1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Phương Tin
Người hướng dẫn TS. Hồ Hữu Tiến
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Năm xuất bản 2014
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 721 KB

Nội dung

Hoạt động tín dụng đã và đang là hoạt động kinh doanh chính đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thường gây ra tổn thất lớn như: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng

Trang 1

NGUYỄN PHƯƠNG TIN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHTMCP SÀI GÒN

CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – 2014

Trang 2

NGUYỄN PHƯƠNG TIN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHTMCP SÀI GÒN

CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG

Chuyên nghành: Quản trị kinh doanh

Mã số : 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học : TS HỒ HỮU TIẾN

ĐÀ NẴNG – 2014

Trang 3

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn đến quýcấp lãnh đạo trường Đại học Duy Tân, quý thầy cô Khoa Sau Đại học cùngquý Thầy, cô giảng viên đã tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quátrình học tập Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ HữuTiến, người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tôi với tất cả lòng nhiệt tình và

sự quan tâm

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến:

- Các cấp lãnh đạo của CN NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

đã cung cấp cho tôi những tư liệu thực tế, những góp ý chân tình

- Các anh, chị cùng khóa học đã hỗ trợ, động viên tinh thần giúp tôivượt qua những trở ngại ban đầu để hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã rất cố gắng, song với sự hiểu biết và kiến thức còn hạn chế,

do vậy luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hìnhthức Kính mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quýThầy, Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Tin

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của luận văn 2

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 9

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 14

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng 15

1.2.3 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng 17

1.2.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 19

1.2.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng 26

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 29

1.3.1 Nhân tố bên ngoài 29

1.3.2 Nhân tố bên trong 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

Trang 6

THƯƠNG ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 34

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 34

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng hoạt động 36

2.1.3 Môi trường kinh doanh 39

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 42

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 44

2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 44

2.2.2 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 46

2.2.3 Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 48

2.2.4 Công tác đo lường rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 50

2.2.5 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 51

2.2.6 Công tác tài trợ rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 55

2.2.7 Kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Đà Nẵng 56

Trang 7

THƯƠNG ĐÀ NẴNG 59

2.3.1 Những thành công và nguyên nhân 59

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 69

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 71

3.1.1 Định hướng hoạt động của của Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 71

3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 72

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 73

3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách quản trị rủi ro tín dụng 73

3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng 74 3.2.3 Nhóm giải pháp về nhận dạng rủi ro tín dụng 76

3.2.4 Nhóm giải pháp về đo lường rủi ro tín dụng 78

3.2.5 Nhóm giải pháp về kiểm soát rủi ro tín dụng 81

3.2.6 Nhóm giải pháp về tài trợ rủi ro tín dụng 86

3.2.7 Nhóm các giải pháp khác 87

Trang 8

THƯƠNG ĐÀ NẴNG 89

3.3.1 Đối với Hội sở Ngân hàng Sài Gòn công Thương 89

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 90

3.3.3 Đối với Nhà nước, Chính Phủ 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 10

Số hiệu

2.1 Một số kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng

2.2 Một số kết quả về các nguồn thu chính của Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng 432.3 Phân loại nợ của Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay tại Việt Nam hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần và các

tổ chức tín dụng đang ngày một phát triển mở rộng về cả quy mô số lượng vàchất lượng Các NHTM cung cấp khá nhiều dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh

tế, trong đó hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng chiếm tỷtrọng đến khoảng 70-80% thu nhập của Ngân hàng Tuy nhiên hoạt động tíndụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, mang lại nhiều bất ổn và tác động mạnh đếnhiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Khi hoạt động tín dụng xảy ra rủi ro sẽtạo nên hiệu ứng dây chuyền dẫn đến tổn hại uy tín, vị thế của Ngân hàng,gây hậu quả lớn cho nền kinh tế ảnh hưởng đến cả hệ thống Ngân hàng Dovậy, đánh giá và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề mangtính chất sống còn trong hệ thống của Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương (Saigonbank) nói chung và Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn CôngThương Đà Nẵng (Saigonbank Đà Nẵng) nói riêng

Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi đã quyết định chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng” làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn tốt

nghiệp của mình Hy vọng rằng đề tài góp phần vào việc hoàn thiện công tác

quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng thời gian đến.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng củaNgân hàng Thương mại

- Dựa trên nền tảng lý luận cơ bản về Quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng

để nghiên cứu, phân tích đánh giá về thực trạng công tác quản trị rủi ro tíndụng tại CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

Trang 12

- Trên cơ sở đó tác giải nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương Đà Nẵng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Lý luận và thực tiễn công về tác quản trị rủi rotín dụng tại CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

- Phạm vi nghiên cứu : Số liệu và thực trạng trong 03 năm từ 2011 đếnhết 2013 tại CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả sử dụng kết hợp cácphương pháp sau:

- Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phương pháp sosánh, để phân tích về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại CN Ngân hàngTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn được bố cục làm 03 chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại

CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Thực tế trong những năm gần đây rủi ro tín dụng trong hoạt động chovay của Ngân hàng là khá phổ biến và đã để lại cho Ngân hàng nhiều hậu quả

Trang 13

khó lường, hàng loạt Ngân hàng phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu Tuy nhiêncông tác quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức, còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế Vì vậy vấn đề quảntrị rủi ro tín dụng Ngân hàng là một vấn đề khiến các nhà quản trị Ngân hàngluôn đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ những lý do đó nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng, với mục tiêu nângcao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất các RRTD trong họat động chovay của Ngân hàng nhằm đạt kết quả tốt nhất trong hoạt động tín dụng Ngânhàng

Do vậy, để phục vụ cho việc nghiên cứu và soạn thảo đề tài “Hoànthiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại CN NHTMCP Sài Gòn CôngThương Đà Nẵng” tác giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu, công trìnhkhoa học, luận văn thạc sĩ đã được công bố về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng

và các giải pháp về phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng như:

Luận văn thạc sĩ Trương Quốc Doanh – Đại học kinh tế TP Hồ ChíMinh năm 2007 “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam,thực trạng và giải pháp phòng ngừa” Tác giả đề tài đã nghiên cứu cơ sở lýluận về tín dụng Ngân hàng và rủi ro tín dụng Ngân hàng Tác giả cũng đã tìmhiểu rõ về thực trạng rủi ro tín dụng từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi

ro trong cho vay và đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Lương Khắc Trung – Đại học ĐàNẵng năm 2012 “Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệptại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Sơn Trà -thành phố Đà Nẵng” Đề tài đã đi sau nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụngnói chung, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng nói riêng trong hoạt động của

Trang 14

Ngân hàng thương mại Tác giả cũng đã tìm hiểu, phân tích đánh giá về thựctrạng kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh NHNo &PTNT quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện việc kiểm soát và tài trợ rủi ro đối với cho vay doanh nghiệp tại Chinhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Sơn Trà - thànhphố Đà Nẵng.

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Mai Xuân Thịnh – Đại học ĐàNẵng năm 2012 “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn tỉnh Bình Định” Tác giả luận văn đã đi vào nghiên cứu làmsáng tỏ một số vấn đề cơ bản về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại, cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng Nghiên cứu kinh nghiệm quảntrị rủi ro tín dụng của các ngân hàng trên thế giới Tìm hiểu phân tích tìnhhình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại AgribankBình Định, từ đó đưa ra những đánh giá mặt tích cực cũng như những mặthạn chế của công tác quản trị này Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giảipháp quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tạiAgribank Bình Định

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Nguyễn Song Thanh – Đại học

Đà Nẵng năm 2012 “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín – Chi nhánh Quảng Nam” Luận văn nêu lên cơ sở lý luận vềhoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng Thương Mại

và đưa ra những hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra Đề tài nghiên cứu làm rõthêm nhận dạng, đo lường rủi ro tín dụng thông qua mô hình định tính về rủi

ro tín dụng (mô hình 5C) và các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng khác

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu nói trên, đề tài nghiên cứu của tác giả

sẽ tiến hành đi sâu vào làm rõ nội dung của quản trị rủi ro tín dụng Ngânhàng Nêu lên những khái niệm, phân loại, đặc điểm, hậu quả RRTD, các chỉ

Trang 15

tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD Phân tíchchung về hoạt động kinh doanh của CN Ngân hàng TMCP Sài Gòn CôngThương Đà Nẵng, qua đó phân tích đánh giá về thực trạng công tác quản trịRRTD, các biện pháp đã và đang áp dụng trong công tác quản trị rủi ro tíndụng để phòng ngừa, hạn chế các rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tạiChi nhánh Từ đó tác giả rút ra được những thành công cũng như những hạnchế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh, trên cơ

sở đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi rotín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng

Trang 16

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Tín dụng Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng Thương mại là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cảcác loại hình Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của

luật các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận (Nguồn: Luật các Tổ chức

tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam, khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010).

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thìNgân hàng Thương mại được phép hoạt động và thực hiện các hoạt động kinhdoanh theo quy định của Luật này và các quy định khác của Pháp luật có liênquan được Ngân hàng nhà nước cấp phép Được kinh doanh cung ứng thườngxuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi:

- Cấp tín dụng: cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng,

- Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản: thanh toán sec, lệnh chi,

ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ Ngân hàng,

(Nguồn: Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam, khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/6/2010)

Bản chất Ngân hàng Thương mại là một tổ chức kinh tế mang tính chấtkinh doanh Có thể nói Ngân hàng Thương mại là một Tổ chức kinh doanhtiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng quan trọng nhất trong các Ngân

Trang 17

hàng trung gian Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi

sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn Tín dụng lớn để có thể cho vay pháttriển kinh tế

1.1.1.2 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại.

