1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN THẠC SĨ] Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng công nghệ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYỄN HỮU HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA KHÁCH

HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2023

Trang 2

-NGUYỄN HỮU HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA KHÁCH

HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 09 năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi có sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn và vào thời điểm công bố đây là công trình duy nhất Các trích dẫn đều được thực hiện rõ ràng theo quy định

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 16 tháng 9 năm 2023

Học viên

Nguyễn Hữu Hoàng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn, Thầy TS Nguyễn Quang Vinh đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giảng huấn, Ban Giám hiệu trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu và các Cô, các Thầy thuộc Viện Đào tạo Sau Đại học và Phát triển nguồn nhân lực đã dành nhiều tâm huyết cho cá nhân tôi trong suốt tiến trình học tập tại trường

Tôi xin cảm ơn Gia đình và bè bạn đã luôn luôn ủng hộ tôi trong học tập, nghiên cứu và công tác

Trân trọng!

Học viên

Nguyễn Hữu Hoàng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 7

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu 8

1.6 Đóng góp mới của luận văn 9

1.7 Kết cấu của luận văn 9

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

2.1 Lý thuyết về ngân hàng số 11

2.1.1.Lý thuyết về ngân hàng số 11

2.1.2.Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử 12

2.1.3.So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử 13

2.1.3.1.Điểm chung 13

2.1.3.2.Điểm chung về tính năng 13

Trang 6

2.1.3.3.Lợi ích chung 14

2.1.4.Hạn chế chung 14

2.1.5.Điểm khác biệt 14

2.1.6.Tính ưu việt của ngân hàng số và ngân hàng điện tử 17

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ 17

2.2.1.Yếu tố kinh tế 17

2.2.2.Yếu tố luật pháp 18

2.2.3.Yếu tố hạ tầng công nghệ 18

2.2.4.Yếu tố nhận thức vai trò của ngân hàng điện tử 18

2.2.5.Yếu tố thói quen thanh toán không dùng tiền mặt 18

2.2.6.Yếu tố chính sách marketing của đơn vị triển khai dịch vụ công nghệ 19

2.2.7.Yếu tố tiện ích của dịch vụ công nghệ 19

2.2.8.Yếu tố sự bảo mật và an toàn của dịch vụ công nghệ 19

2.2.9.Yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ 19

2.3 Các mô hình nghiên cứu chấp nhận sử dụng công nghệ 20

2.3.6.Mô hình chấp nhận sử dụng máy tính cá nhân MPCU 23

2.3.7.Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) 24

2.4 Tổng quan công trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến 25

2.4.1.Tổng quan nghiên cứu 25

2.4.1.1.Các nghiên cứu trong nước 25

2.4.1.2.Các nghiên cứu ngoài nước 33

2.4.2.Mô hình nghiên cứu đề xuất 40

2.4.3.Thành phần trong mô hình 41

2.4.3.1.Biến độc lập 41

Trang 7

2.4.3.2.Biến phụ thuộc 42

2.4.4.Các giả thuyết trong mô hình 43

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 45

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

3.1 Mô hình nghiên cứu 46

3.1.1.Các bước triển khai nghiên cứu 46

3.1.2.Nghiên cứu định tính 46

3.1.3.Kết quả nghiên cứu định tính 47

3.1.4.Mô hình nghiên cứu chính thức 47

3.1.5.Thang đo 48

3.1.6.Dữ liệu và mô hình nghiên cứu 51

3.2 Phân tích định lượng 52

3.2.1.Phân tích độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha 52

3.2.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA 53

3.2.3.Các tiêu chí trong phân tích EFA 53

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 55

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 56

4.1 Tổng quan Ngân hàng Quân đội chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu 56

4.1.1.Hoạt động và đặc điểm của Ngân hàng 56

4.1.1.1.Hoạt động của Ngân hàng 56

4.1.1.2.Đặc điểm của Ngân hàng 57

4.1.2.Cơ cấu tổ chức 57

4.1.2.1.Ban Giám đốc Ngân hàng 57

4.1.2.2.Các phòng, ban nghiệp vụ (04 phòng ban) 58

4.1.2.3.Các phòng giao dịch trực thuộc 58

4.2 Phân tích dữ liệu khảo sát 59

4.2.1.Mẫu khảo sát 59

4.2.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha 59

4.2.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA 62

Trang 8

4.2.3.1.Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập 62

4.2.3.2.Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 65

4.3 Phân tích hồi quy đa biến 67

4.3.1.Phân tích tương quan 67

4.3.2.Phân tích hồi quy 68

4.3.3.Kiểm định mô hình 69

4.3.3.1.Kiểm định sự phù hợp của mô hình 69

4.3.3.2.Kiểm định đa cộng tuyến 69

4.3.3.3.Kiểm định hiện tượng tự tương quan 70

4.3.3.4.Kiểm định phương sai thay đổi 70

4.3.3.5.Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 72

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 72

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 75

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Hàm ý quản trị 76

5.2.1.Đối với yếu tố Hiệu quả mong đợi 76

5.2.2.Đối với yếu tố Ảnh hưởng xã hội 77

5.2.3.Đối với yếu tố Nhận thức về rủi ro 79

5.2.4.Đối với yếu tố Thương hiệu, hình ảnh 79

5.2.5.Đối với yếu tố Chi phí dịch vụ cạnh tranh 80

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 81

5.3.1.Hạn chế của đề tài 81

5.3.2.Hướng nghiên cứu tiếp theo 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH CHUYÊN GIA i

PHỤ LỤC 02: BẢNG CÂU HỎI CHUYÊN GIA ii

PHỤ LỤC 03: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ix

PHỤ LỤC 04: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG xiii

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử 15

Bảng 2 3 Các giả thuyết của mô hình 43

Bảng 2 4 Tổng hợp thông tin các biến độc lập và biến phụ thuộc 44

Bảng 3 1 Kết quả nghiên cứu định tính 47

Bảng 3 2 Thang đo 48

Bảng 4 1 Mẫu khảo sát 59

Bảng 4 2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 60

Bảng 4 3 KMO and Bartlett's Test của biến độc lập 62

Bảng 4 4 Tổng phương sai giải thích 62

Bảng 4 5 Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập 63

Bảng 4 6 KMO and Bartlett's Test của biến phụ thuộc 65

Bảng 4 7 Bảng nhân tố biến phụ thuộc 66

Bảng 4 8 Kết quả phân tích tương quan 67

Bảng 4 9 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 68

Bảng 4 10 Mức độ giải thích của mô hình 69

Bảng 4 11 Mức độ phù hợp của mô hình Phân tích phương sai ANOVA 69

Bảng 4 12 Kiểm định Spearman's rho 70

Bảng 4 13 Kết quả nghiên cứu 73

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2 1 Mô hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975) 20

Hình 2 2 Mô hình TPB của Ajzen (1985) 21

Hình 2 3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 22

Hình 2 4 Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) 23

Hình 2 5 Mô hình MPCU của Triandis (1977) 24

Hình 2 6 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (2003) 25

Hình 2 8 Mô hình nghiên cứu đề xuất 40

Hình 3 1 Mô hình nghiên cứu chính thức 48

Hình 4 1 Phân phối chuẩn của phần dư 72

Sơ đồ 3 1 Các bước nghiên cứu 46

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng công nghệ của

khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu”

đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng công nghệ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Luận văn xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng để tiếp cận và khám phá cơ chế của sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chấp nhận sử dụng công nghệ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Kết quả mô hình gồm các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng Công nghệ (CN) của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu, với 180 bảng câu hỏi được phát ra kết quả thu về là 165 bảng trả lời phù hợp

