LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các nguồn lực cơ bản của phát triển kinh bao gồm: lao động, vốn, tài nguyên,công nghệ .Trong đó vốn là một trọng những yếu tố nguồn lực quan trọng trong sảnxuất v
Nội dung về đầu tư triển cơ sở hạ tầng 1 Khái niệm và bản chất của đầu tư phát triển Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triểnHoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong đầu tư phát triển thì tiền vốn, vật tư lao động cần thiết cho các công trình đầu tư thường rất lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra
- Thời gian cần hoạt động có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về về tự nhiên, xã hội chính trị kinh tế
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm năm, có khi tồn tại vĩnh viễn Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
- Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên Do đó các điều kiện địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư.
- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
Với những đặc điểm cơ bản như vậy đặt ra cho quá trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển phải chú ý quản lý về vốn, vật tư, lao động và thời gian như thế nào và cần phải làm gì để khắc phục một số rủi ro trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư.
Vai trò của hoạt động đầu tư với phát triển kinh tế - xã hộiTừ việc tìm hiểu bản chất của đầu tư phát triển ta thấy đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá cho sự tăng trưởng Vai trò của nó tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội nhưng trong khuôn khổ của đề tài này xin được đề cập đến vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương và vùng lãnh thổ nói riêng.
Trước hết, đầu tư là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế Bởi vì bản chất của đầu tư phát triển là tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế cho nên khi nó tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra các sản phẩm Nên đứng trên toàn bộ nền kinh tế thì đầu tư phát triển tác động trực tiếp và gián tiếp đến sản lượng của nền kinh tế Mà sản lượng của nền kinh tế lại chính là thước đo của sự tăng trưởng Do đó có thể nói: đầu tư phát triển là “cái hích ban đầu” tạo đà cho sự tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ hai, đầu tư có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (gồm cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kinh tế trung ương và địa phương, cơ cấu thành phần kinh tế ) Trong vấn đề này, cơ cấu đầu tư làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, nếu biết cách điều hoà các hoạt động đầu tư thì đây sẽ là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ
+ Trong cơ cấu ngành đầu tư ảnh hưởng đến số lượng ngành và tỷ trọng phát triển của ngành, góp phần phát huy nội lực của mỗi ngành, nên trên con đường tất yếu để có tốc độ tăng trưởng nhanh là bằng cách tăng cường đầu tư tạo sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, đầu tư góp phần tạo ra sự cân đối trên phạm vi toàn nền kinh tế giữa các ngành, các vùng lãnh thổ Điều này thể hiện rõ nhất trong việc tạo lập sự phát triển cân đối giữa các vùng nông thôn và thành thị, những vùng kém phát triển và phát triển Đầu tư vào những vùng kém phát triển sẽ giúp cho các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, giúp phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, vị thế kinh tế , chính trị giúp vùng có khả năng phát triển Tăng cường đầu tư cho những vùng khó khăn, những vùng nông thôn kém phát triển sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, thu hút lao động tạo việc làm và nâng cao dần thu nhập cho nhân dân, giảm dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy kinh tế xã hội ở những vùng nghèo, ít lợi thế phát triển nhất.
Ngoài ra, đầu tư phát triển còn góp phần ổn định kinh tế - văn hoá - xã hội cho nhân dân, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững.
Vậy đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, của vùng, của địa phương Đầu tư phát triển đúng hướng và có hiệu quả sẽ tạo ra năng lực mới làm chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế, các vùng, các lãnh thổ theo hướng CNH-HĐH đất nước.
Vốn và nguồn vốn đầu tưĐầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng nhưng để tiến hành các hoạt động đầu tư thì cần thiết phải có vốn đầu tư Theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng thì: Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nước ngoài cũng như từ các nguồn khác được đưa vào sử dụngtrong quá trình tái sản xuất mở rộng của xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Nội dung của vốn đầu tư bao gồm:
- Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động của các tài sản cố định có sẵn.
- Chí phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn huy động từ trong nước và vốn huy động từ nước ngoài Hai nguồn này có vai trò quan trọng đối với thúc đẩy phát triển kinh tế của một đất nước, vốn trong nước là chủ yếu, vốn nước ngoài là quan trọng Với một nước đang phát triển như nước ta thì giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nguồn vốn này là cần thiết Nguồn vốn trong nước bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách liên tục, bền vững và không phụ thuộc Nguồn vốn nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bù đắp và bổ sung cùng vốn trong nước để tạo bước đà phát triển mạnh
* Nguồn vốn trong nước bao gồm:
+ Vốn ngân sách Nhà nước : hiện nay gồm có hai loại chính là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách và vốn đầu tư qua tín dụng đầu tư của Nhà nước Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước chủ yếu được sử dụng cho xây dựng các công trình văn hoá xã hội, các công trình công cộng không có khả năng hay chậm thu hồi vốn, được dùng để đầu tư cho những vùng lãnh thổ nghèo nàn khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới Nguồn này đặc biệt có vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Còn vốn đầu tư của Nhà nước qua tín dụng được thực hiện cho các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng thu hồi vốn.