Tín dụng Ngân hàng thương mại là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng(TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế)trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn

thanh toán (Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng-tác giả

Nguyễn Văn Tiến (1999), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội ).

Vậy có thể nói tín dụng Ngân hàng đó là quan hệ tín dụng phát sinhgiữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chínhcủa toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quannhà nước

1.1.1.3 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại.

Một số căn cứ cơ bản để phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại như sau;

2Căn cứ vào mục đích: Dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau:

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm vàxây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại và dịch vụ

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thươngmại và dịch vụ

- Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng

Trang 18

như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay Ngân hàng còn thực hiện cáckhoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông quaphát hành thẻ tín dụng.

- Thuê mua và các loại khác

3 Căn cứ vào thời hạn tín dụng: được chia làm ba loại

- Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn dưới 12 tháng vàđược sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhucầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với Ngân hàng thương mại tín dụngNgân hàng chiếm tỉ trọng cao nhất

- Tín dụng trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng nhà nướcViệt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với cácNgân hàng thương mại trên thế giới loại tín dụng có thời hạn đến 7 năm Tíndụng trung hạn chủ yếu được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặcđổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự ánmới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Theo quy định ở Việt Nam loại tín dụng có thời hạntrên 3 năm, còn trên thế giới loại tín dụng này có thời hạn trên 7 năm Tíndụng dài hạn là loại tín dụng cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xâydựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các cơ

sở hạ tầng, cơ quan, xí nghiệp mới

Nghiệp vụ truyền thống của các Ngân hàng thương mại là cho vay ngắnhạn, nhưng từ những năm 70 trở lại đây các Ngân hàng thương mại đã chuyểnsang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nângcao tỉ trọng cho vay trung và dài

4Căn cứ vào tài sản đảm bảo: được chia làm hai loại

- Cho vay không bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay không cần tàisản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ

Trang 19

dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trungthực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quảthì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng màkhông cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay được Ngân hàngcung ứng phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của ngườithứ ba Đối với khách hàng không có uy tín cao với Ngân hàng, khi vay vốnđòi hỏi phải có bảo đảm Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng cómột nguồn thu thứ hai, bổ sung nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn Đồngthời tài sản thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụng vốn đúng mục đíchcam kết

5Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: được chia làm hai loại

- Tín dụng bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụngđược cung cấp bằng tiền Đây là loại tín dụng chủ yếu của các Ngân hàng vàviệc thực hiện bằng các kỷ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi,tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp…

- Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến

và đa dạng, riêng đối với các Ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụngphổ biến đó là tài trợ thuê mua Theo phương thức cho vay này Ngân hànghoặc các công ty thuê mua( công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tàisản cho người đi vay được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuêhoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi

6Ngoài ra nếu căn cứ vào xuất xứ tín dụng có: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp

1.1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo

Trang 20

quy định tại Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN, “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ratổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo

cam kết” (trích nguồn: Ngân hàng Nhà nước).

- Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàngnhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đốivới NH, khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho

NH, gây tổn thất cho NH

- Vậy rủi ro tín dụng Ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy

ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của Ngân hàng trong quá trình hoạtđộng Là những thiệt hại kinh tế mà Ngân hàng thương mại phải gánh chịu dokhách hàng vay vốn sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn gốc và nợ lãihoặc không hoàn trả được nợ vay của ngân hang do các nguyên nhân chủquan hoặc khách quan Rủi ro tín dụng gây tổn thất về tài chính cho NHTM,

đó là làm giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn, trong trườnghợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫnđến phá sản

- Tính đa dạng và phức tạp: Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát

Trang 21

triển các loại hình Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cùng với tính đa dạng củacác hoạt động và hình thức tín dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng sôiđộng Do vậy, hoạt động tín dụng Ngân hàng hoàn toàn khác với các nghiệp

vụ tài trợ và các dạng cấp vốn khác của nền kinh tế Hoạt động tín dụng làhoạt động đa dạng, là một loại kinh doanh tiền tệ phức tạp Tính phức tạp của

nó chính là đối tượng kinh doanh, tức là tiền tệ, và ở đây tiền tệ đã bị tách rờigiữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi cho vay

- Tính gián tiếp: Trong qúa trình cho vay, khi nguồn vốn được giải ngân

ra khỏi Ngân hàng và được luân chuyển sang khách hàng sử dụng, khi kếtthúc hoạt động sử dụng vốn khách hàng hoàn trả lại Ngân hàng, nguồn vốnquay trở về Ngân hàng Trên thực tế rủi ro chỉ xảy ra trong quá trình sử dụngvốn của khách hàng, khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đếnnguồn vốn bị thất thoát, khi đó rủi ro của khách hàng gián tiếp ảnh hưởng đến

Ngân hàng (Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng-tác giả

Nguyễn Văn Tiến (1999), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội).