Với kết quả thu được, luận văn đã tiến hành đưa vào phần mềm SPSS để xử lý và đưa ra kết quả gồm có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng quân đội chi nhánh tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là: (1) Hiệu quả mong đợi (X3); (2) Ảnh hưởng xã hội (X1); (3) Nhận thức về rủi ro (X2); (4) Thương hiệu, hình ảnh (X5); (5) Chi phí dịch vụ cạnh tranh (X6) với mức độ ảnh hưởng lần lượt là: 49%; 21%; 13%; 9%; 9% Cuối cùng, một số hạn chế nghiên cứu được đề cập trong nghiên cứu này

Từ khóa: Ngân hàng quân đội; Khách hàng doanh nghiệp; Chấp nhận sử dụng công nghệ; Bà Rịa-Vũng Tàu; Yếu tố

Trang 13

ABSTRACT

Research on the factors affecting the acceptance of technology use of companies at the military bank branch in Ba Ria-Vung Tau province has clarified the factors affecting the acceptance of technology use by companies at Military Bank branch in Ba Ria-Vung Tau province By building and testing a research model on consumer behavior to approach and explore the mechanism of the influence of factors on the acceptance of technology use of companies at the military bank branch of Ba Ria-Vung Tau province The model results include factors affecting the acceptance of technology use by companies at the military bank branch in Ba Ria-Vung Tau province After collecting data, with 180 questionnaires issued, the results were 165 tables, of which the table was appropriate

With the obtained results, they are entered into SPSS software to process and give the following results, there are 5 factors affecting the acceptance of technology use by companies at Military Bank, Ba Ria province branch - Vung Tau is: (1) Expected effect (X3); (2) Social influence (X1); (3) Risk perception (X2); (4) Trademark, image (X5); (5) Competitive service cost (X6) with influence level of: 49%; 21%; 13%; 9%; 9% Finally, some research limitations are mentioned in this study

Keywords: Military bank; Companies; Accept the use of technology; Ba Ria - Vung Tau; Element

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngân hàng (NH) là một trong những ngành kinh tế đi đầu trong việc chuyển đổi số vì tính đặc thù ứng dụng thường xuyên với CN Với đặc thù giao dịch (GD) tài chính, tiền và các khoản tương đương tiền là một loại sản phẩm đặc biệt, có tính phi vật chất nên việc số hóa sản phẩm này là vô cùng thuận lợi Bên cạnh đó, vì tính an toàn, bảo mật và tiện lợi cao khi số hóa và GD trên nền tảng số, các ngân hàng đã chuyển dịch nhanh chóng từ các phương thức GD truyền thống trên giấy tờ và chứng từ sang GD số trên nền tảng CN là website và các phần mềm ứng dụng được cài đặt vào các điện thoại thông minh Từ chỗ khách phải đến các bục GD và ký tá vào hàng đống giấy tờ theo phương thức GD truyền thống, ngày nay hầu hết các ngân hàng đã cho phép khách hàng GD trên mọi hoạt động thông qua máy tính và điện thoại thông minh

Vấn đề đặt ra là CN trong nước và thế giới liên tục thay đổi, trong khi hành vi của khách hàng (KH) chưa thể theo kịp và thích ứng với CN Có những rào cản lớn liên quan tới yếu tố văn hóa, truyền thống, sự lo lắng về rủi ro khi tiếp cận và sử dụng CN để GD thay cho cách thức GD giấy trắng mực đen đã ăn sâu vào văn hóa truyền thống của đa số KH trong nước cần phải có thời gian và phương thức để giúp KH hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa phương thức GD mới đầy tiện dụng và hiệu quả

Năm 2017, nhóm tác giả Kottler.P, Kartajaya.H và Setiawan I đã nghiên cứu (NC) và công bố kết quả có liên quan đến việc thay đổi hành vi KH và nhu cầu người tiêu dùng trên cơ sở ứng dụng sự phát triển của khoa học CN có kết hợp với việc trải nghiệm hóa và cá nhân hóa cùng với việc xóa bỏ nỗi đau KH và tạo ra cảm xúc trải nghiệm cao cho KH NC này cũng đã đề cập đến các khái niệm mới liên quan đến CN trên nền tảng Internet như Sharing Economy – nền kinh tế chia sẻ, Now Economy – nền kinh tế tức thời, Knowledge Economy – nền kinh tế tri thức Đây là các kiến thức nền tảng giúp cho ngành kinh tế NH – một thành phần của nền kinh tế có khả

Trang 15

năng số hóa cao – phát triển và ứng dụng giúp KH có những trải nghiệm hiệu quả hơn

Tại Việt Nam, cùng với sự đổi mới và cởi mở hơn trong các chính sách, Công Nghệ (CN) ứng dụng vào các hoạt động kinh doanh (KD) tài chính và NH cần được có cơ chế kiểm soát mạnh mẽ và chặt chẽ (Fintech) đã tháo gỡ nhiều khó khăn và tạo điều kiện chuyển đổi đột phá cho hệ thống KD có liên quan

Theo thống kê, tính đến quý 2/2023, Mobile Banking đạt là 220% về tốc độ tăng trưởng Trong đó, khoảng 38 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán NH mỗi ngày Phần lớn các NH Việt Nam đã triển khai NH số ở cấp độ cơ bản Bao gồm số hóa quy trình và kênh giao tiếp Bên cạnh đó một số NH tiên phong ứng dụng nền tảng dữ liệu

Dự báo được đưa ra từ một cuộc khảo sát do Ernst & Young thực hiện gần đây, trong đó 42% NH Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số Trong khi đó, có 28% NH đã đưa chiến lược số hóa vào hoạt động KD của mình

Có thể nói chuyển đổi số là yêu cầu thiết yếu, bắt buộc đối với mọi tổ chức tài chính nói chung và NH nói riêng trong việc tồn tại và phát triển thịnh vượng

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - MBB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2023 với tất cả các mảng KD đều tăng trưởng mạnh

Tính riêng trong quý 2/2023, lợi nhuận trước thuế của MB đạt tới 4.642 tỷ đồng, tăng gần 82% Trong kỳ, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng là 10.116 tỷ đồng, tăng 31% Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 7.169 tỷ đồng, chỉ tăng gần 24% song thu nhập ngoài lãi tăng rất mạnh

Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2022, MBBank đạt gần 42.000 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 32% so với năm trước Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 29.000 tỷ đồng, tăng 32,2%; lãi thuần từ các hoạt động KD ngoài lãi tăng 54,5%

Nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ, chi phí (CP) hoạt động của NH được kiểm soát, tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu (CP hoạt động tăng 21,2%) Bên

Trang 16

cạnh đó, chất lượng tín dụng tốt, bao phủ nợ xấu ở mức cao giúp CP dự phòng của NH không tăng quá mạnh (CP dự phòng rủi ro năm 2022 tăng 37%, tương đương mức tăng của tổng thu nhập hoạt động)

Sau khi trừ chi phi, MBBank ghi nhận lãi trước thuế 18.008 tỷ đồng cho năm 2022, tăng 58,6% so với năm 2021 và đứng thứ tư toàn hệ thống, sau Vietcombank, Techcombank và gần đuổi kịp VietinBank

Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của MBBank đạt 809.000 tỷ đồng, tăng 24,6%; cho vay KH tăng 22,8%, tiền gửi KH tăng 26,4%

Cập nhật quý 2/2023: kết quả KD tăng mạnh Cụ thể, tính riêng quý gần nhất, NH này ghi nhận 9.700 tỷ đồng tổng doanh thu hoạt động, cao hơn 30% so với số thu cùng kỳ năm liền trước Tỷ lệ này tương đương với việc MBBank đã thu về nhiều hơn gần 2.200 tỷ trong quý 2 gần nhất so với cùng kỳ