+ Vốn của các doanh nghiệp: vốn này được trích từ lợi nhuận để lại, vốn khấu hao, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, Vốn này phục vụu cho sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
+ Vốn huy động của dân cư: vốn này có thể là tiền gửi tiết kiệm qua ngân hàng hay tiền, sức người, nguyên vật liệu được nhân dân đóng góp khi tham gia các dự án có lợi ích thiết thực cho nhân dân Những khoản đóng góp này có vai trò khá quan trọng và cần thiết đối với các dự án xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là ở địa bàn nông thôn, vốn này đặc biệt tỏ ra có hiệu quả khi mà người dân nhận thức được lợi ích kinh tế của họ gắn với các loại dự án đó.
* Vốn huy động từ nước ngoài: gồm vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Vốn đầu tư gián tiếp: đây là nguồn vốn đầu tư dưới dạng viện trợ ( hoàn lại và không hoàn lại) hoặc cho vay ( cho vay ưu đãi và cho vay thông thường) của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận đầu tư Tiếp nhận đầu tư gián tiếp thường gắn với sự trả giá về mặt chímh trị và tình trạng nợ nần chồng chất nếu không thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ.Tuy nhiên, trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn thì vốn này nhất là vốn ODA (viện trợ phát triển không chính thức của các nước công nghiệp phát triển) lại có vai trò khá quan trọng thông qua việc hỗ trợ đầu tư qua các dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, các chương trình hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội Đặc biệt là các khoản hỗ trợ hoàn lại trong ODA được sử dụng chủ yếu cho các chương trình và dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông vận tải, thuỷ lợi, ytế, giáo dục đào tạo, cấp thoát nước
+ Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài đầu tư sang và họ trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn Với vốn đầu tư loại này nước nhận đầu tư có thể tiếp thu được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài, giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giúp sử dụng vốn có hiệu quả và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế Nhưng vốn đầu tư này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của đất nước lại tập trung mạnh ở các vùng đô thị, các vùng phát triển năng động còn các vùng nông thôn, vùng cao miền núi thì không đáng kể.
Dự án và chu kỳ dự ánQua nghiên cứu khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư có thể khẳng định lại rằng hoạt động đầu tư phát triển là việc bỏ một lượng vốn rất lớn vào thực hiện một hoạt động nào đó trong một thời gian tương đối dài để kỳ vọng có được lợi ích lớn hơn, trong quá trình thực hiện nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài Mà hoạt động đầu tư lại là hoạt động cho tương lai, do đó bản thân hoạt động đầu tư này chứa đựng rất nhiều yếu tố bất định, đó là những yếu tố làm cho hoạt động đầu tư thất bại, làm xuất hiện rủi ro và không chắc chắn Vì vậy, để tiến hành một công cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau, phải phân tích một cách đầy đủ các thông tin về hoạt động sẽ được đầu tư, cả những thông tin về quá khứ, hiện tại cũng như dự kiến tương lai Quá trình chuẩn bị này chính là việc soạn thảo dự án đầu tư , sự thành công hay thất bại của mỗi công cuộc đầu tư sẽ được quyết định từ việc phân tích này chính xác hay không.
Cho nên, để đảm bảo sự thành công cao nhất thì mọi công cuộc đầu tư đều phải được thực hiện theo dự án.
Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
Xét về mặt hìmh thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hoá, dự án đầu tư là công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm căn cứ cho việc ra các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động cụ thể có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được những mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Dự án đầu tư là một công cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư, do đó nó phải chứa đựng bên trong nó các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư Nó phải phản ánh các nhân tố cấu thành nên hoạt động đầu tư như: mục tiêu đầu tư là gì, nguồn lực và cách thức để đạt được mục tiêu đó, các kết quả cụ thể phải đạt được là gì Để thực hiện tốt các công cuộc đầu tư thì khi lập dự án phải trả lời tốt các câu hỏi này.
Chu kỳ dự án đầu tư: là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành chấm dứt hoạt động.
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư thường trải qua 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Nội dung các bước công việc ở mỗi giai đoạn của các dự án đầu tư không giống nhau tuỳ thuộc vào lĩnh vực đầu tư, vào tính chất tái sản xuất, đầu tư dài hạn hay ngắn hạn Nhưng một dự án đầu tư đầy đủ phải có các bước như theo bảng 1.
Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gôí đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiện cứu và tạo điều kiện tiến hành nghiên cứu ở các bước sau.
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư Cho nên công tác lập dự án là vô cùng quan trọng và phải thực hiện nghiêm túc Trong giai đoạn 2, thì vấn đề thời gian là quan trọng nhất, tình trạng ứ đọng và tổn thất vốn có nguy cơ diễn ra mạnh trong giai đoạn này nên vấn đề quản lý quá trình thực hiện đầu tư này có vai trò đặc biệt quan trọng, làm tốt giai đoạn này là điều kiện cần thiết để giai đoạn 3 hoạt động phát huy hiệu quả. Để quá trình soạn thảo các dự án đầu tư được tiến hành nghiêm túc và có chất lượng, quá trình thực hiện dự án thuận lợi và có hiệu quả kinh tế xã hội cao Đòi hỏi phải làm tốt công tác tổ chức, phân công, giám sát các bộ phận có liên quan trong quá trình thực hiện dự án, tức là phải làm tốt công tác quản lý dự án ở tất cả các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí trong mỗi giai đoạn dự án.