1.1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng khác nhau, nhưng phổ biếnnhất là các cách phân loại theo tiêu chí hình thức biểu hiện, tiêu chí nguyênnhân phát sinh rủi ro và tiêu chí phạm vi rủi ro

 Phân loại rủi ro tín dụng theo hình thức biểu hiện: có hai loại

- Rủi ro sai hẹn: là rủi ro khi người vay vốn không hoàn trả đủ gốc vàlãi tiền vay đúng hẹn trong hợp đồng tín dụng

- Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay vốn Ngân hàng không hoàn trảgốc tiền vay một cách đầy đủ

 Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro: gồmcó

- Rủi ro giao dịch: là loại rủi ro do liên quan đến từng khoản tín dụng

Trang 22

mỗi khi Ngân hàng ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho kháchhàng Rủi ro giao dịch bao gồm:

 Rủi ro lựa chọn (xét duyệt): là rủi ro liên quan đến quá trình đánhgiá và phân tích tín dụng, đánh giá phương án vay vốn để quyết định tài trợcủa Ngân hàng

 Rủi ro đảm bảo: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhưcác điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, các chủ thểđảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo

 Rủi ro kiểm soát (nghiệp vụ): là rủi ro liên quan đến hoạt động quản

lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếphạn tín dụng và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

- Rủi ro danh mục: là rủi ro có liên quan đến việc kết hợp nhiềukhoản tín dụng trong danh mục tín dụng của Ngân hàng, mà nguyên nhânphát sinh là do hạn chế trong trong quản lý danh mục cho vay Loại rủi ronày được bao gồm:

 Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố đặc thù riêng có mangtính riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc lĩnh vực ngành kinh tế

 Rủi ro tập trung: là trường hợp Ngân hàng tập trung vốn cho vayquá nhiều với một khách hàng, một lĩnh vực, một ngành hoặc một khu vực địa

lý …, nên khi có rủi ro xảy ra thì mức độ thiệt hại lớn vượt ngoài năng xử lýcủa Ngân hàng

 Phân loại theo phạm vi: có các loại

- Rủi ro tín dụng do yếu tố bên ngoài: là rủi ro do các nguyên nhânkhách quan gây ra như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hỏa hoạn, ngườivay bị chết, mất tích,… dẫn đến thất thoát vốn vay mặc dù Ngân hàng chovay và người đi vay đã thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý và sửdụng khoản vay

Trang 23

- Rủi ro tín dụng do các yếu tố bên trong: là rủi ro thuộc về lỗi củaNgân hàng hoặc bên đi vay vì vô tình hoặc cố ý gây ra dẫn đến thất thoát vốnvay Đối với rủi ro bên trong nếu có những biện pháp hợp lý có thể khắc phụchoặc hạn chế được loại rủi ro này

1.1.2.4 Hậu quả rủi ro tín dụng.

Tín dụng là hoạt động chủ yếu, hoạt động quan trọng nhất của Ngânhàng thương mại Đi liền với nó là rủi ro trong hoạt động tín dụng, đây là yếu

tố khách quan, là không thể tránh khỏi Rủi ro tín dụng có thể đề phòng, hạnchế, chứ không thể loại trừ Do vậy, rủi ro dự kiến luôn được xác định trướctrong chiến lược kinh doanh Có rất nhiều lý do khiến nhà quản trị Ngân hàngcần phải quan tâm đến vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng Sở dĩ như vậy

là do rủi ro tín dụng nếu không được dự kiến đo lường để dự phòng trước sẽgây ra nhiều ảnh hưởng và hậu quả bất lợi Cụ thể:

 Ảnh hưởng đối với Ngân hàng:

- RRTD làm suy giảm uy tín của Ngân hàng: rủi ro tín dụng cao khiếncho uy tín trong nước và uy tín quốc tế của Ngân hàng bị giảm sút Điều nàycũng gây tâm lý hoang mang, dao động cho cán bộ Ngân hàng nói chung vàcán bộ tín dụng nói riêng

- RRTD làm cho khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm sút: Nếumột khoản cho vay nào đó bị thất thoát, không thu hồi được thì Ngân hàngphải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền Trường hợpkhông đủ nguồn vốn để trả lại cho người gửi tiền, Ngân hàng sẽ rơi vào tìnhtrạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản Vì hoạt động Ngân hàng cótính xã hội hoá cao nên dù chỉ một Ngân hàng có sự thất thoát trong hoạtđộng tín dụng không được ứng cứu kịp thời của Ngân hàng trung ương thì cóthể gây ra "phản ứng dây chuyền", đe doạ đến cả hệ thống Ngân hàng

- RRTD làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Rủi ro tín dụng tăng lên

Trang 24

làm chi phí của Ngân hàng tăng cao ngoài dự kiến, thu nhập giảm sút Việctích luỹ để đầu tư hiện đại hoá công nghệ và đầu tư đào tạo lại cán bộ, nângcao trình độ gặp nhiều khó khăn về kinh phí Ngân hàng bị mất vốn, phảikhoanh nợ, giãn nợ, thậm chí là xoá nợ; ngoài một phần ngân sách Nhà nướccấp bù thì phần chủ yếu do Ngân hàng phải trích lập phòng ngừa rủi ro nênthu nhập bị giảm.

