tiền thưởng và chế độ lương cao Tuy nhiên, bên cạnh hình thức đãi ngộ bằng tiền cũng có những hình thức đãi ngộ phong phú hấp dẫn và hiệu quả hơn là đánh vào tâm lý cán bộ ngân hàng các nghiên cứu cho thấy chế độ đãi ngộ bằng hiện vật bằng các hình thức giải trí hấp dẫn nhân lực tạo ra mong muốn được hưởng định kỳ khi không được thỏa mãn sẽ tạo ra cảm giác bức xúc nên hiệu quả công việc không cao là điều không thể tránh khỏi
Xử lí nghiêm túc cán bộ vi phạm quy chế cho vay
Bên cạnh chính sách đãi ngộ cần đề ra những hình thức xử lý thích đáng nhằm ngăn chặn cán bộ cho vay ngay từ trong suy nghĩ khi phát hiện sai phạm cần định rõ sai phạm thuộc về ai, mức độ chịu trách nhiệm của những người liên quan ràng buộc trách nhiệm cho những người liên quan để cùng nhắc nhở nhau làm việc theo đúng quy định quy chế đã đề ra
4.3.7 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Do đó:
Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm soát
Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác
4.3.8 Tăng chất lượng việc thu thập thông tin
Kiến nghị
4.4.1 Kiến nghị với chính phủ
Ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến DN nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản quy phạm pháp luật; Xây dựng hệ thống các quy định cụ thể với các chế tài xử phạt nghiêm minh về việc góp vốn kinh doanh thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, các số liệu báo cáo quyết toán trên giấy tờ, sổ sách của DN; Sửa đổi ban hành các luật và các quy định nhằm xây dựng một khuung pháp luật toàn diện và hiện đại về hoạt động ngân hàng nói chung và quy trình cấp tín dụng nói riêng để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các Ngân hàng thực hiện và thực thi c ác chức năng của mình Bên cạnh đó, cần duy trì chính sách kinh tế nhất quán đảm bảo cho môi trường kinh tế ổn định; Hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán
Nên sớm thành lập tổ chức chuyên cung cấp thông tin, chuyển tải luật lệ, quy định đến các ngân hàng nói riêng và dân cư nói chung Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý thích đáng những tổ chức tín dụng không báo cáo thông tin theo đúng quy định, báo cáo không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
4.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước
Nhằm giúp đỡ, NHNN cần thực hiện chức năng chỉ đạo và xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ; nghiên cứu tập trung xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam Bộ chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho ngân hàng cái nhìn khách quan về tình hình DN, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các ngân hàng khi mỗi ngân hàng không cần tự lập cho mình một bộ chỉ tiêu ngành riêng
Tiếp tục hoàn thành cơ chế cho vay, tài sản bảo đảm và quy chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát:
Ngân hàng nhà nước ban hành các quy định liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng như quy định về kiểm toán độc lập, quy định về kiểm toán nội bộ, quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của rổ chức tín dụng và các quy định khách bảo đảm sự giám sát của công chúng đối với kết quả hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng Ngoài ra, NHNN cũng cần trực tiếp thanh tra kiểm tra hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các khoản cho vay đầu tư lớn, cho vay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kĩ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh cáo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Đội ngủ thành tra của ngân hàng nhà nước cần có năng lực chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đực và tinh thần trách nhiệm cao để có thể đưa ra được những nhận định, kết luận giúp Ngân hàng thương mại nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
4.4.3 Kiến nghị ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
SHB chi nhánh Vũng Tàu cần áp dụng công nghệ thông tin hóa trong hoạt động tín dụng đặc biệt là trong công tác thẩm định tín dụng Chẳng hạn như cần tìm hiểu và cung cấp cho chi nhánh một số phần mềm hiện đại phục vụ cho quá trình giao dịch tín dụng nhanh chóng gọn hơn Và đặc biệt giảm tối đa các rủi ro trong thẩm định tín dụng mang lại Ngoài ra, Ngân hàng phải nâng cao công tác kiểm tra nội bộ Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, SHB CN Vũng Tàu cần xây dựng quy trình quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành; Nâng c ao vai trò của kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động tín dụng