Vài nét về việc xây dựng các cơ sở hạ tầngKhái niệm và sự cần thiết phải hình thành các cơ sở hạ tầngTrong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi vùng cao là một yêu cầu cấp bách Nhưng miền núi nhất là những vùng cao vùng sâu vùng xa thì điều kiện phát triển lại vô cùng khó khăn Do đó, tìm một hướng đi đúng đắn cho phát triển kinh tế miền núi không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa về chính trị quốc phòng an ninh.
Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước là trong một cụm xã dân cư sinh sống thì tiến hành xây dựng một khu trung tâm, khu này là hạt nhân phát triển chính của vùng cụm Sự ra đời của các cơ sở hạ tầngsẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở miền núi ; thu hút và phát triển các thành phần kinh tế nhằm đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tiểu vùng Cơ sở hạ tầngtạo tiền đề cho các đô thị (thị tứ) ra đời và phát triển thực hiện đường lối xây dựng nông thôn mới ở vùng dân tộc miền núi theo hướng CNH-HĐH, từng bứơc giảm dần sự chênh lệch quá lớn giữa thành thị và nông thôn.
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở hạ tầng:
* Cơ sở hạ tầnglàm chức năng của một tụ điểm kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ thương mại, văn hoá, y tế, giáo dục của tiểu vùng, là nơi dung nạp và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tiểu vùng đến với trung tâm.
* Cơ sở hạ tầnglàm tiền đề cho việc đô thị hoá nông thôn, đưa khoa học, kỹ thuật và văn hoá đến với nông thôn, từng bước hình thành thị tứ, thị trấn ở các vùng nông thôn.
* Cơ sở hạ tầngkhông phải là đơn vị hành chính cấp trên của xã nhưng được vận hành dưới sự chỉ đạo của huyện, của các ngành về các chương trình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng
* Cơ sở hạ tầnglà nơi tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, khuyến nông-lâm-ngư, cung ứng vật tư nông nghiệp, tổ chức phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, chỉ đạo nông dân phát triển sản xuất, bảo vệ rừng và môi trường
* Cơ sở hạ tầnggắn liền với văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, nâng cao dân trí cho dân cư trong vùng, xây dựng các điểm dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, trung tâm kế hoach hoá gia đình, văn hoá, thể thao, đào tạo giáo dục, phát thanh truyền hình, tổ chức lễ hội văn hoá vui chơi
1.3.3 Cơ sở để hình thành các cơ sở hạ tầngở miền núi vùng cao :
Với chức năng và nhiệm vụ như đã đề cập để đảm bảo cho các cơ sở hạ tầngcó thể phát huy tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, khi xây dựng các cơ sở hạ tầngphải lưu ý:
+ Tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế , tập quán sản xuất, tâm lý xã hội ( chủ yếu là các dân tộc có mối quan hệ xã hội gần nhau) gần giống nhau gồm một số xã tiếp giáp nhau để hình thành cụm xã( từ 3-5 xã) tuỳ theo diện tích tự nhiên, số dân, đường xá thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Cơ sở hạ tầngđược lựa chọn là một địa điểm thuận lợi nhất như đầu nút các điểm giao thông( ngã ba, ngã tư ) gần dân cư của một xã, khoảng cách từ cơ sở hạ tầngnày đến các xã trong tiểu vùng không quá xa, đảm bảo đi lại thuận lợi nhất.
+ Căn cứ vào các điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông thuận lợi không bị khống chế bởi phạm vi hành chính trong huyện hay ngoài huyện, miễn là thuận lợi, là điểm phát triển nhất so với các vùng khác trong phạm vị cụm xã
Xây dựng cơ sở hạ tầngđặc biệt chú ý đến các mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầngvới các xã trong cụm, đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn Cơ sở hạ tầnglà hạt nhân, là động lực thúc đẩy kinh tế - văn hoá đời sống của bản làng ở trong cụm phát triển, còn các bản làng trong cụm xã phát triển thúc đẩy mọi hoạt động của trung tâm diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp phong phú, sầm uất và hấp dẫn làm cho trung tâm nhanh chóng trở thành thị tứ, thị trấn giữ được vai trò trung tâm kinh tế- văn hoá- xã hội của tiểu vùng.