- RRTD làm tăng nguy cơ phá sản của Ngân hàng: Có thể nói, rủi rotín dụng là rất nguy hiểm nếu vượt ra ngoài dự kiến hậu quả của nó có thểảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, dẫn đến nguy cơ phá sảnNgân hàng

 Ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội

- Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp

và các cá nhân Ngân hàng gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn phục

vụ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân bị thiếu vốn sẽgặp khó khăn để sản xuất kinh doanh dẫn đến đời sống công nhân gặp khókhăn Sự khủng hoảng từ hệ thống Ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộnền kinh tế Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm,thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định

- Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rấtnhanh nên tác động do khủng hoảng rủi ro tín dụng tại một nước cũng ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan Ngày nay nền kinh tếmỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, do đó hệthống Ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nềnkinh tế thế giới

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Trang 25

- Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cáchkhoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát,phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bấtlợi của rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước: nhận dạngrủi ro; phân tích và đo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi

ro (Nguồn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng-tác giả Nguyễn Văn

Tiến (1999), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội ).

- Như vậy, quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động

có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản trị Ngân hàng lên các đổi tượngquản trị và khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảmthiểu rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinhlời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗiNHTM

1.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong Ngân hàngthương mại, bao gồm hai mặt: Sinh lời và rủi ro Phần lớn các thua lỗ của cácNgân hàng là từ hoạt động tín dụng Song ở đây không có cách gì để loại trừrủi ro tín dụng hoàn toàn mà phải quản lý để hạn chế những rủi ro đó Vì vậy,quản trị rủi ro tín dụng cần được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:

- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược rủi ro tín dụng theo

định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được,mức độ khả năng sinh lời

- Nguyên tắc 2: Thực hiện Chiến lược chính sách tín dụng Xây dựng

các chính sách tín dụng Xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vayriêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý vàkiểm soát rủi ro tín dụng

Trang 26

- Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong tất cả các sản

phẩm và các hoạt động Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đềutrải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phêduyệt đầy đủ

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu

biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán

- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho: từng khách

hàng riêng lẻ, nhóm những khách hàng vay có liên quan tới nhau, trong vàngoài bảng cân đối kế toán

- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê

duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch

thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanhnghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên

có liên quan

Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng cóhiệu quả:

- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy

đủ đối với các danh mục tín dụng

- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan

đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản dựphòng rủi ro tín dụng

- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của Ngân hàng

- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích: giúp Ban

quản lý đánh giá rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân

Trang 27

đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng,bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

- Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể

của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng

- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện

kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánhgiá danh mục tín dụng

Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:

- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên

tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và ban quản lýcấp cao

- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ,

việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và ápdụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và hạn mứctín dụng cần được báo cáo kịp thời

- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

1.2.3 Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi Ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ranhững công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của Ngânhàng đó Các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng củamột NHTM chủ yếu gồm quy trình tín dụng và chính sách tín dụng

Quy trình tín dụng: Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho

vay và thu nợ đối với khách hàng, các Ngân hàng thường đặt ra quy trình tíndụng Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng,các phòng, ban liên quan trong Ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợcho khách hàng Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giaiđoạn: trước, trong và sau khi cho vay

Trang 28

- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận

hồ sơ xin vay cũng như tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin vềkhách hàng và phương án vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tíchthẩm định khách hàng và phương án xin vay Nội dung phân tích bao gồm:năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương

án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và cácbiện pháp quản lý, kiểm soát của Ngân hàng

- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết

và vốn vay được giải ngân, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàngtheo các nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích,tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì,

có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không Công việc này chophép Ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng Nếu các thôngtin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đangđược bảo đảm

- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi Ngân

hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàntrả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn Trong một số trườnghợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn.Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra Lúc này cán bộ tín dụng cầnxem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợcho Ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng,

các Ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất.Quy trình này phải được ban lãnh đạo của Ngân hàng thông qua và phổ biếnrộng rãi đến các phòng, ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụngtrong Ngân hàng

Trang 29

Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về

cho vay của Ngân hàng Chính sách này được xây dựng nhằm thực hiện mụctiêu, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đểđảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro Chính sách tín dụng bao gồmcác nội dung chính sau:

- Chính sách khách hàng

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

- Chính sách bảo đảm tiền vay

- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán

- Chính sách đối với các khoản nợ xấu

kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và

dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả cácdạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảngcâu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệtquan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề, phương pháp nhận biết các dấu hiệucảnh báo khoản cấp tín dụng có vấn đề

Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng theo các nhóm sau:

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng:

- Trong quá trình hạch toán của khách hàng, xu hướng của các tài khoảncủa khách hàng qua một quá trình sẽ cung cấp cho Ngân hàng một số dấu

Trang 30

hiệu quan trọng gồm: Phát hành séc quá bảo chứng hoặc bị từ chối; khó khăntrong thanh toán lương; sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút

số dư tài khoản tiền gửi…

- Các hoạt động vay: Mức độ vay thường xuyên gia tăng; thanh toánchậm các khoản nợ gốc và lãi; thường xuyên yêu cầu Ngân hàng cho đáo hạn;yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến

- Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mạicho các hoạt động phát triển dài hạn; chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắtnhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả(factoring); giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu; các hệ sốthanh toán phát triển theo chiều hướng xấu; có biểu hiện giảm vốn điều lệ

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng:

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc banđiều hành

- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành luôn bất đồng về mục đích,quản trị, điều hành độc đoán hoặc ngược lại quá phân tán

- Cách thức hoạch định của khách hàng có biểu hiện: Được hoạch địnhbởi HĐQT hoặc Giám đốc điều hành ít hay không có kinh nghiệm; HĐQThoặc Giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn tham gia quá sâu vào vấn đềthường nhật; thiếu quan tâm đến lợi ích của cổ đông, chủ nợ; thuyên chuyểnnhân viên diễn ra thường xuyên; lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuấthiện các hành động nhất thời, không có khả năng đối phó với những thay đổi

- Quản lý có tính gia đình: có biểu hiện thiếu tin tưởng vào nhữngngười quản lý không thuộc gia đình; cho thành viên của gia đình chưa đượcđào tạo, huấn luyện đầy đủ đảm đương cương vị then chốt

- Có tranh chấp trong quá trình quản lý

Trang 31

- Có các chi phí quản lý bất hợp lý: Tập trung quá nhiều chi phí để gây

ấn tượng như thiết bị văn phòng quá hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền,Ban Giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tàichính cá nhân

Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh:

- Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Doanh nghiệp bị ám ảnh bởi mộtkhách hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc; Ban Giám đốc cắtgiảm lợi nhuận nhằm có được những hợp đồng lớn

- Dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: Bị ám ảnh bởi một sản phẩm màkhông chú ý đến các yếu tố khác

- Sự cấp bách không thích hợp như: Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung

ra sản phẩm dịch vụ quá sớm, các hạn mức thời gian kinh doanh đưa ra khôngthực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc

Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại:

- Thay đổi trên thị trường: tỷ giá, lãi suất; thay đổi thị hiếu; cập nhật kỹthuật mới; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh

- Sản phẩm của khách hàng mang tính thời vụ cao

- Có biểu hiện cắt giảm các chi phí sửa chữa, thay thế

Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán:

- Chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn nộpcác báo cáo tài chính

- Những kết luận về phân tích tài chính cho thấy: Sự gia tăng không cânđối về tỷ lệ nợ thường xuyên, khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bánnhưng lãi giảm hoặc không có, số khách hàng nợ tăng nhanh và thời hạnthanh toán của các con nợ được kéo dài, hoạt động lỗ…

Trang 32

Những dấu hiệu phi tài chính khác: Những vấn đề về đạo đức, dáng vẻ của nhà kinh doanh, sự xuống cấp trông thấy của nơi kinh doanh, kho lưu trữ hàng hoá quá nhiều, hư hỏng và lạc hậu.

* Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượnghóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạntín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dựphòng rủi ro

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng: Để xác định chính xác mức độrủi ro của mỗi khoản vay, các Ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụthể để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, baogồm cả mô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt địnhlượng Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên mộtNgân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ,

bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay

Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn thường được các Ngân

hàng sử dụng trong mô hình định tính là : Tiêu chuẩn 5C

Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thầntrách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của ngườivay Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng ngườixin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khiđến hạn

Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn

rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kếthợp đồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đạidiện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợppháp của công ty Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được

Trang 33

uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho Ngân hàng

Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vaytập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ haykhông? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiềnròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền

từ bán thanh lý tài sản Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể

sử dụng để trả nợ vay cho Ngân hàng

Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảobằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa

vụ trả nợ của người vay Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vaykhông trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứhai của Ngân hàng Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứngnhững yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của Ngân hàng

Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều

kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của kháchhàng, cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và côngviệc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi

sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay

Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model):

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đốivới các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp đểphân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ

số tài chính của người vay Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác

định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ Từ đó Altman đã xây dựng

mô hình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

Trang 34

X1 = Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản.