Đóng góp chính vào tăng trưởng doanh thu quý vừa qua của MBBank vẫn là hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần tăng 30%, đạt 7.500 tỷ đồng So với cùng kỳ năm trước, mức lãi thuần từ hoạt động cho vay này đã tăng tới 1.400 tỷ, chiếm gần 72% tổng số doanh thu tăng thêm trong quý của NH

Ngoài ra, nguồn thu từ các hoạt động Dịch Vụ (DV) cũng tăng 18%; thu từ KD ngoại hối tăng 115%; mua bán chứng khoán KD, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn tăng 180% cũng mang về cho MBBank thêm gần 1.850 tỷ đồng

Trong bối cảnh tổng doanh thu tăng gần 1/3 so với cùng kỳ, CP hoạt động MBBank phải chi ra trong quý gần nhất chỉ cao hơn chưa tới 9% so với quý 2/2023 Đây là nguyên nhân chính giúp NH ghi nhận khoản lãi trước thuế lên tới 3.898 tỷ đồng, cao hơn 32% so với cùng kỳ năm trước, bất chấp CP dự phòng rủi ro tín dụng đã tăng hơn gấp đôi trong quý 3 này

Cụ thể, trong quý gần nhất, MBBank đã phải chi ra gần 1.800 tỷ đồng CP dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi số chi cùng kỳ chỉ là gần 890 tỷ đồng

Trang 17

Khoản lãi trước thuế gần 4.800 tỷ quý 2 kể trên cũng là mức lãi một quý cao thứ 2 trong lịch sử KD của MBBank, chỉ xếp sau mức lãi gần 4.800 tỷ đồng mà nhà băng này ghi nhận được trong quý 2 năm nay

Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của MBBank trong quý gần nhất là 3.250 tỷ đồng, cũng cao hơn 32%

Tính chung 6 tháng, nhà băng này ghi nhận tổng cộng 18.900 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 12.000 tỷ, tăng lần lượt 32% và 45% so với cùng kỳ Đây là kết quả KD 6 tháng cao nhất mà NH ghi nhận được sau gần 30 năm hoạt động

Năm nay, ban lãnh đạo MBBank dự kiến thu về mức lãi trước thuế 13.200 tỷ đồng Như vậy, sau 9 tháng, NH đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch đề ra

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của MBBank ước đạt 600.600 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm Trong đó, 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là tiền gửi KH và cho vay KH đều tăng hai con số

Cụ thể, tiền gửi KH tại MBBank đến ngày 30/6 năm nay vào khoảng 360.000 tỷ, cao hơn 12% so với đầu năm và cho vay KH đạt 420.400 tỷ, tăng 15%

Cũng đến cuối quý 2, MBBank có tổng cộng gần 3.600 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 0,95% tổng dư nợ cho vay KH Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 38% so với đầu

Cập nhật 6 tháng 2023: lợi nhuận đạt 6.500 tỷ, tăng 58%, thu nhập nhân viên lên 32 triệu/tháng Trong đó, riêng quý 2 vừa qua, nhà băng này ghi nhận trên 9.800 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2022 Tăng trưởng doanh thu kỳ này của MBBank chủ yếu vẫn đến từ tăng trưởng ở hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần tăng ròng gần 2.200 tỷ, tương đương 45%

Ngoài ra, hầu hết mảng KD còn lại của NH từ DV, ngoại khối, mua bán chứng khoán KD, chứng khoán đầu tư và góp vốn, đầu tư dài hạn đều ghi nhận tăng trưởng dương

Trang 18

Ở chiều ngược lại, CP hoạt động chỉ tăng 32%, thấp hơn nhiều so với đà tăng doanh thu nên bất chấp việc phải dành hơn 2.500 tỷ CP dự phòng rủi ro tín dụng trong quý (cao gấp đôi cùng kỳ), MBBank vẫn thu về khoản lãi trước thuế 3.600 tỷ đồng, tăng 19% Lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng và đạt 2.930 tỷ đồng

Tính chung kỳ 6 tháng từ đầu năm, nhà băng này đã ghi nhận trên 21.100 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, cao hơn 43% so với cùng kỳ, tương đương mức tăng ròng hơn 5.500 tỷ

Đây là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận trước thuế nửa năm nay của MBBank đạt 8.986 tỷ, tăng 59%, trong khi lợi nhuận ròng cũng đạt 7.450 tỷ đồng, cao hơn 55%

Đây là mức lợi nhuận bán niên cao nhất từ trước đến nay mà MBBank ghi nhận được Nếu so với kế hoạch lãi 13.200 tỷ đồng trước thuế đề ra cho cả năm, NH đã thực hiện được 61% chỉ tiêu chỉ sau một nửa chặng đường

Đến cuối tháng 6, tổng tài sản cân đối với nguồn vốn của MBBank đạt trên 532.000 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm Các chỉ tiêu tài chính quan trọng cũng đều ghi nhận tăng trưởng tốt với cho vay KH tăng 12%, đạt 335.100 tỷ và tiền gửi KH tăng 12%, đạt gần 360.500 tỷ đồng

Mới đây MBBank cũng đã được NH Nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm nay từ 12,5% lên 16%, tạo thêm dư địa để NH tăng cho vay nửa cuối năm

Ngoài kết quả KD tăng mạnh nửa năm qua, báo cáo tài chính quý của MBBank còn cho biết NH đã tăng mạnh các khoản chi tiền lương, thưởng và thu nhập cho nhân viên của mình

Cụ thể, thu nhập bình quân của nhân viên MBBank cùng các công ty con nửa đầu năm nay đã tăng lên mức 32,64 triệu/người/tháng, trong khi nửa đầu năm 2023 mức thu nhập này mới là 30,39 triệu/người/tháng

Trang 19

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện có hầu hết các NH hiện hữu trên cả nước Các NH này cũng đã và đang triển khai các dịch vụ NH số để theo kịp tốc độ phát triển chung của hệ thống NH trên cả nước Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động số hóa DV vẫn chỉ đang được thực hiện từng bước chưa hoàn thiện, chưa toàn diện Vì tính tự chủ và cạnh tranh tự do nên mỗi NH có một cách thức triển khai riêng trên các nền tảng CN và công cụ khác nhau Trong đó Internet banking và Mobile Banking là hai CN đang được ưa chuộng và từng bước được KH chấp nhận Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và chấp nhận CN này vẫn còn sự dè dặt và chưa chiếm trọn lòng tin của KH bởi những lỗi kỹ thuật, lỗi thời gian thực và một số các rủi ro tiềm tàng khác đã gây ra cho KH trong thời gian qua

Chính vì thế, tác giả quyết định tìm hiểu chủ đề: “Các yếu tố ảnh hưởng đến

chấp nhận sử dụng công nghệ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Quân đội chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu”, phục vụ cho việc xây dựng luận văn tốt nghiệp

để góp phần đưa ra các hàm ý quản trị đệ trình lên lãnh đạo chi nhánh NH này có thêm thông tin hỗ trợ ra quyết định trong việc củng cố và phát triển bền vững hơn nữa các hoạt động KD nói chung và chăm sóc KH doanh nghiệp nói riêng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của NC này là làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Bằng việc xây dựng và kiểm định mô hình NC về hành vi tiêu dùng để tiếp cận và khám phá cơ chế của sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH

doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

Trang 20

Thứ hai: Đánh giá những ảnh hưởng yếu tố đến chấp nhận sử dụng CN của KH

doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

Thứ ba: Gợi ý hàm ý quản trị nhằm tăng cường sự chấp nhận sử dụng CN của

KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

Điều này có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp vào việc làm sâu sắc hơn hiểu biết về hành vi người tiêu dùng Đối với hoạt động KD của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển KD Đối với nhà quản lý, đây là cơ sở khoa học để ban hành các chính sách quản lý, tạo hành lang pháp lý nhằm cân bằng thị trường tài chính NH

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

(i) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT?