1.3.4 Vai trò của việc xây dựng các cơ sở hạ tầng:
Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống kinh tế xã hội, tăng cường năng lực vươn lên thoát đói nghèo
Hãy thử tưởng tượng xem, các hộ gia đình ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa ( chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số ) trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi vớí phương thức canh tác truyền thống lạc hậu, cái họ làm ra không đủ đáp ứng bữa ăn hàng ngày Tuy có trao đổi hàng hoá nhưng rất ít, rất hãn hữu, sự mua bán chỉ nhằm cải thiện những nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt đời sống chứ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời Ví dụ: họ có thể bán con gà, đấu thóc , để mua lít dầu, mảnh vải, cân muối Việc mua bán diễn ra đơn thuần ngay tại chợ làng ốm đau bệnh tật thì cầu cứu thần linh không thì đành bất lực, tiến bộ hơn họ đi chữa bệnh thì trạm xá ở xa, không có hoặc có nhưng thiếu thốn phương tiện Con cái họ sinh ra lại xa vào cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, dốt nát không có điều kiện về kinh tế và tài chính để đến trường hoặc có điều kiện nhưng lại ở xa trường lớp.
Tạo ra cụm kinh tế - xã hội - văn hoá để đồng bào các dân tộc thuộc tiểu vùng giao lưu trao đổi hàng hoá, từng bước xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị
Tác dụng tích cực này được phản ánh rõ nét qua sự hình thành các cơ sở hạ tầng Tức là, vì mục đích trao đổi hàng hoá mà cơ sở hạ tầngra đời với: điện , đường, trường, trạm , được xây dựng tại các cơ sở hạ tầngvà nhờ thế kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển hơn , người dân ở đây có nhiều cơ hội để mở mang giao tiếp, trao đổi với thành thị và các vùng kinh tế khác không chỉ về kinh tế , kinh nghiệm, công nghệ mới cho sản xuất mà cả về văn hoá lối sống Bởi vậy người dân dễ dàng hơn khi dứt bỏ cuộc sống, phong tục lạc hậu để tiếp cận hoà nhập với cuộc sống văn minh hiện đại, họ ý thức được vấn đề đẩy mạnh sản xuất, làm kinh tế buôn bán và trao đổi hàng hoá, kinh tế hàng hoá phát triển sẽ đưa kinh tế tiểu vùng phát triển và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện, tiểu vùng có cơ hội khắc phục phần nào tình trạng tụt hậu ngày càng xa so với các vùng đô thị khác.
Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng dân tộc
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHAMMUONEĐẶC DIỂM TỰ NHIEN VA DIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KHAMMUONE2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Khammuone 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến đầu tư phát triển tại tỉnh Khammuone
Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Khammuone 1 Đặc điểm tự nhiên của Khammuone1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội1.1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đến đầu tư phát triển tại tỉnh Khammuone
THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH KHAMMUONEĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tỉnh Khammuone hết sức quan tâm và ưu tiên đầu tư nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây tỉnh đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đưa lên hàng đầu và Nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Khammuone đã lấy năm 2005 là năm “ Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật”.
2.2.1 Hệ thống giao thông vận tải
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông phát triển sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiến hành đầu tư Sự thiếu hụt, yếu kém về giao thông đường bộ sẽ làm cản trở khả năng các doanh nghiệp khai thác cơ hội đầu tư Chúng còn là nguyên nhân cơ bản làm tăng thêm các chi phí và do đó làm tăng các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu Nhận thức được điều này trong thời gian qua bằng nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như vay vốn ưu đãi ODA, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp Các tuyến giao thông huyết mạch được chú trọng đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.2.2 Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải
Dịch vụ cung cấp nước của tỉnh Khammuone hiện tại do 2 công ty cấp nước quản lý đó là công ty cấp thoát nước và môi trường số 1, số 2 (viết tắt là WSSEC1 và WSSEC2) với tổng công suất cấp nước sạch là 36.000m 3 /ngày đêm WSSEC1 hoạt động chủ yếu tại Thành phố Vĩnh Yên và khu vực lân cận, diện tích cung cấp nước là 964,64km 2 ứng với 102 xã, phường, thị trấn.
Trong khi WSSEC2 lại cung cấp nước cho thị xã Phúc Yên, huyện Mê Linh và khu vực phía Đông của tỉnh với tổng diện tích cung cấp nước là 406,76km 2 ứng với 32 xã, phường, thị trấn Toàn tỉnh chỉ có 4 hệ thống cấp nước cung cấp nước sạch cho các khu đô thị và các khu công nghiệp lớn và chỉ đáp ứng được nhu cầu của 70% dân số ở khu đô thị lớn Tiềm năng nước mặt từ sông Hồng và sông Lô như là những nguồn cung cấp nước chính hiện vẫn chưa được khai thác Tỷ lệ thất thoát nước của hệ thống là khá cao, trung bình 27-38%, hiện nay tỉnh đang đầu tư các nhà máy cấp nước và hệ thống đường ống.
Hệ thống thoát nước những năm qua đã được đầu tư nhất là ở Vĩnh Yên và Phúc Yên Tại các khu vực mới phát triển gần đây thì cống thoát nước được bố trí dọc theo đường trong giai đoạn xây dựng đường rất tiện lợi tránh lãng phí do xây dựng nhiều lần Nhiều khu vực dân cư trước đây chưa có mương và cống thoát nước mưa, những khu vực đã có thì không đáp ứng yêu cầu, hiện tượng ngập úng cũng hay xảy ra, do đó cần được đầu tư Hiện nay nhiều nơi cộng đồng và các nhóm dân cư đã tự đóng góp tiền để xây rãnh và cống thoát nước nên tình trạng đã được cải thiện dần Đây chính là chủ trương xã hội hoá kết cấu hạ tầng.