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toáncủa tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu/tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị số Zthấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợcao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấphơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao

Mô hình điểm số theo chỉ tiêu:

- Mô hình này bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến từngđối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân), mỗi chỉ tiêu có điểm sốkhác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng Căn cứ vàotình trạng của khách hàng và thang điểm của Ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽquyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu, sau đó cộng tổng số điểm.Khi có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn, cán bộ tín dụng có thể đệ trìnhquyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay Với tổng số điểm cao hơnmức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểm chuẩn thìNgân hàng từ chối

Như vậy, các công cụ tín dụng có thể nói là rất quan trọng trong hoạt

động tín dụng của NHTM Mục tiêu cuối cùng của các công cụ này là phục vụkhách hàng trên cơ sở an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao khảnăng sinh lời của NHTM

* Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, cáccông cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc

Trang 35

giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy rađối với Ngân hàng Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng:

- Né tránh rủi ro: Từ chối đối với các khoản vay, khách hàng vay có vấn

đề về tài chính, có vấn đề về mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo cótính thanh khoản kém

- Phân tán rủi ro: Thực hiện đa dạng hóa phân tán hoạt động cho vay đểgiảm thiểu rủi ro tổn thất, tránh tập trung vào một số khách hàng lớn, cácnghiệp vụ truyền thống

- Ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất: Xây dựng hệ thống quy trình cho vay,quy trình đánh giá xếp hạn tín dụng nội bộ, tăng cường công tác kiểm trakiểm soát nội bộ để ngăn ngừa gỉam thiểu tổn thất rủi ro tín dụng

- Chuyển giao rủi ro: Sử dụng nghiệp vụ bán nợ, mua bảo hiểm đểchuyển giao rủi ro tổn thất Thực hiện hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồngquyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu

* Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chiphí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng Tài trợ rủi ro tín dụng là để bùđắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính Ngânhàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng

Tài trợ từ nguồn bên trong:

Phương pháp tài trợ mà các NHTM phải thường xuyên sử dụng là dựtrữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất cóthể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Tùy theo tính chấtcủa từng loại tổn thất, Ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp

để bù đắp

Trang 36

- Đối với các tổn thất đã được lường trước, Ngân hàng có thể sử dụngnguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được xếp loại theo tiêu chuẩn

để bù đắp

- Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, Ngân hàng phảidùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp

Tài trợ từ nguồn bên ngoài

- Mua bảo hiểm tiền vay: Phân tán chia sẽ rủi ro bằng biện pháp mua bảohiểm các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Chứng khoán hóa các khoản nợ hoặc bán nợ: Bằng các biện pháp bán

nợ cho VAMC để nhận trái phiếu đặc biệt, hoán đổi các khoản nợ thành cổphiếu, cổ phần góp vốn

Ngoài ra, cũng cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm:

xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

1.2.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng

Chất lượng tín dụng là tiêu chí cơ bản để đánh giá kết quả công tác quảntrị rủi ro tín dụng của một Ngân hàng Một khoản vay tốt là khoản vay màNgân hàng có thể thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi Một số tiêu chí thường được

sử dụng để đánh giá kết quả công tác quản trị RRTD của một Ngân hàng gồm:

Tiêu chí về cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng

Hiện tại việc xác định cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng của cácNgân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tại Việt Nam được thực hiện theoQuyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007QĐ-NHNN củaNgân hàng Nhà nước và được phân loại nợ dựa trên quy định sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà tổ

chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng

thời hạn; các khoản nợ được trả đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu

lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung dài hạn và ba

Trang 37

tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là cókhả năng trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ

cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiềukhoản nợ với TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản nợkhác cũng phải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; các khoản nợ

mà TCTD có đủ khả cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bịsuy giảm và chủ động phân loại thành các nhóm nợ rủi ro cao hơn

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90

đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến

360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn

trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơcấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;các khoản nợ khác theo quy định

Tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu nhóm nợ

Các biện pháp kiểm sóat quản trị RRTD tốt sẽ làm cho dư nợ có xuhướng dịch chuyển từ nhóm có nguy cơ rủi ro cao sang nhóm có nguy cơ rủi

ro thấp, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tỷ trọng cơ cấu từng nhóm nợtrên tổng dư nợ

Tiêu chí về mức giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Trong đó:

Dư nợ xấu

Trang 38

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Tổng dư nợ cho vay Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựatrên tỷ lệ dư nợ xấu (từ nhóm 3-5) trên tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro tổn thất của Ngân hàng lớn

và ngược lại Tỷ lệ nợ xấu của một Ngân hàng ở mức <3% được xem là nằmtrong giới hạn cho phép, nếu vượt trên 3% thì cần phải xem xét rà soát lại cácdanh mục cho vay của Ngân hàng, cần kiểm soát chặt chẽ và thận trọng hơn