(ii) Mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng công nghệ của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT như thế nào?

(iii) Hàm ý quản trị nào nhằm tăng cường sự chấp nhận sử dụng công nghệ của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng công

nghệ của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

Khách thể nghiên cứu là KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh

BR-VT

Phạm vi NC của luận văn được giới hạn trong phạm vi về thời gian, không gian và phạm vi về nội dung NC

Trang 21

Về thời gian: dữ liệu thu thập được sử dụng trong NC này nằm trong giai đoạn

từ 2019 đến 2022 Thời gian thu thập dữ liệu từ điều tra chính thức là từ tháng thời 01/4/2023 đến tháng 30/4/2023

Về không gian: Mục tiêu NC của luận văn nhằm hướng đến các yếu tố ảnh hưởng

đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh VT Vì vậy, để tập trung vào mục tiêu này, KH doanh nghiệp khảo sát là những người đã từng sử dụng CN

BR-Về nội dung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của

KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT, đánh giá những ảnh hưởng yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Từ đó, gợi ý hàm ý quản trị nhằm tăng cường tăng cường sự chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp NC được sử dụng trong luận văn là kết hợp phương pháp NC định tính và phương pháp NC định lượng Do vậy, cần thiết sử dụng phương pháp NC định tính để phân tích khám phá bước đầu, đánh giá sự phù hợp của mô hình, hiệu chỉnh thang đo các biến trong NC định lượng đối với bối cảnh NC ở Việt Nam Phương pháp NC định tính được thực hiện bằng thảo luận nhóm với 7 chuyên gia trong lĩnh vực NH, 8 KH đại diện doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT

Nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn nhằm kiểm định mô hình lý thuyết, các mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình lý thuyết và các giả thuyết NC được đề cập đến Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi được phát cho KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Kết quả NC dựa trên kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phần mềm sử dụng trong phân tích kết quả NC định lượng là SPSS 21

Trang 22

1.6 Đóng góp mới của luận văn

Về mặt lý thuyết: Kết quả NC cho thấy cơ sở khoa học để xác định những yếu

tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Mô hình lý thuyết được đề xuất trong NC này phản ánh mối quan hệ tổng quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Luận văn giúp xác định mức tác động của các yếu tố có tác động tới quy trình ra quyết định của KH

Về mặt thực tiễn: Các bằng chứng thực nghiệm trong NC của luận văn này cho

thấy sự ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT như thế nào Điều này giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin có ý nghĩa khi đưa ra quyết định đầu tư, xác định trọng tâm trong hoạt động khai thác thị trường Đồng thời, kết quả NC cũng cho thấy xu hướng chấp nhận sử dụng CN của KH doanh nghiệp tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT hiện nay như thế nào

1.7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu;

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trang 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 được tác giả trình bày tổng cộng có bảy mục chính, mục đầu tiên trình bày về tính cấp thiết của đề tài, trong đó nhấn mạnh việc cần thiết tăng cường giúp KH doanh nghiệp chấp nhận ứng dụng CN tại NH quân đội chi nhánh tỉnh BR-VT Mục thứ hai tác giả xác định mục tiêu được chia thành hai mục con để trình bày mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể làm kim chỉ nam cho bài luận văn hướng tới Ba câu hỏi NC cốt lõi cũng được trình bày cụ thể trong chương này Mục thứ tư được chia thành ba mục con để trình bày về đối tượng khảo sát, đối tượng NC và xác định phạm vi NC của luận văn Các phần cuối của luận văn đã trình bày về phương pháp NC, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cùng với kết cấu luận văn gồm có năm chương chính thức

Sau đây, tác giả tiếp tục trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình NC chương 2

Trang 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về ngân hàng số

2.1.1 Lý thuyết về ngân hàng số

Để làm rõ về khái niệm Ngân Hàng Số (NHS) và ứng dụng của nó trong thực tiễn, trước hết cần điểm lại cách thức hoạt động của ngân hàng phi số, tức là hoạt động của ngân hàng thường gọi là truyền thống Cách thức của ngân hàng truyền thống là giữa KH và ngân hàng giao tiếp trực tiếp với nhau thông qua việc giao nhận tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản có giá trị khác, kiểm đếm trực tiếp tại quầy và xác thực hai bên bằng việc ký vào chứng từ thu chi là tờ giấy Với cách thực thi truyền thống này, công việc chỉ diễn ra trong giờ hành chính và bị giới hạn bởi các điểm yếu khác như năng lực phục vụ, thiếu hụt nguồn nhân lực và các thiết bị phục vụ khác Trong khi đó, NHS và các hoạt động tương ứng của NHS không thực hiện như phương thức truyền thống, thay vào đó KH và ngân hàng GD với nhau thông qua một nền tảng CN trực tuyến Cụ thể đó là KH được ngân hàng cấp tài khoản và tự động thực hiện các GD trên nền tảng Internet và các thiết bị di động thông minh có kết nối internet và các phần mềm ứng dụng do ngân hàng phát hành được cài đặt trong các thiết bị ấy PappuRajan and Saranya (2018) Hoạt động của NHS diễn ra mọi lúc mọi nơi, không bị hạn chế bởi giờ hành chính, bởi nhân viên GD hay bất kỳ một sự ngăn cản nào từ cơ sở vật chất KH và ngân hàng cũng không cần ký tá gì với nhau, không kiểm đếm tiền mặt và không gặp phải các rủi ro về an ninh, rủi ro mất mác tiền, rủi ro gặp phải tiền giả cũng được hạn chế tối đa Hiệu quả và tốc độ GD trên nền tảng NHS theo đó cũng tốt hơn gấp nhiều lần so với việc GD truyền thống

Nghiên cứu của nhóm tác giả Krishna, Kulin và Trivedi (2019) về NHS cũng có quan điểm tương tự với PappuRajan and Saranya (2018) khi cho rằng mọi thủ tục giấy tờ như phải ký phát tờ Sec, ký các phiếu thanh toán, hợp đồng và các chứng từ tài chính khác đều đã được bãi bỏ khi KH GD với ngân hàng trên nền tảng số Thông qua nền tảng trực tuyến bằng Website và hoặc ứng dụng trên máy vi tính và trên thiết bị di động thông minh đã hỗ trợ KH làm việc với ngân hàng 24 trên 7 trong thời gian

Trang 25

thực Điều này tránh được việc phải chờ đợi và mất thời gian di chuyển đến bục GD tại các chi nhánh ngân hàng thực tế Các ngân hàng ảo theo đó phục vụ đầy đủ và rất nhanh các nhu cầu chuyển tiền, gửi tiền, nhận tiền và các GD tài chính khác.

Trước đó, vào năm 2017, học giả Sarma cũng có định nghĩa về NHS là hệ thống cung cấp cho KH thao tác trên các ứng dụng trên máy tính và điện thoại thông minh Tác giả này cũng khuyến cáo rằng bên cạnh những tiện lợi trên nền tảng số thì điểm bất lợi đó là phải đầu tư từ cả phía KH và cả phía ngân hàng các thiết bị di động, các thiết bị kỹ thuật số, các thuật toán ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng về IoT (Internet of Thing) Đến năm 2021, tác giả Anh NT tiếp tục phát triển định nghĩa này của Sarma trong đó chú trọng hơn nữa mặt bảo đảm an toàn và quản trị rủi ro chủ quan như ý đồ lừa đảo và các rủi ro khách quan khác đến từ lỗi hệ thống.