* Hệ thống xử lý nước thải và rác thải Tại hầu hết các gia đình đều có lắp đặt bể tự hoại để xử lý nước thải nhà vệ sinh, vì vậy hầu như đã được xử lý sơ bộ Còn các loại nước thải khác từ bếp, giặt và phòng tắm được thải qua hệ thống cống rãnh thoát nước thải trực tiếp vào nguồn nước mặt mà không qua xử lý Hiện nay đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Vĩnh Yên và Phúc Yên Đối với nước thải công nghiệp thì xử lý chủ yếu là tại các cơ sở sản xuất công nghiệp luôn bởi hiện nay Khammuone chưa có một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, nhưng năng lực nhìn chung còn kém va sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia của các công ty cần phải nghiêm ngặt hơn nữa.
Hệ thống cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt do được chú trọng đầu tư nên đã có những tiến bộ vượt xa so với các giai đoạn trước, đặc biệt là điện sinh hoạt ở nông thôn và hệ thống điện chiếu sáng công cộng ở các khu dân cư Nhiều dự án đã được tỉnh phê duyệt và đang tiến hành đầu tư.
Bảng 2.1: khối lượng đường dây hiện có ST
Hạng mục Loại dây - Tiết diện Chiều dài(Km)
7 Đường dây hạ thế AC95,70,50,35 2.336
Nguồn: Sở Điện lực Khammuone
Bảng 2.2: Khối lượng trạm biến áp hiện có ST
Hạng mục Số trạm Số máy Tổng CS(kVA)
Nguồn: Sở Điện lực Khammuone
2.2.4 Hệ thống bưu chính - viễn thông
* Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản 100% số xã có điểm phục vụ, năm 2006 có 150 điểm phục vụ, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưu điện văn hoá xã Bán kính phục vụ bình quân là 1,7 km, số dân bình quân được phục vụ bởi một bưu cục 7.602 người/1 bưu cục, so với cả nước bán kính phục vụ bình quân là 2,89 km/1bưu cục và dân số bình quân được phục vụ bởi một bưu cục là 6.363 người/1 bưu cục Toàn tỉnh có 211 thùng thư được đặt ở tất cả các xã, phường, thị trấn.
* Mạng vận chuyển: mạng đường thư liên tỉnh mỗi ngày có 3 chuyến đến và 2 chuyến đi, đường thư nội tỉnh có 3 tuyến với tần suất 1 chuyến/ngày đến tất cả các huyện, có 29 đường thư cấp III sử dụng phương tiện xe máy 100% số xã có báo đến trong ngày.
* Viễn thông: đến năm 2006 có 1 tổng đài trung tâm Alcatel 1000 E10B,18 tổng đài vệ tinh CSND và 6 tổng đài độc lập với tổng dung lượng 63.616 số, hiệu số sử dụng đạt 95% Các tổng đài độc lập đang được thay thế bằng các tổng đài vệ tinh hoặc thiết bị truy nhập V5.x 2.2.
Cho đến nay hệ thống thuỷ lợi đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn tỉnh gồm 381 hồ đập, 337 trạm bơm điện Hệ thống kênh nổi có chiều dài1.500Km, trong đó kênh loại I có 78Km, kênh loại II có 285Km, kênh loại III có 1.137Km Hệ thống thuỷ nông đã đảm bảo tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác của tỉnh Các vùng trọng điểm lúa của các huyện thị đã đảm bảo các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất Từ năm 1997 đến nay các công trình thuỷ lợi được tỉnh đầu tư 154 tỷ đồng cho việc hoàn thành một số trạm bơm
Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển tỉnh Khammuone2.3.1 Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2012-2017
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là toàn bộ lĩnh vực hạ tầng có ý nghĩa tạo điều kiện về mặt kỹ thuật cho sản xuất và đời sống xã hội Bao gồm các bộ phận như hệ thống đường giao thông, hệ thống năng lượng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước…Mỗi bộ phận có tính độc lập tương đối về chức năng,đặc điểm và phương thức tổ chức quản lý và đầu tư Cần chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bởi cơ sở hạ tầng kỹ thuật có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng tỉnh nói riêng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt hơn sẽ góp phần quan trọng làm giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư; Cải thiện môi trường đầu tư từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước,đồng thời ta lại có thể sử dụng một phần vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho các ngành sản xuất vật chất khác hoạt động có hiệu quả hơn Không những thế, cơ sở hạ tầng còn tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế và là cơ sở để tạo ra và duy trì sự phát triển kinh tế bền vững
2.3.2 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực
Sau 10 năm tái lập, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng cao và ổn định Mục tiêu chiến lược của tỉnh là phấn đấu trở thành tỉnh cơ bản là công nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Khammuone vào những năm 2020, phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp cơ khí sản xuất ô tô, xe máy ở khu vực phía Bắc Để đạt được mục tiêu đặt ra, Khammuone đã và đang tập trung thu hút mọi nguồn lực và khơi dậy tiềm năng cho đầu tư và phát triển Tỉnh có 03KCN đã được Chính phủ Lào phê duyệt, một số khu và cụm công nghiệp đã được lắp đầy Bên cạnh mỗi KCN, CCN tỉnh cũng quy hoạch các khu đô thị lớn và khu du lịch đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và vui chơi giải trí đạt chất lượng cao cho mọi đối tượng, đặc biệt là chỗ ở cho người nước ngoài làm việc tại Khammuone Khammuone tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu lao động trong thời gian tới, tiếp tục cải cách toàn diện thù tục hành chính trong cấp phép đầu tư theo hình thức cơ chế một đầu mối để giảm thời gian giao dịch dành thời gian cho nhà đầu tư tập trung vào xây dựng và sản xuất kinh doanh Nhận thức được một trong những điểm yếu của Khammuone là cơ sở hạ tầng còn lạc hậu và không đồng bộ nên tỉnh đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng Hai năm trở lại đây Khammuone xác định việc đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đưa lên hàng đầu và năm 2016 đã được lấy là năm “Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật” của tỉnh Khammuone Các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật đều được quan tâm đầu tư : các tuyến đường trọng điểm phát triển kinh tế xã hội được đặc biệt ưu tiên đầu tư, sau 5 năm (2012-2016) toàn tỉnh đã xây dựng được 250 km đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị Trên 70% đường tỉnh lộ, huyện lộ đã được nhựa hoá, các tuyến đường nội thị từng bước đựoc thảm nhựa, kiên cố hoá được 1973 km đường giao thông nông thôn ; Hạ tầng đô thị, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước từng bước được cải thiện Cụ thể vốn đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật được thể hiện qua bảng4 dưới đây :
Bảng 2.3: Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo các lĩnh vực
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip) tỷ trọng
VĐT (tỷ Kip tỷ trọng 1
Hạ tầng thuỷ lợi 24.98 11.62 28.05 14.27 28.90 12.39 20.80 8.45 23.12 6.84 74.92 13.06 200.77 10.78 3 Hạ tầng điện 5.17 2.41 3.85 1.96 2.58 1.11 4.05 1.65 11.80 3.49 16.85 2.94 44.30 2.38 4 Hạ tầng nước 4.12 1.92 4.30 2.19 4.60 1.97 8.55 3.47 17.90 5.30 13.45 2.35 52.92 2.84 5
Nguồn: Sở KH & ĐT Khammuone
2.3.2.1 Vốn đầu tư phát triển Giao thông vận tải
Trong những năm qua Khammuone đã ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hàng đầu, coi đây là trọng tâm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cần phải đi trước một bước để tạo tiền để và kích thích nền kinh tế phát triển Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành giao thông khối lượng là rất lớn nên dù được chú trọng nhưng việc huy động vốn vẫn còn nhiều khó khăn
Bảng 2.4: Vốn đầu tư xây dựng giao thông vận tải 2012-2017
II Đường thủy 100 104.08 97.34 115.43 121.28 289.89 III Đường sắt 100 88.36 97.88 101.59 112.17 146.03
Nguồn: Sở KH & ĐT Khammuone
2.3.2.2 Vốn đầu tư phát triển hệ thống điện
Khammuone là tỉnh có điều kiện thuận lợi để nhận điện cung cấp từ lưới điện quốc gia và là tỉnh có lưới điện khá phát triển trong hệ thống điện miền Bắc Ngay từ năm 1997 100% cư dân thị xã đã được sử dụng điện, ở nông thôn khoảng 80% số hộ có điện Trong giai đoạn 2012 – 2016 điện năng thương phẩm của tỉnh tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 21,2% năm vượt so với quy hoạch giai đoạn trước đề ra (13% năm) Năm 2016 điện thương phẩm của tỉnh đạt 525,16 triệu KWh vượt 57% so với dự báo trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khammuone Với sự xuất hiện và phát triển mạnh của các khu công
2.3.2.3 Vốn đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước,xử lý nước thải Bảng 2.5: Vốn đầu tư hạ tầng nước giai đoạn 2012 - 2017
I Tổng VĐT hạ tầng nước(tỷ Kip) 4.12 4.3 4.6 8.55 17.9 13.45 52.92
1 Hệ thống cấp thoát nước 4 3.85 4.03 6.2 15.4 11.6 45.08
2 Hệ thống xử lý rác thải và nước thải 0.12 0.45 0.57 2.35 2.5 1.85 7.84
II Tốc độ phát triển(%) Tổng VĐT hạ tầng nước 100 104.37 111.65
1 Hệ thống cấp thoát nước 100 96.25 100.75 155 385 290
2 Hệ thống xử lý rác thải và nước thải 100 375 475
Nguồn: Sở KH & ĐT Khammuone
Cũng như cơ sở hạ tầng điện nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nước chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cả giai đoạn 2012 – 2017 vốn đầu tư cho hạ tầng nước là 52,92 tỷ Kip bao gồm đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước và hệ thống xử lý rác thải, nước thải Khối lượng vốn đầu tư cả hai lĩnh vực liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2016 khối lượng vốn đầu tư tăng vọt: tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (so với năm 2012) của cả hệ thống cấp thoát nước (385%) và hệ thống xử lý rác thải, nước thải (2083.3%) đều đạt cao nhất trong cả giai đoạn Trong giai đoạn này nhiều công trình lớn đã được đầu tư, hoàn thành và đi vào vận hành như: dự