để tránh tổn thất, rủi ro xẩy ra cho Ngân hàng

Tiêu chí về mức giảm tỷ lệ trích lập DPRR TD trên tổng dư

nợ

DP RRTD đã trích

Tỷ lệ TL DP RRTD đã trích = x 100%

Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh số DPRR đã trích trên tổng dư nợ của Ngân hàng,

tỷ lệ trích càng cao thì càng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng, và thể hiện chất lượng tín dụng thấp, khả năng xảy ra rủi rotổn thất của Ngân hàng càng cao và ngược lại Hiện nay, việc trích lập DPRRcủa các Ngân hàng được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNNngày 24/4/2005 của NHNN

Tiêu chí về mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ

Nợ xóa ròng

Tỷ lệ nợ xóa ròng = x 100%

Tổng dư nợ

Trong đó: Nợ xóa ròng = Số dư nợ xóa trong kỳ - Số tiền đã thu hồi.

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ đã chuyển sang

Trang 39

ngoại bảng và được Ngân hàng chuyển sang theo dõi, sử dụng các biện phápmạnh để xử lý thu hồi nợ Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện Ngân hàng đang gặpvấn đề khó khăn trong thu hồi nợ, RRTD càng cao do Ngân hàng có quá nhiềukhoản nợ quá hạn ngoại bảng mà không thể thu hồi được và ngược lại,

Tiêu chí về mức giảm tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ

Lãi treo là số tiền lãi khách hàng đến hạn phải thanh toán mà không thanhtoán được Lãi treo là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết rủi ro tín dụng, vìviệc thanh toán lãi của khách hàng không đúng với nội dung hợp đồng đã camkết, mà nó là một phần trách nhiệm phải thực hiện của khách hàng Điều nàychứng tỏ khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và dẫn đến nguy cơ RRTDcho Ngân hàng là khá cao

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI

RO TÍN DỤNG

Mức độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố có ảnh hưởng đếncông tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Các nhân tố này bao gồm:

1.3.1 Nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát

về triển vọng, nếu các nhân tố này có triển vọng thành công cao thì rủi ro tíndụng thấp và ngược lại Các nhân tố này bao gồm:

1.3.1.1 Các nhân tố thuộc về môi trường

- Môi trường kinh tế xã hội: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà cácmối quan hệ về kinh tế và xã hội tác động đến hoạt động của các doanhnghiệp trong nền kinh tế Xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hộiảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng từ cả phía Ngân hàng và phíakhách hàng

+ Rủi ro thị trường của Ngân hàng: là do môi trường kinh tế bất ổn, thịtrường diễn biến bất thường ngoài dự kiến Chẳng hạn, khi định giá tài sản thế

Trang 40

chấp để cho vay thì giá thị trường xuống chỉ còn 1/3 giá lúc đầu Thậm chí tàisản thế chấp bị mất giá rất lớn Khi Ngân hàng thẩm định cho vay mà tậptrung là nhà đất đang là giá cao, sau đó giá giảm mạnh, có khi giảm 3 - 4 lần,khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được vìgiá quá thấp so với khi định giá cho vay, hoặc là không có người mua, hoặc làtiền thu về thấp hơn nhiều so với tiền cho vay Khi đó xảy ra các trường hợp,khi giá nhà giảm quá thấp, người vay vốn chủ động mời Ngân hàng đến nhậnnhà thế chấp, hoặc giao phó cho Ngân hàng, chay ỳ không hợp tác xử lý tàisản để trả nợ vay

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống pháp luậtđiều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những biện pháp đểthực thi pháp luật Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều

có quyền tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình nhưng phải nằm trongkhuôn khổ pháp luật quy định Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng cũng không nằm ngoài vòng kiểm soát đó Nó cũngphải tuân theo những quy định có liên quan của Chính phủ và Ngân hàng Nhànước ban hành

+ Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể mang lại lợi ích ngắn hạn cho cácNHTM, nhưng nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng lạm phát vàtăng giá bất động sản một cách giả tạo, ảnh hưởng xấu đến hệ thống Ngânhàng trong tương lai

+ Chính sách tỉ giá có tác động khác nhau đến từng ngành và hoạt độngxuất nhập khẩu, tác động gián tiếp đến khả năng sinh lời và hoạt động kinhdoanh ngoại hối của Ngân hàng Thay đổi lớn về tỉ giá hay biên độ dao độngquá lớn thường ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của khách hàngvay vốn và tăng nợ khó đòi, tác động đến Ngân hàng sẽ lớn hơn nếu không cóqui chế thích hợp về quản lý trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng Trong

Ngày đăng: 19/08/2024, 11:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w