2.1.2 Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử

Tiong (2020) cho rằng: "Dịch vụ ngân hàng số là mô hình hoạt động KD hiện đại trên cơ sở số hoá tất cả các hoạt động ngân hàng, khác với ngân hàng điện tử chỉ là một dịch vụ bổ sung vào dịch vụ ngân hàng truyền thống."

Anh NT (2021) cho rằng: "Dịch vụ ngân hàng số - Digital Banking - rất dễ nhầm lẫn với dịch vụ ngân hàng điện tử - Ebanking Theo đó, NHS là việc thực hiện toàn bộ hoạt động cung ứng dịch vụ và GD với KH thông qua các ứng dụng CN Trong khi đó, DV Ngân Hàng Điện Tử (NHĐT) là một dạng sản phẩm bổ sung của ngân hàng, có ứng dụng CN, internet nhưng đều xuất phát từ các DV truyền thống, cách thức cung ứng DV về cơ bản vẫn mang tính chất của một ngân hàng truyền thống."

Từ các định nghĩa gần đây của Tiong và Anh NT có điểm tương đồng và cũng cho thấy bên cạnh điểm giống nhau giữa NHS và NHĐT là đều có chú trọng đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật CN, đặc biệt là CN thông tin và trí tuệ nhân tạo vào trong các hoạt động của một ngân hàng Sự khác nhau giữa NHS và NHĐT vẫn thể hiện rõ rệt đó là NHS muốn nói lên sự toàn diện trong các hoạt động của một ngân hàng đều không còn sự can thiệp trực tiếp của con người mà đều thông qua hệ thống máy tính kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động của quá trình GD, sinh lời, trả gốc và NHĐT là khái

Trang 26

niệm chỉ để nói lên một khía cạnh lấy CN để hỗ trợ cho một phần nào đó, một công đoạn nào đó mà một ngân hàng truyền thống đã và sẽ ra lệnh cho NHĐT tham gia thực hiện phần hành của mình

2.1.3 So sánh ngân hàng số và ngân hàng điện tử

2.1.3.1 Điểm chung

Do sở hữu những tính năng, đặc điểm tương tự nhau và cùng hoạt động trên nền tảng internet nên dù thế nào đi nữa, có sự khác biệt nào đó thì cả NHS và NHĐT đều đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu CP, thời gian và công sức của cả phía ngân hàng và của KH trong suốt quá trình GD tài chính

2.1.3.2 Điểm chung về tính năng

Ngân hàng số (NHS) và ngân hàng điện tử (NHĐT) đều là DV ngân hàng trực tuyến cho phép KH có thể GD không dùng tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán DV, hóa đơn, chuyển tiền,… Hai DV này có nhiều tính năng cơ bản giống nhau như:

- Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống: KH có thể chuyển tiền cùng ngân hàng

hoặc liên ngân hàng nhanh chóng chỉ trong một vài phút Mọi GD đều có thể thực hiện ngay lập tức, dù vào thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ Tết

- Truy vấn số dư tài khoản: KH có thể xem danh sách tài khoản, số dư khả dụng

có trong tài khoản

- Thanh toán hóa đơn điện tử: Đây là hình thức thanh toán trực tuyến, thông

qua một vài thao tác đơn giản, người dùng có thể dễ dàng nạp, chuyển hay rút tiền tùy ý

- Gửi tiết kiệm: KH có thể gửi tiền tiết kiệm ngay trên kênh NHĐT hay NHS

mà không cần làm các thủ tục mở sổ tiết kiệm như cách thông thường tại quầy GD

Trang 27

Giao dịch (GD), thanh toán mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng chỉ bằng một cú nhấp chuột Đối với ngân hàng, NHS và NHĐT hỗ trợ tiết kiệm CP nhân sự, tăng tốc độ GD, năng suất lao động, từ đó tăng doanh thu, giảm gánh nặng về thủ tục hành chính và vận hành; giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh qua các chiến lược toàn cầu hóa; đồng thời cung cấp các DV trọn gói khi liên kết với các đối tác như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu của KH

2.1.4 Hạn chế chung

Chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ NHĐT/NHS và trải nghiệm KH Hơn nữa, người dùng có thể gặp rủi ro bị hacker CN cao đánh cắp mật khẩu hoặc thông tin tài khoản, thông tin cá nhân

2.1.5 Điểm khác biệt

Hiện nay, với sự phát triển của CN, hầu hết KH còn mơ hồ khi phân biệt NHS và NHĐT Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá để giúp KH phân biệt dễ dàng hơn thông qua các thông tin được thể hiện tại Bảng 2.1 về phân biệt NHS và NHĐT

Trang 28

Bảng 2 1 Phân biệt ngân hàng số và ngân hàng điện tử

Tiêu chí Ngân hàng số (Digital Banking)

Ngân hàng điện tử (E-Banking)

Khái niệm

Đây là hình thức giao dịch (GD) cùng các hình thức triển khai đều được máy tính hóa và không còn sự can thiệp của con người trong các khâu của GD

Đây là một hoặc một vài công đoạn được máy tính hóa để giúp cho các hoạt động của một ngân hàng truyền thống được nhanh hơn, hiệu quả hơn

Bản chất "Ngân hàng số có phạm vi rộng và toàn diện hơn ngân hàng điện tử."

"Chỉ phản ánh một phần khía cạnh của việc áp dụng số hóa trong lĩnh vực ngân hàng, không đòi hỏi phải tích hợp số hóa đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng."

"Phương tiện hoạt động"

"Website và điện thoại, máy tính, laptop, ipad kết nối internet."

"Điện thoại, máy tính, laptop, ipad có kết nối internet."

Tính năng

"Ngân hàng số có đầy đủ các tính năng của một ngân hàng đích thực như:"

 Vay vốn, vay tiêu dùng

 Rút tiền, chuyển tiền vào tài khoản

số là tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi các ngân hàng."

"Ngân hàng điện tử chỉ là một Dịch Vụ (DV) được tạo ra để bổ sung các dịch vụ của ngân hàng truyền thống, tập trung vào các tính năng cơ bản:"

hệ thống"

Lợi ích

 Tăng tốc độ GD, tăng năng suất lao động: Chỉ với thiết bị có kết nối internet, mọi thao tác đều được tự động hóa và xử lý với tốc độ nhanh chóng, điển hình là DV chuyển/nhận tiền

vốn nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật."

và thu hút KH ở mọi thời"

Trang 29

Tiêu chí Ngân hàng số (Digital Banking)

Ngân hàng điện tử (E-Banking)

nhân sự tại quầy GD: Với DV này, Khách Hàng (KH) không cần tốn thời gian, các bước trong một quy trình sử dụng ngân hàng được KH thực thi ngay trên thiết bị di động thông minh hoặc máy vi tính và không phải tới quầy GD."

điểm và ở bất kỳ đâu Từ đó, tiếp cận nhiều KH hơn

 Cho phép ngân hàng thích ứng ngay lập tức với các yếu tố tác động từ bên ngoài theo thời gian thực

Vấn đề tồn tại

 Đòi hỏi cao về nguồn nhân lực, công nghệ (CN), ngân sách phát triển DV số hóa và môi trường pháp lý khi chuyển đổi

 Nguồn nhân lực phải có đủ năng lực vận hành, phát triển các DV số hóa trên các nền tảng CN mới Nhân viên phải cởi mở, sẵn sàng với những thay đổi về cách làm việc trong môi trường số hóa

 Các NHTM có hệ thống Core Banking với cấu trúc thiếu linh hoạt dẫn đến thay đổi hệ thống rất phức tạp, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc

 NHTM cần đầu tư NC và phát triển AI để giảm thiểu chi phí (CP) đầu tư các dự án CNTT, đào tạo về mô hình quản lý mới, hỗ trợ về CN, ứng dụng quy trình mới vào việc huấn luyện đội ngũ nhân viên,

 Hiện nay, việc xác nhận người dùng thông qua chữ ký điện tử, chữ ký số và sinh trắc học có hạn chế nhất định bởi nó không chỉ liên quan đến CN mà còn liên quan đến pháp luật để ngân hàng có căn cứ xử lý khi xảy ra tranh chấp

 Do nhiều rào cản, hiện nay, chưa có nhiều ngân hàng số đích thực Chỉ có số ít ngân hàng mới thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ

 Khả năng rủi ro cao như mật khẩu hoặc mã PIN bị mất, bị hacker lấy cắp thông tin cá nhân

ngân hàng điện tử còn chưa thỏa mãn KH ở những cấp độ cao hơn như gửi tiền mặt vào tài khoản, mở tài khoản trực tuyến."