2.3.2.4 Vốn đầu tư phát triển hệ thống Bưu chính viễn thông.
Khammuone có vị trí địa lý quan trọng, là một trong những đầu mối của hệ thống thông tin liên lạc cả nước Địa hình thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, dân số sống tập trung, mật độ lớn, có thuận lợi cho việc xây dựng mạng bưu chính,viễn thông và các bưu cục, điểm phục vụ tập trung, tiềm năng thị trường lớn và đang trong giai đoạn phát triển kinh tế nhanh, chuyển đổi sang công nghiệp hoá, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP trên 78% nên ngành bưu chính, viễn thông có điều kiện phát triển nhanh, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ Hơn nữa là tỉnh mới được tái lập,đang trong giai đoạn phát triển hạ tầng nên Khammuone có điều kiện xây dựng hạ tầng bưu chính, viễn thông đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Chính vì vậy mà trong những năm qua tỉnh Khammuone đã liên tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành bưu chính viễn thông vốn đầu tư cả giai đoạn 2012 – 2017 là 90.59 tỷ Kip chiếm hơn 5% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
2.3.2.5 Vốn đầu tư phát triển hệ thống Thuỷ lợi
Lĩnh vực hạ tầng thuỷ lợi có khối lượng vốn đầu tư cả giai đoạn là 200,77 tỷ Kip chiếm 10,78% tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật chỉ xếp sau vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông Nội dung đầu tư cụ thể như sau:
Bảng 2.6 : Nội dung đầu tư hạ tầng thuỷ lợi Đơn vị : tỷ Kip
STT Nội dung đầu tư
Từ năm 2012 đến 2014 vốn đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng thuỷ lợi liên tục tăng Năm 2012 khối lượng vốn đầu tư là 24,98 tỷ Kip: các công trình được đầu tư năm này chủ yếu là kiên cố hoá kênh mương trên địa bàn của nhiều huyện với tổng chiều dài lên đến 125,8Km với tổng vốn đầu tư là 19,9 tỷ Kip chiếm gần 80% vốn đầu tư cho hạ tầng thuỷ lợi Nhiều trạm bơm với năng lực tưới tiêu tổng cộng 1981ha cũng được đầu tư (trạm bơm Lũng Hạ,
ĐANH GIA THỰC TRẠNG THU HUT VỐN DẦU TƯ PHAT TRIỂN TẠI TỈNH KHAMMUONE2.3.1 Những thành tựu đạt được2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNGĐÌNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TỈNH KHAMUONEMục tiêu tổng quát giai đoạn 2018-2015 là sớm đưa Khammuone vượt qua tình trạng chậm phát triển về kinh tế; rút nhắn khoảng cách thu nhập bình quân đầu người với cả nước. Để thực hiện mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội nêu trên, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước sẽ được tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng, đường giao thông nông thôn, xây dựng mới; cải tạo và xây dựng mới các hồ đập chứa nước, các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp; cải tạo và nâng cấp lưới điện hạ thế, hệ thống cấp thoát nước vệ sinh môi trường, nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất, hạ tầng thông tin và truyền thông; quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng du lịch….
Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Xây dựng đồng bộ và gắn kết các quy hoạch từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
Tăng cường kiểm tra công tác quản lý quy hoạch tại các cấp để chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Thực hiện công bố công khai và rộng rãi các loại quy hoạch, thời gian thực hiện nhiệm vụ quy hoạch Bố trí kinh phí thoả đáng cho công tác quy hoạch trong kế hoạch ngân sách hàng năm để các địa phương chủ động trong việc lập quy hoạch, để quy hoạch đi trước một bước trong đầu tư xây dựng.
3.2.2 Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và hoàn thiện khâu xác định chủ trương đầu tư
Xây dựng chủ trương, định hướng đầu tư phát triển cho từng giai đoạn, làm cơ sở xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn theo một cơ cấu hợp lý, chủ động nguồn vốn đảm bảo vững chắc cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xác định chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh trong trung hạn (từ 3 - 5 năm), trong đó thể hiện danh mục dự án đầu tư, dự kiến địa điểm và thời gian đầu tư Trong quá trình xác định chủ trương đầu tư cần quán triệt nguyên tắc chi phí cơ hội.
3.2.3 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp và uỷ quyền trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Phân công phân cấp định rõ chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan trong tỉnh trong quá trình quản lý dự án đầu tư.