Bên cạnh đó, SHB cần Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin; Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định, khả năng phân tích tài chính khách hàng; Chú trọng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng; Nâng cao khả năng thẩm định bảo đảm tiền vay; Tăng cường chính sách khách hàng
Không chỉ vậy, SHB CN Vũng Tàu bố trí cán bộ thẩm định sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người Không nên phân cán bộ thẩm định phụ trách khối doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh như hiện nay nên phân theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu loại ngành nghề đó
Song song, SHB CN Vũng Tàu cần thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp pháp luật hiện hành, đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại vay…xóa bỏ cơ chế “ một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký “ nhắm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng
Quan trọng, SHB CN Vũng Tàu nên thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng; năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác, sử dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả nhất Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng, khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại
SHB cần hoàn thiện tốt hơn nữa về chế độ lương thưởng Phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng và hợp lý đối với năng lực của từng nhân viên trong ngân hàng Tránh tình trạng nhân viên so sánh việc lương thưởng, chế độ ưu đãi của SHB chi nhánh Vũng Tàu với những ngân hàng khác nhằm mục định ổn định nguồn nhân lực lâu dài Giảm bớt hiện tượng nhân lực thay đổi thường xuyên như hiện nay khiến cho công việc không ổn định và mất thời gian cho việc tuyển dụng và đào tạo Cũng như nhằm mục đích đảm bảo tâm lý ổn định cho nhân viên tại chi nhánh SHB
Trong thời gian tới chi nhánh SHB Vũng Tàu cần phải ổn định được nguồn nhân lực Bên cạnh ổn định được các nhân viên có kinh nghiệm thì cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên trẻ thông qua sự dìu dắt của những nhân viên đi trước đã có kinh nghiệm uyên thâm Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động tín dụng cho chi nhánh
Chi nhánh cần giám sát theo dõi về thời gian làm việc của từng nhân viên trong chi nhánh để tránh tình trạng lãng phí thời gian của nhân viên khi làm việc Cần chặt chẽ hơn nữa trong việc thực hiện tác phong làm việc, đồng phục của ngân hàng…để tạo được môi trường làm việc tốt hơn
Qua bài nghiên cứu trên, em đã tìm hiểu cũng như hoàn thành xong các nội dung: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói chung, SHB Chi nhánh Vũng Tàu nói riêng; Về cơ sở lý luận về Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHTM; Nêu rõ Thực trạng về Quy trình cho vay doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu; Và Đưa ra các Giải pháp nâng cao chất lượng trong Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại SHB Chi nhánh Vũng Tàu Vì Ngân hàng mang tính chất nhạy cảm và bảo mật cao nên việc thu thập thông tin và tìm hiểu sâu trong Quy trình hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế Ngoài ra, do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên những giải pháp đưa ra chưa thể bao quát hết tình trạng thực tế của Ngân hàng và bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em mong thầy cô thông cảm sự thiếu sót cũng như hạn chế về kiến thức của em Em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô, anh chị trong Ngân hàng Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Ngọc Khanh – Thầy hướng dẫn bài báo cáo cho em, Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo
Nhìn chung, Em thấy Quy trình hoạt động tín dụng của ngân hàng SHB chi nhánh Vũng Tàu đã đảm bảo tương đối sự thống nhất, không có sự chồng chéo, tiết kiệm được nhiều thời gian trong công việc Việc cung ứng vốn tài trợ cho các phương án gặp nhiều thuận lợi, ngân hàng giải ngân vốn nhanh chóng tạo niềm tin với khách hàng Giúp khách hàng có tâm lý thoải mái, an tâm khi tiến hành giao dịch cùng ngân hàng Ban lãnh đạo luôn quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời với những thay đổi nhạy cảm của tình hình kinh tế Chính vì thế, anh chị em phòng tín dụng ngân hàng luôn chủ động trong công tác, nỗ lực phấn đấu, cùng cố gắng thực hiện các chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo đã đề ra
❖ Cảm nhận trong khoảng thời gian thực tập tại SHB CN Vũng Tàu