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 30

2.1.6 Tính ưu việt của ngân hàng số và ngân hàng điện tử

"Ngân hàng số (NHS) là bước phát triển cao hơn của NHĐT, là việc số hóa 100% quy trình của ngân hàng truyền thống Ứng dụng NHS có thể coi là một chi nhánh ngân hàng trong chiếc điện thoại, mọi mối quan hệ của KH với ngân hàng đều được xử lý online và tự động."

Trên thế giới, NHS đều tự coi mình là các dự án fintech, vì chính sách của họ hướng đến việc cải tiến thường xuyên và tối ưu hóa các DV tài chính Ngoài ra, hầu hết NHS trên thế giới đều xoay quanh việc nâng cao trải nghiệm của KH, gắn kết với họ mọi lúc mọi nơi

Tại Việt Nam, các ngân hàng trong nước đã chủ động, quan tâm đầu tư đổi mới CN, hợp tác với các công ty fintech, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, NHS để cải tiến chất lượng DV tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Theo NC, phần lớn ngân hàng đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số ở cấp độ quy trình và kênh giao tiếp, chỉ một số ít ngân hàng chuyển đối số hóa ở nền tảng dữ liệu

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ

2.2.1 Yếu tố kinh tế

Một trong những yếu tố có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ (CN) đó là mức thu nhập, mức sống của KH Người có thu nhập càng cao càng có khả năng tiếp cận với CN càng nhiều và họ thấu hiểu được những lợi ích của CN thông qua quá trình trải nghiệm lâu dài với các CN đó Việc thường xuyên có cơ hội tiếp cận với CN cũng là điều kiện để các KH thu nhập cao nắm bắt liên tục các thay đổi tính năng của thiết bị và CN Ngược lại, với người có thu nhập thấp, thông thường đi song hành với người có trình độ chuyên môn và hoặc khả năng vận hành thiết bị CN thấp, thì khả năng họ chấp nhận và trung thành với thiết bị CN cao là điều khó khăn "Người chấp nhận sử dụng CN sẽ có nhiều lợi thế khi không phải tiêu tốn quá nhiều thời gian di chuyển đến ngân hàng truyền thống, các GD có độ chính xác cao và kết quả thực thi ngay lập tức Mặc dù vậy, việc triển khai áp dụng CN vào ngân hàng gặp phải không ít những khó khăn như sự không đồng bộ giữa

Trang 31

các" vùng miền, sự phân hóa giàu nghèo, trình độ, thu nhập, môi trường làm việc và lưu lượng tiền trong các GD theo các gói lớn, nhỏ khác nhau cũng gây ra sự thiếu hào hứng khi sử dụng CN CP trong mỗi lần GD và mức khuyến mại kém hấp dẫn cũng đã là rào cản trong việc thu hút đông đảo KH sử dụng CN trong các GD.

2.2.2 Yếu tố luật pháp

Tại Việt Nam, thị trường của DV sử dụng CN số còn rất mới mẻ và cạnh tranh quyết liệt Để DV công nghệ số phát triển bền vững thì Chính phủ cần phải ban hành nhiều quy định cụ thể như GD, thanh toán điện tử, chữ kí điện tử, tất cả bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên liên quan

2.2.3 Yếu tố hạ tầng công nghệ

Công nghệ (CN) có ảnh hưởng đáng kể đến KD dịch vụ NHĐT và NHS Vì khi sử dụng CN như chuyển tiền, thanh toán DV tiện ích như trả tiền hóa đơn điện, nước, điện thoại, nạp card điện thoại,…nhanh chóng, tiện lợi Như vậy, để KH lựa chọn và sử dụng DV của ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật hạ tầng CN mà ngân hàng sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của KH

2.2.4 Yếu tố nhận thức vai trò của ngân hàng điện tử

Nhận thức của KH và sự hiểu biết về CN như sự dễ sử dụng, tính tiện lợi, nhanh chóng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng DV Hiện nay, các ngân hàng đang triển khai mạnh mẻ CN đến các đối tượng như doanh nghiệp, sinh viên, công nhân viên với nhiều loại hình CN mới

2.2.5 Yếu tố thói quen thanh toán không dùng tiền mặt

Trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, phần lớn các hoạt động mua sắm giá trị thanh toán nhỏ, phát sinh tại các chợ và thanh toán bằng tiền mặt Do đó, cần thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng kích thích sử dụng CN nhiều hơn và thích ứng CN nhanh hơn

Trang 32

2.2.6 Yếu tố chính sách marketing của đơn vị triển khai dịch vụ công nghệ

Để đưa các Dịch Vụ (DV) công nghệ đến gần công chúng và thay đổi thói quen dùng tiền mặt của KH, nhiều Ngân hàng đã luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến kích người dùng sử dụng DV công nghệ Những chính sách như đăng kí sử dụng CN, miễn phí đăng ký sử dụng DV, hướng dẫn cụ thể quy trình đăng ký Vai trò của marketing truyền thông và CN mới cần tập trung các tính năng: an toàn, tiện ích, phù hợp và hãy chung cấp cho người sử dụng có sự hiểu biết toàn diện về loại hình DV này

2.2.7 Yếu tố tiện ích của dịch vụ công nghệ

Công nghệ (CN) của ngân hàng ngày nay không chỉ là việc sử dụng thẻ ATM hay việc rút và gửi tiền mặt tại các bục ATM thông thường nữa CN ngày nay đã được số hóa và thực thi trên thiết bị di động Theo đó, các khoản tiền lớn không còn thông qua ATM nhiều như trước đây mà được KH thực hiện GD trên ứng dụng (App) Các tiện ích được tăng cường trên cả App và Website rất thuận lợi như các DV trả trước, các DV thanh toán công nợ điện, nước, điện thoại, mua vé máy bay và các loại công nợ khác Nền tảng Website và App cũng cho phép KH tự mở tài khoản và tất toán các khoản vay, cho vay, gửi tiết kiệm một cách tự động và linh hoạt tuyệt đối mà không cần chờ đến hạn

2.2.8 Yếu tố sự bảo mật và an toàn của dịch vụ công nghệ

Trong hoạt động CN, việc bảo vệ lợi ích và đảm bảo an toàn khi cung ứng DV là việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Ngân hàng Thực tế cho thấy, nếu thông tin một ngân hàng nào bị lỗi hay hacker xâm nhập vào hệ thống rút tiền, chuyển tiền,… làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của KH thì KH sẽ mất niềm tin và không sử dụng DV công nghệ tại ngân hàng đó

2.2.9 Yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng công nghệ

Hai nhân tố là môi trường và hành vi KH có tác động mạnh mẽ đến việc KH chấp nhận sử dụng sản phẩm, DV Điều này diễn ra có thể ngay sau khi bản thân KH

Trang 33

ra quyết định sử dụng chúng Điều này định hướng cho ngân hàng rằng cần quan tâm đến các yếu tố đến từ môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cùng với việc NC chi tiết hóa hành vi để kích thích yếu tố này trong mỗi KH Việc dẫn dắt KH đến với các DV mới, các CN mới là tiền đề quan trọng để tăng trưởng số lượng KH và tăng doanh số Đối với việc sử dụng DV ngân hàng trong bối cảnh các ngân hàng đều trong tiến trình số hóa để bắt kịp với xu thế của thời đại thì việc làm cho KH chấp nhận sử dụng các CN do ngân hàng xây dựng là điều kiện cần không thể thiếu trong quá trình tiếp thị và giữ chân KH.