- Tăng cường phân cấp, uỷ quyền đi liền với tăng năng lực và trách nhiệm của các cấp và các ngành được uỷ quyền.
- Tăng cường phân cấp, uỷ quyền gắn liền với tăng cường công tác kiểm tra thanh tra trong đầu tư XDCB.
3.2.4 Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cá nhân tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ tham gia quản lý đầu tư XDCB là giải pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB Các biện pháp cần thực hiện là: Rà soát và thông báo công khai các ban quản lý dự án, cá nhân tham gia quản lý dự án và giám sát kỹ thuật đủ điều kiện năng lực;
Tăng cường tập huấn chế độ chính sách mới về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho các đối tượng liên quan; Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư XDCB; Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.
3.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư XDCB
- Thanh tra, kiểm tra cần kết hợp chặt chẽ với giám định đầu tư, tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tư có phù hợp với quy hoạch và kế hoạch đầu tư không, khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự, thủ tục theo luật định không.
- Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% tổng mức đầu tư trở lên.
3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch vốn đầu tư
- Trong phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cần quá triệt: Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình hoàn thành trong năm, công trình chuyển tiếp và các công trình trọng điểm của tỉnh Bố trí đủ vốn cho chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn cho công tác quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư.
- Quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc bố trí mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư cho từng dự án trong năm kế hoạch.
- Thường xuyên rà soát tiến độ thực hiện các dự án và cương quyết điều chuyển, cắt giảm vốn nếu không có khả năng thanh toán.
3.2.7 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án
- Lựa chọn nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm tiến hành khảo sát, lập dự án.
- Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự án.
- Bố trí cán bộ có đủ năng lực cho công tác thấm định dự án Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân chủ trì thẩm định dự án và người có thẩm quyền quyết định đầu tư khi phê duyệt dự án sai sót gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
3.2.8 Nâng cao chất lượng công tác thanh toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành
- Phân bổ đủ vốn đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện đầu tư xây dựng và giải ngân thanh toán vốn.
- Cơ quan cấp phát thanh toán phải bảo đảm thanh toán đúng tiến độ thời gian quy định Thực hiện nghiêm túc, công khai quy trình cấp phát Thiết lập đường dây nóng để xử lý kịp thời vướng mắc trong quá trình thanh toán vốn.
- Tăng cường tập huấn về chế độ chính sách liên quan đến quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư để nâng cao năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc, thực hiện xử phạt các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm trong công tác quyết toán.
3.2.9 Tổ chức tốt công tác GPMB
- Sớm thành lập và đưa Quỹ Phát triển đất của tỉnh vào hoạt động Ưu tiên bố trí nguồn vốn (tạm ứng) từ Quỹ Phát triển đất để BTGPMB các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực để xây dựng phương án BTGPMB chính xác, nhanh chóng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách về BTGPMB; tích cực vận động nhân dân ủng hộ công tác BTGPMB Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách để rút tiền Nhà nước.
- Có chính sách hỗ trợ cho các địa phương, hộ dân có đất bị thu hồi.
3.2.10 Thực hiện nghiêm quy định về đấu thầu
- Nghiêm cấm chia nhỏ gói thầu để chuyển sang chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh.
CÁC KIẾN NGHỊ3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành trung ương
- Ban hành đầy đủ và đồng bộ hệ thống chính sách chế độ trong quản lý đầu tư XDCB theo hướng tăng cường phân cấp, trao quyền tối đa cho cấp chính quyền địa phương; đồng thời phân định quyền hạn và trách nhiệm vật chất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn… trong quản lý đầu tư XDCB và có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp vi phạm.
- Nên có tiêu chí và công khai việc phân bổ vốn TPCP, vốn hỗ trợ mục tiêu cho các địa phương để các địa phương chủ động bố trí cho các dự án cụ thể và hạn chế nguồn vốn hỗ trợ mục tiêu mà đưa vào trong cân đối ngân sách tỉnh để địa phương quyết định.
- Cần có biện pháp để sớm khắc phục các bất ổn vĩ mô của nền kinh tế như đã xảy ra trong thời gian qua như thiếu điện, thiếu vốn, tỷ giá biến động, lãi suất tín dụng ở mức cao, giá cả biến động mạnh,
3.3.2 Kiến nghị với HĐND tỉnh, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp
- Chủ động, tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả công tác giám sát, trong đó có giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn.
- Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực phản biện, về chủ trương, quyết định đầu tư các dự án bằng nguồn vốn NSNN.
3.3.3 Kiến nghị với các nhà thầu xây lắp, đơn vị tư vấn có hoạt động trên địa bàn tỉnh
- Đề nghị đội ngũ các nhà thầu xây lắp, các đơn vị tư vấn nêu cao đạo đức nghề nghiệp, nỗ lực sáng tạo trong thực hiện thi công, tư vấn nhằm tạo ra những công trình có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Đề nghị các nhà thầu phản ánh kịp thời các vướng mắc trong quan hệ với chủ đầu tư và các cơ quan chức năng; các khó khăn về vốn, về cơ chế chính sách,hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn, để UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết hoặc kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.