2.3 Các mô hình nghiên cứu chấp nhận sử dụng công nghệ

2.3.1 Hành vi người tiêu dùng

"Theo Kotler và Armstrong (2006), đánh giá dự ảnh hưởng tiêu dung của một con người phụ thuộc vào các nhóm liên quan như từ gia đình, bạn bè và xã hội Khi NC hành vi tiêu dùng của cá nhân thì họ NC quá trình ra quyết định của người mua, cá nhân, nhóm, tìm kiếm thông tin, quyết định mua và hành vi sau khi mua Nhóm tác giả khẳng định, hành vi tiêu dùng ảnh hưởng bởi văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý."

2.3.2 Thuyết hành động hợp lý

"Ajzen và Fishbein xây dựng mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) năm 1967 và tiếp tục mở rộng 1975 Trong mô hình này, nhóm tác giả khẳng định xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán chính xác nhất về hành vi tiêu dùng Bên cạnh đó, yếu tố góp phần ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng là thái độ và chuẩn chủ quan của KH."

Hình 2 1 Mô hình TRA của Ajzen và Fishbein (1975)

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975)

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Trang 34

Trong mô hình TRA:

Thái độ: "KH sẽ chủ ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích và mức độ quan trọng Mà thái độ của KH được đo bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm Như vậy, kết quả lựa chọn của người tiêu dùng sẽ tính được khi biết trọng số của các thuộc tính đó."

Yếu tố chuẩn chủ quan: "Những người như gia đình, bàn bè, đồng nghiệp,…

có ảnh hưởng liên quan đến người tiêu dùng, do đó yêu tố chuẩn chủ quan có thể đo lường thông qua nội dung này."

2.3.3 Thuyết hành vi dự định

"Ajzen (1985) đã phát triển TRA thành lý thuyết về hành vi dự định (TPB) nhằm tăng cường tính dự báo quan trọng, kiểm soát hành vi vào mô hình Hiện tại, đây là lý thuyết tiên đoán mang tính thuyết phục nhất và dùng rộng rãi vào các lĩnh vực NC về mối quan hệ giữa các niềm tin, thái độ, hành vi trong các lĩnh vực quảng cáo, chăm sóc sức khỏe, quan hệ công chúng."

Hình 2 2 Mô hình TPB của Ajzen (1985)

Nguồn: http://people.umass.edu/aizen/tpb.html

Harrison và cộng sự (1997), Mathieson (1991), Taylor và Todd (1995) nhận định mỗi cá nhân có thể chấp nhận và sử dụng nhiều CN khác nhau Tuy nhiên, Taylor và Todd (2001), Faziharudean & Tan (2011) cho rằng TRA và các mô hình TPB đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá một loạt các hành vi tiêu dùng

Thái độ Chuẩn chủ quan Sự kiểm soát hành

vi cảm nhận

Dự định hành vi Hành động thực sự

Trang 35

2.3.4 Mô hình chấp nhận công nghệ

Lý thuyết mô hình TRA cùng với lý thuyết mô hình TPB sau đó được nhóm tác giả Richard Bagozzi và Davis vận dụng để xây dựng nên mô hình TAM, là mô hình về sự chấp nhận CN - Technology Acceptance Model vào năm 1989 TAM là mô hình góp phần vào việc lý giải các hành vi chấp nhận và dùng CN của KH một cách khoa học giúp cho các nhà NC có cơ sở để phát triển NC của cá nhân, tổ chức cũng như ứng dụng vào thực tiễn KD Mô hình TAM được thể hiện tại hình 2.3

Hình 2 3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Nguồn: Davis (1989)

"Năm 2005, nhóm NC Lin và Luarn nhận định rằng, mô hình TAM là một trong những mô hình được tham khảo và ứng dụng nhiều nhất trong hầu hết các NC có liên quan đến hành vi chấp nhận và sử dụng CN của KH Do xu hướng phát triển không ngừng của CN hiện đại, mô hình TAM đã được ứng dụng thực tiễn nhiều trong lĩnh vực KD ngân hàng gồm Internet Banking, E-Banking, Mobile Banking, Digital Banking, ATM Bên cạnh CN ứng dụng ở mảng ngân hàng, mô hình chấp nhận CN cũng được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như E-Learning, E-Ticket."

2.3.5 Mô hình kết hợp TAM và TPB

Todd và Taylor (1995) nhận thấy mô hình TAM đang thiếu nhân tố Xã hội và nhân tố Kiểm soát hành vi Trong khi đó hai nhân tố này đã được chứng thực trong thực nghiệm của nhiều kết quả NC rằng chúng có ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng CN mới của người dùng Chính vì vậy, nhóm tác giả này đã NC và đề xuất xây dựng một mô hình kết hợp giữa mô hình TAM với mô hình TPB Theo đó, một mô hình mới đã được tạo ra có tên C-TAM-TPB trong đó tích hợp được lý thuyết hành

Lợi ích cảm nhận

Sự dễ sử dụng cảm nhận

hành vi Biến

bên ngoài

Sử dụng thực sự

Trang 36

vi hoạch định vào bên trong từ kết quả của mô hình TPB Mô hình C-TAM-TPB được thể hiện tại hình 2.4

Hình 2 4 Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB)

Nguồn: Taylor và Todd (1995)

2.3.6 Mô hình chấp nhận sử dụng máy tính cá nhân MPCU

Năm 1977, Triandis NC và phát triển mô hình mới để phù hợp và đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển và nhiều người sử dụng CN, cụ thể là máy vi tính dành cho mỗi cá nhân PC (Personal Computer) Vào thời điểm NC, máy tính cá nhân đang là trào lưu bắt đầu được sử dụng nhiều trên thế giới Theo đó, mô hình chấp nhận sử dụng máy tính cá nhân (Mô hình MPCU) ra đời để dự đoán hành vi và nhu cầu sử dụng loại CN thịnh phát này Triandis đã đưa ra 6 nhân tố có khả năng tác động đến hành vi sử dụng PC Mô hình này bên cạnh ứng dụng những điểm tương đồng của các mô hình trước đó gồm TPB và TRA thì cũng có một số các lập luận đối lập với TPB và TRA Mô hình MPCU được thể hiện tại hình 2.5

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi Lợi ích cảm nhận

Sự dễ sử dụng cảm nhận

hành vi Biến

bên ngoài

Sử dụng thực sự

Trang 37

Hình 2 5 Mô hình MPCU của Triandis (1977)

Nguồn: Triandis (1977)

Mô hình bao gồm các yếu tố:

Thích hợp với công việc là “mức độ một cá nhân tin rằng việc sử dụng một

công nghệ cụ thể có thể nâng cao hiệu suất làm việc của họ”

Sự phức tạp: "Dựa trên NC của (Rogers và Shoemaker 1971)," đó là “mức độ

một sự đổi mới được cảm nhận là tương đối khó hiểu và sử dụng” (Thompson và

cộng sự, 1991) Kết quả dài hạn: Được hiểu là “Kết quả được trả tiền trong tương

lai” (Thompson và cộng sự, 1991)

Ảnh hưởng đến việc sử dụng: "Dựa trên NC của Triandis, ảnh hưởng đến việc sử dụng là" “cảm giác vui vẻ, phấn khởi, hay thỏa mãn, hay phiền muộn, phẫn nộ, không hài lòng hoặc ghét của một cá nhân với hành động cụ thể” (Thompson và cộng

sự, 1991)

2.3.7 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Trên cơ sở các mô hình NC trước đây về hành vi sử dụng CN gồm TRA, TPB, TAM, MPCU cùng với các lý thuyết về sự tiếp nhận đổi mới của Moore & Benbasat, lý thuyết nhận thức xã hội của Compeau & Higgins; nhóm tác giả Viswanath Venkatesh, Michael G Moris, Gordon B.Davis, và Fred D Davis đã xây dựng nên mô hình Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT vào năm 2003 Điểm đáng lưu ý ở mô hình UTAUT là nhóm tác giả xây dựng nên mô hình đã

Sự phức tạp Thích hợp với công việc

Kết quả dài hạn

Ảnh hưởng đến việc sử dụng Điều kiện thuận lợi

Yếu tố xã hội

Sử dụng PC

Trang 38

tích hợp các yếu tố trước đó chưa được quan tâm NC gồm có: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, tự nguyện sử dụng Các nhân tố này có tác động trực tiếp vào quá trình tác động của các nhân tố khởi phát và nhân tố trung gian của mô hình để dẫn đến nhân tố phụ thuộc cuối cùng của mô hình đó là hành vi sử dụng CN Chi tiết của mô hình UTAUT được thể hiện tại hình 2.6

Hình 2 6 Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (2003)

Nguồn: Viswanath Venkatesh và cộng sự (2003)

UTAUT có thể được cho là mô hình tích hợp và thống nhất được những điểm mạnh và phù hợp với thực tiễn tại thời điểm NC của nhóm tác giả này Xét về các nhân tố thì mô hình UTAUT đã có lược bỏ một số các nhân tố của các mô hình trước, nhưng về mức độ phức tạp trong việc tác động của các nhân tố thì UTAUT phức tạp hơn các mô hình trước đây Sự hợp nhất này tuy là quan điểm NC của nhóm tác giả nhưng vẫn không làm mất đi các giá trị vốn có của mỗi mô hình đơn lẻ của các nhóm tác giả NC trước đó.

2.4 Tổng quan công trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến

2.4.1 Tổng quan nghiên cứu

2.4.1.1 Các nghiên cứu trong nước

Lê Thị Thùy Linh (2021), “Các yếu tố ảnh hưởng quyết định sử dụng DV ngân

Hiệu quả mong đợi

Nỗ lực mong đợi

Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận tiện

Dự định hành vi Hành vi sử dụng

Trang 39

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh."Đề tài này được NC tại thời điểm nền công nghiệp lần thứ tư tập trung vào CN kỹ thuật số lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet, truy cập dữ liệu và các

tiêu dùng và cách vận hành doanh nghiệp cũng thay đổi nhanh chóng, dịch vụ NHĐT tại Agribank chi nhánh Nhơn Trạch – Nam Đồng Nai đã và đang cần được cập nhật kịp thời, cải thiện và phát triển hơn để có thể cạnh tranh với các đối thủ Đề tài này đã xem xét thực trạng sử dụng dịch vụ NHĐT của KH cá nhân tại Agribank chi nhánh Nhơn Trạch – Nam Đồng Nai trong giai đoạn 2018-2020 Tiếp đến, mô hình đề xuất với các yếu tố phù hợp được tác giả cân nhắc tiến hành xây dựng, tạo thang đo, bảng hỏi và thực hiện khảo sát, phân tích về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng DV này thông qua các phương pháp phân tích dữ liệu bằng SPSS 20 Trong đó, tác giả đã tham khảo mô hình chấp nhận CN (TAM) với sự mở rộng thêm 2 yếu tố là ảnh hưởng xã hội và nhận thức bảo mật của tác giả Kiran J Patel và Hiren J Patel (2018) Thông qua giai đoạn NC chính thức bắt đầu từ tháng

quả NC cho thấy, các yếu tố từ mô hình đều có tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ của KH cá nhân với mức độ giảm dần từ: yếu tố ảnh hưởng xã hội, yếu tố nhận thức hữu ích, yếu tố nhận thức bảo mật và yếu tố nhận thức dễ sử dụng Qua đó, những đề xuất phù hợp giúp cải thiện và phát triển DV được đề tài này đưa ra trên cơ sở kết quả NC nhằm đáp ứng đúng nhu cầu, kết nối và duy trì mối quan hệ với KH

Nguyễn Xuân Hưng và cộng sự (2021), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng DV thanh toán nội địa của KH cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội” Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 290, tháng 8 năm 2021, trang 94-104 "Mục tiêu của bài viết này là phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng DV thanh toán nội địa của KH cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Bài viết sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích các nhân tố EFA và mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố từ dữ liệu"

Trang 40

được thu thập từ điều tra khảo sát 243 KH cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết quả NC đã chỉ ra rằng 6 nhân tố chủ yếu tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng cung ứng DV thanh toán nội địa của KH cá nhân bao gồm:" "(1) Lợi ích tài chính và CN; (2) Cung cấp DV; (3) Chiến lược xúc tiến; (4) Sự thuận tiện; (5) Tính bảo mật và (6) Ảnh hưởng của những người xung quanh Từ kết quả này, một vài hàm ý quản trị đã được đề xuất giúp các ngân hàng nhằm thu hút các KH cá nhân sử dụng DV thanh toán nội địa." NC này cũng đã đề cập đến mô hình chấp nhận CN (TAM) của Davis và cộng sự (1989) Các đề xuất của NC này có liên quan đến yếu tố CN gồm Thiết kế website ngân hàng thu hút, dễ sử dụng đồng thời kết hợp với công cụ Chatbot để tăng tương tác với KH và tiết kiệm thời gian GD; Phát triển DV thanh toán theo hướng thuận tiện và nhanh chóng nhất cho KH bằng cách đẩy mạnh ứng dụng CN, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đến các khu vực nông thôn, tăng mật độ các máy ATM, CDM tự động trên toàn quốc và tăng cường liên kết với các ngân hàng khác, các ví điện tử và các sàn thương mại điện tử; có thể ứng dụng một số CN đặc trưng của thời đại số như Blockchain, RPA (Robot tự động) và Big Data trong GD nhằm tăng tính tự động hoá, sự thuận tiện và độ an toàn."

Nguyễn Hữu Huân (2023), “Khả năng chấp nhận CN Blockchain của KH trong các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí NC Kinh tế và KD Châu Á, Năm thứ 34(4) , Tháng 4/2023."Công nghệ Blockchain đã và đang thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam do tiềm năng thay đổi nhiều lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu trong đó là lĩnh vực tài chính - ngân hàng Tuy nhiên, mức độ chấp nhận CN này trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được thử nghiệm nhiều ở Việt Nam Do đó, thật khó để ước tính liệu các DV này có được KH chấp nhận hay không khi nó được đưa ra sử dụng công khai Mục đích của bài viết này là để ước tính tỷ lệ chấp nhận các DV ngân hàng có ứng dụng CN Blockchain Bài viết được xây dựng theo hướng NC định lượng dựa trên mô hình chấp nhận CN (TAM), kết hợp với biểu mẫu Google để thu thập dữ liệu NC và sử dụng phần mềm SmartPLS 4 để phân tích các số liệu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Kết quả NC của bài viết này cho thấy rằng hai yếu tố mạnh mẽ là Ảnh hưởng xã hội và Kinh nghiệm tác động tích cực lên Niềm tin của KH đối

Ngày đăng: 19/08/2024, 07:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN